- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11838:2017 về Thịt - Phương pháp xác định dư lượng sulfonamid bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8158:2017 (CODEX STAN 98-1981, Rev.3-2015) về Thịt xay thô đã xử lý nhiệt
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8159:2017 (CODEX STAN 96-1981, Rev.3-2015) về Thịt đùi lợn đã xử lý nhiệt
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11294:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định dư lượng B2-agonist trong thịt gia súc bằng phương pháp sắc ký lỏng phổ khối lượng hai lần
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11599:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định dư lượng ractopamin - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector huỳnh quang
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11600:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định dư lượng ractopamin - Phương pháp sắc ký lỏng - Phổ khối lượng hai lần
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11602:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định hàm lượng N-nitrosamin - Phương pháp sắc ký khí sử dụng thiết bị phân tích năng lượng nhiệt
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11604:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng cách đốt cháy theo nguyên tắc Dumas và tính hàm lượng protein thô
Meat and meat products - Determination of narasin and monensin residues - Liquid chromatography with tandem mass spectrometric (LC-MS/MS) method
Lời nói đầu
TCVN 11601:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 2011.24 Narasin and monensin in chicken, swine and bovine tissues. LC-MS/MS;
TCVN 11601:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG NARASIN VÀ MONENSIN - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG - PHỔ KHỐI LƯỢNG HAI LẦN
Meat and meat products - Determination of narasin and monensin residues - Liquid chromatography with tandem mass spectrometric (LC-MS/MS) method
CẢNH BÁO: Bảo quản các dung môi trong buồng bảo quản chất lỏng dễ cháy. Các dung môi này gây nguy hiểm nếu hít, nuốt hoặc tiếp xúc qua da. Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp như kính an toàn và găng tay cao su, các thao tác sử dụng dung môi phải thực hiện trong tủ hút. Thải bỏ các vật liệu theo quy định.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng phổ khối lượng hai lần (LC-MS/MS) để xác định hàm lượng narasin và monensin trong thịt bao gồm cả gan, thận, mỡ và da dính mỡ. Dải nồng độ phân tích của phương pháp được nêu trong Phụ lục A.
Phần mẫu thử được đồng hóa. Dịch chiết được tinh sạch trên cột chiết pha rắn và phân tích bằng LC-MS/MS. Khẳng định việc nhận biết narasin và monensin bằng cách so sánh các sản phẩm ion đo được trong mẫu với các ion trong dung dịch chuẩn và so sánh thời gian lưu trong sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử với dung dịch chuẩn.
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.
3.1 Nước, nước cất hoặc nước đã khử ion.
3.2 Metanol (CH3OH).
3.3 Axetonitril (C2H3N).
3.4 Hexan [CH3(CH2)4CH3].
3.5 Etyl axetat (CH3COOC2H5).
3.6 Isooctan [(CH3)3CCH2CH(CH3)2].
3.7 Axit formic (CH2O2).
3.8 Natri sulfat (Na2SO4), khan.
3.9 Dung môi chiết
Cho 500 ml etyl axetat (3.5) vào 4 500 ml isooctan (3.6). Trộn đều.
3.10 Natri bicacbonat (NaHCO3).
3.11 Metanol đã trung hòa
Cho 1 g natri bicacbonat (3.10) vào 1 000 ml metanol (3.2). Trộn kỹ. Lọc qua giấy lọc cỡ lỗ 11 μm. ví dụ Whatman No. 1, nếu cần.
3.12 Dung môi rửa cột chiết pha rắn (SPE) silic dioxit
Cho 500 ml hexan (3.4) vào 500 ml etyl axetat (3.5). Trộn đều.
3.13 Dung môi rửa giải cột chiết pha rắn (SPE) silic dioxit
Cho 200 ml metanol (3.2) vào 800 ml etyl axetat (3.5). Trộn đều.
3.14 Dung dịch pha động A dùng cho sắc ký lỏng
Cho 1 ml axit formic (3.7) vào 1 000 ml nước (3.1). Trộn đều. Lọc khi cần.
3.15 Dung dịch pha động B dùng cho sắc ký lỏng
Cho 5 ml axit formic (3.7) vào 5 000 ml axetonitril (3.3). Trộn đều. Lọc khi cần.
3.16 Chất chuẩn đối chứng muối natri monensin 1), được bảo quản ở 5 oC.
3.17 Chất chuẩn đối chứng narasin 1), được bảo quản ở -10 oC đến -25 oC.
3.18 Chất chuẩn đối chứng nigericin. 2)
3.19 Dung dịch chuẩn gốc monensin, 1 000 μg/ml
Cân 10 mg ± 0,1 mg monensin (3.16) (được hiệu chính theo hoạt lực của monensin yếu tố A), cho vào bình định mức 10 ml (4.2). Hòa tan và thêm metanol đã trung hòa (3.11) đến vạch.
3.20 Dung dịch chuẩn gốc narasin, 1 000 μg/ml
Cân 10 mg ± 0,1 mg chất chuẩn đối chứng narasin (3.17), cho vào bình định mức 10 ml (4.2). Hòa tan và thêm metanol đã trung hòa (3.11) đến vạch.
3.21 Dung dịch chuẩn gốc hỗn hợp, 10 μg/ml.
Cho 1 ml của mỗi dung dịch chuẩn gốc [monensin (3.19) và narasin (3.20)] vào bình định mức 100 ml (4.2) và thêm metanol đã trung hòa (3.11) đến vạch.
3.22 Dung dịch dùng cho đường chuẩn
Pha loãng dung dịch chuẩn gốc hỗn hợp (3.21) bằng metanol đã trung hòa (3.11), dùng sơ đồ pha loãng như trong Bảng 1 để chuẩn bị các dung dịch dùng cho đường chuẩn.
Bảng 1 - Chuẩn bị dung dịch monensin và narasin dùng cho đường chuẩn
Nồng độ chất chuẩn, ng/ml | Thể tích dung dịch chuẩn gốc hỗn hợp (3.21) được lấy, ml | Thể tích cuối cùng, ml | Nồng độ cuối cùng, ng/ml | Loại mẫu a) |
10000 | 1 | 20 | 500 | C |
10000 | 2,2 | 50 | 440 | C |
10000 | 2 | 50 | 400 | C |
10000 | 1,6 | 50 | 320 | C |
10000 | 0,8 | 50 | 160 | C |
10000 | 0,5 | 50 | 100 | B,C,S |
10000 | 0,4 | 50 | 80 | B,C,S |
500 | 4 | 50 | 40 | B,C,S |
500 | 2 | 50 | 20 | B,C,S |
500 | 1 | 50 | 10 | B,C,S |
500 | 0,5 | 50 | 5 | B,C,S |
500 | 0,25 | 50 | 2,5 | B,C,S |
500 | 0,1 | 50 | 1 | B,C,S |
500 | 0,05 | 50 | 0,5 | B,C,S |
500 | 0,25 | 50 | 0,25 | B |
a) B: Bò, C: gà, S: lợn. |
3.23 Dung dịch nội chuẩn gốc, 1 000 μg/ml
Cân 10 mg ± 0 1 mg chất chuẩn đối chứng nigericin (3.18), cho vào bình định mức 10 ml (4.2). Hòa tan và thêm metanol đã trung hòa (3.11) đến vạch.
3.24 Dung dịch nội chuẩn làm việc, 1 μg/ml
Cho 0,05 ml dung dịch nội chuẩn gốc (3.23) vào bình định mức 50 ml (4.2) và thêm etyl axetat (3.5) đến vạch.
3.25 Dung dịch chuẩn gốc kiểm soát chất lượng (QC) monensin, 1 000 μg/ml
Cân 10 mg ± 0,1 mg monensin (3.16), cho vào bình định mức 10 ml (4.2). Hòa tan và thêm metanol đã trung hòa (3.11) đến vạch.
3.26 Dung dịch chuẩn gốc QC narasin, 1 000 μg/ml
Cân 10 mg ± 0,1 mg chất chuẩn đối chứng narasin (3.17), cho vào bình định mức 10 ml (4.2). Hòa tan và thêm metanol đã trung hòa (3.11) đến vạch.
3.27 Dung dịch QC monensin, 20 μg/ml
Cho 1 ml dung dịch chuẩn gốc QC monensin (3.25) vào bình định mức 50 ml (4.2) và thêm etyl axetat (3.5) đến vạch.
3.28 Dung dịch bổ sung QC monensin
Pha loãng dung dịch QC monensin (3.27) trong etyl axetat (3.5), dùng sơ đồ pha loãng như trong Bảng 2.
Bảng 2 - Chuẩn bị dung dịch bổ sung kiểm soát chất lượng monensin
Nồng độ monensin, μg/ml | Thể tích dung dịch QC monensin (3.27) được lấy, ml | Thể tích cuối cùng, ml | Nồng độ cuối cùng, ng/ml | Nồng độ nền, ng/ga |
20 | 4 | 20 | 4000 | 200 |
20 | 2 | 20 | 2000 | 100 |
20 | 1,5 | 25 | 1200 | 60 |
20 | 1 | 20 | 1000 | 50 |
20 | 0,75 | 25 | 600 | 30 |
20 | 0,5 | 20 | 500 | 25 |
20 | 0,5 | 25 | 400 | 20 |
20 | 0,3 | 20 | 300 | 15 |
20 | 0,25 | 20 | 250 | 12,5 |
20 | 0,25 | 25 | 200 | 10 |
20 | 0,2 | 25 | 160 | 8 |
20 | 0,125 | 25 | 100 | 5 |
20 | 0,1 | 25 | 80 | 4 |
20 | 0,05 | 25 | 40 | 2 |
20 | 0,025 | 25 | 20 | 1 |
a Nồng độ nền mẫu được tính theo thể tích 250 μl bổ sung đối với 5 g nền mẫu. Chuẩn bị dung dịch bổ sung kiểm soát chất lượng dựa vào MRL hoặc dung sai của nền mẫu được phân tích. |
3.29 Dung dịch QC narasin, 20 μg/ml
Cho 1 ml dung dịch chuẩn gốc QC narasin (3.26) vào bình định mức 50 ml (4.2). Hòa tan và thêm etyl axtetat (3.5) đến vạch.
3.30 Dung dịch bổ sung QC narasin
Pha loãng các dung dịch QC narasin 1 000 μg/ml (3.25) và 20 μg/ml (3.29) trong etyl axtetat (3.5), dùng sơ đồ pha loãng như trong Bảng 3.
Bảng 3 - Chuẩn bị dung dịch bổ sung kiểm soát chất lượng narasin
Nồng độ narasin, μg/ml | Thể tích dung dịch QC narasin (3.25 hoặc 3.29) được lấy ml | Thể tích cuối cùng ml | Nồng độ cuối cùng ng/ml | Nồng độ nền ng/ga |
1000 | 0,96 | 50 | 19200 | 960 |
1000 | 0,48 | 50 | 9600 | 480 |
1000 | 0,24 | 50 | 4800 | 240 |
20 | 2,5 | 25 | 2000 | 100 |
20 | 1,25 | 25 | 1000 | 50 |
20 | 0,75 | 25 | 600 | 30 |
20 | 0,5 | 20 | 500 | 25 |
20 | 0,3 | 20 | 300 | 15 |
20 | 0,15 | 20 | 150 | 7,5 |
a Nồng độ nền mẫu được tính theo thể tích 250 μl bổ sung đối với 5 g nền mẫu. Chuẩn bị dung dịch bổ sung kiểm soát chất lượng dựa vào MRL hoặc dung sai của nền mẫu được phân tích. |
CHÚ THÍCH Có thể chuẩn bị các chất chuẩn với thể tích khác nhau với điều kiện có cùng nồng độ. Dung dịch gốc có thể được chỉnh đối với độ tinh khiết của chất chuẩn đối chứng trong suốt quá trình chuẩn bị. Các dung dịch gốc và cất chuẩn hiệu chuẩn bền đến 35 ngày khi được bảo quản ở 4 oC.
Sử dụng các thiết bị dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.1 Pipet định mức, loại A, bằng thủy tinh, có các kích cỡ thích hợp hoặc micropipet.
4.2 Bình định mức, loại A, có các dung tích thích hợp.
4.3 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến ± 0,00001 g.
4.4 Cân, có thể cân chính xác đến ± 0,01 g.
4.5 Ống đong chia vạch, bằng thủy tinh, dung tích 50 ml.
4.6 Ống ly tâm bằng polypropylen, hình côn, dung tích 50 ml, có nắp đậy.
4.7 Máy ly tâm, có thể hoạt động với gia tốc 4 000 g.
4.8 Máy xay thịt hoặc máy nghiền, có thể vận hành ở tốc độ đập 900 lần/min (hoặc tương đương).
4.9 Máy trộn vortex nhiều ống.
4.10 Máy làm khô bằng nitơ, ví dụ: Techne DB-3A dri-block 3).
4.11 Viên bi bằng thép, đường kính 10 mm.
4.12 Bộ phân phối chân không, có khóa bằng PTFE và giá để ống nghiệm dài 16 mm hoặc loại tương đương.
4.13 Bể siêu âm.
4.14 Cột chiết pha rắn (SPE), ví dụ: Waters silica Sep-Pak Plus 690 mg hoặc Waters silica Sep-Pak Vac 6 ml, 500 mg 4).
4.15 Hệ sắc ký lỏng-phổ khối lượng hai lần, loại ba tứ cực, ví dụ API 4000 5).
4.16 Hệ thống sắc ký lỏng, ví dụ: Waters 2695 4).
4.17 Cột sắc ký lỏng, ví dụ: Aqua C18, 150 mm x 2,0 mm, cỡ hạt 5 μm 6).
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
6.1 Chuẩn bị mẫu thử
6.1.1 Đồng hóa và bảo quản mẫu
Dùng máy nghiền (4.8) để nghiền mẫu, có thể nghiền lạnh.
a) Nghiền tối thiểu 500 g mẫu.
b) Lấy mẫu con (thận gà: 1,0 g ± 0,1 g, gan gà và da dính mỡ: 2,5 g ± 0,1 g, các nền mẫu khác: 5,0 g ±0,1 g) cho vào ống ly tâm bằng polypropylen (4.6).
c) Các mẫu không phân tích trong ngày cần được cấp đông. Điều này sẽ giúp giảm thiểu việc cấp đông và rã đông nhiều lần.
d) Bảo quản tất cả mẫu ở nhiệt độ -20 oC hoặc thấp hơn khi chưa xử lý hoặc chưa lấy mẫu con. Nên bảo quản mẫu bổ sung cùng với các mẫu phân tích để xác nhận tính ổn định khi bảo quản.
6.1.2 Chuẩn bị phần mẫu QC và phần mẫu kiểm soát
6.1.2.1 Chuẩn bị tối thiểu ba phần mẫu thử nền mẫu kiểm soát trong ngày phân tích.
a) Cho dung dịch nội chuẩn (100 μl đối với thận gà, 250 μl đối với gan gà và da dính mỡ, 500 μl đối với các nền mẫu khác) vào từng phần mẫu thử QC (thận gà: 1,0 g ± 0,1 g, gan gà và da dính mỡ: 2,5 g ± 0,1 g, nền mẫu khác: 5,0 g ± 0,1 g) và trộn đều như trong 6.2 đối với loại mẫu thích hợp.
b) Có thể lấy nhiều phần dịch lỏng SPE từ mỗi phần mẫu thử nền kiểm soát (khoảng ba phần từ mỗi phần mẫu thử). Xác định số phần dịch lỏng cần thiết đối với các dung dịch chuẩn tương ứng với nền mẫu và các phần dịch lỏng còn lại làm kiểm soát âm tính (hai phần đối với các mẫu kiểm soát; các phần dịch lỏng còn lại có thể được dùng để pha loãng, nếu cần).
6.1.2.2 Trong ngày phân tích, chuẩn bị các phần mẫu thử QC bổ sung (thận gà: 1,0 g ± 0,1 g, gan gà và da dính mỡ: 2,5 g ± 0,1 g, các nền mẫu khác: 5,0 g ± 0,1 g).
a) Thêm các dung dịch bổ sung QC (3.28 và 3.30) vào phần mẫu thử, nếu cần.
b) Cho dung dịch nội chuẩn (3.24) (100 μl đối với thận gà, 250 μl đối với gan gà và da dính mỡ, 500 μl đối với các nền mẫu khác) vào từng phần mẫu thử QC (thận gà: 1,0 g ± 0,1 g, gan gà và da dính mỡ: 2,5 g ± 0 1 g các nền mẫu khác: 5,0 g ± 0,1 g) và trộn đều như trong 6.2.1 đối với loại mẫu thích hợp.
6.1.2.3 Khi thêm dung dịch bổ sung QC và dung dịch nội chuẩn vào các phần mẫu thử QC và phần mẫu thử kiểm soát, trộn đều bằng máy trộn vortex (4.9) và để yên phần mẫu thử trong khoảng 10 min đến 30 min trước khi bắt đầu tiến hành quy trình chiết.
6.1.2.4 Tiến hành đối với các mẫu QC và mẫu kiểm soát được nêu trong quy trình chiết thích hợp như trong 6.2.
6.2 Chiết mẫu
6.2.1 Chiết gan, thận và thịt
a) Chuẩn bị các mẫu theo 6.1.
b) Thêm 15 ml ± 1 ml dung môi chiết (3.9) và bốn viên bi bằng thép (4.11) vào phần mẫu thử. Trộn đều trong 5 min bằng máy nghiền (4.8) ở tốc độ đập 900 lần/min (hoặc tương đương).
c) Ly tâm 5 min với gia tốc khoảng 1734 g ở 4 oC.
d) Gạn dịch lỏng vào ống hình côn hoặc ống đong chia vạch dung tích 50 ml (4.5).
e) Thêm lần hai 15 ml ± 1 ml dung môi chiết (3.9) vào phần mẫu còn lại.
f) Khuấy trộn phần mẫu còn lại và trộn đều 5 min trong máy nghiền (4.8) ở tốc độ đập 900 lần/min (hoặc tương đương).
g) Ly tâm 5 min với gia tốc khoảng 1734 g ở 4 oC, dùng máy ly tâm (4.7).
h) Gạn dịch lỏng vào ống đong chia vạch dung tích 50 ml (4.5).
i) Thêm vừa đủ dung môi chiết (3.9) đến 30 ml.
j) Thêm 2,0 g ± 0,2 g natri sulfat khan (3.8) và trộn vortex trong 5 min.
k) Ly tâm 5 min với gia tốc khoảng 1734 g ở 4 oC.
l) Tiến hành theo 6.3.
6.2.2 Chiết mỡ
a) Chuẩn bị tất cả các mẫu theo 6.1.
b) Cho 15 ml ± 1 ml dung môi chiết (3.9) và bốn viên bi bằng thép (4.11) vào phần mẫu thử. Trộn đều trong 5 min bằng máy nghiền (4.8) ở tốc độ đập 900 lần/min (hoặc tương đương).
c) Làm lạnh mẫu từ 2 oC đến 8 oC trong 15 min.
d) Ly tâm 10 min với gia tốc khoảng 3082 g ở 20 oC, dùng máy ly tâm (4.7).
e) Gạn dịch lỏng vào ống ly tâm bằng polypropylen (4.6) hoặc ống đong chia vạch dung tích 50 ml (4.5).
f) Thêm lần thứ hai 15 ml ± 1 ml dung môi chiết (3.9) vào phần mẫu còn lại.
g) Khuấy trộn phần mẫu còn lại và trộn đều 5 min trong máy nghiền (4.8) ở tốc độ đập 900 lần/min (hoặc tương đương).
h) Làm lạnh mẫu từ 2 oC đến 8 oC trong 15 min.
i) Ly tâm 10 min với gia tốc khoảng 3082 g ở 20 oC, dùng máy ly tâm (4.7).
j) Gạn dịch lỏng vào ống đong chia vạch dung tích 50 ml (4.5).
k) Thêm vừa đủ dung môi chiết (3.9) đến 35 ml.
l) Thêm 1,0 g ± 0,2 g natri sulfat khan (3.8) và trộn vortex trong 5 min.
m) Ly tâm 5 min với gia tốc khoảng 1734 g ở 20 oC, dùng máy ly tâm (4.7).
CHÚ THÍCH Nếu trong huyền phù vẫn nhìn thấy các hạt thì lặp lại quá trình ly tâm với gia tốc khoảng 3082 g.
n) Tiến hành theo 6.3.
6.3 Tinh sạch bằng SPE silic dioxit
a) Gắn cột SPE silic dioxit (4.14) vào bộ phân phối chân không (4.12).
b) Thêm 1,0 g ± 0,2 g natri sulfat khan (3.8) vào đáy cột SPE và làm ẩm với khoảng 5 ml metanol (3.2), sau đó là 5 ml etyl axtetat (3.5) và 5 ml dung môi chiết (3.9), để dung môi khô đến bề mặt cột.
c) Chuyển 5 ml dịch chiết mẫu lên cột SPE và cho chảy đến khô trên bề mặt cột ở tốc độ dòng khoảng 2 ml/min. Loại bỏ nước thải của cột.
d) Rửa cột bằng 5 ml hexan (3.4) và loại bỏ nước thải.
e) Rửa cột bằng 3 ml dung môi rửa (3.12) và loại bỏ nước thải.
f) Khi dùng cột SPE Waters Sep-Pak Plus thì rửa giải bằng 5 ml dung môi rửa giải (3.13) vào trong ống nghiệm. Khi dùng cột SPE Waters Sep-Pak Vac thì rửa giải bằng 8 ml dung môi rửa giải (3.13) vào ống nghiệm.
g) Làm bay hơi dịch rửa giải đến khô dưới dòng nitơ, dùng máy làm khô bằng nitơ (4.10) ở 35 oC đến 40 oC. Lấy ống nghiệm ra khỏi bộ bay hơi ngay khi dịch rửa giải đạt trạng thái khô.
h) Hòa tan cặn bằng 1,0 ml metanol (3.2). Đối với dịch chiết kiểm soát được dùng làm chất chuẩn tương ứng với nền mẫu, hòa tan bằng 1,0 ml dung dịch dùng cho đường chuẩn (3.22) thích hợp.
i) Trộn vortex trong 15 s, siêu âm trong 2 min và trộn vortex lại. Riêng đối với mỡ, khi mẫu trong lọ LC hình thành kết tủa thì ly tâm với gia tốc 3901 g trong 5 min ở 4 oC.
j) Chuyển vào lọ LC để phân tích LC-MS/MS.
CHÚ THÍCH Nếu phần mẫu thử có chứa hàm lượng chất phân tích cao hơn hoặc nghi ngờ cao hơn dải đường chuẩn thì pha loãng với thể tích xác định của dịch chiết kiểm soát.
6.4 Xác định
6.4.1 Điều kiện vận hành sắc ký lỏng
Các điều kiện vận hành sau đây được cho là thích hợp:
- Nhiệt độ cột: | 40 oC; |
- Nhiệt độ của bộ bơm mẫu tự động: | 5 oC; |
- Thể tích bơm: | 2 μl (1 μl đối với da gà dính mỡ); |
- Thời gian chạy: | 10 min; |
- Thời gian lưu: | monensin 2,28 min, narasin 2,27 min, nigericin 2,88 min; |
- Gradient: | xem Bảng 4. |
Bảng 4 - Các điều kiện gadient dùng cho sắc ký lỏng
Thời gian, min | Tốc độ dòng, ml/min | Pha động A (3.14), % | Pha động B (3.15), % |
0 | 0,6 | 5 | 95 |
5,4 | 0,6 | 5 | 95 |
5,5 | 1,1 | 0 | 100 |
8,4 | 1,1 | 0 | 100 |
8,5 | 0,6 | 5 | 95 |
10 | 0,6 | 5 | 95 |
6.4.2 Điều kiện vận hành LC-MS/MS
Các thông số phổ khối lượng được đưa ra thấp hơn giá trị đề xuất đối với thiết bị API 4000 (4.15). Để tối ưu hóa phép phân tích, chỉnh thiết bị để thu được các thông số phổ khối lượng. Chế độ vận hành đối với thiết bị API 4000: ion dương, kiểm soát đa phản ứng (MRM); quá trình chuyển tiếp: xem Bảng 5.
Bảng 5 - Điều kiện vận hành máy đo phổ khối lượng: quá trình chuyển tiếp
Hợp chất | Xác định | Khẳng định |
Monensin | 693,5 → 675,5 | 693,5 → 675,5 693,5 → 501,6 693,5 → 479,4 |
Narasin | 787,5 → 431,3 | 787,5 → 431,3 787,5 → 531,4 787,5 → 279,2 |
Nigericin | 747,6 → 729,6 |
|
6.4.3 Các thông số máy đo phổ khối lượng
Xem Bảng 6 về các thông số đối với máy API 4000 (4.15).
Bảng 6 - Các thông số phổ khối lượng
Hợp chất | Khối lượng Q1 amu | Khối lượng Q3 amu | Thế bắn phá (CE) volt | Điện thế bắn đầu ra (CXP) volt |
Monensin | 693,5 | 675,5 | 50 | 22 |
|
| 501,6 | 67 | 18 |
|
| 479,4 | 70 | 16 |
Narasin | 787,5 | 431,3 | 67 | 15 |
|
| 531,4 | 60 | 19 |
|
| 279,2 | 73 | 21 |
Nigericin | 747,6 | 729,6 | 55 | 25 |
Nguồn ion: | Turbospray; |
Độ phân giải (Q1 và Q3): | đơn vị; |
Thời gian ngưng: | 250 ms; |
Va chạm hoạt hóa phân ly (CAD): | 12 |
Khí chắn (CUR): | 20 |
Khí 1 (GS1): | 50 |
Khí 2 (GS2): | 20 |
Điện áp phun ion (IS): | 5500 V |
Điện thế bắn phá (DP): | 70 V |
Điện thế đầu vào (EP): | 12 V |
Nhiệt độ (TEM): | 700 oC |
Bộ làm nóng bề mặt (ihe): | bật |
a) Đảm bảo rằng hệ LC-MS/MS thích hợp được cân bằng theo khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi phân tích mẫu.
b) Bơm 2 μl metanol (3.2) hoặc metanol đã trung hòa (3.11) (đã dùng để định mức các thể tích mẫu và thể tích dung dịch chuẩn) và quan sát không có chất gây nhiễu sắc ký có mặt ở thời gian lưu của monensin hoặc narasin.
c) Bơm 2 μl dung dịch chuẩn tương ứng với nền mẫu monensin ở mức dung sai hoặc gần mức dung sai và quan sát pic monensin có mặt ở thời gian lưu dự kiến đối với m/z 693 > 675, 693 > 501 và 693 > 479. Thể tích bơm phải được chỉnh để tạo tỷ lệ tín hiệu/nhiễu (S/N) 100 : 1 đối với chất chuẩn tương ứng với dung sai. Tỷ lệ S/N đối với tất cả ba lần chuyển tiếp MS/MS trong chất chuẩn và mẫu phải lớn hơn 3.
CHÚ THÍCH Các thể tích bơm lớn hơn có thể làm cho các mẫu kiểm soát chứa monensin nhỏ hơn 10 % so với dung sai đáp ứng tiêu chí khẳng định.
d) Bơm 2 μl dung dịch chuẩn tương ứng với nền mẫu narasin ở mức dung sai hoặc gần mức dung sai và quan sát pic narasin có mặt ở thời gian lưu dự kiến đối với m/z 787 > 531, 787 > 431 và 787 > 279. Thể tích bơm phải được chỉnh để tạo tỷ lệ S/N 100 : 1 đối với chất chuẩn tương ứng với dung sai. Tỷ lệ S/N đối với tất cả ba lần chuyển tiếp MS/MS trong chất chuẩn và mẫu phải lớn hơn 3.
CHÚ THÍCH Các thể tích bơm lớn hơn có thể làm cho các mẫu kiểm soát chứa monensin nhỏ hơn 10 % so với dung sai đáp ứng tiêu chí khẳng định.
e) Nếu thay đổi các nền mẫu hoặc bắt đầu lần chạy mới trên hệ thống LC-MS/MS thì cần bơm đủ số lần bơm ổn định do trôi hệ thống. Nên bơm khoảng 20 lần.
f) Bơm các lần riêng rẽ các dung dịch chuẩn tương ứng với nền mẫu và các lần bơm riêng rẽ các dịch chiết mẫu. Nên bơm một dãy dung dịch chuẩn hoàn chỉnh ở thời điểm bắt đầu và kết thúc từng dãy mẫu.
g) Đo diện tích pic của chất phân tích: tỷ số diện tích pic nội chuẩn đối với monensin và narasin trong các dung dịch chất chuẩn, kiểm soát chất lượng và phần mẫu thử chưa biết.
6.5 Dựng đường chuẩn
a) Dựng đường chuẩn từ các dung dịch chuẩn (3.22), sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất của tỷ lệ diện tích pic so với nồng độ của dung dịch chuẩn. Đường chuẩn không đi qua gốc tọa độ.
b) Thiết lập độ tuyến tính của hệ thống bằng cách phân tích phần không tuyến tính của đường chuẩn.
- Các phần không tuyến tính cho thấy mô hình ngẫu nhiên khi được dựng đồ thị theo nồng độ.
- Các dung dịch hiệu chuẩn có thể bị loại khi ít nhất 75 % toàn bộ dung dịch hiệu chuẩn vẫn còn phần không tuyến tính không lớn hơn 15 % ở tất cả các mức (trừ dung dịch hiệu chuẩn thấp nhất 20 % là có thể chấp nhận) và bao gồm ít nhất năm nồng độ hiệu chuẩn trong đường chuẩn cuối cùng.
Nồng độ narasin và monensin trong mẫu thử, X, biểu thị bằng nanogam trên gam (ng/g), được tính theo Công thức (1):
(1) |
Trong đó
PAR là tỷ lệ diện tích pic của mỗi chất phân tích so với diện tích pic của chất nội chuẩn tương ứng;
c là giao điểm với trục tung, xác định được từ phép phân tích hồi quy của đường chuẩn;
m là độ dốc của đường thẳng từ phân tích hồi quy đường chuẩn;
CF là hệ số hiệu chính đối với độ pha loãng, nếu có, được tính bằng Công thức (2):
(2) |
Trong đó:
V1 là thể tích cuối cùng của dịch chiết mẫu, tính bằng mililít (ml);
V2 là thể tích dịch chiết thu được ban đầu, tính bằng mililít (ml);
b là thể tích dịch chiết đã sử dụng cho tinh sạch bằng SPE, tính bằng mililít (ml);
m là khối lượng mẫu, tính bằng gam (g).
VÍ DỤ: Đối với mẫu gan bò có nồng độ chất phân tích trong dịch chiết cuối cùng tính được từ đường chuẩn là 5 ng/ml; thể tích cuối cùng của dịch chiết mẫu V1 = 1 ml; thể tích dịch chiết thu được ban đầu V2 = 30 ml; thể tích dịch chiết đã sử dụng cho tinh sạch bằng SPE: b = 5 ml; khối lượng mẫu m = 5g. Nồng độ chất phân tích trong mẫu thử, Xb, tính bằng nanogam trên gam (ng/g) được tính như sau:
Xb = 5 mg/ml x = 6 ng/g
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn, và bất kỳ chi tiết nào có ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được.
Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm
Bảng A.1 - Dải phân tích đối với dư lượng monensin và narasin trong mẫu bò, lợn và gà
Loại mẫu | Nền mẫu | Dải kết quả phân tích ng/ml | Nồng độ nền mẫu tương đươnga ng/g |
Bò | Gan | từ 0,5 đến 100 | từ 0,60 đến 120 |
| Thận |
| từ 0,60 đến 120 |
| Thịt |
| từ 0,60 đến 120 |
| Mỡ | từ 0,58 đến 117 | từ 0,70 đến 140 |
Lợn | Gan | từ 0,5 đến 100 | từ 0,60 đến 120 |
| Thận |
| từ 0,60 đến 120 |
| Thịt |
| từ 0,60 đến 120 |
| Da dính mỡ | từ 0,58 đến 117 | từ 0,70 đến 140 |
Gà | Gan | từ 0,5 đến 80 | từ 1,20 đến 192 |
| Thận | từ 0,25 đến 40 | từ 1,50 đến 240 |
| Thịt | từ 0,5 đến 40 | từ 0,60 đến 48 |
| Da dính mỡ | từ 1,17 đến 513 | từ 2,80 đến 1232 |
a) Nồng độ tương đương được hiệu chính theo hệ số pha loãng phân tích tương ứng. |
1) Có sẵn từ Eli Lilly and Co., Indianapolis, IN, USA. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
2) Có sẵn từ Sigma-Aldrich, Gillingham, Dorset, UK. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
3) Sản phẩm của Bibby Scientific Ltd., Staffordshire, UK. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
4) Các sản phẩm của Waters, Milford, MA, USA. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
5) Sản phẩm của Applied Biosystem, CA, USA. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
6) Sản phẩm của Phenomenex, Torrance, CA, USA. Thông tin này được đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương tự nếu cho kết quả tương đương.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11838:2017 về Thịt - Phương pháp xác định dư lượng sulfonamid bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8158:2017 (CODEX STAN 98-1981, Rev.3-2015) về Thịt xay thô đã xử lý nhiệt
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8159:2017 (CODEX STAN 96-1981, Rev.3-2015) về Thịt đùi lợn đã xử lý nhiệt
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11294:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định dư lượng B2-agonist trong thịt gia súc bằng phương pháp sắc ký lỏng phổ khối lượng hai lần
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11599:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định dư lượng ractopamin - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector huỳnh quang
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11600:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định dư lượng ractopamin - Phương pháp sắc ký lỏng - Phổ khối lượng hai lần
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11602:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định hàm lượng N-nitrosamin - Phương pháp sắc ký khí sử dụng thiết bị phân tích năng lượng nhiệt
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11604:2016 về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng cách đốt cháy theo nguyên tắc Dumas và tính hàm lượng protein thô