Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11840:2017

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI

Technical procedure for hybrid rice seed production

 

Lời nói đầu

TCVN 11840:2017 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI

Technical procedure for hybrid rice seed production

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình sản xuất hạt giống lúa lai thuộc loài Oryza sativa L.

2  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

2.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1.1

Hạt giống lúa tác giả (Breeder seed)

Hạt giống thuần bố mẹ lúa lai do tác giả chọn, tạo ra.

2.1.2

Hạt giống lúa siêu nguyên chng (Pre-basic seed)

Hạt giống bố mẹ lúa lai được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống bố mẹ lúa lai siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

2.1.3

Hạt giống lúa nguyên chủng (Basic seed)

Hạt giống bố mẹ lúa lai được nhân ra từ hạt giống bố mẹ lúa lai siêu nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

2.1.4

Hạt giống lúa xác nhận (Certified seed)

Hạt giống bố mẹ lúa lai được nhân ra từ hạt giống bố mẹ lúa lai nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

2.1.5

Hạt giống lúa bố mẹ lúa lai (Parental seed)

Hạt giống lúa của dòng mẹ bất dục đực di truyền tế bào chất (CMS), dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS) hoặc độ dài chiếu sáng (PGMS) và dòng bố phục hồi hữu dục, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

2.1.6

Hạt giống lúa lai F1 (Hybrid seed)

Hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng mẹ bất dục đực (CMS, TGMS, PGMS) với một dòng bố (dòng phục hồi tính hữu dục) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

2.1.7

Giống lúa lai 3 dòng (Three-line hybrid seed)

Giống lai giữa dòng bất dục đực tế bào chất (dòng CMS - còn gọi là dòng A) với dòng phục hồi hữu dục (dòng R). Dòng A được duy trì tính bất dục đực bởi dòng duy trì tương ứng (dòng B).

2.1.8

Giống lúa lai 2 dòng (Two-line hybrid seed)

Giống lai giữa dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với điều kiện môi trường (EGMS) với dòng bố hữu dục (dòng P).

2.1.9

Giai đoạn mẫn cảm (Sensitive Period)

Khoảng thời gian mà các cá thể của dòng EGMS (2 loại dòng phổ biến là PGMS và TGMS) có biểu hiện thay đổi tính dục (bất dục thành hữu dục hoặc ngược lại) khi nhiệt độ môi trường hoặc độ dài ngày (quang chu kỳ) thay đổi.

2.2  Chữ viết tắt

CMS: Cytoplasmic Male Sterility - bất dục đực di truyền tế bào chất.

EGMS: Environmental-sensitive Genetic Male Sterility - bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với điều kiện môi trường (gọi tắt là dòng bất dục đực mẫn cảm với môi trường).

PGMS: Photoperiodic sensitive Genetic Male Sterility - bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với độ dài chiếu sáng (gọi tắt là dòng bất dục đực mẫn cảm với độ dài chiếu sáng).

TGMS: Thermo sensitive Genetic Male Sterility - bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ (gọi tắt là dòng bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ).

3  Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai

3.1  Quy định chung

3.1.1  Ruộng giống

Ruộng nhân dòng mẹ bất dục đực A, dòng duy trì B, dòng bố phục hồi R, dòng mẹ EGMS, dòng bố hữu dục (dòng P) và ruộng sản xuất hạt lai F1 phải sạch cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác.

Riêng đối với ruộng nhân dòng mẹ TGMS nên tìm nơi gần nguồn nước mát để có thể điều chỉnh nhiệt độ trong ruộng khi cần thiết.

3.1.2  Cách ly

Ruộng nhân dòng mẹ bất dục đực A, dòng duy trì B, dòng bố phục hồi R, dòng mẹ EGMS, dòng bố hữu dục (dòng P) và ruộng sản xuất hạt lai F1 phải được cách ly với các ruộng trồng lúa khác theo quy định trong Phụ lục A.

3.1.3  Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi có 85 % số hạt trên bông chín. Phải kiểm tra, làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.

Bao giống trong kho phải có tem, nhãn ghi theo quy định, được xếp theo hàng, theo lô, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.

3.2  Nhân dòng bố mẹ

3.2.1  Thời vụ

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng dòng và đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp.

Đối với lúa lai 3 dòng cần căn cứ vào khoảng chênh lệch thời gian từ gieo đến trỗ bông hoặc số lá trên thân chính và tốc độ ra lá giữa hai dòng bố và mẹ của từng tổ hợp lai để xác định thời gian gieo cho phù hợp để mỗi cặp A/R trỗ trùng khớp.

Đối với lúa lai 2 dòng phải đảm bảo điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ hữu dục.

3.2.2  Điều chỉnh dòng A và B trỗ trùng khớp

Khoảng 30 ngày trước khi lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 ngày đến 3 ngày bóc đòng 1 lần kiểm tra. Để dòng A và dòng B trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hóa đòng yêu cầu là: trong cả quá trình phân hóa dòng, dòng A phải nhanh hơn dòng B khoảng 1 ngày đến 2 ngày.

Khi biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp có thể điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp: Dùng nước; dùng hóa chất; dùng phân bón theo 3.3.4.1.

Căn cứ mức độ trỗ bị lệch mà sử dụng từng biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp.

3.2.3  Xử lý bằng nước lạnh đối với dòng TGMS

Trường hợp giai đoạn mẫn cảm gặp nhiệt độ cao làm dòng TGMS chuyển thành bất dục thì có thể dùng nước lạnh để xử lý nhằm giảm nhiệt độ trong ruộng xuống đến dưới ngưỡng chuyển đổi tính dục. Mức nước được tưới từ 10cm đến 12cm, thời gian tưới từ 10 ngày đến 12 ngày.

3.2.4  Đánh giá các tính trạng đặc trưng của cá thể và dòng

3.2.4.1  Đánh giá tại ruộng

Người sản xuất giống tham khảo bản mô tả giống (Phụ lục B) của cơ quan khảo nghiệm hoặc của tác giả để quan sát chọn lọc các cá thể hoặc dòng tại ruộng theo từng giai đoạn.

Lấy mẫu: Trước khi thu hoạch từ 3 ngày đến 4 ngày, đánh giá lần cuối các cá thể (vụ thứ nhất) và dòng (vụ thứ 2, vụ thứ 3 đối với lúa lai 3 dòng hoặc vụ thứ 2, vụ thứ 4 đối với lúa lai 2 dòng) được chọn và nhổ hoặc cắt sát gốc mỗi dòng 10 cây tại 2 điểm ngẫu nhiên để đánh giá các chỉ tiêu trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.

3.2.4.2  Đánh giá trong phòng

Tiến hành đánh giá và đo đếm các tính trạng chiều dài thân, số bông/cây, chiều dài trục chính của bông, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1000 hạt, màu sắc hạt gạo lật, hương thơm của từng cá thể trong trường hợp thu cây mẫu ở các dòng được chọn.

Tính giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo Phụ lục C. Chọn cá thể hoặc dòng có giá trị của tính trạng số lượng nằm trong khoảng và giá trị các tính trạng thời gian trỗ, thời gian chín bằng nhau (cùng ngày).

Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá cá thể (vụ thứ nhất) và dòng (vụ thứ 2, vụ thứ 3 đối với lúa lai 3 dòng hoặc vụ thứ 2, vụ thứ 4 đối với lúa lai 2 dòng) ghi lại và kết luận cá thể và dòng có đạt tiêu chuẩn hay không theo mẫu D.1 và D.2 của Phụ lục D.

Tính trạng số hạt chắc trên bông và chiều dài thân không áp dụng cho dòng A (do phun GA3 trong quá trình nhân dòng).

3.2.4.3  Kiểm tra mức độ bất dục của dòng A và dòng EGMS

Thực hiện theo Phụ lục E.

3.2.5  Kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai 3 dòng

Nhân dòng bố mẹ lúa lai 3 dòng theo sơ đồ F.1, Phụ lục F

3.2.5.1  Hạt giống siêu nguyên chủng

3.2.5.1.1  Vụ thứ nht

Gieo cấy riêng hạt giống của mỗi dòng A, B, R trên diện tích ít nhất là 100 m2/dòng.

Trên mỗi ruộng, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì chọn và đánh dấu tối thiểu 100 cây. Thường xuyên đánh giá các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại. Chọn số lượng cây dòng B và R phù hợp với nhu cầu sản xuất, riêng dòng A nhiều hơn vì phải kiểm tra thêm tính bất dục đực.

Khi cây dòng A bắt đầu trỗ, lấy mẫu hoa để kiểm tra độ bất dục của hạt phấn. Chọn cây A bất dục đực hoàn toàn, trồng vào chậu, hoặc để nguyên trên ruộng và nhổ bỏ những cây A xung quanh không đạt tiêu chuẩn. Chia đôi số bông của mỗi cây A được chọn và bao cách ly để chuẩn bị lai cặp. Đưa các cây B và R được chọn vào chậu (nếu đưa cây A vào chậu) và đặt cạnh cây A, hoặc trồng về 2 phía sát với cây A (nếu để A tại ruộng) rồi bao bông theo cặp để lai. Đeo thẻ, đánh mã số các cặp lai giữa cây A với cây B và R tương ứng.

Khi lúa chín, đánh giá các tính trạng còn lại trong phòng của từng cá thể để chọn những cá thể và cặp lai đạt yêu cầu. Thu hoạch cả bông, phơi khô, bảo quản riêng theo bộ A, B, R, F1 và mã số đã có để gieo cấy ở vụ sau.

3.2.5.1.2  Vụ thứ hai

Gieo cấy riêng các dòng A, B, R và F1 được chọn ở vụ thứ nhất trong ba ruộng: A/B, R và F1. Ruộng cặp đôi A/B cấy theo tỷ lệ 1 hàng B:1 hàng đến 2 hàng A và phải được cách ly nghiêm ngặt từng cặp dòng trong ruộng trong khoảng thời gian 20 ngày từ khi lúa bắt đầu trỗ. Trên ruộng R và F1, mỗi dòng cấy trong một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang, có chiều dài bằng nhau và chiều rộng phụ thuộc vào lượng hạt giống thu được ở vụ trước. Ruộng F1 phải bố trí giống đối chứng (hạt giống thương mại) để so sánh.

Thường xuyên đánh giá các tính trạng đặc trưng, độ thuần của các dòng A, B, R trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển, loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác. Phải kiểm tra tính bất dục đực của toàn bộ các cây trong dòng A, loại bỏ dòng có cây có hạt phấn hữu dục. Dòng nào đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thụ phấn bổ sung để thu hạt. Tại ruộng F1 chọn các cặp lai mang các đặc điểm hình thái tương tự với giống đối chứng và năng suất phải đạt bằng giống đối chứng trở lên.

Căn cứ kết quả đánh giá về tính đúng giống, độ thuần, mức độ bất dục và khả năng phục hồi để chọn các bộ ba A, B, R đạt yêu cầu. Thu hoạch riêng từng dòng và ghi mã số các bộ ba A, B, R được chọn để tiếp tục gieo cấy ở vụ sau.

3.2.5.1.3  Vụ thứ ba

Gieo cấy riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cặp dòng A/B được chọn ở vụ trước thành từng dòng. Thường xuyên theo dõi các tính trạng đặc trưng, độ thuần của từng dòng từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác. Kiểm tra mức độ bất dục đực của từng dòng A, dòng nào đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thụ phấn bổ sung để thu hạt. Từng dòng A/B phải được cách ly nghiêm ngặt trong khoảng thời gian 20 ngày từ khi lúa bắt đầu trỗ.

Cấy riêng số mạ còn lại của từng dòng B từ các cặp A/B được chọn, và từng dòng R được chọn trong hai ruộng: B và R. Đánh giá độ thuần và loại bỏ dòng có cây khác dạng.

Thu hoạch và bảo quản riêng từng dòng, ghi mã số để theo dõi.

Hỗn các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống siêu nguyên chủng theo quy định và sử dụng để nhân giống nguyên chủng.

3.2.5.2  Hạt giống nguyên chủng

Ruộng nhân dòng A/B nguyên chủng, tùy theo đặc điểm của từng dòng, giống mà bố trí tỷ lệ A/B cho phù hợp. Nhân hạt giống dòng A, B và R tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về ruộng sản xuất giống, chỉ tiêu chất lượng hạt giống theo quy định. Được phép khử bỏ cây khác dạng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống nguyên chủng theo quy định và sử dụng để nhân giống xác nhận.

3.2.5.3  Hạt giống xác nhận

Giống xác nhận của các dòng A, R áp dụng kỹ thuật như đối với nhân hạt giống nguyên chủng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống xác nhận theo quy định và sử dụng để sản xuất hạt giống lúa lai.

3.2.6  Kỹ thuật nhân dòng bố mẹ lúa lai 2 dòng

Nhân dòng bố mẹ lúa lai 2 dòng theo sơ đồ F.2 trong Phục lục F,

3.2.6.1  Hạt giống siêu nguyên chủng

Mỗi dòng mẹ (EGMS) có ngưỡng chuyển hóa khác nhau. Quá trình nhân dòng mẹ và dòng bố được tiến hành theo các bước dưới đây.

3.2.6.1.1  Vụ thứ nhất

Chọn thời vụ có điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ bất dục. Gieo cấy riêng hạt giống của dòng mẹ và dòng bố trên diện tích ít nhất là 100m2 mỗi dòng. Trên mỗi ruộng, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì chọn và đánh dấu tối thiểu 200 cây. Thường xuyên đánh giá các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại.

Khi cây dòng mẹ bắt đầu trỗ, lấy mẫu hoa của từng cây dòng mẹ được chọn để kiểm tra hạt phấn. Loại bỏ các cây có hạt phấn hữu dục, chọn những cây bất dục đực hoàn toàn để trồng vào chậu hoặc để nguyên trên ruộng, sau đó đưa các cây dòng bố được chọn đặt cạnh cây dòng mẹ, bao bông theo cặp để lai.

Khi lúa chín, đánh giá trong phòng các tính trạng còn lại của từng cá thể để chọn những cá thể và cặp lai đạt yêu cầu, thu hoạch riêng hạt lai F1 và hạt của cây bố, đánh mã số theo cây và cặp lai để gieo trồng ở vụ sau.

Sau khi thu hạt lai F1, cắt gốc cây dòng EGMS cách mặt đất từ 10cm đến 15cm, duy trì chăm sóc trong điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo phù hợp (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) để cây tái sinh, tự thụ và kết hạt. Thu hoạch riêng từng dòng và ghi mã số để tiếp tục gieo cấy ở vụ sau.

3.2.6.1.2  Vụ thứ hai

Chọn thời vụ có điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ tự thụ và kết hạt. Gieo cấy hạt dòng mẹ thành từng dòng tuần tự không nhắc lại. Chọn thời vụ gieo trồng thích hợp với dòng bố và F1. Gieo cấy riêng hạt giống dòng bố và F1 của các cặp lai được chọn ở vụ trước thành từng dòng tuần tự không nhắc lại trong hai ruộng: dòng bố và F1. Ruộng dòng bố và F1, mỗi dòng cấy trong một ô có diện tích từ 5 m2 đến 10 m2, có chiều dài bằng nhau và chiều rộng phụ thuộc vào lượng hạt giống thu được ở vụ trước. Ruộng F1 phải bố trí giống đối chứng (hạt giống thương mại) để so sánh.

Thường xuyên đánh giá các tính trạng đặc trưng, độ thuần của các dòng bố, mẹ trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển, loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác. Tại ruộng F1 chọn các cặp lai mang các đặc điểm hình thái tương tự với giống đối chứng và năng suất phải đạt bằng giống đối chứng trở lên.

Kết hợp kết quả đánh giá tại ruộng và đánh giá trong phòng của các dòng bố, mẹ và F1 để chọn ra các cặp bố mẹ đạt yêu cầu. Thu hoạch riêng từng dòng và ghi mã số các dòng được chọn để tiếp tục đánh giá “ngưỡng” chuyển đổi tính dục ở vụ sau.

3.2.6.1.3  Vụ thứ ba

Lấy 100 g hạt ở mỗi dòng mẹ được chọn từ vụ trước, gieo ít nhất thành 3 thời vụ (lần lặp lại), cách nhau tối thiểu 7 ngày, sau đó cấy vào bầu đất nilon hoặc cấy ra ruộng (mỗi dòng cấy ít nhất 100 cây/thời vụ, cấy 1 dảnh). Khi dòng mẹ thời vụ 1 phân hóa đến cuối bước 4 đầu bước 5, đưa các cây dòng mẹ vào trong khay hoặc chậu (nếu cấy ra ruộng) và đưa vào nhà sinh trưởng nhân tạo (mỗi dòng tối thiểu 20 cây) với ngưỡng chuyển hóa bất dục (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) được thiết lập theo chế độ điều khiển tự động trong thời gian từ 6 ngày đến 7 ngày để đánh giá “ngưỡng" chuyển đổi tính dục. Sau khi xử lý đưa cây ra trồng ở điều kiện tự nhiên, tiếp tục xử lý cây ở thời vụ 2, thời vụ 3 như trên. Khi lúa trỗ, kiểm tra hạt phấn của tất cả các cá thể ở mỗi dòng được xử lý. Dòng nào có 100% số cây chuyển đổi tính dục đúng “ngưỡng” (cây có hạt phấn bất dục đực hoàn toàn) ở cả 3 lần lặp lại thì được chọn để gieo cấy ở vụ sau.

3.2.6.1.4  Vụ thứ tư

Chọn thời vụ có điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ tự thụ và kết hạt. Gieo cấy các dòng EGMS được chọn sau khi đã đánh giá “ngưỡng” chuyển đổi tính dục tuần tự không nhắc lại.

Gieo cấy riêng các dòng bố được chọn ở vụ trước với diện tích phù hợp để có thể thu lượng dòng bố tương ứng với lượng dòng mẹ.

Thường xuyên đánh giá ruộng bố và mẹ từ khi gieo cấy đến thu hoạch, loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.

Thu hoạch và bảo quản riêng từng dòng, ghi lại mã số dòng để theo dõi.

Hỗn các dòng đạt yêu cầu thành hạt giống siêu nguyên chủng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống siêu nguyên chủng theo quy định và sử dụng để nhân giống nguyên chủng.

3.2.6.2  Hạt giống nguyên chủng

Gieo cấy hạt dòng EGMS siêu nguyên chủng trong thời vụ có điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ tự thụ và kết hạt. Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về ruộng sản xuất giống, chỉ tiêu chất lượng hạt giống theo quy định. Được phép khử bỏ cây khác dạng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống nguyên chủng theo quy định và được sử dụng để nhân giống xác nhận.

Nhân hạt giống dòng bố nguyên chủng từ hạt giống siêu nguyên chủng. Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về ruộng sản xuất giống, chỉ tiêu chất lượng hạt giống theo quy định. Được phép khử bỏ cây khác dạng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống nguyên chủng theo quy định và sử dụng để nhân giống xác nhận.

3.2.6.3  Hạt giống xác nhận

Hạt giống xác nhận của dòng EGMS và dòng bố được nhân từ hạt giống nguyên chủng. Áp dụng kỹ thuật như đối với nhân hạt giống nguyên chủng. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống xác nhận theo quy định và sử dụng để sản xuất hạt giống lúa lai.

3.3  Sản xuất hạt giống lúa lai F1

3.3.1  Yêu cầu về hạt giống lúa bố, mẹ

Chất lượng hạt giống lúa bố, mẹ để sản xuất hạt lai F1 tối thiểu phải đạt cấp xác nhận theo Phụ lục G. Để nâng cao độ thuần của hạt giống lúa lai F1, nên sử dụng hạt giống lúa bố, mẹ cấp nguyên chủng.

3.3.2  Thời vụ gieo trồng

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng dòng và đặc điểm khí hậu của từng vùng để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp. Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất.

Thời điểm gieo dòng bố, dòng mẹ: Căn cứ vào khoảng chênh lệch thời gian từ gieo đến trỗ bông hoặc số lá trên thân chính và tốc độ ra lá giữa hai dòng bố và mẹ của từng tổ hợp lai mà xác định thời điểm gieo dòng bố và dòng mẹ cho phù hợp để dòng bố và mẹ trỗ trùng khớp.

Đối với lúa lai 2 dòng phải đảm bảo điều kiện môi trường (nhiệt độ hoặc độ dài chiếu sáng trong ngày) ở giai đoạn mẫn cảm phù hợp để dòng mẹ bất dục hoàn toàn.

3.3.3  Kiểm tra mức độ bất dục đực của dòng mẹ EGMS

Thực hiện theo Phụ lục E.

3.3.4  Kỹ thuật nâng cao năng suất hạt lai F1

3.3.4.1  Dự đoán, điều chỉnh thời điểm trỗ bông, nở hoa

Khoảng 30 ngày trước khi lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2 ngày đến 3 ngày bóc kiểm tra đòng 1 lần. Để dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hóa đòng yêu cầu là: trong cả quá trình phân hóa đòng, dòng mẹ phải nhanh hơn dòng bố đợt 1 khoảng 1 ngày đến 2 ngày.

Khi thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp có thể điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:

Dùng nước: Nếu dòng bố phân hóa đòng sớm hơn dòng mẹ thì rút cạn nước để kìm hãm, nếu bố phân hóa chậm hơn mẹ thì giữ nước sâu từ 15 cm đến 20 cm để thúc đẩy.

Dùng hóa chất: Phun KH2PO4 cho dòng phát triển chậm. Căn cứ mức độ chậm mà phun nồng độ cao hay thấp, phun từ 2 ngày đến 3 ngày liền, liều lượng phun không quá 3kg/ha. Phun NH4NO3 cho dòng phát triển nhanh.

Dùng phân bón: bón thêm kali cho dòng chậm và đạm cho dòng nhanh (chú ý trước khi bón phân cần rút cạn nước để cho phân không tràn từ dòng này qua dòng khác).

Căn cứ mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các biện pháp trên cho phù hợp và phải tiến hành trước bước 4 của quá trình phân hóa đòng.

3.3.4.2  Phun GA3

Khi dòng mẹ trỗ từ 15 % đến 20 % số bông, dòng bố trỗ tương ứng thì phun GA3 để kích thích bông lúa trổ nhanh và thoát, hạn chế nghẹn bông. Liều lượng và số lần phun tùy theo mức độ trùng khớp và mức độ mẫn cảm với GA3 của các dòng bố mẹ.

Phun vào buổi sáng nếu phun xong chưa được 4 h mà gặp mưa to thì phun lại ngay hôm sau. Khi phun GA3 ruộng phải có nước, không phun buổi chiều.

3.3.4.3  Thụ phấn bổ sung

Sau khi phun GA3, dòng bố bắt đầu tung phấn, dòng mẹ nở hoa rộ thì tiến hành thụ phấn bổ sung. Hàng ngày cần quan sát tìm thời gian hoa nở rộ nhất để tiến hành gạt phấn. Thời gian thụ phấn bổ sung thường từ 9 h đến 12 h (theo thời tiết và điều kiện ngoại cảnh cụ thể), có thể dùng sào gạt hoặc kéo dây, gạt từ 3 lần đến 4 lần mỗi ngày. Thời gian gạt phấn kéo dài liên tục cho đến khi dòng bố hết phấn.

3.3.5  Khử lẫn

Khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và dòng mẹ, phải nhổ bỏ cả gốc cây khác dạng, cần tập trung vào giai đoạn lúa đứng cái, trước khi phun GA3 và trước khi thu hoạch.

Khi lúa bắt đầu trỗ báo, phải nhổ bỏ hết những cây có bao phấn mẩy vàng trong hàng mẹ.

3.3.6  Thu hoạch và bảo quản

Gặt dòng bố trước, cắt sát gốc. Khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch dòng mẹ (hạt lai F1).

 

Phụ lục A

(Quy định)

Yêu cầu cách ly

Ruộng sản xuất

Phương pháp cách ly

Không gian

Thời gian

Vật cn

Dòng A

- Chọn dòng: ít nhất 500 m

- Nhân dòng: ít nhất 300 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày

Địa hình tự nhiên (đê, đồi núi,...).

Dòng B

- Chọn dòng: ít nhất 50 m

- Nhân dòng: ít nhất 20 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày

Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5 m, cách các ruộng lúa khác cùng trỗ ít nhất 50 m.

Dòng R

- Chọn dòng: ít nhất 20 m

- Nhân dòng: ít nhất 3 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày

Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5 m, cách các ruộng lúa khác cùng trỗ ít nhất 50 m.

Dòng EGMS

- Chọn dòng: ít nhất 300 m

- Nhân dòng: ít nhất 300 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày

Địa hình tự nhiên (đê, đồi núi,...).

Dòng P

- Chọn dòng: ít nhất 50 m

- Nhân dòng: ít nhất 20 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày

Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5 m, cách các ruộng lúa khác cùng trỗ ít nhất 50 m.

Hạt lai F1

ít nhất 100 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày

Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5 m, cách các ruộng lúa khác cùng trổ ít nhất 50 m.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Bảng B1 - Các tính trạng đặc trưng của giống lúa

TT

Tình trạng

Giai đoạn đánh giá

Mức độ biểu hiện

s

Phương pháp đánh giá

1

Lá mầm: sắc tố antoxian

Lá thứ nhất vượt qua bao lá mầm

Không có hoặc rất ít

1

Quan sát

Ít

3

Nhiều

5

2

Lá gốc (lá dưới cùng): Mầu bẹ lá

Vươn lóng: Bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm lại

Xanh

1

Quan sát

Xanh có sọc tím

2

Tím nhạt

3

Tím

4

3

Lá: Mức độ xanh

Chuẩn bị làm đòng

Xanh nhạt

3

Quan sát

Xanh trung bình

5

Xanh đậm

7

4

Lá Sắc tố antoxian

Chuẩn bị làm đòng

Không có

1

Quan sát

9

5

Lá: Sự phân bố của sắc tố antoxian

Chuẩn bị làm đòng

Chỉ có ở đỉnh

1

Quan sát

Chỉ có ở viền lá

2

Chỉ có vệt

3

Đồng nhất

4

6

Bẹ lá: sắc tố antoxian

Chuẩn bị làm đòng

Không có

1

Quan sát

9

7

Bẹ lá: Mức độ sắc tố antoxian của bẹ lá

Chuẩn bị làm đòng

Rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

8

Lá: Lông ở phiến lá

Chuẩn bị làm đòng

Không có hoặc rất ít

1

Quan sát

ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

Rất nhiều

9

9

Lá: Sắc tố antoxian của tai lá

Chuẩn bị làm đòng

Không có

1

Quan sát

9

10

Lá: Sắc tố antoxian của cổ lá (gối lá)

Chuẩn bị làm đòng

Không có

1

Quan sát

9

11

Lá: Hình dạng của thìa lìa

Chuẩn bị làm

đòng

Tù (chóp cụt)

1

Quan sát

Nhọn

2

Xẻ

3

12

Lá: Mầu sắc của thìa lìa

Chuẩn bị làm đòng

Trắng

1

Quan sát

Xanh

2

Xanh có sọc tím

3

Tím nhạt

4

Tím

5

13

Phiến lá: Chiều dài

Gié thứ nhất của bông xuất hiện - Bắt đầu nở hoa

Ngắn

3

Đo từ gối lá đến đỉnh của lá giáp lá đòng

Trung bình

5

Dài

7

14

Phiến lá: Chiều rộng

Gié thứ nhất của bông xuất hiện - Bắt đầu nở hoa

Hẹp

3

Đo ở vị trí to nhất của phiến lá giáp lá đòng

Trung bình

5

Rộng

7

15

Lá đòng: Trạng thái phiến lá (quan sát sớm)

Bắt đầu nở hoa

Thẳng

1

Quan sát giữa góc lá đòng và trục bông chính

 

Nửa thẳng

3

 

Ngang

5

 

Gục xuống

7

16

Lá đòng:Trạng thái phiến lá (quan sát muộn)

Gié đầu bông chín

Thẳng

1

Quan sát giữa góc lá đòng và trục bông chính

Nửa thẳng

3

Ngang

5

Gục xuống

7

17

Khóm: Tập tính sinh trưởng

Chuẩn bị làm đòng

Đứng

1

Quan sát

Nửa đứng

3

Mở

5

Xoè)

7

Bò lan sát mặt đất

9

18

Khóm: Khả năng gấp khuỷu (Chỉ với giống bò lan)

Chuẩn bị làm đòng

1

Quan sát

Không có

9

 

 

19

Thời gian trỗ: thời gian trỗ

1/2 bông trỗ thoát

 

 

Tính số ngày từ gieo đến khi 50% số cây có bông trỗ

20

Bất dục đực

1/2 bông trỗ thoát

Không có

1

Quan sát / Kiểm tra độ bất dục trên các cây mẫu

Bất dục từng phần

2

Bất dục hoàn toàn

3

21

Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của gân (quan sát sớm)

Đang giữa thời kì nở hoa

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

22

Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của vùng dưới mỏ (quan sát sớm)

Đang giữa thời kì nở hoa

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

23

Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của mỏ (quan sát sớm)

Đang giữa thời kì nở hoa

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

24

Hoa: Mầu sắc vòi nhụy

Đang giữa thời kì nở hoa

Trắng

1

Quan sát

Xanh nhạt

2

Vàng

3

Tím nhạt

4

Tím

5

25

Thân: Độ dầy thân

Chín sữa

Mỏng

3

Đo ở lóng thấp nhất

Trung bình

5

Dầy

7

26

Thân: Chiều dài (trừ bông) Chỉ với giống không bò lan

Chín sữa

Rất thấp

1

Đo từ mặt đất đến cổ bông

Thấp

3

Trung bình

5

Cao

7

Rất cao

9

27

Thân: sắc tố antoxian của đốt

Chín sữa

Không có

1

Quan sát

9

28

Thân: Mức độ sắc tố antoxian của đốt

Chín sữa

Nhạt

3

Quan sát

Trung bình

5

Đậm

7

29

Thân: sắc tố antoxian của lóng

Chín sữa

Không có

1

Quan sát

9

30

Bông: Chiều dài trục chính

72, Gié đầu bông chín

Ngắn

3

Đo cổ bông đến đỉnh bông

Trung bình

5

Dài

7

31

Bông: số bông/cây

Chín sữa

Ít

3

Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 1 cây

Trung bình

5

Nhiều

7

32

Bông: Râu

Bắt đầu nở hoa

Không có

1

Quan sát

9

33

Bông: Mầu râu (quan sát sớm)

Bắt đầu nở hoa

Vàng nhạt

1

Quan sát

Vàng

2

Nâu

3

Nâu đỏ

4

Đỏ nhạt

5

Đỏ

6

Tím nhạt

7

Tím

8

Đen

9

34

Bông: Sự phân bố của râu

Chín sữa - Chín sáp

Có ít ở đỉnh bông

1

Quan sát

Có tới 1/4 bông

2

Có tới giữa bông

3

Có tới 3/4 bông

4

Có ở toàn bộ bông

5

35

Bông: Chiều dài của râu dài nhất

Chín sữa - Chín sáp

Rất ngắn

1

Đo

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

36

Hạt: Lông của vỏ trấu

Bắt đầu nở hoa, Chín sáp

Không có hoặc rất ít

1

Quan sát

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

Rất nhiều

9

37

Hạt: Mầu của mỏ hạt

Chín sáp, Gié đầu bông chín

Trắng

1

Quan sát

Vàng

2

Nâu

3

Đỏ

4

Tím

5

Đen

6

38

Bông: Mầu râu quan sát muộn

Gié đầu bông chín

Vàng nhạt

1

Quan sát

Vàng

2

Nâu

3

Nâu đỏ

4

Đỏ nhạt

5

Đỏ

6

Tím nhạt

7

Tím

8

Đen

9

39

Bông: Trạng thái liên quan với thân (Trạng thái trục chính)

Gié đầu bông chín

Thẳng

1

Quan sát

Nửa thẳng

2

Gục nhẹ

3

Gục

4

40

Bông: Gié thử cấp

Gié đầu bông chín

Không có

1

Quan sát

9

41

Bông: Dạng gié thứ cấp

Gié đầu bông chín

Dạng 1

1

Quan sát

Dạng 2

2

Dạng 3

3

42

Bông: Trạng thái của gié

Gié đầu bông chín

Đứng

1

Quan sát

Nửa đứng

3

Xoè

5

43

Bông: Thoát cổ bông

Gié đầu bông chín

Không thoát

3

Quan sát

Thoát một phần

5

Thoát

7

Thoát hoàn toàn

9

44

Thời gian chín (ngày

Gié đầu bông chín

Rất sớm

1

Tính số ngày từ gieo đến gié đầu bông chín

Sớm

3

Trung bình

5

Muộn

7

Rất muộn

9

45

Lá: Thời gian tàn lá

90% gié chín

Sớm

3

Quan sát các lá dưới lá đòng ở thời điểm thu hoạch

Trung bình

5

Muộn

7

46

Vỏ trấu: Mầu sắc

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Vàng nhạt

1

Quan sát

Vàng

2

Nâu

3

Đỏ đến tím nhạt

4

Tím

5

Đen

6

47

Vỏ trấu: Mầu bổ sung

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Không có

1

Quan sát

Có rãnh vàng

2

Có rãnh nâu

3

Có đốm tím

4

Có rãnh tím

5

48

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của gân (quan sát muộn)

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

49

Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của vùng dưới mỏ (quan sát muộn)

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Không có hoặc rất ít

1

Quan sát

Ít

3

Trung bình

5

Nhiều

7

Rất nhiều

9

50

Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của mỏ (quan sát muộn)

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Không có hoặc rất nhạt

1

Quan sát

Nhạt

3

Trung bình

5

Đậm

7

Rất đậm

9

51

Mày hạt: Chiều dài

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Ngắn

3

Đo một trong số 2 mày hạt

Trung bình

5

Dài

7

52

Mày hạt: Mầu sắc

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Vàng nhạt (vàng rơm)

1

Quan sát

Vàng

2

Đỏ

3

Tím

4

53

Hạt thóc: Khối lượng 1000 hạt

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Thấp

3

Cân hạt ở độ ẩm 14%

Trung bình

5

Cao

7

54

Hạt thóc: Chiều dài

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Ngắn

3

Đo

Trung bình

5

Dài

7

55

Hạt thóc: Chiều rộng

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Hẹp

3

Đo

Trung bình

5

Rộng

7

56

Hạt gạo lật: Chiều dài

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Ngắn

3

Đo

Trung bình

5

Dài

7

 

 

57

Hạt gạo lật: Chiều rộng

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Hẹp

3

Đo

Trung bình

5

Rộng

7

58

Hạt gạo lật: Dạng hạt (D/R)

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Tròn (<1,50)

1

 

Bán tròn (1,50 -1,99)

2

Bán thon (2,00 - 2,49)

3

Thon (2,50 - 2,99)

4

Thon dài (≥ 3)

5

59

Hạt gạo lật: Mầu sắc

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Trắng

1

Quan sát gạo lật

Nâu nhạt

2

Có đốm nâu

3

Nâu xẫm

4

Hơi đỏ

5

Đỏ

6

Có đốm tím

7

Tím

8

Tím xẫm hoặc đen

9

60

Hạt gạo lật: Hương thơm

Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay)

Không có hoặc thơm rất nhẹ

1

Hóa chất

Thơm nhẹ

2

Thơm

3

Chú thích 1: Đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng.

Chú thích 2: Tính trạng cần đo đếm hoặc quan sát chi tiết: Nếu là các cá thể thì đo đếm, quan sát trực tiếp từng cá thể, nếu đánh giá dòng thì chọn ngẫu nhiên 10 cây tại 2 điểm để làm mẫu đo đếm, quan sát trong phòng. Kết quả đo đếm lấy 1 số lẻ sau dấu phẩy.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Công thức tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Công thức tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

- Giá trị trung bình:

- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình:

(nếu n ≥ 30)

(nếu n < 30)

Trong đó:

s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình

xi là giá trị tính trạng đo đếm được của cá thể (hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n); n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá

 là giá trị trung bình

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Mẫu kết quả đánh giá cá thể và dòng

D.1  Mu kết quả đánh giá cá thể

Tổ chức, cá nhân sản xuất:

Địa điểm sản xuất:

Người thực hiện:

Tên dòng bố/mẹ:             Vụ:         Năm:        Ngày gieo:          Ngày cấy:

Tổng số cá thể được đánh giá:

Số cá thể đạt yêu cầu:                        Số cá thể không đạt yêu cầu:

TT

Mã số cá thể

Mức độ biểu hiện của tính trạng

Đạt/ không đạt

Thời gian trỗ (ngày)

Chiều dài thân (cm)

Số bông /cây

Chiều dài trục chính của bông (cm)

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Số hạt chắc/ bông

Khối lượng 1000 hạt (gam)

Năng suất cá thể (gam)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị trung bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ lệch chun

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ áp dụng cho những tính trạng đo đếm.

 

 

Người thực hiện
(Ký tên)

 

….....,ngày …….tháng…….. năm……..

Tổ chức sản xuất giống
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

D.2  Mẫu kết quả đánh giá dòng

Tổ chức, cá nhân sản xuất:

Địa điểm sản xuất:

Người thực hiện:

Tên dòng bố/mẹ:         Vụ:          Năm:        Ngày gieo:        Ngày cấy:

Tổng số dòng:                             Tổng diện tích:         m2

Số dòng đạt yêu cầu:                  Số dòng không đạt yêu cầu:

TT

Mã số dòng

Diện tích (m2)

Thời gian trỗ (ngày)

Chiều dài  thân (cm)

Số bông /cây

Chiều dài trục chính của bông (cm)

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Số hạt chắc/ bông

Khối  lượng  1000  hạt (gam)

Năng suất  (kg/m2)

Màu sắc hạt gạo lật

Hương  thơm

Đạt/ không đạt

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị trung bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ lệch chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ áp dụng cho những tính trạng đo đếm.

 

 

Người thực hiện
(Ký tên)

 

….....,ngày …….tháng…….. năm……..

Tổ chức sản xuất giống
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Phụ lục E

(Quy định)

Kiểm tra mức độ bất dục

E.1  Kiểm tra bằng mắt thường

Cây lúa bất dục đực có các biểu hiện hình thái có thể quan sát được như: Trỗ không thoát; bao phấn lép, thon dài, đầu nhọn không mở; vỏ bao phấn có màu vàng nhạt hay trắng sữa khi hoa mới nở, sau đó chuyển vàng; rung nhẹ hoa không có hạt phấn rơi ra.

Cây lúa hữu dục (hoặc bất dục không hoàn toàn) có các biểu hiện hình thái có thể quan sát được như: Trỗ thoát cổ bông, bao phấn tròn mẩy, màu vàng, khi rung nhẹ hoa có hạt phần rơi ra.

E.2  Kiểm tra bằng kính hiển vi

Trên bông mới trỗ của các cây mẫu (10 cây/ô), lấy ngẫu nhiên 5 hoa ở phần đầu, 5 hoa ở phần giữa và 5 hoa ở phần cuối của bông. Gắp lấy bao phấn đặt lên lam kính, nhỏ từ 1 giọt đến 2 giọt dung dịch l-KI 1%. Dùng panh làm vỡ các bao phấn để hạt phấn thoát ra ngoài. Quan sát dưới kính hiển vi thấy hạt phấn bất dục có màu vàng nâu, hình dạng không bình thường (hình thoi, tam giác, bán cầu vỏ nhăn nheo). Hạt phấn hữu dục có màu xanh đen, tròn căng và kích thước đều nhau.

E.3  Kiểm tra bằng bao cách ly

Khi bông mới nhú, trên mỗi ô chọn 30 khóm liên tiếp, mỗi khóm chọn từ 1 bông đến 2 bông để chụp bao giấy cách ly. Sau 15 ngày đến 20 ngày mở bao và quan sát, khóm không có hạt chắc được coi là bất dục.

Để đánh giá mức độ bất dục đực của dòng mẹ trên ruộng giống sản xuất hạt lai F1 của lúa lai 2 dòng, chọn 5 điểm đường chéo đại diện cho lô giống để bao cách ly. Tại mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 20 khóm liên tiếp, mỗi khóm chọn 1 bông chính sắp trỗ, tiến hành bao bằng giấy bóng kính sao cho không bị lẫn tạp phấn từ các cây xung quanh.

Tùy điều kiện cụ thể và loại hình bất dục, có thể kết hợp kiểm tra bằng mắt với kiểm tra bằng kính hiển vi hoặc bao cách ly.

Tỷ lệ hạt phấn hữu dục và tỷ lệ kết hạt của dòng A trên ruộng nhân dòng A phải đạt yêu cầu theo quy định ở Bảng E.1 và tỷ lệ hạt phấn hữu dục và tỷ lệ kết hạt của dòng EGMS trên ruộng sản xuất hạt lai F1 phải đạt yêu cầu theo quy định ở Bảng E.2.

Bng E.1 - Yêu cầu về tỷ lệ hạt phấn hữu dục và tỷ lệ kết hạt của dòng A trong bao cách ly trên ruộng nhân dòng A

Chỉ tiêu, đơn vị tính (%)

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng

Xác nhận

Tỷ lệ hạt phấn hữu dục, % số hạt, không lớn hơn

0

0,1

0,5

Tỷ lệ kết hạt trong bao cách ly, % số hạt, không lớn hơn

0

0,1

0,3

Bảng E.2 - Yêu cầu tỷ lệ hạt phấn hữu và tỷ lệ kết hạt trong bao cách ly của dòng EGMS trên ruộng sản xuất hạt lai F1

Ch tiêu, đơn vị tính (%)

Hạt lai F1

Tỷ lệ hạt phấn hữu dục, % số hạt, không lớn hơn

0,5

Tỷ lệ kết hạt trong bao cách ly, % số hạt, không lớn hơn

0,3

 

Phụ lục F

(Quy định)

Sơ đồ nhân dòng bố mẹ lúa lai

F.1  Sơ đồ các bước chọn lọc duy trì và nhân dòng bố mẹ lúa lai 3 dòng

F.2  Sơ đồ các bước chọn lọc duy trì và nhân dòng bố mẹ lúa lai 2 dòng

 

 

Phụ lục G

(Quy định)

Chỉ tiêu chất lượng hạt giống bố, mẹ

Chỉ tiêu

Dòng A, B, EGMS

Dòng R, P

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng

Xác nhận

Siêu nguyên chng

Nguyên chủng

Xác nhn

1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

2. Hạt cỏ dại, số hạt/kg, không lớn hơn

0

5

10

0

5

10

3. Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn

0

0,01

0,05

0

0,05

0,25

4. Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

80

80

80

80

80

80

5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

13,0

13,0

13,0

13,0

13,0

13,0

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] 10TCN 1008:2006: Lúa lai - Quy trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ.

[2] QCVN 01-50:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 3 dòng.

[3] QCVN 01-51:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 dòng.

[4] QCVN 01-65:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa.