- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5610:1991 (ST SEV 6252-88) về chè – phương pháp xác định hàm lượng chất tan do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2843:1979 về chè đọt tươi - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1458:1986 về chè đọt khô - phương pháp thử
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982)
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053:1986 về chè đọt tươi - phương pháp xác định hàm lượng bánh tẻ do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1456:1983 về chè đen, chè xanh - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1457:1983 về chè đen, chè xanh - bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
CHÈ ĐEN SƠ CHẾ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Tiêu chuẩn này áp dụng cho chè đen sơ chế, được sản xuất từ đọt chè tươi loại 1, 2, 3, 4 (TCVN 2843 - 79) theo phương pháp truyền thống (OTD) qua các công đoạn: héo, vò, lên men, sấy khô.
Chè đen sơ chế gồm 4 loại: loại 1 - loại 2 - loại 3 - loại 4.
3.1 Các chỉ tiêu cảm quan của chè theo bảng 1.
3.2 Các chỉ tiêu hoá lý của chè theo bảng 2.
3.3 Các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quyết định 867/1998/QĐ-BYT.
4.1. Theo TCVN 1458 - 86.
4.2. Xác định hàm lượng chất hoà tan theo TCVN 5610 - 1991.
4.3. Xác định hàm lượng tanin theo phương pháp chuẩn độ bằng KMnO4.
5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
5.1. Bao gói: Bao bì đựng chè phải khô, sạch, bền chắc, không có mùi lạ, đảm bảo chống ẩm tốt.
5.2. Ghi nhãn: Trên mỗi bao chè phải ghi đầy đủ, sạch sẽ, rõ ràng các nội dung theo Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số 178/CP - TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
5.3. Vận chuyển: Chè phải được che mưa nắng, các phương tiện vận chuyển phải chắc chắn, khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ.
5.4. Bảo quản: Chè phải được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, xếp riêng từng loại. Các bao chè xếp thành từng chồng cao không quá 3m; cách tường không nhỏ hơn 0,5m; cách nền không nhỏ hơn 0,15m.
Ghi chú: Chè đen sơ chế còn gọi là chè đen bán thành phẩm (BTP) hoặc chè đen đọt khô.
Tên chỉ tiêu Loại chè | Ngoại hình | Màu nước | Mùi | Vị |
Loại 1 | Mặt chè xoăn, đen tự nhiên, có mảnh non chắc, có tuyết. Tỷ lệ bồm, cẫng 6% | Đỏ nâu, có viền vàng | Thơm vừa | Đậm, hơi dịu |
Loại 2 | Mặt chè tương đối xoăn, đen, có mảnh non tương đối chắc, thoáng tuyết. Tỷ lệ bồm, cẫng 10% | Đỏ nâu | Thơm nhẹ | Đậm |
Loại 3 | Mặt chè ít xoăn, đen hơi nâu, có mảnh non. Tỷ lệ bồm, cẫng 15% | Đỏ nâu hơi đậm, ít sánh. | Thơm nhẹ, thoáng mùi chè già. | Đậm, hơi xít. |
Loại 4 | Mặt chè kém xoăn, màu nâu đen, có mảnh hơi thô. Tỷ lệ bồm, cẫng 25% | Đỏ nâu hơi đậm, kém sánh. | ít thơm, lộ mùi chè già. | Đậm vừa, xít. |
Các chỉ tiêu hoá lý
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Độ ẩm. %, không lớn hơn | 7,5 |
2. Tỷ lệ vụn, %, không lớn hơn | 6,0 |
3. Tỷ lệ tạp chất lạ, %, không lớn hơn | 0,2 |
4. Hàm lượng chất hoà tan, %, không nhỏ hơn | 32,0 |
5. Hàm lượng tanin, %, không nhỏ hơn | 9,0 |
Ghi chú:
Bồm: là phần lá chè khô có màu nâu hoặc nâu vàng, nhẹ, không xoăn.
Cẫng: là phần thân đọt chè khô có màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu hơi vàng.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3218:1993 về chè - xác định các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5087:1990 (ISO 6078-1982)
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053:1986 về chè đọt tươi - phương pháp xác định hàm lượng bánh tẻ do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1456:1983 về chè đen, chè xanh - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1457:1983 về chè đen, chè xanh - bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành