- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-B02:2007 (ISO 105-B02:1994, With Amendment 1: 1998 and Amendment 2: 2000) về Vật liệu dệt- Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11897:2017 (EN 12956:1999 WITH AMENDMENT 1:2001) về Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định kích thước, độ thẳng, khả năng lau sạch và khả năng rửa
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12302:2018 về Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11893:2017 về Vật liệu Bentonite - Phương pháp thử
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001) về Vật liệu dệt - Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo đối với vi sinh vật - Phép thử chôn trong đất - Phần 1: Đánh giá xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11533-2:2016 (ISO 11721-2:2003) về Vật liệu dệt - Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo đối với vi sinh vật - Phép thử chôn trong đất - Phần 2: Nhận biết độ bền lâu của xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục
EN 235:2002
VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG - THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU
Wallcoverings - Vocabulary and symbols
Lời nói đầu
TCVN 11895:2017 hoàn toàn tương đương với EN 235:2002, Wallcoverings - Vocabulary and symbols.
TCVN 11895:2017 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG - THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU
Wallcoverings - Vocabulary and symbols
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến việc sử dụng vật liệu dán tường dạng cuộn dùng để dán lên tường hoặc trần bằng keo; kể cả tấm li-e.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các định nghĩa và ký hiệu cần thiết khác liên quan đến vật liệu dán tường (xem Điều 2).
Các ký hiệu sử dụng được nêu ở Bảng 1.
2.1
Vật liệu dán tường (Wallcovering)
Tất cả các loại màng mềm dẻo được cung cấp ở dạng cuộn dùng để dán lên tường hoặc trần nhà bằng keo. Không bao gồm thảm trang trí và các loại thảm dán tường tương tự khác.
2.2
Vật liệu dán tường hoàn thiện (Finished wallcovering)
Vật liệu dán tường không cần trang trí sau khi dán.
2.3
Vật liệu dán tường để trang trí tiếp (Wallcovering for subsequent decoration)
Vật liệu dán tường dùng làm nền để trang trí tiếp sau khi dán, ví dụ: phủ sơn.
2.4
Lớp lót tường (Wall lining)
Vật liệu dán tường dùng để tạo ra một lớp lót hỗ trợ trước khi thi công lớp vật liệu dán tường hoàn thiện hoặc vật liệu dán tường để trang trí tiếp.
2.5
Lớp đế (Based web)
Phần của vật liệu dán tường nhiều lớp tiếp xúc với nền.
2.6
Li-e (Cork)
Lớp vỏ của cây sồi (Quercus suber L.) được khai thác định kỳ từ thân và cành làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm li-e.
2.7
Các sản phẩm li-e (Cork products)
2.7.1
Li-e dạng hạt (Granulated cork)
Các mảnh nhỏ thu được bằng cách nghiền và/hoặc mài li-e nguyên liệu hoặc thu được trong quá trình chế biến li-e.
2.7.2
Tấm li-e (Agglomerated composition cork)
Sản phẩm thu được do sự liên kết các hạt li-e bằng keo kết dính không có nguồn gốc từ li-e.
2.7.3
Li-e xốp (Expanded Cork)
Tấm li-e xốp (Cork board)
Sản phẩm được sản xuất từ hạt li-e xốp và keo kết dính chiết tách từ li-e bằng gia nhiệt dưới áp suất.
2.8
Nền (Support)
Bề mặt để thi công vật liệu dán tường, ví dụ tường hoặc trần.
CHÚ THÍCH: Điều này được quy định bằng đường nét đậm với ký hiệu phù hợp ở Bảng 1.
2.9
Biện pháp thi công (Means of application)
Phương pháp thi công vật liệu dán tường lên nền, nghĩa là phủ keo phù hợp lên bề mặt rồi dán hoặc dán với vật liệu đã phủ sẵn keo.
CHÚ THÍCH: Những ký hiệu phù hợp để chỉ biện pháp thi công có số thứ tự 5.1 đến 5.3 ở Bảng 1. Trường hợp biện pháp thi công đòi hỏi phải kết hợp, những ký hiệu cần thiết từ Bảng 1 nên được sử dụng đồng thời với nhau, ngăn cách bằng một dấu có kích thước tương đương với các ký hiệu.
2.10
Nối chồng và khía chéo (Overlap and double eut)
Phương pháp ghép nối các mép liền kề của vật liệu dán tường với nhau theo chiều dài. Các cạnh này được phủ chồng lên nhau và dán lên bề mặt nền. Cả độ dày của hai tấm phủ chồng lên nhau đều được khía liên tục xuyên qua bằng dao sắc theo đường zích-zắc. Mối nối được mở ra và phần vật liệu dán tường dư thừa được tháo dỡ trước khi sắp xếp lại các cạnh tiếp giáp nhau.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp để quy định sự nối chồng và khía chéo có số thứ tự 7.1 ở Bảng 1.
2.11
Độ bền va đập (Impact resistance)
Khả năng của vật liệu dán tường độ bền cao duy trì bề mặt nguyên vẹn dưới tác động của lực va đập.
CHÚ THÍCH: Vật liệu dán tường được coi là bền va đập nếu nó thỏa mãn các yêu cầu bền va đập nêu trong TCVN ...-2:2017 (EN 259-2), ký hiệu phù hợp theo khả năng này có số thứ tự 7.3 ở Bảng 1.
2.12
Lô sản phẩm (Production batch)
Lượng sản phẩm xác định được sản xuất dưới các điều kiện giống nhau.
2.13
Mẫu đối chứng (Reference sample)
Mẫu được sử dụng để so sánh đánh giá với mẫu sau khi thử nghiệm.
3 Các loại vật liệu dán tường thông dụng (Generic types of wallcovering)
3.1
Giấy dán tường (Wallpaper)
Vật liệu dán tường hoàn thiện được sản xuất từ giấy, bề mặt có trang trí.
3.2
Vật liệu dán tường vinyl (Wall vinyl)
3.2.1
Vật liệu dán tường phủ vinyl trên giấy (Vinyl wallcovering on paper)
Vật liệu dán tường hoàn thiện gồm lớp đế bằng giấy có bề mặt được phủ bằng lớp vật liệu gốc polyvinyl clorua hoặc polyme khác. Bề mặt lớp đế hoặc lớp phủ vinyl được trang trí. Lớp phủ vinyl phải có đủ độ dày, độ bền để có thể tách ra khỏi lớp đế thành một lớp màng phủ độc lập.
3.2.2
Vật liệu dán tường phủ vinyl trên vải dệt hoặc không dệt (Vinyl wallcovering on textile or non-woven)
Vật liệu dán tường hoàn thiện gồm lớp đế là vải dệt hoặc không dệt có bề mặt phủ lớp vật liệu gốc polyvinyl clorua hoặc polyme khác. Bề mặt lớp đế hoặc lớp phủ vinyl được trang trí. Lớp phủ vinyl phải có đủ độ dày, độ bền để có thể tách ra khỏi lớp đế thành một lớp màng phủ độc lập.
3.3
Vật liệu dán tường bằng chất dẻo (Plastics wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện được sản xuất hoàn toàn bằng chất dẻo, mặt trước có trang trí.
3.4
Vật liệu dán tường độ bền cao (Heavy duty wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có độ bền cơ học cao và có thể làm sạch.
3.5
Vật liệu dán tường dạng sợi dệt (Textile wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có bề mặt là sợi dệt.
3.6
Vật liệu dán tường li-e (Cork wallcovering)
Sản phẩm dạng tấm hoặc dạng cuộn được sản xuất chủ yếu từ li-e hoặc tấm li-e, chủ yếu dùng cho các ứng dụng trong nhà.
3.7
Diềm/ dải trang trí (Border/ Frieze)
Diềm trang trí của vật liệu dán tường hoàn thiện dạng cuộn, có chiều rộng không nhỏ hơn 32 mm và sử dụng như một chi tiết trang trí bổ sung.
CHÚ THÍCH: Diềm/ dải trang trí có sẵn cho hầu hết các loại vật liệu dán tường, chưa được phủ keo hoặc phủ keo sẵn.
4 Các loại vật liệu dán tường khác (Sub-types of wallcovering)
4.1
Giấy dán tường có lớp phủ (Coated wallpaper)
Giấy dán tường có bề mặt trang trí được phủ một lớp màng mỏng trong suốt trên cơ sở nhựa polyvinyl axetat hoặc chất dẻo tương tự, chiều dày lớp phủ không đủ để tách ra thành một lớp màng độc lập.
