- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025 : 2005) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10736-13:2016 (ISO 16000-13:2008) về Không khí trong nhà - Phần 13: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) - Thu thập mẫu trên cái lọc được hỗ trợ bằng chất hấp thụ
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11314:2016 về Không khí xung quanh - Xác định tổng hydrocacbon thơm đa vòng (pha khí và pha hạt) - Thu mẫu bằng bộ lọc hấp phụ với phân tích sắc ký khí/khối phổ
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11256-7:2015 (ISO 8573-7:2003) về Không khí nén - Phần 7: Phương pháp xác định hàm lượng chất nhiễm bẩn vi sinh vật có thể tồn tại và phát triển được
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11256-9:2015 (ISO 8573-9:2004) về Không khí nén - Phần 9: Phương pháp xác định hàm lượng hạt nước dạng lỏng
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9737:2013 về Giới hạn Dioxin trong nước thải, khí thải từ hoạt động xử lý ô nhiễm Dioxin tồn lưu
Indoor air - Part 12: Sampling strategy for polychlorinated biphenyls (PCBs), polychlorinated dibenzo-p-dioxins (PCDDs), polychlorinated dibenzofurans (PCDFs) and polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs)
Lời nói đầu
TCVN 10736-12:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 16000-12:2008
TCVN 10736-12:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10736 (ISO 16000) Không khí trong nhà gồm các phần sau:
- TCVN 10736-1: 2015 (ISO 16000-1:2004) Phần 1: Các khía cạnh chung của kế hoạch lấy mẫu;
- TCVN 10736-2:2015 (ISO 16000-2:2004) Phần 2: Kế hoạch lấy mẫu formaldehyt;
- TCVN 10736-3:2015 (ISO 16000-3:2011) Phần 3: Xác định formaldehyt và hợp chất cacbonyl khác trong không khí trong nhà và không khí trong buồng thử - Phương pháp lấy mẫu chủ động;
- TCVN 10736-4:2015 (ISO 16000-4:2011) Phần 4: Xác định formaldehyt - Phương pháp lấy mẫu khuếch tán;
- TCVN 10736-5:2015 (ISO 16000-5:2007) Phần 5: Kế hoạch lấy mẫu đối với hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC);
- TCVN 10736-6:2016 (ISO 16000-6:2011) Phần 6: Xác định hợp chất hữu cơ bay hơi trong không khí trong nhà và trong buồng thử bằng cách lấy mẫu chủ động trên chất hấp phụ Tenax TA®, giải hấp nhiệt và sắc ký khí sử dụng MS hoặc MS-FID;
- TCVN 10736-7:2016 (ISO 16000-7:2007) Phần 7: Chiến lược lấy mẫu để xác định nồng độ sợi amiăng truyền trong không khí;
- TCVN 10736-8:2016 (ISO 16000-8:2007) Phần 8: Xác định thời gian lưu trung bình tại chỗ của không khí trong các tòa nhà để xác định đặc tính các điều kiện thông gió;
- TCVN 10736-9:2016 (ISO 16000-9:2006) Phần 9: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Phương pháp buồng thử phát thải;
- TCVN 10736-10:2016 (ISO 16000-10:2006) Phần 10: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Phương pháp ngăn thử phát thải;
- TCVN 10736-11:2016 (ISO 16000-11:2006) Phần 11: Xác định phát thải của hợp chất hữu cơ bay hơi từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất - Lấy mẫu, bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu thử;
- TCVN 10736-12:2016 (ISO 16000-12:2008) Phần 12: Chiến lược lấy mẫu đối với polycloro biphenyl (PCB), polycloro dibenzo-p-dioxin (PCDD), polycloro dibenzofuran (PCDF) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH);
- TCVN 10736-13:2016 (ISO 16000-13:2008) Phần 13: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) - Thu thập mẫu trên cái lọc được hỗ trợ bằng chất hấp phụ;
- TCVN 10736-14:2016 (ISO 16000-14:2009) Phần 14: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) - Chiết, làm sạch và phân tích bằng sắc ký khí phân giải cao và khối phổ.
Bộ ISO 16000 Indoor air còn có các phần sau:
- ISO 16000-15:2008 Indoor air - Part 15: Sampling strategy for nitrogen dioxide (NO2)
- ISO 16000-16:2008 Indoor air - Part 16: Detection and enumeration of moulds - Sampling by filtration
- ISO 16000-17:2008 Indoor air - Part 17: Detection and enumeration of moulds - Culture-based method
- ISO 16000-18:2011 Indoor air - Part 18: Detection and enumeration of moulds - Sampling by impaction
- ISO 16000-19:2012 Indoor air - Part 19: Sampling strategy for moulds
- ISO 16000-20:2014 Indoor air - Part 20: Detection and enumeration of moulds - Determination of total spore count
- ISO 16000-21:2013 Indoor air - Part 21: Detection and enumeration of moulds - Sampling from materials
- ISO 16000-23:2009 Indoor air - Part 23: Performance test for evaluating the reduction of formaldehyde concentrations by sorptive building materials
- ISO 16000-24:2009 Indoor air - Part 24: Performance test for evaluating the reduction of volatile organic compound (except formaldehyde) concentrations by sorptive building materials
- ISO 16000-25:2011 Indoor air - Part 25: Determination of the emission of semi-volatile organic compounds by building products - Micro-chamber method
- ISO 16000-26:2012 Indoor air - Part 26: Sampling strategy for carbon dioxide (CO2)
- ISO 16000-27:2014 Indoor air - Part 27: Determination of settled fibrous dust on surfaces by SEM (scanning electron microscopy) (direct method)
- ISO 16000-28:2012 Indoor air - Part 28: Determination of odour emissions from building products using test chambers
- ISO 16000-29:2014 Indoor air - Part 29: Test methods for VOC detectors
- ISO 16000-30:2014 Indoor air - Part 30: Sensory testing of indoor air
- ISO 16000-31:2014 Indoor air - Part 31: Measurement of flame retardants and plasticizers based on organophosphorus compounds - Phosphoric acid ester
- ISO 16000-32:2014 Indoor air - Part 32: Investigation of buildings for the occurrence of pollutants
Lời giới thiệu
Bộ TCVN 10736 (ISO 16000) (tất cả các phần) quy định các yêu cầu chung liên quan đến phép đo chất ô nhiễm không khí trong nhà và các điều kiện cần được tuân thủ trước hoặc trong khi lấy mẫu từng chất ô nhiễm hoặc nhóm chất ô nhiễm cũng như quy trình đo chúng.
Lấy mẫu polyclorobiphenyl (PCB), polycloro dibenzo-p-dioxin (PCDD) cũng được biết như polycloro oxatren, và polycloro dibenzofuran (PCDF) trong không khí trong nhà được mô tả tại TCVN 10736-13 (ISO 16000-13) trong khi quá trình chiết, làm sạch tương ứng và phân tích bằng sắc ký khí phân giải cao/khối phổ được quy định tại TCVN 10736-14 (ISO 16000-14). Đối với lấy mẫu và phân tích PAH, áp dụng ISO 12884.
Một số PCB, PCDD/PCDF và PAH được xem là các chất có khả năng gây ung thư đối với con người. Có 209 chất PCB (đồng loại), 75 PCDD và 135 PCDF. Phần lớn PCB độc là PCB đồng phẳng và tương tự cấu trúc với PCDD. Phần lớn PCDD là 2,3,7,8-tetracloridibenzo-p-dioxin (2,3,7,8-TCDD). Độc tính của PCB và PCDD/PCDF được tính theo hệ thống được quốc tế chấp nhận (xem Phụ lục A và Tài liệu tham khảo [1]). Năm 1997 (cập nhật năm 2005), một nhóm các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ấn định hệ số tương đương độc (TEF) cho PCDD/PCDF và 12 PCB, được biết như PCB giống dioxin (Tài liệu tham khảo [1]) (xem Phụ lục A). 12 PCB giống dioxin này gồm bốn PCB không phải ortho và tám PCB mono-ortho (không có hoặc chỉ có một nguyên tử clo ở vị trí 2-, 2’-, 6- và 6’-), có cấu trúc đồng phẳng hoặc gần như đồng phẳng, xem Bảng A.2.
Nguồn chủ yếu của PCDD/PCDF trong không khí trong nhà là tạp chất trong chất bảo quản gỗ có chứa pentaclorophenol (PCP) và phát thải từ sự cháy liên quan đến sản phẩm clo hóa. PCB phát thải vào không khí trong nhà trước tiên từ chất kết dính bê tông, sơn hoặc tụ điện; việc sử dụng chúng cho các ứng dụng này đã được cấm ở nhiều nước trong những năm gần đây. Sự phát thải từ các bãi chôn lấp lân cận và các địa điểm công nghiệp bị bỏ hoang cũng có thể đóng góp PCB và PCDD/PCDF vào môi trường không khí trong nhà. Nguồn chính của PAH trong không khí trong nhà là từ các quá trình cháy (chủ yếu khói thuốc lá và khói từ các đám cháy hở).
Ngoại trừ trường hợp có các nguồn trong nhà trực tiếp, PCB và PCDD/PCDF đi vào không khí trong nhà từ không khí xung quanh qua thông gió. Tuy nhiên trong không khí xung quanh các hợp chất này thường có nồng độ rất thấp, ví dụ vài femtogam trên mét khối đối với PCDD/PCDF và khoảng 10 pg/m3 đến vài trăm picogam trên mét khối đối với tổng PCB. Các hợp chất được đề cập đến trong tiêu chuẩn này thường được phân bố từ pha khí đến pha hạt trong không khí xung quanh hoặc không khí trong nhà, tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, mức độ clo hóa, nồng độ của chúng và khả năng gắn với các hạt lơ lửng. Phân tích riêng biệt cái lọc và bẫy hơi sẽ không phản ánh sự phân bố pha khí nguồn gốc ở nhiệt độ không khí xung quang bình thường do tính hóa hơi của các hợp chất từ cái lọc và do vậy không cần phải phân tích riêng biệt.
Vận chuyển vật liệu chuẩn PCDD/PCDF phải tuân thủ với quy định của địa phương. Chúng phải được vận chuyển trong các thùng chứa đặc biệt có bán sẵn. Việc xử lý chỉ được thực hiện bởi những người được đào tạo.
Chiến lược lấy mẫu được quy định trong tiêu chuẩn này cũng được quy định trong TCVN 10736-1 (ISO 16000-1).
Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa môi trường trong nhà được đưa ra bởi Hội đồng chuyên gia về các vấn đề môi trường (xem TCVN 10736-1 (ISO 16000-1) và Tài liệu tham khảo [2]): nơi ở - có phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc riêng (DIY), phòng thể thao và bếp, phòng tắm; phòng làm việc hoặc nơi làm việc - trong tòa nhà không thuộc diện thanh tra về an toàn và sức khỏe đối với chất ô nhiễm không khí (ví dụ văn phòng, đại lý mua bán); tòa nhà công cộng - ví dụ bệnh viện, trường học, vườn trẻ, nhà thể thao, thư viện, nhà hàng và quán bar, nhà hát, rạp chiếu phim hoặc các phòng chức năng khác); và không gian bên trong của phương tiện giao thông riêng và công cộng.
KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ - PHẦN 12: CHIẾN LƯỢC LẤY MẪU ĐỐI VỚI POLYCLORO BIPHENYL (PCB), POLYCLORO DIBENZO-P-DIOXIN (PCDD), POLYCLORO DIBENZOFURAN (PCDF) VÀ HYDROCACBON THƠM ĐA VÒNG (PAH)
Indoor air - Part 12: Sampling strategy for polychlorinated biphenyls (PCBs), polychlorinated dibenzo-p-dioxins (PCDDs), polychlorinated dibenzofurans (PCDFs) and polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs)
Tiêu chuẩn này quy định việc lập kế hoạch cho phép đo polycloro biphenyl (PCB), polycloro dibenzo-p-dioxin (PCDD) cũng được biết như polycloro oxantren, polycloro dibenzofuran (PCDF) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) trong không khí trong nhà. Trong trường hợp phép đo không khí trong nhà, việc lập kế hoạch lấy mẫu và toàn bộ chiến lược lấy mẫu cẩn thận có tầm quan trọng đặc biệt vì kết quả phép đo có thể ảnh hưởng đến sau này, ví dụ về sự cần thiết phải có hoạt động sửa chữa hoặc khả năng thành công của những hoạt động như vậy.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10736-1 (ISO 16000-1) Không khí trong nhà - Phần 1: Các khía cạnh chung của kế hoạch lấy mẫu;
TCVN 10736-13 (ISO 16000-13) Không khí trong nhà - Phần 13: Xác định tổng (pha khí và pha hạt) polycloro biphenyl giống dioxin (PCB) và polycloro dibenzo-p-dioxin/polycloro dibenzofuran (PCDD/PCDF) - Thu thập mẫu trên cái lọc được hỗ trợ bằng chất hấp phụ;
ISO 12884, Ambient air - Determination of total (gas - and particle-phase) polycyclic aromatic hydrocarbons - Collection on sorbent-backed filters with gas chromatographic/mass spectrometric analyses
ISO 16362 Ambient air - Determination of particle-phase polycyclic aromatic hydrocarbons by high performance liquid chromatography
3 Nguồn và sự cố PCB, PCDD/PCDF và PAH
3.1 Yêu cầu chung
PCB, PCDD/PCDF và PAH đi vào không khí trong nhà từ các nguồn khác nhau như được giải thích tại 3.2, 3.3 và 3.4. Vì hiệu ứng hấp thụ, các hợp chất có nguồn gốc từ các nguồn sơ cấp có thể bị hấp thụ bởi nhiều bề mặt khác nhau mà sau đó có thể hoạt động như các nguồn thứ cấp.
Không phải tất cả các nguồn và quá trình đều làm tăng nồng độ của các chất này trong không khí trong nhà đã được biết. Bảng 1 đưa ra tổng quan về các nguồn có nồng độ cao nhất có thể được xác định là nguồn sơ cấp. Tùy thuộc vào cường độ và khoảng thời gian hoạt động của từng nguồn sơ cấp, quá trình bay hơi, khuếch tán, hấp thụ hoặc lắng đọng dẫn đến sự nhiễm bẩn bề mặt trong phòng. Thậm chí sau khi loại bỏ nguồn sơ cấp, các bề mặt bị nhiễm bẩn này có thể tự nó hoạt động như nguồn thứ cấp.
Bảng 1 - Nguồn có thể xảy ra PCB, PCDD/PCDF và PAH trong không khí trong nhà
Loại chất | Nguồn |
PCB | Vật liệu nối có chứa PCB Tụ điện khiếm khuyết ví dụ trong đèn Bộ chuyển đổi khiếm khuyết Sơn và vecni có chứa chất chống lửa Chất tạo chất dẻo được sử dụng trong chất dẻo, ví dụ trong vật liệu gắn đối với khớp nối mở rộng trong xây dựng bê tông đúc sẵn Dầu tạo khuôn được dùng trong bê tông xây dựng Đất được vận chuyển từ vùng phát thải và vùng bị ô nhiễm |
PCDD/PCDF | Vật liệu có chứa pentaclorophenol, ví dụ sơn bảo quản gỗ, da Đám cháy có vật liệu halogen hóa Đất được vận chuyển từ vùng phát thải và vùng bị ô nhiễm |
PAH | Khói thuốc lá Khói từ đám cháy hở Thuốc nhuộm hoặc sản phẩm có chứa dầu tac hoặc hắc ín (ví dụ như keo để dán sàn) Đất được vận chuyển từ vùng phát thải và vùng bị ô nhiễm Nấu nướng |
Khi không có tiêu chí bắt buộc để đánh giá không khí trong nhà, có thể tiến hành đánh giá ban đầu kết quả của điều tra nghiên cứu không khí trong nhà bằng cách so sánh với nồng độ của các chất phù hợp trong không khí xung quanh. Bảng 2 đưa ra một số nồng độ điển hình trong không khí xung quanh của benzo[a]pyren (thành phần hướng dẫn đối với PAH), PCDD/PCDF [tính theo độ độc tương đương (TEQ) theo WHO, xem Phụ lục A.3] và PCB [tính theo tổng nồng độ của sáu đồng loại; xem chú thích a) của Bảng 2].
Bảng 2 - Dải nồng độ của PCB, PCDD/PCDF và PAH trong không khí xung quanh của khu vực đô thị
Loại chất | Khoảng nồng độ không khí xung quanh, trung bình | |
Mức đô thị | Địa điểm nồng độ cao | |
PCB a | 5 ng/m3 đến 10 ng/m3 | -b |
PCDD/PCDF c | 0,05 pg/m3 đến 0,15 pg/m3 | 0,15 pg/m3 đến 0,5 pg/m3 |
PAH (chỉ benzo[a]pyren) | 0,5 ng/m3 đến 1 ng/m3 | 1 ng/m3 đến 21 ng/m3 |
a Tổng sáu đồng loại PCB (28, 101, 138, 153, 180 tương ứng với Hệ thống Ballschmiter), nhân với 5 để tính tổng hàm lượng PCB. b PCB là phổ biến, nồng độ tăng cao chỉ gặp trong các vùng liền kề với tòa nhà bị nhiễm bẩn. c Độ độc tương đương, xem Phụ lục A. |
3.2 PCB
Trong quá khứ, PCB đã được ứng dụng rộng rãi trong nhà với nhiều vật liệu để đạt được các đặc tính nào đó của vật liệu. Do vậy, vật liệu kết dính nền polymer có chứa PCB như các chất dẻo đã được ứng dụng đặc biệt trong tòa nhà khi sử dụng phương pháp tấm bê tông hở trong xây dựng. Ngoài ra, các tấm có khối lượng nhẹ đã được xử lý bằng sơn nhũ tương có chứa PCB đã từng được dùng để làm các trần lửng, và bề mặt gỗ được sơn bằng chất chống cháy có chứa PCB cũng đã được tìm thấy.
Các hệ thống kín, ví dụ là các tụ nhỏ có chứa PCB đã được tìm thấy rộng rãi trong sử dụng, và cả trong những thứ khác, trong các đèn. Do chính phủ bắt buộc và hạn chế áp dụng đối với nhà sản xuất, PCB không còn được sử dụng trong tụ đèn, trong đèn và trong các bộ phận khác.
Nếu có nguồn phát thải quan trọng trong vùng liền kề của tòa nhà được kiểm tra, không khí xung quanh cũng phải được xem xét như là một nguồn.
3.3 PCDD/PCDF
PCDD/PCDF hiện có như tạp chất trong pentaclorophenol (PCP). Chúng có thể đi vào môi trường trong nhà từ vật liệu có chứa pentaclorophenol được dùng đến tận cuối những năm 1970 và được mở rộng ở quy mô nhỏ đến giữa những năm 1980 (Tài liệu tham khảo [4]). Hợp chất kết nối có chứa PCB cũng có thể chứa PCDD/PCDF và thải chúng vào không khí phòng.
Trong trường hợp cháy, vật liệu hữu cơ có chứa clo, ví dụ lớp phủ cáp điện, vật liệu che phủ sàn và khung cửa ra vào, cửa sổ PVC làm tăng giới hạn PCDD/PCDF thành muội và các hạt khác, lắng đọng trên bề mặt và nếu không làm sạch hết, thì chúng là nguồn tiếp tục gây ô nhiễm trong không khí trong nhà. Khuyến nghị về việc sửa mới, đánh giá, thải bỏ và quy trình trong trường hợp các phòng bị nhiễm bẩn trong cách thức này đã được chuẩn bị bởi Văn phòng sức khỏe liên bang Đức (Tài liệu tham khảo [5] và [6]).
3.4 PAH
PAH được tạo thành trong tất cả các quá trình đốt cháy không hoàn toàn. Ví dụ được biết là hút thuốc lá. Tuy nhiên, các ống khói không hút thích hợp hoặc nến cháy với ngọn lửa đầy muội có thể làm tăng lượng PAH có thể đo được. Chúng có thể được thải ra bởi vật liệu có chứa dầu hắc ín được dùng trong công việc xây dựng bên trong.
4.1 Yêu cầu chung
Phần lớn PCB, PCDD/PCDF và PAH thuộc nhóm hợp chất hữu cơ bán bay hơi. Trong không khí trong nhà, chúng được thấy ở dạng hạt (bụi lơ lửng và bụi lắng) và trong pha khí.
Quy trình lấy mẫu và phân tích đối với phép đo ô nhiễm là đối tượng để tiêu chuẩn hóa (xem Bảng 3).
Bảng 3 - Quy trình lấy mẫu và phân tích
Loại chất | Quy trình | Mô tả ngắn gọn |
PCB | TCVN 10736-13 (ISO 16000-13) | Lấy mẫu khi sử dụng bộ lấy mẫu thể tích nhỏ hoặc bộ lấy mẫu thể tích lớn với vật liệu hấp phụ bọt polyuretan hoặc vật liệu hấp phụ thích hợp khác đặt sau cái lọc bụi. |
PCDD/PCDF | TCVN 10736-13 (ISO 16000-13) | Lấy mẫu sử dụng bộ lấy mẫu thể tích nhỏ hoặc bộ lấy mẫu thể tích lớn với vật liệu hấp phụ bọt polyuretan hoặc vật liệu hấp phụ thích hợp khác đặt sau cái lọc bụi. |
PAH | ISO 12884, ISO 16362, tiêu chuẩn quốc gia | ISO 12884 và ISO 16362 áp dụng cho phép đo không khí xung quanh và không khí trong nhà. Trong trường hợp phép đo không khí trong nhà, do mức nhiễu tạp, người sử dụng cần phải xem xét đến bộ lấy mẫu thể tích nhỏ [xem TCVN 10736-13 (ISO 16000-13)]. Trong trường hợp này, cần phải có một số bước làm thích hợp. |
4.2 PCB
Cần phải tiến hành lấy mẫu với bộ lấy mẫu thể tích nhỏ (lưu lượng từ 1,2 m3/h đến 2,8 m3/h), nếu có thể. Nếu yêu cầu phát hiện mức nồng độ thấp hơn, có thể dùng bộ lấy mẫu thể tích lớn (lưu lượng từ 6 m3/h đến 16 m3/h) với các giới hạn nhất định. Trong các trường hợp, không lấy mẫu quá 10 % thể tích không khí phòng trên giờ. Thiết bị lấy mẫu thể tích lớn có độ nhiễu tạp cao và không được sử dụng trong khu vực ở. Thiết bị lấy mẫu và quy trình phân tích phù hợp được mô tả tại TCVN 10736-13 (ISO 16000-13).
PCB được chiết từ cái lọc và chất hấp phụ rắn và chịu sắc ký nhiều giai đoạn để loại bỏ các tạp chất và sau đó được phân tích bằng sắc ký khí/khối phổ (GC/MS).
4.3 PCDD/PCDF
Lấy mẫu cần phải được tiến hành với thiết bị lấy mẫu thể tích nhỏ (lưu lượng từ 1,2 m3/h đến 2,8 m3/h), nếu có thể. Nếu yêu cầu phát hiện mức nồng độ thấp hơn, có thể dùng thiết bị lấy mẫu thể tích lớn (lưu lượng từ 6 m3/h đến 16 m3/h) với các giới hạn nhất định. Trong các trường hợp, không lấy mẫu quá 10 % thể tích không khí phòng trên giờ. Bộ lấy mẫu thể tích lớn có độ nhiễu tạp cao và không được sử dụng trong khu vực ở. Bộ lấy mẫu và quy trình phân tích phù hợp được mô tả tại TCVN 10736-13 (ISO 16000-13).
PCDD/PCDF được chiết từ cái lọc và chất hấp phụ rắn và được sắc ký nhiều giai đoạn để loại bỏ tạp chất và được phân tích bằng sắc ký khí/khối phổ (GC/MS).
4.4 PAH
Đối với phép đo tổng PAH, biên bản lấy mẫu tương tự được mô tả tại 4.1 và 4.2 phải được áp dụng [xem TCVN 10736-13 (ISO 16000-13), ISO 12884 và ISO 16362 đối với bộ lấy mẫu phù hợp]. Bộ lấy mẫu thể tích nhỏ là lựa chọn trước tiên. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến PAH bán bay hơi (có 5 vòng hoặc nhiều hơn; áp suất hơi nhỏ hơn 10-8 kPa hoặc nhiệt độ sôi lớn hơn 475 °C), có thể sử dụng bộ lấy mẫu kèm cái lọc bụi (không lắp sau bẫy hơi) (xem ISO 16362).
Để phân tích, PAH được chiết, dịch chiết được lọc và phần lớn dung môi được loại bỏ. Trong một số trường hợp, cần tách các thành phần không phải là chất thơm và phân cực bằng phương pháp sắc ký cột. Chất đậm đặc được tách bằng GC, sắc ký lỏng hiệu năng cao hoặc MS và PAH được xác định khi sử dụng detector phù hợp.
5.1 Yêu cầu chung
Vì phép xác định PCB, PCDD/PCFD và PAH đòi hỏi các phân tích phức tạp và tốn kém, nên phải chuẩn bị chiến lược đo để việc xác định các chất này là đại diện. Nhà phân phối và phòng thử nghiệm phải thống nhất với chiến lược lấy mẫu được dựa trên tiêu chuẩn này.
5.2 Xem xét tình trạng trước khi đo
Trước khi phép đo không khí trong nhà được bắt đầu, tiến hành các nghiên cứu chung phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Khảo sát nghiên cứu cơ bản đến bất kỳ phàn nàn và chi tiết xác định bản chất của tòa nhà, đồ nội thất,... (như được quy định tại TCVN 10736-1 (ISO 16000-1).
Công việc ban đầu cũng phải bao gồm xem xét tình trạng của các nguồn có thể có và quá trình phát thải.
Sẽ là hữu ích bằng cách phân tích các mẫu vật liệu mà trong nhiều trường hợp được coi như các nguồn và trong các trường hợp mẫu lau riêng lẻ, là mẫu lau, để thu được một chỉ báo sơ bộ về mức độ các chất quan tâm đóng vai trò thực sự trong môi trường trong nhà được xem xét. Quy trình dựa trên các trường hợp đặc thù hoặc loại nguồn, như được giới thiệu ngắn gọn trong các ví dụ dưới đây, đã được chứng minh là phù hợp.
Bụi lắng trong nhà và đất được vận chuyển có thể được phân tích để thu được một chỉ thị về sự phơi nhiễm tiềm tàng của phòng ở với PCB, PCDD/PCDF và PAH. Việc lấy mẫu và các điều kiện giới hạn được xem xét cho phương pháp này như được mô tả tại Tài liệu tham khảo [8].
5.2.1 PCB
Như được đề cập tại Điều 4, PCB trong các không gian nội thất có thể được cho là các nguồn khác nhau. Để thu được đánh giá sơ bộ sự ô nhiễm PCB xuất hiện trong tòa nhà với mức độ ô nhiễm không đồng đều, cần tiến hành xem xét hiện trạng của các nguồn có thể có.
Quy trình để khảo sát khả năng ô nhiễm PCB trong các phòng nội thất được nêu tại Phụ lục B.
5.2.2 PCDD/PCDF
Phép đo PCDD/PCDF nói chung không cần thiết trong phòng có chứa đồ gỗ đã được xử lý bằng các chất bảo quản có chứa pentaclorophenol (PCP). Nếu yêu cầu thông tin về nồng độ PCDD/PCDF, chỉ cần tiến hành phép đo nếu tỉ số Q, tính bằng nghịch đảo mét, theo Công thức (1) (Tài liệu tham khảo [9]):
(1)
Trong đó
A là diện tích gỗ được xử lý, tính bằng mét vuông;
V là thể tích phòng, tính bằng mét khối
Q ≥ 0,2 m-1 và tỉ lệ khối lượng PCP lớn hơn 50 mg trên kilogam gỗ.
Trong các trường hợp cháy, phép đo PCDD/PCDF nói chung là không cần thiết (Tài liệu tham khảo khảo [6]). Sự xuất hiện PCDD/PCDF trong trường hợp cháy và quy trình phải tuân thủ được nêu chi tiết ở Phụ lục C.
5.2.3 PAH
Nếu một thành phần chứa hắc ín (ví dụ như chất bảo quản gỗ) được dùng trước đây có thể giả thiết dựa trên thành phần cụ thể của sản phẩm mà nguồn PAH tiềm ẩn hiện có. Có thể thu được những chỉ thị có giá trị về sự ô nhiễm không khí trong nhà do PAH bằng cách phân tích thành phần benzo[a]pyren (thành phần hướng dẫn) của mẫu của các vật liệu nguồn được dự kiến.
5.3 Mục đích phép đo (trong điều kiện khí hậu trong nhà)
Trước khi tiến hành phép đo không khí trong nhà, cần phải xác định rõ ràng mục đích của phép đo. Mục đích có thể được hiểu là:
a) Thông tin về nồng độ trung bình trong điều kiện bình thường;
b) Thông tin về nồng độ tăng cao (điều kiện đặc biệt);
c) Kiểm tra sự phù hợp với giá trị hướng dẫn (khuyến cáo);
d) Thông tin về tỉ số nồng độ không khí trong nhà và không khí xung quanh.
5.3.1 Thông tin về nồng độ trung bình trong điều kiện bình thường
Lấy mẫu phải được thực hiện có xem xét đến cách thức của người sử dụng (nơi ở và các hoạt động) trong quá trình sử dụng phòng bình thường hoặc ít nhất trong các điều kiện tương ứng với việc sử dụng phòng thông thường. Điều này có nghĩa là, tùy theo, các điều kiện nhiệt độ và thông gió trong phòng cả quá trình đo nằm trong khoảng bình thường của phòng.
Để ngăn ngừa ảnh hưởng của các phát thải gián đoạn (sự cháy hở, ống khói, hút thuốc) phải xác định các điều kiện ban đầu càng sớm càng tốt trước khi xử lý. Để đạt được điều này, thông gió tốt cho phòng, sau đó giữ phòng và cửa sổ đóng trong khoảng 8 h (tốt nhất qua đêm). Bắt đầu đo sau khi điều kiện hóa phòng như vậy.
Khi kiểm tra phòng đã thông gió có hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), để hệ thống vận hành trong các điều kiện thông thường trong ít nhất 3 h trước khi lấy mẫu.
Tương tự, trong trường hợp phòng có hướng dẫn thông gió (ví dụ trường học, vườn trẻ) một chu kỳ sử dụng hoàn chỉnh (thời gian giữa hai lần thông gió) cần phải được tuân thủ để có thời gian trễ trước khi đo.
Đối với phép đo là đáng tin cậy, phòng đã kiểm tra cần phải được sử dụng như bình thường. Việc này là do trong thực tế nhiều hợp chất theo dõi có liên quan đến bụi có thể tái lơ lửng do các hoạt động ở của phòng, do đó ảnh hưởng đến nồng độ không khí trong phòng.
Tuy nhiên, đối với nhiều lý do, ví dụ do tiếng ồn sinh ra bởi các thiết bị lấy mẫu hoặc do cấm sử dụng được áp đặt bởi người có thẩm quyền, có thể không cần tiến hành lấy mẫu khi có người sử dụng phòng. Nồng độ bụi lơ lửng sau đó có thể thấp hơn khi phòng được sử dụng như thông thường. Điều này có thể dẫn đến sự ước tính thấp nồng độ PCB, PCDD/PCDF và PAH trong không khí trong nhà.
5.3.2 Thông tin về nồng độ tăng cao (điều kiện đặc biệt)
Nồng độ cao có thể giúp ước tính tốt hơn toàn bộ tình trạng và có thể thu được bằng cách tiến hành đo trong các điều kiện sự thay đổi không khí thấp và nhiệt độ phòng cao.
Tuy nhiên, cần tránh các trường hợp cực đoan không thực tế khi quan trắc. Chỉ các trường hợp ngoại lệ có mức ô nhiễm cao cần phải đo tại nhiệt độ phòng khoảng 26 °C (xem Tài liệu tham khảo [10]). Cần phải hạn chế sự thấm qua của không khí (với phòng được thông gió tự nhiên thì cửa ra vào và cửa sổ đóng và tắt hệ thống HVAC với phòng được điều kiện hóa nhân tạo). Cần tiến hành hết sức cẩn thận để đáp ứng các yêu cầu thể tích không khí và thời gian lấy mẫu như được quy định tại Bảng 4. Cần thiết lập các điều kiện bằng cách duy trì thời gian chuẩn bị đủ dài (ít nhất 8 h, tốt hơn qua đêm).
Bảng 4 - Thể tích mẫu và khoảng thời gian lấy mẫu để đo không khí trong nhà
Loại chất | Thể tích mẫu m3 | Thời gian đo đối với thiết bị lấy mẫu thể tích nhỏ h | Thời gian đo đối với thiết bị lấy mẫu thể tích lớn (16 m3/h) |
PCB | 5 đến 10a | 2 đến 4 | -c |
PCDD/PCDF | 400 | 150 | 25 |
| 60b | 22 | 4 |
PAH | 5 đến 10 | 2 đến 4 | -c |
a Nếu PCB đồng phẳng được xác định, yêu cầu thể tích lấy mẫu như đối với PCDD/PCDF. b Phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép cặp với khối phổ phân giải cao. c Không khuyến nghị. |
5.3.3 Kiểm tra sự phù hợp với giá trị khuyến cáo
Nếu đối với từng chất có các giá trị khuyến cáo, mục tiêu của phép đo là để kiểm chứng thường xuyên sự liên quan của những giá trị đó. Ở đây, các điều kiện đặt ra trong định nghĩa giá trị phải được tuân thủ khi tiến hành phép đo. Nếu các quy định kỹ thuật phù hợp không được xác định, cần đo nồng độ thông thường theo 5.3.1 trong các điều kiện sử dụng thường xuyên.
Trong phép đo PCB, có thể tìm thấy các nồng độ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Do nhiệt độ cao trong mùa hè, các giá trị đo được trong mùa đông dưới các điều kiện có thể so sánh là thấp hơn đáng kể nồng độ không khí trong nhà trong mùa hè (Tài liệu tham khảo [11]).
Không thể ngoại suy các giá trị đo được trong mùa đông đến các điều kiện chiếm ưu thế trong mùa hè, vì sự phụ thuộc của nồng độ không khí trong nhà với nhiệt độ tường và tốc độ thông gió là được biết không nhiều tại hiện tại và phụ thuộc vào từng trường hợp.
Nếu không thể chờ phép đo vào mùa hè, có thể thu được phép đo thô bằng cách tiến hành một phép đo trong mùa đông tại nhiệt độ phòng tăng cao. Trong tình huống này phải được ghi lại trong báo cáo đo.
5.3.4 Thông tin về tỉ số nồng độ không khí trong nhà và không khí xung quanh
Trong một số trường hợp, đặc biệt khi không có sẵn các hướng dẫn khuyến cáo hoặc thông tin về nồng độ hoặc nguồn thường xuất hiện trong nhà. Mục đích phép đo có thể thu được thông tin về tỷ lệ của nồng độ không khí trong nhà và nồng độ không khí xung quanh (xem 5.6). Sau đó không khí trong nhà và không khí xung quanh được đo đồng thời.
Mẫu không khí xung quanh cần phải được lấy trong vùng lân cận của tòa nhà, phải đảm bảo rằng điểm lấy mẫu là đủ cách xa so với tòa nhà (cách khoảng >10 m đến 100 m).
Trong trường hợp có hệ thống HVAC, không khí xung quanh phải được đo trong vùng lân cận của vùng lấy không khí vào. Khi so sánh với các giá trị thu được của không khí xung quanh và không khí trong nhà, cần phải lưu ý, tùy thuộc vào thời điểm của năm, và cần xem xét sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai điểm lấy mẫu.
5.4 Thời gian lấy mẫu và tần suất đo
Phép đo phải được tiến hành khi các điều kiện đề ra đã được thiết lập (thông gió, việc sử dụng phòng) (xem 5.2).
Các điều kiện chiếm ưu thế trong quá trình lấy mẫu phải được ghi lại như được quy định tại TCVN 10736-1 (ISO 16000-1), Phụ lục D, từ A đến G.
Thời gian lấy mẫu được xác định bằng cả mục tiêu phép đo (xem 5.3) và bằng giới hạn phát hiện của phương pháp đo được áp dụng. Giới hạn phát hiện của phương pháp đo xác định thể tích không khí tối thiểu được lấy mẫu đối với từng nhóm chất (xem Bảng 4).
Cũng cần chú ý rằng thể tích không khí lấy mẫu được hút trong một giờ phải không vượt quá 5 % đến 10 % thể tích của phòng. Hạn chế này nhằm để giữ những thay đổi trong không khí trong phòng do lấy mẫu tới mức tối thiểu. Nếu điều kiện cấm này không được tuân thủ, kết quả phép đo sai phải được dự đoán, ví dụ do hoạt động làm sạch không khí do lấy mẫu và thay thế cân bằng giữa vật liệu và không khí của phòng. Có thể được dùng thiết bị lấy mẫu thể tích lớn với lưu lượng > 16 m3/L trong phòng đủ lớn.
Vì nhiều phòng trong nhà được nghiên cứu có thể tích phòng <140 m3, phải sử dụng thiết bị có lưu lượng nhỏ hơn 10 m3/h để duy trì các yêu cầu được quy định dưới dây. Điều kiện này được đáp ứng bởi thiết bị lấy mẫu thể tích nhỏ có lưu lượng không khí đi qua < 3 m3/h.
Vì chi phí cải tạo thường cao, trong mọi trường hợp, cần kiểm tra xác nhận phân tích không khí trong nhà bằng phương pháp đo lặp lại. Có thể bắt đầu từ nguyên tắc này nếu chi phí phân tích và nỗ lực được yêu cầu là không tương xứng với chi phí cải tạo có thể.
5.5 Vị trí lấy mẫu
Lựa chọn vị trí lấy mẫu được xác định chủ yếu bằng những xem xét ở 5.2. Tuy nhiên, các khía cạnh tổng quát hơn nữa yêu cầu xem xét trong lựa chọn vị trí lấy mẫu; những xem xét này được quy định tại TCVN 10736-1 (ISO 16000-1).
Vị trí lấy mẫu trong phòng kiểm tra có xu hướng ít quan trọng đối với các chất trong những xem xét này. Các điểm lấy mẫu cần phải cách sàn từ 1 m đến 1,5 m và ít nhất cách tường 1 m.
Trong trường hợp ô nhiễm PCB do các vật liệu gắn kết, hỗn hợp PCB kỹ thuật như nhau được kết hợp tại tất cả các nơi trong một tòa nhà phải được xác định chắc chắn; nếu hàm lượng PCB của vật liệu gắn kết là như nhau, có thể xảy ra nồng độ PCB khác nhau trong không khí trong nhà tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng.
5.6 Phép đo so sánh
Trong nhiều trường hợp đánh giá kết quả phép đo thu được trong nghiên cứu khảo sát không khí trong nhà gặp nhiều khó khăn bởi vì thiếu các tiêu chí đánh giá.
Ở đây, có thể là hữu ích khi so sánh bằng các phép đo song song với tình huống trong phòng khác của cùng tòa nhà có thể được coi như không bị ô nhiễm hoặc với nồng độ không khí xung quanh. Các số liệu trong Bảng 2 có thể coi như là thông tin ban đầu về nồng độ không khí xung quanh có thể có.
Sự ô nhiễm hoặc nồng độ nội bộ nói chung gây ra bởi một nguồn trong vùng lân cận của tòa nhà được xác định bằng một phép đo được thực hiện tại khoảng 10 m đến khoảng 100 m tính từ tòa nhà.
Nếu ô nhiễm trong nhà có thể bắt nguồn từ chính tòa nhà và được chuyển từ bên ngoài tòa nhà vào bên trong bằng cách khuếch tán không khí (ví dụ là sự phát thải PCB từ các vật liệu gắn kết được dùng trên tường bên trong), phép đo không khí xung quanh cần phải được tiến hành trong vùng lân cận trung gian của tòa nhà (khoảng 1 m) để xác định rõ con đường ô nhiễm.
Nếu thích hợp, khi cần các mẫu so sánh được phân tích sau, cần được lấy như một mẫu dự phòng.
5.7 Đảm bảo chất lượng
Kế hoạch đo phải quy định các biện pháp được tiến hành để đáp ứng các yêu cầu chất lượng do khách hàng đặt ra.
Nên tiến hành lấy mẫu lặp. Một hoặc nhiều mẫu có thể được lưu giữ cho những phân tích sau này, nếu yêu cầu. Các tỉ lệ thu hồi phải được lập thành tài liệu.
Cần phải xem xét các tiêu chí quan trọng và các tiêu chí này cần phải được hướng đến những câu hỏi sau để lựa chọn nhà thầu hoặc phòng thử nghiệm tiến hành đo.
- Phòng thử nghiệm đo có hệ thống đảm bảo chất lượng được tài liệu hóa hay không ? (ví dụ theo TCVN ISO/IEC 17025 [16])
- Quy trình hiệu chuẩn nào được sử dụng, tần suất và mức độ?
- Phương nào sẽ được dùng để nhận dạng PCB, PCDD/PCDF và PAH?
- Các phép đo được sắp xếp theo thứ tự có cần thiết không?
- Độ không đảm bảo được xác định như thế nào (ví dụ theo ISO Guide 98:1995 [17])?
- Phòng thử nghiệm có tham gia trong phép thử liên phòng thử nghiệm không?
(Tham khảo)
Cấu trúc, độc tính và tính toán độ độc tương đương
A.1 Cấu trúc của PCB, PCDD và PCDF
PCDD và PCDF được mô tả chi tiết hơn ở TCVN 10736-13 (ISO 16000-13).
Bảng A.1 - Cấu trúc của PCB, PCDD và PCDF và số lượng đồng phân có thể có
| |||
| PCBs | PCDDs | PCDFs |
| Polycloro biphenyl | Polycloro dibenzo-p-dioxin | Polycloro dibenzofuran |
số nguyên tử clo | Số đồng phân PCB | Số đồng phân PCDD | Số đồng phân PCDF |
1 | 3 | 2 | 4 |
2 | 12 | 10 | 16 |
3 | 24 | 14 | 28 |
4 | 42 | 22 | 38 |
5 | 46 | 14 | 28 |
6 | 42 | 10 | 16 |
7 | 24 | 2 | 4 |
8 | 12 | 1 | 1 |
9 | 3 | - | - |
10 | 1 | - | - |
Tổng | 209 | 75 | 135 |
A.2 Cấu trúc của PCB đồng phẳng
Bảng A.2 - Cấu trúc của 12 polycloro biphenyl đồng phẳng lựa chọn
Tên IUPAC và tên đồng nghĩa | Công thức | Khối lượng phân tử g/mol | Công thức cấu tạo |
3,3',4,4'-tetraclorobiphenyl 3,3’,4,4'- TeCB PCB-77 | C12H6CI4 | 291,9 | |
3,4,4',5-tetraclorobiphenyl 3,4,4',5-TeCB PCB-81 | C12H6CI4 | 291,9 | |
2,3,3’,4,4’-pentaclorobiphenyl 2,3,3',4,4'-PeCB PCB-105 | C12H5CI5 | 326,4 | |
2,3,4,4',5-pentaclorobiphenyl 2,3,4,4',5-PeCB PCB-114 | C12H5CI5 | 326,4 | |
2,3',4,4',5-pentaclorobiphenyl 2,3',4,4',5-PeCB PCB-118 | C12H5CI5 | 326,4 | |
2',3,4,4',5-pentachlorobiphenyl 2',3,4,4',5-PeCB PCB-123 | C12H5CI5 | 326,4 | |
3,3',4,4',5-pentaclorobiphenyl 3,3',4,4',5-PeCB PCB-126 | C12H5CI5 | 326,4 | |
2,3,3',4,4',5-hexaclorobiphenyl 2,3,3',4,4',5-HxCB PCB-156 | C12H4Cl6 | 360,9 | |
2,3,3',4,4',5'-hexaclorobiphenyl 2,3,3',4,4',5'-HxCB PCB-157 | C12H4Cl6 | 360,9 | |
2,3',4,4',5,5'-hexaclorobiphenyl 2,3',4,4',5,5'-HxCB PCB-167 | C12H4CI6 | 360,9 | |
3,3',4,4',5,5'-hexaclorobiphenyl 3,3',4,4',5,5'-HxBC PCB-169 | C12H4CI6 | 360,9 | |
2,3,3',4,4',5,5'-heptaclorobiphenyl 2,3,3',4,4',5,5'-HpCB PCB-189 | C12H3CI7 | 396,3 |
A.3 Độc tính và tính toán độ độc tương đương đối với PCB và PCDD/PCDF
Trong môi trường, PCDD/PCDF không bao giờ xuất hiện như hợp chất đơn nhưng luôn luôn là hỗn hợp phức chất gắn với các hợp chất liên quan đến cấu trúc khác (“giống dioxin”) như PCB
Hệ thống độ độc tương đương (TEQ) sử dụng 2,3,7,8-TCDD như là tiêu chuẩn với độc tính của các hợp chất khác có liên quan. Mối liên quan này được dựa trên giả thuyết rằng PCDD/PCDF và hợp chất giống dioxin hoạt động thông qua cơ chế như nhau. Hiệu ứng độc được đánh giá qua nghiên cứu độc tính cận mãn tính và từ các đặc tính sinh hóa nhất định như khả năng gắn vật nhận aryl hydrocacbon.
Độc tính tiềm tàng của một đồng loại đơn được chỉ ra qua hệ số độ độc tương đương (TEF) mô tả từng độc tính thành phần với hiệu ứng độc của 2,3,7,8-TCDD. Để tính TEQ, lượng nồng độ của từng đồng loại phù hợp được nhân với TEF tương ứng. Khi tất cả đồng loại được đưa ra là “tương đương với 2,3,7,8-TCDD” chúng có thể được cộng đơn giản với nhau và kết quả TEQ đại diện cho tổng độc tính của hỗn hợp (xem Bảng A.3).
Thậm chí, nếu vẫn còn tính không chắc chắn liên quan đến độc tính của PCDD/PCDF, hệ số độ độc tương đương quốc tế (I-TEF) đã được thiết lập bởi NATO/CCMS (xem tài liệu tham khảo [12] và Bảng A.3). Gần đây WHO (xem tài liệu tham khảo [1]) đã tiêu chuẩn hóa độc tính 2,3,7,8-cloro-thay thế dioxin và furan và PCB giống dioxin nhất định. Đối với tất cả đồng loại khác có thể có trong mẫu, giá trị TEQ bằng không (zero) được ấn định.
Kế hoạch NATO/CCMS đã được chấp nhận trên quốc tế như là cơ sở đối với việc xác định TEQ. Trong những năm gần đây, độc tính của PCDD/PCDF đã được báo cáo chủ yếu theo l-TEQ.
Giản đồ TEQ gần đây nhất, được phát triển bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS) tiêu chuẩn hóa độc tính của 17 đồng loại dioxin và furan và bao gồm cả đối với lần đầu 12 PCB giống dioxin (xem tài liệu tham khảo [1]). Nó phản ánh kiến thức hiện tại về hiệu ứng độc của PCDD/PCDF và PCB giống dioxin (xem bảng A.3).
Cách tiếp cận WHO-TEQ được nối với những khuyến nghị của WHO xem xét đến liều lượng chịu được hàng ngày (TDI) đối với con người là 1 pg đến 4 pg WHO-TEQ trên kilogam trọng lượng cơ thể (kể cả PCB) mà không được vượt quá. TDI đã khuyến nghị dựa trên hiệu ứng nguy cấp (bao gồm sự phát triển, sinh sản, hocmon, hệ thống miễn dịch và hiệu ứng ứng xử thần kinh), mối liên quan giữa liều-phản ứng và ngoại suy nguy cơ định lượng.
Trong ngữ cảnh đánh giá nguy cơ hài hòa quốc tế, cần được dựa trên những kiến thức hiện tại, nó dường như là hợp lý để chấp nhận hệ thống WHO-TEQ và để thảo luận WHO-TDI như một thang đánh giá để đánh giá nguy cơ trong tương lai tại mức độ quốc tế.
Việc tính kết quả PCDD/PCDF thường được tiến hành bằng cách sử dụng hệ số tương đương độc quốc tế (I-TEF) của NATO/CCMS (xem ở trên). Tính toán TEQ của PCDD/PCDF và PCB giống dioxin (PCB đồng trục và PCB không phải ortho) chỉ có thể sử dụng hệ số độ độc tương đương của WHO (WHO-TEQpcb). Kế hoạch tính toán là không so sánh tương hỗ (xem bảng 3). Một số nước bắt buộc tính theo NATO/CCMS (l-TEQ) và một số nước khác theo WHO (WHO-TEQpcb), tiếp sau là, kết quả và kế hoạch tính toán phải được báo cáo.
Bảng A.3 - Hệ số độ độc tương đương WHO (WHO-TEF) (xem Tài liệu tham khảo [1]) và hệ số độ độc tương đương quốc tế (I-TEF) (xem tài liệu tham khảo [12])
Đồng loại | WHO-TEF | l-TEF |
2,3,7,8-TCDD | 1 | 1 |
1,2,3,7,8-PeCDD | 1 | 0,5 |
1,2,3,4,7,8-HxCDD | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,6,7,8-HxCDD | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,7,8,9-HxCDD | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,4,6,7,8-HpCDD | 0,01 | 0,01 |
OCDD | 0,000 3 | 0,001 |
2,3,7,8-TCDF | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,7,8-PeCDF | 0,03 | 0,05 |
2,3,4,7,8-PeCDF | 0,3 | 0,5 |
1,2,3,4,7,8-HxCDF | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,6,7,8-HxCDF | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,7,8,9-HxCDF | 0,1 | 0,1 |
2,3,4,6,7,8-HxCDF | 0,1 | 0,1 |
1,2,3,4,6,7,8-HpCDF | 0,01 | 0,01 |
1,2,3,4,7,8,9-HpCDF | 0,01 | 0,01 |
OCDF | 0,000 3 | 0,001 |
Không phải-ortho PCB | ||
3,4,4',5-TeCB (81) | 0,000 1 | - |
3,3',4,4'-TeCB(77) | 0,000 3 | - |
3,3',4,4',5-PeCB (126) | 0,1 | - |
3,3',4,4',5,5'-HxCB (169) | 0,03 | - |
Mono-ortho PCB | ||
2,3,3',4,4'-PeCB (105) | 0,000 03 | - |
2,3,4,4',5-PeCB (114) | 0,000 03 | - |
2,3',4,4',5-PeCB (118) | 0,000 03 | - |
2',3,4,4',5-PeCB (123) | 0,000 03 | - |
2,3,3',4,4',5-HxCB (156) | 0,000 03 | - |
2,3,3',4,4',5'-HxCB (157) | 0,000 03 | - |
2,3',4,4',5,5'-HxCB (167) | 0,000 03 | - |
2,3,3',4,4',5,5'-HpCB (189) | 0,000 03 | - |
(Tham khảo)
Quy trình khảo sát các nguồn có khả năng gây ô nhiễm PCB trong nhà để có thể cải tạo
Các nguồn PCB đã biết hiện nay được nêu tại Bảng 1. Trong thực tế, các nguồn sau là đặc biệt quan trọng:
a) PCB như chất tạo dẻo trong vật liệu gắn;
b) PCB như chất chống cháy trong sơn nhũ tương để làm trần lửng;
c) PCB như chất chống cháy cho bề mặt gỗ; và
d) PCB có chứa trong tụ điện của bóng đèn
Trong những năm tòa nhà hoặc các phần của tòa nhà được xây dựng cũng như trong những năm lắp đặt các phần bên trong cho một chỉ thị đầu tiên về sự có mặt của nhiều PCB. Đối với ba trường hợp đầu, đây là các ví dụ được gọi là sử dụng PCB “hở”, lần cuối cùng sử dụng PCB trong các tòa nhà có thể là vào những năm 1980. Nhiều ví dụ đã được tìm thấy trong các tòa nhà được xây dựng ở giữa những năm 1970. Việc sử dụng tụ điện chứa PCB đã được dừng ở giữa những năm 1980.
Những nguồn sơ cấp này nói chung dẫn đến sự nhiễm bẩn trong toàn bộ phòng. Tất cả bề mặt có thể hoạt động như nguồn thứ cấp ít ảnh hưởng hơn.
Trong trường hợp nguồn sơ cấp hở, thường tìm thấy hàm lượng PCB 1 g/kg và lớn hơn. Đối với các nguồn thứ cấp, tỷ lệ khối lượng PCB là thấp hơn đáng kể (ví dụ < 1 g/kg). Loại bỏ có mục đích các nguồn sơ cấp và làm sạch hoặc loại bỏ nguồn thứ cấp phải được xử lý trong quá trình cải tạo.
Nếu dự kiến rằng vật liệu làm kín chứa PCB đã được sử dụng trong các tòa nhà, nó đã chứng tỏ hữu ích để lấy mẫu vật liệu từ các nơi khác nhau trong tòa nhà và để phân tích chúng về thành phần PCB của chúng. Cần chú ý lấy mẫu trong những trường hợp như vậy để tất cả các loại khớp nối như chỗ nối mở rộng tòa nhà và chỗ dán xung quanh cửa sổ, sàn và cửa ra vào cũng như chỗ nối trong phòng tắm và cầu thang được xem xét như là nguồn PCB. PCB chỉ có mặt trong keo dán elastic lâu dài nền polysunphit và không có trong keo dán đã lão hóa xuất hiện trong gạch thô (ví dụ keo dán nền polyacrylat). Như trong trường hợp khác về sự ô nhiễm PCB dự kiến, đã chứng minh rằng phải thanh tra tòa nhà, lấy mẫu không khí đại diện liên quan đến PCB và đồng thời lấy mẫu vật liệu từ các vị trí khác nhau và phân tích mẫu về PCB.
Nguồn PCB hơn nữa có hàm lượng PCB một phần đáng kể có thể là các lớp thô (Tài liệu tham khảo [13]).
PCB cũng đã được sử dụng trong sơn, phần lớn cho đến cuối những năm 1970, với quy mô nhỏ cho đến giữa những năm 1980. PCB được dùng làm tăng tính đàn hồi của sơn và chất chống cháy. Kết quả là, PCB trong sơn tường có thể tìm thấy trong lối thoát hiểm của các tòa nhà công cộng và cũng có trong các diện tích được sơn dầu, sơn flow-on và như được sử dụng. Thử nghiệm Beilstein được tiến hành trên điểm có thể đưa ra chỉ thị về thành phần clo cao. Trong thử nghiệm này, mẫu sơn được mang vào tiếp xúc gần với tấm đồng. Khi gia nhiệt, ví dụ với một ngọn lửa hàn, ngọn lửa tạo ra màu xanh lá cây khi có hợp chất chứa clo. Kết quả dương tính cần phải được xác nhận bằng các phân tích vật liệu tiếp sau.
Cần phải xem xét những tòa nhà lớn đã được xây dựng thường xuyên trong một số giai đoạn tại các khoảng thời gian và từng phần của tòa nhà thậm chí có thể đã được xây dựng bởi các công ty khác nhau. Trong những trường hợp này, có thể phải lấy mẫu trong các tầng khác nhau của tòa nhà. Chỉ sau khi những phân tích sàng lọc có thể đại diện và do vậy các phép đo không khí trong nhà có ý nghĩa được lập kế hoạch và tiến hành đối với tòa nhà.
Bên cạnh vật liệu gắn kết, các tấm đã được sơn trước bằng sơn có chứa PCB trong sản xuất và nhằm để sử dụng làm trần lửng, cũng có thể là nguồn PCB. Đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của những tấm này khi kiểm tra tòa nhà.
Ở một số nước, ví dụ Đức, tấm trần sợi gỗ có thể là nguồn PCB quan trọng khác trong không khí trong nhà. Theo thông tin nhà sản xuất, các tấm này được sơn bằng sơn chống cháy có chứa PCB clo hóa cao đến tận năm 1972. Tỷ lệ khối lượng PCB của sơn trên mặt tấm hướng vào phòng là khoảng 15 %; hàm lượng PCB kết quả của tấm, tính trên toàn bộ là khoảng 1 %.
Vì PCB đã được sử dụng với mức độ tương đối lớn do ngành công nghiệp sơn, PCB có thể có trong sơn cũ hơn. Do vậy, tấm trần làm từ gỗ cũng cần được kiểm tra về sự xuất hiện của sơn chống cháy. Sơn như vậy có thể gặp như ở lớp lót trong, phân bố không đồng đều. Nếu bề mặt này xuất hiện, mẫu phải được lấy trên tấm sâu xuống độ dày tối đa 1 mm đến 2 mm sử dụng dụng cụ phù hợp và được kiểm tra về PCB.
Tụ điện nói chung có tuổi thọ hơn 10 năm, do vậy một số chúng vẫn có thể có chứa PCB. Thông tin về các tụ điện chứa PCB được đưa ra bởi thiết kế loại được ký hiệu trên thiết bị. Danh mục tương ứng đã được công bố ở một số nước (xem Tài liệu tham khảo [14]). Tuy nhiên, cần chú ý rằng không có việc dán nhãn đồng nhất, bắt buộc. Do vậy, sẽ không thể phân loại hoàn toàn loại tụ điện trong từng trường hợp. Trong trường hợp rò rỉ hoặc cháy tụ điện, phân tích PCB của chất lỏng cách điện bị thoát ra hoặc mẫu lau sẽ chỉ cho thấy liệu PCB đã vào không khí phòng hay chưa.
Trong tài liệu tham khảo [9], cần xem xét phù hợp những khuyến nghị sau
- Nồng độ không khí trong nhà thấp hơn 300 ng PCB trên mét khối có thể coi như chấp nhận được trong thời gian dài (giá trị phòng ngừa).
- Trong trường hợp nồng độ không khí trong nhà từ 300 ng đến 3000 ng PCB trên mét khối, nguồn nhiễm bẩn không khí nên được đánh dấu. Cần phải loại bỏ nguồn hoặc ít nhất sự phát thải của nguồn này phải được giảm thiểu có tính đến khía cạnh của tính đầy đủ (ví dụ bằng cách thông gió tại các khoảng thời gian đều đặn và thông qua việc làm sạch và loại bỏ bụi trong phòng). Giá trị mục tiêu nhỏ hơn 300 ng PCB trên mét khối.
- Cần tránh nồng độ không khí trong nhà lớn hơn 3000 ng PCB trên mét khối do sự phơi nhiễm với PCB không được kiểm soát. Nếu nồng độ tăng, việc xác định PCB cần phải lặp lại ngay. Nếu giá trị đã được xác nhận, tiến hành phép đo nhanh chóng, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm để giảm nồng độ PCB trong không khí trong nhà để tránh những nguy cơ về sức khỏe trong những phòng này. Các biện pháp khắc phục phải phù hợp với việc giảm có hiệu quả nồng độ PCB đi vào. Giá trị mục tiêu là nhỏ hơn 300 ng PCB trên mét khối (giá trị khuyến cáo để cải tạo).
(Tham khảo)
Khảo sát không khí trong nhà về PCDD/PCDF sau khi cháy
C.1 Yêu cầu chung
Như đã biết, sự cháy liên quan đến các chất có chứa halogen có thể làm tăng PCDD/PCDF. Để đơn giản quy trình kiểm tra hoặc lấy mẫu trong trường hợp khảo sát trong nhà, mẫu bề mặt được dùng để đánh dấu cho việc đánh giá.
Thông tin về độ độc tương đương được xác định trong các trường hợp trước đây của cháy đã được tìm thấy trong Tài liệu tham khảo [15].
Những khuyến nghị làm sạch đối với diện tích trong nhà bị tác động bởi cháy đã được xuất bản năm 1990 ở Đức theo đó việc kiểm tra PCDD/PCDF chỉ cần tiến hành trong một vài trường hợp (xem Tài liệu tham khảo [5]). Theo khuyến nghị này, lấy mẫu cần phải được tiến hành trong trường hợp cháy lớn trong đó lượng tương đối lớn PVC, cáp, tụ điện, thiết bị chuyển đổi, vật liệu dán và chất dẻo bị cháy. Khuyến nghị này đặc biệt được áp dụng khi cho rằng polyclo hóa biphenyl, polyclo hóa benzen hoặc poly clo hóa phenol có liên quan đến sự cháy.
Quy trình mô tả (Điều C.2) chỉ giới hạn cho phòng hoặc tòa nhà liền kề bị ảnh hưởng do sự phân hủy bồ hóng của đám cháy và không liên quan đến chỗ tự cháy. Nhằm để góp phần đánh giá mức độ nguy hại trong không khí trong phòng xung quanh nơi cháy. Sự ô nhiễm từ các nguồn sơ cấp là được dự đoán nếu nồng độ từ một đến vài microgam trên kilogam mẫu vật liệu hoặc trên mét vuông trong mẫu bề mặt. Giá trị thấp hơn theo nguyên tắc là kết quả của ô nhiễm thứ cấp qua không khí.
C.2 Quy trình
Cần lấy mẫu lau trong diện tích có mức ô nhiễm cao hơn. Trước tiên, các phân tích tiếp sau cần phải giới hạn với những mẫu (phòng) được dự đoán là bị ô nhiễm nhất. Tính cần thiết của những khảo sát thêm có thể thu được từ kết quả ban đầu này.
Lấy mẫu nên được tiến hành trên bề mặt mềm mịn, theo chiều ngang tại các nơi khác nhau trong phòng dùng chổi từ một diện tích xác định để có thể xác định nồng độ PCDD/PCDF theo diện tích và khối lượng. Tổng diện tích lấy mẫu được chọn theo giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích được sử dụng sau đó. Do vậy, khi sử dụng thiết bị GC/MS phân giải thấp, yêu cầu tổng diện tích ít nhất là 1 m2, trong khi 100 cm2 là đủ cho thiết bị phân giải cao.
Trong trường hợp lắng đọng bồ hóng, mẫu đại diện không thể thu được bằng việc quét trên bề mặt. Trong trường hợp này, tiến hành lấy mẫu bằng cách lau các diện tích phù hợp với vật liệu hấp phụ đã được làm ẩm bằng dung môi làm ẩm (ví dụ toluen). Vật liệu tự nó không ảnh hưởng đến phân tích và do vậy có thể được làm sạch trước trong xử lý. Nếu bề mặt không thô (ví dụ khối xây, giấy dán tường, vật liệu dệt), lớp bọc ngoài của vật liệu phải được lấy bằng biện pháp cơ học. Kết quả phân tích chỉ được báo cáo dựa trên diện tích như vậy.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Van den Berg, m., Birnbaum, L.S., Denison, M., de Vito, M., Farland, w., Mark Feeley, m., et al. The 2005 World Health Organization reevaluation of human and mammalian toxic equivalency factors for dioxins and dioxin-like compounds. Toxicol. Sei. 2006, 93, p. 223-241
[2] RSU (Rat der Sachverständigen für Umweltfragen [Expert Council on Environmental Matters]). Luftverunreinigungen in Innenräumen: Sondergutachten [Air pollution in enclosed rooms: Special evaluation], Stuttgart, Kohlhammer, 1987.110, p.
[3] VDI 4300-2, Messen von Innenraumluftverunreinigungen - Meßstrategie für polycyclische aromatische Kohlenwasserstoffe (PAH), polychlorierte Dibenzo-p-dioxine (PCDD), polychlorierte Dibenzofurane (PCDF) und polychlorierte Biphenyle (PCB) [Indoor air pollution measurement - Strategy measurement for PAHs, PCDDs, PCDFs, and PCBs]
[4] Rotard, W.D. Risikobewertung von Dioxinen im Innenräumen [Dioxin risk evaluation in indoor environments]. Bundesgesundheitsblatt 1990, 33, p. 104-107
[5] BGA (Bundesgesundheitsamt [German Federal Health Office]). Empfehlung zur Reinigung von Gebäuden nach Bränden [Cleaning recommendations for buildings after fires]. Bundesgesundheitsblatt 1990, 33, p. 32-34
[6] Rotard, W.D. PCDD/PCDF in Brandrückständen [PCDDs/PCDFs after fires]. Techn. Überwach. 1992, 33, p. 185-191
[7] Köhler, M., Weis, N., Zorn, C. Luftgetragene PAK-Belastungen in Innenräumen - Vorkommen, Quellen und Bewertung [Airborne PAH levels in indoor environments - Incidence, sources and evaluation]. In: Weber, S-, editor. Umwelt, Gebäude und Gesundheit: Innenraumhygiene, Raumluftqualität und Energieeinsparung. [Environment, buildings and health: Enclosed room hygiene, room air quality and energy conservation], p. 298-308. Arbeitsgemeinschaft Ökologischer Forschungsinstitute (AGÖF), Springe Eldagsen, 2004
[8] VDI 4300-8, Messen von Innenraumluftverunreinigungen - Probenahme von Hausstaub [Measurement of indoor air pollution - Sampling of house dust]
[9] ARGEBAU (Arbeitsgemeinschaft der für das Bau-, Wohnungs- und Siedlungswesen zuständigen Minister und Senatoren der Länder.). Richtlinie für die Bewertung und Sanierung pentachlorphenol-(PCP)-belasteter Baustoffe und Bauteile in Gebäuden (PCP-Richtlinie) [Guidelines for the evaluation and reorganization of pentachlorphenol- (PCP)-impregnated building materials and construction units in buildings (PCP guidelines)].] Mitteil. Deutsch. Inst. Bautechn. 1997, 1, p. 6-16
[10] EN 13779, Ventilation for non-residential buildings - Performance requirements for ventilation and room-conditioning systems
[11] UfU (Untersuchungsstelle für Umwelttoxikologie des Landes Schleswig-Holstein). Innenraumbelastung durch polychlorierte Biphenyle (PCB) in dauerelastischen Dichtungsmassen [Interior PCB content in permanent elastic sealants]. In: UfU-Jahresbericht 1990/1991, p. 59-63. Kiel, 1993
[12] COMMITTEE on the CHALLENGES TO Modern SOCIETY. International toxicity equivalency factor (I-TEF) method of risk assessment for complex mixtures of dioxins and related compounds. NATO, Brussels, 1988. (CCMS Report No. 176.)
[13] Weis, N.; Köhler, M.; Zorn, C. Highly PCB-contaminated schools due to PCB-containing roughcast. In: Proceedings of the international conference on "Healthy buildings", Singapore, 2003, Vol. 1, p. 283-288. Available (2007-11-07) at: http://www.brumi.de/Literatur/176_PCB_kontaminierte_Schulen_2003.pdf
[14] LAGA (LANDERARBEITSGEMEINSCHAFT Abfall). Merkblatt, Entsorgung PCB-haltiger Kleinkondensatoren [Instruction card for disposal of PCB-containing small condensers], 15 March 1989
[15] FUNCKE, W., Theisen, J., Balfanz, E., König, J. Entstehung halogenierter organischer Substanzen in Brandfällen [Emergence of halogenated organic substances in cases of fire], VDI-Berichte 1989, (745), p. 195/208
[16] TCVN ISO/IEC 17025, Yêu cầu chung về năng lực đối với phòng thử nghiệm và phòng hiệu chuẩn
[17] ISO Guide 98:1995, Guide to the expression of uncertainty in measurement (GUM)
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11314:2016 về Không khí xung quanh - Xác định tổng hydrocacbon thơm đa vòng (pha khí và pha hạt) - Thu mẫu bằng bộ lọc hấp phụ với phân tích sắc ký khí/khối phổ
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11256-7:2015 (ISO 8573-7:2003) về Không khí nén - Phần 7: Phương pháp xác định hàm lượng chất nhiễm bẩn vi sinh vật có thể tồn tại và phát triển được
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11256-9:2015 (ISO 8573-9:2004) về Không khí nén - Phần 9: Phương pháp xác định hàm lượng hạt nước dạng lỏng
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9737:2013 về Giới hạn Dioxin trong nước thải, khí thải từ hoạt động xử lý ô nhiễm Dioxin tồn lưu