- 1 Tiêu chuẩn ngành 28TCN176:2002 về cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thủy sản ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 28TCN 170:2001 về cá nước ngọt – cá giống các loài : Tai tượng, Tra và Ba sa - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thủy sản ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188:2004 về thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá tra và cá ba sa do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-20:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi cá tra trong ao - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
- 2 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 86:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất và trăn gấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 87:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi cá sấu nước ngọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 214:2004 về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ba sa do Bộ Thuỷ sản ban hành
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH CÁ TRA
The procedure for intensive grow-out of Ba sa catfish
1 Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao và trong bè; áp dụng cho các cơ sở nuôi cá nước ngọt trong phạm vi cả nước.
2.1 Nuôi cá Tra trong ao
Các địa phương thuộc Nam bộ có thể nuôi quanh năm.
Các địa phương miền Bắc căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ môi trường để xác định mùa vụ thích hợp với từng địa phương. Với cá giống nuôi lưu qua đông, phải tranh thủ nuôi sớm từ tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm.
2.2 Nuôi cá Tra trong bè
Các địa phương từ Quảng Nam trở vào và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể nuôi quanh năm.
Các địa phương miền Bắc có thể nuôi 1 vụ chính bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 và thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 để tránh mùa đông.
3.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao nuôi
3.1.1 Ao nuôi có diện tích từ 500 m2 trở lên; độ sâu nước khoảng 2 - 3 m; có cống để chủ động cấp, thoát nước dễ dàng.
3.1.2 Môi trường nước ao trong quá trình nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
a. Nhiệt độ nước thích hợp từ 26 đến 300C.
b. pH thích hợp: 7 - 8
c. Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 2 mg/lít.
d. Chất lượng nguồn nước cấp cho ao để nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm.
3.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với bè nuôi
3.2.1 Vật tư để đóng bè có thể sử dụng các loại gỗ như: sao, vên vên, căm xe hoặc sử dụng composite để làm bè nuôi.
3.2.2 Kết cấu bè có dạng khối hộp chữ nhật, gồm: khung bè, mặt bè, hông bè, đầu bè, đáy bè, phần nổi và neo bè. Phao nâng bè có thể làm bằng thùng phuy, thùng gỗ, hộp sắt, thùng nhựa, ống PV.
3.2.3 Quy cách bè nuôi như quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - KÍCH THƯỚC CÁC LOẠI BÈ NUÔI CÁ TRA
Quy cách bè | Loại bè | |||
Nhỏ | Trung bình | Lớn | Rất lớn | |
Chiều dài (m) | 6 - 8 | 9 - 12 | 12 - 20 | 20 - 30 |
Chiều rộng (m) | 3 - 5 | 4 - 9 | 6 - 9 | 10 - 12 |
Chiều cao (m) | 2,5 - 3,5 | 3,0 - 3,5 | 4,0 - 4,5 | 4,6 - 5,2 |
Độ sâu mực nước bè (m) | 2,0 | 2,0 - 2,5 | 3,5 - 4,0 | 3,8 - 5,0 |
3.2.4 Vị trí đặt bè
Vị trí và cách đặt bè nuôi phải theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN176:2002 (Cơ sở nuôi cá Ba sa, cá Tra trong bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm). Ngoài ra, vị trí đặt bè phải đáp ứng các yêu cầu sau:
3.2.4.1 Bè được neo cố định tại khu vục đã được quy hoạch. Mặt bè phải cao hơn mực nước sông 0,3 - 0,5 m. Bè được đặt tránh nơi có luồng nước ngầm, bồi tụ, xói lở, nơi dòng nước có quá nhiều phù sa.
3.2.4.2 Nước sông nơi đặt bè không bị ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, mặn và mực nước không bị thay đổi đột ngột. Nguồn nước lưu thông sạch, không ô nhiễm, xa các cống nước thải.
3.2.4.3 Các thông số, chất ô nhiễm và giới hạn cho phép trong nước sông nơi đặt bè phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN176:2002 và quy định giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển vùng nuôi thủy sản ven bờ theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản.
4 Nội dung quy trình nuôi cá Tra trong ao
4.1 Chuẩn bị ao nuôi
4.1.1 Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch cỏ quanh mái bờ, lấp hết hang hốc, đắp sửa những chỗ bờ bị sạt lở.
4.1.2 Vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao với lượng vôi khoảng 7 -10kg/100m2; phơi đáy ao từ 1 đến 2 ngày.
4.1.3 Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc để ngăn ngừa địch hại cho cá nuôi. Khi mức nước ao đến độ sâu theo quy định 2 - 3 m thì thả cá giống.
4.2 Thả cá giống
4.2.1 Chất lượng cá giống.
Cá Tra giống để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN170:2001 (Cá nước ngọt - Cá giống các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật).
4.2.2 Mật độ thả nuôi từ 15 đến 20 con/ m2. Cỡ cá giống thả nuôi 10 -14 cm.
4.3 Quản lý chăm sóc
4.3.1 Cho ăn
4.3.1.1 Loại thức ăn cho cá
Có thể sử dung hai loại thức ăn sau đây để nuôi cá Tra:
a. Thức ăn hỗn hợp tự chế biến (thức ăn tự chế biến)
Thức ăn được phối chế từ các loại nguyên liệu chính là cá tạp, cám, tấm và một số nguyên liệu khác có ở địa phương. Thành phần nguyên liệu phối trộn theo quy định trong Phụ lục. Nguyên liệu được xay nhuyễn, trộn đều với cám rồi nấu chín. Sau đó, đưa nguyên liệu vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc nắm thành cục nhỏ.
b. Thức ăn hỗn hợp dạng viên chế biến công nghiệp (thức ăn công nghiệp) do các nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp. Chất lượng thức ăn viên công nghiệp sử dụng cho các giai đoạn phát triển của cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 188:2004 (Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra và cá Ba sa).
4.3.1.2 Yêu cầu chất lượng thức ăn trong các giai đoạn nuôi
Trong 2 tháng đầu nuôi, thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm 28%. Giai đoạn tiếp theo, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 25 - 26%. Trong 2 tháng cuối trước khi thu hoạch, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 20 - 22%.
Yêu cầu quản lý, sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn để nuôi cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176:2002.
4.3.1.3 Phương pháp cho ăn
a. Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần, sáng vào lúc 6 -10 giờ, chiều tối vào lúc 16 -18 giờ. Khẩu phần ăn với thức ăn công nghiệp là 2,0 - 2,5% khối lượng cá trong ao/ngày; với thức ăn tự chế biến là 5 - 7% khối lượng cá trong ao/ngày.
b. Khi cho ăn, thức ăn phải được đưa xuống ao từ từ để toàn bộ số cá trong ao nuôi đều có thể ăn được; cá sử dụng hết lượng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Thức ăn công nghiệp được rải xuống ao bằng tay. Thức ăn tự chế biến được nắm thành cục nhỏ hoặc dùng máy ép đùn thành dạng sợi đưa vào băng chuyền cho rơi từ từ xuống ao để cá ăn.
4.3.2 Quản lý ao nuôi
4.3.2.1 Hàng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và đạt hiệu quả.
4.3.2.2 Thường xuyên kiểm tra quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sụt lở, đăng cống hư hỏng.
4.3.2.3 Khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời cho nước mới vào ao và tạm thời ngừng cho cá ăn.
4.3.2.4 Thay nước cho ao nuôi hàng ngày, mỗi ngày khoảng 25 - 30% lượng nước ao. Có thể kết hợp sục khí cho ao nếu có điều kiện và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý và giữ ổn định môi trường ao nuôi. Nước thải từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
4.3.2.5 Kiểm tra cá
Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá 1 lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên khoảng 25 - 30 cá thể để xác định khối lượng, đánh giá sự tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá trong ao nuôi để có biện pháp xử lý.
4.3.3 Phòng và trị bệnh cho cá
4.3.3.1 Trong khi nuôi, tiến hành khử trùng nước ao bằng cách dùng vôi bột hoà nước rồi tạt đều khắp mặt ao với liều lượng 1,5 - 2,0 kg/100 m3 nước ao. Có thể dùng chế phẩm vi sinh hoặc formalin xử lý và khử trùng nước ao nuôi để phòng bệnh cho cá.
4.3.3.2 Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước ao để đảm bảo giữ nguồn nước ao trong sạch. Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.
4.3.3.3 Việc sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá phải theo đúng những quy định của Bộ Thuỷ sản. Không sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất thuốc và hóa chất đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
4.3.3.4 Khi sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá phải lưu trữ hồ sơ về tình hình sử dụng. Hồ sơ phải ghi rõ ngày sử dụng, loại sử dụng; cách điều trị và kết quả điều trị.
4.4 Thu hoạch
4.4.1 Thời gian nuôi
Sau thời gian nuôi 8 - 10 tháng, khi cá đã đạt chất lượng thương phẩm và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ cá nuôi trong ao.
Nếu sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá trong khi nuôi, thì phải sau ít nhất 4 tuần kể từ khi ngừng sử dụng mới được phép thu hoạch cá.
4.4.2 Cách thu hoạch
Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày phải giảm lượng thức ăn cho cá, ngày cuối nên ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ cho đến hết. Nên thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát làm giảm năng suất và sản lượng.
Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.
5 Nội dung quy trình nuôi cá Tra trong bè
5.1 Chuẩn bị bè nuôi
5.1.1 Trước khi thả cá phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ bè nuôi. Tẩy trùng bè nuôi bằng formalin nồng độ 30 ppm.
5.1.2 Kiểm tra và tu sửa hệ thống dây neo, neo, phao và thay thế kịp thời các phần hoặc các chi tiết của bè bị hư hỏng.
5.2 Thả cá giống
5.2.1 Chất lượng giống nuôi
Cá Tra giống để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 170:2001.
5.2.2 Mật độ thả từ 80 đến120 con/m3 bè. Cỡ cá thả nuôi trong bè là giống lớn có khối lượng 60 - 80 g/con.
5.2.3 Trước khi thả cá giống để nuôi phải tắm cho cá bằng nước muối (NaCl) có nồng độ từ 2 đến 3 % trong thời gian 10 - 15 phút để phòng bệnh ngoại ký sinh.
5.3 Quản lý chăm sóc bè nuôi cá
5.3.1 Cho cá ăn
5.3.1.1 Loại thức ăn tự chế biến và thức ăn công nghiệp sử dụng để nuôi cá trong bè; thành phần nguyên liệu và cách phối chế thức ăn tự chế biến như đối với cá nuôi trong ao theo quy định tại Điều 4.3.1.1 của Tiêu chuẩn này.
5.3.1.2 Yêu cầu chất lượng thức ăn
Trong 2 tháng đầu nuôi, thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm 28%. Giai đoạn tiếp theo, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 25 - 26%. Trong 2 tháng cuối trước khi thu hoạch, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 20 - 22%..
Yêu cầu quản lý, sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn để nuôi cá Tra phải theo đúng quy định của Tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176:2002.
5.3.1.3 Phương pháp cho ăn
a. Mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần. Khẩu phần ăn với thức ăn công nghiệp là 1,5 - 2,0% khối lượng cá trong
5.3.3.2 Trong quá trình nuôi, khi thấy nước đứng hoặc chảy yếu phải sử dụng quạt nước để tăng hàm lượng ô xy hoà tan trong nước.
5.3.3.3 Vào mùa lũ, có nhiều phù sa lắng đọng ở đáy bè, phải kịp thời dùng máy bơm nước thổi bùn ra khỏi bè.
5.3.3.4 Thường xuyên kiểm tra neo và dây neo. Hàng tuần phải lặn xuống nước kiểm tra quanh bè, quan sát lưới chắn, gỡ bỏ rác rưởi, cây cỏ bám vào bè làm giảm dòng chảy qua bè, vớt cá chết nếu có trong bè.
5.3.3.5 Khi nước sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép phải kéo bè cá đến nơi có nguồn nước sạch.
5.3.3.6 Hàng ngày phải làm vệ sinh các khu vực sản xuất và sinh hoạt trên bè. Thiết bị, dụng cụ sản xuất phải thường xuyên được vệ sinh và khử trùng. Hàng tuần phải tiến hành tổng vệ sinh, không để ứ đọng chất thải, rác rưởi xung quanh bè nuôi.
5.4 Thu hoạch
5.4.1 Thời gian nuôi
Sau thời gian nuôi 7 - 8 tháng, khi cá đã đạt chất lượng thương phẩm và tuỳ theo yêu cầu của thị trường có thể tiến hành thu hoạch cá nuôi.
Nếu sử dụng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất để phòng trị bệnh cho cá trong khi nuôi, thì phải sau ít nhất 4 tuần kể từ khi ngừng sử dụng mới được phép thu hoạch cá. Không được phép thu hoạch cá khi cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản có lệnh cấm thu hoạch do các thông số về vệ sinh an toàn của môi trường nuôi đã vượt quá giới hạn.
5.4.2 Cách thu hoạch
Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày phải giảm lượng thức ăn cho cá, ngày cuối nên ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ cho đến hết. Nên thu hoạch trong thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát làm giảm năng suất và sản lượng của bè nuôi.
CÔNG THỨC THỨC ĂN HỖN HỢP TỰ CHẾ BIẾN ĐỂ NUÔI CÁ TRA
Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 | |||
Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
Cám gạo Cá vụn, đầu cá, ruột cá
Premix Vitamin C | 55
44
1 10 mg/100 kg thức ăn | Cám gạo Đậu tương Khô bánh dầu Bột cá Premix Vitamin C | 55 15 10 19 1 10mg/100 kg thức ăn | Cám gạo Bột cá Khô bánh dầu
Premix Vitamin C | 50 34 15
1 10 mg/100 kg thức ăn |
Hàm lượng đạm ước tính (%) | 20 - 22 |
| 20 - 22 |
| 20 - 22 |
Bảng 2 - Thành phần nguyên liệu phối trộn thức ăn tự chế biến
| Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
|
| Cá tạp | 45 - 54 |
|
| Cám gạo | 44 - 55 |
|
| Premix khoáng | 1 |
|
| Vitamin C | 10mg/100 kg thức ăn |
|
| |||
|
|
|
|
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-20:2014/BNNPTNT về cơ sở nuôi cá tra trong ao - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
- 2 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 86:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất và trăn gấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 87:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi cá sấu nước ngọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 214:2004 về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ba sa do Bộ Thuỷ sản ban hành