Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11565:2016

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG - QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG

Forest status map - Rules for structure and content

Lời giới thiệu

TCVN 11565:2016 do Viện Điều tra Quy hoạch rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG - QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY VÀ TH HIỆN NỘI DUNG

Forest status map - Rules for structure and content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về trình bày và thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng rừng các tỷ lệ: 1:5 000; 1:10 000; 1:25 000; 1:50 000; 1:100 000; 1:250 000 và 1:1 000 000. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các công trình điều tra hiện trạng rừng, các dự án lâm sinh, phục vụ các phương án quy hoạch, các báo cáo tài nguyên rừng cấp cơ sở đến toàn quốc.

2. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và các thuật ngữ viết tắt sau:

2.1  Bản đồ hiện trạng rừng (Forest status map)

Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề thể hiện ranh giới các lô trạng thái rừng theo hệ thống phân loại rừng hiện hành trên nền bản đồ địa hình tương ứng với từng loại tỷ lệ.

2.2  Thuộc tính của các đối tượng bản đồ (Attribute)

Thuộc tính của các đối tượng bản đồ là các thông tin mô tả về đặc điểm của các đối tượng.

2.3  Tiểu khu (Compartment)

Tiểu khu là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng có ranh giới cố định được bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng.

Mỗi tiểu khu có diện tích trung bình 1.000 ha, số hiệu tiểu khu được đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh.

2.4  Khoảnh (Sub Compartment)

Khoảnh là đơn vị quản lý rừng được phân chia ra từ tiểu khu rừng, khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình 100 ha, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu.

Trường hợp khoảnh chưa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng.

2.5   (plot)

Lô là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng, thống kê tài nguyên rừng, lô rừng được chia ra từ các khoảnh.

Căn cứ vào trạng thái rừng để phân chia khoảnh ra các lô, lô rừng phải có cùng một trạng thái nhằm đảm bảo cho lô rừng được thực hiện thống nhất một biện pháp kỹ thuật tác động, thuận tiện cho việc quản lý và thi công; tên lô rừng được ghi theo từng khoảnh, trong cùng một khoảnh tên các lô rừng không được trùng nhau.

2.6  Thuật ngữ viết tắt (Abbreviation)

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ viết tắt được hiểu như sau:

- 3LR: 3 loại rừng;

- DTBD: Diện tích bản đồ;

- DT_SBS: Diện tích sau bình sai;

- G-TN: Gỗ-Tre nứa;

- KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên;

- KL: Kiểm lâm;

- LDLR: Loại đất loại rừng;

- LK: Lá kim;

- LN: Lâm nghiệp;

- LRRL: Lá rộng rụng lá;

- LRTX: Lá rộng thường xanh;

- NN: Nông nghiệp;

- RG: Ranh giới;

- R/G/B: Red/Green/ Blue (Đỏ/Xanh lục/Xanh lơ);

- RL: Rụng lá;

- ĐD: Đặc dụng;

- PH: Phòng hộ;

- SX: Sản xuất.

3. Trình bày và thể hiện các đối tượng bản đồ nền

3.1  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng đim (Point)

3.1.1  Các ký hiệu dạng điểm là các ký hiệu quy ước không theo tỷ lệ.

3.1.2  Kích thước và lực nét ghi chú bên cạnh ký hiệu tính bằng milimét khi in ra bản đồ giấy.

3.1.3  Trong trường hợp phải biểu thị chính xác, tâm của ký hiệu phải trùng với tâm của đối tượng biểu thị. Quy định vị trí tâm của ký hiệu như sau:

- Ký hiệu có dạng hình học: Tròn, vuông, tam giác và các hình khác thì tâm ký hiệu là tâm của các hình đó;

- Ký hiệu tượng hình có đường đáy: Đình, chùa, miếu, đền, bưu điện và các ký hiệu tương tự khác thì tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy;

- Ký hiệu hình tuyến: Biên giới, địa giới, đường sắt, đường giao thông và các ký hiệu hình tuyến khác thì trục tâm là đường giữa của ký hiệu.

3.1.4  Các đối tượng dạng điểm được biên tập từ bản đồ nền địa hình hoặc bản đồ địa chính cơ sở và một số ký hiệu dạng điểm của ngành Lâm nghiệp, được biên tập trên một lớp bản đồ và được phân biệt hiển thị bởi ký hiệu và mã phân loại quy ước tại phụ lục A1.

3.1.5  Các ký hiệu dạng điểm khác (các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội) biểu thị trên bản đồ hiện trạng rừng (của bản đồ nền) quy định tại Phụ lục A2.

3.2  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng đường (Polyline)

3.2.1  Các ký hiệu dạng đường được hiển thị dạng nửa theo tỷ lệ (chiều dài địa vật theo tỷ lệ, chiều rộng theo quy ước, không theo tỷ lệ).

