Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10293:2014

ISO 12809:2011

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG - BƠM PÍT TÔNG VÀ BƠM LY TÂM - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Crop protection equipment- Reciprocating positive displacement pumps and centrifugal pumps - Test methods

Lời nói đầu

TCVN 10293:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 12809:2011,

TCVN 10293: 2014 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG - BƠM PÍT TÔNG VÀ BƠM LY TÂM - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Crop protection equipment- Reciprocating positive displacement pumps and centrifugal pumps - Test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định điều kiện môi trường và phương pháp thử để đánh giá đặc tính của bơm pít tông và bơm ly tâm được thiết kế cho thiết bị bảo vệ cây trồng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với bơm định lượng thuốc trừ sâu dùng cho hệ thống phun.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9231 (ISO 5681), Thiết bị bảo vệ cây trồng - Từ vựng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9231 (ISO 5681) và các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1. Áp suất hút (suction pressure)

Áp suất tại đầu nối của bơm với ống hút.

3.2. Áp sut hút tham chiếu (reference suction pressure)

Áp suất tại đầu nối của bơm với ống hút, có tính đến độ giảm áp suất hiện có khi bơm được lắp trên thiết bị phun.

3.3. Áp suất đy (delivery pressure)

Áp suất tại đầu nối của bơm với ống xả.

3.4. Áp sut danh định (rated pressure)

Áp suất lớn nhất mà bơm có thể sử dụng liên tục khi được lắp trên thiết bị phun, theo nhà chế tạo công bố.

3.5. Tốc độ quay (rotating speed)

Số vòng quay của trục bơm trong khoảng thời gian thử.

3.6. Lưu lượng thể tích (volumetric flow rate)

Thể tích chất lỏng thử chảy qua bơm.

3.7. Công suất tiêu thụ (power consumption)

Công suất truyền cho bơm từ nguồn động lực, được đo tại trục của bơm.

3.8. Van điu chỉnh (adjustment valve)

Van để điều chỉnh dòng chất lỏng.

3.9. Đầu ni cung cấp (delivery fitting)

Phần ống nhận chất lỏng từ bơm và chuyển nó đến đường ống xả.

4. Độ chính xác của các phép đo

Nhiệt độ phải được đo với độ chính xác ±1°C.

Chiều dài phải được đo với độ chính xác ±1mm.

Áp suất hút phải được đo với độ chính xác ±1kPa.

Áp suất đẩy phải được đo với độ chính xác ±1% của toàn bộ thang đo. Giá trị toàn bộ thang đo không được vượt quá hai lần giá trị lớn nhất phải đo trong quá trình thử.

Tốc độ quay phải được đo với độ chính xác ±1%.

Lưu lượng phải được đo với độ chính xác ±1,5%.

Mô men xoắn phải được đo với độ chính xác ±5%, giá trị đo nhỏ nhất cũng phải lớn hơn 25 % mô men xoắn lớn nhất.

5. Chất lỏng thử

Nước sạch không có chất rắn ở thể huyền phù.

6. Điều kiện thử chung

6.1. Băng thử

6.1.1. Băng thử phải có đường ống chính bao gồm các thiết bị để điều khiển dòng chảy và điều chỉnh áp suất. Để mô phỏng việc lắp đặt bơm ở trên thiết bị phun, băng thử phải có “đường ống phun" (phần A trên Hình 1) và đường ống phụ (phần B trên Hình 1) có thể mô phỏng các điều kiện thu lại, với phần dòng chảy quay về đến đường ống hút của bơm.

6.1.2. Đường ống hút kết nối bơm với thùng phải lắp một van nạp không khí, van điều chỉnh áp suất hút và đồng hồ đo áp suất hút. Đối với các bơm tự mồi, giá trị h phải là (400 ± 100) mm. Đối với các bơm không tự mồi, giá trị h phải là (-100 ± 20) mm. Đoạn đầu của đường ống hút phải rỗng, không có các van một chiều. Xem Hình 1.

6.1.3. Đường ống xả phải lắp một đồng hồ đo áp suất, van điều chỉnh áp suất và thiết bị đo lưu lượng (xem Hình 1). Đầu ra của đường ống xả phải được kết nối với thùng để đảm bảo sự tuần hoàn khép kín của chất lỏng thử. Phải đảm bảo dòng chảy quay về không tạo ra sự chảy rối trong đường ống hút.

