Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 237:2001

ĐIỀU LỆ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

Bản "Điều lệ báo hiệu đường bộ" này thay thế cho Điều lệ báo hiệu đường bộ (22-TCN 237-97) ban hành theo Quyết định số 3618/QĐ-BGTVT ngày 31-12-1998 của Bộ Giao thông vận tải .

 

MỤC LỤC

1

Điều lệ báo hiệu đường bộ

 

1.1

Chương I Quy định chung

 

1.2

Chương II Hiệu lệnh điều khiển giao thông

 

1.3

Chương III Biển báo hiệu

 

1.4

Chương IV Biển báo cấm

 

1.5

Chương V Biển báo nguy hiểm

 

1.6

Chương VI Biển hiệu lệnh

 

1.7

Chương VII Biển chỉ dẫn

 

1.8

ChươngVIII Biển phụ, biển viết bằng chữ áp dụng cho xe thô sơ và người đi bộ

 

1.9

Chương IX Vạch kẻ đường

 

1.10

Chương X Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ và hàng rào chắn

 

1.11

Chương XI Cột kilômét

 

1.12

Chương XII Mốc lộ giới

 

1.13

Chương XIII Báo hiệu trên đường cao tốc

 

1.14

Chương XIV Báo hiệu cấm đi lại

 

1.15

Chương XV Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

2

Phụ lục 1

Định nghĩa các danh từ kỹ thuật dùng trong điều lệ

3

Phụ lục 2

Kích thước, hình dạng đèn tín hiệu

4

Phụ lục 3

Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm.

5

Phụ lục 4

Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm.

6

Phụ lục 5

Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh.

7

Phụ lục 6

Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn.

8

Phụ lục 7

Ý nghĩa sử dụng các biển phụ.

9

Phụ lục 8

Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường cấp 1, cấp 2 và đường có tốc độ thiết kế > 60km/h.

10

Phụ lục 9

Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường có tốc độ thiết kế ≤ 60km/h

11

Phụ lục 10

Cột Kilômét. Mốc lộ giới.

12

Phụ lục 11

Cấu tạo gương cầu lồi

13

Phụ lục 12

Qui cách bản tôn lượn sóng

14

Phụ lục 13

Đinh phản quang trên mặt đường

15

Phụ lục 14

Sơ đồ bố trí biển báo hiệu thi công

16

Phụ lục 15

Kích thước về chữ viết và con số trên biển báo

 


Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Định nghĩa về hệ thống báo hiệu.

Hệ thống báo hiệu đường bộ quy định trong Điều lệ này là tất cả những phương tiện dùng để báo hiệu, chỉ dẫn, báo lệnh hoặc điều khiển sự đi lại trên đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, đảo giao thông, vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường, cọc tiêu, cột kilômét, mốc lộ giới, hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. Định nghĩa các danh từ kỹ thuật dùng trong Điều lệ này xem phụ lục 1

Điều 2 Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu.

a). Khi đồng thời có các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực mà ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

1. Hiệu lệnh của những người điều khiển giao thông;

2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;

3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

4. Vạch kẻ đường.

b). Khi ở một chỗ đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển tạm thời.

Điều 3 Phạm vi áp dụng.

Điều lệ này áp dụng cho tất cả các loại hệ thống đường bộ trong toàn quốc gồm: hệ thống quốc lộ (QL), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX), đường đô thị (ĐĐT) và đường chuyên dùng (CD).

Điều 4 Nguyên tắc quản lý

a) Các tuyến đường bộ phải có hệ thống báo hiệu đầy đủ theo đúng Điều lệ này;

b) Khi thiết kế xây dựng mới hoặc thiết kế cải tạo nâng cấp đường bộ thì hệ thống báo hiệu phải tuân thủ theo Điều lệ này. Hệ thống báo hiệu là một hạng mục công trình phải hoàn thành trước khi bàn giao đường cho đơn vị quản lý;

c) Cấm đặt trong phạm vi đất của đường bộ những biển báo không nhằm mục đích bảo đảm an toàn giao thông;

d) Cấm đặt những biển, tín hiệu mà về hình dạng, màu sắc, vị trí có thể làm lẫn lộn hoặc che khuất các báo hiệu giao thông trên đường bộ.

Điều 5 Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý đường.

a) Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành điều lệ này, đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên những đường mình phụ trách được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, phai mờ hoặc chưa đúng với với quy định trong điều lệ phải có biện pháp bổ xung, sửa chữa, thay thế để đảm bảo an toàn giao thông;

b) Các cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý đường bộ trong phạm vi chức trách của mình có quyền lập biên bản hoặc sử lý những vụ vi phạm điều lệ này theo luật lệ nhà nước quy định.

Điều 6 Trách nhiệm của người sử dụng đường bộ.

a) Tất cả những người sử dụng đường bộ nhất là những người điều khiển các loại phương tiện vận tải hoạt động trên đường đều phải chấp hành điều lệ này;

b) Hệ thống báo hiệu đường bộ là tài sản của nhà nước, là phương tiện bảo đảm an toàn giao thông phòng ngừa tai nạn. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ tốt những báo hiệu trên đường, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của những báo hiệu đặt trên đường.

Người nào làm hư hỏng, đổ vỡ những báo hiệu đặt trên đường, phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ sở tại phục hồi và phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp làm hư hỏng mà không báo, khi bị phát hiện ra thì được coi là làm hư hại tài sản Nhà nước và sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Điều 7 Khen thưởng và kỷ luật.

a) Những địa phương, đơn vị hoặc cá nhân có thành tích trong việc chấp hành điều lệ này, bảo vệ tốt hệ thống báo hiệu đường bộ, kịp thời phát hiện với cơ quan có trách nhiệm những báo hiệu hư hỏng hoặc ngăn chặn, tố giác những hành động làm hư hại hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ được xem xét khen thưởng;

b) Những đơn vị hoặc cá nhân vi phạm các điều quy định trong điều lệ này sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Điều 8 Những phụ lục của điều lệ.

Những văn bản sau đây là phụ lục kèm theo của điều lệ:

Phụ lục 1: Định nghĩa các danh từ kỹ thuật dùng trong điều lệ.

Phụ lục 2: Kích thước, Hình dạng đèn tín hiệu

Phụ lục 3: Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm.

Phụ lục 4: Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm.

Phụ lục 5: Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh.

Phụ lục 6: Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn.

Phụ lục 7: Ý nghĩa sử dụng các biển phụ.

Phụ lục 8: Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường cao tốc,đường cấp 1, cấp 2 và đường có tốc độ thiết kế > 60km/h.

Phụ lục 9: Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường có tốc độ thiết kế ≤ 60km/h.

Phụ lục 10: Cột Kilômét; Mốc lộ giới.

Phụ lục 11: Cấu tạo gương cầu lồi.

Phụ lục 12: Qui cách bản tôn lượn sóng.

Phụ lục 13: Đinh phản quang trên mặt đường.

Phụ lục 14: Sơ đồ bố trí biển báo hiệu thi công.

Phụ lục 15: Kích thước về chữ viết và con số trên biển báo

Chương II

 HIỆU LỆNH ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

Điều 9 Các phương pháp điều khiển giao thông.

Tại những nơi cần điều khiển giao thông sẽ dùng các phương pháp:

- Bằng tay

- Bằng cờ

- Bằng gậy chỉ huy giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong)

- Bằng đèn tín hiệu ánh sáng

Việc chỉ huy giao thông được thực hiện bằng hai cách:

- Người điều khiển

- Hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.

Điều 10 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

1. Hiệu lệnh của người điều khiển đựơc thể hiện bằng tay, cờ, còi hoặc gậy chỉ huy giao thông.

2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải ngươì điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng ngưòi điều khiển giao thông.

3. Trường hợp có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại nếu phương tiện tham gia giao thông đã vượt quá vạch sơn dừng lại mà dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì cho phép đi tiếp; Người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo giao thông, nếu không có đảo an toàn thì dừng ở vạch sơn phân chia 2 dòng xe ngược chiều.

4. Nếu người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng lái xe nào thì xe đó phải dừng lại.

Điều 11 Hiệu lực của người điều khiển giao thông.

Tất cả các lái xe và người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông kể cả trường hợp trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Điều 12 Người điều khiển giao thông.

Người điều khiển phải là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định của Nhà nước hoặc là những người được giao nhiệm vụ có mang băng đỏ rộng 10cm ở cánh tay phải.

Điều 13 Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn.

1. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông được áp dụng 3 màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ có hình dạng tròn lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.

Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: trên cùng là đỏ giữa là vàng và cuối cùng là xanh. Trong trường hợp tín hiệu lắp đặt ngang: đỏ ở phía bên tay trái, tín hiệu vàng ở giữa tín hiệu xanh ở phía bên tay phải.

2. Đèn tín hiệu lắp đặt theo chiều thẳng đứng có thể có một hoặc hai hộp đèn phụ có hình mũi tên. Hộp đèn phụ được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với tín hiệu xanh.

Đèn tín hiệu không có hộp đèn phụ thì trong từng tín hiệu có thể có hình mũi tên. Những tín hiệu mũi tên này có thể được giải thích trên một biển phụ lắp đặt bên dưới hoặc bên trên hộp đèn tín hiệu. Nếu mũi tên chỉ của loại đèn tín hiệu không có hộp đèn phụ này chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu.