3.2.2  Kích thước và lực nét ghi chú bên cạnh ký hiệu tính bằng milimét khi in ra giấy.

3.2.3  Ký hiệu dạng đường: biên giới, địa giới, đường sắt, đường giao thông và các ký hiệu dạng đường khác thì trục tâm là đường giữa của ký hiệu.

3.2.4  Các đối tượng dạng đường được vẽ liên tục, không đứt đoạn, không chồng đè lên nhau, phải ngắt đoạn tại các điểm nút giao nhau giữa các đường. Không được mắc các lỗi hình học như: dích dắc, lỗi vòng nhánh (loops), lỗi gút (Knot), lỗi hình chữ chi (Swithback).

3.2.5  Thứ tự ưu tiên hiển thị các đối tượng dạng đường trùng nhau như sau:

- Ranh giới Hành chính: ranh giới quốc gia - ranh giới tỉnh - ranh giới huyện - ranh giới xã;

- Ranh giới lâm nghiệp: ranh giới tiểu khu - ranh giới khoảnh - ranh giới 3 loại rừng - ranh giới lô;

- Giao thông: quốc lộ số nhỏ đến số lớn - tỉnh lộ - huyện lộ - cấp phối - đường đất lớn - đường mòn.

3.2.6  Biểu thị ranh giới lâm nghiệp bao gồm ranh giới vườn quốc gia, ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng, ranh giới lâm trường, công ty lâm nghiệp, ranh giới tiểu khu, ranh giới khoảnh, ranh giới lô theo từng tỷ lệ được quy định tại phụ lục B1.

3.2.7  Ký hiệu các loại ranh giới lâm nghiệp được quy định tại phụ lục B1.

3.2.8  Biểu thị ranh giới ba loại rừng bao gồm ranh giới rừng sản xuất, ranh giới rừng đặc dụng, ranh giới rừng phòng hộ, được quy định quy định tại phụ lục B1.

3.2.9  Ký hiệu ranh giới lô được quy định tại phụ lục B1 của Tiêu chuẩn này.

3.2.10  Được phép sử dụng ký hiệu đường biên (dạng vùng) của lô phù hợp với ký hiệu tại phụ lục B1 để thay thế lớp bản đồ ranh giới lô dạng đường.

3.2.11  Các ký hiệu dạng đường khác (ranh giới hành chính các cấp) biểu thị trên bản đồ hiện trạng rừng (của bản đồ nền) được quy định tại Phụ lục B2.

3.3  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng vùng (Polygon)

3.3.1  Những đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín, giữa 2 vùng không có khoảng trống, không chồng đè lên nhau, không có lỗi vặn xoắn.

3.3.2  Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các thông số thuộc tính kèm theo như quy định.

3.3.3  Các lớp đường viền ranh giới cho các loại tỷ lệ bao gồm đường viền ranh giới quốc gia, đường viền ranh giới cấp tỉnh, đường viền ranh giới cấp huyện, đường viền ranh giới cấp xã và đường viền ranh giới xã trong huyện, ranh giới huyện trong tỉnh, ranh giới tỉnh trong vùng và trong toàn quốc. Các đối tượng này phân biệt bởi mã phân loại, quy định tại phụ lục C1 và C2.

3.3.4  Lớp bản đồ thủy hệ 2 nét dạng vùng bao gồm sông suối 2 nét, ao hồ, đại dương, quy định tại phụ lục C3.

3.4  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng chữ (Ghi chú bản đồ)

3.4.1  Tất cả các ghi chú trên bản đồ hiện trạng rừng đều lấy mẫu chữ của tập ký hiệu này làm tiêu chuẩn. Kiểu chữ, cỡ chữ được ghi bên cạnh mẫu chữ, phông chữ thống nhất sử dụng phông ABC.

3.4.2  Trong trường hợp khác, được phép sử dụng thông tin thuộc tính của các đối tượng bản đồ để hiển thị thay thế cho các lớp dạng chữ, cỡ chữ và kiểu chữ phải theo quy định tại phụ lục D.

3.4.3  Đối với trường hợp bản đồ lớn hơn 1 tờ A0 thì có thể thay đổi cỡ chữ cho phù hợp.

3.4.4  Biểu thị tên đơn vị hành chính các cấp gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo nhóm tỷ lệ, quy định tại phụ lục D2, D3, D4.

3.4.5  Ghi chú tên các đơn vị quản lý lâm nghiệp như: lâm trường, công ty lâm nghiệp, vườn quốc gia, khu bảo tồn..v..v... Theo từng nhóm tỷ lệ, quy định tại phụ lục D5, D6, D7.

3.4.6  Ghi chú giá trị đường bình độ, tên núi, khe, sông, suối, đường và ghi chú khác trên bản đồ theo từng nhóm tỷ lệ trong quy định tại phụ lục D8, D9, D10.

3.4.7  Tên lô được hiển thị dạng phân số như sau:  quy định tại phụ lục D11

*) CHÚ THÍCH: Trong đó: 6 là số hiệu lô, TXG là trạng thái, 24.8 là diện tích lô (có thể tử số sử dụng kiểu chữ ngạch chân)

4. Trình bày và thể hiện nội dung lớp bản đồ hiện trạng rừng

4.1  Quy định chung

4.1.1  Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng cho một đơn vị hành chính hoặc một đơn vị quản lý rừng.

4.1.2  Lớp hiện trạng rừng được biên tập, xây dựng trên bản đồ nền định hình có tỷ lệ tương ứng, Trong trường hợp không có bản đồ nền địa hình ở tỷ lệ quy định, thì được phép sử dụng bản đồ nền ở tỷ nhỏ hơn hoặc lớn hơn một bậc so với Bảng 1, nhưng phải bổ sung hoặc lược bỏ các yếu tố nội dung cho phù hợp với tỷ lệ bản đồ nền.

4.1.3  Lô hiện trạng phải là các vùng khép kín, giữa 2 vùng không có khoảng trống, không chồng đè lên nhau, không có lỗi vặn xoắn.

4.1.4  Bản đồ hiện trạng rừng của đơn vị hành chính hoặc đơn vị quản lý rừng ở khu vực biên giới và biển đảo phải hiển thị đầy đủ các yếu tố toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

4.1.5  Bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng, biên tập trên hệ tọa độ VN2000, theo kinh tuyến trục của các tỉnh được quy định tại Phụ lục I của Tiêu chuẩn này.

4.1.6  Bản đồ hiện trạng rừng được phép biên tập, trình bày bằng các phần mềm khác nhau, nhưng phải đảm bảo theo quy định kỹ thuật của Tiêu chuẩn này.

4.1.7  Các lớp bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng.

4.1.8  Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các giá trị thuộc tính kèm theo như quy định của Tiêu chuẩn này.

4.1.9  Khi sử dụng bản đồ địa hình cùng tỷ lệ làm nền, phải tổng quát hóa một số yếu tố nội dung để mô tả, hiển thị các đối tượng theo quy định của Tiêu chuẩn này.

4.1.10  Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ hiện trạng rừng áp dụng theo bản đồ nền địa hình có tỷ lệ tương ứng.

4.2  Quy định về tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng

4.2.1  Tỷ lệ của bản đồ hiện trạng rừng được lựa chọn dựa vào diện tích tự nhiên và hình dạng của đơn vị hành chính hoặc đơn vị quản lý rừng, được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Tỷ lệ bản bản đồ hiện trạng rừng

Đơn vị thành lập bản đồ

Tỷ lệ bản đồ

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)

Cấp xã, đơn vị quản lý rừng

1: 5 000

1: 10 000

1: 25 000

Nhỏ hơn 3.000

Từ 3.000 đến 12.000

Lớn hơn 12.000

Cấp huyện, đơn vị quản lý rừng

1: 5 000

1: 10 000

1: 25 000

1: 50 000

Nhỏ hơn 3.000

Từ 3.000 đến 12.000

Từ 12.000 đến 100.000

Lớn hơn 100.000

Cấp tỉnh, đơn vị quản lý rừng

1: 25 000

1: 50 000

1: 100 000

Nhỏ hơn hoặc bằng 100.000

Lớn hơn 100.000 đến 350.000

Lớn hơn 350.000

Cấp vùng

1: 250 000

 

Cấp quốc gia

1: 1 000 000

 

4.2.2  Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng rừng có hình dạng đặc thù (hoặc diện tích quá lớn) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định ở bảng 1.

4.3  Trình bày và thể hiện các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 5 000, 1: 10 000 và 1: 25 00

4.3.1  Đối với bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ: 1: 5 000 lô nhỏ nhất là 0,3 ha đối với rừng tự nhiên, 0,1 ha đối với rừng trồng.

4.3.2  Đối với bản đồ hiện trạng rừng ở các tỷ lệ: 1: 10 000, 1: 25 000 lô nhỏ nhất là 0,5 ha đối với rừng tự nhiên, 0,3 ha đối với rừng trồng.

4.3.3  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 5 000, 1:10 000 và 1: 25 000 quy định phải có tối thiểu phải có 23 trường thông tin thuộc tính như trong Bảng 2.

4.3.4  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 5 000, 1:10 000 và 1: 25 000 quy định phải có tối thiểu phải có 93 trạng thái theo quy định tại phụ lục E1.

Bảng 2 - Thông tin thuộc tính cho các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 5 000, 1:10 000 và 1: 25 000

TT

Tên trường

Nội dung thông tin thuộc tính

(1)

(2)

(3)

1

TT

Số thứ tự

2

matinh

Mã tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê

3

mahuyen

Mã huyện theo quy định của Tổng cục thống kê

4

maxa

Mã xã theo quy định của Tổng cục thống kê

5

tinh

Tên tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê

6

huyen

Tên huyện theo quy định của Tổng cục thống kê

7

xa

Tên xã theo quy định của Tổng cục thống kê

8

tk

Số hiệu tiểu khu

9

khoanh

Số hiệu khoảnh

10

lo

Số hiệu lô trạng thái

11

dtichbando

Diện tích tính từ bản đồ

12

dtich

Diện tích sau bình sai

13

Idlr

Tên viết tắt loại đất, loại rừng theo quy định

14

maldlr

Mã loại đất loại rừng

15

tenldlr

Tên đầy đủ loại đất, loại rừng theo quy định

16

loaicay

Loài cây cho lô rừng trồng

17

namtr

Năm trồng cho lô rừng trồng

18

mgo

Trữ lượng gỗ (m3/ha)

19

mtn

Số cây tre nứa (1000 cây/ha)

20

mgolo

Trữ lượng gỗ của lô (m3)

21

mtnlo

Số cây tre nứa của lô (1000 cây)

22

malr3

Mã 3 loại rừng (PH=1, DD=2, SX=3)

23

ghichu

Ghi chú cho những lô đặc biệt

4.3.5  Ký hiệu, màu, mã phân loại các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 5 000, 1:10 000 và 1: 25 000, quy định tại phụ lục E1.

4.4  Trình bày và thể hiện các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 50 000 và 1: 100 000

4.4.1  Đối với bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ: 1: 50 000 lô nhỏ nhất là 1 ha đối với rừng tự nhiên, 0,5 ha đối với rừng trồng.

4.4.2  Đối với bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ: 1:100 000 lô nhỏ nhất là 5 ha đối với rừng tự nhiên, 2 ha đối với rừng trồng.

4.4.3  Khi biên tập lớp hiện trạng rừng từ lớp hiện trạng có tỷ lệ lớn hơn, trường hợp lô hiện trạng có diện tích nhỏ hơn so với quy định thì được gộp vào với các lô có diện tích lớn hơn liền kề. Riêng đối với đảo có diện tích nhỏ hơn so với quy định trên đây, vẫn được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo tên đảo (nếu có), mà không thực hiện gộp ghép.

4.4.4  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 50 000 và 1: 100 000 quy định phải có tối thiểu phải có 12 trường thông tin thuộc tính như trong Bảng 3.

4.4.5  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 50 000 và 1: 100 000 quy định phải có tối thiểu phải có 58 trạng thái theo quy định phụ lục E2.

Bảng 3 - Thông tin thuộc tính cho lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 50 000 và 1: 100 000

TT

Tên trường

Nội dung thông tin thuộc tính

(1)

(2)

(3)

1

TT

Số thứ tự

2

matinh

Mã tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê *

3

mahuyen

Mã huyện theo quy định của Tổng cục thống kê

4

tinh

Tên tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê*

5

huyen

Tên huyện theo quy định của Tổng cục thống kê

6

lo

Số hiệu lô trạng thái

7

dtich

Diện tích

8

Idlr

Tên viết tắt loại đất, loại rừng theo quy định

9

maldlr

Mã loại đất loại rừng

10

tenldlr

Tên đầy đủ loại đất, loại rừng theo quy định

11

malr3

Mã 3 loại rừng (PH=1, DD=2, SX=3)

12

ghichu

Ghi chú cho những lô đặc biệt

*CHÚ THÍCH: Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam - Ban hành kèm theo QĐ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng chính phủ và những thay đổi được Tổng cục Thống kê cập nhật hàng năm.

4.4.6  Ký hiệu, màu, mã phân loại các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 50 000 và 1: 100 000, quy định tại phụ lục E2

4.5  Trình bày và thể hiện bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 250 000

4.5.1  Đối với bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ: 1: 250 000 lô nhỏ nhất là 10 ha đối với rừng tự nhiên, 5 ha đối với rừng trồng.

4.5.2  Khi biên tập lớp hiện trạng rừng từ lớp hiện trạng có tỷ lệ lớn hơn, trường hợp lô hiện trạng có diện tích nhỏ hơn so với quy định thì được gộp vào với các lô có diện tích lớn hơn liền kề. Riêng đối với đảo có diện tích nhỏ hơn so với quy định trên đây thì vẫn được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo tên đảo (nếu có) mà không thực hiện gộp ghép.

4.5.3  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 250 000 quy định phải có tối thiểu phải có 9 trường thông tin thuộc tính như trong Bảng 4.

4.5.4  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 250 000 quy định phải có tối thiểu phải có 41 trạng thái theo quy định tại phụ lục E3.

Bảng 4 - Thông tin thuộc tính cho lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 250 000

TT

Tên trường

Nội dung thông tin thuộc tính

(1)

(2)

(3)

1

TT

Số thứ tự

2

matinh

Mã tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê *

3

tinh

Tên tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê

4

lo

Số hiệu lô trạng thái

5

dtich

Diện tích

6

Idlr

Tên viết tắt loại đất, loại rừng theo quy định

7

maldlr

Mã loại đất loại rừng

8

tenldlr

Tên đầy đủ loại đất, loại rừng theo quy định

9

ghichu

Ghi chú cho những lô đặc biệt

*CHÚ THÍCH: Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam - Ban hành kèm theo QĐ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng chính phủ và những thay đổi được Tổng cục Thống kê cập nhật hàng năm.

4.5.5  Ký hiệu, màu, mã phân loại các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 250 000, quy định tại phụ lục E3.

4.6  Trình bày và thể hiện bản đổ hiện trạng rng tỷ lệ 1:1 000 000

4.6.1  Đối với bản đồ hiện trạng rừng ở tỷ lệ: 1:1 000 000 lô nhỏ nhất là 20 ha đối với rừng tự nhiên, 10 ha đối với rừng trồng.

4.6.2  Khi biên tập lớp hiện trạng rừng từ lớp hiện trạng có tỷ lệ lớn hơn, trường hợp lô hiện trạng có diện tích nhỏ hơn so với quy định thì được gộp vào với các lô có diện tích lớn hơn liền kề. Riêng đối với đảo có diện tích nhỏ hơn so với quy định trên đây thì vẫn được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo tên đảo (nếu có) mà không thực hiện gộp ghép.

4.6.3  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 1 000 000 quy định phải có tối thiểu phải có 9 trường thông tin thuộc tính như trong Bảng 5.

4.6.4  Bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:1 000 000 quy định phải có tối thiểu phải có 17 trạng thái theo quy định tại phụ lục E4.

Bảng 5 - Thông tin thuộc tính cho lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1:1 000 000

TT

Tên trường

Nội dung thông tin thuộc tính

(1)

(2)

(3)

1

TT

Số thứ tự

2

matinh

Mã tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê *

3

tinh

Tên tỉnh theo quy định của Tổng cục thống kê

4

lo

Số hiệu lô trạng thái

5

dtich

Diện tích

6

Idlr

Tên viết tắt loại đất, loại rừng theo quy định

7

maldlr

Mã loại đất loại rừng

8

tenldlr

Tên đầy đủ loại đất, loại rừng theo quy định

9

ghichu

Ghi chú cho những lô đặc biệt

*CHÚ THÍCH: Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam - Ban hành kèm theo QĐ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng chính phủ và những thay đổi được Tổng cục Thống kê cập nhật hàng năm.

4.6.5  Ký hiệu, màu, mã phân loại lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1:1 000 000, quy định tại phụ lục E4.

5. Phân lớp bản đồ, mức độ hiển thị thông tin, trình bày bản đồ

5.1  Phân lớp các đối tượng và đặt tên cho các lớp bản đồ

5.1.1  Bản đồ hiện trạng rừng được biên tập theo tiêu chuẩn thống nhất về các lớp bản đồ theo Bảng 6.

Bảng 6 - Phân lớp các đối tượng và đặt tên cho các lớp bản đồ

TT

Tên lớp bản đồ

Dạng

Nhóm đối tượng

(1)

(2)

(3)

(4)

A

Các lớp Text

Các lớp bản đ dạng chữ

1

Tên_tde

Chữ

Lớp tên bản đồ, nguồn tài liệu, đơn vị xây dựng bản đồ

2

Tên_hctext

Chữ

Lớp tên đơn vị hành chính các cấp (tên xã, tên huyện, tên tỉnh), tên địa danh

3

Tên_lntext

Chữ

Các ghi chú liên quan đến Lâm nghiệp (Tên lâm trường, phân trường, xí nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ…).

4

Tên_rglo

Đường

Lớp ranh giới lô.

5

Tên_gt

Đường

Lớp mạng lưới giao thông.

6

Tên_tv1

Đường

Lớp mạng lưới thủy văn 1 nét.

7

Tên_dh1

Đường

Lớp đường bình độ cái, phải có giá độ cao cho từng đường bình độ.

8

Tên_dh2

 

Lớp đường bình độ con, phải có giá độ cao cho từng đường bình độ.

D

Các lớp Vùng

Các lớp bản đồ dạng vùng

1

Tên_tv2

Vùng

Lớp mạng lưới thủy văn 2 nét.

2

Tên_runght

Vùng

Lớp lô trạng thái rừng (bản đồ chuyên đề).

3

Tên_bo

Vùng

Lớp đường viền (bo) ranh giới.