6.1.4. Đường ống phụ phải lắp một van điều chỉnh lưu lượng nhánh rẽ và van ngắt để có thể tách phần này ra khỏi hệ thống đường ống.

6.1.5. Mức chất lỏng trong thùng phải ngang bằng đỉnh vỏ bơm (±10 mm). Thiết lập mức này khi toàn bộ các đường ống chứa đầy chất lỏng thử.

CHÚ DẪN:

1

Thùng

8

Van điều chỉnh áp suất đáy

2

Cửa nạp không khí

9

Van ngắt

3

Van nạp không khí

10

Dụng cụ đo lưu lượng

4

Van điều chỉnh áp suất hút

11

Van điều chỉnh lưu lượng phun

5

Dụng cụ đo áp suất hút

12

Van ngắt

6

Bơm thử

13

Van ngắt

7

Dụng cụ đo áp suất đẩy

14

Cửa vào mạch rẽ

A

Đường ống phun

 

 

B

Đường ống phụ mô phỏng các điều kiện làm sạch

 

 

Hình 1 - Sơ đồ thủy lực

6.2. Lắp đặt bơm

Bơm phải được cố định ở trên băng thử theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, và đặc biệt là sự tương quan giữa vị trí của bơm và kích thước của thiết bị cố định.

Bơm phải được kết nối với băng thử bằng các ống dẫn không được gấp           khúc, cả bên hút và bên xả.

Đường kính bên trong của đường ống hút như sau:

- đối với ống mềm, bằng hoặc lớn hơn (max. +5%) đường kính bên trong theo chỉ dẫn của nhà chế tạo;

- đối với các phụ kiện nối, bằng hoặc lớn hơn (max. +20%) đường kính bên trong theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Đường kính bên trong của đường ống xả phải bằng hoặc lớn hơn (max. +50%) theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

6.3. Điều kiện môi trường

Nhiệt độ chất lỏng thử và môi trường thử không được nhỏ hơn 10°C và không được lớn hơn 35°C. Đối với bơm ly tâm, nhiệt độ chất lỏng thử phải không được nhỏ hơn 20°C và không được lớn hơn 30°C.

6.4. Áp suất

6.4.1. Áp sut hút

Áp suất hút tính bằng kilôpascal (kPa), được đo tại đường ống hút theo chỉ dẫn trong 6.1.

6.4.2. Áp suất hút tham chiếu

Giá trị áp suất hút tham chiếu phải là (-25 ± 2) kPa.

Giá trị tham chiếu được đặt chỉ một lần tại thời điểm bắt đầu thử (nhờ vào van 4, như thể hiện trên Hình 1) tại tốc độ quay lớn nhất theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và với áp suất đẩy được đặt đến (5 ± 1) % áp suất danh định. Nó sẽ tăng lên trong quá trình thử, làm giảm tốc độ quay, do giảm độ tụt áp suất.

6.4.3. Áp sut đẩy

Áp suất đẩy tính bằng kilôpascal (kPa), được đo tại đường ống xả, trước van điều chỉnh.

6.5. Tốc độ quay

Tốc độ quay tính bằng số vòng trong một phút (r/min).

6.6. Lưu lượng

Lưu lượng tính bằng đề xi mét khối trong một phút (dm3.min-1).

Lưu lượng có thể được xác định bằng cách sử dụng đồng hồ đo lưu lượng hoặc bằng cách thu chất lỏng vào một thùng riêng để đo thời gian và cân khối lượng.

Trong quá trình đo, mức chất lỏng trong thùng nạp vào không được thay đổi lớn hơn ± 50 mm so với mức quy định trong 6.1.5.

6.7. Mô men xoắn

Mô men xoắn tính bằng niutơn mét (N m), được đo ở trên trục đầu vào của bơm.

6.8. Công suất tiêu thụ

Công suất tiêu thụ, biểu thị bằng kilôoát (kW), được tính theo công thức dưới đây:

Trong đó

P là công suất, tính bằng kilôoát, (kW);

n là tốc độ quay, tính bằng số vòng trong một phút, (r/min);

C là mô men xoắn, tính bằng niutơn mét, (N.m).

7. Phương pháp thử

7.1. Quy định chung

Sau khi lắp bơm vào băng thử và trước khi bắt đầu thử nghiệm, bảo đảm khi quan sát bề ngoài, tất cả các mối nối lắp ráp đúng không có rò rỉ tại áp suất lớn nhất và không có không khí lọt vào khi giảm áp tối đa ở đường ống hút.

Nếu có, đặt áp suất của van điều tiết áp suất theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Sử dụng chất lỏng thử được quy định trong Điều 5.

7.2. Lưu lượng tại áp suất hút tham chiếu

7.2.1. Điều kiện thử

Đảm bảo các van 11, 12 và 13 như thể hiện trên Hình 1 đã được đóng.

Đặt áp suất hút tham chiếu như quy định trong 6.4.2 nhờ van 4, như thể hiện trên Hình 1.

Sử dụng van 8, như thể hiện trên Hình 1, để điều chỉnh áp suất đẩy.

Trước mỗi lắp đặt, đảm bảo bơm được mồi nước phù hợp.

Các thử nghiệm phải thực hiện việc đặt áp suất đẩy để có áp suất nhỏ nhất và lớn nhất theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và ít nhất tại hai giá trị khác cách đều nhau trên thang đo. Trong mỗi trường hợp, phép thử phải được thực hiện tại tốc độ quay nhỏ nhất và lớn nhất của bơm, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, và ít nhất tại hai giá trị khác cách đều nhau trên thang đo.

Nếu bơm có thể tích có thể thay đổi được, thực hiện phép thử tại thể tích lớn nhất và nhỏ nhất, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo, và ít nhất tại hai giá trị khác cách đều nhau trên thang đo.

Đối với mỗi sự kết hợp các thông số ở trên, đo lưu lượng.

7.2.2. Kết quả

Báo cáo kết quả của các phép thử theo dạng biểu bảng hoặc đồ thị (ví dụ, xem A.1).

7.3. Lưu lượng tại áp suất hút thay đổi.

7.3.1. Điều kiện thử

Đảm bảo các van 11, 12 và 13 như thể hiện trên Hình 1 được đóng.

Các phép thử phải được thực hiện với áp suất đẩy được đặt bằng (10 ± 1) % của áp suất danh định, áp suất đó phải ít nhất bằng (100 ± 10) kPa, và tại tốc độ quay lớn nhất, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Bắt đầu với áp suất hút được đặt bằng (-60 ± 2) kPa và lặp lại phép thử với áp suất hút tăng dần theo mức (10 ± 2) kPa cho đến (-10 ± 2) kPa.

Đo lưu lượng cho từng áp suất hút.

7.3.2. Kết quả

Báo cáo kết quả của các phép thử theo dạng biểu bảng hoặc đồ thị (ví dụ, xem A.2).

7.4. Công suất tiêu thụ

7.4.1. Điều kiện thử

Điều kiện thử như quy định trong 7.2.1.

7.4.2. Kết quả

Báo cáo kết quả của các phép thử theo dạng biểu bảng hoặc đồ thị (ví dụ, xem A.3).

7.5. Khả năng mồi nước - Dòng chảy bình thường

7.5.1. Điều kiện thử

Phép thử phải được thực hiện với các điều kiện sau:

- tại tốc độ quay lớn nhất, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo;

- với áp suất đẩy được đặt bằng (5 ± 1)% của áp suất danh định và ít nhất bằng (100 ±10) kPa;

- với áp suất hút được đặt tới áp suất hút tham chiếu quy định trong 6.4.2;

- với các chiều dài đường ống hút bằng (3 ± 0,1) m, (5 ± 0,1) m và (7 ± 0,1) m, và với đường ống hút theo vị trí nằm ngang.

Trong quá trình thử, ghi giá trị áp suất đẩy theo các khoảng thời gian không được lớn hơn 0,5 s.

7.5.2. Quy trình thử

Đảm bảo các van 11, 12 và 13, và van nạp không khí 3, như thể hiện trên Hình 1 đã được đóng.

Bắt đầu bơm, đợi cho đến khi bơm đã được mồi nước đủ và điều chỉnh để đạt đến những điều kiện quy định (áp suất hút, áp suất đẩy, tốc độ quay). Mở van nạp không khí khoảng (30 ± 1) s. Đóng van nạp không khí và đồng thời bắt đầu ghi áp suất. Dừng thử khi áp suất đẩy đạt đến giá trị đặt (± 5 %) và giữ ở mức đó ít nhất 5s.

Xác định khoảng thời gian giữa việc đóng van nạp không khí và áp suất đặt đạt được.

Đối với mỗi chiều dài đường ống hút, lặp lại 3 lần thử.

7.5.3. Kết quả

Báo cáo ba giá trị thời gian đo được và trị số trung bình của chúng cho mỗi phép thử, theo giây (s).

7.6. Khả năng mồi nước - Dòng tuần hoàn khép kín

7.6.1. Điều kiện thử

Phép thử phải được thực hiện với các điều kiện sau:

- tại tốc độ quay lớn nhất, theo chỉ dẫn của nhà chế tạo;

- với áp suất đẩy được đặt bằng (10 ± 1)% của áp suất danh định và ít nhất bằng (100 ± 10) kPa;

- với áp suất hút được đặt tới áp suất hút tham chiếu quy định trong 6.4.2;

- với chiều dài đường ống hút bằng (3 ± 0,1) m, (5 ± 0,1) m và (7 ± 0,1) m, và với đường hút theo vị trí nằm ngang;

- với chiều dài đường ống nhánh được đặt bằng (1± 0,1)m, với đường kính giống như đường ống hút và với chiều dài đường ống nhánh được đo từ tâm của van 12 và van 13, như thể hiện trên Hình 1;

- với lưu lượng đầu ra được đặt bằng 10%, 15% và 20% (± 1 dm3.min-1) của lưu lượng cung cấp lớn nhất trong một phút theo nhà chế tạo công bố.

Trong quá trình thử, ghi giá trị áp suất đẩy theo các khoảng thời gian không được lớn hơn 0,5s.

7.6.2. Quy trình thử

Đảm bảo van nạp không khí 3, như thể hiện trên Hình 1, đã được đóng.

Mở các van 11,12 và 13, như thể hiện trên Hình 1, và đóng van 9.

Sử dụng van 8, như thể hiện trong Hình 1, để điều chỉnh áp suất đẩy và van 11 để điều chỉnh lưu lượng đầu ra.

Bắt đầu bơm và điều chỉnh để đạt đến những điều kiện quy định (áp suất hút, áp suất đẩy, tốc độ quay, lưu lượng đầu ra). Mở van nạp không khí khoảng (30 ± 1) s. Đóng van nạp không khí và đồng thời bắt đầu ghi áp suất. Dừng thử khi áp suất đẩy đạt đến giá trị đặt (± 5%) và giữ ở mức đó ít nhất 5s.

Xác định khoảng thời gian giữa việc đóng van nạp không khí và áp suất đặt đạt được.

Đối với mỗi chiều dài đường hút, lặp lại 3 lần thử.

7.6.3. Kết quả

Báo cáo ba giá trị thời gian đo được và trị số trung bình của chúng cho mỗi phép thử, theo giây (s).

7.7. Thử hao hụt

7.7.1. Điều kiện thử

Đối với bơm kiểu màng và bơm pít tông có áp suất làm việc lớn nhất lên tới 2 MPa, áp suất đẩy phải được đặt bằng (800 ±10)kPa; đối với bơm cùng loại có áp suất làm việc lớn nhất trên 2MPa, áp suất đẩy phải được đặt bằng (70 ± 1)%.

Đối với bơm ly tâm, áp suất đẩy phải được đặt bằng (100 ± 10) kPa.

Tốc độ quay phải lớn nhất theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Áp suất hút phải được đặt tới áp suất hút tham chiếu, như quy định trong 6.4.2.

Ở cuối phép thử, đo lưu lượng.

Dừng thử khi xuất hiện hư hỏng hoặc sau 500 h.

7.7.2. Kết quả

Báo cáo lưu lượng đo được trong thời gian thử theo dạng bảng (ví dụ, xem A.4). Ngoài ra, báo cáo còn phải đưa ra tỷ lệ phần trăm của độ giảm lưu lượng so với giá trị đo được trước khi thử, ở cùng các điều kiện tốc độ quay và áp suất đẩy.

8. Báo cáo thử

Báo cáo thử phải bao gồm thông tin dưới đây:

a) Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm thực hiện các phép thử;

b) Tham khảo tiêu chuẩn này;

c) Các thông tin nhận biết bơm được thử;

d) Ngày tháng và tên của người chịu trách nhiệm đối với các phép thử;

e) Các giá trị

- nhiệt độ môi trường,

- đặc tính chất lỏng thử,

- nhiệt độ chất lỏng thử, và

- áp suất khí quyển;

f) Sơ đồ và mô tả băng thử;

g) Đặc tính của thiết bị đo được sử dụng để thử;

h) Kết quả thử theo 7.2 đến 7.7;

i) Ghi chú (nếu có).

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

VÍ DỤ VỀ KẾT QUẢ THỬ

A.1. Lưu lượng tại áp suất hút tham chiếu

Xem Bảng A.1 và Hình A.1.

Bảng A.1 - Lưu lượng tại áp suất hút tham chiếu

Áp suất đẩy

kPa

Tốc độ quay

r/min

Min.

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Max.

50

109

122

137

151

165

500

106

120

135

148

163

1 000

103

117

131

146

160

1 500

101

115

128

142

157

2 000

98

111

126

140

153

CHÚ DẪN:

X Tốc độ quay, r/min

Y Lưu lượng, dm3.min-1

A Áp suất đẩy, kPa

1 Mức nhỏ nhất

2 Mức 1

3 Mức 2

4 Mức 3

5 Mức lớn nhất

Hình A.1 - Lưu lượng tại áp suất hút tham chiếu

A.2. Lưu lượng tại áp suất hút thay đổi

Xem Hình A.2.  

CHÚ DẪN:

X Áp suất hút, kPa

Y Lưu lượng, dm3.min-1

Hình A.2 - Lưu lượng tại áp suất hút thay đổi

A.3. Công suất tiêu thụ tại áp suất hút tham chiếu

Xem Bảng A.2 và Hình A.3.

Bảng A.2 - Công suất tiêu thụ tại áp suất hút tham chiếu

Áp suất đẩy

kPa

Tốc độ quay

r/min

Min.

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Max.

100

0,09

0,11

0,12

0,14

0,14

1 000

0,42

0,48

0,53

0,59

0,66

2 000

0,74

0,87

0,97

1,07

1,20

3 000

1,09

1,24

1,40

1,56

1,72

4 000

1,43

1,61

1,83

2,03

2,25

CHÚ DẪN

X Tóc độ quay, r/min

Y Công suất, kW

A Áp suất đẩy, kPa

1 Mức nhỏ nhất

2 Mức 1

3 Mức 2

4 Mức 3

5 Mức lớn nhất

Hình A.3 - Công suất tiêu thụ tại áp suất hút tham chiếu

A.4. Thử hao hụt

Tốc độ quay, r/min:

Áp suất đẩy, kPa:

Xem Bảng A.3.

Bng A.3 – Th hao hụt

Thời gian làm việc

Lưu lượng

Độ giảm

h

dm3.min-1

%

0

121,0

0

500

118,8

1,8

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Độ chính xác của các phép đo

5. Chất lỏng thử

6. Điều kiện thử chung

6.1. Băng thử

6.2. Lắp đặt bơm

6.3. Điều kiện môi trường

6.4. Áp suất

6.5. Tốc độ quay

6.6. Lưu lượng

6.7. Mô men xoắn

6.8. Công suất tiêu thụ

7. Phương pháp thử

7.1. Quy định chung

7.2. Lưu lượng tại áp suất hút tham chiếu

7.3. Lưu lượng tại áp suất hút thay đổi

7.4. Công suất tiêu thụ

7.5. Khả năng mồi nước - Dòng chảy bình thường

7.6. Khả năng mồi nước - Dòng tuần hoàn khép kín

7.7. Thử hao hụt

8. Báo cáo thử

Phụ lục A (Tham khảo) Ví dụ kết quả thử