- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10012:2007 về Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186 : 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-1:2013 (ISO 9073-1:1989) về Vật liệu dệt – Phương pháp thử cho vải không dệt – Phần 1: Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-2:2013 (ISO 9073-2:1995) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 2: Xác định độ dày
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-3:2013 (ISO 9073-3:1989) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 3: Xác định độ bền và độ giãn dài khi kéo
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-4:2013 (ISO 9073-4:1997) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 4: Xác định độ bền xé
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-5:2015 (ISO 9073-5:2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 5: Xác định khả năng chống xuyên thủng cơ học (phương pháp nén thủng bằng bi)
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-6:2015 (ISO 9073-6:2000) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 6: Độ hấp thụ
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-7:2015 (ISO 9073-7:1995) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 7: Xác định chiều dài uốn
- 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-8:2015 (ISO 9073-8:1995) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 8: Xác định thời gian chất lỏng thấm qua (nước tiểu mô phỏng)
- 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-9:2015 (ISO 9073-9:2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 9: Xác định độ rủ bao gồm hệ số rủ
- 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-10:2015 (ISO 9073-10:2002) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 10: Sự tạo bụi xơ và các mảnh vụn khác ở trạng thái khô
- 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-11:2015 (ISO 9073-11:2002) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 11: Lượng tháo chảy
- 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-12:2015 (ISO 9073-12:2002) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 12: Độ thấm hút yêu cầu
- 16 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-13:2015 (ISO 9073-13:2006) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 13: Thời gian chất lỏng thấm qua lặp lại
- 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-14:2015 (ISO 9073-14:2006) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 14: Độ thấm ngược của lớp phủ
- 18 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10979:2016 về Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Bensulfuron methyl - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 19 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10980:2016 về Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Iprodione - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11962:2017 ISO 1130:1975 về Vật liệu dệt - Xơ dệt - Phương pháp lấy mẫu để thử
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10042:2013 (ISO 9092 : 2011) về Vật liệu dệt - Vải không dệt - Thuật ngữ, định nghĩa
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4641:1988 về Vật liệu thiêu kết - Phương pháp lấy mẫu
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10041-15:2616
ISO 9073-15:2007
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO VẢI KHÔNG DỆT -
PHẦN 15: XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤU KHÍ
Textiles - Test methods for nonwovens - Part 15: Determination of air permeability
Lời nói đầu
TCVN 10041-15:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 9073-15:2007. ISO 9073-15:2007 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2016 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10041-15:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10041 (ISO 9073), Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt, gồm các phần sau:
- TCVN 10041-1:2013 (ISO 9073-1:1989), Phần 1: Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích;
- TCVN 10041-2:2013 (ISO 9073-2:1995), Phần 2: Xác định độ dày;
- TCVN 10041-3:2013 (ISO 9073-3:1989), Phần 3: Xác định độ bền và độ giãn dài khi kéo;
- TCVN 10041-4:2013 (ISO 9073-4:1997), Phần 4: Xác định độ bền xé;
- TCVN 10041-5:2015 (ISO 9073-5:2008), Phần 5: Xác định khả năng chống xuyên thủng cơ học (phương pháp nén thủng bằng bi);
- TCVN 10041-6:2015 (ISO 9073-6:2000), Phần 6: Độ hấp thụ;
- TCVN 10041-7:2015 (ISO 9073-7:1995), Phần 7: Xác định chiều dài uốn;
- TCVN 10041-8:2015 (ISO 9073-8:1995), Phần 8: Xác định thời gian chất lỏng thấm qua (nước tiểu mô phỏng);
- TCVN 10041-9:2015 (ISO 9073-9:2008), Phần 9: Xác định độ rủ bao gồm hệ số rủ;
- TCVN 10041-10:2015 (ISO 9073-10:2003), Phần 10: Sự tạo bụi xơ và các mảnh vụn khác ở trạng thái khô;
- TCVN 10041-11:2015 (ISO 9073-11:2002), Phần 11: Lượng tháo chảy;
- TCVN 10041-12:2015 (ISO 9073-12:2002), Phần 12: Độ thấm hút yêu cầu;
- TCVN 10041-13:2015 (ISO 9073-13:2006), Phần 13: Thời gian chất lỏng thấm qua lặp lại;
- TCVN 10041-14:2015 (ISO 9073-14:2006), Phần 14: Độ thấm ngược của lớp phủ;
- TCVN 10041-15:2016 (ISO 9073-15:2007), Phần 15: Xác định độ thấu khí;
- TCVN 10041-16:2016 (ISO 9073-16:2007), Phần 16: Xác định độ chống thấm nước (áp lực thủy tĩnh);
- TCVN 10041-17:2016 (ISO 9073-17:2008), Phần 17: Xác định độ thấm nước (tác động phun sương);
- TCVN 10041-18:2016 (ISO 9073-18:2007), Phần 18: Xác định độ bền và độ giãn dài khi đứt của vật liệu không dệt bằng phép thử kéo kiểu grab.
VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO VẢI KHÔNG DỆT -
PHẦN 15: XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤU KHÍ
Textiles - Test methods for nonwovens - Part 15: Determination of air permeability
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo dòng khí thổi vuông góc qua một diện tích vải quy định.
Phương pháp thử này áp dụng cho hầu hết các loại vải không dệt, ví dụ: vải nhiều lớp, đã xử lý hoặc chưa xử lý. Các loại vải này có khối lượng cơ bản cao hoặc thấp.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
TCVN 3649 (ISO 186), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
TCVN ISO 10012:2007 (ISO 10012:2003), Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Độ thấu khí (air permeability)
Tốc độ dòng khí thổi vuông góc qua mẫu thử khi có sự chênh lệch áp suất không khí quy định trong một khoảng thời gian cụ thể.
CHÚ THÍCH Độ thấu khí được biểu thị bằng lít trên centimét vuông trên giây (l/cm2.s), hoặc đơn vị tương đương khác.
4 Nguyên tắc
Dòng khí thổi vuông góc qua một diện tích vải quy định được đo ở độ chênh lệch cho trước của áp suất giữa hai mặt vải thử trong một khoảng thời gian quy định.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Đầu thử, tạo được một diện tích thử hình tròn là 20 cm2, 38,3 cm2 hoặc 50 cm2. Dung sai trên các đầu thử hoặc diện tích thử không được vượt quá 0,5 %.
5.2 Hệ thống kẹp, để cố định các mẫu thử, có khả năng giữ mẫu thử đủ chặt vào đầu thử mà không bị biến dạng, và đảm bảo là không có sự rò rỉ khí ở mép bên dưới mẫu thử.
5.3 Bơm chân không, để hút dòng khí ổn định thổi vuông góc qua diện tích thử và điều chỉnh tốc độ dòng khí, tốt nhất là tạo được sự chênh lệch về áp suất trong khoảng từ 100 Pa đến 2 500 Pa (10 mm và 250 mm cột nước) giữa hai mặt của mẫu thử. Thiết bị thử phải có khả năng tạo được áp suất giảm qua mẫu thử là 100 Pa, 125 Pa hoặc 200 Pa.
5.4 Cảm biến áp suất hoặc áp kế, được nối với đầu thử phía dưới mẫu thử, để đo sự giảm áp suất qua mẫu thử, tính bằng pascal hoặc milimét nước, có độ chính xác ± 2 %.
5.5 Lưu lượng kế hoặc tấm tiết lưu, để đo tốc độ dòng khí qua diện tích thử, tính bằng l/cm2.s hoặc các đơn vị đo tương đương khác. Dung sai không được vượt quá ± 2 %. Nếu sử dụng bất kỳ đơn vị đo nào thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên và ghi trong báo cáo thử nghiệm.
5.6 Tấm hiệu chuẩn, hoặc bộ phận khác, được làm bằng vật liệu bền, có số liệu về độ thấu khí đã biết được cài đặt trước tại độ chênh lệch áp suất thử quy định để kiểm tra thiết bị thử.
5.7 Bộ phận tính và hiển thị các kết quả yêu cầu
5.8 Khuôn hoặc dưỡng cắt, để cắt các mẫu thử có kích thước 100 mm x 100 mm. Một số loại thiết bị được thiết kế để thử các mẫu thử lớn của vải không dệt.