E

Các lớp khác

Các lớp bản đồ khác

1

Tên_Khung

Đường, chữ, vùng

Lớp lưới tọa độ, khung bản đồ, tên lưới, tỷ lệ bản đồ

2

Tên_chudan1

Chữ

Lời chú dẫn các đối tượng

3

Tên_chudan2

Đường, điểm, vùng

Ký hiệu các đối tượng

4

Tên_sodo1

Chữ

Lớp sơ đồ, dạng chữ

5

Tên_sodo2

Vùng, đường

Lớp sơ đồ, dạng vùng và dạng đường

6

Tên_phaply

Đường, chữ

Lớp ô phê duyệt hoặc xác nhận, dạng đường và chữ

7

*Tên_chihuong

Điểm

Lớp chỉ hướng dạng điểm

*CHÚ THÍCH: Tên đơn vị hành chính hoặc tên đơn vị quản lý rừng.

5.1.2  Các lớp bản đồ được hiển thị theo thứ tự từ trên xuống dưới: Lớp chữ - Lớp điểm - Lớp đường - Lớp vùng.

5.1.3  Được phép sử dụng ký hiệu đường biên (dạng vùng) của lô phù hợp với ký hiệu tại phụ lục B1 để thay thế lớp bản đồ ranh giới lô dạng đường.

5.1.4  Trong trường hợp sử dụng các phần mềm khác không thể chồng xếp các lớp dạng chữ, được phép sử dụng thông tin thuộc tính của các đối tượng bản đồ để hiển thị thay thế cho các lớp dạng chữ. Khi trình bày, cỡ chữ và kiểu chữ phải theo Tiêu chuẩn này.

5.2  Quy định mức độ hiển thị thông tin trên các lớp bản đồ

5.2.1  Tùy từng cấp xây dựng bản đồ mà nội dung bản đồ nền cần thể hiện chi tiết khác nhau: ở tỷ lệ 1: 5 000; 1: 10 000, 1: 25 000 cần thể hiện đầy đủ và chi tiết, ở tỷ lệ 1: 50 000; 1: 100 000; 1: 250 000; 1: 1 000 000 cần lược bỏ những yếu tố nhỏ; được quy định trong Bảng 7.

Bảng 7 - Quy định mức độ hiển thị thông tin nội dung bản đồ

                    Tỷ lệ bản đồ

Nội dung

1: 5 000;
1: 10 000;
1: 25 000

1: 50 000

1: 100 000

1: 250 000;
1: 1 000 000

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Các lớp bản đồ dạng chữ

 

- Tên đơn vị hành chính các cấp

Thể hiện đầy đủ

Tên xã, huyện

Tên xã, huyện

Tên tỉnh, huyện

- Tên địa danh

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Tên sông suối, hồ lớn, quốc lộ, dãy, đỉnh núi lớn

Tên sông suối, hồ lớn, quốc lộ, dãy, đỉnh núi lớn

- Các ghi chú liên quan đến Lâm nghiệp

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

 

- Ghi chú giá trị đường bình độ, điểm độ cao

Thể hiện đầy đủ

Đường bình độ cái, một số đỉnh

Đường bình độ cái, một số đỉnh

Đường bình độ cái, một số đỉnh

Các lớp bn đồ dạng đim

 

- Lớp điểm độ cao

Thể hiện đầy đủ

Trên một số đỉnh núi, đồi

Trên một số đỉnh núi

Trên một số đỉnh núi lớn

- Lớp các loại điểm UB, trạm xá, trường học, bưu điện...

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Điểm UB xã, huyện, tỉnh

Điểm UB huyện, tỉnh

Các lớp bn đồ dạng đường

- Ranh giới quốc gia

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

- Ranh giới tỉnh

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

- Ranh giới huyện

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

 

- Ranh giới xã

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

 

- Ranh giới tiểu khu

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

 

 

- Ranh giới khoảnh

Thể hiện đầy đủ

 

 

 

- Ranh giới 3 loại rừng

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

 

- Thủy văn một nét

Thể hiện đầy đủ

Sông, suối chính, lược bỏ những nhánh suối phụ

Sông, suối chính, lược bỏ những nhánh suối phụ

Sông, suối chính, lược bỏ những nhánh suối phụ

- Giao thông

 

 

 

 

Đường sắt

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Các loại đường giao thông khác

Thể hiện đầy đủ

Quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện

Quốc lộ, tỉnh lộ

Quốc lộ

- Đường bình độ

Thể hiện đầy đủ

Đường bình độ cái (50m)*

Đường bình độ cái (100m)

Đường bình độ cái (500m)

Các lớp bản đồ dạng vùng

Ranh giới lô hiện trạng rừng

màu trạng thái, ranh giới lô

Màu trạng thái rừng

Màu trạng thái rừng

Màu trạng thái rừng

Thủy văn 2 nét, hồ ao, sông biển

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

Thể hiện đầy đủ

* CHÚ THÍCH: Đường bình độ cái cách nhau 50m

5.2.2  Tên các đơn vị hành chính giáp ranh quy định biểu thị như sau:

- Bản đồ cấp xã: biểu thị cấp xã giáp ranh;

- Bản đồ cấp huyện: biểu thị cấp huyện giáp ranh;

- Bản đồ cấp tỉnh: biểu thị cấp tỉnh giáp ranh;

- Bản đồ cấp vùng: biểu thị cấp tỉnh giáp ranh;

- Bản đồ toàn quốc: biểu thị các nước giáp ranh;

- Phông chữ, cỡ chữ hiển thị đơn vị giáp ranh theo từng loại tỷ lệ quy định tại phụ lục D2, D3, D4. Nhưng biểu thị dạng nghiêng.

5.3  Trình bày bản đồ

5.3.1  Tiêu đề của bản đồ: được bố trí cân đối ở giữa phía trên của khung bản đồ, tùy theo khổ giấy khi in mà bố trí cỡ chữ cho cân đối phù hợp.

5.3.2  Góc trên (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí sơ đồ thu nhỏ của đơn vị hành chính cấp dưới nằm trong đơn vị hành chính cấp trên và ký hiệu chỉ hướng Bắc. Tùy theo khoảng trống của khung để bố trí hai nội dung này cho phù hợp.

5.3.3  Góc dưới (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí ô chú dẫn và các ô xác nhận pháp lý, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp.

5.3.4  Ghi chú phía trái bên dưới khung: Nguồn gốc tư liệu bản đồ, hệ tọa độ, kinh tuyến trục, độ rộng múi chiếu.

5.3.5  Ghi chú giữa bên dưới khung: Tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ bản đồ.

5.3.6  Ghi chú phía phải bên dưới khung:

- Cơ quan xây dựng bản đồ;

- Điều tra thực địa: Tháng, năm;

- Hoàn thành: Tháng, năm.

5.3.7  Khung bản đồ màu đen (0,0,0); Lưới tọa độ kẻ liền màu xanh (0, 255,255). Mẫu quy định cho các loại tỷ lệ bản đồ tại phụ lục F.

5.3.8  Quy định khoảng cách lưới km như sau:

- Bản đồ tỷ lệ 1: 5 000 = 500m;

- Bản đồ tỷ lệ 1: 10 000 = 1 000m;

- Bản đồ tỷ lệ 1: 25 000 = 1 000m;

- Bản đồ tỷ lệ 1: 50 000 = 2 000m;

- Bản đồ tỷ lệ 1:100 000 = 5 000m.

5.3.9  Quy định khoảng cách lưới kinh độ, vỹ độ như sau:

- Bản đồ tỷ lệ 1: 250 000 = 25’ X 25’;

- Bản đồ tỷ lệ 1:1 000 000 = 1° X 1°.

5.3.10  Chiều cao của ký hiệu chỉ hướng Bắc bản đồ quy định tại phụ lục G, ký hiệu này được hiển thị tại góc phía trên của bản đồ (trái hoặc phải tùy theo khoảng trống của bản đồ, kết hợp với lớp sơ đồ thu nhỏ bố trí sao cho cân đối).

5.3.11  Chú dẫn bản đồ

- Chú dẫn tất cả các nội dung của bản đồ thành quả hiện trạng rừng (không được thiếu hoặc thừa nội dung);

- Chú dẫn tất cả các đối tượng dạng điểm hiện có trên bản đồ liên quan đến ngành Lâm nghiệp như: Trạm chế biến lâm sản, chòi canh...v.v. Ngoài ra, cần chú dẫn những điểm chính như trụ sở Ủy ban, trường học, trạm xá...;

- Chủ dẫn các đối tượng dạng đường trên bản đồ: giao thông, sông suối, ranh giới hành chính...;

- Chú dẫn các đối tượng dạng text: Tên địa danh, tên dân cư...;

- Đối với kích cỡ khung cho ô chú dẫn tùy theo số lượng đối tượng cần chú dẫn và khung bản đồ để bố trí sao cho cân đối.

5.3.12  Xác nhận pháp lý hiển thị khung hình chữ nhật cho các cơ quan chức năng xác nhận vào bản đồ, có thể một hoặc hai ô tùy theo yêu cầu. Ô xác nhận pháp lý tham khảo ở phụ lục H.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Phụ lục I

(quy định)

Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

TT

Tỉnh, thành phố

Kinhđộ

TT

Tỉnh, thành phố

Kinhđộ

1

Lai Châu

103°00'

33

Tiền Giang

105°45'

2

Điện Biên

103°00'

34

Bến Tre

105°45'

3

Sơn La

104°00'

35

TP. Hải Phòng

105°45'

4

Kiên Giang

104°30'

36

TP. Hồ Chí Minh

105°45'

5

Cà Mau

104°30'

37

Bình Dương

105°45'

6

Lào Cai

104°45'

38

Tuyên Quang

106°00'

7

Yên Bái

104°45'

39

Hòa Bình

106°00'

8

Nghệ An

104°45'

40

Quảng Bình

106°00'

9

Phú Thọ

104°45'

41

Quảng Trị

106°15'

10

An Giang

104°45'

42

Bình Phước

106°15'

11

Thanh Hoá

105°00'

43

Bắc Kạn

106°30'

12

Vĩnh Phúc

105°00'

44

Thái Nguyên

106°30'

13

Đồng Tháp

105°00'

45

Bắc Giang

107°00'

14

TP. Cần Thơ

105°00'

46

Thừa Thiên - Huế

107°00'

15

Bạc Liêu

105°00'

47

Lạng Sơn

107°15'

16

Hậu Giang

105°00'

48

Kon Turn

107°30'

17

TP. Hà Nội

105°00'

49

Quảng Ninh

107°45'

18

Ninh Bình

105°00'

50

Đồng Nai

107°45'

19

Hà Nam

105°00'

51

Bà Rịa-Vũng Tàu

107°45'

20

Hà Giang

105°30'

52

Quảng Nam

107°45'

21

Hải Dương

105°30'

53

Lâm Đồng

107°45'

22

Hà Tĩnh

105°30'

54

TP. Đà Nẵng

107°45'

23

Bắc Ninh

105°30'

55

Quảng Ngãi

108°00'

24

Hưng Yên

105°30'

56

Ninh Thuận

108°15'

25

Thái Bình

105°30'

57

Khánh Hoà

108°15'

26

Nam Định

105°30'

58

Bình Định

108°15'

27

Tây Ninh

105°30'

59

Đắk Lắk

108°30'

28

Vĩnh Long

105°30'

60

Đắc Nông

108°30'

29

Sóc Trăng

105°30'

61

Phú Yên

108°30'

30

Trà Vinh

105°30'

62

Gia Lai

108°30'

31

Cao Bằng

105°45'

63

Bình Thuận

108°30'

32

Long An

105°45'

 

 

 

 

Thư mục tài liệu tham khảo

1. “Hướng dẫn Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 21 tháng 12 năm 2012;

2. Quy định kỹ thuật bản đồ thành quả Điều tra Quy hoạch rừng vẽ và in trên máy vi tính - Năm 2000;

3. Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/1.000 - 1/1.000.000 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

 

Mục lục

1. Phạm vi áp dụng

2. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt

2.1  Bản đồ hiện trạng rừng (Forest status map)

2.2  Thuộc tính của các đối tượng bản đồ (Attribute)

2.3  Tiểu khu (Compartment)

2.4  Khoảnh (Sub Compartment)

2.5  Lô (plot)

2.6  Thuật ngữ viết tắt (Abbreviation)

3. Trình bày và thể hiện các đi tượng bản đồ nền

3.1  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng điểm (Point)

3.2  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng đường (Polyline)

3.3  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng vùng (Polygon)

3.4  Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng chữ (Ghi chú bản đồ)

4. Trình bày và th hiện nội dung lớp bản đồ hiện trạng rừng

4.1  Quy định chung

4.2  Quy định về tỷ lệ bản đồ hiện trạng rừng

4.3  Trình bày và thể hiện các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 5 000,1:10 000 và 1: 25 000

4.4  Trình bày và thể hiện các lớp hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 50 000 và 1:100 000

4.5  Trình bày và thể hiện bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1: 250 000

4.6  Trình bày và thể hiện bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:1 000 000

5. Phân lớp bản đồ, mức độ hiển thị thông tin, trình bày bản đồ

5.1  Phân lớp các đối tượng và đặt tên cho các lớp bản đồ

5.2  Quy định mức độ hiển thị thông tin trên các lớp bản đồ

5.3  Trình bày bản đồ

Phụ lục A_(Quy đnh) Trình bày và th hiện các đối tượng dạng điểm

Phụ lục B_(Quy đnh)_Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng đường

Phụ lục C_(Quy định)_Trình bày và thể hiện đường viền ranh giới

Phụ lục D_(Quy định)_Trình bày và thể hiện các đối tượng dạng chữ

Phụ lục E_(Quy định)_Trình bày thể hiện lớp hiện trạng rừng

Phụ lục F (quy định) Trình bày lớp khung bản đồ

Phụ lục G (quy định) Kích c, ký hiệu chỉ hướng bản đồ theo khổ giấy khi in

Phụ lục H (tham khảo) Ô xác nhận pháp lý

Phụ lục I (quy định) Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương