- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4994:2008 (ISO 5223:1995, with Amendment 1:1999) về rây thử ngũ cốc
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7608:2007 (ISO 24276:2007) về thực phẩm - phương pháp phân tích để phát hiện sinh vật biến đổi gen và sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen - yêu cầu chung và định nghĩa
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8245:2009 (ISO GUIDE 35 : 2006) về mẫu chuẩn - Nguyên tắc chung và nguyên tắc thống kê trong chứng nhận
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC GUIDE 98-3:2008) về độ không đảm bảo đo – Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6165:2009 (ISO/IEC GUIDE 99:2007) về từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7366:2011 (ISO GUIDE 34:2009) về Yêu cầu chung về năng lực của nhà sản xuất mẫu chuẩn
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013) về Thực phẩm - Nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí đánh giá xác nhận các phương pháp nhận biết giống sử dụng axit nucleic đặc thù
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8890:2017 (ISO GUIDE 30:2015) về Mẫu chuẩn - Thuật ngữ và định nghĩa
- 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11017:2015 (ISO 5526:2013) về Ngũ cốc, đậu đỗ và các loại hạt khác - Tên gọi
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006) về Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 1: Yêu cầu chung
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9855-4:2013 (ISO 11138-4:2006) về Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 4: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt khô
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9855-5:2013 (ISO 11138-5:2006) về Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 5: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng hơi nước nhiệt độ thấp và quá trình tiệt khuẩn bằng formaldehyd
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11933:2017
ISO 16577:2016
PHÂN TÍCH DẤU ẤN SINH HỌC PHÂN TỬ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Molecular biomarker analysis - Terms and definitions
Lời nói đầu
TCVN 11933:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 16577:2016;
TCVN 11933:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHÂN TÍCH DẤU ẤN SINH HỌC PHÂN TỬ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Molecular biomarker analysis - Terms and definitions
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong phân tích dấu ấn sinh học phân tử*).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10990 (ISO 13495), Thực phẩm - Nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí đánh giá xác nhận các phương pháp nhận biết giống sử dụng axit nucleic đặc thù
TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10990 (ISO 13495), TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Sai số tuyệt đối
Kết quả của một phép đo trừ đi giá trị thực của đại lượng đo
3.2
Sự phù hợp
Sự giống nhau của các kết quả từ một phương pháp định lượng (nghĩa là cả dương tính lẫn âm tính) từ các mẫu giống nhau được phân tích trong cùng một phòng thử nghiệm trong các điều kiện lặp lại
3.3
Độ chính xác
Độ chính xác của phép đo /Độ chính xác đo
Mức độ gần nhau giữa giá trị đại lượng đo được và giá trị đại lượng thực của đại lượng đo
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm 'độ chính xác đo' không phải là đại lượng và không cho biết trị số đại lượng. Phép đo được xem là chính xác hơn khi có sai số đo nhỏ hơn.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "độ chính xác đo" không được sử dụng cho độ đúng đo và thuật ngữ độ chụm đo không được sử dụng cho 'độ chính xác đo', tuy nhiên, nó có liên quan với cả hai khái niệm này.
CHÚ THÍCH 3: 'Độ chính xác đo' đôi khi được hiểu là mức độ gần nhau giữa các giá trị đại lượng đo được đang quy cho đại lượng đo.
[NGUỒN: 2.13 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.4
Alen
Một trong vài dạng xen kẽ của một gen xuất hiện ở cùng một locus trên nhiễm sắc thể tương đồng và tách ra trong suốt quá trình phân bào và có thể kết hợp lại sau khi hợp nhất giao tử
3.5
Cạnh tranh alen
Hiện tượng cạnh tranh dẫn đến khuếch đại ưu tiên một trình tự alen với alen khác trong mẫu dị hợp tử hoặc hỗn hợp trong quá trình áp dụng công nghệ khuếch đại axit nucleic bằng PCR
[NGUỒN: 3.6.1 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]
3.6
Tần số alen
Số lần alen xuất hiện ở một locus cụ thể trong quần thể.
[NGUỒN: 3.6.2 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]
3.7
Amplicon
Trình tự ADN được tạo ra bằng công nghệ khuếch đại ADN, như kỹ thuật PCR.
[NGUỒN: 3.3.1 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]
3.8
Chất phân tích
Thành phần của hệ thống cần phân tích
CHÚ THÍCH 1: AOI là chất cần phân tích.
3.9
Gắn mồi
Việc bắt cặp các sợi đơn axit nucleic bổ sung để tạo thành phân tử sợi kép
3.10
Kháng thể
Protein (globulin miễn dịch) tạo thành và được tế bào lympho B tiết ra trong phản ứng với một phân tử được coi là ngoại lai (kháng nguyên) và có khả năng gắn kết với một kháng nguyên nhất định
CHÚ THÍCH 1: globulin miễn dịch là từ đồng nghĩa thông dụng của kháng thể.
3.11
Tính chọn lọc của kháng thể
Khả năng của một kháng thể liên kết cụ thể với một yếu tố kháng nguyên (epitope) nhưng không liên kết với các cấu trúc tương tự trên đó hoặc với các kháng nguyên khác
3.12
Kháng nguyên
Chất được coi là chất ngoại lai với hệ thống miễn dịch và tạo ra đáp ứng miễn dịch thông qua kích thích sản xuất kháng thể
3.13
Khả năng áp dụng
Chất phân tích, nền mẫu và nồng độ mà phương pháp phân tích có thể được sử dụng một cách thích hợp
3.14
Dải áp dụng
Dải định lượng
Dải tuyến tính
Dải động học
Các giới hạn trên và giới hạn dưới của phép định lượng được biểu thị bằng một dãy các mẫu chuẩn (hoặc các độ pha loãng) với mức phù hợp của độ chính xác và độ chụm
3.15
Nền
Mức thực của tín hiệu phát sinh từ các thiết bị, thuốc thử và vật liệu được sử dụng trong phản ứng
3.16
Đường nền
Mức phát hiện hoặc điểm mà tại đó phản ứng đạt được huỳnh quang hoặc cường độ tín hiệu trên mức nền
3.17
Độ chệch
Độ chệch đo
Ước lượng của sai số đo hệ thống.
[NGUỒN: 2.18 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.18
Tính trạng có nguồn gốc công nghệ sinh học xem sinh vật biến đổi gen (3.73)
3.19
Thuốc thử hãm (liên kết)
Hợp chất được sử dụng để thấm vào các vị trí liên kết không đặc hiệu còn lại
3.20
Hiệu chuẩn
Hoạt động, trong những điều kiện quy định, bước thứ nhất là thiết lập mối liên hệ giữa các giá trị đại lượng có độ không đảm bảo đo do chuẩn đo lường cung cấp và các số chỉ tương ứng với độ không đảm bảo đo kèm theo và bước thứ hai là sử dụng thông tin này thiết lập mối liên hệ để nhận được kết quả đo từ số chỉ.
CHÚ THÍCH 1: Hiệu chuẩn có thể diễn tả bằng một tuyên bố, hàm hiệu chuẩn, biểu đồ hiệu chuẩn, đường hiệu chuẩn hoặc bảng hiệu chuẩn. Trong một số trường hợp có thể bao gồm sự hiệu chính cộng hoặc nhân của số chỉ với độ không đảm bảo đo kèm theo.
CHÚ THÍCH 2: Không được nhầm lẫn hiệu chuẩn với hiệu chính hệ thống đo, thường gọi sai là "tự hiệu chuẩn", cũng knông được nhầm lẫn với kiểm định của hiệu chuẩn.
[NGUỒN: 2.39 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.21
Mẫu chuẩn được chứng nhận CRM
Mẫu chuẩn, cùng với tài liệu được công bố bởi cơ quan có thẩm quyền và cung cấp một hay một số giá trị tính chất xác định với độ không đảm bảo kèm theo và tính liên kết chuẩn, sử dụng các thủ tục có hiệu lực.
VÍ DỤ: Huyết thanh người với giá trị được ấn định cho nồng độ cholesterol và độ không đảm bảo đo kèm theo được công bố trong giấy chứng nhận đi kèm, được sử dụng như là một thiết bị hiệu chuẩn hoặc vật liệu kiểm soát độ đúng đo.
CHÚ THÍCH 1: Tài liệu được cho dưới dạng 'giấy chứng nhận' [xem TCVN 8890 (ISO/IEC Guide 30)].
CHÚ THÍCH 2: Thủ tục để sản xuất và chứng nhận mẫu chuẩn được chứng nhận được cho, ví dụ, trong TCVN 7366 (ISO Guide 34) và TCVN 8245 (ISO Guide 35).
CHÚ THÍCH 3: Trong định nghĩa này "độ không đảm bảo" bao gồm cả 'độ không đảm bảo đo' và 'độ không đảm bảo gắn với giá trị của tính chất danh nghĩa' như nhận biết và trình tự. "Tính liên kết chuẩn" bao gồm 'tính liên kết chuẩn đo lường" và "tính liên kết chuẩn của giá trị tính chất danh nghĩa".
CHÚ THÍCH 4: ISO/REMCO có một định nghĩa tương tự (Accred. Qual. Assur.:2006) nhưng dùng từ bổ nghĩa 'metrological' và 'metrologicaly' để chỉ cả hai tính chất định lượng và tính chất danh nghĩa.
[NGUỒN: 5.14 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.22
Dòng vô tính
Quẩn thể các tế bào được tạo ra bằng sinh sản vô tính, là những thế hệ trực tiếp và giống hệt về gen của một tế bào mẹ, thu được từ một tế bào
3.23
Thử nghiệm cộng tác
xem nghiên cứu liên phòng thử nghiệm (3.84)
3.24
Trình tự bổ sung
Tính bổ sung là một thuộc tính được chia sẻ giữa hai trình tự axit nucleic, sao cho khi chúng được bắt cặp với nhau, các nucleotide base ở mỗi vị trí sẽ được bổ sung
3.25
Sự phù hợp
Các kết quả tương tự hoặc nhất quán (nghĩa là cả hai âm tính hoặc dương tính) từ các mẫu giống nhau được phân tích trong hai phòng thử nghiệm khác nhau đối với phép phân tích định tính
3.26
Phương pháp phát hiện đặc hiệu cấu trúc
Phát hiện sự kết hợp đặc hiệu của các chuỗi ADN được chèn vào (như các gen, promoter, terminator hoặc các yếu tố di truyền quan tâm khác) duy nhất đối với sinh vật có nguồn gốc sinh học
3.27
Giá trị đại lượng quy ước
Giá trị quy ước của đại lượng
Giá trị quy ước
Giá trị đại lượng quy cho đại lượng bằng sự thỏa thuận đối với một mục đích đã cho.
VÍ DỤ 1:
Gia tốc rơi tự do chuẩn (trước đây gọi là "gia tốc trọng trường chuẩn"), gn = 9,806 65 m.s-2.
VÍ DỤ 2:
Giá trị đại lượng quy ước của hằng số Josephson, KJ-90 = 483 597,9 GHz.V-1.
VÍ DỤ 3:
Giá trị đại lượng quy ước của một chuẩn khối lượng đã cho, m= 100,003 47 g.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "giá trị đại lượng thực quy ước" đôi khi được sử dụng cho khái niệm này, nhưng không khuyến khích sử dụng.
CHÚ THÍCH 2: Đôi khi giá trị đại lượng quy ước là một ước lượng của giá trị đại lượng thực.
CHÚ THÍCH 3: Giá trị đại lượng quy ước nói chung được chấp nhận khi gắn với độ không đảm bảo đo nhỏ phù hợp, có thể là số không
[NGUỒN: 2.12 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.28
Số bản sao
Số lượng các phân tử (bản sao) của một trình tự ADN
3.29
Giá trị tới hạn
Giá trị nồng độ hoặc số lượng thực, mà khi bị vượt quá dẫn đến cho một xác suất sai lỗi xác định, α, để quyết định rằng nồng độ hoặc số lượng của chất phân tích trong vật liệu phân tích lớn hơn so với trong vật liệu trắng:
Pr(>Lc|L = 0) ≤ α
Trong đó
là giá trị ước tính;
L là giá trị mong đợi hoặc giá trị đúng;
Lc là giá trị tới hạn.
CHÚ THÍCH 1: Việc xác định giá trị tới hạn là rất quan trọng để xác định giới hạn phát hiện (LOD). Giá trị tới hạn Lc được ước tính bằng Lc = t1-αvso, trong đó t1-αv là phân phối t student, dựa trên bậc tự do v đối với khoảng tin cậy một phía của 1-α và so là độ lệch chuẩn của mẫu.
Nếu L có phân bố chuẩn với phương sai đã biết, tức là v = ∞ với giá trị mặc định α 0,05, Lc = 1.645so. Kết quả nằm dưới Lc gây ra quyết định "không phát hiện" không nên hiểu là không có mặt của chất phân tích.
3.30
Phản ứng chéo
Mức độ gắn kết xảy ra giữa một kháng thể và các yếu tố kháng nguyên mà không phải là chất phân tích quan tâm
3.31
Giống
Nhóm cây trồng có thể được xác định rõ bởi các đặc điểm hình thái, vật lý, tế bào, hóa học hoặc các đặc tính khác và sau sinh sản hữu tính hoặc vô tính giữ được đặc tính phân biệt của chúng
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm "giống cây trồng" ("cultivar") về cơ bản khác với khái niệm về giống thực vật ("varietas"), trong đó "giống cây trồng" là bộ phận không xác định do chọn lọc có kiểm soát, thậm chí nếu là thực nghiệm; "varietas" là một bộ phận không rõ ràng do chọn lọc tự nhiên. Thuật ngữ "giống cây trồng" và "giống thực-vật" (theo nghĩa giống cây trồng) là tương đương. Trong các bản dịch hoặc sự chuyển thể của thuật ngữ thực vật cho các mục đích sử dụng cụ thể, các từ "cultivar" hoặc "variety" (hoặc tương đương của chúng theo các ngôn ngữ khác) có thể được sử dụng trong văn bản.
3.32
Ngưỡng chu trình
Ct
Trong real-time PCR định lượng, chu trình mà tại đó huỳnh quang từ phản ứng vượt qua mức ngưỡng quy định tại đó tín hiệu có thể được phân biệt với các mức nền
3.33
Biến tính
Quá trình thay đổi một phần hoặc toàn bộ cấu trúc vốn có của một đại phân tử do sự mất cấu trúc thứ cấp và/hoặc tam cấp là do sự gián đoạn của việc ổn định các liên kết yếu
Ví dụ: Sự biến tính có thể xảy ra khi các protein và axit nucleic phải chịu nhiệt độ cao, các giá trị pH cao, các nồng độ phi sinh lý của muối, các dung môi hữu cơ, urê hoặc các hóa chất khác.
3.34
Biến tính protein
Việc xử lý bằng phương pháp hóa học và/hoặc vật lý để phá hủy hoặc biến đổi các đặc tính cấu trúc, chức năng, enzym hoặc kháng nguyên của protein quan tâm
3.35
ADN biến tính
ADN được chuyển hóa từ sợi đôi thành dạng sợi đơn bằng quá trình biến tính như làm nóng
3.36
Deoxyribonuclease/ribonuclease
DNase/RNase
Enzym xúc tác thủy phân axit deoxyribonucleic/axit ribonucleic có thể tạo ra phân tử nucleotide bằng cách cắt tại cuối chuỗi hoặc polynucleotide bằng cách cắt tại một vị trí trong chuỗi
3.37
Chất ức chế deoxyribonuclease/ribonuclease
Chất kìm hãm một phần hoặc toàn bộ hoạt động của deoxyribonuclease/ribonuclease
3.38
Axit deoxyribonucleic
ADN
Polyme của các deoxyribonucleotid xuất hiện ở dạng sợi đôi (dsADN) hoặc dạng sợi đơn (ssADN) là chất mang thông tin di truyền, được mã hóa theo chuỗi các base (các hợp chất vòng nitơ có trong purin hoặc pyrimidin) và có trong nhiễm sắc thể và vật liệu nhiễm sắc thể của các bào quan cũng như trong các plasmid và trong virus
3.39
deoxyribonucleotide triphosphat
dNTP
Thuật ngữ di truyền liên quan đến deoxyribonucleotide vào gồm: deoxyadenosine nucleotide triphosphate (dATP), deoxycytidine nucleotide triphosphate (dCTP), deoxyguanosine nucleotide triphosphate (dGTP), deoxythymidine nucleotide triphosphate (dTTP) and deoxyuridine nucleotide triphosphate (dUTP)
3.40
Phân tích phát hiện
Quy trình hoặc phương pháp được sử dụng để xác định sự có mặt của các tính trạng, vi sinh vật, sinh vật gây hại hoặc các chất phân tích khác trong mẫu sinh học
3.41
Giới hạn phát hiện
Giới hạn của sự phát hiện
Giá trị đại lượng đo được, thu được bằng quy trình đo xác định, theo đó xác suất khẳng định sai lỗi không có mặt của thành phần trong vật liệu là β, ứng với xác suất khẳng định sai lỗi có mặt của nó là α.
CHÚ THÍCH 1: IUPAC khuyến nghị các giá trị mặc định với α và β là 0,05.
CHÚ THÍCH 2: Chữ viết tắt LOD đôi khi được sử dụng.
CHÚ THÍCH 3: Không nên dùng thuật ngữ "độ nhạy" cho 'giới hạn phát hiện'
[NGUỒN: 4.18 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.42
Phát hiện sản phẩm PCR
Hành động ghi nhận hoặc phát hiện sự tồn tại của sản phẩm PCR bằng cách quan sát dải huỳnh quang (nghĩa là nhuộm etidi bromua) trên gel agarose hoặc với các đầu dò huỳnh quang trong các ứng dụng real-time PCR hoặc các phương pháp tiếp cận khác
3.43
Phép thử bằng que nhúng
Xem phép thử màng lọc dòng chảy ngang (3.90)
3.44
Chiết ADN
Xử lý mẫu để giải phóng và tách ADN ra khỏi các thành phần tế bào khác
3.45
ADN polymerase
Enzym tổng hợp ADN bằng xúc tác bổ sung các lượng deoxyribonucleotide còn lại vào điểm kết thúc 3'-hydroxyl tự do của chuỗi phân tử ADN, bắt đầu từ hỗn hợp các base đã triphosphoryl hóa thích hợp
3.46
Đoạn dò ADN
Trình tự ngắn của ADN đánh dấu đồng vị hoặc hóa học được dùng để nhận diện một trình tự nucleotide bổ sung
3.47
Tinh sạch ADN
Xem tinh sạch axit nucleic (3.125)
3.48
Máy phân tích trình tự ADN
Máy phân tích trình tự gen
Máy phân tích gen
Thiết bị được sử dụng để xác định trình tự các nucleotide base (adenine, guanine, cytosine, and thymine) trong phân tử ADN
3.49
Đích ADN
xem trình tự đích (3.203)
3.50
Điện di
Kỹ thuật được sử dụng để tách, nhận biết và tinh sạch các phân tử (ví dụ ADN plasmid, các đoạn ADN từ việc phân hủy, ARN, protein và các sản phẩm PCR) dựa trên sự chuyển động khác nhau của các phần mang điện qua nền mẫu dưới một trường điện.
[NGUỒN: 3.4.1 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]
3.51
Trình tự ADN nội sinh
Trình tự ADN đối chứng xác định có nguồn gốc từ một phân loài tương ứng
CHÚ THÍCH 1: Trình tự ADN nội sinh có thể được sử dụng để xác định số lượng tương đương gen của taxon đích nếu trình tự có mặt với số bản sao không đổi và không cho thấy biến đổi alen giữa các giống cây trồng của taxon đích.
3.52
PCR kết thúc
Phương pháp mà amplicon được phát hiện ở cuối phản ứng PCR, điển hình là bằng điện di gel và sản phẩm khuếch đại được quan sát bằng thuốc nhuộm huỳnh quang
3.53
Kiểm soát môi trường
Việc kiểm soát được sử dụng để chứng minh rằng không có sự nhiễm bẩn từ môi trường vào mẫu thử
3.54
Phép thử hấp phụ miễn dịch liên kết enzym
ELISA
Phân tích in vitro được sử dụng cho các mục đích định tính, bán định lượng hoặc định lượng kết hợp các kháng thể liên kết enzym và cơ chất để tạo thành sản phẩm phản ứng tạo ra màu hoặc huỳnh quang
CHÚ THÍCH: Do có mặt của enzym liên kết với kháng thể, mà cơ chất không màu có thể nhanh chóng chuyển đổi thành sản phẩm có màu hoặc cơ chất không huỳnh quang thành sản phẩm huỳnh quang mạnh.
3.55
Sai số
Sai số của phép đo
Sai số đo
Giá trị đại lượng đo được trừ đi giá trị đại lượng quy chiếu.
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm 'sai số đo' có thể được sử dụng khi:
a) Khi có một giá trị đại lượng quy chiếu đơn để tra cứu, giá trị này tìm thấy nếu việc hiệu chuẩn được thực hiện bằng cách sử dụng một chuẩn đo lường với giá trị đại lượng đo được có độ không đảm bảo đo không đáng kể hoặc nếu giá trị đại lượng quy ước đã cho, trong trường hợp đó sai số đo là biết được, và
b) nếu đại lượng đo giả định được đại diện bằng một giá trị đại lượng thực duy nhất hoặc một tập hợp các giá trị đại lượng thực có phạm vi không đáng kể, trong trường hợp đó sai số đo là không biết được.
CHÚ THÍCH 2: Không được lẫn lộn sai số đo với sai số chế tạo hoặc sự nhầm lỗi.
[NGUỒN: 2.16 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.56
Sự kiện (event)
Cấu trúc trao đổi gen và vị trí độc nhất chèn vào bộ gen
3.57
Phương pháp phân tích đặc hiệu sự kiện
Phương pháp phát hiện các trình tự ADN đích tại vị trí tích hợp duy nhất cho sự kiện chuyển dạng đặc hiệu
3.58
Exonuclease
enzym thủy phân (cắt) các liên kết phosphodiester đầu cuối của axit nucleic
3.59
Độ không đảm bảo đo mở rộng
Độ không đảm bảo mở rộng
Sản phẩm tạo bởi độ không đảm bảo đo chuẩn kết hợp và một hệ số lớn hơn số một
CHÚ THÍCH 1: Yếu tố phụ thuộc vào kiểu phân bố xác suất của lượng ra trong mô hình đo và xác suất tổng thể đã chọn.
CHÚ THÍCH 2: Hệ số giới hạn trong định nghĩa này liên quan đến hệ số phủ.
CHÚ THÍCH 3: Độ không đảm bảo đo mở rộng được gọi là "độ không đảm bảo đo tổng thể" trong Khuyến nghị INC-1 (1980), đoạn 5 [xem TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3)] và chỉ đơn giản là "độ không đảm bảo" trong tài liệu IEC.
3.60
Kiểm soát khuếch đại bên ngoài
Kiểm soát khuyếch đại thêm chuẩn
Một lượng xác định hoặc số bản sao ADN được bổ sung vào một lượng axit nucleic chiết để kiểm soát khuếch đại trong phản ứng dựa vào axit nucleic
3.61
Kiểm soát chiết mẫu trắng
Mẫu trắng thuốc thử
Phản ứng kiểm chứng âm tính được tạo ra bằng cách thực hiện tất cả các bước yêu cầu trong quy trình chiết trừ việc bổ sung phần mẫu thử
VÍ DỤ:
Bằng cách thay phần mẫu thử bằng nước.
CHÚ THÍCH 1: Việc kiểm soát này được sử dụng để chứng minh việc không nhiễm bẩn trong quá trình chiết.
3.62
Âm tính giả
Sai lỗi của việc không từ chối giả thiết không khi trên thực tế là không đúng
3.63
Tỷ lệ âm tính giả
Xác suất một mẫu thử nghiệm dương tính đã biết được phân loại là âm tính theo phương pháp này
CHÚ THÍCH 1: Tỷ lệ âm tính giả là số kết quả dương tính đã biết được phân loại sai thành âm tính chia cho tổng số mẫu thử dương tính.
% kết quả âm tính giả = | # tổng mẫu dương tính đã biết được phân loại | x | 100 |
# kết quả thử dương tính (bao gồm cả phân loại) |
3.64
Dương tính giả
Sai lỗi của việc từ chối một giả thiết không khi nó thực sự đúng
3.65
Tỷ lệ dương tính giả
Xác suất mà một mẫu âm tính được biết đã được phân loại là dương tính bằng phương pháp
CHÚ THÍCH 1: Tỷ lệ dương tính giả là số kết quả âm tính đã biết được phân loại sai thành dương tính chia cho tổng số mẫu thử âm tính.
% kết quả dương tính giả = | # tổng mẫu âm tính đã biết được phân loại | x | 100 |
# kết quả thử âm tính (bao gồm cả phân loại) |
3.66
Phù hợp với mục đích
Khả năng áp dụng của phương pháp quy định hoặc mức độ mà dữ liệu được tạo ra bởi quá trình đo cho phép người sử dụng đưa ra các quyết định về kỹ thuật và hành chính cho một mục đích đã định
3.67
Chuyển đổi năng lượng cộng hưởng huỳnh quang FRET
Sự chuyển giao năng lượng phụ thuộc khoảng cách từ phân tử cho đến phân tử nhận làm tăng huỳnh quang của phân tử nhận sau khi kích thích bằng bức xạ điện tại chiều dài sóng xác định
3.68
Đoạn dò huỳnh quang
Oligonucleotide hoặc tương tự oligonucleotide của trình tự xác định kết hợp với một hoặc nhiều phân tử huỳnh quang phát ra tín hiệu huỳnh quang sau khi lai đặc hiệu với trình tự nucleic đích mà có thể được phát hiện bằng thiết bị cụ thể
3.69
Fluorophore
Phân tử có nhóm chức năng hấp thụ năng lượng bước sóng cụ thể và tái phát năng lượng ở bước sóng khác phụ thuộc vào cả fluorophore và môi trường hóa học
3.70
Xuôi dòng
Nguyên tắc xử lý mẫu/vật liệu được áp dụng để đảm bảo rằng các mẫu phòng thử nghiệm, nguyên liệu và các phần mẫu thử đã được xử lý được tách riêng về vật lý trong toàn bộ quy trình
3.71
Kỹ thuật gen
Biến đổi gen
Việc thay đổi có chọn lọc chủ định các gen (vật liệu di truyền) bằng công nghệ ADN tái tổ hợp
3.72
Hàm lượng kỹ thuật biến đổi gen
Hàm lượng GE
Giá trị đo được xác định và định lượng các mức của các tính trạng biến đổi gen (GE) hoặc vật liệu có nguồn gốc biến đổi gen trong sản phẩm
CHÚ THÍCH 1: Nói chung, hàm lượng GE ước tính bằng việc phát hiện, xác định và định lượng các chất phân tích.
3.73
Sinh vật biến đổi theo kỹ thuật gen
GEO
Sinh vật biến đổi gen
GMO
Sinh vật trong đó vật liệu di truyền đã được thay đổi thông qua công nghệ sinh học hiện đại theo cách không xảy ra tự nhiên bởi việc nhân và/hoặc tái tổ hợp tự nhiên
3.74
Thực hành phòng thử nghiệm tốt
Bộ quy tắc và các quy định do cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức tiêu chuẩn ban hành hoặc thường được thống nhất theo thực hành tốt nhất đối với hoạt động phòng thử nghiệm nhằm đưa ra các hướng dẫn phương pháp luận rộng rãi cho các quy trình và lưu giữ hồ sơ
3.75
HorRat
Tỷ lệ của độ lệch chuẩn tương đối tái lập với giá trị tính được từ phương trình Horwitz
CHÚ THÍCH 1: Độ lệch chuẩn tương đối dự đoán (PRSD)R = 2C-0,15
HorRatR = RSDR/PRSDR
HorRatr = RSDr/PRSDR
CHÚ THÍCH 2: Nếu được áp dụng cho các nghiên cứu trong phòng thử nghiệm, thì dải chuẩn của HorRat (r) là từ 0,30 đến 1,30.
CHÚ THÍCH 3: Để kiểm tra việc tính chính xác PRSDR, C = 10-6 cần cho PRSDR là 16 %. C là nồng độ biểu thị theo phần khối lượng (cả tử số và mẫu số biểu thị cùng một đơn vị). HorRat là chỉ thị hiệu năng của phương pháp đối với phần lớn các phương pháp hóa học. Giá trị chuẩn trong khoảng từ 0,50 đến 2,00.
3.76
hot-start PCR
Phương pháp sử dụng enzym ADN polymerase chịu nhiệt hoạt động ở nhiệt độ cụ thể qua bước làm nóng ban đầu để giảm khuếch đại không đặc hiệu
3.77
Lai
Sự tương tác về trình tự đặc hiệu không liên kết cộng hóa trị của hai trình tự axit nucleic bổ sung (ARN và/hoặc ADN) trong các điều kiện phản ứng thích hợp để tạo ra một phân tử kép
3.78
Đoạn dò lai
Đoạn ADN/ARN có chiều dài biến đổi được sử dụng để phát hiện sự có mặt của các trình tự nucleotide (đích) bổ sung cho trình tự nucleotide trong đoạn dò
3.79
Đoạn dò thủy phân
Đoạn dò huỳnh quang cặp với hai phân tử huỳnh quang được tách ra bằng hoạt tính enzym trong quá trình khuếch đại
Bước 1) Đoạn dò không lai trong dung dịch
Bước 2) Tách đoạn dò lai
Bước 3) Đoạn dò tách dẫn đến huỳnh quang reporter sau khi kích thích
CHÚ DẪN
1 enzym
Q Phân tử tắt (quenching)
R Phân tử huỳnh quang
Hình 1 - Sơ đồ thủy phân đoạn dò
3.80
Phép thử nhận biết
Quy trình hoặc phương pháp được sử dụng để nhận biết sinh vật, tính trạng, chất phân tích hoặc sinh vật gây hại ở mức phân loại cụ thể
CHÚ THÍCH 1: Xem thêm phân tích phát hiện (3.40).
3.81
Bảo toàn việc nhận biết
Quá trình hoặc hệ thống duy trì việc tách và lập văn bản việc nhận biết sản phẩm
3.82
Kiểm soát ức chế
Mẫu cho phép người phân tích kiểm tra về sự không có ức chế làm ảnh hưởng đến kết quả của phép khuếch đại ADN
CHÚ THÍCH 1: amplion này có thể có hoặc có thể không khác với đoạn đích. Việc kiểm soát ức chế có thể làm cho việc giải thích rõ ràng kết quả âm tính (nhấn mạnh các âm tính giả thu được trong sự có mặt của các chất ức chế). Có hai kiểu kiểm soát ức chế:
- kiểm soát ức chế bên trong: amplicon hoạt động như một kiểm soát bên trong và thu được trong phản ứng khuếch đại của đoạn đích bằng cách thêm ADN và/hoặc đoạn mồi. Amplicon này khác với đoạn đích;
- kiểm soát ức chế bên ngoài: amplion hoạt động như một kiểm soát bên ngoài, thu được qua phản ứng khuếch đại riêng biệt với phản ứng của đoạn đích (nghĩa là trong một ống phản ứng khác).
3.83
Vùng tiếp giáp
Vùng giao điểm, nơi một phần tử bắt nguồn từ sinh vật chủ và phần còn lại bắt nguồn từ ADN được đưa vào trong quá trình chuyển dạng
3.84
Nghiên cứu liên phòng
Nghiên cứu của các phòng thử nghiệm để định lượng trong một hoặc các phần đồng nhất "giống hệt nhau", ổn định dưới các điều kiện quy định, các kết quả được ghi lại
CHÚ THÍCH 1: Số lượng phòng thử nghiệm tham gia càng lớn thì độ tin cậy càng cao về các kết quả ước tính của các thông số thống kê. Quy trình IUPAC-1987 yêu cầu tối thiểu tám phòng thử nghiệm cho các nghiên cứu về hiệu năng của phương pháp (Pure & Appl. Chem., 66, 1903-1911 (1994), trang 1906, khoản 2). Các hướng dẫn để thực hiện các thử nghiệm hợp tác được công bố trong TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) và theo nguyên tắc của ISO/AOAC/IUPAC.
3.85
Kiểm soát khuếch đại nội sinh
Trình tự gen có mặt tự nhiên trong mẫu ADN (ví dụ như gen lưu giữ có bản sao #/genome đã biết) được khuếch đại để kiểm tra chất lượng và năng suất của phần chiết ADN.
3.86
Nghiên cứu trong phòng thử nghiệm
Nghiên cứu được thực hiện trong một phòng thử nghiệm đơn lẻ
3.87
Vùng nối
Trình tự ADN bao gồm hai trình tự liên tiếp, ví dụ: promoter và vùng mã hóa gen.
3.88
Nghiên cứu năng lực của phòng thử nghiệm
Nghiên cứu thành thạo của phòng thử nghiệm
Nghiên cứu liên quan đến một hoặc nhiều phép đo bởi một nhóm các phòng thử nghiệm trên một hoặc nhiều mẫu thử đồng nhất và ổn định bằng phương pháp được chọn hoặc được sử dụng bởi mỗi phòng thử nghiệm, trong đó các kết quả báo cáo được so sánh với các phòng thử nghiệm khác hoặc với các giá trị tham chiếu đã biết hoặc đã được chỉ định, thường với mục tiêu nâng cao hiệu năng của phòng thử nghiệm
CHÚ THÍCH 1: Các nghiên cứu về hiệu năng của phòng thử nghiệm có thể được sử dụng cho việc công nhận phòng thử nghiệm hoặc đánh giá năng lực phòng thử nghiệm. Nếu một nghiên cứu được thực hiện bởi một tổ chức có vài dạng kiểm soát quản lý cho các phòng thử nghiệm tham gia (tổ chức, công nhận, quản lý hoặc theo hợp đồng), phương pháp có thể được quy định hoặc chọn có thể được giới hạn trong một danh mục các phương pháp tương đương hoặc được chấp thuận. Trong các tình huống như vậy, một mẫu thử nghiệm đơn lẻ không đủ để đánh giá năng lực. Nghiên cứu hiệu năng phòng thử nghiệm có thể được sử dụng để chọn phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu hiệu năng của phương pháp. Nếu tất cả các phòng thử nghiệm hoặc một nhóm đủ lớn các phòng thử nghiệm sử dụng cùng một phương pháp, thì nghiên cứu cũng có thể được hiểu là nghiên cứu hiệu năng của phương pháp, miễn là các mẫu thử nghiệm bao trùm dải nồng độ của chất phân tích. Các phòng thử nghiệm của một tổ chức đơn lẻ có các thiết bị, dụng cụ và vật liệu chuẩn độc lập được coi là các phòng thử nghiệm khác nhau.
3.89
Mẫu phòng thử nghiệm
Mẫu hoặc các mẫu con mà phòng thử nghiệm nhận được
3.90
Phân tích màng dòng chảy ngang
Thiết bị dòng chảy ngang
LFD
Dải dòng chảy ngang
LFS
Phép thử miễn dịch, trong đó các kháng thể gắn kết trong các vùng cụ thể trên màng xốp của một hoặc nhiều lớp, nơi mẫu dạng lỏng được đưa vào một đầu màng và kéo qua các vùng thuốc thử bằng phương pháp mao quản, thường được hỗ trợ bằng chất hấp thụ ở đầu đối diện của màng
CHÚ THÍCH 1: Thông thường, "vạch kiểm soát" có màu giống với tấm hấp phụ cho thấy phép thử đã thực hiện thành công. Các kết quả của phép thử thể hiện sự có mặt hoặc không có mặt của một hoặc nhiều vạch kiểm soát bổ sung dự kiến giữa điểm áp dụng mẫu và "vạch kiểm soát".
CHÚ THÍCH 2: Phép thử miễn dịch là hình thức phổ biến nhất nhưng cũng có thể sử dụng các hạt sinh học khác.
3.91
Giới hạn định lượng
LOQ
Giới hạn xác định
Nồng độ hoặc hàm lượng AOI (3.8) thấp nhất trên một lượng nền mẫu xác định có thể đo được với độ nhất quán thống kê hợp lý trong các điều kiện thử nghiệm quy định trong phương pháp
CHÚ THÍCH 1: Thông thường được biểu thị bằng giá trị tín hiệu hoặc giá trị đo (đúng) cho các giá trị ước tính có độ lệch chuẩn tương đối quy định (RSD).
3.92
Độ tuyến tính
Khả năng của phương pháp phân tích, trong một phạm vi nhất định, cho một đáp ứng của thiết bị hoặc các kết quả tỷ lệ với số lượng chất phân tích cần được xác định trong mẫu phòng thử nghiệm
3.93
Sinh vật sống biến đổi
LMO
Sinh vật sống có tổ hợp vật liệu di truyền mới thu được thông qua việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại
CHÚ THÍCH 1: Các LMO thường gồm các loại cây nông nghiệp đã được biến đổi về mặt di truyền để tăng năng suất hoặc chống lại sinh vật gây hại hoặc sâu bệnh hại.
3.94
Khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian cấu trúc kẹp tóc
LAMP
Phương pháp để đạt được sự khuếch đại ADN đẳng nhiệt bằng cách sử dụng hai hoặc ba đoạn mồi được thiết kế thống nhất và một polymerase có hoạt tính dịch chuyển dải cực cao
3.95
Nghiên cứu chứng nhận vật liệu
Nghiên cứu liên phòng phân định giá trị đối chứng ("giá trị đúng") thành một lượng (nồng độ hoặc đặc tính) trong vật liệu thử nghiệm, thường kèm theo độ không đảm bảo quy định
CHÚ THÍCH 1: Nghiên cứu chứng nhận vật liệu thường sử dụng các phòng thử nghiệm đối chứng được chọn để phân tích mẫu chuẩn bằng phương pháp được đánh giá là có khả năng cung cấp các giá trị ước tính ít sai lệch nhất về nồng độ (hoặc của một đặc tính cụ thể) và độ không chắc chắn liên quan nhỏ nhất.
3.96
Nền mẫu
Tất cả các thành phần có liên quan của mẫu gồm cả chất phân tích
3.97
Đại lượng đo
Đại lượng dự kiến đo
CHÚ THÍCH 1: Quy định về đại lượng đo đòi hỏi sự hiểu biết về loại đại lượng, sự mô tả về trạng thái của hiện tượng, vật thể, hoặc chất mang đại lượng, bao gồm mọi thành phần liên quan và các thực thể hóa học kèm theo.
CHÚ THÍCH 2: Trong phiên bản VIM 1999 và trong IEC 60050-300:2001, đại lượng đo được định nghĩa là "đại lượng được đo".
CHÚ THÍCH 3: Phép đo, bao gồm hệ thống đo và điều kiện trong đó phép đo được tiến hành, có thể làm thay đổi hiện tượng, vật thể hoặc chất cần nghiên cứu đến đại lượng đang được đo khác với đại lượng đo như định nghĩa. Trong trường hợp này cần có sự hiệu chính thích hợp.
VÍ DỤ 1:
Hiệu điện thế giữa các cực của ắc quy có thể giảm đi khi sử dụng vôn kế có độ dẫn điện nội đáng kể để thực hiện phép đo. Hiệu điện thế mạch hở có thể tính được từ điện trở trong của acquy và vôn kế.
VÍ DỤ 2:
Độ dài của thanh kim loại trong trạng thái cân bằng với nhiệt độ môi trường là 23°C sẽ khác với độ dài ở nhiệt độ quy định là 20°C, đó là đại lượng đo. Trong trường hợp này, sự hiệu chính là cần thiết.
CHÚ THÍCH 4: Trong hóa học, "analyte" hoặc tên của chất hoặc hợp chất là những thuật ngữ đôi khi được dùng cho "đại lượng đo". Việc sử dụng này là không đúng vì các thuật ngữ này không liên quan đến đại lượng
[NGUỒN: 2.3 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.98
Phương pháp đo
Phương pháp của phép đo
Sự mô tả tổng quát việc tổ chức hợp lý các thao tác thực hiện trong phép đo.
CHÚ THÍCH: Có thể phân loại phương pháp đo theo những cách khác nhau như:
- phương pháp đo thay thế,
- phương pháp đo vi sai,
- phương pháp đo điểm không, hoặc
- phương pháp đo trực tiếp và
- phương pháp đo gián tiếp.
Xem IEC 60050-300:2001
[NGUỒN: 2.5 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.99
Độ chụm đo
Độ chụm
Mức độ gần nhau giữa các số chỉ hoặc các giá trị đại lượng đo được bởi phép đo lặp trên các đại lượng như nhau hoặc tương tự nhau trong điều kiện quy định.
CHÚ THÍCH 1: Độ chụm đo thường được biểu thị về mặt số lượng bằng thước đo sự phân tán, như độ lệch chuẩn, phương sai hoặc hệ số biến thiên trong điều kiện đo quy định.
CHÚ THÍCH 2: 'Điều kiện quy định' có thể là, ví dụ, điều kiện lặp lại của phép đo, điều kiện chụm trung gian của phép đo, hoặc điều kiện tái lập của phép đo [xem TCVN 6910-3 (ISO 5725-3)].
CHÚ THÍCH 3: Độ chụm đo được dùng để định nghĩa độ lặp lại đo, độ chụm đo trung gian và độ tái tập đo.
CHÚ THÍCH 4: Đôi khi "độ chụm đo" được dùng không dùng theo nghĩa độ chính xác đo
[NGUỒN: 2.15 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.100
Thủ tục đo
Sự mô tả chi tiết phép đo theo một hoặc một số nguyên lý đo và theo phương pháp đo đã cho, trên cơ sở một mô hình đo và bao gồm mọi tính toán để nhận được kết quả đo.
CHÚ THÍCH 1: Thủ tục đo thường được lập thành tài liệu đủ chi tiết cho phép người vận hành thực hiện phép đo.
CHÚ THÍCH 2: Thủ tục đo có thể bao gồm tuyên bố về độ không đảm bảo đo mục tiêu.
[NGUỒN: 2.6 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.101
Độ lặp lại đo
Độ lặp lại
Độ chụm đo trong tập hợp các điều kiện lặp lại của phép đo.
CHÚ THÍCH 1: Xem 3.167.
[NGUỒN: 2.21 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.102
Độ tái lập đo
Độ tái lập
Độ chụm đo trong điều kiện tái lập của phép đo.
CHÚ THÍCH 1: Xem 3.174
[NGUỒN: 2.25 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.103
Kết quả đo
Kết quả của phép đo
Tập hợp các giá trị đại lượng được quy cho đại lượng đo cùng với mọi thông tin liên quan có thể có khác.
CHÚ THÍCH 1: Kết quả đo nói chung bao gồm "thông tin liên quan" về tập hợp các giá trị đại lượng có thể đại diện nhiều hơn cho đại lượng đo so với các giá trị khác. Điều này có thể được thể hiện ở dạng của hàm mật độ xác suất (PDF).
CHÚ THÍCH 2: Kết quả đo nói chung được thể hiện như một giá trị đại lượng đo được đơn và độ không đảm bảo đo. Nếu độ không đảm bảo đo được xem là không đáng kể đối với một mục đích nào đó thì kết quả đo có thể được thể hiện như là một giá trị đại lượng đo được đơn. Trong nhiều lĩnh vực, đây là cách trình bày kết quả đo phổ biến.
CHÚ THÍCH 3: Trong các tài liệu truyền thống và trong ấn phẩm trước của VIM, kết quả đo đã được định nghĩa là giá trị quy cho đại lượng đo và được giải thích là số chỉ, hoặc kết quả chưa hiệu chính, hoặc kết quả đã hiệu chính, tùy theo ngữ cảnh.
[NGUỒN: 2.9 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.104
Chuẩn đo lường
Etalon
Sự thể hiện định nghĩa của đại lượng đã cho, với giá trị đại lượng được công bố và độ không đảm bảo đo kèm theo, dùng làm mốc quy chiếu.
VÍ DỤ 1:
Chuẩn đo lường khối lượng 1 kg với độ không đảm bảo đo chuẩn kèm theo là 3 μg.
VÍ DỤ 2:
Điện trở chuẩn đo lường 100 Ω với độ không đảm bảo đo chuẩn kèm theo là 1 μΩ.
VÍ DỤ 3:
Chuẩn tần số Cesi với độ không đảm bảo đo chuẩn tương đối là 2 x 10-15.
VÍ DỤ 4:
Điện cực mẫu hydro có giá trị đại lượng được ấn định là 7.072 và độ không đảm bảo đo chuẩn kèm theo là 0,006.
VÍ DỤ 5:
Tập hợp các dung dịch mẫu cortisol trong huyết thanh người có giá trị đại lượng được chứng nhận với độ không đảm bảo đo của từng dung dịch.
VÍ DỤ 6:
Mẫu chuẩn cung cấp các giá trị đại lượng với độ không đảm bảo đo cho nồng độ khối lượng của từng mẫu có protein khác nhau mười lần.
CHÚ THÍCH 1: "Việc thể hiện định nghĩa của đại lượng đã cho" có thể được cung cấp bằng hệ thống đo, vật đo hoặc mẫu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Chuẩn đo lường thường được dùng làm mốc quy chiếu trong việc thiết lập giá trị đại lượng đo được và độ không đảm bảo đo kèm theo của các đại lượng khác cùng loại, bằng cách đó thiết lập tính liên kết chuẩn đo lường thông qua việc hiệu chuẩn các chuẩn đo lường khác, phương tiện đo hoặc hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 3: Thuật ngữ "thể hiện" được dùng ở đây theo nghĩa chung nhất. Nó biểu thị ba thủ tục "thể hiện". Thủ tục thứ nhất là sự thể hiện có tính chất vật lý đơn vị đo từ định nghĩa của nó và là sự thể hiện có tính chất tuyệt đối. Thứ hai, gọi là "tái tạo", không bao hàm sự thể hiện đơn vị đo từ định nghĩa nhưng bằng sự thiết lập một chuẩn đo lường có khả năng tái tạo cao dựa trên cơ sở một hiện tượng vật lý, như đã xảy ra. Ví dụ, trong trường hợp sử dụng laze ổn định tần số để thiết lập chuẩn đo lường cho mét, hiệu ứng Josephson cho vôn hoặc hiệu ứng lượng tử Hall cho ôm. Thủ tục thứ ba là việc chấp nhận một vật đọ làm chuẩn đo lường. Tiêu biểu trong trường hợp này là chuẩn đo lường 1 kg.
CHÚ THÍCH 4: Độ không đảm bảo đo chuẩn gắn với chuẩn đo lường luôn là một thành phần của độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp (xem TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), 2.3.4) trong kết quả đo nhận được khi sử dụng chuẩn đo lường. Thường thành phần này là nhỏ so với các thành phần khác của độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp.
CHÚ THÍCH 5: Giá trị đại lượng và độ không đảm bảo đo phải được xác định tại thời điểm khi chuẩn đo lường được sử dụng.
CHÚ THÍCH 6: Một số đại lượng cùng loại hoặc khác loại có thể được thể hiện bằng một thiết bị cũng thường được gọi là chuẩn đo lường.
CHÚ THÍCH 7: Thuật ngữ "embodiment" đôi khi được sử dụng trong tiếng Anh thay vì "realization".
CHÚ THÍCH 8: Trong khoa học và công nghệ từ "Standard" trong tiếng Anh được sử dụng với ít nhất hai nghĩa khác nhau: một nghĩa là quy định kỹ thuật, khuyến nghị kỹ thuật, hoặc văn bản tiêu chuẩn tương tự và một nghĩa là chuẩn đo lường.
CHÚ THÍCH 9: Thuật ngữ "chuẩn đo lường" đôi khi cũng được dùng để chỉ các công cụ đo lường khác, ví dụ 'chuẩn đo lường phần mềm' (xem ISO 5436-2)
[NGUỒN: 5.1 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.105
Độ đúng đo
Độ đúng của phép đo
Độ đúng
Mức độ gần nhau giữa trung bình của một số vô hạn các giá trị đại lượng đo được lặp lại và giá trị đại lượng quy chiếu.
CHÚ THÍCH 1: Độ đúng đo không phải là đại lượng và do đó không thể thể hiện bằng số, nhưng thước đo mức độ gần nhau được cho trong TCVN 6910 (ISO 5725).
CHÚ THÍCH 2: Độ đúng đo tỷ lệ nghịch với sai số đo hệ thống, nhưng không liên quan với sai số đo ngẫu nhiên.
CHÚ THÍCH 3: Không được sử dụng độ chính xác đo cho "độ đúng đo" và ngược lại.
CHÚ THÍCH 4: Phép đo độ đúng thường được biểu hiện theo độ chệch. Độ đúng đôi khi được gọi là "độ chính xác trung bình".
[NGUỒN: 2.14 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), có sửa đổi]
3.106
Độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo của phép đo
Độ không đảm bảo
Thông số không âm đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đại lượng được quy cho đại lượng đo, trên cơ sở thông tin đã sử dụng.
CHÚ THÍCH 1: Độ không đảm bảo đo bao gồm các thành phần xuất hiện từ những ảnh hưởng hệ thống, như thành phần gắn với sự hiệu chính và giá trị đại lượng được ấn định của chuẩn đo lường, cũng như độ không đảm bảo định nghĩa. Đôi khi các ảnh hưởng hệ thống đã ước lượng không được hiệu chính, nhưng thay thế là các thành phần độ không đảm bảo đo kèm theo được đưa vào.
CHÚ THÍCH 2: Thông số có thể là, ví dụ, độ lệch chuẩn được gọi là độ không đảm bảo chuẩn (hoặc một bội xác định của nó), hoặc nửa của khoảng, với xác suất phủ quy định.
CHÚ THÍCH 3: Nói chung, độ không đảm bảo đo bao gồm nhiều thành phần. Một số thành phần có thể đánh giá theo cách đánh giá loại A của độ không đảm bảo đo bằng phân bố thống kê của các giá trị đại lượng từ dãy các phép đo và có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn. Các thành phần khác có thể được đánh giá theo cách đánh giá loại B của độ không đảm bảo đo, cũng có thể đặc trưng bằng độ lệch chuẩn, được đánh giá từ hàm mật độ xác suất dựa trên kinh nghiệm hoặc thông tin khác.
CHÚ THÍCH 4: Nói chung, đối với một tập hợp thông tin đã cho, độ không đảm bảo đo được gắn với một giá trị đại lượng đã ấn định quy cho đại lượng đo. Sự thay đổi của giá trị dẫn đến sự thay đổi của độ không đảm bảo kèm theo.
[NGUỒN: 2.26 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.107
Đường nóng chảy
Phép phân tích mô tả các đặc tính phân ly của các ADN mạch kép quan sát được trong quá trình gia nhiệt
CHÚ THÍCH 1: Thông tin thu thập có thể được sử dụng để suy ra sự có mặt và nhận biết các đa hình của nucleotide đơn. Nhiệt độ phân ly (được xác định là phân ly 50 %) có thể được thể hiện ở các pic trong điểm chấm của dẫn xuất âm tính đầu tiên của đường nóng chảy.
3.108
Nhiệt độ nóng chảy
Tm
Nhiệt độ mà ở đó 50 % sợi xoắn đôi ADN được tách ra vì sợi xoắn ADN tan chảy ở dải nhiệt độ nhiều hơn là tại một nhiệt độ cụ thể
3.109
Nghiên cứu hiệu năng của phương pháp
Nghiên cứu liên phòng thử nghiệm, trong đó tất cả các phòng thử nghiệm thực hiện theo cùng một quy trình được lập thành văn bản, sử dụng cùng một phương pháp định lượng đối với bộ mẫu thử giống hệt nhau và các kết quả ghi lại được sử dụng để đánh giá hiệu năng của phương pháp
CHÚ THÍCH 1: Xem nghiên cứu liên phòng thử nghiệm (3.84)
[NGUỒN: Codex CAC/GL 72-2009]
3.110
Liên kết chuẩn đo lường
Tính chất của kết quả đo nhờ đó kết quả có thể liên hệ tới mốc quy chiếu thông qua một chuỗi không đứt đoạn các phép hiệu chuẩn được lập thành tài liệu, mỗi phép hiệu chuẩn đóng góp vào độ không đảm bảo đo.
CHÚ THÍCH 1: Với định nghĩa này 'mốc quy chiếu' có thể là định nghĩa của đơn vị đo thông qua việc thể hiện thực tế nó, hoặc một thủ tục đo bao gồm đơn vị đo cho đại lượng không phải là đại lượng thứ tự, hoặc một chuẩn đo lường.
CHÚ THÍCH 2: Liên kết chuẩn đo lường yêu cầu thiết lập một sơ đồ hiệu chuẩn.
CHÚ THÍCH 3: Thông số kỹ thuật của mốc quy chiếu phải bao gồm thời gian mà mốc quy chiếu này đã được sử dụng trong việc thiết lập sơ đồ hiệu chuẩn, cùng với mọi thông tin đo lường liên quan khác về mốc quy chiếu, ví dụ khi việc hiệu chuẩn đầu tiên trong sơ đồ hiệu chuẩn đã được thực hiện.
CHÚ THÍCH 4: Đối với phép đo có nhiều đại lượng đầu vào trong mô hình đo, từng giá trị đại lượng đầu vào cần phải tự liên kết chuẩn đo lường và sơ đồ hiệu chuẩn liên quan có thể tạo nên một cấu trúc nhánh hoặc mạng. Sự nỗ lực cần thiết trong việc thiết lập liên kết chuẩn đo lường cho từng giá trị đại lượng vào cần tương xứng với sự đóng góp tương đối của nó vào kết quả đo.
CHÚ THÍCH 5: Liên kết chuẩn đo lường của kết quả đo không đảm bảo rằng độ không đảm đo là thích hợp với một mục đích đã định, cũng không đảm bảo là không có sai lỗi.
CHÚ THÍCH 6: Việc so sánh giữa hai chuẩn đo lường có thể xem là hiệu chuẩn nếu việc so sánh được dùng để kiểm tra và, nếu cần thiết, hiệu chính giá trị đại lượng và độ không đảm bảo đo được quy cho một trong số các chuẩn đo lường.
CHÚ THÍCH 7: ILAC coi các yếu tố để xác định liên kết chuẩn đo lường là một chuỗi liên kết chuẩn đo lường không đứt đoạn tới chuẩn đo lường quốc tế hoặc chuẩn đo lường quốc gia, độ không đảm bảo đo được làm thành tài liệu, thủ tục đo được lập thành văn bản, năng lực kỹ thuật được công nhận, liên kết chuẩn đo lường tới SI, và các khoảng thời gian hiệu chuẩn (xem ILAC P-10-2002).
CHÚ THÍCH 8: Thuật ngữ rút gọn "liên kết chuẩn" đôi khi được sử dụng để chỉ "liên kết chuẩn đo lường" cũng như các khái niệm khác, ví dụ như 'khả năng xác định nguồn gốc mẫu' hoặc 'khả năng xác định nguồn gốc tài liệu' hoặc 'khả năng xác định nguồn gốc phương tiện' hoặc 'khả năng xác định nguồn gốc vật liệu', trong đó lịch sử ("dấu vết") của đối tượng được đưa ra. Vì vậy, thuật ngữ đầy đủ "liên kết chuẩn đo lường" được ưu tiên nếu có bất cứ nguy cơ nhầm lẫn nào.
[NGUỒN: 2.41 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007),
3.111
Microsatellite
Các đoạn ADN lặp lại, còn được gọi là các trình tự đơn lặp lại (SSR), bao gồm các motif ngắn lặp lại song song với một vài nucleotide có xu hướng xuất hiện trong ADN không mã hóa của bộ gen eukaryote và đôi khi được gọi là số biến thể song song lặp lại (VNTR)
3.112
Công nghệ sinh học hiện đại
Các kỹ thuật axit nucleic in vitro, bao gồm công nghệ axit deoxyribonucleic tái tổ hợp (ADN) hoặc sự kết hợp của các tế bào nằm ngoài một hệ phân loài, vượt qua những rào cản sinh lý, sinh sản hoặc tái kết hợp tự nhiên và không phải là các kỹ thuật được sử dụng trong chọn tạo và sinh sản truyền thống
3.113
Tín hiệu phân tử
Đoạn dò huỳnh quang bao gồm ba phần khác nhau: phần trung tâm bổ sung cho trình tự axit nucleic đích, trong khi các thành phần 5'- và 3'- bổ sung cho nhau; reporter được gắn vào một đầu của phân tử; và đầu còn lại mang một quencher
a) Tín hiệu phân tử không lai trong dung dịch
b) Tín hiệu phân tử lai tạo ra huỳnh quang nhận
CHÚ DẪN
Q Phân tử tắt
R Phân tử huỳnh quang
Hình 2 - Biểu đồ tín hiệu phân tử
3.114
Dấu ấn sinh học phân tử
Phân tử có thể phát hiện được và/hoặc có thể định lượng được hoặc nhóm các phân tử được sử dụng để chỉ ra tình trạng sinh học, trạng thái, đặc tính hoặc đặc trưng hay một sinh vật, ví dụ nhưng không giới hạn đến các trình tự axit nucleic, protein, các phân tử nhỏ như các chất chuyển hóa và các phân tử khác như lipid và polysaccharid
3.115
Kháng thể đơn dòng
Kháng thể được tạo ra từ một dòng tế bào lai duy nhất và hướng tới một yếu tố quyết định kháng nguyên đơn
3.116
Locus đơn dạng
Vùng gen chỉ cho thấy một dạng, nghĩa là không đa hình trong một quần thể hoặc bộ sưu tập các giống
3.117
PCR đa mồi
Kỹ thuật PCR sử dụng nhiều cặp mồi kết hợp đồng thời trong một hỗn hợp phản ứng đơn lẻ để tạo ra nhiều amplicon
3.118
Kiểm chứng ADN đích âm tính
Vật liệu chuẩn bị ADN đặc trưng không chứa axit nucleic đích
3.119
Kiểm soát quá trình âm tính
Mẫu chuẩn được công nhận không chứa chất phân tích đích và cần được thực hiện qua các bước tương tự như các mẫu thử
3.120
Nested PCR
Kỹ thuật PCR cụ thể, trong đó PCR thứ hai được sử dụng để khuếch đại trình tự ADN trong một amplicon được tạo ra trong lần chạy PCR đầu tiên
3.121
Phản ứng khuếch đại enzym cắt đoạn
NEAR
Phương pháp đẳng nhiệt cho sự khuếch đại ADN in vitro theo số mũ
3.122
Nhuộm ADN không đặc hiệu
Phương pháp nhuộm các sản phẩm ADN, thường được sử dụng sau điện di, độc lập với trình tự ADN
3.123
Northern blot
Chuyển các đoạn ARN tách được trong điện di gel vào các bộ lọc màng để phát hiện các trình tự đặc hiệu bổ sung cho đoạn dò ADN hoặc ARN dán nhãn
3.124
Chiết axit nucleic
Xử lý mẫu để giải phóng axit nucleic đích
CHÚ THÍCH 1: Việc chiết axit nucleic có thể là chiết ADN hoặc ARN
3.125
Tinh sạch axit nucleic
Thủ tục hoặc quy trình liên quan đến các bước liên tiếp được sử dụng để tách riêng ADN và/hoặc ARN ra khỏi các thành phần khác trong mẫu
CHÚ THÍCH 1: Một mẫu ADN hoặc ARN tinh khiết có chứa các phản ứng có thể quan sát được hoặc có thể đo được không đáng kể do các chất ức chế trong quá trình phản ứng chuỗi polymerase.
3.126
Khuếch đại dựa vào trình tự axit nucleic
NASBA
Quá trình khuếch đại axit nucleic in-vitro phiên mã đẳng nhiệt kèm theo hoạt động đồng thời của ADN polymerase định hướng ARN, ribonuclease và polymerase định hướng ARN để tổng hợp một số lượng lớn các phân tử ARN và ADN đặc hiệu trình tự
3.127
Nucleoside
Hợp chất glycosid bao gồm purine hoặc pyrimidine base và pentose (ribose hoặc deoxyribose)
3.128
Nucleotide
Các đơn vị nhỏ ADN hoặc ARN bao gồm một base (purine hoặc pyrimidine), pentose (ribose hoặc deoxyribose) và nhóm phosphat
3.129
Alen vô hiệu
Bản sao đột biến của một gen mà hoàn toàn thiếu chức năng bình thường của gen đó
CHÚ THÍCH 1: Trong bối cảnh PCR, một alen vô hiệu là một biến thể trình tự ngăn cản sự khuếch đại PCR của một đích cụ thể, dẫn đến việc không có sản phẩm PCR phát hiện được
3.130
Hệ thống phát hiện quang học
Phân tử cảm quang trên máy chu trình nhiệt (ví dụ) cần cho phát hiện các tín hiệu huỳnh quang
3.131
Số lạc
Một phần các giá trị của tập hợp không phù hợp với các thành phần khác của tập hợp được xác định bằng phân tích thống kê
3.132
Thuốc nhuộm chuẩn thụ động
Các phân tử huỳnh quang hiện diện trong hỗn hợp phản ứng được sử dụng để chuẩn hóa tín hiệu và có thể kết cặp với các trình tự axit nucleic hoặc các phân tử khác không tham gia phản ứng
3.133
Mầm bệnh
Sinh vật gây bệnh
Phân loại nhỏ của định nghĩa sinh vật gây hại thường là vi sinh vật gây bệnh mà có thể phát hiện được hoặc xác định được chủ yếu bằng quy trình chẩn đoán phân tử
[NGUỒN: Các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch động thực vật số 3, các Hướng dẫn xuất khẩu, vận chuyển, nhập khẩu và cách ly các chất kiểm soát sinh học và các sinh vật có lợi khác (IPPC 2005)]
3.134
PCR
Xem phản ứng chuỗi polymerase (3.148)
3.135
PCR-ELISA
Phương pháp ái lực miễn dịch để phát hiện các amplicon trong pha lỏng sau khi chúng đã được đưa vào bề mặt rắn, như vào các đĩa vi giếng
3.136
Kiểm soát ức chế PCR
Xem Kiểm soát ức chế (3.82)
3.137
PCR master mix
Hỗn hợp của thuốc thử cần thiết cho PCR nhưng không bao gồm mẫu ADN và kiểm soát
3.138
Sản phẩm PCR
Phân tử/đoạn ADN được tạo ra bởi khuếch đại PCR
3.139
ADN chất lượng PCR
Mẫu ADN có đủ chiều dài, độ tinh khiết về hóa học và tính toàn vẹn của cấu trúc cho phép khuếch đại PCR
3.140
Kiểm soát thuốc thử PCR
Có chứa tất cả các thuốc thử khuếch đại trừ phần chiết ADN của mẫu thử
CHÚ THÍCH 1: Kiểm soát này được sử dụng để chứng minh sự không có mặt của axit nucleic nhiễm trong thuốc thử. Thay cho mẫu ADN, ví dụ: thêm vào phản ứng một lượng nước tương ứng không chứa axit nucleic.
3.141
Trình tự đích PCR
Vùng đặc hiệu của ADN được khuếch đại chọn lọc trong quá trình phát hiện, nhận biết và/hoặc định lượng dựa trên PCR
CHÚ THÍCH 1: Trình tự đích PCR đặc trưng nằm giữa các mối và trong trường hợp real-time PCR có thể bao gồm vị trí lai đoạn dò.
3.142
Phần trăm sai số
Sai số tương đối được biểu thị theo phần trăm
3.143
Sinh vật gây hại
Các loài, chủng hoặc typ sinh học của thực vật, động vật hoặc tác nhân gây bệnh tới vật chủ
[NGUỒN: Các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch động thực vật số 5, thuật ngữ về kiểm dịch động thực vật (IPPC 2010)]
3.144
Canh tác phân tử thực vật
PMF
Sử dụng các cây trồng trong nông nghiệp để sản xuất các hợp chất (dược phẩm, các sản phẩm chẩn đoán, vắc-xin, hợp chất sinh học, hóa chất công nghiệp, chất dẻo phân hủy sinh học v.v...)
3.145
Cây trồng có tính trạng mới
PNT
Cây trồng đã được bổ sung tính trạng mới bằng phương pháp cổ truyền hoặc kỹ thuật di truyền
3.146
plasmid
Phân tử ADN sao chép độc lập ổn định trong các tế bào vi khuẩn mà không phải là một phần của ADN nhiễm sắc thể
3.147
Kháng thể đa dòng
Hỗn hợp của các kháng thể có khả năng phản ứng đặc hiệu với chất miễn dịch nhất định
3.148
Phản ứng chuỗi polymerase
PCR
Kỹ thuật in vitro enzym để tăng số bản sao đoạn ADN đặc hiệu theo cường độ
[NGUỒN: 3.3.4 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), có sửa đổi]
3.149
Locus đa dạng
Locus di truyền có hai hoặc nhiều alen
CHÚ THÍCH 1: Đó là biến thể di truyền được khai thác bởi các SSR và SNP marker.
3.150
Kiểm soát ADN đích dương tính
Kiểm soát PCR dương tính
Nguồn mẫu chuẩn dương tính dáng tin cậy bất kỳ có chứa các trình tự axit nucleic đích nguyên vẹn cho PCR
CHÚ THÍCH 1: ADN đối chứng hoặc ADN được chiết từ mẫu chuẩn đã được chứng nhận thường được sử dụng để chứng minh rằng các chất phản ứng PCR đang hoạt động như dự định
3.151
Kiểm soát quá trình dương tính
Mẫu chuẩn đặc thù có chứa một lượng chất phân tích mà có thể phát hiện được
CHÚ THÍCH 1: Việc kiểm soát quá trình dương được thực hiện chính xác theo các bước đối với mẫu thử
3.152
Tính khả thi
Dễ thực hiện trên mẫu và chi phí hợp lý, để đạt được các tiêu chí hiệu năng yêu cầu và đáp ứng được mục đích đã định
3.153
Mồi
Sợi của trình tự axit nucleic được dùng như điểm khởi động để tổng hợp ADN
[NGUỒN: 3.3.5 trong TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013)]
3.154
Kéo dài mồi
Phản ứng enzym tổng hợp một sợi ADN mới bằng cách bổ sung một deoxyribonucleotide vào đầu 3’ của trình tự mồi
3.155
Đoạn dò
xem đoạn dò ADN (3.46)
3.156
Phương pháp định tính
Phương pháp phân tích tạo ra kết quả nhị phân
3.157
Đảm bảo chất lượng
Các hoạt động theo kế hoạch và có hệ thống nhằm cung cấp đủ độ tin cậy rằng các kết quả phân tích đáp ứng các yêu cầu đã định về chất lượng
3.158
Phân tích định lượng
Các phép phân tích trong đó số lượng hoặc nồng độ của chất phân tích có thể xác định được và được biểu thị bằng con số với các đơn vị đo thích hợp
3.159
Phương pháp định lượng
Phương pháp phân tích theo đó số lượng hoặc nồng độ của chất phân tích có thể xác định được và được biểu thị bằng con số với các đơn vị đo thích hợp
3.160
Quencher
Phân tử hoạt động làm chất nhận năng lượng và tắt tín hiệu huỳnh quang của phân tử reporter
3.161
Phương pháp phân tích hợp lý
Phương pháp xác định các hóa chất hoặc các chất phân tích có thể nhận biết được mà có thể có một số phương pháp phân tích tương đương sẵn có
3.162
Real-time PCR
Quy trình enzym kết hợp khuếch đại in vitro các đoạn ADN đặc hiệu với việc phát hiện các sản phẩm PCR đặc hiệu trong quá trình khuếch đại
CHÚ THÍCH 1: Trong khi phản ứng PCR tạo ra các bản sao của trình tự ADN liên quan, đồng thời dấu hiệu huỳnh quang không dập tắt được ở cùng thời điểm, do đó phát huỳnh quang tỷ lệ thuận với lượng ADN có mặt (về lý thuyết có thể tính ngược trở lại để suy ra lượng ADN ban đầu có trong mẫu trước khi bắt đầu PCR).
3.163
Độ thu hồi
Hệ số thu hồi
Lượng chất phân tích có mặt, thêm vào, hoặc lượng sẵn có cùng với lượng thêm vào phần vật liệu phân tích, được đo sau khi tách ra khỏi nền mẫu
3.164
Chất chuẩn
Mẫu chuẩn
Vật liệu hoặc chất có một hoặc nhiều giá trị thuộc tính đồng nhất và được thiết lập để sử dụng trong hiệu chuẩn thiết bị, đánh giá phương pháp đo hoặc để chỉ định các giá trị cho vật liệu
3.165
Giá trị đại lượng quy chiếu
Giá trị quy chiếu
Giá trị đại lượng dùng làm cơ sở để so sánh với giá trị các đại lượng cùng loại.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị đại lượng quy chiếu có thể là giá trị đại lượng thực của đại lượng đo, trong trường hợp chưa được biết, hoặc giá trị đại lượng quy ước, trong trường hợp đã biết.
CHÚ THÍCH 2: Giá trị quy chiếu với độ không đảm bảo đo kèm theo thường được cung cấp với sự quy chiếu về
a) một vật liệu, ví dụ mẫu chuẩn được chứng nhận,
b) một thiết bị, ví dụ nguồn laze ổn định.
c) thủ tục đo quy chiếu,
d) sự so sánh của chuẩn đo lường
[NGUỒN: 5.18 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.166
Sai số tương đối
Sai số tuyệt đối chia cho độ lớn của giá trị thực (được chấp nhận tốt nhất).
3.167
Điều kiện lặp lại của phép đo
Điều kiện lặp lại
Điều kiện của phép đo, thể hiện bằng một tập hợp các điều kiện bao gồm cùng thủ tục đo, cùng người thao tác, cùng hệ thống đo, cùng điều kiện vận hành và cùng địa điểm, và các phép đo lặp lại trên cùng đối tượng hoặc các đối tượng tương tự nhau trong khoảng thời gian ngắn.
CHÚ THÍCH 1: Điều kiện của phép đo là điều kiện lặp lại chỉ đối với một tập hợp đã quy định các điều kiện lặp lại.
CHÚ THÍCH 2: Trong hóa học, thuật ngữ "điều kiện chụm lớp trong của phép đo" dõi khi được sử dụng để chỉ khái niệm này
[NGUỒN: 2.20 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.168
Giới hạn lặp lại
Giá trị mà chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm thu được trong các điều kiện lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đó với xác suất bằng 95 %
CHÚ THÍCH 1: Kỳ hiệu được sử dụng là r.
CHÚ THÍCH 2: Khi kiểm tra hai kết quả thử nghiệm riêng lẻ thu được trong điều kiện lặp lại, thì giới hạn lặp lại r = 2,8 s.
3.169
Độ lệch chuẩn lặp lại
Độ lệch chuẩn của các kết quả đo hoặc kết quả thử nghiệm thu được trong các điều kiện lặp lại
CHÚ THÍCH 1: Đây là phép đo sự phân tán của việc phân bố các kết quả thử nghiệm hoặc kết quả đo trong các điều kiện lặp lại. Tương tự, "phương sai lặp lại" và "hệ số biến thiên lặp lại" có thể được xác định và được sử dụng như các phép đo phân tán các kết quả đo hoặc kết quả thử nghiệm trong các điều kiện lặp lại,
3.170
Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại
RSDr được tính bằng cách chia độ lệch chuẩn lặp lại cho giá trị trung bình
CHÚ THÍCH 1: Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) là thước đo hữu ích về độ chụm trong các nghiên cứu định lượng và phản ánh chính xác trong điều kiện lặp lại. RSD còn được gọi là hệ số biến thiên.
3.171
Vùng lặp
Vùng gen trong đó trình tự ADN hoặc ARN cụ thể xuất hiện với nhiều bản sao
[NGUỒN: TCVN 10990:2015 (ISO 13495:2013), 3.6.5]
3.172
Gen reporter
Gen được sử dụng để phát hiện biểu hiện gen, được xác định bởi một trình tự quy định cụ thể
3.173
Phần tử reporter
Phân tử huỳnh quang được sử dụng để phát hiện việc lai của các đoạn dò đặc hiệu bằng kích thích bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp
3.174
Điều kiện tái lập của phép đo
Điều kiện tái lập
Điều kiện của phép đo, thể hiện bằng một tập hợp các điều kiện bao gồm địa điểm, người thao tác, hệ thống đo khác nhau và phép đo lặp lại trên cùng đối tượng hoặc các đối tượng tương tự nhau.
CHÚ THÍCH 1: Các hệ thống đo khác nhau có thể sử dụng các quy trình đo khác nhau.
CHÚ THÍCH 2: Đối với thực tế, quy định cần cho biết các điều kiện được thay đổi và không được thay đổi.
[NGUỒN: 2.24 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.175
Giới hạn tái lập
Giá trị mà chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm thu được trong các điều kiện tái lập (3.174) nhỏ hơn hoặc bằng giá trị đó với xác suất bằng 95 %
3.176
Độ lệch chuẩn tái lập
Độ lệch chuẩn của các kết quả thử nghiệm hoặc kết quả đo thu được trong các điều kiện lái lập
CHÚ THÍCH 1: Đây là phép đo độ phân tán của việc phân bố các kết quả thử nghiệm hoặc các kết quả đo trong các điều kiện tái lập. Tương tự, "phương sai tái lập" và "hệ số biến thiên tái lập" có thể xác định được và được sử dụng như các phép đo độ phân tán các kết quả đo hoặc kết quả thử nghiệm trong các điều kiện tái lập
3.177
Endonuclease giới hạn
Loại enzym cắt (nghĩa là giới hạn) ADN tại các vị trí đặc hiệu và duy nhất bên trong dọc theo chiều dài của nó
3.178
Sự đa hình chiều dài đoạn giới hạn
RFLP
Sự khác biệt nucleotide trong các trình tự ADN tương đồng có thể được phát hiện với sự có mặt của các đoạn có độ dài khác nhau sau khi phân hủy mẫu ADN bằng các endonuclease giới hạn
CHÚ THÍCH 1: RFLP là phân tử đánh dấu, đặc thù cho sự kết hợp của đoạn dò đơn/enzym giới hạn.
3.179
Enzym phiên mã ngược
Loại enzym ADN polymerase chỉ đạo ARN, cho phép tổng hợp ADN (bổ sung cho ARN) sử dụng các mồi và các điều kiện phản ứng thích hợp
3.180
Phiên mã ngược
Quá trình tạo ADN từ khuôn mẫu ARN, sử dụng hoạt tính enzym của phiên mã ngược liên kết với một hoặc nhiều mồi oligonucleotide dưới một tập hợp các điều kiện thích hợp
3.181
PCR phiên mã ngược
RT-PCR
Quá trình mà một sợi ARN lần đầu tiên được sao chép thành ADN bổ sung của nó (ADN bổ sung hoặc cADN) sử dụng phiên mã ngược và dẫn đến cADN được khuếch đại sử dụng PCR truyền thống hoặc real-time PCR
3.182
Axit ribonucleic
ARN
Hợp chất cao phân tử của các nucleotide bao gồm nucleobase (adenine, guanine, thymine, uracil), ribose và nhóm phosphat
CHÚ THÍCH 1: Việc tổng hợp các protein trong tế bào được chỉ đạo bởi thông tin di truyền được thực hiện trong trình tự của các nucleotide trong loại ARN đã biết được gọi là ARN thông tin (mARN).
3.183
Chiết ARN
Việc tách ARN ra khỏi các thành phần tế bào khác trong mẫu thử nghiệm
3.184
Độ chắc chắn
Tính chắc chắn
Việc đo khả năng của một quy trình phân tích để giữ không bị ảnh hưởng bởi các biến động nhỏ về các thông số của phương pháp và cung cấp một chỉ thị về độ tin cậy của phương pháp trong quá trình sử dụng bình thường
3.185
Mẫu
Một phần hoặc một lượng nhỏ được lấy từ một quần thể hoặc lô hàng, tốt nhất là được chọn làm đại diện
3.186
Phương pháp sàng lọc
Phương pháp loại trừ (sàng lọc) nhanh và đáng tin cậy, một lượng lớn các mẫu thử dương tính (hoặc âm tính) và hạn chế một số mẫu thử nghiệm cần áp dụng phương pháp nghiêm ngặt
[NGUỒN: 3.1.24 trong TCVN 7608:2007 (ISO 24276:2006), có sửa đổi]
3.187
Tính chọn lọc của hệ thống đo
Tính chọn lọc
Đặc tính của hệ thống đo, được sử dụng với một quy trình đo xác định, nhờ đó hệ thống đo cho các giá trị đại lượng đo được của một hoặc một số đại lượng đo sao cho giá trị của từng đại lượng đo là độc lập với đại lượng đo khác hoặc đại lượng khác của hiện tượng, vật thể hoặc chất đang được nghiên cứu
VÍ DỤ 1:
Khả năng của hệ thống đo bao gồm máy đo phổ để đo tỉ số dòng ion tạo thành bởi hai hợp chất quy định không bị nhiễu bởi các nguồn xác định khác của dòng điện.
VÍ DỤ 2:
Khả năng của hệ thống đo để đo công suất thành phần tín hiệu tại tần số đã cho không bị nhiễu bởi các thành phần tín hiệu hoặc các tín hiệu khác tại các tần số khác.
VÍ DỤ 3:
Khả năng của thiết bị thu để phân biệt giữa tín hiệu mong muốn và tín hiệu không mong muốn, thường có tần số khác biệt nhỏ so với tần số của tín hiệu mong muốn.
VÍ DỤ 4:
Khả năng của hệ thống đo bức xạ ion hóa phản ứng với một bức xạ đã cho được đo với sự có mặt của bức xạ đi kèm.
VÍ DỤ 5:
Khả năng của hệ thống đo để đo nồng độ lượng chất creatinium trong huyết thanh theo quy trình Jaffé không bị ảnh hưởng bởi nồng độ glucoza, urate, xeton và protein.
VÍ DỤ 6:
Khả năng của phổ kế khối lượng để đo độ giàu lượng chất của đồng vị 28 Si và đồng vị 30 Si trong silic của trầm tích địa chất mà không có ảnh hưởng giữa chúng, hoặc từ đồng vị 29 Si.
CHÚ THÍCH 1: Trong vật lý, chỉ có một đại lượng đo; các đại lượng khác là cùng loại như đại lượng đo và chúng là những đại lượng đại lượng đầu vào của hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 2: Trong hóa học, đại lượng được đo thường bao gồm các thành phần khác nhau trong hệ thống đang tiến hành phép đo và các đại lượng này không nhất thiết phải là cùng loại.
CHÚ THÍCH 3: Trong hóa học, độ chọn lọc của hệ thống đo thường nhận được đối với đại lượng có thành phần được chọn theo nồng độ trong khoảng quy định.
CHÚ THÍCH 4: Độ chọn lọc khi sử dụng trong vật lý (xem Chú thích 1) là khái niệm gần với độ rõ ràng đôi khi được sử dụng trong hóa học
[NGUỒN: 4.13 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.188
Độ nhạy của hệ thống đo
Độ nhạy
Tỷ số giữa sự thay đổi số chỉ của hệ thống đo và sự thay đổi tương ứng trong giá trị của đại lượng được đo.
CHÚ THÍCH 1: Độ nhạy của hệ thống đo có thể phụ thuộc vào giá trị của đại lượng được đo.
CHÚ THÍCH 2: Sự thay đổi được xem xét theo giá trị của đại lượng đang được đo phải lớn so với độ phân giải.
[NGUỒN: 4.12 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.189
Chỉ thị lặp lại trình tự đơn
Chỉ thị SSR
Vùng ADN bao gồm một trình tự ngắn (1 bp đến 6 bp) (đơn vị lặp lại) lặp lại nhiều lần (thường 5 đến 50 lần)
CHÚ THÍCH 1: SSR thường được gọi là microsatellite.
CHÚ THÍCH 2: Số đơn vị lặp lại có mặt tại một SSR quy định và do đó chiều dài tổng thể của SSR thường khác nhau giữa các đơn vị.
3.190
Xác nhận giá trị sử dụng của một phòng thử nghiệm
Quá trình xác nhận các đặc tính chức năng của phương pháp, bao gồm độ lặp lại, khi áp dụng một phương pháp cụ thể trong một phòng thử nghiệm cụ thể, bởi những người phân tích cụ thể, sử dụng các thiết bị cụ thể
3.191
Sự đa hình nucleotide đơn
SNP
Sự thay đổi về trình tự ADN xảy ra khi một nucleotide đơn, A, T, C hoặc G trong bộ gen (hoặc trình tự phân chia khác) khác nhau giữa các thành viên của một loài (hoặc giữa các cặp nhiễm sắc thể trong một cá thể)
3.192
Southern blot
Chuyển các đoạn ADN tách ra trong điện di gel sang các bộ lọc màng để phát hiện các trình tự đặc hiệu bằng các đoạn dò bổ sung có gắn nhãn radio hoặc không gắn nhãn radio
3.193
Loài
Nhóm các sinh vật có mức tương đồng cao về di truyền (ADN) và có khả năng lai tạo (thường chứa phân loài, giống hoặc chủng)
CHÚ THÍCH 1: Tên loài được quy định bằng chữ nghiêng kèm theo tên cụ thể, ví dụ: Ananas comonus.
3.194
Tính đặc hiệu
Đặc tính của phương pháp để đáp ứng duy nhất đối với đặc tính hoặc chất phân tích đang được nghiên cứu
3.195
Nhuộm đặc hiệu
Quy trình nhuộm các phân tử sinh học dựa trên việc sử dụng một phân tử reporter gắn với một đoạn dò có khả năng liên kết đặc hiệu vào đích
3.196
Gen bị chồng
Chèn hai hoặc nhiều gen (tổng hợp) vào bộ gen của một sinh vật
3.197
Sự kiện xếp chồng
Sự tích tụ của hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen như là kết quả của việc sinh sản truyền thống và/hoặc các bước chuyển gen liên tiếp
3.198
Vật thay thế
Hợp chất tinh khiết hoặc nguyên tố được thêm vào vật liệu thử nghiệm, có tính chất hóa học và vật lý là đại diện cho chất phân tích gốc
3.199
SYBR green
Thuốc nhuộm cyanine không đối xứng được sử dụng để nhuộm axiy nucleic trong sinh học phân tử
VÍ DỤ:
SYBR green liên kết với ADN, làm cho phức chất màu ADN hấp thụ ánh sáng màu xanh (λmax = 488 nm). Chất màu liên kết ưu tiên do ADN sợi đôi có hiệu năng thấp hơn.
CHÚ THÍCH 1: Các thuốc nhuộm khác được sử dụng trong việc nhuộm axit nucleic bao gồm etidi bromua (ETBr, Syber Safe, đỏ Gel).
3.200
Sai số đo hệ thống
Sai số hệ thống của phép đo
Sai số hệ thống
Thành phần của sai số đo trong các phép đo lặp lại giữ không đổi hoặc thay đổi theo cách có thể dự đoán được.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị đại lượng quy chiếu đối với sai số đo hệ thống là giá trị đại lượng thực, hoặc giá trị đại lượng đo được của chuẩn đo lường có độ không đảm bảo đo không đáng kể, hoặc giá trị đại lượng quy ước.
CHÚ THÍCH 2: Sai số đo hệ thống và nguyên nhân của nó, có thể được biết hoặc chưa biết. Sự hiệu chính có thể được áp dụng để bù cho sai số đo hệ thống đã biết.
CHÚ THÍCH 3: Sai số đo hệ thống bằng sai số đo trừ di sai số đo ngẫu nhiên
[NGUỒN: 2.17 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.201
Taq DNA polymerase
ADN polymerase chịu nhiệt có nguồn gốc từ vi khuẩn ưa nhiệt Thermus aquaticus thường được sử dụng để xúc tác các phản ứng PCR (cần cho các chu trình nhiệt được sử dụng trong kỹ thuật PCR)
3.202
Đoạn gen đích
Đoạn axit nucleic đích cần phát hiện, ví dụ: bằng PCR
3.203
Trình tự đích
Trình tự ADN đặc hiệu cần phát hiện, ví dụ: bằng PCR
3.204
taxon
Nhóm hoặc thể loại cụ thể bất kỳ mà trong đó các sinh vật liên quan được phân loại
3.205
Trình tự đích (nội sinh) taxon cụ thể
Trình tự ADN được biết là đặc trưng cho một taxon đích và luôn có mặt trong taxon đích nhưng luôn không có mặt trong các taxon khác
CHÚ THÍCH 1: Sau đây là hai kiểu trình tự đích cụ thể:
- có thể sử dụng số lượng hoặc số bản sao các trình tự thay đổi, ví dụ: để đánh giá sự có mặt của axit nucleic từ taxon đích;
- có thể sử dụng số lượng bản sao thấp hoặc một bản sao trình tự, ví dụ: làm trình tự tham chiếu để thiết lập nền của các tương đương gen taxon đích trong phân tích định lượng
3.206
Khuôn mẫu
Sợi ADN hoặc ARN xác định trình tự cơ bản của một sợi ADN hoặc ARN được tổng hợp mới, hai sợi này là bổ sung
3.207
Kiểm soát phép thử
Một hoặc nhiều mẫu cần thực hiện qua tất cả hoặc một phần của quy trình phân tích mẫu thử
CHÚ THÍCH 1: Cả hai mẫu kiểm tra kiểm chứng dương tính và âm tính đều có thể được sử dụng làm cơ sở để đánh giá các đặc tính hiệu năng của phương pháp, hỗ trợ quá trình xác định lỗi và hỗ trợ cho việc giải thích kết quả.
3.208
Bộ kiểm tra thử nghiệm
Bộ hóa chất, vật liệu và hướng dẫn sử dụng, được đóng gói thành một bộ và được sử dụng theo quy định của nhà sản xuất bộ kít
3.209
Phần mẫu thử
Một phần của mẫu thử (3.210) được sử dụng để thử nghiệm hoặc phân tích một lần
3.210
Mẫu thử
Mẫu được chuẩn bị để thử nghiệm hoặc phân tích, toàn bộ hoặc một phần được sử dụng để thử nghiệm hoặc phân tích một lần
3.211
Máy chu trình nhiệt
Máy luân nhiệt
Thiết bị phòng thử nghiệm tự động được sử dụng để tăng và giảm nhiệt độ của mẫu theo các bước chương trình cài đặt riêng rẽ
3.212
Chu trình ngưỡng
Ct
Điểm của đường khuếch đại mà tại đó tín hiệu huỳnh quang tăng lên trên đường nền hoặc vượt qua ngưỡng cài đặt đã xác định trước
CHÚ THÍCH 1: Xem thêm ngưỡng chu trình (3.32).
3.213
Chuyển gen
Quá trình mà ADN được chuyển trực tiếp vào tế bào nhận
CHÚ THÍCH 1: Việc chuyển hóa cũng được xác định là chuyển trực tiếp vật liệu di truyền từ vật liệu cho sang vật liệu nhận hoặc thu nhận (ví dụ: các tế bào vi khuẩn) của các chỉ thị di truyền mới (các tính trạng mới được mã hóa bằng ADN mới) thông qua quá trình chuyển hóa.
3.214
Trao đổi gen (trao đổi thông tin di truyền)
Gen hoặc vật liệu di truyền (ADN) được đưa vào bộ gen của tế bào thông qua kỹ thuật ADN tái tổ hợp
CHÚ THÍCH 1: Vật liệu di truyền này có thể bao gồm các promoter, trình tự mồi, codon kết thúc v.v...
3.215
Sinh vật biến đổi gen
Sinh vật có chứa vật liệu di truyền, có nguồn gốc từ các loài khác nhau, được chèn vào bộ gen bằng các kỹ thuật tái tổ hợp ADN
3.216
Cây trồng biến đổi gen
Cây trồng có một gen hoặc nhiều gen có nguồn gốc từ các loài khác, được chuyển vào cây trồng bằng công nghệ ADN tái tổ hợp
3.217
Giá trị đại lượng thực
Giá trị thực của đại lượng
Giá trị thực
Giá trị đại lượng phù hợp với định nghĩa của đại lượng.
CHÚ THÍCH 1: Trong cách tiếp cận sai số để mô tả phép đo, giá trị đại lượng thực được xem là duy nhất và trong thực tế là không biết được. Cách tiếp cận không đảm bảo thừa nhận rằng, do sự không đầy đủ vốn có của chi tiết trong định nghĩa đại lượng, không có một giá trị thực đơn mà đúng hơn là một tập hợp các giá trị đại lượng thực phù hợp với định nghĩa. Tuy nhiên, tập hợp các giá trị này, về nguyên tắc và trong thực tế, là không biết được. Các cách tiếp cận khác hoàn toàn không cần đến khái niệm giá trị đại lượng thực và dựa vào khái niệm tính tương hợp về đo lường của kết quả đo là để đánh giá sự hiệu lực của chúng.
CHÚ THÍCH 2: Trường hợp đặc biệt của hằng số cơ bản, đại lượng được xem là có một giá trị đại lượng thực đơn.
CHÚ THÍCH 3: Khi độ không đảm bảo định nghĩa gắn với đại lượng đo được xem là không đáng kể so với các thành phần khác của độ không đảm bảo đo, đại lượng đo có thể được xem là có một giá trị đại lượng thực "cơ bản duy nhất". Đây là cách tiếp cận của GUM và các tài liệu kèm theo, trong đó từ "thực" được xem là không cần thiết
[NGUỒN: 2.11 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.218
Uracil N-glycosylase
UNG
Enzym loại uracil ra khỏi các trình tự axit nucleic có chứa deoxyuridin của ADN sợi đôi hoặc sợi đơn, để lại các vị trí apyrimidinic
3.219
Dải đã đánh giá xác nhận
Dải nồng độ của một phương pháp phân tích đã được đánh giá xác nhận
3.220
Phương pháp thử đã đánh giá xác nhận
Phương pháp thử được chấp nhận đã qua các nghiên cứu đánh giá xác nhận hoàn thiện để xác định tính chính xác và độ tin cậy của phương pháp này cho một mục đích cụ thể
3.221
Xác nhận giá trị sử dụng
Việc kiểm tra xác nhận các yêu cầu quy định là thỏa đáng cho việc sử dụng đã định.
VÍ DỤ:
Một quy trình đo, thường được sử dụng cho phép đo nồng độ khối lượng nitơ trong nước, cũng có thể được xác nhận giá trị sử dụng cho phép đo trong huyết thanh người.
[NGUỒN: 2.45 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.222
Giống
Phần duy nhất và đồng nhất của một loài thực vật (trừ các loài lai) duy trì các đặc tính của nó từ thế hệ này sang thế hệ khác qua phương thức sinh sản tự nhiên
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm "cây trồng" về cơ bản khác với khái niệm về giống thực vật "varietas", trong đó "cây trồng" là một bộ phận không xác định được do sự chọn lọc có kiểm soát, thậm chí nếu là thực nghiệm; "Varietas" là một bộ phận không rõ ràng do chọn lọc tự nhiên. Thuật ngữ "giống cây trồng" và "giống" (theo nghĩa giống cây trồng) là tương đương.
3.223
vector
Tác nhân được sử dụng để mang gen mới vào tế bào
CHÚ THÍCH 1: Một vector cũng có thể là một sinh vật lây lan mầm bệnh.
3.224
Kiểm định (đánh giá xác nhận)
Việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng đối tượng đã cho đáp ứng các yêu cầu quy định.
VÍ DỤ 1:
Xác nhận rằng mẫu chuẩn đã cho theo yêu cầu là đồng nhất đối với giá trị đại lượng và thủ tục đo liên quan, khi giảm phần chia đo lường tới khối lượng 10 mg.
VÍ DỤ 2:
Xác nhận rằng các tính năng hoặc yêu cầu pháp định của một hệ thống đo là đạt được.
VÍ DỤ 3:
Xác nhận rằng độ không đảm bảo đo mục tiêu là có thể phù hợp.
CHÚ THÍCH 1: Khi có thể áp dụng, độ không đảm bảo đo cần được đưa vào để xem xét.
CHÚ THÍCH 2: Đối tượng có thể là, ví dụ như quá trình, thủ tục đo, vật liệu, hợp chất hoặc hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 3: Các yêu cầu quy định có thể là, ví dụ, các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất được đáp ứng.
CHÚ THÍCH 4: Kiểm định trong đo lường pháp định, như định nghĩa trong VIML[53], và trong đánh giá sự phù hợp nói chung, liên quan đến việc kiểm tra và gắn dấu và/hoặc phát hành giấy chứng nhận kiểm định cho hệ thống đo.
CHÚ THÍCH 5: Không được nhầm lẫn kiểm định với hiệu chuẩn. Không có bất cứ việc kiểm định nào là xác nhận giá trị sử dụng.
CHÚ THÍCH 6: Trong hóa học, kiểm định sự đồng nhất (identity) của thực thể liên quan, hoặc của hoạt tính cần có sự mô tả về cấu trúc hoặc các tính chất của thực thể hoặc hoạt tính đó.
(NGUỒN: 2.44 trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007)]
3.225
Western blot
Protein immunoblot
Việc chuyển protein sang bề mặt liên kết sau khi phân tách bằng điện di có thể quan sát được bằng các phương pháp khác nhau (ví dụ với một kháng thể được dán nhãn radio hoặc kháng thể cộng hợp enzym liên kết đặc hiệu, sau đó bổ sung cơ chất đặc hiệu enzym để tạo sản phẩm phản ứng màu)
Thư mục tài liệu tham khảo
Bibliography
[1] Grains and oilseeds (handling, marketing, processing). Winnipeg, MB: Canadian International Grains Institute, Fourth Edition, 1993
[2] Kent N.L. Technology of cereals: An introduction for students of food science and agriculture. Oxford: Pergamon, Third Edition, 1983, 221 p.
[3] A. Stephens ed. Dictionary of agriculture. London: A & C Black, Third Edition, 2006
[4] TCVN 4827 (ISO 2395), Rây thử nghiệm và phân tích rây - Thuật ngữ và định nghĩa
[5] TCVN 4994 (ISO 5223), Rây thử dùng cho ngũ cốc.
[6] TCVN 11017 (ISO 5526), Ngũ cốc, đậu đỗ và các loại hạt khác - Tên gọi
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006) về Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 1: Yêu cầu chung
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9855-4:2013 (ISO 11138-4:2006) về Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 4: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt khô
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9855-5:2013 (ISO 11138-5:2006) về Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Chất chỉ thị sinh học - Phần 5: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng hơi nước nhiệt độ thấp và quá trình tiệt khuẩn bằng formaldehyd