6 Cách tiến hành
6.1 Lấy mẫu theo TCVN 3649 (ISO 186) và, nếu không có quy định khác, lấy cỡ mẫu thử số 5 là cỡ mẫu thử nhỏ nhất.
6.2 Đưa mẫu thử từ môi trường thông thường sang môi trường có độ ẩm cân bằng để thử trong môi trường chuẩn, theo quy định trong TCVN 1748 (ISO 139).
6.3 Cắt năm mẫu thử hình vuông 100 mm x 100 mm, nếu thiết bị không thể thử các mẫu thử lớn.
6.4 Cầm mẫu thử cẩn thận tại các mép để tránh làm thay đổi trạng thái tự nhiên của diện tích thử của vật liệu không dệt.
6.5 Sự xác nhận đo lường thiết bị thử phải theo Điều 7, Hình 2 và Phụ lục A của TCVN ISO 10012:2007 (ISO 10012:2003). Thiết bị này phải được hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận. Phải duy trì chứng chỉ hiệu chuẩn này theo các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.
6.6 Đặt từng mẫu thử lên đầu thử của thiết bị thử, và ép một vòng giữ mẫu thử có độ căng đủ để không bị méo hoặc rò rỉ ở phía bên khi thực hiện phép thử.
6.7 Đặt các mẫu thử tráng phù với mặt tráng phủ quay xuống dưới (quay về phía áp suất thấp) để giảm thiểu sự rò rỉ khí ở mép.
6.8 Khởi động dụng cụ hút.
6.9 Điều chỉnh dòng khí cho đến khi đạt được sự giảm áp dự kiến, 100 Pa, 125 Pa, 200 Pa. Trên một số thiết bị mới, áp suất thử được chọn trước bằng kỹ thuật số theo tiêu chuẩn thử, và sự giảm áp suất qua tấm tiết lưu được hiển thị bằng số theo đơn vị đo lựa chọn để đọc trực tiếp.
6.10 Nếu sử dụng áp kế, đợi cho đến khi ổn định sự giảm áp dự kiến. Sau đó đọc độ thấu khí trên thang đo có vạch chia, tính bằng lít trên centimét vuông trên giây (l/cm2.s). Các đơn vị đo này có thể chuyển đổi sang đơn vị tương đương khác theo thỏa thuận của các bên liên quan. Khi xử lý các vải rất thưa hoặc rất dày, có thể yêu cầu độ chênh lệch áp suất khác, không theo tiêu chuẩn. Độ chênh lệch áp suất lựa chọn này phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.
7 Tính toán
Tính giá trị trung bình số học của các giá trị đọc riêng rẽ trực tiếp từ thiết bị thử, và tính hệ số biến sai, làm tròn đến 0,1 %. Liên hệ giá trị đọc với diện tích của đầu thử. Dòng khí phải được tính bằng lít trên centimét vuông trên giây (l/cm2.s) hoặc đơn vị tương đương bất kỳ.
Các giá trị đọc của từng mẫu thử phải được làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy.
Nếu có nghi ngờ liên quan đến các thiết bị thử khác và cách tính toán, thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu có thể.
CHÚ THÍCH Đối với các kết quả độ thấu khí thu được ở độ cao hơn 2 000 m so với mực nước biển, có thể yêu cầu hệ số hiệu chỉnh nếu các thiết bị thử không tạo được sự hiệu chỉnh này.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin cần thiết để nhân đôi quy trình thử và các kết quả của nó, cụ thể:
- Giá trị trung bình số học của các giá trị đọc riêng rẽ;
- Hệ số biến sai;
- Loại hoặc ký hiệu của vật liệu thử;
- Số lượng các mẫu thử;
- Các điều kiện thử;
- Diện tích bề mặt thử được sử dụng;
- Sự giảm áp suất sử dụng;
- Bất kỳ sai khác nào so với quy trình chuẩn;
- Viện dẫn tiêu chuẩn này.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11962:2017 ISO 1130:1975 về Vật liệu dệt - Xơ dệt - Phương pháp lấy mẫu để thử
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10042:2013 (ISO 9092 : 2011) về Vật liệu dệt - Vải không dệt - Thuật ngữ, định nghĩa
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7834:2007(ISO 22198 : 2006) về Vật liệu dệt - Vải - Xác định chiều rộng và chiều dài
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4641:1988 về Vật liệu thiêu kết - Phương pháp lấy mẫu