3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:

- Tín hiệu xanh: Cho phép đi.

- Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn, tín hiệu vàng cấm đi. Khi tín hiệu vàng thay đổi, lái xe và người đi bộ không thể dừng lại trước nơi giao nhau theo quy định thì được phép đi qua tiếp. Khi tín hiệu đèn thay đổi người đi bộ đang đi ở dưới đường (ở phần đường xe chạy) cần phải nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nơi không có đảo an toàn phải dừng lại ở vạch sơn chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau.

- Tín hiệu vàng nhấp nháy: Cho phép các phương tiện qua lại và báo hiệu cần chú ý khi qua phải thận trọng.

- Tín hiệu đỏ: Cấm đi.

- Tín hiệu số.

4. Nếu đèn có lắp hộp đèn phụ tín hiệu hình mũi tên chỉ thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu.

Khi tín hiệu mũi tên được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì lái xe và những người điều khiển các loại phương tiện đi theo hướng mũi tên, chỉ phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.

5. Điều khiển giao thông bằng loại đèn hai màu.

a) Điều khiển giao thông đi bộ bằng loại đèn hai màu: Phía trên là tín hiệu màu đỏ có tín hiệu hình người tư thế đứng hoặc chữ viết "Dừng lại". Phía dưới là tín hiệu màu xanh, có hình người tư thế đi hoặc chữ viết "Đi".

Người đi bộ chỉ được phép đi qua đường khi tín hiệu đèn xanh bật sáng và đi trong hàng đanh, vạch sơn. Tín hiệu đèn xanh nhấp nháy báo hiệu rằng sẽ nhanh chóng chuyển tín hiệu sang màu đỏ.

b) Loại đèn hai màu xanh và đỏ không nhấp nháy dùng để điều khiển giao thông ở những nơi giao nhau với đường sắt, bến phà, cầu cất, giải cho máy bay lên xuống ở độ cao không lớn v.v... Đèn xanh bật sáng: Cho phép các phương tiện giao thông được đi. Đèn đỏ bật sáng: Cấm đi. Hai đèn xanh và đỏ không được cùng bật sáng một lúc.

 6. Để điều khiển giao thông cho từng loại phương tiện trên từng làn riêng có thể áp dụng đèn tín hiệu 2 hộp treo trên phần đường xe chạy, tín hiệu xanh có hình mũi tên chỉ xuống dưới, tín hiệu đỏ có hình hai gạch chéo. Những tín hiệu của đèn này có ý nghĩa như sau:

- Tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ.

- Tín hiệu đỏ cấm đi ở trên làn đường có đèn treo tín hiệu màu đỏ.

Khi cả hai tín hiệu đèn không bật sáng: Cấm tất cả các loại phương tiện đi vào làn đường này.

Điều 14 Hiệu lực của đèn tín hiệu.

ở nơi giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có bố trí biển báo hiệu thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh phát ra của đèn tín hiệu. Trong trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu.

Điều 15 Tín hiệu đèn ưu tiên.

Đèn được gắn trên nóc ca-bin các loại xe được ưu tiên:

- Đèn chớp (nhấp nháy) màu xanh, màu đỏ, hoặc xanh+đỏ (đối với loại đèn dài 3 màu) cho các loại xe ưu tiên của công an, quân đội, xe cứu hỏa.

- Đèn chớp (nhấp nháy) màu đỏ cho xe cứu thương.

- Đèn chớp (nhấp nháy) màu vàng cho các loại xe ưu tiên ứng phó hộ đê, khắc phục sự cố thiên tai và bảo đảm giao thông.

Điều 16 Vị trí và độ cao đặt đèn tín hiệu.

a) Mặt đèn phải vuông góc với tim đường về phía tay phải người sử dụng đường theo hướng đi;

b) Đèn đặt trên lề đường hoặc giải phân cách và cách mép phần xe chạy là 0,50m đến 2,00m tính từ điểm tiếp xúc gần nhất của đèn;

c) Chiều cao từ mặt đèn dưới cùng đến mép phần xe chạy từ 2m đến 3m đối với hộp đèn 3 màu và từ 2,00m đến 2,50m đối với hộp đèn 2 màu áp dụng cho người đi bộ. Trường hợp đèn treo ngang thì chiều cao ít nhất là 5 m tính từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt đường;

d) ở trong khu đông dân cư, đèn có thể treo ở phía trên phần xe chạy ở giữa ngã ba, ngã tư. Điểm thấp nhất của đèn đến phần xe chạy từ 5,0m đến 5,50m.

Điều 17 Kích thước, hình dạng đèn tín hiệu.

Kích thước, hình dạng đèn tín hiệu quy định ở phụ lục 2.

Chương III

 BIỂN BÁO HIỆU

Điều 18 Phân loại biển báo hiệu.

Biển báo hiệu đường bộ nói trong điều lệ này được chia thành 5 nhóm.

1. Nhóm biển báo cấm: Có dạng hình tròn (trừ kiểu biển số 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.

Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến số 139.

2. Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí cho phù hợp tình huống.

Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246

3. Nhóm biển hiệu lệnh: Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.

Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309.

4. Nhóm biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 47 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 447.

5. Nhóm biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh, và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ xung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.

Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.

Ngoài 5 nhóm biển báo hiệu trên điều lệ này còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật nền màu xanh lam chữ màu trắng dùng để chỉ dẫn hoặc báo điều lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ.

Điều 19 Kích thước của biển báo hiệu.

Kích thước của biển báo hiệu được quy định theo tốc độ thiết kế tương ứng với từng loại biển báo phải nhân với hệ số ghi trong bảng sau:

Tốc độ thiết kế (km/h)

101-120

81- 100

61-80

≤60

Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm

1,75

1,5

1,25

1

Biển chỉ dẫn

2

2

1,5

1,3

Ghi chú:

- Trong Điều lệ này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết ứng với tốc độ ≤60 km/h có hệ số là 1; các đường có tốc độ lớn hơn phải nhân với hệ số tương ứng, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc :

+ Hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;

+ Hàng đơn vị > 5 thì lấy là 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị

- Đường đô thị kích thước của biển báo hiệu lấy theo tốc độ quy định cho phép xe chạy trên đường

- Tuỳ theo điều kiện thực tế kích thước các biển chỉ dẫn có thể tăng lên khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Biển di động, tạm thời trong thời gian ngắn được phép dùng kích thước bằng 0,7 lần kích thước quy định.

Kích thước cơ bản biển báo hiệu hệ số 1.

Tốc độ thiết kế, km/h

≤60

Biển báo

tròn

Đường kính ngoài của biển báo, D- cm

70

Chiều rộng của mép viền đỏ, a-cm

10

Chiều rộng của vạch đỏ, b-cm

5

Biển báo tam giác ngược

Chiều dài cạnh tam giác, a -.cm

70

Chiều rộng đường mép đỏ, b-cm

7

Biển báo bát giác

Đường kính ngoài biển báo, D-cm

60

Độ rộng viền trằng xung quanh, b-cm

3,5

Biển báo

 tam giác

Chiều dài cạnh của hình tam giác, A-.cm

70

Chiều rộng của viền mép màu đen, B-.cm

5

Bán kính góc vát tròn của viền mép màu đen, R-cm

3,5

Điều 20 Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường.

a) Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

b) Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường. Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.

Điều 21 Vị trí đặt biển báo theo chiều ngang đường.

a) Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của xe cộ và người sử dụng đường.

Người sử dụng đường phải nhìn thấy biển báo hiệu từ cự ly 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, từ cự ly 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và từ cự ly 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư.

b) Biển được đặt về phía tay phải theo chiều đi. Biển phải đặt thẳng đứng, mặt biển vuông góc với chiều đi.

Những biển viết bằng chữ chỉ áp dụng riêng đối với xe thô sơ và người đi bộ, trong một số trường hợp hạn chế được phép đặt mặt biển song song với chiều đi.

c) Mép ngoài cùng của biển phía chiều đi phải cách mép phần xe chạy là 0,50m. Trường hợp có khó khăn mới được phép xê dịch và không cách xa điểm quy định quá 1,70m.

d) ở trong khu đông dân cư hoặc trên các đoạn đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cho phép đặt biển trên hè đường nhưng mặt biển không được nhô ra quá hè đường và không choán quá nửa bề rộng hè đường. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc đó thì phải đặt biển treo ở phía trên phần xe chạy.

e) Trên những đoạn đường có đường thô sơ đi riêng được phân biệt bằng dải phân cách thì cho phép đặt biển trên dải phân cách.

g) Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy và có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường- biển được treo trên giá long môn

Điều 22 Giá long môn.

Giá long môn được quy định như sau:

- Chân trụ giá long môn cách mép ngoài của giải dừng xe khẩn cấp ít nhất là 0,50m. Trường hợp không có giải dừng xe (như trường hợp có làn giảm hoặc tăng tốc) thì cách mép mặt đường ít nhất 2,0m và chân trụ (bên kia) nếu ở trong phạm vi giải phân cách, phải cách mép của giải an toàn ít nhất 0,50m.

- Tĩnh không tính từ mép dưới của biển (hoặc mép dưới của dầm nếu thấp hơn cạnh dưới biển) xuống mặt đường ít nhất là 5,0m.

Điều 23 Độ cao đặt biển.

a) Biển phải được đặt chắc chắn cố định trên cột riêng như quy định ở "Điều 25". Tuy nhiên có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện hoặc những vật kiến trúc vĩnh cửu trong khu đông dân cư nhưng vẫn phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật chung về vị trí, độ cao, khoảng cách đặt biển v.v... theo điều lệ này.

b) Độ cao đặt biển tính từ cạnh dưới của biển đến mép phần xe chạy là 1,80m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư. Biển phụ số 507 (hướng rẽ) đặt cao từ 1m đến 1,50m. Loại biển viết bằng chữ áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt đất 1,50m.

c) Nếu biển treo ở phía trên phần xe chạy thì cạnh dưới của biển phải cao hơn tim phần xe chạy từ 5,0m đến 5,50m.

d) Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một chỗ, có thể đặt kết hợp trên cùng một cột, tối đa là 3 biển theo thứ tự ưu tiên như sau: biển cấm (1), biển báo nguy hiểm (2), biển hiệu lệnh (3), biển chỉ dẫn (4).

 

 

 

 

 

 

 

 


Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5cm, độ cao từ điểm trung tâm phần có biển đến mép phần xe chạy là 1,80m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.

Điều 24 Phản quang trên mặt biển báo.

Tất cả các loại biển báo hiệu đường bộ phải được sơn hoặc dán màng phản quang để thấy rõ cả ban ngày và ban đêm.

Điều 25 Quy định về cột biển.

a) Cột biển báo hiệu phải làm chắc chắn bằng ống thép có đường kính tối thiểu là 8cm;

b) Cột biển phải được sơn từng đoạn trắng, đỏ xen kẽ nhau và song song với mặt phẳng nằm ngang hoặc sơn vạch chéo 30o so với mặt phẳng nằm ngang. Bề rông mỗi vệt sơn là 25cm-30cm, phần màu trắng và phần màu đỏ bằng nhau.

Chương IV

 BIỂN BÁO CẤM

Điều 26 Tác dụng của biển báo cấm.

Biển báo cấm được dùng để báo điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Điều 27 Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm.

a) Biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139 với tên các biển như sau:

Biển số 101

 

Đường cấm

Biển số 102

 

Cấm đi ngược chiều

Biển số 103

(a)

Cấm ôtô

Biển số 103

(b, c)

Cấm ôtô rẽ trái, rẽ phải

Biển số 104

 

Cấm môtô

Biển số 105

 

Cấm ôtô và môtô

Biển số 106

 

Cấm ôtô tải

Biển số 107

 

Cấm ôtô khách và ôtô tải

Biển số 108

 

Cấm ôtô kéo moóc

Biển số 109

 

Cấm máy kéo

Biển số 110

(a)

Cấm đi xe đạp

Biển số 110

(b)

Cấm xe đạp thồ

Biển số 111

(a)

Cấm xe gắn máy

Biển số 111

(b) hoặc (c)

Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy)

Biển số 111

(d)

Cấm xe ba bánh không có động cơ (xích lô)

Biển số 112

 

Cấm người đi bộ

Biển số 113

 

Cấm xe người kéo đẩy

Biển số 114

 

Cấm xe súc vật kéo

Biển số 115

 

Hạn chế trọng lượng xe

Biển số 116

 

Hạn chế trọng lượng trên trục xe

Biển số 117

 

Hạn chế chiều cao

Biển số 118

 

Hạn chế chiều ngang

Biển số 119

 

Hạn chế chiều dài ôtô

Biển số 120

 

Hạn chế chiều dài ôtô kéo moóc

Biển số 121

 

Cụ ly tối thiểu giữa hai xe

Biển số 122

 

Dừng lại

Biển số 123

(a,b)

Cấm rẽ (phải, trái)

Biển số 124

(a)

Cấm quay xe

Biển số 124

(b)

Cấm ôtô quay đầu xe

Biển số 125

 

Cấm vượt

Biển số 126

 

Cấm ôtô tải vượt

Biển số 127

 

Tốc độ tối đa cho phép

Biển số 128

 

Cấm bóp còi

Biển số 129

 

Dừng xe kiểm tra

Biển số 130

 

Cấm dừng xe và đỗ xe

Biển số 131

(a,b,c)

Cấm đỗ xe

Biển số 132

 

Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp

Biển số 133

 

Hết cấm vượt

Biển số 134

 

Hết hạn chế tốc độ

Biển số 135

 

Hết tất cả lệnh cấm

Biển số 136

 

Cấm đi thẳng

Biển số 137

 

Cấm rẽ trái và rẽ phải

Biển số 138

 

Cấm đi thẳng và rẽ trái

Biển số 139

 

Cấm đi thẳng và rẽ phải

b) ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục 3.

Điều 28 Biển báo cấm theo giờ.

Khi cần thiết cấm phương tiện theo giờ trong thành phố, thị xã phải đặt biển phụ dưới biển cấm các phương tiện và có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh trong biển này.

Điều 29 Biển báo cấm nhiều loại xe

Để báo đường cấm nhiều loại xe có thể kết hợp đặt các ký hiệu xe bị cấm trên một biển theo quy định như sau:

a) Các loại xe cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105 và biển số 107);

b) Các loại xe thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114);

c) Mỗi biển chỉ được phép kết hợp nhiều nhất là hai loại xe;

d) Không được phép kết hợp trên một biển vừa cấm xe thô sơ vừa cấm xe cơ giới;

e)Không được phép kết hợp trên một biển vừa cấm người đi bộ vừa cấm các loại xe.

Điều 30 Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm.

Biển có dạng hình tròn với đường kính tỷ lệ thuận với tốc độ xe chạy, trừ biển số 122 "Dừng lại" có hình 8 cạnh đều; có đường gạch chéo qua tâm từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải (trừ biển 105, 107 là đường nằm ngang)

Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển được quy định chi tiết ở Phụ lục 3 và nhân hệ số điều chỉnh ở điều 19.

Điều 31 Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển.

a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp;

Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực;

b) Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ chỗ bắt đầu hay chỗ kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số 503 "Hướng tác dụng của biển";

c) Các biển báo cấm từ biển số 101 đến biển số 120 không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển và không có biển báo hết cấm;

d) Kèm theo các biển báo cấm nói ở điểm c điều này phải đặt các biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm (trừ trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc mà không có lối rẽ tránh) như quy định ở chương VII về biển chỉ dẫn;

e) Hiệu lực của biển số 121 và biển số 128 có giá trị đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số 501 hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm".

Biển số 123 và biển số 129 có giá trị tại chỗ;

Biển số 124 có giá trị ở vị trí đường giao nhau hoặc căn cứ vào biển phụ số 503 (d,e);

Biển số 125, 126, 127, 130, 131 (a,b,c) có giá trị đến ngã ba, ngã tư tiếp giáp, hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số 133, 134, 135) biển số 130 và 131 (a,b,c) còn căn cứ vào biển phụ 503 (d,e);

f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.

Chương V

 BIỂN BÁO NGUY HIỂM

Điều 32 Tác dụng của biển báo nguy hiểm.

Biển báo nguy hiểm được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới, biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm, người lái xe phải giảm tốc độ, đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử trí những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Điều 33 Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm.

a) Biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246 với tên biển như sau:

Biển số 201

(a,b)

Chỗ ngoặt nguy hiểm

Biển số 202

(a,b)

Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp

Biển số 203

(a,b,c)

Đường bị hẹp

Biển số 204

 

Đường hai chiều

Biển số 205

(a,b,c,d,e)

Đường giao nhau

Biển số 206

 

Giao nhau chạy theo vòng xuyến

Biển số 207

(a,b,c)

Giao nhau với đường không ưu tiên

Biển số 208

 

Giao nhau với đường ưu tiên

Biển số 209

 

Giao nhau có tín hiệu đèn

Biển số 210

 

Giao nhau với đường sắt có rào chắn

Biển số 211

 

Giao nhau với đường sắt không có rào chắn

Biển số 212

 

Cầu hẹp

Biển số 213

 

Cầu tạm

Biển số 214

 

Cầu cất

Biển số 215

 

Kè, vực sâu phía trước

Biển số 216

 

Đường ngầm

Biển số 217

 

Bến phà

Biển số 218

 

Cửa chui

Biển số 219

 

Dốc xuống nguy hiểm

Biển số 220

 

Dốc lên nguy hiểm

Biển số 221

(a)

Đường có ổ gà, sống trâu

Biển số 221

(b)

Đường có sóng mấp mô nhân tạo

Biển số 222

 

Đường trơn

Biển số 223

 

Vách núi nguy hiểm

Biển số 224

 

Đường người đi bộ cắt ngang

Biển số 225

 

Trẻ em

Biển số 226

 

Đường người xe đạp cắt ngang

Biển số 227

 

Công trường

Biển số 228

 

Đá lở

Biển số 229

 

Giải máy bay lên xuống

Biển số 230

 

Gia súc

Biển số 231

 

Thú rừng vượt qua đường

Biển số 232

 

Gió ngang

Biển số 233

 

Nguy hiểm khác

Biển số 234

 

Giao nhau với đường hai chiều

Biển số 235

 

Đường đôi

Biển số 236

 

Hết đường đôi

Biển số 237

(a,b)

Cầu vồng

Biển số 238

 

Đường cao tốc phía trước

Biển số 239

 

Đường cáp điện ở phía trên

Biển số 240

 

Đường hầm

Biển số 241

 

Thôn bản

Biển số 242

 

Nơi đường sắt trực giao đường bộ

Biển số 243

 

Nơi đường sắt giao chéo với đường bộ

Biển số 244

 

Đoạn đường hay xảy ra tai nạn

Biển số 245

 

Đi chậm

Biển số 246

(a,b,c)

Chú ý chướng ngại vật

b) ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết xem phụ lục 4.

