- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10071:2013 (ISO 18454:2001) về Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12338:2018 (ISO 18403:2016) về Giầy dép - Phương pháp thử khóa kéo - Độ bền hư hỏng dưới tác động của một lực ở phía bên khi khóa đóng
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12333:2018 (ISO 10734:2016) về Giầy dép- Phương pháp thử độ kéo - Độ bền của tay kéo khóa
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10940:2015 (ISO 16177:2012) về Giầy dép - Độ bền với sự xuất hiện và phát triển vết nứt - Phương pháp uốn đai
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10947:2015 (ISO 17699:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy và lót mũ giầy - Độ thấm hơi nước và độ hấp thụ hơi nước
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10948:2015 (ISO 17700:2004) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt - Độ bền màu với chà xát
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10949:2015
ISO 17701:2003
GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ MŨ GIẦY, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT - SỰ DI TRÚ MÀU
Footwear - Test methods for uppers, lining and insocks - Colour migration
Lời nói đầu
TCVN 10949:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 17701:2003. ISO 17701:2003 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2009 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10949:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ MŨ GIẦY, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT - SỰ DI TRÚ MÀU
Footwear - Test methods for uppers, lining and insocks - Colour migration
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định xu hướng của vật liệu gây ra sự bạc màu của vật liệu khác khi tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu giữ. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với nhau và áp dụng cho keo dán dùng để dính các vật liệu này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4536 (ISO 105-A01)1), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung
TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
TCVN 5467 (ISO 105-A03), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu
TCVN 10071 (ISO 18454)2), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Sự di trú màu (colour migration)
Sự bạc màu có nguyên nhân từ sự di chuyển màu từ vật liệu này sang vật liệu khác khi cất giữ.
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:
4.1 Hai tấm thủy tinh nhẵn, kích thước tối thiểu là 52 mm x 42 mm và khối lượng 50 g ± 5 g.
4.2 Quả nặng, có kích thước đủ để khi kết hợp với khối lượng của tấm thủy tinh thì sẽ tác dụng được lực nén là 5,2 kPa ± 0,5 kPa lên mẫu thử có diện tích 2 000 mm2 ± 180 mm2 (quả nặng thông thường là 1 000 g ± 10 g).
4.3 Môi trường thử tối ở 60 °C ± 2 °C.
CHÚ THÍCH: Tủ sấy không có cửa bằng thủy tinh hoặc ván ô bằng thủy tinh là phù hợp.
4.4 Thang xám có các nửa cấp màu để đánh giá sự thay đổi màu theo TCVN 5466 (ISO 105-A02) và sự dây màu theo TCVN 5467 (ISO 105-A03).
4.5 Đồng hồ, có khả năng ghi lại thời gian, chính xác đến 1 min trong khoảng thời gian 4 h.
4.6 Điều kiện ánh sáng nhân tạo, theo quy định trong TCVN 4536 (ISO 105-A01) hoặc ánh sáng mặt trời phía bắc.
5 Lấy mẫu và điều hòa mẫu
5.1 Lưu giữ các vật liệu thử trong môi trường điều hòa chuẩn theo quy định trong TCVN 10071 (ISO 18454) trong tối thiểu 24 h trước khi thử.
5.2 Phép thử đối với sự di trú màu giữa các vật liệu.
Cắt một mẫu thử hình chữ nhật có kích thước (50 mm ± 2 mm) x (40 mm ± 2 mm) từ vật liệu có màu tối hơn và một mẫu thử có kích thước (60 mm ± 2 mm) x (50 mm ± 2 mm) từ vật liệu có màu sáng hơn hoặc, khi thử đối với ảnh hưởng của chất kết dính lên một vật liệu đơn lẻ, cắt một mẫu có kích thước (50 mm ± 2 mm) x (40 mm ± 2 mm) hoặc, khi thử đối với ảnh hưởng của keo dán lên vật liệu bồi dán, cắt một mẫu thử có kích thước (50 mm ± 2 mm) x (40 mm ± 2 mm) từ từng vật liệu được bồi dán với nhau.
Nếu không có đủ vật liệu, có thể sử dụng các mẫu nhỏ hơn và khối lượng tương ứng nhỏ hơn 1 000 g ± 10 g để duy trì lực tiếp xúc 5,2 kPa ± 0,5 kPa .
5.3 Phép thử ảnh hưởng của các keo dán.
5.3.1 Phủ lên phần giữa bề mặt mẫu thử keo dán được sử dụng trong sản xuất cùng với keo dán để thử, sao cho lớp phủ che khoảng 75 % diện tích mẫu thử. Sử dụng lượng keo dán được đánh giá là đại diện cho các keo dán dùng trong sản xuất.
5.3.2 Khi thử ảnh hưởng của các keo dán trong vật liệu bồi dán, tại mối dán ướt được sử dụng trong sản xuất, đặt hai miếng vật liệu vào nhau và ấn bằng tay để tạo được tổ hợp được kết dính và để keo dán khô ở nhiệt độ phòng.
5.3.3 Khi thử ảnh hưởng của các keo dán trong vật liệu bồi dán, tại mối dán được tạo thành cùng với màng kết dính khô, nối hai vật liệu bằng kỹ thuật tương tự với kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất.
5.4 Thử các chi tiết phần đế.
5.4.1 Chuẩn bị các dụng cụ phù hợp, mẫu thử có độ dày đồng đều từ các đế hoặc chi tiết khác.
5.4.2 Cắt một mẫu thử từ vật liệu và mẫu thử thứ hai từ vật liệu (5.2).
CHÚ THÍCH: Các mẫu thử có thể được lấy từ vật liệu được sử dụng làm mũ giầy hoặc từ mũ giầy có sẵn hoặc từ giầy dép thành phẩm.
6 Phương pháp thử
6.1 Nguyên tắc
Hai vật liệu khác nhau được đặt tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc chỉ một vật liệu được phù sản phẩm, ví dụ keo dán, đặt giữa các tấm thủy tinh. Tổ hợp này được lưu giữ trong bóng tối trong khoảng thời gian quy định ở nhiệt độ xác định. Sau đó, các mẫu thử được kiểm tra về sự bạc màu bằng cách so sánh với các mẫu tham chiếu chưa phơi nhiễm. Sự bạc màu cho thấy là các vật liệu có khả năng bị bạc màu dưới các điều kiện sử dụng thông thường.
6.2 Cách tiến hành
6.2.1 Đối với các tổ hợp của hai vật liệu không dính với nhau bằng keo dán.
6.2.1.1 Đặt mẫu thử lớn hơn trong số hai mẫu thử ở chính giữa trên một tấm thủy tinh (xem 4.1) với mặt tiếp xúc quay lên trên.
6.2.1.2 Đặt mẫu thử còn lại có mặt tiếp xúc quay xuống dưới, ở chính giữa trên mẫu thử thứ nhất.
6.2.1.3 Đặt tấm thủy tinh còn lại (xem 4.1) ở chính giữa, phía trên cùng của các mẫu thử.
6.2.2 Đối với các vật liệu đơn lẻ được phủ keo dán và vật liệu bồi dán, đặt mẫu thử giữa hai tấm thủy tinh.
6.2.3 Đặt quả nặng (xem 4.2) cân đối trên tấm thủy tinh phía trên (xem 4.1).
6.2.4 Đặt tổ hợp (xem 6.2.1 hoặc 6.2.2) trong môi trường thử tối ở 60 °C ± 2 °C (xem 4.3) và bắt đầu bấm đồng hồ (xem 4.5).
6.2.5 Sau 240 min ± 5 min, lấy tổ hợp ra khỏi môi trường thử.
6.2.6 Đối với các tổ hợp có hai vật liệu không dính với nhau; tách rời hai vật liệu và so sánh các mặt tiếp xúc giữa chúng với các vật liệu chưa phơi nhiễm, chú ý khi so sánh các mặt tương đương nhau của hai mẫu thử. Đánh giá theo 6.2.8.
6.2.7 Đối với các vật liệu đơn lẻ được phủ keo dán và vật liệu bồi dán, lấy mẫu thử ra và so sánh mặt không được phủ keo dán với vật liệu chưa phơi nhiễm. Đánh giá theo 6.2.8.
6.2.8 Dưới các điều kiện ánh sáng nhân tạo theo quy định trong TCVN 5466 (ISO 105-A02), hoặc ánh sáng mặt trời phía bắc.
6.2.8.1 Đánh giá sự mất màu bằng cách so sánh sự tương phản về màu sắc giữa vật liệu được thử và vật liệu không được thử với cấp màu trên thang xám để đánh giá sự thay đổi màu.
6.2.8.2 Đánh giá sự chuyển màu bằng cách so sánh sự tương phản về màu sắc giữa vật liệu được thử và vật liệu không được thử với cấp màu trên thang xám để đánh giá sự dây màu.
6.2.8.3 Trong tất cả các trường hợp, đánh giá diện tích cho thấy sự tương phản đáng lưu ý nhất.
6.2.8.4 Ghi lại cách mô tả sự mất màu hoặc chuyển màu dọc theo số cấp màu thu được trong 6.2.8.1 và 6.2.8.2 theo màu sắc, độ mạnh và độ đồng đều của sự thay đổi.
6.2.9 Lặp lại cách tiến hành từ 6.2.1 nhưng lấy tổ hợp thử ra khỏi môi trường thử sau 24 h ± 1 h.
6.2.10 Lặp lại cách tiến hành trong 6.2.9 cho đến khi xuất hiện sự mất màu hoặc sự chuyển màu lớn hơn cấp màu thang xám 2/3, hoặc tổng thời gian phơi nhiễm là 7 ngày.
7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Đối với từng lần kiểm tra, mô tả sự mất màu hoặc chuyển màu của từng mẫu thử theo xác định trong 6.2.8 và thời gian tiếp xúc cộng dồn tương ứng;
b) Mô tả vật liệu hoặc mẫu thử được thử, gồm các tham chiếu thương mại (mã kiểu loại, v,v...);
c) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) Ngày thử;
e) Ngày phân tích;
f) Bất kỳ sai khác nào so với phương pháp thử của tiêu chuẩn này.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
5 Lấy mẫu và điều hòa mẫu
6 Phương pháp thử
6.1 Nguyên tắc
6.2 Cách tiến hành
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12338:2018 (ISO 18403:2016) về Giầy dép - Phương pháp thử khóa kéo - Độ bền hư hỏng dưới tác động của một lực ở phía bên khi khóa đóng
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12333:2018 (ISO 10734:2016) về Giầy dép- Phương pháp thử độ kéo - Độ bền của tay kéo khóa
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10940:2015 (ISO 16177:2012) về Giầy dép - Độ bền với sự xuất hiện và phát triển vết nứt - Phương pháp uốn đai
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10947:2015 (ISO 17699:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy và lót mũ giầy - Độ thấm hơi nước và độ hấp thụ hơi nước
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10948:2015 (ISO 17700:2004) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt - Độ bền màu với chà xát