GIƯỜNG GẤP - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: YÊU CẦU AN TOÀN
Foldaway beds - Safety requirements and tests - Part 1: Safety requirements
Lời nói đầu
TCVN 11537-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11031-1:1997. ISO 11031-1:1997 đã được rà soát và phê duyệt vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11537-1:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 136 Đồ nội thất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11537 (ISO 11031), Giường gấp - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử, gồm các phần sau:
- TCVN 11537-1:2016 (ISO 11031-1:1997), Phần 1: Yêu cầu an toàn;
- TCVN 11537-2:2016 (ISO 11031-2:1997), Phần 2: Phương pháp thử.
Lời giới thiệu
Do việc gắn kết cấu của giường vào kết cấu của tòa nhà là đặc biệt quan trọng đối với giường gấp, tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn của việc gắn vào tường.
Trong phụ lục B, các yêu cầu được thể hiện dưới dạng biểu đồ mô tả các qui trình thử.
GIƯỜNG GẤP - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: YÊU CẦU AN TOÀN
Foldaway beds - Safety requirements and tests - Part 1: Safety requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu có liên quan đến an toàn và độ bền của giường gấp dùng trong gia đình.
Tiêu chuẩn này cũng quy định độ bền liên kết giữa giường và kết cấu tòa nhà, nếu áp dụng.
Tiêu chuẩn này không quy định các tính chất của vật liệu hoặc của các thiết bị điện được sử dụng trong kết cấu của giường gấp.
Giường xếp, giường cắm trại, giường/ghế có thể chuyển đổi hoặc ghế sofa loại nhỏ không thuộc phạm vi quy định của tiêu chuẩn này
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Giường gấp - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử - Phần 2: Phương pháp thử
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau
3.1
Giường gấp (foldaway bed)
Giường có bề mặt ngủ quay được xung quanh ít nhất một trục nằm ngang khi đưa vào sử dụng.
4 Yêu cầu an toàn và yêu cầu về độ bền
4.1 Kết cấu
Các mép lộ ra hoặc các phần nhô ra phải được lượn tròn và không có bavia hoặc các mép sắc nhọn. Không được có các ống có phía đầu hở.
4.2 Các bộ phận gấp
Tránh các điểm cắt và điểm kẹp. Nếu không thể tránh được thì các chi tiết này phải được bảo vệ chống các tiếp xúc không mong muốn.
Các bộ phận gấp phải đảm bảo là không có lực mở hoặc lực gấp nào thay đổi quá 20 % trước và sau khi thử đến 10 000 chu kỳ theo TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Điều 5.4.
4.3 Cách gắn bộ phận gấp vào khung
Cơ cấu gấp phải được bắt chặt vào kết cấu giường bằng các bộ phận giữ chắc chắn trong suốt thời gian sử dụng giường.
Các bộ phận bắt chặt không được bị lỏng sau khi thử theo TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Điều 5.4.
CHÚ THÍCH Kinh nghiệm cho thấy bulông và đai ốc là phù hợp còn đinh vít bằng gỗ thông thường có thể là không phù hợp.
4.4 Độ bền và độ bền lâu
Khi được thử theo TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Điều 5.5.1, 5.5.2 và 5.6, không được có chi tiết cấu tạo hoặc kết cấu lắp vào thành giường bị lỏng hoặc xuất hiện bất kỳ hư hỏng nào có ảnh hưởng đến chức năng và độ an toàn của giường.
4.5 Sự gấp lại không chủ ý
Khi thử theo TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Điều 5.5.3, các bộ phận gấp lại không được gấp tự động, cụ thể là các bộ phận đỡ không bị nhấc lên khỏi sàn quá 5 mm.
4.6 Sự mở ra không chủ ý
Các bộ phận có thể gấp phải tự động gấp lại khi mở ra một khoảng là 150 mm, đo từ các mép trên cùng của giường [xem TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Hình 6].
Lực nén tác dụng lên các điểm chịu tải quy định [xem TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Hình 6] phải lớn hơn 250 N khi thử theo TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Điều 5.5.4.
Các lực mở yêu cầu phải không nhỏ hơn 20 N hoặc phải có các cơ cấu hãm giữ chủ động để giữ giường chắc chắn ở vị trí gấp và chỉ có thể nhả ra bằng cách sử dụng dụng cụ mở bằng tay (ví dụ: chốt khóa, chốt tác động kép).
Các cơ cấu khóa phải được cấu tạo sao cho lực vận hành phải tối thiểu là 50 N. Trong trường hợp có các bộ phận quay thì lực này phải được tác dụng theo tiếp tuyến tại điểm trên bộ phận xa trục quay nhất.
Công mở được đo ở góc mở 70° phải không vượt quá giá trị danh định 10 N.m1) khi đo theo các qui trình được quy định trong TCVN 11537-2:2016 (ISO 10131-2:1997), Điều 5. 4.
Tuy nhiên, cấu tạo của giường có công mở, được đo ở góc mở 70°, lên đến 60 N.m1) (120 N.m1) đối với các giường kiểm soát được trọng lượng), có thể chấp nhận được miễn là thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
Khi mở:
a) Gấp tự động sau khi chiều dài mở là 250 mm, và
b) Khối lượng được đỡ trong quá trình mở không lớn hơn 100 N.
Khi gấp:
Chiều dài gấp tính đến điểm gấp tự động đối với các giường có trục xoay ở phía đầu là 350 mm và đối với giường có trục xoay ở phía bên là 300 mm.
Công mở lớn hơn 60 N.m (lớn hơn 120 N.m1) đối với các giường kiểm soát được trọng lượng), là không được chấp nhận.
5 Liên kết giường vào kết cấu tòa nhà
Giường phải được cấu tạo sao cho việc gắn vào tòa nhà phải tuân theo các yêu cầu dưới đây.
Giường gắn từ sàn-đến-trần (cách thức gắn giường làm cho không thể kéo lên bởi vì nó gần với trần nhà) không thuộc nội dung này.
Phải có ít nhất hai điểm cố định và ít nhất hai lỗ để liên kết vào từng điểm cố định (xem thêm Điều 6). Các bộ phận bắt chặt và hướng dẫn lắp đặt phải được cung cấp kèm theo giường.
Các bộ phận bắt chặt phải được thiết kế sao cho không xuất hiện các lực bổ sung nào được truyền đến các bộ phận này do sự võng của sàn (ví dụ: thảm trải sàn hoặc sàn mềm) lên đến 15 mm. Chúng phải được kết nối với khung giường bằng các bộ phận được mô tả trong 4.3, hoặc các bộ phận an toàn tương đương. Bộ phận bắt chặt phải không bị rời ra từ phía bên trong.
Từng giường phải được cung cấp kèm theo hai bộ hướng dẫn lắp đặt, một bộ được gắn chắc và tại vị trí dễ thấy gần điểm bắt chặt. Các hướng dẫn phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Cảnh báo nguy hiểm nếu lắp đặt không đúng
b) Cách lắp đặt, và điều chỉnh thêm, chỉ được thực hiện bởi người có chuyên môn;
c) Cần kiểm tra sự phù hợp của sàn và tường, kiểm tra các bộ phận bắt chặt sẽ chịu được các lực phát sinh;
d) Giá trị của lực thử Fh lên từng điểm liên kết;
e) Số lượng đinh vít yêu cầu, tính theo Phụ lục A, đối với từng điểm cố định;
f) Khối lượng tối đa và tối thiểu của đệm, trừ khi giường được cung cấp cùng với một đệm riêng hoặc/và có một hệ thống điều chỉnh độ căng.
Tất cả các giường được công bố là phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được ghi nhãn với các thông tin sau:
a) Tên, tên thương mại đã đăng ký hoặc nhãn hiệu thương mại đã đăng ký của nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ;
b) Số hiệu tiêu chuẩn này.
Tính số lượng đinh vít tối thiểu tại các điểm cố định
Vị trí của các đinh vít và độ dày vật liệu của bộ phận lắp ghép phải sao cho đảm bảo lực căng được phân bố đều lên tất cả các đinh vít nối. Khoảng cách giữa hai đinh vít nối liên tiếp phải cách nhau ít nhất là 50 mm.
Số lượng tối thiểu, n, đinh vít được sử dụng cho từng điểm cố định trên tường được tính theo công thức sau:
Trong đó
Fh tải trọng thử độ bền giữ, tính bằng niutơn, lên từng điểm cố định (≥ 400 N) (Fh = 5 Fp + 100);
Fs lực giữ, tính bằng niutơn, của từng đinh vít trên tường (chống bị kéo ra ngoài), phụ thuộc vào độ bền của tường, được xác định riêng rẽ;
Fp lực tối đa theo phương ngang, tính bằng niutơn, tác dụng lên từng điểm cố định trong qui trình mở và gấp giường.
Lực tối đa tác dụng lên từng điểm bắt chặt trong qui trình mở và gấp giường có thể được xác định bằng cách tính hoặc đo. Tải trọng kéo được xem là có giá trị dương và tải trọng nén được cho giá trị bằng 0.
Biểu đồ mô tả các qui trình thử
1) Giá trị này được đo có tính đến khối lượng của giường và vận tốc mở hoặc công được tạo ra từ vận tốc mở này.