Điều 34 Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm.

a) Biển báo nguy hiểm có hình dạng tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn, một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên phía trên, trừ kiểu biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống phía dưới;

b) Chiều dài cạnh tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế đường; nền biển màu vàng nhạt, xung quanh viền đỏ rộng 5cm; hình vẽ trong biển nếu không có chú dẫn đặc biệt thì là màu đen. Biển được sơn hoặc dán vật liệu phản quang.

Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục 4 và nhân hệ số điều chỉnh ở điều 19..

Điều 35 Vị trí đặt biển báo nguy hiểm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển.

a) Biển báo nguy hiểm được đặt cách nơi định báo một khoảng cách tuỳ thuộc vào tốc độ trung bình của xe ôtô trong phạm vi 10km tại vùng đặt biển theo phụ lục biển báo nguy hiểm .

b) Khoảng cách từ biển đến nơi định báo phải thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn nhưng phải có thêm biển phụ số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu".

Biển số 208 - trong khu đông dân cư được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển phụ số 502.

Tốc độ trung bình của xe trong khoảng 10km ở vùng đặt biển (km/h)

Khoảng cách từ nơi

đặt biển đến chỗ định báo (m)

- Dưới 20km/h

- Từ 20km/h đến dưới 35km/h

- Từ 35km/h đến dưới 50km/h

- Trên 50km/h

- Dưới 50m

- Từ 50m đến dưới 100m

- Từ 100m đến dưới 150m

- Từ 150m đến 250m

c) Mỗi kiểu biển báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một chỗ, một đoạn ngắn hoặc một đoạn đường dài liên tục, bên dưới các biển số 202 (a,b), 219, 220, 221a, 225, 228, 231, 232, phải đặt biển phụ số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm. Nếu chiều dài đó lớn hơn 500m thì cứ mỗi khoảng 500m phải đặt một biển nhắc lại với biển phụ số 501 ghi chiều dài còn lại tiếp đó.

d) Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ có thể không phải đặt biển:

- Nếu hạn chế tốc độ < 25 km/h thì không phải đặt biển báo về chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số 201a,b và biển số 202a,b).

- Nếu hạn chế tốc độ từ 10 km/h đến 15 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số 221a,b và biển số 222).

e) ở trên các đường phố trong thành phố, thị xã có thể không đặt biển báo số 205 "Đường giao nhau".

Chương VI

 BIỂN HIỆU LỆNH

Điều 36 Tác dụng của biển hiệu lệnh.

Biển hiệu lệnh được dùng để báo cho người sử dụng đường phải tuân theo sự chỉ định về hướng xe đi, về, loại xe hoặc người đi bộ được đi qua và về tốc độ xe tối thiểu.

Điều 37 Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh.

a) Biển hiệu lệnh gồm 9 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309 với tên các biển như sau:

Biển số 301

(a,b,c,d,e,f,h,i)

Hướng đi phải theo

Biển số 302

(a,b)

Hướng phải đi vòng chướng ngại vật

Biển số 303

 

Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến

Biển số 304

 

Đường giành cho xe thô sơ

Biển số 305

 

Đường giành cho người đi bộ

Biển số 306

 

Tốc độ tối thiểu cho phép

Biển số 307

 

Hết hạn chế tốc độ tối thiểu

Biển số 308

(a,b)

Đi thẳng hoặc rẽ trái (phải) trên cầu vượt

Biển số 309

 

ấn còi

b) ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết xem phụ lục 5.

Điều 38 Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh.

Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, đường kính tỷ lệ thuận với tốc độ xe chạy, nền biển màu xanh lam, hình vẽ và chữ số màu trắng. Biển số 307 có gạch chéo màu đỏ rộng 9cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1) được gạch từ bên phải phía trên xuống bên trái phía dưới. Gạch chéo hợp thành với đường thẳng nằm ngang một góc 30o và đè lên chữ số.

Kích thước cụ thể của hình vẽ các biển được quy định chi tiết ở Phụ lục 5 và nhân hệ số điều chỉnh ở điều 19.

Điều 39 Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển.

a) Các biển hiệu lệnh phải đặt trực tiếp tại chỗ nếu đặt xa hơn phải có kèm biển phụ số 502.

b) Các biển hiệu lệnh có hiệu lực tại chỗ. Riêng biển số 301a nếu đặt ở sau ngã tư thì hiệu lực của biển kể từ chỗ đặt biển đến ngã tư tiếp theo. Biển không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để vào cổng nhà hoặc ngõ phố trên đoạn đường có hiệu lực của biển.

Chương VII

 BIỂN CHỈ DẪN

Điều 40 Tác dụng của biển chỉ dẫn.

Các biển chỉ dẫn nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Đối với những người lái xe chưa quen đường, biển chỉ dẫn là phương tiện giúp đỡ không thể thiếu được.

Điều 41 Ý nghĩa sử dụng các biển chỉ dẫn

a) Biển chỉ dẫn gồm có 44 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 444 với tên các biển như sau:

Biển số 401

 

Bắt đầu đường ưu tiên

Biển số 402

 

Hết đường ưu tiên

Biển số 403

 

Đường dành cho ôtô, xe máy

Biển số 404

 

Hết đường dành cho ôtô, xe máy

Biển số 405

(a,b,c)

Đường cụt

Biển số 406

 

Được ưu tiên qua đường hẹp

Biển số 407

(a,b,c)

Đường một chiều

Biển số 408

(a,b)

Nơi đỗ xe; Nơi trông giữ xe (hoặc khu vực đậu xe)

Biển số 409

 

Chỗ quayxe

Biển số 410

 

Khu vực quay xe

Biển số 411

 

Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường

Biển số 412

 

Làn đường dành cho ôtô khách

Biển số 413

(a)

Đường có làn đường dành cho ôtô khách

Biển số 413

(b,c)

Rẽ ra đường có làn đường giành cho ôtô khách

Biển số 414

(a,b,c,d)

Chỉ hướng đường

Biển số 415

 

Mũi tên chỉ hướng đi

Biển số 416

 

Lối đi đường vòng tránh

Biển số 417

(a,b,c)

Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe

Biển số 418

 

Lối đi ở những chỗ cấm rẽ

Biển số 419

 

Chỉ dẫn địa giới

Biển số 420

 

Bắt đầu khu đông dân cư

Biển số 421

(a)

Hết khu đông dân cư

Biển số 421

(b)

Hết khu đông dân cư (đối với các khu đông dân cư mang tên các danh nhân văn hóa, lịch sử)

Biển số 422

 

Di tích lịch sử

Biển số 423

(a,b)

Đường người đi bộ sang ngang

Biển số 424

(a,b)

Cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Biển số 425

 

Bệnh viện

Biển số 426

 

Trạm cấp cứu

Biển số 427

 

Trạm sửa chữa

Biển số 428

 

Trạm cung cấp xăng dầu

Biển số 429

 

Nơi rửa xe

Biển số 430

 

Điện thoại

Biển số 431

 

Cửa hàng ăn uống

Biển số 432

 

Khách sạn

Biển số 433

 

Nơi nghỉ mát

Biển số 434

 

Bến xe buýt

Biển số 435

 

Bến xe điện

Biển số 436

 

Trạm cảnh sát giao thông

Biển số 437

 

Đường cao tốc

Biển số 438

 

Hết đường cao tốc

Biển số 439

"Biển lồng"

Tốc độ cho phép chạy trên đường cao tốc

Biển số 440

 

Tên cầu

Biển số 441

 

Đoạn đường thi công

Biển số 442

(a,b,c)

Báo hiệu phía trước có công trường thi công

Biển số 443

 

Báo hiệu nơi có chợ họp

Biển số 444

 

Biển báo xe kéo moóc

b) ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở phụ lục 6.

Điều 42 Chú thích về chữ viết trên biển chỉ dẫn.

Biển chỉ dẫn viết bằng chữ đặt trong thành phố, thị xã những tuyến quốc lộ có phương tiện quốc tế (người ngoại quốc) đi lại nhiều ; có thể phụ đề tiếng Anh bên dưới hàng chữ tiếng Việt và chữ tiếng Anh phải nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Điều 43 Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển chỉ dẫn.

a) Biển chỉ dẫn có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật vát nhọn một đầu;

b) Trừ một số biển chỉ dẫn cụ thể ở Phụ lục 6 nói chung các biển có nền là màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng, nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen;

c) Kích thước chi tiết của hình vẽ, chữ viết, con số và màu sắc của các biển quy định ở Phụ lục 6 và nhân hệ số điều chỉnh ở điều 19, màu sắc mặt biển phải dùng chất liệu phản quang.

Điều 44 Vị trí đặt biển chỉ dẫn theo chiều đi

Tùy theo tính chất, mỗi kiểu biển được đặt ở một vị trí quy định như sau:

a) Biển số 401,402, 403, 404 và 420, 421 phải đặt ngay tại chỗ bắt đầu và chỗ cuối của đường ưu tiên, đường dành cho ôtô và của khu đông dân cư;

b) Biển số 407 (a,b,c) 411, 412, 413 (a,b,c) và 418 đặt ở khu vực đường giao nhau.

Biển số 407a, 412, 413a đặt sau ngã ba, ngã tư.

Biển số 407 (b,c), 413 (b,c) đặt trước ngã ba, ngã tư.

Biển số 418 đặt trước biển báo cấm rẽ và cách ngã ba, ngã tư được chỉ dẫn trên biển ít nhất 30m.

c) Biển số 405 (a,b,c), 414 (a,b,c,d), 416, 417 (a,b) nhằm mục đích chỉ dẫn cho các loại xe cơ giới là chủ yếu, phải đặt biển báo nguy hiểm báo chỗ giao nhau từ 20m đến 50m. Trường hợp không có biển nguy hiểm báo chỗ giao nhau thì biển đặt cách ngã ba, ngã tư định chỉ dẫn một khoảng cách như với biển nguy hiểm quy định ở điểm a điều 35.

d) Biển số 406, 408, 409, 410, 417c và các biển từ biển số 422 đến biển số 436 được đặt ngay tại chỗ hoặc nếu đặt cách xa hơn phải kèm biển phụ số 502.

Điều 45 Quy định về biển chỉ dẫn chỉ hướng đường.

a) Tất cả các ngã ba, ngã tư đường bộ phải đặt biển chỉ hướng đường ( biển số 414 a,b,c,d). Trong khu đông dân cư thì cho phép châm chước chỉ đặt biển trên các hướng chủ yếu nối khu đông dân cư đó với các miền lân cận;

b) Biển số 414 (a,b) dùng trong trường hợp chỉ có một địa danh khu đông dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn. Biển số 414 (c,d) dùng trong trường hợp có từ hai địa danh khu đông dân cư cần phải chỉ dẫn;c) Trên mỗi hướng đường ghi nhiều nhất là ba địa danh phải chỉ dẫn. Địa danh ở xa hơn phải viết xuống dưới, những địa danh xa và gần đã cho biết phải được giữ nguyên như thế trên tất cả những biển chỉ đường cho đến vị trí của địa danh gần.

d) Địa danh và khoảng cách phải chỉ dẫn ghi trên biển quy định như sau:

d.1) Những địa danh được chỉ dẫn phải là địa danh mà con đường có đi qua.

Việc lựa chon địa danh để chỉ dẫn theo thứ tự ưu tiên sau đây và được sử dụng trên tất cả các loại hệ thống đường (QL, ĐT, ĐH, ĐX, ĐĐT) trừ hệ thống đường chuyên dùng

- Tên thành phố lớn trực thuộc trung ương.

- Tên thành phố trực thuộc tỉnh.

- Tên tỉnh lỵ (trung tâm hành chính cấp tỉnh).

Chú ý: Không báo tên tỉnh trừ trường hợp tên tỉnh trùng với tên tỉnh lỵ.

- Tên thị xã.

- Tên ngã ba, ngã tư quan trọng.

- Tên điểm đầu hoặc điểm cuối con đường.

- Tên huyện lỵ. (trung tâm hành chính cấp huyện).

Chú ý: Không báo tên huyện trừ trường hợp tên huyện trùng với tên huyện lỵ.

- Tên thị trấn.

- Di tích lịch sử hoặc cảnh đẹp.

Trên đường chuyên dùng chỉ ghi một điểm chủ yếu của con đường.

d.2) Khoảng cách ghi trên biển là cự ly từ chỗ đặt biển đến trung tâm địa danh phải chỉ dẫn, ghi số chẵn đến kilômét. Khi cho biết cự ly từng đoạn phải phù hợp với cự ly toàn bộ và phải phù hợp với cả hai chiều xe chạy.

e) Ngoài những biển chỉ dẫn ở điều lệ này giao cho Cục đường bộ Việt Nam căn cứ vào thực tế quy định bổ sung các biển cần thiết sau khi được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận.

Chương VIII

BIỂN PHỤ, BIỂN VIẾT BẰNG CHỮ ÁP DỤNG CHO XE THÔ SƠ VÀ NGƯỜI ĐI BỘ

Điều 46 Biển phụ.

a) Tác dụng của biển phụ.

Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ xung để hiểu rõ các biển đó, biển số 507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.;

b) ý nghĩa sử dụng biển phụ:

Biển phụ gồm có 13 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 513 với tên gọi như sau:

Biển số 501

 

Phạm vi tác dụng của biển

Biển số 502

 

Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu

Biển số 503

(a,b,c,d,e,f)

Hướng tác dụng của biển

Biển số 504

 

Làn đường

Biển số 505

 

Loại xe

Biển số 506

(a,b)

Hướng đường ưu tiên

Biển số 507

 

Hướng rẽ

Biển số 508

(a,b)

Biểu thị thời gian

Biển số 509

 

Thuyết minh biển chính (Chiều cao an toàn)

ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục 7.

c) Kích thước, hình dạng và màu sắc biển phụ.

Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông trừ biển số 508 (a,b).

Nói chung các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen. Biển số 509 có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng. Biển số 507 và 508 (a,b) có đặc điểm riêng chỉ dẫn ở phụ lục 7.

Kích thước chi tiết của hình vẽ, chữ viết, con số và màu sắc của các biển quy định ở Phụ lục 7 và nhân hệ số điều chỉnh ở điều 19 ( kích thước biển phụ tương ứng với biển chính), màu sắc mặt biển phải dùng chất liệu phản quang.

d) Vị trí đặt biển phụ.

Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số 507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn của vị trí giao nhau.

Điều 47 Biển viết bằng chữ

a) Biển viết bằng chữ áp dụng cho người đi bộ và xe thô sơ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định ở chương IV, VI và VII.

b) Biển hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển có nền màu đỏ chữ viết màu trắng dùng để báo cấm hay ra lệnh. Màu sắc mặt biển phải dùng chất liệu phản quang.

c) Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn hoặc điều lệnh nhưng phải ngắn, gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ "Cấm".

Điều 48 Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển phụ, biển viết bằng chữ.

a) Hình dạng, kích thước, hình vẽ của biển quy dịnh tại phụ lục 7a và nhân hệ số điều chỉnh ở điều 19. Biển viết bằng chữ dạng hình chữ nhật có chiều rộng tối thiểu 20cm.

b) Chiều cao và chiều rộng của hình vẽ dùng trong biển là khoảng cách của hình chiếu các điểm cao nhất, thấp nhất và hai điểm ngoài cùng trên hệ trục toạ độ vuông góc của hình vẽ.

Điều 49 Chữ viết và con số của biển phụ, biển viết bằng chữ (giống như các loại biển khác) quy định tại phụ lục 7b.

a) Tất cả những chữ viết, con số ghi trên biển và cột kilômét dùng thống nhất theo ba kiểu: kiểu chữ nét đậm, kiểu chữ nét thông thường và kiểu chữ nét gầy như bảng số 1,2,3 kèm theo;

b) Kiểu chữ nét đậm dùng trong trường hợp hàng chữ ngắn;

c) Kiểu chữ nét thông thường dùng trong trường hợp hàng chữ trung bình;

d) Kiểu chữ nét gầy dùng trong trường hợp hàng chữ dài;

e) Trên một hàng chữ bao giờ cũng phải dùng thống nhất một kiểu chữ;

f) Kích thước chữ và nét chữ trong bảng sô 1,2,3 là ứng với chiều cao chữ 20cm, chiều cao con số 15cm.Nếu chiều cao chữ và chiều cao con số theo quy định phải đề trên biển báo hiệu, cột kilômét lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì các kích thước khác và bề rộng nét chữ cũng phải rút bớt hoặc tăng thêm tỷ lệ chiều cao;

g) Chiều cao chữ viết của biển viết bằng chữ là 10cm.

Chương IX .

 VẠCH KẺ ĐƯỜNG

Điều 50 Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ sự hạn chế kích thước của các công trình giao thông, chỉ hướng đi của các đường của làn đường chạy.

Điều 51 Phân loại vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang và vạch đứng. Vạch nằm ngang (bao gồm vạch dọc đường , ngang đường và những loại khác)

Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở phụ lục 8, 9 có màu vàng.

Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.

Điều 52 Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường.

ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định cụ thể ở phụ lục 8, 9.

Điều 53. Hiệu lực của vạch kẻ đường.

Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo hiệu mà ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường mâu thuẫn với ý nghĩa sử dụng của biển báo hiệu thì người lái xe phải tuân theo sự điều khiển cuả biển báo hiệu.

Chương X

 CỌC TIÊU,TƯỜNG BẢO VỆ VÀ HÀNG RÀO CHẮN

Điều 54 Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ

Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.

Điều 55 Hình dạng và kích thước cọc tiêu

Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông cạnh 12cm. Trường hợp đặc biệt được sử dụng kích thước mở rộng, cạnh 18-20cm, chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường là 60cm, ở những đoạn đường cong, chiều cao cọc cao dần từ 40cm ở tiếp điểm đến 60cm ở những đoạn đường cong. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.

Điều 56 Các trường hợp cắm cọc tiêu

Trên những trường hợp sau đều phải cắm cọc tiêu.

a) Phía lưng các đường cong từ tiếp đầu đến tiếp cuối;

b) Đường vào hai đầu cầu. Nếu bề rộng toàn cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì những cọc tiêu ở sát đầu cầu phải liên kết thành hàng rào chắc hoặc xây tường bảo vệ. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này từ 2m - 3m;

c) Hai đầu cống có bề dài hẹp hơn nền đường. Các cọc tiêu phải liên kết thành hàng rào chắc hoặc xây tường bảo vệ, khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này từ 2m - 3m;

d) Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;

e) Các đoạn nền đường đắp cao trên 2m;

f) Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;

g) Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt;

h) Các ngã ba, ngã tư đường, ở trong khu đông dân cư, nếu đường có hè đường cao hơn phần xe chạy thì không phải đặt cọc tiêu. Nếu đường có ít xe chạy và xe chạy vận tốc thấp thì cũng không phải đặt cọc tiêu;

i) Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm;

k) Dọc hai bên đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.

Điều 57 Kỹ thuật cắm cọc tiêu.

a) ở đường mới xây dựng hoặc cải thiện tiêu chuẩn cấp đường, cọc tiêu cắm sát vai đường và cọc tiêu phải cách mép phần xe chạy tối thiểu 0,50m trở lên;

b) Nếu đường đang sử dụng cọc tiêu cắm sát vai đường.

c) Nếu đường đã có sẵn hàng cây trồng xanh tốt ở trên vai đường hoặc lề đường, thì cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây bảo đảm trông thấy rõ hàng cọc, nhưng không lấn vào phía trong hàng cây làm thu hẹp phạm vi sử dụng của nền đường;

d) Nếu đường ở trong khu đông dân cư, đã có hè đường cao hơn phần xe chạy 0,20m trở lên thì không phải đặt cọc tiêu;

e) Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường xây hoặc rào chắn bê tông cao trên 0,40m thì không phải đặt cọc tiêu.;

f) Nền đường và mép đường ở chỗ đặt cọc tiêu phải chắc chắn để bảo đảm an toàn cho xe cộ khi đi ra sát mép hàng cọc tiêu. Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải thu dọn bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe cộ và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu.;

g) Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở điểm e thuộc điều này, thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.;

h) Cọc tiêu phải trồng thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong:

- Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường thẳng là S= 10m.

- Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường vòng:

+ Nếu đường vòng có bán kính R = 10 đến 30m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S = 2m¸3m.

+ Nếu đường vòng có bán kính R: 30m

+ Nếu đường vòng có bán kính R> 100m thì S = 8m¸10m.

+ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu và tiếp cuối có thể bố trí rộng hơn 2m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường vòng.

+ Đối với đoạn đường dốc (cong đứng)

+ Nếu đường dốc ³ 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m.

+ Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m.

- Chiều dài của mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc (kể cả khi đường vòng có R<10m).

Điều 58 Hàng cây thay thế cọc tiêu.

Trên những đoạn đường thẳng, nếu hàng cây có đủ điều kiện như sau thì được phép sử dụng thay thế cọc tiêu:

- Khoảng cách giữa hai cây khoảng 10m và tương đối bằng nhau (đường kính 0,15m trở lên) thẳng hàng.

- Hàng cây trồng ở ngay vai đường hoặc trên lề đường.

- Thân cây được thường xuyên quét vôi trắng từ độ cao trên vai đường 1,50m trở xuống.

Điều 59 Tường bảo vệ.

a) Có thể làm tường bảo vệ để thay thế cọc tiêu. Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu cũng phải tuân theo các điều quy định từ điều 56 đến điều 57 như đối với cọc tiêu;

b) Tường bảo về dày từ 0,20 ¸ 0,30m cao trên vai đường từ 0,50 ¸ 0,60m dài 2m. Khoảng cách giữa hai tường trong đường thẳng cũng như đường cong là 2m;

Điều 60 Hàng rào chắn cố định.

a) Hàng rào chắn cố định đặt ở những chỗ nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, hoặc ở đầu những đoạn đường cấm, đường cụt, không cho xe, người qua lại;

b) Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải sơn vạch kẻ đường cho đúng ý nghĩa sử dụng và chỉ tiêu kỹ thuật quy định ở điều 52 của điều lệ này và dùng sơn có phản quang.

Điều 61 Hàng rào chắn di động.

a) Hàng rào chắn di động là những hàng rào chắn có thể nâng lên hạ xuống hoặc đẩy ra đẩy vào, hoặc đóng mở được;

b) Hàng rào chắn di động đặt ở những chỗ cần điều khiển sự đi lại và kiểm soát giao thông;

c) Chiều cao hàng rào di động là 0,85m, chiều dài là suốt phần đường cấm;

d) Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải sơn vạch kẻ đường cho đúng ý nghĩa sử dụng và chỉ tiêu kỹ thuật quy định ở điều 52 của điều lệ này và dùng sơn có phản quang.

Điều 62 Giải phân cách đường.

Giải phân cách đường có hai loại:

* Giải phân cách cứng

* Giải phân cách mềm

Dùng để chia đôi mặt đường thành 2 phần chiều đi và về riêng biệt của các loại phương tiện, hoặc phân cách gianh giới giữa làn đường cơ giới và thô sơ.

a) Giải phân cách cứng: phân cách được cố định xuống mặt đường bằng đá xây, gạch hoặc bê tông, hoặc chôn cọc thép bắt chặt bằng tôn lượn sóng hoặc xây xung quanh bên trong đổ đất trồng cây hoa cảnh (đối với mặt đường rộng). Giải phân cách cứng xây cố định cao 0,30m đến 0,80m, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được quét vôi trắng, hoặc sơn đỏ-trắng xen kẽ nghiêng 30o so với mặt phẳng nằm ngang, vạch rộng 25cm đến 30cm. Trên đầu tường hoặc cạnh 2 chân tường có thể được gắn các tấm phản quang 20m - 25m/1tấm);

b) Giải phân cách mềm: tạo bởi các cục (cột) bê tông cao từ 0,30m đến 0,80m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 - 50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường để chia làn hoặc luồng xe riêng biệt hoặc phân cách giữa cơ giới và thô sơ, loại phân cách này có thể di chuyển theo chiều rộng mặt đường tùy theo yêu cầu sử dụng.

Điều 63 Điều kiện đặt giải phân cách cứng, mềm.

Đặt giải phân cách cứng khi đường có từ 4 làn đường trở lên để phân làn đường đi hai hướng riêng biệt.

Mặt đường chỉ đủ 2 hay 3 làn đường, có thể đặt giải phân cách mềm.

Chương XI

 CỘT KILÔMÉT

Điều 64 Tác dụng của cột kilômét.

Cột kilômét có tác dụng xác định lý trình con đường để phục vụ yêu cầu quản lý đường và kết hợp chỉ dẫn cho những người sử dụng đường biết khoảng cách trên hướng đi.

Điều 65 Hình dạng, màu sắc và kích thước của cột kilômét.

Hình dạng, màu sắc kích thước và chữ viết trên cột kilômét quy định ở phụ lục 9.

Điều 66 Vị trí đặt cột kilômét theo chiều cắt ngang đường

a) Cột kilômét đặt về phía tay phải theo hướng gốc đường. Trong trường hợp khó khăn có thể đặt cột kilômét về phía tay trái.

b) Vị trí đặt cột kilômét theo hướng cắt ngang đường đúng như vị trí chôn cọc tiêu quy định ở điểm a,b,c điều 57. Nếu đường qua khu đông dân cư đã có hè đường cao hơn phần xe chạy thì cột kilômét đặt trên hè đường cách mép phần xe chạy 0,75m (tính từ tim cột).

c) Trên đường có 4 làn đường trở lên, dải phân cách giữa rộng từ 50cm đến 200cm thì cột Kilômét có thể đặt ở dải phân cách giữa, đáy cột Kilômét cao hơn 90cm so với mặt đường xe chạy.

Điều 67 Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường.

a) Vị trí đặt cột kilômét theo chiều dọc đường là khoảng cách chẵn 1000m của tim đường bắt đầu từ gốc đường. Điểm gốc đường gọi là kilômét không (Km 0).

b) Vị trí điểm gốc đường của một tuyến đường thuộc hệ thống đường nào do cấp có thẩm quyền quản lý hệ thống đường đó ra quyết định.

c) Trên các đường mới xây dựng sau khi bàn giao đưa vào khai thác, đơn vị quản lý đường phải đo đạc để xác định lý trình và tên địa phương ghi trên cột kilômét.

d) Chỉ khi thay đổi gốc đường theo quyết định của cấp có thẩm quyền như quy định ở điểm b thuộc điều này mới đặt lại hệ thống cột kilômét. Các cơ quan quản lý đường không được tự ý thay đổi vị trí cột kilômét.

Điều 68 Tên địa phương (địa danh) và khoảng cách ghi trên cột kilômét

a) Tên địa phương chỉ dẫn trên cột kilômét theo quy định ở Phụ lục 9 của điều lệ này.

b) Khoảng cách ghi kèm theo tên địa phương là chiều dài từ cột kilômét đến vị trí đặt biển chỉ dẫn số 420 "Bắt đầu khu đông dân cư" mang tên địa phương đó hoặc chiều dài đến điểm gốc và điểm cuối đường.

c) Đơn vị khoảng cách lấy chẵn là kilômét (km) không lấy số lẻ.

Điều 69 Phạm vi áp dụng

Cột kilômét chỉ áp dụng trên các hệ thống đường quốc lộ (ký hiệu QL), đường tỉnh (ký hiệu ĐT), đường huyện (ký hiệu ĐH), và đường chuyên dùng (ký hiệu CD) không áp dụng với hệ thống đường đô thị (ký hiệu ĐĐT) và hệ thống đường xã (ký hiệu ĐX).

Chương XII

 MỐC LỘ GIỚI

Điều 70 Tác dụng của cọc mốc lộ giới.

Cọc mốc lộ giới là 1 loại báo hiệu đường bộ đặc biệt trong hệ thống báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn, phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ theo luật giao thông đường bộ.

Điều 71 Cấu tạo cột mốc (Phụ lục 10)

a) Cột mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước 20 x 20 x 100cm. Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10o , phần chôn xuống đất dài 50cm, có bê tông chèn chân cột.

b) Mặt trước cột (phía quay ra đường) ghi chữ "mốc lộ giới", chữ chìm, nét chữ cao 6cm, rộng 1cm, sâu vào bê tông 3 -5mm (màu đen).

c) Cột được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ.

Điều 72 Kỹ thuật cắm cột mốc lộ giới (phụ lục 10)

a) Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100m cắm một cột về mỗi bên đường.

b) Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 500m đến 1000m.

c) ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí và thông báo để chính quyền sở tại biết vị trí hành lang cần được bảo vệ.

Điều 73 Các quy định khác

a) Các đơn vị quản lý đường có trách nhiệm cắm mốc lộ giới và duy tu sửa chữa, thay thế những cột bị hư hỏng hoặc mất mát. Những công trình cầu, đường làm mới, đơn vị thi công sau khi hoàn thành phải bàn giao cả vị trí hành lang cho đơn vị quản lý;

b) Mốc lộ giới trên các tuyến đường phải được thể hiện, lập trên bình đồ duỗi thẳng với tỷ lệ 1/10.000;

c) Mốc lộ giới phải được thống nhất và bàn giao cho Chính quyền sở tại có trách nhiệm cùng bảo vệ.

Chương XIII

 BÁO HIỆU TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

Điều 74 Báo hiệu trên đường cao tốc.

Ngoài các biển báo hiệu thông thường khác, trên đường cao tốc được đặt thêm biển báo hiệu số 437 "Đường cao tốc" ở điểm đầu của đường cao tốc và biển số 438 "Hết đường cao tốc" ở điểm cuối của đường cao tốc. Biển chỉ dẫn địa danh đường tách ra; biển lồng, hướng dẫn tốc độ cho phép chạy trên đường cao tốc.

Điều 75 Kích thước biển báo hiệu trên đường cao tốc

Kích thước biển báo hiệu trên đường cao tốc được lấy theo các kích thước của các biển báo hiệu tương ứng ở các phụ lục và nhân với hệ số theo điều 19.

Điều 76 Màu sắc của biển trên đường cao tốc.

Màu sắc của biển trên đường cao tốc vẫn áp dụng như quy định. Riêng loại biển chỉ dẫn chỉ hướng đi trên đường cao tốc bằng chữ, có mũi tên chỉ hướng đi (Biển số 415) và các biển chỉ dẫn viết bằng chữ khác có màu sắc như sau:

- Nền biển màu xanh lá cây sẫm.

- Chữ viết, mũi tên... màu trắng.

- Cạnh biển có viền trắng.

Điều 77 Sơn dùng trên biển báo, vạch kẻ đường trên đường cao tốc

Sơn dùng trên biển báo và vạch kẻ đường trên đường cao tốc phải là loại có chất liệu phản quang.

Điều 78 Vị trí đặt biển và hiệu lực của biển trên đường cao tốc.

Vị trí đặt biển và hiệu lực của biển theo quy định tại các điều 20, 21 và 23 của "Điều lệ báo hiệu đường bộ". Riêng biển lồng 439 thì cứ 30km đặt một biển (để nhắc nhở lái xe); nếu đoạn đường ngắn (<30km) thì đặt một biển ở giữa đoạn đường. Tuy nhiên, yêu cầu đặt biển trên đường cao tốc dù trong trường hợp nào cũng không được làm ảnh hưởng đến giải an toàn lưu thông trên đường kể cả trên mặt đường và không gian theo chiều cao.

Điều 79 Nguyên tắc chung về đặt các dấu hiệu trên đường cao tốc

Các dấu hiệu đặt trên đường cao tốc phải bằng các vật liệu không gây trơn trượt và không được cao hơn mặt đường quá 6mm. Nếu các dấu hiệu đặt trên đường bằng đinh, bằng vật liệu rời, bằng gạch men trắng hoặc bằng vật liệu tương tự khác cũng không được nổi lên trên mặt đường quá 15mm. Trường hợp dùng đinh, tấm phản quang, không được nổi lên trên mặt đường quá 25mm (loại đinh phản quang có mỏ cắm sâu xuống mặt đường phải được thi công liên kết đặc biệt chắc chắn, dù trong trường hợp nào xe cộ qua lại cũng không được bật lên khỏi mặt đường gây nguy hiểm, mất an toàn).

Điều 80 Vạch kẻ đường.

a) Trên mặt đường cao tốc phải được kẻ vạch phân chia các làn đường bằng vạch đứt quãng rộng 15cm xem phụ lục 9;

b) Vạch kẻ mép trong phần xe chạy (sát giải phân cách giữa để chia chiều xe chạy) và vạch mép ngoaì cùng phần xe chạy là vạch liền, rộng 20cm bằng sơn màu trắng hoặc vàng (xem phụ lục 9).

Điều 81 Cọc tiêu trên đường cao tốc.

a) Cọc tiêu cắm trên đường cao tốc có quy cách đặc biệt (18 ~ 20)cm x (18~20)cm x 100cm.

b) Các trường hợp cắm cọc tiêu và kỹ thuật cắm cọc tiêu áp dụng theo điều 56 và 57 của điều lệ này.

Điều 82 Hệ thống chiếu sáng trên đường cao tốc.

Nguyên tắc chiếu sáng trên đường cao tốc là không được làm lóa mắt người lái xe ở bất kỳ vị trí nào và màu sắc của ánh sáng phải là màu vàng, đảm bảo trời mù vẫn thấy được.

Chương XIV

 BÁO HIỆU CẤM ĐI LẠI

Điều 83. Phạm vi áp dụng.

Trong toàn bộ chương này chỉ quy định về báo hiệu cấm đi lại đối với những loại xe được phép sử dụng trên những đường giao thông công cộng. Theo luật lệ hiện hành những loại xe dưới đây, khi đi lại trên những đường giao thông công cộng phải được giấy phép của cơ quan quản lý đường:

- Các loại xe bánh xích.

- Các loại xe trọng lượng cả xe và hàng nặng hơn tải trọng quy định của cầu đường.

- Các loại xe quá khổ.

Điều 84 Phân loại cấm đi lại.

Có ba loại cấm sự đi lại trên đường như sau:

- Cấm riêng từng loại xe.

- Cấm riêng từng chiều đi.

- Cấm toàn bộ sự đi lại, trong đó chia thành hai phần:

* Cấm đi lại vì những lý do đường, cầu bị tắc không thể đi lại được.

* Cấm đi lại vì những lý do đặc biệt khác mặc dù đường, cầu vẫn có thể sử dụng được.

Điều 85 Cấm riêng từng loại xe.

a) Nếu vì những lý do kỹ thuật của đường sá hoặc vì những lý do khác cần phải cấm sự đi lại của riêng từng loại xe hoặc một số loại xe nhất định, thì phải đặt các biển báo cấm quy định từ điểm 1 đến điểm 20 của Phụ lục 3 (từ biển số 101 đến biển số 120, trừ biển số 112 dùng để cấm người đi bộ);

b) Vị trí dặt biển theo quy định ở điều 31;

c) Cùng đặt với biển báo cấm phải có biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm theo quy định ở điều 31.

Điều 86 Cấm riêng từng chiều đi.

a) Nếu vì những lý do kỹ thuật của đường sá hoặc vì những lý do khác phải cấm sự đi lại trên một chiều đi phải đặt biển báo cấm số 102 "Cấm đi ngược chiều" theo quy định ở điểm 2 Phụ lục 3, chiều đi ngược lại phải đặt biển chỉ dẫn số 407(a) "Đường một chiều" quy định ở điểm 7 Phụ lục 6;

b) Vị trí dặt biển báo cấm, theo quy định ở điều 31, biển chỉ dẫn theo quy định ở điều 44.;

c) Cùng đặt với biển báo cấm phải có biển chỉ dẫn lối đi cho xe bị cấm theo quy định ở điều 31.

Điều 87 Cấm đi lại vì đường, cầu bị tắc.

a) Trên những đoạn đường các loại xe và người đi bộ không thể đi lại được phải đặt rào chắn và đặt biển số 101 "Đường cấm" như quy định ở điểm 1 Phụ lục 3;

b) Vị trí rào chắn phải đặt ở chỗ có đường tránh, đường phân luồng cho các loại xe đi lại. Kèm theo rào chắn và biển số 101, phải đặt biển chỉ hướng đi cho các loại xe (biển số 416, biển số 417(a,b,c) quy định ở điểm 16, 17 Phụ lục 6);

c) Nếu trên hướng đường bị tắc còn có phục vụ xe đi lại trong phạm vi từ ngã ba phân luồng đến chỗ đường tắc thì không rào chắn mà đặt biển như sau:

- Trên đường chính, cách ngã ba phân luồng 100m đặt biển chỉ dẫn hướng đi cho các loại xe (biển số 416, hoặc biển số 417 a,b,c).

- Sau biển chỉ hướng đi 30m đặt biển chỉ dẫn "Đường cụt" (kiểu biển số 405c) như quy định ở điểm 5b Phụ lục 6.

- Trên nhánh đường bị tắc, cứ khoảng 300 đến 500m lại đặt biển chỉ dẫn "Đường cụt" đặt biển chỉ dẫn "Đường cụt" (kiểu biển số 405c) nhắc lại;

- Đến giáp chỗ đường tắc, xe không còn đi tiếp được nữa thì đặt rào chắn và biển số 101 "Đường cấm" như quy định ở điểm 1 Phụ lục 3.

d) Nếu đường bị tắc không có hướng phân luồng, xe chờ đợi một thời gian rồi tiếp tục đi được thì đặt hàng rào chắn và đặt biển số 101 "Đường cấm" như quy định ở điểm 1 Phụ lục 3.

Vị trí đặt rào chắn cấm đường phải lựa chọn chỗ xe cọ có thể quay đầu được hoặc gần chỗ có dân cư để thuận tiện cho xe chờ đợi.

ở chỗ đường cấm phải đặt bảng thông báo về tình hình giao thông và ngày, giờ xe có thể tiếp tục đi lại.

Điều 88 Cấm đi lại vì những lý do khác mặc dù đường, cầu vẫn sử dụng được.

a) Nếu vì những lý do đặc biệt phải cấm sự đi lại lâu dài thì phải đặt rào chắn và đặt biển số 101 như quy định ở điểm 1 Phụ lục 3.

b) Nếu sự cấm đi lại chỉ thi hành đột xuất trong thời gian ngắn, thì ngoài việc đặt rào chắn và biển báo đường cấm, phải bố trí người thường trực chỉ huy xe cộ trong suốt thời gian cấm.

Điều 89 Tổ chức trạm điều khiển giao thông.

a) Nếu sự đi lại có thay đổi đột ngột và việc tổ chức đi lại phức tạp thì ngoài hệ thống báo hiệu như quy định từ điều 84 đến điều 88 phải tổ chức các trạm điều khiển giao thông;

b) Trạm phải có người thường trực làm việc liên tục ngày đêm để điều khiển sự đi lại;

c) Phải trang bị tại trạm đủ rào chắn, biển báo, đèn, cờ để điều khiển sự đi lại;

d) Nếu phải lập trạm điều khiển giao thông vì lý do đường, cầu bị hư hỏng thì cơ quan quản lý đường có trách nhiệm tổ chức;

e) Nếu phải lập trạm điều khiển giao thông và các công việc xây dựng, kiến thiết, sửa chữa cầu đường hoặc các công trình khác có ảnh hưởng đến sự đi lại thì các đơn vị xây dựng, sửa chữa phải đài thọ kinh phí để cơ quan quản lý đường tổ chức trạm;

f) Nếu phải tổ chức trạm trong một thời gian ngắn ở trong khu đông dân cư vì các lý do đặc biệt khác ngoài các lý do nêu ở điểm d và đ thuộc điều này thì do ngành công an chịu trách nhiệm

Các trạm ở ngoài khu đông dân cư do ngành công an chủ động phối hợp với cơ quan quản lý đường tổ chức.;

g) Trước khi tổ chức trạm theo quy định ở điểm e thuộc điều này, ngành công an cần có sự bàn bạc trước với cơ quan quản lý con đường.

Điều 90 Báo hiệu cấm đường trong những trường hợp khẩn cấp.

Trong những trường hợp khẩn cấp phải cấm đường, nhưng chưa kịp bố trí hệ thống báo hiệu theo quy định từ điều 87, thì những tín hiệu sau đây có có giá trị ngăn cấm đường: một cây chắn ngang đường, kèm theo có người hướng dẫn giao thông đứng ở giữa đường, hai tay giơ ngang vai làm lệnh, mặt hướng về phía xe chạy đến. Nếu có cờ đỏ hoặc vải đỏ thì treo ở giữa cây chắn. Ban đêm dùng đèn đỏ thay cờ.

Điều 91 Báo hiệu cấm từng phần mặt đường, lề đường, vỉa hè.

a) Trong trường hợp có từng bộ phận, từng phần của con đường như vỉa hè,lề đường, đường người đi trên cầu, một phần hoặc toàn bộ làn đường v.v... bị hư hỏng hoặc đang có công trường làm việc mà người và xe cộ đi lại sẽ gặp nguy hiểm thì phải rào, cấm ở những phần đó;

b) Rào chắn phải chắc chắn;

c) ở giữa rào chắn phải đặt biển số 101 "Đường cấm". Nếu là công trường đang thi công thì kèm theo biển số 101 đặt thêm biển số 227 "Công trường";

Kèm theo rào chắn phải đặt cờ đỏ khổ 40x40cm về ban ngày và đèn đỏ chiếu sáng về ban đêm;

d) Hàng rào chắn của các công trường thi công thường xuyên di động có thể làm theo kiểu mang đi mang lại được. Chiều cao cột rào chắn trong trường hợp này chỉ cần cao hơn mặt đất 0,60m ( Hàng rào chắn có thể là rào sắt, chóp nón nhựa hay cao su...);

e) Nếu phạm vi cấm đường chiếm hoàn toàn một làn đường trên những đường có hai làn đường đi riêng được đánh dấu bằng vạch dọc liền hoặc ở những đường đôi tạm thời hai chiều xe đi và về phải đi chung nhau một làn thì ngoài những báo hiệu phải đặt như quy định ở điểm c thuộc điều này, cần phải đặt thêm:

- Cách rào chắn 250m trên đường trường hoặc 50m trên đường trong khu đông dân cư, đặt biển số 204 "Đường hai chiều".

- Sau biển số 204, đặt các biển quyền ưu tiên cho chiều đi (biển số 132 hoặc biển số 406). Xe đi theo đúng phần đường của mình sẽ được quyền ưu tiên (đặt biển số 406). Xe đi trên hướng đường cấm phải đi nhờ đường sẽ phải nhường đường (đặt biển số 132).

Điều 92 Cán bộ công nhân viên thi công trên mặt đường.

Cán bộ công nhân viên làm công tác trên mặt đường phải mặc áo có phản quang (áo có các đường kẻ bằng vải phản quang hoặc chất phản quang viền ở cạnh áo v.v.

Chương XV

 GƯƠNG CẦU LỒI VÀ DẢI PHÂN CÁCH TÔN SÓNG

Điều 93 Tác dụng của gương cầu lồi.

Gương cầu lồi có tác dụng cải thiện tầm nhìn cho người tham gia giao thông ở các vị trí đường cong bán kính nhỏ, tầm nhìn bị che khuất. Qua gương cầu lồi lái xe có thể quan sát được từ xa xe chạy ngược chiều để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.

Điều 94. Vị trí và quy định đặt gương cầu lồi.

Gương cầu lồi sử dụng ở các vị trí đường cong nhỏ, che khuất tầm nhìn, chủ yếu đặt ở các đường cong ôm núi có bán kính đường cong nằm không thoả mãn tiêu chuẩn kỹ thuật theo mục 5.1 tiêu chuẩn TCVN 4054-98. Yêu cầu đặt gương như sau:

Vị trí gương cầu lồi đặt ở sát vai nền đường phía lưng trên đường phân giác của góc đỉnh đường cong, gương phải đặt vuông góc với mặt phẳng nằm ngang và mép dưới gương cao hơn cao độ vai đường là 1,20m. Cấu tạo gương xem phụ lục 11

Điều 95 Tác dụng của dải phân cách tôn sóng.

Dải phân cách tôn sóng dùng để làm dải phân cách chia mặt đường thành hai chiều chạy xe riêng biệt; chia làn đường cơ giới với làn đường thô sơ; có thể dùng thay thế cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ bằng bê tông, đá xây; làm hộ lan các đoạn đường cong, đường dẫn vào cầu, các đoạn nền đường đắp cao trên 2m, các đoạn đường men theo sông, suối, đầm hồ, ao.

Điều 96 Vị trí và quy định đặt dải phân cách tôn sóng.

Dải phân cách tôn sóng gồm 1 hoặc 2 lớp tôn lượn sóng được lắp đặt song song với mặt đường bởi hệ cột bằng thép hoặc bêtông cốt thép có gia cố chân bằng bê tông xi măng. Dải phân cách tôn sóng có thể thay thế cho tường bảo vệ, hàng rào chắn cố định và dải phân cách cứng. Cấu tạo dải phân cách tôn sóng xem phụ lục 12.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN