Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11454:2016

ISO 10621:1997

HẠT TIÊU (PIPER NIGRUML) XANH KHÔ - CÁC YÊU CẦU

Dehydrated green pepper (Piper nigrum L.) - Specification

 

Lời nói đầu

TCVN 11454:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 10621:1997;

TCVN 11454:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HẠT TIÊU (PIPER NIGRUML) XANH KHÔ - CÁC YÊU CU

Dehydrated green pepper (Piper nigrum L.) - Specification

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hạt tiêu (Piper nigrum L.) xanh khô.

Các khuyến cáo liên quan đến điều kiện bảo quản và vận chuyển được nêu trong Phụ lục A.

2  i liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4889:1989 (ISO 948:1980), Gia vị - Lấy mẫu.

TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982)1), Gia vị - Xác định hàm lượng chất ngoại lai.

TCVN 5484:2002 (ISO 930:1997), Gia vị - Xác định tro không tan trong axit.

TCVN 6641:2000 (ISO 5522:1981), Rau, quả và sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng sulfua dioxit tổng số.

TCVN 7038:2002 (ISO 928:1997), Gia vị - Xác định tro tổng số.

TCVN 7040:2002 (ISO 939:1980), Gia vị - Xác định độ m - Phương pháp chưng cất lôi cuốn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

3.1

Hạt v (broken berry)

Hạt bị tách thành hai hay nhiều mảnh.

3.2

Hạt lép (light berry)

Hạt có hình dạng bên ngoài bình thường nhưng không có nhân.

3.3

Hạt đầu đinh (pinhead)

Hạt già có kích thước rất nhỏ đã ngừng phát triển.

3.4

Hạt tối màu (dark-coloured berry)

Hạt có màu tối hơn màu xanh bình thường.

3.5

Hạt mất màu (discoloured berry)

Hạt bị nhạt màu hoặc không còn màu xanh đặc trưng.

4  Mô tả

Sản phẩm được chế biến từ hạt tiêu xanh còn tươi của loài Piper nigrum L. bằng cách khử nước trong các điều kiện được kiểm soát. Các hạt cần phải có kích thước đồng đều.

5  Các yêu cầu

5.1  Màu sắc

Các hạt phải có màu đặc trưng của hạt tiêu xanh ở độ chín thích hợp.

5.2  Côn trùng, nấm mốc, v.v...

Hạt tiêu xanh khô không được chứa côn trùng sống và nấm mốc, đặc biệt không chứa xác côn trùng, mảnh xác côn trùng và chất nhiễm bẩn của động vật gặm nhấm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc dùng kính phóng đại khi cần đối với trường hợp đặc biệt. Nếu độ phóng đại vượt quá 10 lần, thì điều này phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

5.3  Tạp chất lạ

Tất cả các vật liệu không phải là hạt tiêu xanh, kể cả thực vật (ví dụ: cuống hoặc lá) hoặc khoáng chất (ví dụ: cát) được coi là tạp chất lạ.

CHÚ THÍCH Các hạt lép, hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ không được coi là tạp chất lạ.

Tạp chất lạ được xác định bằng phương pháp quy định trong TCVN 4891 (ISO 927) không được vượt quá 1 % (khối lượng).

5.4  Hạt khuyết tật

Giới hạn tối đa đối với hạt khuyết tật bao gồm cả hạt không màu, hạt tối màu, hạt lép, hạt vỡ, hạt đầu đinh là 7 % tính theo khối lượng được xác định sau khi phân loại. Tuy nhiên, tỷ lệ hạt tối màu không được lớn hơn 4 %.

5.5  Đặc tính hút ẩm trở lại

Hạt tiêu xanh khô phải có chất lượng tốt, có cấu trúc mịn với vị hăng cay, hương vị và màu sắc đặc trưng của hạt tiêu xanh, khi được hoàn ẩm với tỷ lệ một phần khối lượng hạt tiêu xanh khô với 10 phần khối lượng dung dịch natri clorua 1 %, đun trong 20 min. Sản phẩm đã hoàn ẩm phải không có mùi mốc hoặc mùi khói.

5.6  Yêu cầu hóa học

Hạt tiêu xanh khô phải đáp ứng các mức yêu cầu nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Các yêu cầu hóa học

Chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

1. Độ ẩm, % (khối lượng), tối đa

8

TCVN 7040 (ISO 939)

2. Hàm lượng tro tổng số, % (khối lượng) tính theo chất khô, tối đa

5

TCVN 7038 (ISO 928)

3. Hàm lượng tro tan trong axit, % (khối lượng) tính theo chất khô, tối đa

0,3

TCVN 5484 (ISO 930)

4. Hàm lượng lưu huỳnh dioxit, % (khối lượng), mg/kg, tối đa

500

TCVN 6641 (ISO 5522)

6  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 4889 (ISO 948).

7  Phương pháp thử

Các mẫu hạt tiêu xanh khô phải được phân tích bằng các phương pháp thử cảm quan, lý-hóa như quy định từ 5.3 đến 5.6 và Bảng 1, để đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

8  Bao gói và ghi nhãn

8.1  Bao gói

Hạt tiêu xanh khô phải được đựng trong các bao bì sạch và lành lặn được làm từ vật liệu không ảnh hưởng đến sản phẩm và có thể bảo vệ sản phẩm không bị hấp thụ ẩm.

Bao bì phải phù hợp với mọi quy định về bảo vệ môi trường.

8.2  Ghi nhãn

Các trường hợp đặc biệt dưới đây phải được ghi trực tiếp lên mỗi bao bì/bao gói hoặc phải được ghi trên nhãn đính kèm bao bì/bao gói.

a) tên sản phẩm;

b) tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc bao gói;

c) tên thương mại hoặc tên nhãn hiệu, nếu có;

d) số lô hàng hoặc số mã;

e) khối lượng tịnh;

f) nơi sản xuất;

g) mọi yêu cầu ghi nhãn khác của bên mua (như ngày đóng gói, năm thu hoạch, v.v...);

h) viện dẫn tiêu chuẩn này; và

j) nếu sản phẩm có chứa phụ gia thì nêu rõ loại phụ gia đó.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các khuyến cáo liên quan đến điều kiện bảo quản và vận chuyển

A.1  Bảo quản

Các bao gói hạt tiêu xanh khô cần được bảo quản trong vật chứa có nắp đậy, tránh ánh sáng, mưa và nhiệt độ cao. Phòng bảo quản phải khô, không có mùi không mong muốn và chống được sự xâm nhập của côn trùng và sâu mọt.

A.2  Vận chuyển

Các bao gói sản phẩm cần phải ghi nhãn rõ ràng, có cảnh báo về vận chuyển không cẩn thận sẽ làm thủng bao gói. Chúng phải được giữ nơi khô và mát và bảo quản tốt, tránh xa nguồn hơi của tàu và nước bẩn ở đáy tàu.

 



1) TCVN 4891:1989 (ISO 927:1982) đã hủy bỏ và được thay thế bằng TCVN 4891:2013 (ISO 927:1989), Gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai.