CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ – THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ OSI – PHẦN 7: VIỆC ĐĂNG KÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ ISO VÀ ITU-T
Information technology – Open systems interconnection – Procedures for the operation of OSI registration authorities – Part 7: Joint ISO and ITU-T registration of international organizations
Lời nói đầu
TCVN 10583-7:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 9834-7:2008
TCVN 10583-7:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10583 (ISO/IEC 9834) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở gồm các tiêu chuẩn sau đây:
1. TCVN 10583-1:2014 (ISO/IEC 9834-1:2012) Công nghệ thông tin – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng – Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế
2. TCVN 10583-2:2014 (ISO/IEC 9834-2:1993) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 2: Thủ tục đăng ký cho kiểu tài liệu OSI
3. TCVN 10583-3:2014 (ISO/IEC 9834-3:2008) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 3: Đăng ký các cung định danh đối tượng bên dưới cung mức trên cùng do ISO và ITU–T quản trị
4. TCVN 10583-4:2014 (ISO/IEC 9834-4:1991) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI–Phần 4: Sổ đăng ký của hồ sơ VTE
5. TCVN 10583-5:2014 (ISO/IEC 9834-5:1991) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 5: Sổ đăng ký xác định đối tượng điều khiển VT
6. TCVN 10583-6:2014 (ISO/IEC 9834-6:2005) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 6: Đăng ký quá trình ứng dụng và thực thể ứng dụng
7. TCVN 10583-7:2014 (ISO/IEC 9834-7:2008) Công nghệ thông tin–Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 7: Việc đăng ký của các tổ chức quốc tế ISO và ITU–T
8. TCVN 10583-8:2014 (ISO/IEC 9834-8:2008) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 8: Tạo và đăng ký các định danh đơn nhất (UUIDs) và sử dụng như các thành phần định danh đối tượng ASN.1
9. TCVN 10583-9:2014 (ISO/IEC 9834-9:2008) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 9: Đăng ký các cung định danh đối tượng cho ứng dụng và dịch vụ sử dụng định danh thẻ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ – THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ OSI – PHẦN 7: VIỆC ĐĂNG KÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ ISO VÀ ITU-T
Information technology – Open systems interconnection – Procedures for the operation of OSI registration authorities – Part 7: Joint ISO and ITU-T registration of international organizations
Tiêu chuẩn này quy định các thủ tục đối với các cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm trước các tổ chức quốc tế về nhiệm vụ gán tên phải rõ ràng trên toàn cầu theo Điều kiện:
a) Địa chỉ O/R được xác định trong Recommendation ITU-T X.402/ISO/IEC 10021-2
b) Tên thư mục được xác định trong Recommendation ITU-T X.501/ISO/IEC 9594-2;
c) Cung liên kết của tổ chức quốc tế ( xem 3.6.6) của cây định danh đối tượng quốc tế được xác định trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1 | Recommendation ITU-T X.660)
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
Recommendation ITU-T X.660 (2004) | ISO/IEC 9834-1:20081 Information technology – Open systems interconnection – Procedures for the operation of OSI registration authorities: General procedures and top arcs of the international object identifier tree (Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế).
Recommendation ITU-T X.401|ISO/IEC 10021-2:2003, Information technology – Message handling systems (MHS) – Overall architecture (Công nghệ thông tin – Các hệ thống xử lý thông điệp (MHS) – Kiến trúc toàn diện)
Recommendation ITU-T X.500 (2008)/ISO/IEC 9594-1:2008, Information technology – Open systems interconnection – The Directory: Overview of concepts, model and services ( Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở - Thư mục: Tổng quát về các khái niệm, mô hình và dịch vụ).
Recommendation ITU-T X.501 (2008)/ISO/IEC 9594-2:2008, Information technology – Open systems interconnection – The Directory: Models (Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở - Thư mục: Các mô hình).
Recommendation ITU-T X.520 (2008)/ISO/IEC 9594-6:2008, Information technology – Open systems interconnection – The Directory: Selected attribute types (Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở - Thư mục : Các kiểu thuộc tính lựa chọn).
Recommendation ITU-T X.680 (2002)ISO/IEC 8824-1:2002 Information technology – Abstract syntax notation one (ASN.1) : Specification of basic notation (Công nghệ thông tin – Ký pháp cú pháp trừu tượng phiên bản 1: Đặc tả ký pháp cơ sở)
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:
3.1 Thuật ngữ ASN.1
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.680 | ISO/IEC 8824-1:
a) NumericString (Chuỗi số);
b) PrintableString (Chuỗi in);
c) TeletexString (Chuỗi teletex).
3.2 Thuật ngữ thư mục
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.501 | ISO/IEC 9594-2:
a) Cây thông tin thư mục
b) Chi nhánh hệ thống thư mục
c) Tên thư mục
d) Tên phân biệt tương đối
3.3 Thuật ngữ thuộc tính thư mục
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.520 | ISO/IEC 9594-6:
a) Tên nước
b) Tên tổ chức.
3.4 Thuật ngữ đăng ký
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660 :
a) Định danh đối tượng
b) Tham chiếu nguồn quốc tế hóa OID
c) Giá trị nguyên sơ cấp
d) Đăng ký
e) Cơ quan đăng ký
f) Các thủ tục đăng ký
g) Định danh thứ cấp
h) Cơ quan bảo trợ
i) Nhãn Unicode
j) Cung dài.
3.5 Thuật ngữ hệ thống xử lý thông điệp
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.402 | ISO/IEC 10021-2:
a) Tên miền quản trị
b) Tên lãnh thổ
c) Vùng quản lý
d) Địa chỉ O/R
e) Tên miền riêng
f) Thuộc tính chuẩn
3.6 Định nghĩa bổ sung
3.6.1
Định danh cung (arc identifications)
Tất cả các tên được cho là cung của cây định danh đối tượng quốc tế
CHÚ THÍCH: Các cung này gồm có ( trừ cung dài) định danh sơ cấp là số nguyên ( xác định nhãn Unicode có giá trị nguyên), số 0 hoặc nhiều các nhãn Unicode rõ ràng không là số nguyên và số 0 hoặc nhiều các định danh thứ cấp (có thể không rõ ràng).
3.6.2
Tên ADMD quốc tế (international ADMD name)
ADMD có thể được sử dụng ở hình thức các địa chỉ O/R. Nó bao gồm giá trị thuộc tính tiêu chuẩn tên lãnh thổ xác định Cơ Quan Đăng Ký hoạt động dưới các điều khoản của tiêu chuẩn này.
3.6.3
Tên quốc tế (international name)
Là tên toàn cầu rõ ràng trong hoàn cảnh nào đó
3.6.4
Tên PRMD quốc tế (international PRMD name)
Tên PRMD có thể được sử dụng ở hình thức các địa chỉ O/R. Nó bao gồm giá trị thuộc tính tiêu chuẩn tên lãnh thổ xác định Cơ Quan Đăng Ký hoạt động dưới các điều khoản của tiêu chuẩn này và giá trị thuộc tính tên ADMD của một khoảng trống đơn.
3.6.5
Tên tổ chức quốc tế (international organization name)
Giá trị tên tổ chức có thể được dùng ở RDN mà không cần chứng nhận của RDN tên lãnh thổ. Tên tổ chức quốc tế là tên thư mục của mục nhập đối với tổ chức liên quan.
3.6.6
Cung liên kết của tổ chức quốc tế (joint international organization arc)
Nút bên dưới cung của cây định danh đối tượng quốc tế được giá trị định danh đối tượng ASN.1 xác định {joint-iso-t international- organizations (23)} và các giá trị định danh nguồn quốc tế hóa OID ADN.1 “ / Joint-ISO-ITU-T/ International- Organisations” và “/ International- Organizations”.
Tiêu chuẩn này áp dụng các từ viết tắt sau đây:
ADMD | Vùng quản trị |
ASN.1 | Ký pháp cú pháp trừu tượng phiên bản 1 |
DIT | Cây thông tin thư mục |
DSA | Tổ chức hệ thống thư mục |
ITO | Tổ chức hiệp ước quốc tế |
MD | Vùng quản lý |
MHS | Hệ thống xử lý thông điệp |
MTS | Hệ thống chuyển thông điệp |
O/R | Bên truyền dữ liệu/ nhận dữ liệu |
PRMD | Miền quản lý riêng |
PRMD name | Tên miền riêng |
RDN | Tên phân biệt tương đối |
5.1 TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1) xác định các thủ tục có thể ứng dụng chung cho việc đăng ký của các đối tượng. Nó cho phép các tiêu chuẩn khác nhau xác định các thủ tục đối với việc đăng ký của các đối tượng cụ thể.
5.2 Tiêu chuẩn này xác định các thủ tục cho việc đăng ký gán các tên quốc tế đối với các tổ chức. Tại đây thuật ngữ “ Tên quốc tế” là tên rõ ràng trên toàn cầu trong một ngữ cảnh cụ thể. Tiêu chuẩn này bao gồm 3 loại tên quốc tế:
a) Tên PRMD và ADMD quốc tế dùng trong các địa chỉ O/R được xác định theo Recommendation ITU-T X.402 |ISO/IEC 10021-2;
b) Các tên tổ chức quốc tế sử dụng trong tên thư mục được xác định theo Recommendation ITU-T X.501 | ISO/IEC 9594-2;
c) Định danh cung cho các liên hiệp cung tổ chức quốc tế
5.3 Cơ quan đăng ký riêng lẻ chịu trách nhiệm gán từng loại tên quốc tế và chỉ có một cơ quan đăng ký cho mỗi loại tên quốc tế. Cùng một thực thể có thể đóng vai nhiều hơn một trong các cơ quan đó.
5.4 Tổ chức yêu cầu gán các giá trị tên tương đương đối với các loại tên khác nhau. Tổ chức phải tạo ra các yêu cầu đăng ký phù hợp với mỗi loại cơ quan đăng ký riêng lẻ.
6 Điều hành của các cơ quan đăng ký
6.1 Điều hành chung của cơ quan đăng ký được xác định theo TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-
1), điều 8.2. Các thủ tục cụ thể cho mỗi loại tên quốc tế được xác định trong các phụ lục đối với tiêu chuẩn này như sau:
a) Các thủ tục cho việc gán tên MD quốc tế được xác định trong phụ lục A;
b) Các thủ tục cho việc gán tên tổ chức quốc tế được xác định trong phụ lục B;
c) Các thủ tục cho việc gán cung tổ chức quốc tế liên kết được xác định trong phụ lục C.
6.2 TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1|Recommendation ITU-T X.660), điều 8.2 và các phụ lục đối với tiêu chuẩn này xác định các nguyên tắc chi phối các thủ tục đăng ký được áp dụng . Chính các cơ quan đăng ký này xác định các cơ chế mà qua đó các nguyên tắc được nhận diện ( Ví dụ qua các hoạt động điện tử), theo phê chuẩn của ITU-T/ISO/IEC.
7 Chỉ định các cơ quan đăng ký
Việc chỉ định các cơ quan đăng ký theo ủy thác của tổ chức tiêu chuẩn hóa để tổ chức đăng ký được nêu trong tiêu chuẩn này. Để thực hiện điều này, theo các yêu cầu và nguyên tắc nội bộ, tổ chức tiêu chuẩn hóa chỉ định một tổ chức hoạt động như cơ quan đăng ký cho mỗi loại tên trong tiêu chuẩn này.
8.1 Tổ chức cung cấp chức năng cơ quan đăng ký thực hiện các công việc khôi phục phí tổn. Cấu trúc lệ phí được thiết kế nhằm khôi phục kinh phí điều hành cơ quan đăng ký, và để ngăn ngừa các yêu cầu không hợp lý.
8.2 Giá trị lệ phí do cơ quan đăng ký xác định, phụ thuộc vào việc phê duyệt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia. Lệ phí có thể áp dụng cho:
a) Đăng ký
b) Yêu cầu truy vấn
c) Yêu cầu công bố
d) Yêu cầu cập nhật
e) Duy trì tên
Việc gán các tên PRMD và ADMD quốc tế
A.1 Mục đích
Mục đích của phụ lục này để xác định các thủ tục của việc gán các tên PRMD và ADMD quốc tế đối với các tổ chức cho việc sử dụng trong các địa chỉ O/R được xác định trong Recommendation ITU-T X.402/ISO/IEC 10021-2.
A.2 Các yêu cầu từ Recommendation IT U-T X.402/ISO/IEC 10021-2
A.2.1 Các tên PRMD và ADMD được sử dụng trong nhiều thành phần giao thức MHS được cụ thể hóa trong Recommendation ITU-T X.400/ISO/IEC 10021. Hai cú pháp được cụ thể cho các giá trị tên PRMD và ADMD: Giá trị của chuỗi số và giá trị của chuỗi in.
A.2.2 Các thủ tục được xác định trong phụ lục này cung cấp việc gán các tên PRMD và ADMD quốc tế của giá trị tên kiểu chữ số so với các ký tự từ bộ ký tự chuỗi in. Theo yêu cầu của Recommendation ITU-T X.402/ISO/IEC 10021-2, các tên này bị giới hạn chiều dài trong 16 ký tự.
A.2.3 Giá trị tên được gán bao gồm chữ số và khoảng trống, sau đó tên chuỗi số tương ứng cũng được xem như là được gán
CHÚ THÍCH PrintableString bao gồm với các chữ số duy nhất và khoảng trống tương đương với NumericString.
A.2.4 Đối với việc xử lý các giá trị tên cho mục đích đăng ký:
a) So sánh là không phân biệt in hoa thường
b) Nhiều khoảng trống liên tiếp được xử lý thành khoảng trống đơn
c) Các khoảng trống đầu tiên và kế tiếp không được xử lý như là phần giá trị tên. d) Các giá trị tên của khoảng trống đơn hoặc số 0 đơn không được đăng ký.
A.3 Sử dụng tên
Có sổ đăng ký đơn lẻ của các tên MD quốc tế. Mỗi khi ghi danh vào sổ đăng ký có chỉ định giá trị tên được sử dụng như là tên ADMD hoặc tên PRMD.
CHÚ THÍCH 1: Đối với các tên ADMD và PRMD được sử dụng trong hệ thống xử lý thông điệp thích hợp với Recomm endation ITU-T X.402/ISO/IEC 10021-2, việc cụ thể các thủ tục để xác định tên và các cơ quan đăng ký trong giao thức cụ thể là rất cần thiết. Thủ tục này có các tên ADMD và PRMD được đăng ký trong ngữ cảnh tên lãnh thổ cụ thể. Các thủ tục đối với các tên PRMD và ADMD quốc tế được xác định trong tiêu chuẩn này đang được nghiên cứu.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này cụ thể hóa chế độ MTS đối với việc tham gia tình nguyện của cấu trúc tên MD quốc tế. Nó có thể đặt ra các yêu cầu bổ sung đối với việc sử dụng các tên PRMD và ADMD quốc tế được gán theo các thủ tục được xác định trong phụ lục này.
A.3.1 Việc sử dụng các tên ADMD quốc tế.
A.3.1.1 Tên ADMD được gán bởi các thủ tục xác định trong phụ lục này có thể được sử dụng trong việc hình thành các địa chỉ O/R. Các địa chỉ O/R bao gồm giá trị thuộc tính tiêu chuẩn tên lãnh thổ xác định cơ quan đăng ký điều hành dưới các điều khoản của tiêu chuẩn này.
A.3.1.2 Việc gán tên ADMD với một tổ chức cũng giao phó cho tổ chức đó để gán thuộc tính tiêu chuẩn đối với các địa chỉ O/R trong ngữ cảnh tên đó, theo các ràng buộc được xác định trong Recommendation ITU-T X.402/ISO/IEC 10021-2.
A.3.2 Việc sử dụng các tên PRMD quốc tế
A.3.2.1 Tên PRMD được gán bởi các thủ tục xác định trong phụ lục này có thể được sử dụng trong việc hình thành các địa chỉ O/R. Các địa chỉ O/R bao gồm giá trị thuộc tính tiêu chuẩn tên lãnh thổ xác định cơ quan đăng ký điều hành dưới các điều khoản của tiêu chuẩn này, và giá trị thuộc tính tên ADMD của khoảng trống đơn.
A.3.2.2 Việc gán tên PRMD với một tổ chức cũng giao phó cho tổ chức đó để gán thuộc tính tiêu chuẩn đối với các địa chỉ O/R trong ngữ cảnh tên đó, theo các ràng buộc được xác định trong Recommendation ITU-T X.402/ISO/IEC 10021-2.
A.4 Các thủ tục đăng ký
Điều này xác định các thủ tục trong việc gán tên ADMD và PRMD quốc tế đối với các tổ chức. Các thủ tục này được thiết kế để đảm bảo sự công khai và các thủ tục hợp pháp trong quá trình đăng ký.
A.4.1 Ứng dụng của đăng ký
A.4.1.1 ITO đưa ra ứng dụng trực tiếp đối với cơ quan đăng ký. Các ứng dụng khác được đưa ra thông qua cơ quan bảo trợ. Nội dung của ứng dụng này được xác định trong điều A.6.1.
A.4.1.2 Nhờ hoàn tất thành công các thủ tục được nêu trong phụ lục này, giá trị ký tự con số do bên yêu cầu cung cấp bị giới hạn bởi các nguyên tắc trong A.2, đã được gán đăng ký.
A.4.1.3 Khi bên yêu cầu yêu cầu các tên đa dạng, họ phải đưa ra được ứng dụng riêng cho mỗi tên.
A.4.2 Rà soát các ứng dụng
A.4.2.1 Thủ tục
A.4.2.1.1 Do tên ký tự chữ số có thể có nghĩa bên ngoài quy trình đăng ký, để ứng dụng được thực hiện, nó sẽ bao gồm câu lệnh đã được ký khẳng định quyền của bên yêu cầu đối với tên đó. Nếu như câu lệnh này lỗi, ứng dụng loại bỏ gửi thông báo loại bỏ được nêu trong A.6.6, trích dãn điều này như lý do loại bỏ.
CHÚ THÍCH Trong ngữ cảnh đăng ký, câu lệnh được ký chỉ tập hợp cho mục tiêu ghi âm. Câu lệnh này có thể có ích, ví dụ như trong quá trình thách thức cơ quan bảo trợ; tuy nhiên cách dùng này nằm bên ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.
A.4.2.1.2 Nếu các ứng dụng này không bao gồm thông tin được nêu trong A.6.1, ứng dụng này bị loại bỏ gửi đi thông báo loại bỏ được nêu trong A.6.6, việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ.
A.4.2.1.3 Nếu có ứng dụng mới cho tên chữ ký số, nó sẵn sàng được yêu cầu. Nhưng nếu yêu cầu trước chưa được xác nhận thì phải tuân theo quá trình sau:
a) Nếu ứng dụng mới có trước khi quá trình xác nhận ứng dụng trước được bắt đầu, sau đó cả 2 ứng dụng bị loại bỏ gửi thông báo loại bỏ được nêu trong A.6.6, việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ.
b) Nếu ứng dụng mới có sau khi quá trình xác nhận ứng dụng trước được bắt đầu, sau đó ứng dụng mới giữ nguyên cho đến khi quá trình xác nhận ứng dụng trước được hoàn thành. Bên yêu cầu mới ngay lập tức được thông báo rằng ứng dụng trước đối với tên được yêu cầu đang trong quá trình xác nhận được định nghĩa trong điều này. Nếu xác nhận thành công, ứng dụng mới bị loại bỏ gửi thông báo loại bỏ được xác định trong A.6.6, trích dẫn điều này như là lý do loại bỏ. Nếu xác nhận không thành công, ứng dụng mới tiếp tục trong quá trình xác nhận.
A.4.2.1.4 Nếu ứng dụng được chấp thuận, nó được đưa vào quá trình xác nhận đã quy định trong A.4.3.
A.4.2.2 Thời gian phản hồi
A.4.2.2.1 Trên thực tế, việc rà soát ứng dụng theo các thủ tục được nêu trong A.4.2.1 được hoàn thành trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được ứng dụng này.
A.4.2.2 Cơ quan đăng ký có thể trộn nhiều ứng dụng với nhau đối với việc đăng ký khi truyền tải xác nhận này yêu cầu đến cơ quan bảo trợ. Tuy nhiên, việc bắt đầu quá trình xác nhận đối với bất kỳ ứng dụng nào đều không được trì hoãn trong hơn 2 tháng kể từ ngày ứng dụng đó được đưa ra.
A.4.2.3 Các ứng dụng không thể thực hiện
Ứng dụng không thể thực hiện nếu giá trị tên yêu cầu không thích hợp với các yêu cầu được nêu trong A.2. Ứng dụng này bị loại bỏ gửi thông báo loại bỏ được nêu trong A.6.6, trích dẫn điều này như lý do loại bỏ.
A.4.3 Quá trình xác nhận
A.4.3.1 Giá trị tên yêu cầu được so sánh với tất cả giá trị tên khác trong sổ đăng ký . Nếu giá trị tên là một bản sao, yêu cầu bị loại bỏ gửi thông báo từ chối được nêu trong A.6.6,việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ. Nếu giá trị được cung cấp không phải là một bản sao, nó được cho vào danh sách rà soát. Danh sách rà soát được công bố và yêu cầu xác nhận được nêu trong A.6.2 được gửi tới mỗi cơ quan bảo trợ.
A.4.3.2 Quá trình rà soát mất ít nhất 6 tháng. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của quá trình rà soát được công bố. Trên thực tế, việc ghi chú của bản công bố giá trị tên đã cung cấp và bắt đầu quá trình rà soát được gửi tới bên yêu cầu trong vòng 20 ngày làm việc.
A.4.3.3 Các tổ chức bảo trợ phản hồi yêu cầu xác nhận được nêu trong A.6.3. Việc không tham gia hoặc không có sự phản hồi từ tổ chức bảo trợ trong thời gian rà soát cụ thể, được cân nhắc như một sự xác nhận của cơ quan bảo trợ rằng giá trị tên có thể được sử dụng trong phạm vi có thể.
A.4.3.4 Nếu có xác nhận nhất trí cho việc gán giá trị tên được yêu cầu ở giai đoạn cuối rà soát (nếu không có các đối tượng tổ chức bảo trợ), tên giá trị sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh sách rà soát và cho vào sổ đăng ký, việc công bố đăng ký được nêu trong A.6.5 được gửi tới bên yêu cầu. Thông báo đăng ký được gửi trong vòng 10 ngày làm việc trong thời gian đóng lại sự rà soát.
A.4.3.5 Nếu không có xác nhận nhất trí cho việc gán giá trị tên được yêu cầu, sau đó giá trị tên sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh sách rà soát và thông báo loại bỏ được cụ thể trong A.6.6 được gửi cho bên yêu cầu, trích dẫn điều này như là lý do loại bỏ. Thông báo loại bỏ được gửi trong vòng 10 ngày đóng giai đoạn rà soát.
A.4.3.6 Không có cơ quan đăng ký cũng không có tiêu chuẩn đóng vai trò trong việc giải quyết tranh chấp giữa cách sử dụng các tên. Các tranh chấp này kiên quyết giải quyết ngoài các điều khoản của tiêu chuẩn này theo các ứng dụng mới đối với cơ quan đăng ký.
A.5 Đăng ký
A.5.1 Duy trì
A.5.1.1 Cơ quan đăng ký duy trì việc đăng ký của các giá trị tên được gán, cùng với thông tin được nêu trong A.6.10. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm xác định các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc duy trì đăng ký này.
A.5.1.2 Theo các thông tin được nêu trong A.6.10, giá trị tên được gán, tổ chức đưa ra đầu tiên, địa chỉ và tên tổ chức yêu cầu đầu tiên, tiêu đề và tên người yêu cầu đầu tiên, ngày đăng ký đầu tiên không được cập nhật. Tất cả các thành phần thông tin khác có thể được cơ quan đăng ký cập nhật khi được yêu cầu thực hiện theo hình thức được nêu trong A.6.11 bởi sự chính thức của tổ chức này đối với tên được gán hoặc nếu sự chính thức của tổ chức này không tồn tại mà là cơ quan bảo trợ của việc gán giá trị tên.
A.5.1.3 Cơ quan bảo trợ có thể yêu cầu việc tham gia vào đăng ký được gắn nhãn như thể invalid đối với việc sử dụng giá trị tên trong ngữ cảnh liên quan. Ví dụ yêu cầu này có thể dẫn tới kết quả quá trình thử thách được điều hành bởi cơ quan bảo trợ hoặc từ định nghĩa rằng quyền sở hữu trí tuệ đang bị xâm phạm. Khi yêu cầu dựa vào thông tin không sẵn có tại thời điểm quá trình xác nhận, thông thường nó vẫn được công nhận. Tuy nhiên, các nhãn invalid sẽ không được đưa vào cho đến khi ít nhất 1 năm sau khi yêu cầu được chấp nhận để cho phép đủ thời gian người sử dụng của giá trị tên đáp ứng sự thay đổi.
A.5.1.4 Khi một nhãn invalid được đưa vào mục nhập sổ đăng ký, sau đó giá trị tên cho mục nhập này không thể được sử dụng trong hoàn cảnh sử dụng tên được cụ thể bởi cơ quan bảo trợ tương ứng. Ngay khi yêu cầu đưa ra ghi chú invalid, cơ quan đăng ký sẽ công bố chính thức thông tin đối với tất cả các cơ quan đăng ký bảo trợ.
A.5.1.5 Cơ quan đăng ký bảo trợ hoặc ITO có thể yêu cầu xóa bỏ mục nhập sổ đăng ký theo trách nhiệm. Khi mục nhập sổ đăng ký bị xóa bỏ, giá trị tên ở mục nhập này không còn có thể sử dụng được nữa. Cơ quan đăng ký chính thức công bố thông tin cho tất cả các cơ quan bảo trợ và ITOs. Tên mà mục nhập bị xóa này không được chọn sử dụng lại cho đến khi ít nhất 1 năm sau khi yêu cầu được chấp nhận để đáp ứng đủ thời gian không còn sự từ chối với việc sử dụng tên trước này.
A.5.1.6 Tại khoảng trống cụ thể, cơ quan đăng ký yêu cầu các tổ chức có liên quan thông qua các mục nhập trong sổ đăng ký. Nếu không nhận được sự thông qua này, không phải tổ chức này hay cơ quan bảo trợ xác nhận rằng tên này không còn sử dụng, mục nhập này bị xóa bỏ.
CHÚ THÍCH Có thể có các trường hợp việc sử dụng lại không thích hợp ( do sử dụng các kỹ thuật an toàn). Quyết định này được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể bởi sự cố vấn của cơ quan đăng ký với cơ quan bảo trợ hoặc ITO.
A.5.2 Truy vấn
A.5.2.1 Đối với cơ quan đăng ký, dịch vụ truy vấn luôn luôn sẵn sang. Dịch vụ này cho phép bên yêu cầu có tiềm năng đối với việc gán các tên PRMD hoặc ADMD quốc tế xác định nếu giá trị tên này luôn được gán.
A.5.2.2 Để tạo ra sự truy vấn, tổ chức đưa ra yêu cầu truy vấn được nêu trong A.6.7.
A.5.2.3 Cơ quan đăng ký phản hồi yêu cầu truy vấn trong việc phản hồi truy vấn được nêu trong
A.6.8. Trên thực tế, phản hồi phải trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu đó.
A.5.3 Công bố
A.5.3.1 Đối với cơ quan đăng ký, dịch vụ công bố luôn luôn sẵn sang. Dịch vụ này cung cấp các bản sao của các bộ của các mục nhập đăng ký. Thông tin mục nhập đăng ký không được làm sẵn đối với các tổ chức đó không được cho phép giải phóng thông tin.
A.5.3.2 Yêu cầu thông tin được đưa ra theo biểu mẫu yêu cầu công bố được cụ thể tại A.6.9.
A.5.3.3 Cơ quan đăng ký phản hồi lại thôn tin được yêu cầu trong phản hồi công bố được nêu trong A.6.9 theo mẫu biểu phù hợp (bản cứng hoặc bản điện tử). Thời gian được yêu cầu để phản hồi lại sẽ dựa theo độ phức tạp của tiêu chí chọn lựa và số dữ liệu được đưa ra.
A.6 Nội dung mẫu
Thông tin yêu cầu theo các mẫu biểu được sử dụng bởi Cơ quan đăng ký nhằm thực hiện quá trình đăng ký.
A.6.1 Ứng dụng đăng ký
Ứng dụng này bao gồm các thông tin sau đây:
1) Tên của cơ quan bảo trợ hoặc ITO đưa ra ứng dụng
2) Tên của tổ chức yêu cầu ( không có trong trường hợp ITO).
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Giá trị tên ký tự được đề xuất
6) Việc sử dụng chủ định của giá trị tên( tên ADMD hoặc tên PRMD)
7) Công bố quyền đối với giá trị tên
8) Công bố liệu có hay không thông tin được công bố. A.6.2 Yêu cầu xác nhận
Yêu cầu xác nhận được cơ quan đăng ký gửi tới tất cả các cơ quan bảo trợ sẽ bao gồm các thông tin sau:
1) Ngày bắt đầu của giai đoạn rà soát
2) Ngày kết thúc của giai đoạn rà soát( chịu trách nhiệm phản hồi)
3) Giá trị tên được yêu cầu
4) Việc sử dụng chủ định của giá trị tên ( tên ADMD hoặc tên PRMD)
5) Nhận diện ITO hoặc cơ quan bảo trợ và tổ chức yêu cầu
6) Bản sao của tiêu chuẩn này.
A.6.3 Phản hồi đối với yêu cầu xác nhận
Cơ quan bảo trợ phản hồi yêu cầu xác nhận bao gồm thông tin sau:
1) Xác nhận hoặc từ chối rằng giá trị tên được yêu cầu có thể được sử dụng trong khi sử dụng giá trị tên liên quan đến cơ quan bảo trợ.
2) Có thể có các bình luận và thông tin hỗ trợ ( như giải thích sự từ chối)
A.6.4 Thông báo
Cơ quan đăng ký gửi thông báo tới bên yêu cầu khi giá trị tên được yêu cầu được đưa vào quá trình xác nhận. Thông báo này bao gồm thông tin sau:
1) Ngày bắt đầu của giai đoạn rà soát
2) Ngày kết thúc của giai đoạn rà soát ( Cơ quan bảo trợ chịu trách nhiệm phản hồi)
3) Giá trị tên PRMD hoặc ADMD được yêu cầu.
A.6.5 Thông báo đăng ký
Cơ quan đăng ký gửi thông báo đăng ký tới bên yêu cầu khi việc gán tên đã được xác định và trong quá trình đăng ký. Thông báo đăng ký bao gồm thông tin sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra việc yêu cầu này
2) Tên tổ chức yêu cầu (không có trong trường hợp ITO)
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Giá trị tên ký tự số đã được xác nhận
6) Việc sử dụng giá trị tên đã được phê duyệt ( Tên ADMD hoặc tên PRMD).
A.6.6 Thông cáo loại bỏ
Cơ quan đăng ký gửi thông báo loại bỏ tới bên yêu cầu khi việc gán giá trị tên bị loại bỏ. Thông báo loại bỏ bao gồm thông tin sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra việc yêu cầu này
2) Tên tổ chức yêu cầu (không có trong trường hợp ITO)
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Giá trị tên ký tự số được yêu cầu
6) Lý do loại bỏ – được xác định theo trích dẫn thích hợp của phụ lục này.
A.6.7 Yêu cầu truy vấn
Dịch vụ yêu cầu truy vấn được đưa ra nhằm cho phép các bên yêu cầu tiềm năng xác định được nếu như tên giá trị đã sẵn sàng được gán. Yêu cầu truy vấn bao gồm thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu
4) Giá trị tên bị truy vấn.
A.6.8 Phản hồi truy vấn
Phản hồi lại việc truy vấn bao gồm các thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu
4) Giá trị tên bị truy vấn.
5) Tình trạng giá trị tên bị truy vấn a) Không được gán
b) Được gán nhãn là “invalid” hoặc “inactive”
c) Đang trong quá trình rà soát
A.6.9 Yêu cầu và phản hồi công bố
Dịch vụ yêu cầu công bố được đưa ra nhằm cho phép thông tin đạt được mục nhập trong sổ đăng ký. Yêu cầu và phản hồi công bố bao gồm thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tiêu chuẩn lựa chọn được sử dụng để lựa chọn các mục nhập từ thông tin được lấy ra.
Để các mục nhập phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, phản hồi công bố bao gồm các thông tin sau:
1) Giá trị tên
2) Thông tin đăng ký ( nếu được cho phép): Địa chỉ và tên tổ chức, điểm liên lạc, và cách sử dụng chủ định ( tên ADMD hoặc tên PRMD).
A.6.10 Mục nhập sổ đăng ký.
Mục nhập đăng ký bao gồm các nội dung sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra việc yêu cầu này- Sẽ không thay đổi
2) Tên của cơ quan được đăng ký đầu tiên (không có trong trường hợp ITO)- Sẽ không thay đổi
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký đầu tiên – Sẽ không thay đổi
4) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu đầu tiên- Sẽ không thay đổi
5) Ngày đăng ký đầu tiên- sẽ không thay đổi
6) Tên ITO hoặc cơ quan bảo trợ hiện tại
7) Tên tổ chức được đăng ký hiện tại
8) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký hiện tại
9) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu hiện tại
10) Ngày cập nhật mới nhất cho mục nhập
11) Thông tin có thể công bố ( có hoặc không)
12) Giá trị tên được gán
13) Việc sử dụng giá trị tên được phê duyệt (Tên ADMD hoặc tên PRMD).
A.6.11 Yêu cầu cập nhật
Yêu cầu cập nhật đối với sổ đăng ký này bao gồm các thông tin sau:
1) Tên ITO hiện tại hoặc cơ quan bảo trợ
2) Tên tổ chức được đăng ký hiện tại
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký hiện tại.
4) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu hiện tại
5) Các thay đổi được yêu cầu đối với mục nhập đăng ký
6) Cập nhật các thay đổi sẽ có hiệu lực.
Việc gán các tên tổ chức quốc tế đối với việc sử dụng dịch vụ thư mục
B.1 Mục đích
Mục đích của phụ lục này nhằm xác định các thủ tục gán tên tổ chức quốc tế đối với việc sử dụng các tên thư mục được xác định trong Recommendation ITU-T X.520/ISO/IEC 9594-6.
B.2 Các yêu cầu từ Recommendation ITU-T X.520/ISO/IEC 9594-6
B.2.1 Các tên tổ chức được sử dụng trong nhiều phần của giao thức thư mục được nêu trong Recommendation ITU-T X.500/ISO/IEC 9594. Hàng loạt cú pháp được cụ thể đối với giá trị tên tổ chức trong Recommendation ITU-T X.520/ISO/IEC 9594-6.
B.2.2 Các thủ tục được xác định trong phụ lục này cung cấp cho việc gán (như là các tên tổ chức quốc tế) giá trị tên chữ ký số so với các ký tự từ bộ ký tự chuỗi in. Theo yêu cầu của Recommendation ITU-T X.520/ISO/IEC 9594-6, các tên này bị hạn chế về độ dài tới 64 ký tự.
B.2.3 Trong việc quản lý các giá trị tên cho mục đích đăng ký:
a) Việc so sánh là không phân biệt hoa/thường
b) Nhiều khoảng trống liên tiếp được xử lý như khoảng trống đơn
c) Các khoảng trống đầu tiên và kế tiếp không được xử lý như là phần giá trị tên.
d) Các giá trị tên của khoảng trống đơn hoặc số 0 đơn không được đăng ký.
B.3 Việc sử dụng tên tổ chức quốc tế
B.3.1 Giá trị tên tổ chức được các thủ tục gán được xác định trong phụ lục này có thể được sử dụng trong RDN mà không cần chứng nhận chất lượng của RDN tên lãnh thổ, tạo ra tên thư mục cho tổ chức liên quan.
CHÚ THÍCH Nếu tên tổ chức được sử dụng trực tiếp theo gốc DIT, sau đó DSA quản lý mục nhập thư mục tương ứng phải là DSA cấp độ đầu tiên. Nó duy trì việc làm thế nào đạt được mỗi DSA cấp độ đầu tiên trong thư mục toàn cầu.
B.3.2 Việc gán tên tổ chức với một tổ chức cũng ủy thác tới tổ chức đó cơ quan gán các giá trị RDN trong ngữ cảnh tên đó tùy thuộc vào các hạn chế được xác định trong Recommendation ITU-T. X.502/ISO/IEC 9594-6.
B.4 Các thủ tục đăng ký
Mục này cụ thể các thủ tục theo việc gán các tên tổ chức quốc tế với các tổ chức. Các thủ tục được thiết kế nhằm đảm bảo thủ tục hợp lệ và mở trong quá trình đăng ký.
B.4.1 Ứng dụng cho việc đăng ký
B.4.1.1 ITO đưa ra ứng dụng trực tiếp đối với Cơ quan đăng Ký. Các ứng dụng khác được đưa ra thông qua cơ quan bảo trợ. Nội dung của ứng dụng này được xác định trong B.6.1.
B.4.1.2 Để các thủ tục được xác định trong phụ lục này hoàn tất thành công, giá trị ký tự số đã cung cấp bên yêu cầu theo các nguyên tắc bị hạn chế trong B.2 được đăng ký gán.
B.4.1.3 Khi bên yêu cầu đòi hỏi hàng loạt tên, chúng sẽ cung cấp ứng dụng riêng lẻ đối với mỗi tên đó.
B.4.2 Rà soát các ứng dụng
B.4.2.1 Thủ tục
B.4.2.1.1 Do tên ký tự số có thể có nghĩa ngoài quá trình đăng ký, nên để một ứng dụng được đưa vào quá trình đăng ký, nó phải bao gồm công bố đã được ký khẳng định quyền của bên yêu cầu đối với tên đó. Nếu không có công bố đó, ứng dụng bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ.
CHÚ THÍCH Trong hoàn cảnh đăng ký, công bố đã được ký được tập hợp chỉ cho mục đích ghi chép. Công bố này có thể sử dụng trong quá trình thử thách của cơ quan bảo trợ; tuy nhiên việc sử dụng này nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn này.
B.4.2.1.1 Nếu ứng dụng không bao gồm thông tin được nêu trong B.6.1, ứng dụng này sẽ bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ.
B.4.2.1.3 Nếu ứng dụng mới xuất hiện đối với tên ký tự số đã được yêu cầu, nhưng yêu cầu trước chưa được xác nhận, quá trình sau phải được tuân theo:
a) Nếu ứng dụng mới có trước khi quá trình xác nhận đối với ứng dụng trước bắt đầu, sau đó cả 2 ứng dụng sẽ bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ.
b) Nếu ứng dụng mới có sau khi quá trình xác nhận đối với ứng dụng trước bắt đầu, sau đó ứng dụng mới giữ nguyên cho đến khi quá trình xác nhận ứng dụng trước hoàn tất. Nếu xác nhận thành công, ứng dụng mới bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, việc trích dẫn điều này là lý do của sự loại bỏ. Nếu xác nhận không thành công, ứng dụng mới tiếp tục quá trình xác nhận.
B.4.2.1.4 Nếu ứng dụng được chấp nhận, nó sẽ được đưa vào quá trình xác nhận được nêu trong B.4.3.
B.4.2.2 Thời gian phản hồi
B.4.2.2.1 Trên thực tế, việc rà soát ứng dụng theo các thủ tục được nêu trong B.4.2 sẽ hoàn tất trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được ứng dụng.
B.4.2.2.2 Cơ quan đăng ký có thể nhóm nhiều ứng dụng cùng nhau đối với việc đăng ký khi truyền đạt các yêu cầu xác nhận đối với các cơ quan bảo trợ. Tuy vậy, việc bắt đầu quá trình xác nhận đối với bất kỳ ứng dụng nào không được phép trì hoãn hơn 2 tháng kể từ ngày ứng dụng được đưa ra.
B.4.2.3 Các ứng dụng không thể xử ký
Một ứng dụng không thể xử lý nếu giá trị tên được yêu cầu không phù hợp với các yêu cầu được nêu trong B.2. Ứng dụng này bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ.
B.4.3 Quá trình xác nhận.
B.4.3.1 Giá trị tên yêu cầu được so sánh với tất cả các giá trị tên khác trong sổ đăng ký này. Nếu giá trị tên là một bản sao, yêu cầu này sẽ bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, trích dẫn mục này như là lý do loại bỏ. Nếu giá trị tên được cung cấp không phải là bản sao, nó sẽ được đưa vào danh sách rà soát. Danh sách rà soát được công bố và yêu cầu xác nhận được nêu trong B.6.2 được gửi tới mỗi cơ quan bảo trợ.
B.4.3.2 Quá trình rà soát ít nhất trong 6 tháng kể từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc quá trình rà soát được đưa ra. Trên thực tế, thông báo công bố đối với giá trị tên đã được cung cấp và của việc bắt đầu giai đoạn rà soát được gửi tới bên yêu cầu trong vòng 20 ngày làm việc.
B.4.3.3 Các tổ chức bảo trợ phản hồi lại yêu cầu xác nhận theo biểu mẫu cụ được nêu trong B.6.3. Việc thiếu hoặc không có phản hồi từ tổ chức bảo trợ trong giai đoạn rà soát đã được cụ thể, được xem như là sự xác nhận của cơ quan bảo trợ rằng giá trị tên có thể được sử dụng trong ngữ cảnh mà nó chịu trách nhiệm.
B.4.3.4 Nếu có một sự xác nhận nhất trí của việc gán giá trị tên được yêu cầu tại thời điểm cuối cùng của giai đoạn rà soát, sau đó giá trị tên đó bị loại khỏi danh sách rà soát và loại khỏi việc đăng ký , thông báo đăng ký, được nêu trong B.6.5, thì nó phải được gửi tới bên yêu cầu. Thông báo đăng ký được gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi đóng giai đoạn rà soát.
B.4.3.5 Nếu không có xác nhận nhất trí của việc gán giá trị tên được yêu cầu, sau đó giá trị tên bị loại khỏi danh sách rà soát và thông báo loại bỏ được nêu trong B.6.6, sẽ được gửi tới bên yêu cầu, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ. Thông báo loại bỏ được gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày đóng giai đoạn rà soát.
B.4.3.6 Không có cơ quan đăng ký hay tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp việc sử dụng các tên đó. Các tranh chấp này được khẳng định giải quyết bằng các nguyên tắc bên ngoài các điều khoản của tiêu chuẩn này. Nó theo các ứng dụng mới đối với Cơ Quan Đăng Ký này.
B.5 Đăng ký
B.5.1 Duy trì
B.5.1.1 Cơ quan đăng ký duy trì việc đăng ký các giá trị tên được gán cùng với thông tin được nêu trong B.6.10. Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm xác định các thủ tục nội bộ cần thiết đối với việc duy trì đăng ký.
B.5.1.2 Các phần tử thông tin được nêu trong B.6.10, giá trị tên được gán, tổ chức đưa ra đầu tiên, địa chỉ và tên tổ chức yêu cầu đầu tiên, tiêu đề và tên bên yêu cầu đầu tiên, ngày đăng ký đầu tiên không được cập nhật. Tất cả các phần tử thông tin khác có thể được cơ quan đăng ký cập nhật khi được yêu cầu thực hiện theo mẫu biểu trong B.6.11 bằng việc chính thức của tổ chức mà tên đó được gán hoặc nếu sự chính thức của tổ chức đó không tồn tại, bằng cơ quan bảo trợ đối với việc gán giá trị tên.
B.5.1.3 Cơ quan bảo trợ có thể yêu cầu mục nhập trong sổ đăng ký được gắn nhãn invalid đối với hoàn cảnh sử dụng của giá trị tên mà nó liên quan. Ví dụ, yêu cầu này có thể dẫn tới các quy trình thách thức được điều hành bởi cơ quan bảo trợ hoặc từ việc xác định rằng quyền sở hữu trí tuệ đang bị xâm phạm. Do yêu cầu này dựa trên thông tin không sẵn có tại thời điểm của quá trình xác nhận, nhìn chung nó được công nhận. Tuy nhiên, việc gắn nhãn invalid sẽ không được đưa vào mục nhập cho đến khi ít nhất 1 năm sau khi yêu cầu được chấp nhận nhằm cho phép đủ thời gian cho người sử dụng giá trị tên thích ứng với thay đổi này.
B.5.1.4 Khi gắn nhãn invalid được đưa vào mục nhập sổ đăng ký, giá trị tên cho mục nhập không thể được dùng trong hoàn cảnh sử dụng tên mà được cụ thể bởi cơ quan bảo trợ tương ứng. Ngay khi yêu cầu đưa ra gắn nhãn invalid được công nhận, cơ quan đăng ký thông báo chính thức thông tin này đến tất cả các cơ quan bảo trợ.
B.5.1.5 Cơ quan bảo trợ hoặc ITO có thể yêu cầu xóa bỏ mục nhập sổ đăng ký đối với mục mà nó chịu trách nhiệm. Khi mục nhập đăng ký bị xóa bỏ, giá trị tên trong mục nhập này không còn có thể sử dụng nữa. Cơ quan đăng ký thông báo chính thức thông tin này đến tất cả các cơ quan bảo trợ và ITO. Tên trong mục nhập bị xóa bỏ không được chọn sử dụng lại cho đến khi ít nhất 1 năm sau khi yêu cầu được chấp nhận nhằm có đủ thời gian cho việc lẫn lộn với sử dụng trước của tên đó.
B.5.1.6 Tại khoảng trống cụ thể, cơ quan đăng ký yêu cầu các tổ chức liên quan thông qua các mục nhập trong sổ đăng ký này. Nếu không có việc thông qua này, và có sự xác nhận không phải từ chính tổ chức này hoặc từ cơ quan bảo trợ mà tên đó không còn trong quá trình sử dụng nữa, thì mục nhập này bị xóa bỏ.
CHÚ THÍCH: Có các trường hợp việc sử dụng lại không thích hợp ( do việc sử dụng cơ chế an toàn). Việc quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể do cơ quan đăng ký tư vấn với cơ quan bảo trợ hoặc ITO.
B.5.2 Truy vấn
B.5.2.1 Dịch vụ truy vấn luôn có sẵn đối với cơ quan đăng ký. Dịch vụ này cho phép các bên yêu cầu tiềm năng của việc gán các tên tổ chức quốc tế xác định được liệu giá trị tên đã sẵn sàng được gán.
B.5.2.2 Để tạo ra truy vấn, tổ chức đưa ra yêu cầu truy vấn được nêu trong B.6.7.
B.5.2.3 Cơ quan đăng ký phản hồi yêu cầu truy vấn trong yêu cầu phản hồi được nêu trong
B.6.8. Trên thực tế, phản hồi được thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu
B.5.3 Công bố
B.5.3.1 Đối với cơ quan đăng ký, dịch vụ công bố luôn luôn sẵn sang. Dịch vụ này cung cấp các bản sao của các bộ của các mục nhập sổ đăng ký. Thông tin mục nhập sổ đăng ký không được làm sẵn đối với các tổ chức đó không được cho phép giải phóng thông tin.
B.5.3.2 Yêu cầu thông tin được tạo ra trong hình thành yêu cầu công bố được cụ thể tại B.6.9.
B.5.3.3 Cơ quan đăng ký phản hồi lại thôn tin được yêu cầu trong phản hồi công bố được nêu trong B.6.9 theo mẫu biểu phù hợp ( bản cứng hoặc bản điện tử). Thời gian được yêu cầu để phản hồi lại sẽ dựa theo độ phức tạp của tiêu chí chọn lựa và số dữ liệu được đưa ra.
B.6 Nội dung mẫu
Mục này cụ thể thông tin được yêu cầu trong các mẫu biểu sử dụng trong Cơ Quan Đăng Ký để thực hiện quá trình đăng ký.
B.6.1 Ứng dụng đăng ký
Ứng dụng này bao gồm các thông tin sau đây:
1) Tên của cơ quan bảo trợ hoặc ITO đưa ra ứng dụng
2) Tên tổ chức yêu cầu (không có trong trường hợp ITO).
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Giá trị tên ký tự được đề xuất
6) Tuyên bố quyền đối với giá trị tên
7) Tuyên bố có thông tin được công bố hay không.
B.6.2 Yêu cầu xác nhận
Yêu cầu xác nhận được cơ quan đăng ký gửi tới tất cả các cơ quan bảo trợ sẽ bao gồm các thông tin sau:
1) Ngày bắt đầu của giai đoạn rà soát
2) Ngày kết thúc của giai đoạn rà soát( Ngày nợ phản hồi)
3) Giá trị tên tổ chức được yêu cầu
4) Nhận diện ITO hoặc cơ quan bảo trợ và tổ chức yêu cầu
5) Bản sao của tiêu chuẩn này.
B.6.3 Phản hồi đối với yêu cầu xác nhận
Cơ quan bảo trợ phản hồi yêu cầu xác nhận bao gồm thông tin sau:
1) Xác nhận hoặc từ chối rằng giá trị tên được yêu cầu có thể được sử dụng trong hoàn cảnh sử dụng giá trị tên liên quan đến cơ quan bảo trợ.
2) Có thể có các bình luận và thông tin hỗ trợ ( như giải thích sự từ chối)
B.6.4 Thông báo
Cơ quan đăng ký gửi thông báo tới bên yêu cầu khi giá trị tên được yêu cầu được đưa vào quá trình xác nhận. Thông báo này bao gồm thông tin sau:
1) Ngày bắt đầu của giai đoạn rà soát
2) Ngày kết thúc của giai đoạn rà soát ( Cơ quan bảo trợ chịu trách nhiệm phản hồi)
3) Giá trị tên tổ chức được yêu cầu.
B.6.5 Thông báo đăng ký
Cơ quan đăng ký gửi thông báo đăng ký tới bên yêu cầu khi việc gán tên đã được xác định và trong quá trình đăng ký. Thông báo đăng ký bao gồm thông tin sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra việc yêu cầu này
2) Tên tổ chức yêu cầu ( không có trong trường hợp ITO)
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Giá trị tên ký tự số đã được xác nhận
B.6.6 Thông báo loại bỏ
Cơ quan đăng ký gửi thông báo loại bỏ tới bên yêu cầu khi việc gán giá trị tên bị loại bỏ. Thông báo loại bỏ bao gồm thông tin sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra việc yêu cầu này
2) Tên tổ chức yêu cầu (không có trong trường hợp ITO)
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Giá trị tên ký tự số được yêu cầu
6) Lý do loại bỏ – được xác định theo trích dẫn thích hợp của phụ lục này.
B.6.7 Yêu cầu truy vấn
Dịch vụ yêu cầu truy vấn được đưa ra nhằm cho phép các bên yêu cầu tiềm năng xác định được nếu tên giá trị đã sẵn sang được gán. Yêu cầu truy vấn bao gồm thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu
4) Giá trị tên bị truy vấn.
B.6.8 Phản hồi truy vấn
Phản hồi lại việc truy vấn bao gồm các thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu
4) Giá trị tên bị truy vấn.
5) Tình trạng giá trị tên bị truy vấn a) Không được gán
b) Được gán các gán nhãn là “invalid” hoặc “inactive”
c) Đang trong quá trình rà soát
B.6.9 Yêu cầu và phản hồi công bố
Dịch vụ yêu cầu công bố được đưa ra nhằm cho phép thông tin đạt được mục nhập trong việc đăng ký. Yêu cầu và phản hồi công bố bao gồm thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tiêu chuẩn lựa chọn được sử dụng để lựa chọn các mục nhập từ thông tin được lấy ra.
Để các mục nhập phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, phản hồi công bố bao gồm các thông tin sau:
1) Giá trị tên
2) Thông tin đăng ký ( nếu được cho phép): Địa chỉ và tên tổ chức, điểm liên lạc.
B.6.10 Mục nhập đăng ký.
Mục nhập đăng ký bao gồm các nội dung sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra việc yêu cầu này- Sẽ không thay đổi
2) Tên của cơ quan được đăng ký đầu tiên ( không có trong trường hợp ITO)- Sẽ không thay đổi
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký đầu tiên – Sẽ không thay đổi
4) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu đầu tiên- Sẽ không thay đổi
5) Ngày đăng ký đầu tiên- sẽ không thay đổi
6) Tên ITO hoặc cơ quan bảo trợ hiện tại
7) Tên tổ chức được đăng ký hiện tại
8) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký hiện tại
9) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu hiện tại
10) Ngày cập nhật mới nhất đối với mục nhập
11) Thông tin có thể công bố ( có hoặc không)
12) Giá trị tên được gán
B.6.11 Yêu cầu cập nhật
Yêu cầu cập nhật đối với việc đăng ký này bao gồm các thông tin sau:
1) Tên ITO hiện tại hoặc cơ quan bảo trợ
2) Tên tổ chức được đăng ký hiện tại
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký hiện tại.
4) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu hiện tại
5) Các thay đổi được yêu cầu đối với mục nhập đăng ký
6) Cập nhật các thay đổi sẽ có hiệu lực.
Việc gán các cung liên kết của tổ chức quốc tế
C.1 Mục đích
Mục đích của phụ lục này nhằm xác định các thủ tục gán của liên hiệp cung tổ chức quốc tế ( và đặc tính cung của chúng) đối với các tổ chức quốc tế, với thỏa thuận liên kết của tiêu chuẩn.
C.2 Các yêu cầu đối với đặc tính cung
C.2.1 Giá trị nguyên sơ cấp được xác định bởi cơ quan đăng ký này( thông thường một cách tuần tự) và xác định nhãn Unicode giá trị nguyên. Các nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được bên yêu cầu đề xuất, nhưng được yêu cầu thỏa mãn yêu cầu cú pháp được nêu trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1 | Recommendation ITU-T X.660), điều 7.2.5 và 7.2.7.
CHÚ THÍCH: Các bên yêu cầu được ủng hộ đề xuất các nhãn unicode không nguyên khác nhau, phù hợp với mỗi loại bản dịch ngôn ngữ của tên ưu tiên.
C.3 Việc sử dụng đặc tính cung đối với các giá trị định danh đối tượng
C.3.1 Giá trị định danh đối tượng dưới đây có thể được sử dụng để xác định tổ chức quốc tế:
( joint-iso-itu-t(2) international-organisations(23) org-x(n))
Khi n là giá trị nguyên sơ cấp được cơ quan đăng ký gán và org-x là định danh thứ cấp được gán.
C.3.2 Việc gán cung đối với tổ chức cũng giao cho tổ chức đó quyền gán các cung tiếp theo (hoặc giao quyền đối với việc gán đó, phụ thuộc giới hạn tính duy nhất và cú pháp của đặc tính cung)
C.4 Việc sử dụng đặc tính cung đối với các giá trị định danh nguồn quốc tế OID
C.4.1 Giá trị định danh OID dưới đây có thể được sử dụng để xác định tổ chức quốc tế:
“ Joint-ISO-ITU-T/International – Organisation/..”
Ở đó được gán như là một trong các nhãn Unicode trong đặc tính cung đối với cung xác định tổ chức quốc tế.
C.4.2 Việc gán cung đối với tổ chức cũng giao cho tổ chức đó quyền gán các cung tiếp theo (hoặc giao quyền đối với việc gán đó, phụ thuộc giới hạn tính duy nhất và cú pháp của đặc tính cung).
C.5 Các thủ tục đăng ký
Mục này cụ thể các thủ tục theo việc gán các cung và đặc tính cung với các tổ chức quốc tế. Các thủ tục được thiết kế nhằm đảm bảo thủ tục hợp lệ và mở trong quá trình đăng ký.
C.5.1 Ứng dụng cho việc đăng ký
C.5.1.1 ITO đưa ra ứng dụng trực tiếp đối với Cơ Quan Đăng Ký. Các ứng dụng khác được đưa ra thông qua cơ quan bảo trợ. Nội dung của ứng dụng này được xác định trong C.7.1.
CHÚ THÍCH: Các đăng ký có thể chỉ được yêu cầu bởi người chịu trách nhiệm của ITO hoặc một phần ITO.
C.5.1.2 Để các thủ tục được xác định trong phụ lục này hoàn tất thành công, nhãn unicode không nguyên và các giá trị định danh thứ cấp đã cung cấp bên yêu cầu theo các nguyên tắc bị hạn chế trong C.2 được đăng ký gán, cùng với giá trị nguyên sơ cấp ( xác định nhãn Unicode trị trị nguyên) được gán bởi Cơ quan đăng ký.
C.5.1.3 Khi bên yêu cầu đòi hỏi hàng loạt cung, chúng sẽ cung cấp ứng dụng riêng lẻ đối với mỗi cung đó.
C.5.2 Rà soát các ứng dụng
C.5.2.1 Thủ tục
C.5.2.1.1 Do nhãn unicode không nguyên và các định danh thứ cấp có thể có nghĩa ngoài quá trình đăng ký, nên để một ứng dụng được đưa vào quá trình đăng ký, nó phải bao gồm công bố đã được ký khẳng định quyền của bên yêu cầu đối với nhãn unicode không nguyên và các định danh thứ cấp đó. Nếu không có công bố đó, ứng dụng bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, trích dẫn mục này như là lý do cho sự loại bỏ đó.
CHÚ THÍCH: Trong hoàn cảnh đăng ký, công bố đã được ký được tập hợp chỉ cho mục đích ghi chép. Công bố này có thể sử dụng trong quá trình thử thách của cơ quan bảo trợ; tuy nhiên việc sử dụng này nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn này.
C.5.2.1.2 Nếu ứng dụng không bao gồm thông tin được nêu trong C.7.1, ứng dụng này sẽ bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ.C.5.2.1.3. Nếu ứng dụng mới xuất hiện đối với nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp đã được yêu cầu, nhưng yêu cầu trước chưa được xác nhận, quá trình sau phải được tuân theo:
a) Nếu ứng dụng mới có trước khi quá trình xác nhận đối với ứng dụng trước bắt đầu, sau đó cả hai ứng dụng sẽ bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ
b) Nếu ứng dụng mới có sau khi quá trình xác nhận đối với ứng dụng trước bắt đầu, sau đó ứng dụng mới giữ nguyên cho đến khi quá trình xác nhận ứng dụng trước hoàn tất. Nếu xác nhận thành công, ứng dụng mới bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ. Nếu xác nhận không thành công, ứng dụng mới tiếp tục quá trình xác nhận.
C.5.2.1.4 Nếu ứng dụng được chấp nhận, nó sẽ được đưa vào quá trình xác nhận được nêu trong C.5.3.
C.5.2.2 Thời gian phản hồi
C.5.2.2.1 Trên thực tế, việc rà soát ứng dụng theo các thủ tục được nêu trong C.5.2.1 được hoàn tất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ứng dụng.
C.5.2.2.2 Cơ quan đăng ký có thể nhóm nhiều ứng dụng cùng nhau đối với việc đăng ký khi truyền đạt các yêu cầu xác nhận đối với các cơ quan bảo trợ. Tuy vậy, việc bắt đầu quá trình xác nhận đối với bất kỳ ứng dụng nào không được phép trì hoãn hơn 2 tháng kể từ ngày ứng dụng được đưa ra.
C.5.2.3 Các ứng dụng không thể xử ký
Một ứng dụng không thể xử lý nếu một trong các nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp không phù hợp với các yêu cầu được nêu trong C.2. Ứng dụng này bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ.
C.5.3 Quá trình xác nhận.
C.5.3.1 Nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp yêu cầu được so sánh với tất cả các nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp khác trong đăng ký này. Nếu một trong các nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp là một bản sao, yêu cầu này sẽ bị loại bỏ bằng việc gửi thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, trích dẫn mục này như là lý do loại bỏ. Nếu không có nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được cung cấp là bản sao, nó sẽ được đưa vào danh sách rà soát. Danh sách rà soát được công bố và yêu cầu xác nhận được nêu trong C.7.2 được gửi tới mỗi cơ quan bảo trợ.
C.5.3.2 Quá trình rà soát ít nhất trong 6 tháng kết từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc quá trình rà soát được đưa ra. Trên thực tế, thông báo công bố đối với nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp đã được cung cấp và của việc bắt đầu giai đoạn rà soát được gửi tới bên yêu cầu trong vòng 20 ngày làm việc.
C.5.3.3 Các tổ chức bảo trợ phản hồi lại yêu cầu xác nhận theo biểu mẫu được nêu trong C.7.3. Việc thiếu hoặc không có phản hồi từ tổ chức bảo trợ trong giai đoạn rà soát đã được cụ thể, được xem như là sự xác nhận của cơ quan bảo trợ rằng nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp đó có thể được sử dụng trong ngữ cảnh mà nó chịu trách nhiệm.
C.5.3.4 Nếu có một sự xác nhận nhất trí của việc gán nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được yêu cầu tại thời điểm cuối cùng của giai đoạn rà soát, nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp đó bị loại khỏi danh sách rà soát và loại khỏi việc đăng ký cùng với giá trị nguyên sơ cấp( xác định nhãn Unicode giá trị nguyên) được gán bởi cơ quan đăng ký. Thông báo đăng ký được nêu trong C.7. 5 được gửi tới bên yêu cầu. Thông báo đăng ký được gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi đóng giai đoạn rà soát.
C.5.3.5 Giá trị nguyên sơ cấp (xác định nhãn Unicode giá trị nguyên) đã được gán sẽ là số nguyên tiếp theo trong chuỗi đăng ký. Điểm đầu tiên của chuỗi này không được nêu trong phụ lục này.
C.5.3.6 Nếu không có xác nhận nhất trí của việc gán nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được yêu cầu, sau đó nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp bị loại khỏi danh sách rà soát và thông báo loại bỏ được nêu trong C.7.6, sẽ được gửi tới bên yêu cầu, trích dẫn mục này như lý do loại bỏ. Thông báo loại bỏ được gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày đóng giai đoạn rà soát.
C.5.3.7 Không có cơ quan đăng ký hay tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp việc sử dụng các nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp đó. Các tranh chấp này được khẳng định giải quyết bằng các nguyên tắc bên ngoài các điều khoản của tiêu chuẩn này. Nó theo các ứng dụng mới đối với Cơ Quan Đăng Ký này.
C.6 Đăng ký
C.6.1 Duy trì
C.6.1.1 Cơ quan đăng ký duy trì việc đăng ký các định danh cung được gán cùng với thông tin được nêu trong C.7.10. Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm xác định các thủ tục nội bộ cần thiết đối với việc duy trì đăng ký.
C.6.1.2 Các phần tử thông tin được nêu trong C.7.10, định danh cung được gán, tổ chức đưa ra đầu tiên, địa chỉ và tên tổ chức yêu cầu đầu tiên, tiêu đề và tên bên yêu cầu đầu tiên, ngày đăng ký đầu tiên không được cập nhật. Tất cả các phần tử thông tin khác có thể được cơ quan đăng ký cập nhật khi được yêu cầu thực hiện theo mẫu biểu trong C.7.11 bằng việc chính thức của tổ chức mà cung đó được gán hoặc nếu sự chính thức của tổ chức đó không tồn tại, bằng cơ quan bảo trợ đối với việc gán cung đó.
C.6.1.3 Cơ quan bảo trợ có thể yêu cầu nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp là một trong các định danh cung được gắn nhãn invalid đối với hoàn cảnh sử dụng của định danh cung mà nó liên quan. Ví dụ, yêu cầu này có thể dẫn tới các quy trình thách thức được điều hành bởi cơ quan bảo trợ hoặc từ việc xác định rằng quyền sở hữu trí tuệ đang bị xâm phạm. Do yêu cầu này dựa trên thông tin không sẵn có tại thời điểm của quá trình xác nhận, nhìn chung nó được công nhận. Tuy nhiên, việc gắn nhãn invalid sẽ không được đưa vào mục nhập cho đến khi ít nhất 1 năm sau khi yêu cầu được chấp nhận nhằm cho phép đủ thời gian cho người sử dụng của định danh cung thích ứng với thay đổi này.
C.6.1.4 Khi nhãn invalid được đưa tên vào một trong các định danh cung, phần invalid của định danh cung này không thể được dùng trong hoàn cảnh sử dụng các định danh cung này mà được cụ thể bởi cơ quan bảo trợ tương ứng. Ngay khi yêu cầu đưa ra gắn nhãn invalid được công nhận, cơ quan đăng ký thông báo chính thức thông tin này đến tất cả các cơ quan bảo trợ.
C.6.1.5 Cơ quan bảo trợ hoặc ITO có thể yêu cầu xóa bỏ mục nhập đăng ký đối với mục mà nó chịu trách nhiệm. Khi mục nhập đăng ký bị xóa bỏ, tất cả các phần của định danh cung trong mục nhập này không còn có thể sử dụng nữa. Cơ quan đăng ký thông báo chính thức thông tin này đến tất cả các cơ quan bảo trợ và ITO. Giá trị nguyên sơ cấp ( xác định nhãn Unicode giá trị nguyên) của mục nhập bị xóa đó không được gán lại. Nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp của mục nhập bị xóa bỏ không được chọn sử dụng lại cho đến khi ít nhất 1 năm sau khi yêu cầu được chấp nhận nhằm có đủ thời gian cho việc lẫn lộn với sử dụng trước của tên đó.
C.6.1.6 Tại khoảng cách cụ thể, cơ quan đăng ký yêu cầu các tổ chức liên quan thông qua các mục nhập trong đăng ký này. Nếu không có việc thông qua này, và có sự xác nhận không phải từ chính tổ chức này hoặc từ cơ quan bảo trợ mà định danh cung đó không còn trong quá trình sử dụng nữa, thì mục nhập này bị xóa bỏ.
CHÚ THÍCH: Có các trường hợp việc sử dụng lại không thích hợp ( do việc sử dụng cơ chế an toàn). Việc quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể do cơ quan đăng ký tư vấn với cơ quan bảo trợ hoặc ITO.
C.6.2 Truy vấn
C.6.2.1 Dịch vụ truy vấn luôn có sẵn đối với cơ quan đăng ký . Dịch vụ này cho phép các bên yêu cầu tiềm năng của việc gán các cung xác định được liệu nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp đã sẵn sàng được gán.
C.6.2.2 Để tạo ra truy vấn, tổ chức đưa ra yêu cầu truy vấn được nêu trong C.7.7.
C.6.2.3 Cơ quan đăng ký phản hồi yêu cầu truy vấn trong yêu cầu phản hồi được nêu trong
C.7.8. Trên thực tế, phản hồi được thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu
C.6.3 Công bố
C.6.3.1 Đối với cơ quan đăng ký, dịch vụ công bố luôn luôn sẵn sàng. Dịch vụ này cung cấp các bản sao của các mục nhập đăng ký. Thông tin mục nhập đăng ký không được làm sẵn đối với các tổ chức đó không được cho phép giải phóng thông tin.
C.6.3.2 Yêu cầu thông tin được tạo ra trong hình thành yêu cầu công bố được nêu tại C.7.9.
C.6.3.3 Cơ quan đăng ký phản hồi lại thôn tin được yêu cầu trong phản hồi công bố được nêu trong C.7.9 theo mẫu biểu phù hợp (bản cứng hoặc bản điện tử). Thời gian được yêu cầu để phản hồi lại sẽ dựa theo độ phức tạp của tiêu chí chọn lựa và số dữ liệu được đưa ra.
C.7 Nội dung mẫu
Mục này cụ thể thông tin được yêu cầu trong các mẫu biểu sử dụng trong Cơ Quan Đăng Ký để thực hiện quá trình đăng ký.
C.7.1 Ứng dụng đăng ký
Ứng dụng này bao gồm các thông tin sau đây:
1) Tên của cơ quan bảo trợ hoặc ITO đưa ra ứng dụng, sử dụng đánh vần bằng tiếng anh nếu có thể
2) Tên tổ chức yêu cầu (không có trong trường hợp ITO), sử dụng đánh vần bằng tiếng anh nếu có thể
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được đề xuất
6) Công bố quyền đối với nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp
7) Công bố liệu có hay không thông tin được công bố.
C.7.2 Yêu cầu xác nhận
Yêu cầu xác nhận được cơ quan đăng ký gửi tới tất cả các cơ quan bảo trợ bao gồm các thông tin sau:
1) Ngày bắt đầu của giai đoạn rà soát
2) Ngày kết thúc của giai đoạn rà soát ( chịu trách nhiệm phản hồi)
3) Nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được yêu cầu
4) Nhận diện ITO hoặc cơ quan bảo trợ và tổ chức yêu cầu
5) Bản sao của tiêu chuẩn này.
C.7.3 Phản hồi đối với yêu cầu xác nhận
Cơ quan bảo trợ phản hồi yêu cầu xác nhận bao gồm thông tin sau:
1) Xác nhận hoặc từ chối rằng một hoặc nhiều nhãn unicode không nguyên và định danh thứ cấp được yêu cầu có thể được sử dụng trong hoàn cảnh mà sử dụng nó liên quan đến cơ quan bảo trợ.
2) Có thể có các bình luận và thông tin hỗ trợ (giải thích việc từ chối)
C.7.4 Thông báo
Cơ quan đăng ký gửi thông báo tới bên yêu cầu khi các định danh cung được yêu cầu được đưa vào quá trình xác nhận. Thông báo này bao gồm thông tin sau:
1) Ngày bắt đầu của giai đoạn rà soát
2) Ngày kết thúc của giai đoạn rà soát ( Cơ quan bảo trợ chịu trách nhiệm phản hồi)
3) Định danh cung đề xuất với việc phân cấp.
C.7.5 Thông báo đăng ký
Cơ quan đăng ký gửi thông báo đăng ký tới bên yêu cầu khi định danh cung đã được xác định và trong quá trình đăng ký. Thông báo đăng ký bao gồm thông tin sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra ứng dụng này
2) Tên tổ chức yêu cầu ( không có trong trường hợp ITO)
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Định danh cung đã được xác nhận
C.7.6 Thông báo loại bỏ
Cơ quan đăng ký gửi thông báo loại bỏ tới bên yêu cầu khi việc gán của nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp bị loại bỏ. Thông báo loại bỏ bao gồm thông tin sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra ứng dụng này
2) Tên tổ chức yêu cầu (không có trong trường hợp ITO)
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tên và tiêu đề người yêu cầu
5) Nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp được yêu cầu
6) Lý do loại bỏ – được xác định theo trích dẫn thích hợp của phụ lục này.
C.7.7 Yêu cầu truy vấn
Dịch vụ yêu cầu truy vấn được đưa ra nhằm cho phép các bên yêu cầu tiềm năng xác định được liệu nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp đã sẵn sàng được gán. Yêu cầu truy vấn bao gồm thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu
4) Nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp bị truy vấn.
C.7.8 Phản hồi truy vấn
Phản hồi lại việc truy vấn bao gồm các thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu
4) Nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp bị truy vấn.
5) Tình trạng nhãn unicode không nguyên hoặc định danh thứ cấp bị truy vấn
a) Không được gán
b) Được gán nhưng gán nhãn là “invalid” hoặc “ không inactive”
c) Đang trong quá trình rà soát
C.7.9 Yêu cầu và phản hồi công bố
Dịch vụ yêu cầu công bố được đưa ra nhằm cho phép thông tin đạt được mục nhập trong việc đăng ký. Yêu cầu và phản hồi công bố bao gồm thông tin sau:
1) Tên tổ chức yêu cầu
2) Địa chỉ tổ chức yêu cầu
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax đối với điểm liên lạc trong tổ chức yêu cầu.
4) Tiêu chuẩn lựa chọn được sử dụng để lựa chọn các mục nhập từ thông tin được lấy ra.
Để các mục nhập phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn, phản hồi công bố bao gồm các thông tin sau:
1) Định danh cung
2) Thông tin đăng ký ( nếu được cho phép): Địa chỉ và tên tổ chức, điểm liên lạc.
C.7.10 Mục nhập đăng ký
Mục nhập đăng ký bao gồm các nội dung sau:
1) Tên của ITO hoặc cơ quan bảo trợ đưa ra ứng dụng này- Sẽ không thay đổi
2) Tên của cơ quan được đăng ký đầu tiên (không có trong trường hợp ITO)- Sẽ không thay đổi
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký đầu tiên – Sẽ không thay đổi
4) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu đầu tiên- Sẽ không thay đổi
5) Ngày đăng ký đầu tiên- sẽ không thay đổi
6) Tên ITO hoặc cơ quan bảo trợ hiện tại
7) Tên tổ chức được đăng ký hiện tại
8) Tên, địa chỉ thư điện tử/ bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký hiện tại
9) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu hiện tại
10) Ngày cập nhật mới nhất đối với mục nhập
11) Thông tin có thể công bố ( có hoặc không)
12) Định danh cung.
C.7.11 Yêu cầu cập nhật
Yêu cầu cập nhật đối với việc đăng ký này bao gồm các thông tin sau:
1) Tên ITO hiện tại hoặc cơ quan bảo trợ
2) Tên tổ chức được đăng ký hiện tại
3) Tên, địa chỉ thư điện tử/bưu điện và số điện thoại/fax cho việc liên lạc trong tổ chức được đăng ký hiện tại.
4) Tên và tiêu đề của bên yêu cầu hiện tại
5) Các thay đổi được yêu cầu đối với mục nhập sổ đăng ký
6) Cập nhật các thay đổi sẽ có hiệu lực.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Định nghĩa
3.1. Thuật ngữ ASN.1
3.2. Thuật ngữ thư mục
3.3. Thuật ngữ thuộc tính thư mục
3.4. Thuật ngữ đăng ký
3.5. Thuật ngữ hệ thống xử lý thông điệp
3.6. Định nghĩa bổ sung
4. Các từ viết tắt
5. Yêu cầu chung
6. Điều hành của các cơ quan đăng ký
7. Chỉ định các cơ quan đăng ký
8. Lệ phí
Phụ lục A (Quy định) Việc gán các tên PRMD và ADMD quốc tế
Phụ lục B (Quy định) Việc gán các tên tổ chức quốc tế đối với việc sử dụng dịch vụ thư mục
Phụ lục C (Quy định) Việc gán các cung liên kết của tổ chức quốc tế