4.2
Vật liệu dán tường gân nổi (Relief wallcovering)
Vật liệu dán tường có hình vẽ hoặc cấu trúc 3-D (nổi và/hoặc chìm) được hình thành trên bề mặt bằng áp lực, có hoặc không gia nhiệt, hoặc bằng phương pháp hóa học kết hợp với quá trình tạo bọt.
4.2.1
Vật liệu dán tường gân nổi - tạo gân bằng phương pháp cơ học (Relief wallcovering- mechanically embossed)
Vật liệu dán tường gân nổi hoàn thiện có hình vẽ hoặc cấu trúc 3-D được tạo hình bằng áp lực, có hoặc không có gia nhiệt.
4.2.1.1
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng phương pháp in (Ink embossed wallcovering)
Vật liệu dán tường gân nổi hoàn thiện được in và dập nổi đồng thời.
4.2.1.2
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng bộ ghi (In-register embossed wallcovering)
Vật liệu dán tường gân nổi hoàn thiện được tạo gân nổi bằng máy cơ học sử dụng bộ ghi để tạo bản in
4.2.1.3
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng phương pháp dập kép (Duplex embossed wallcovering)
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng máy cơ học tạo thành từ hai lớp giấy được ghép lại bằng keo kết dính ở giai đoạn dập nổi cơ học.
CHÚ THÍCH 1: Ký hiệu phù hợp để quy định vật liệu dán tường được tạo gân nổi phương pháp ghép có số thứ tự 7.2 ở Bảng 1.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "kép" không nên nhầm lẫn với từ đôi khi được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy liên quan đến giấy hai lớp.
4.2.2
Vật liệu dán tường gân nổi - tạo gân nổi bằng phương pháp hóa học (Relief wallcovering - chemically expanded)
4.2.2.1
Vật liệu dán tường vinyl dạng phun/ sần (Blown vinyl/ textured vinyl)
Vật liệu dán tường gân nổi hoàn thiện có hình vẽ hoặc cấu trúc 3-D được tạo thành bằng một lớp bọt và/hoặc lớp lắng đọng của polyvinyl clorua hoặc vật liệu polyme khác.
4.2.2.2
Vật liệu dán tường dạng gân nổi/chạm nổi bằng phương pháp hóa học (Chemically embossed/ sculptured wallcovering)
Vật liệu dán tường gân nổi hoàn thiện có hình vẽ hoặc cấu trúc 3-D, được tạo thành do quá trình dập nổi lớp bằng phương pháp hóa học và/hoặc lắng đọng polyvinyl clorua hoặc vật liệu polyme khác.
4.3
Vật liệu dán tường phủ keo trước/ phủ keo sẵn (Prepasted wallcovering/ ready pasted wallcovering)
Vật liệu dán tường được phủ keo tại nhà máy sản xuất, trước khi dán phải hoạt hóa keo bằng nước.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp quy định cho vật liệu dán tường phủ keo sẵn có số thứ tự 5.3 ở Bảng 1.
4.4
Vật liệu dán tường phủ bột vải (Flocked wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có bề mặt được trang trí bằng các sợi dệt cắt ngắn, một đầu của sợi được gắn với bề mặt bằng keo dán, có thể nhiều hoặc ít sợi vuông góc với bề mặt.
4.5
Vật liệu dán tường lá kim loại (Metal foil wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có dán màng kim loại cán mỏng với lớp đế để tạo hiệu ứng trang trí.
4.6
Vật liệu dán tường mạ kim loại (Metallized wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có màng chất dẻo mạ kim loại được dán với lớp đế để tạo hiệu ứng trang trí.
4.7
Vật liệu dán tường hiệu ứng kim loại (Metallic effect wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có bề mặt được sơn phủ hoặc in kết hợp với bột kim loại hoặc một loại bột cho hiệu ứng kim loại nằm trong lớp sơn phủ hoặc trên bề mặt.
4.8
Vật liệu dán tường dùng làm nền (Ingrain wallcovering)
Vật liệu dán tường gồm giấy kết hợp các hạt gỗ để sử dụng như lớp đế cho vật liệu dán tường hoàn thiện hoặc làm vật liệu dán tường có công đoạn trang trí tiếp theo sau khi dán.
4.9
Tranh tường (Mural)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có họa tiết hình ảnh không lặp lại. Nó có thể được mở rộng lớn hơn một lần chiều rộng.
4.10
Vật liệu dán tường dạng sần (Textured effect wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có dán các vật liệu như cỏ, li-e (cork) hoặc các tán nhỏ của vật liệu hữu cơ và vô cơ lên bề mặt.
4.11
Diềm tự dính (Self-adhesive borders)
4.11.1
Diềm tự dính (Self-adhesive border)
Diềm có phủ keo trước tại nhà máy sản xuất.
4.11.2
Diềm dán dính có lớp giấy phủ (Peel and stick adhesive border)
Diềm tự dính có lớp giấy phủ tạm thời, lớp giấy này được bóc bỏ trước khi dán.
4.11.3
Diềm tự dính dạng cuộn (Self-wound adhesive border)
Diềm tự dính không có lớp giấy phủ được thi công trực tiếp lên tường từ cuộn.
4.12
Vật liệu dán tường sợi thủy tinh (Glassfibre wallcovering)
Vật liệu dán tường được sản xuất từ sợi thủy tinh dệt hoặc không dệt, có thể có trang trí hoặc không.
5 Thuật ngữ về khả năng làm sạch (Cleanability terms)
5.1
Vật liệu dán tường có thể lau sạch (Spongeable wallcovering)
Vật liệu dán tường có thể lau sạch để loại bỏ keo dán dư ra khỏi mặt bằng vải ấm hoặc miếng bọt biển khi keo vẫn còn ẩm mà không gây ra sự hư hại có thể nhìn thấy, không cần làm sạch thêm.
CHÚ THÍCH: Một vật liệu dán tường được coi là có thể lau sạch được, nếu thỏa mãn các yêu cầu quy định tại Điều 6 của TCVN 11897:2017, ký hiệu phù hợp cho vật liệu dán tường này có số thứ tự 1.1 ở Bảng 1.
5.2
Vật liệu dán tường có thể rửa (Washable wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có thể làm sạch bề mặt bằng miếng vải ẩm và nước xà phòng, trừ các vết bẩn do dầu, mỡ và vết bẩn do dung môi.
CHÚ THÍCH: Một vật liệu dán tường được coi là có thể rửa được, nếu thỏa mãn các yêu cầu quy định ở Điều 6 của TCVN 11897:2017, ký hiệu phù hợp cho vật liệu dán tường này có số thứ tự 2.1 ở Bảng 1.
5.3
Vật liệu dán tường có thể rửa kỹ (Extra-washable wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có thể làm sạch bụi và hầu hết các chất bẩn có trong nước sinh hoạt bám vào bề mặt bằng vải ẩm và nước xà phòng. Các loại vết bẩn do dầu, mỡ và dung môi khó loại bỏ được hoàn toàn, nhưng một số vết bẩn dầu mỡ có thể loại bỏ được nếu làm sạch ngay khi vừa bị nhiễm bẩn.
CHÚ THÍCH: Vật liệu dán tường được coi là có thể rửa kỹ được, nếu thỏa mãn các yêu cầu quy định ở Điều 6 của TCVN 11897:2017, ký hiệu phù hợp cho vật liệu dán tường này có số thứ tự 2.2 ở Bảng 1.
5.4
Vật liệu dán tường có thể chà xát (Scrubbable wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có thể làm sạch bụi và hầu hết các chất bẩn có trong nước sinh hoạt bám vào bề mặt bằng miếng bọt biển hoặc bàn chải lông mềm kết hợp chất tẩy rửa hoặc mài mòn nhẹ.
CHÚ THÍCH: Vật liệu dán tường được coi là có thể chà xát được, nếu thỏa mãn các yêu cầu quy định ở Điều 6 của TCVN 11897:2017, ký hiệu phù hợp cho vật liệu dán tường này có số thứ tự 2.3 ở Bảng 1.
5.5
Vật liệu dán tường có thể chà xát mạnh (Extra- scrubbable wallcovering)
Vật liệu dán tường hoàn thiện có thể làm sạch bụi và tất cả các chất bẩn có trong nước sinh hoạt bám vào bề mặt ở cấp cao nhờ chà xát mạnh bằng miếng bọt biển hoặc bàn chải lông mềm kết hợp với chất tẩy rửa hoặc chất mài mòn nhẹ. Các loại vết bẩn do dầu, mỡ và dung môi cũng có thể loại bỏ được nếu làm sạch ngay khi vừa bị nhiễm bẩn.
CHÚ THÍCH: Vật liệu dán tường được coi là có thể chà xát mạnh được, nếu thỏa mãn các yêu cầu về khả năng làm sạch nêu trong TCVN ...-1:2017 (EN 259-1), ký hiệu phù hợp cho loại vật liệu này có số thứ tự 2.4 ở Bảng 1.
6 Thuật ngữ về ghép và hoa văn (Match and pattern terms)
6.1
Khoảng lặp (Repeat)
Khoảng cách theo chiều dọc giữa các họa tiết hoa văn lặp lại trên bề mặt của vật liệu dán tường.
6.2
Mối nối cạnh (Side join)
Sự tương quan giữa các phần của hoa văn hình vẽ dọc theo chiều dài liền kề của vật liệu dán tường được ghép với nhau khi dán để tạo thành hoa văn tổng thể.
6.3
Ghép tự do (Free match)
Vật liệu dán tường có thể ghép tự do vì các hoa văn trên bề mặt không ràng buộc lẫn nhau.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp quy định cho vật liệu dán tường ghép tự do có số thứ tự 4.1 ở Bảng 1.
6.4
Ghép thẳng (Straight match)
Vật liệu dán tường có thể ghép thẳng do các họa tiết hoa văn trên chiều dài tiếp giáp không cần được ghép đứng vào vị trí mối nối cạnh.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp đưa ra cho vật liệu dán tường ghép thẳng có số thứ tự 4.2 ở Bảng 1 cùng với kích thước hình vẽ được lặp lại, tính theo centimét và độ lệch khoảng cách thêm vào phía sau.
6.5
Ghép lệch (Offset match)
Vật liệu dán tường được ghép lệch khi các họa tiết hoa văn trên các chiều dài liền kề cần phải ghép đúng vào vị trí nối cạnh.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp đưa ra cho vật liệu dán tường ghép lệch có số thứ tự 4.3 ở Bảng 1 cùng với kích thước hình vẽ được lặp lại, tính theo centimét và độ lệch khoảng cách thêm vào phía sau.
6.6
Đảo chiều dài luân phiên (Reverse alternate lengths)
Chiều dài liền kề được đảo luân phiên nhau khi dán.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp chỉ ra sự phù hợp hoặc cần thiết đối với việc đảo chiều dài luân phiên có số thứ tự 4.4 ở Bảng 1.
6.7
Hoa văn dạng số (Pattern number)
Mã hiệu duy nhất để nhận biết kiểu thiết kế, hiệu ứng và màu sắc cụ thể.
6.8
Số lô (Batch number)
Mã số (Serial code)
Bên cạnh ký hiệu hoa văn dùng mã số để nhận biết các sản phẩm giống nhau về cấu trúc bề mặt, sắc thái, màu sắc, độ bóng và ngoại quan.
6.9
Sắc thái (Shading)
Trước khi dán, tất cả các cuộn vật liệu dán tường cần được kiểm tra bằng mắt thường về sắc thái xem chúng có sắc thái giống nhau không để đảm bảo không có chênh lệch đáng kể sau khi dán.
6.10
Dán ngang (Horizontal hanging)
Phương pháp thi công vật liệu dán tường bằng cách dán chiều dài theo phương ngang.
7 Thuật ngữ tháo dỡ (Removal terms)
7.1
Vật liệu dán tường có thể tháo dỡ dễ dàng (Strippable wallcovering)
Vật liệu dán tường có thể tháo dỡ thủ công ở trạng thái khô, theo từng miếng, bằng cách kéo ra khỏi bề mặt nền.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp đưa ra cho vật liệu dán tường có thể tháo dỡ dễ dàng có số thứ tự 6.1 ở Bảng 1.
7.2
Vật liệu dán tường có thể bóc lớp phủ (Peelable wallcovering)
Vật liệu dán tường có thể bóc bỏ thủ công lớp trang trí hoặc bảo vệ ra khỏi lớp đế ở trạng thái khô theo từng miếng. Lớp đế vẫn được giữ lại trên nền tường hoặc trần.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp đưa ra cho vật liệu dán tường có thể bóc lớp phủ có số thứ tự 6.2 ở Bảng 1.
7.3
Vật liệu dán tường có thể tháo dỡ bằng cách làm ướt (Wet removable wallcovering)
Vật liệu dán tường có thể được tháo dỡ theo cách làm thấm ướt chứng bằng nước hoặc tác nhân thích hợp hoặc bằng hơi nước, sau đó tháo bỏ đi.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp đưa ra cho vật liệu dán tường tháo dỡ bằng cách làm ướt có số thứ tự 6.3 ở Bảng 1.
8 Thuật ngữ về độ bền màu với ánh sáng (Colour fastness to light terms)
8.1
Độ bền màu với ánh sáng (Colour fastness to light)
Khả năng duy trì sắc thái hoặc màu sắc ban đầu của vật liệu dán tường dưới tác động của ánh sáng.
8.2
Độ bền màu trung bình (Moderate colour fastness)
Độ bền màu với ánh sáng cấp 3 khi xác định bằng phương pháp nêu trong TCVN 7835 - B02 (ISO 105-B02).
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp theo yêu cầu về độ bền màu với ánh sáng trung bình có số thứ tự 3.1 ở Bảng 1.
8.3
Độ bền màu vừa phải (Satisfactory colour fastness)
Độ bền màu với ánh sáng cấp 4 khi xác định bằng phương pháp nêu trong TCVN 7835 - B02 (ISO 105-B02).
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp theo yêu cầu về độ bền màu mong muốn với ánh sáng có số thứ tự 3.2 ở Bảng 1.
8.4
Độ bền màu tốt (Good colour fastness)
Độ bền màu với ánh sáng cấp 5 khi xác định bằng phương pháp nêu trong TCVN 7835 - B02 (ISO 105-B02).
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp theo yêu cầu về độ bền màu tốt với ánh sáng có số thứ tự 3.3 ở Bảng 1.
8.5
Độ bền màu rất tốt (Very good colour fastness)
Độ bền màu với ánh sáng cấp 6 khi xác định bằng phương pháp nêu trong TCVN 7835 - B02 (ISO 105-B02).
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp theo yêu cầu về độ bền màu rất tốt với ánh sáng có số thứ tự 3.4 ở Bảng 1.
8.6
Độ bền màu tuyệt vời (Excellent good colour fastness)
Độ bền màu với ánh sáng cấp 7 khi xác định bằng phương pháp nêu trong TCVN 7835 - B02 (ISO 105-B02).
CHÚ THÍCH: Ký hiệu phù hợp theo yêu cầu về độ bền màu tuyệt vời với ánh sáng có số thứ tự theo 3.5 được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các ký hiệu quy ước để đánh dấu
Phân loại và số thứ tự | Mô tả | Ký hiệu | Ký tự quy định | |
1 Khả năng lau sạch | ||||
1.1 | Có thể lau sạch ở thời điểm dán | A | ||
2 Khả năng rửa | ||||
2.1 | Có thể rửa | B | ||
2.2 | Có thể rửa kỹ | C | ||
2.3 | Có thể chà xát | D | ||
2.4 | Có thể chà xát mạnh | E | ||
3 Độ bền màu với ánh sáng | ||||
3.1 | Trung bình | 3 | ||
3.2 | Vừa phải | 4 | ||
3.3 | Tốt | 5 | ||
3.4 | Rất tốt | 6 | ||
3.5 | Tuyệt vời | 7 | ||
4 Ghép hoa văn | ||||
4.1 | Ghép tự do |
| ||
4.2 | Ghép thẳng | (cùng với, thêm vào, các kích thước hình vẽ lặp lại tính theo cm, ví dụ 50) |
| |
4.3 | Ghép lệch | (cùng với, thêm vào, các kích thước thiết lặp lại và khoảng cách lệch, tính theo cm, ví dụ 50/25) |
| |
4.4 | Đảo chiều dài luân phiên |
| ||
4.5 | Dán theo phương ngang |
| ||
5 Biện pháp thi công 1) | ||||
5.1 | Phủ keo lên vật liệu dán tường | G | J | |
5.2 | Phủ keo lên bề mặt nền | H | ||
5.3 | Phủ keo trước tại nơi sản xuất | K | ||
6 Phương pháp tháo dỡ | ||||
6.1 | Tháo dỡ dễ dàng | 1 | ||
6.2 | Tháo dỡ bằng cách bóc lớp phủ | 2 | ||
6.3 | Tháo dỡ bằng cách làm ướt | 3 | ||
7 Kết hợp | ||||
7.1 | Nối chồng và khía chéo |
| ||
7.2 | Tạo gân nối bằng phương pháp dập kép |
| ||
7.3 | Bền va đập |
| ||
1) Các ký hiệu quy định trong phân loại này cần được sử dụng kết hợp, ví dụ 5.1 và 5.2, các ký hiệu cần thiết cần được nêu ra, ngăn cách bằng dấu có kích thước tương đương với các ký hiệu này. |
(tham khảo)
Nội dung tra cứu | Thuật ngữ | Ký hiệu |
Biện pháp thi công (Means of application) | 2.9 | 5.1 đến 5.3 |
Diềm dán dính có lớp giấy phủ (Peel and stick adhesive border) | 4.11.2 |
|
Dán ngang (Horizontal hanging) | 6.10 | 4.5 |
Diềm/ dải trang trí (Border/ Frieze) | 3.7 |
|
Diềm tự dính (Self-adhesive border) | 4.11.1 |
|
Diềm tự dính dạng cuộn (Self-wound adhesive border) | 4.11.3 |
|
Đảo chiều dài luân phiên (Reverse alternate lengths) | 6.6 | 4.4 |
Độ bền màu rất tốt (Very good colour fastness) | 8.5 | 3.4 |
Độ bền màu trung bình (Moderate colour fastness) | 8.2 | 3.1 |
Độ bền màu tốt (Good colour fastness) | 8.4 | 3.3 |
Độ bền màu tuyệt vời (Excellent good colour fastness) | 8.6 | 3.5 |
Độ bền màu với ánh sáng (Colour fastness to light) | 8.1 | 3.1 đến 3.5 |
Độ bền màu vừa phải (Satisfactory colour fastness) | 8.3 | 3.2 |
Độ bền va đập (Impact resistance) | 2.11 | 7.3 |
Ghép lệch (Offset match) | 6.5 | 4.3 |
Ghép thẳng (Straight match) | 6.4 |
|
Ghép tự do (Free match) | 6.3 | 4.1 |
Giấy dán tường (Wallpaper) | 3.1 |
|
Giầy dán tường có lớp phủ (Coated wallpaper) | 4.1 |
|
Khoảng lặp (Repeat) | 6.1 |
|
Li-e (cork) | 2.6 |
|
Li-e dạng hạt (Granulated cork) | 2.7.1 |
|
Li-e xốp (Expanded cork) | 2.7.2 |
|
Lô sản phẩm (Production batch) | 2.12 |
|
Lớp đế (Based web) | 2.5 |
|
Lớp lót tường (Wall lining) | 2.4 |
|
Mẫu đối chứng (Reference sample) | 2.13 |
|
Mối nối cạnh (Side join) | 6.2 |
|
Nền (Support) | 2.8 |
|
Nối chồng và khía chéo (Overlap and double cut) | 2.10 | 7.1 |
Sắc thái (Shading) | 6.9 |
|
Hoa văn dạng số (Pattern number) | 6.7 |
|
Số lô (Batch number) | 6.8 |
|
Tấm li-e (Agglomerated composition cork) | 2.7.2 |
|
Tranh tường (Mural) | 4.9 |
|
Vật liệu dán tường (Wallcovering) | 2.1 |
|
Vật liệu dán tường bằng chất dẻo (Plastics wallcovering) | 3.3 |
|
Vật liệu dán tường có thể bóc lớp phủ (Peelable wallcovering) | 7.2 | 6.2 |
Vật liệu dán tường có thể chà xát (Scrubbable wallcovering) | 5.4 | 2.3 |
Vật liệu dán tường có thể chà xát mạnh (Extra-scrubbable wallcovering) | 5.5 | 2.4 |
Vật liệu dán tường có thể lau sạch (Spongeable wallcovering) | 5.1 | 1.1 |
Vật liệu dán tường có thể rửa (Washable wallcovering) | 5.2 | 2.1 |
Vật liệu dán tường có thể rửa kỹ (Extra-washable wallcovering) | 5.3 | 2.2 |
Vật liệu dán tường có thể tháo dỡ bằng cách làm ướt (Wet removable wallcovering) | 7.3 | 6.3 |
Vật liệu dán tường có thể tháo dỡ dễ dàng (Strippable wallcovering) | 7.1 | 6.1 |
Vật liệu dán tường phủ bột vải (Flocked wallcovering) | 4.4 |
|
Vật liệu dán tường lá kim loại (Metal foil wallcovering) | 4.5 |
|
Vật liệu dán tường dạng sần (Textured effect wallcovering) | 4.10 |
|
Vật liệu dán tường dạng sợi dệt (Textile wallcovering) | 3.5 |
|
Vật liệu dán tường dùng làm nền (Ingrain wallcovering) | 4.8 |
|
Vật liệu dán tường để trang trí tiếp (Wallcovering for subsequent decoration) | 2.3 |
|
Vật liệu dán tường độ bền cao (Heavy duty wallcovering) | 3.4 |
|
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng bộ ghi (ln-register embossed wallcovering) | 4.2.1.2 |
|
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng phương pháp dập kép (Duplex embossed wallcovering) | 4.2.1.3 | 7.2 |
Vật liệu dán tường được tạo gân nổi bằng phương pháp in (Ink embossed wallcovering) | 4.2.1.1 |
|
Vật liệu dán tường gân nổi (Relief wallcovering) | 4.2 |
|
Vật liệu dán tường gân nổi - tạo gân bằng phương pháp cơ học (Relief wallcovering - mechanically embossed) | 4.2.1 |
|
Vật liệu dán tường gân nổi - tạo gân nổi bằng phương pháp hóa học (Relief wallcovering - chemically expanded) | 4.2.2 |
|
Vật liệu dán tường hiệu ứng kim loại (Metallic effect wallcovering) | 4.7 |
|
Vật liệu dán tường hoàn thiện (Finished wallcovering) | 2.2 |
|
Vật liệu dán tường li-e (Cork wallcovering) | 3.6 |
|
Vật liệu dán tường mạ kim loại (Metallized wallcovering) | 4.6 |
|
Vật liệu dán tường phủ keo trước/ phủ keo sẵn (Prepasted wallcovering/ ready pasted wallcovering) | 4.3 | 5.3 |
Vật liệu dán tường phủ vinyl trên giấy (Vinyl wallcovering on paper) | 3.2.1 |
|
Vật liệu dán tường sợi thủy tinh (Glassfibre wallcovering) | 4.12 |
|
Vật liệu dán tường dạng gân nổi/chạm nổi bằng phương pháp hóa học (Chemically embossed/ sculptured wallcovering) | 4.2.2.2 |
|
Vật liệu dán tường vinyl dạng phun/ sần (Blown vinyl/ textured vinyl) | 4.2.2.1 |
|
Vật liệu dán tường phủ vinyl trên vải dệt hoặc không dệt (Vinyl wallcovering on textile or non-woven) | 3.2.2 |
|
Vật liệu dán tường vinyl (Wall vinyl) | 3.2 |
|
Thư mục tài liệu tham khảo
TCVN...-1:2017 (EN 259-1), Wallcovering in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 1: Specifications (Vật liệu dán tường dạng cuộn - Vật liệu dán tường độ bền cao - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).
TCVN...-2:2017 (EN 259-2), Wallcovering in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 2: Determination of impact resistance (Vật liệu dán tường dạng cuộn - Vật liệu dán tường độ bền cao - Phần 2: Xác định độ bền va đập).
TCVN 11897:2017, Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định kích thước, độ thẳng, khả năng lau sạch và khả năng rửa.
TCVN 7835-B02:2007 (EN ISO 105-B02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon.
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ chung
3 Các loại vật liệu dán tường thông dụng
4 Các loại vật liệu dán tường khác
5 Thuật ngữ về khả năng làm sạch
6 Thuật ngữ về ghép và hoa văn
7 Thuật ngữ tháo dỡ
8 Thuật ngữ về độ bền màu với ánh sáng
Phụ lục A (tham khảo) Mục lục tra cứu
Thư mục tài liệu tham khảo
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12302:2018 về Tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11893:2017 về Vật liệu Bentonite - Phương pháp thử
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001) về Vật liệu dệt - Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo đối với vi sinh vật - Phép thử chôn trong đất - Phần 1: Đánh giá xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11533-2:2016 (ISO 11721-2:2003) về Vật liệu dệt - Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo đối với vi sinh vật - Phép thử chôn trong đất - Phần 2: Nhận biết độ bền lâu của xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục