- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12009:2017 (ISO 8308:2015) về Ống mềm và ống cứng cao su và chất dẻo - Xác định độ thấm chất lỏng qua thành ống
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12116:2017 (ISO 7509:2015) về Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống nhựa nhiệt rắn gia cường thuỷ tinh (GRP) - Xác định thời gian phá huỷ do áp suất bên trong
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12117:2017 (ISO 10952:2014) về Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống và phụ tùng nhựa nhiệt rắn gia cường thuỷ tinh (GRP) - Xác định độ bền hoá học của phần bên trong ống chịu lệch dạng
CHẤT DẺO CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY QUANG HỌC - HƯỚNG DẪN PHƠI NHIỄM DƯỚI ĐÈN HUỲNH QUANGXENON
Standard Practice for Exposure of Photodegradable Plastics in a Xenon Arc Apparatus
Lời nói đầu
TCVN 11999:2018 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 5071:-06 (Reapproved 2013), Standard Practice for exposure of photodegradable plastics in a xenon arc apparatus, với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 5071-06 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.
TCVN 11999:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT DẺO CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY QUANG HỌC - HƯỚNG DẪN PHƠI NHIỄM DƯỚI ĐÈN HUỲNH QUANGXENON
Standard Practice for Exposure of Photodegradable Plastics in a Xenon Arc Apparatus
1.1 Tiêu chuẩn này quy định quy trình và điều kiện thử riêng áp dụng cho việc phơi nhiễm chất dẻo phân hủy quang học trong thiết bị xenon, thực hiện theo hướng dẫn trong ASTM G 151 và ASTM G 155. Tiêu chuẩn này cũng quy định cách chuẩn bị mẫu thử và điều kiện thử phù hợp tốt nhất đối với chất dẻo phân hủy quang học và cách đánh giá các kết quả.
1.2 Tiêu chuẩn này không đề cập đến yếu tố an toàn, nếu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm thiết lập các thực hành an toàn và sức khỏe phù hợp và xác định khả năng áp dụng của các giới hạn quy định trước khi sử dụng.
CHÚ THÍCH 1 Hướng dẫn này tương đương về mặt kỹ thuật với ISO 4892-2 và ASTM D 2565 quy định việc phơi dưới đèn xenon của các chất dẻo sử dụng lâu dài trong các ứng dụng ngoài trời.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12001:2018 (ASTM D 3826), Chất dẻo có khả năng phân hủy - Polyetylen và polypropylen - Xác định điểm phân hủy cuối cùng sử dụng phép thử kéo.
ASTM D 882, Test method for tensile properties of thin plastic sheeting (Phương pháp xác định tính chất dẻo của tấm chất dẻo mỏng).
ASTM D 883, Terminology relating to plastics (Thuật ngữ liên quan đến chất dẻo).
ASTM D 3593, Test method for molecular weight averages/distribution of certain polymers by liquid size-exclusion chromatography (Gel permeation chromatography GPC) using universal calibration (Phương pháp thử trung bình/phân bố khối lượng phân tử của một số polyme bằng Liquid Size- exclusion chromatography (Gel Permeation Chromatography GPC) sử dụng hiệu chuẩn chung) (hủy năm 1993).
ASTM D 3890, Test method for number of strokes to prime a mechanical pump dispenser (Phương pháp thử số lượng chu kỳ để mồi bơm cơ học).
ASTM D 5870, Practice for calculating property retention index of plastics (Hướng dẫn tính toán hệ số duy trì tính chất của chất dẻo).
ASTM E 691, Practice for conducting an interlaboratory study to determine the precision of a test method (Hướng dẫn thực hiện thử nghiệm liên phòng để xác định độ chụm của phương pháp).
ASTM G 113, Terminology relating to natural and artificial weathering tests of nonmetallic materials (Thuật ngữ liên quan đến các phép thử thời tiết tự nhiên và nhân tạo của vật liệu không kim loại).
ASTM G 141, Guide for addressing variability in exposure testing of nonmetallic materials (Hướng dẫn đánh giá khả năng biến thiên trong phép thử phơi nhiễm của vật liệu không kim loại).
ASTM G 147, Practice for conditioning and handling of nonmetallic materials for natural and artificial weathering tests (Điều hòa và xử lý vật liệu không kim loại đối với phép thử thời tiết tự nhiên và nhân tạo).
ASTM G 151, Practice for exposing nonmetallic materials in accelerated test devices that use laboratory light sources (Phơi vật liệu không kim loại trong thiết bị thử gia tốc sử dụng nguồn sáng phòng thí nghiệm).
ASTM G 155, Practice for operating xenon arc light apparatus for exposure of nonmetallic materials (Hướng dẫn vận hành thiết bị xenon để phơi vật liệu không kim loại).
ASTM G 169, Guide for application of basic statistical methods to weathering tests (Hướng dẫn áp dụng phương pháp thống kê cơ bản với phép thử thời tiết).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa và thuật ngữ nêu trong D 883 và G 113.
4.1 Các vật liệu làm bằng chất dẻo có khả năng phân hủy quang học sẽ nhanh chóng phân rã khi được cho tiếp xúc với bức xạ mặt trời, oxy, nhiệt, độ ẩm và các yếu tố phân hủy khác của thời tiết. Tiêu chuẩn này được dùng để đánh giá khả năng phân hủy quang học của chất dẻo khi cho phơi nhiễm trong một thiết bị cung cấp ánh sáng ban ngày mô phỏng [1],[2] và được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm. Việc phơi nhiễm được sử dụng trong tiêu chuẩn này không có mục đích mô phỏng sự suy giảm gây ra bởi hiện tượng thời tiết cục bộ như ô nhiễm môi trường, sự tấn công của vi sinh và tiếp xúc với nước muối. Có thể không có liên hệ trực tiếp giữa kết quả phơi nhiễm trong thiết bị này với các thiết bị thời tiết khác.
4.2 Sự biến thiên của các kết quả có thể có khi các điều kiện vận hành thay đổi trong khoảng giới hạn cho phép của phương pháp. Do đó, tất cả các kết quả từ phương pháp này phải thống nhất bởi các điều kiện vận hành riêng được quy định trong Điều 9. Tham khảo ASTM G 151 để có thông tin chi tiết về các dự báo có thể áp dụng để sử dụng các kết quả thu được theo tiêu chuẩn này.
4.3 Các kết quả phơi nhiễm trong phòng thí nghiệm không thể được ngoại suy trực tiếp để ước lượng tốc độ suy giảm tuyệt đối do môi trường này vì các hệ số gia tốc phụ thuộc vào vật liệu và có thể khác nhau đáng kể đối với từng vật liệu và công thức khác nhau của cùng một loại vật liệu. Tuy nhiên, phơi một vật liệu tương tự có tính năng ngoài trời đã biết, một kiểm chứng, tại cùng thời điểm với mẫu thử cho phép so sánh độ bền tương đối với kiểm chứng dưới các điều kiện thử này. Việc đánh giá độ bền tương đối cũng cải thiện đáng kể sự thống nhất kết quả giữa các phòng thử nghiệm khác nhau [3].
4.4 Kết quả thử sẽ phụ thuộc vào việc vận hành thiết bị theo đúng ASTM G 155. Các yếu tố quan trọng bao gồm việc quy định điện áp dòng, nước không có muối hoặc các cặn khác, việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, điều kiện và tuổi thọ của đèn đốt và lọc.
CHÚ THÍCH 2 Thông tin bổ sung về nguồn sai khác và các thay đổi trong thiết kế, thực thi và phân tích dữ liệu của phép thử gia tốc trong phòng thí nghiệm được quy định trong ASTM G 141.
4.5 Trước khi thực hiện phép thử này, phải viện dẫn đến các yêu cầu của vật liệu sẽ được thử. Việc chuẩn bị, điều hòa, kích thước hoặc thông số thử bất kỳ cũng như những kết hợp được nêu trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu phải được ưu tiên so với các điều kiện được nêu trong tiêu chuẩn này. Nếu không có các quy định kỹ thuật của vật liệu thì áp dụng theo các điều kiện đã ấn định.
5.1 Thiết bị thử phơi nhiễm được sử dụng phải là nguồn bức xạ của đèn xenon và thiết bị đáp ứng yêu cầu được nêu trong ASTM G 151 và ASTM G 155.
5.1.1 Trừ khi có quy định khác, sự phân bố năng lượng phổ của đèn xenon phải phù hợp với các yêu cầu của Bảng 1 trong ASTM G 155 đối với đèn xenon có bộ lọc ánh sáng ban ngày.
6.1 Kích cỡ và hình dáng của mẫu thử phơi nhiễm sẽ được xác định bởi yêu cầu kỹ thuật của phương pháp thử cụ thể được sử dụng để đánh giá tác động của việc phơi nhiễm lên mẫu thử; phương pháp thử phải được các bên quan tâm xác định. Khi thực hiện, mẫu thử nên có kích cỡ để vừa với giá giữ mẫu và khay được cung cấp cùng với thiết bị phơi nhiễm. Trừ khi được cung cấp cùng với một đệm đỡ riêng là một phần kèm theo phép thử, mẫu thử phải được gắn sao cho chỉ có diện tích mẫu tối thiểu cần thiết để đỡ bởi giá giữ mẫu bị che phủ. Để đỡ mẫu mềm dẻo, cứng thường gắn một tấm nhôm dày 0,025 in. (0,64 mm) vào hoặc đỡ ở sau.
6.2 Trừ khi có quy định khác, chuẩn bị ít nhất ba mẫu của mỗi vật liệu thử và đối chứng được phơi nhiễm.
6.3 Giữ lại nguồn cấp mẫu chưa phơi nhiễm của tất cả vật liệu được đánh giá.
6.3.1 Khi sử dụng phép thử phá hủy nên giữ lại một lượng mẫu thử đủ để có thể đánh giá tính chất quan tâm trên các mẫu thử mỗi khi vật liệu phơi nhiễm được đánh giá.
6.4 Thực hiện quy trình mô tả trong ASTM G 147 để nhận biết, điều hòa và xử lý mẫu thử, vật liệu kiểm soát và vật liệu đối chứng trước, trong khi và sau khi phơi nhiễm.
6.5 Không che bề mặt của mẫu thử với mục đích đánh giá ảnh hưởng của thời gian phơi nhiễm nhiễm khác nhau trên một dải diện tích mẫu. Việc này không đảm bảo rằng kết quả sẽ chính xác do các phần bị che của mẫu thử vẫn phơi nhiễm với nhiệt độ và độ ẩm và trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
6.6 Trong một số vật liệu, độ dày mẫu thử ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thử. Độ dày của mẫu thử và mẫu đối chứng phải trong khoảng ± 10 % của kích thước danh nghĩa.
CHÚ THÍCH 3 Độ dày của một mẫu thử đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu các tính chất cơ học.
7.1 Nên phơi vật liệu đối chứng cùng một lúc với vật liệu nghiên cứu để xác định tính năng tương đối, nếu không thực hiện được việc so sánh tính năng giữa các vật liệu thử với nhau. Tất cả các bên quan tâm phải thống nhất về vật liệu đối chứng được sử dụng.
7.1.1 Việc nhận biết vật liệu đối chứng bất kỳ được sử dụng phải nêu trong báo cáo.
7.2 Gắn mẫu thử vào vị trí phơi mẫu thử với bề mặt thử quay về phía đèn. Khi mẫu thử không phủ hết hoàn toàn diện tích phơi thì che kín khoảng trống bằng các tấm kim loại trắng không có mẫu thử để duy trì điều kiện thử trong buồng.
7.3 Giữ các mẫu thử với diện tích phơi tại nơi mà bức xạ đạt ít nhất 90 % của bức xạ đo, tại chính giữa diện tích phơi. Tại các diện tích mà bức xạ nằm trong khoảng từ 70 % đến 90 % bức xạ tối đa, hoặc là đặt lại vị trí theo lịch thỏa thuận giữa các bên liên quan hoặc đặt ngẫu nhiên vị trí hai mẫu song song và xác định sự thay đổi tính chất trung bình. Xác định đồng đều của bức xạ theo ASTM G 151.
7.4 Bảng 1 đưa ra ba chu kỳ được sử dụng đối với quá trình phơi nhiễm xenon của chất dẻo có khả năng phân hủy quang học. Trừ khi có quy định khác, sử dụng Chu kỳ 1 để phơi vật liệu sẽ được thử độc tính sau khi phơi. Phải có sự thống nhất chung giữa tất cả các bên quan tâm đối với quy trình phơi riêng được sử dụng. Có thể sử dụng các điều kiện thử khác theo thỏa thuận chung miễn là các điều kiện được báo cáo phù hợp với Điều 9. Các điều kiện không giống nhau có thể cho các kết quả khác nhau đáng kể.
7.4.1 Trừ khi có quy định khác, vận hành các thiết bị sao cho độ lệch cho phép về điều kiện điểm cài đặt cho trong Bảng 1 nằm trong khoảng giới hạn quy định tại Bảng 2. Nếu các điều kiện vận hành thực tế không thỏa mãn với cài đặt của thiết bị sau khi thiết bị đã được ổn định, dừng phép thử và hiệu chỉnh nguyên nhân gây ra sự sai lệch này trước khi tiếp tục.
7.5 Trừ khi có quy định khác, không lấy mẫu thử ra khỏi thiết bị phơi nhiễm lâu hơn 24 h và sau đó quay lại thử bổ sung vì việc dừng này có thể ảnh hưởng đến kết quả. Báo cáo thời gian trôi qua theo Điều 9.
CHÚ THÍCH 4 Vì sự ổn định của mẫu có thể phụ thuộc vào thời gian, người sử dụng được cảnh báo rằng nếu quá thời gian phơi nhiễm nhiễm kéo dài hoặc khi các sai lệch nhỏ trong giới hạn chấp nhận được dự đoán trước, việc so sánh giữa mẫu phơi nhiễm với mẫu lưu có thể không đảm bảo về tính giá trị. Các phép đo thực hiện bằng thiết bị nên làm bất kỳ khi nào có thể.
7.6 Độ tinh khiết của nước
7.6.1 Độ tinh khiết của nước sử dụng để phun mẫu thử rất quan trọng. Nếu không có xử lý đúng để loại cation, anion, các chất hữu cơ và đặc biệt là silic thì các phần phơi nhiễm sẽ phát triển đốm hoặc biến mầu, không đặc trưng bởi tiếp xúc ở bên ngoài.
7.6.2 Tuân thủ các yêu cầu độ tinh khiết nước theo G 151.
7.6.3 Nếu mẫu thử có đóng cặn hoặc biến màu sau khi phơi trong thiết bị, kiểm tra độ tinh khiết của nước để xác định xem có thỏa mãn theo 7.6.2 hay không. Trong một vài trường hợp, mẫu phơi nhiễm bị nhiễm bẩn bởi cặn từ vi sinh vật phát triển trong nước lọc sử dụng để phun lên mẫu. Nếu phát hiện thấy sự nhiễm bẩn vi sinh vật thì làm sạch toàn bộ hệ thống sử dụng để phun nước lên mẫu thử bằng clo và rửa sạch trước khi tiếp tục cho tiếp xúc.
7.6.4 Khi đáp ứng được các yêu cầu về độ tinh khiết nước nêu trên và không có được sự thống nhất giữa các bên về việc mở rộng các vấn đề gây ra bởi biến màu hoặc đóng cặn, tiến hành các phép thử trọng tài tại ít nhất một phòng thử nghiệm khác mà có thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nước như mô tả trong G 151.
7.6.5 Nhiệt độ đặc trưng của nước sử dụng để phun mẫu thử là (21 ± 5) °C (70 ± 9) °F. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ môi trường thấp và không sử dụng bình chứa để giữ nước đá lọc thì nhiệt độ nước sử dụng để phun mẫu thử có thể thấp hơn khoảng đặc trưng đã cho.
Bảng 1 - Chu kỳ thử hay được sử dụng để phơi nhiễm dưới đèn xenon chất dẻo có khả năng phân hủy quang học A
Số chu kỳ | Mô tả chu kỳ B, C, D | Nhiệt độ tấm đen không cách nhiệt (ºC)C, D, E | Bức xạ đặc trưng B, C, D | Sử dụng đặc trưngF |
1 | Ánh sáng liên tục | 63 | 0,35 W/(m2.nm) ở 340 nm 41,5 W/(m2.nm) từ 300 nm đến 400 nm 365 W/(m2.nm) từ 300 nm đến 800 nm | Yêu cầu khi mẫu được phơi nhiễm sẽ sử dụng cho phép thử độc tính |
2 | Ánh sáng liên tục sử dụng 102 min chỉ chiếu sáng và 18 min chiếu sáng và phun nước G | 63 | 0,35 W/(m2.nm) ở 340 nm 41,5 W/(m2.nm) từ 300 nm đến 400 nm 365 ± 20 W/(m2.nm) từ 300 nm đến 800 nm | Phơi khi có yêu cầu độ ẩm nhẹ H |
3 | 18 h chiếu sáng liên tục, sử dụng 18 min chiếu sáng và 18 min chiếu sáng và phun nước G | 63 | 0,35 W/(m2.nm) ở 340 nm 41,5 W/(m2.nm) từ 300 nm đến 400 nm 365 W/(m2.nm) từ 300 nm đến 800 nm | Được khuyến nghị khi có yêu cầu một giai đoạn tối với độ ẩm cao |
| 6h tối: 95 % độ ẩm tương đối (không phun nước) liên tục lặp lại | 38 |
|
|
A Các chu kỳ được mô tả không được liệt kê theo thứ tự quan trọng và không được khuyến cáo cho các ứng dụng đã được chỉ ra. B Như nếu trong 5.1.1, SPD của đèn xenon phải phù hợp với các yêu cầu của G151 đối với đèn xenon có bộ lọc ánh sáng ban ngày. C Trừ khi có quy định khác, vận hành thiết bị để duy trì sự dao động vận hành quy định như trong bảng 2 đối với các thông số trong bảng này. Nếu các điều kiện vận hành thực tế không phù hợp với các cài đặt của máy sau khi thiết bị đã ổn định thì dừng phép thử và điều chỉnh nguyên nhân trước khi tiếp tục. D Các điểm cài đặt và các dao động vận hành có thể được liệt kê độc lập với nhau hoặc theo cách: điểm cài đặt ± dao động vận hành. Điểm cài đặt là điều kiện mục tiêu của cảm biến sử dụng tại điểm kiểm soát vận hành được lặp chương trình bởi người sử dụng. Các dao động vận hành là các sai khác so với điểm cài đặt đã chỉ ra tại điểm kiểm soát được thể hiện bởi đầu ra của cảm biến kiểm soát đã được hiệu chuẩn trong suốt quá trình vận hành cân bằng và không bao gồm độ không đảm bảo đo. Tại điểm kiểm soát vận hành, dao động vận hành có thể không vượt quá giá trị tại cân bằng. Khi một tiêu chuẩn yêu cầu một điểm cài đặt cụ thể, người sử dụng chương trình con số chính xác. Các dao động vận hành được quy định cùng với điểm cải đặt không chỉ ra rằng người sử dụng được phép thiết lập một điểm cài đặt cao hơn hoặc thấp hơn điểm đã được quy định. E Trừ khi có quy định khác, nhiệt độ tấm đen chỉ sử dụng trong chu kỳ có chiếu sáng. Nhiệt độ tấm đen cân bằng đạt được không có giai đoạn phun. Trong một vài trường hợp, vwois khoảng chiếu sáng nhỏ hơn 30 min, nhiệt độ tấm đen tối đa không đạt được đến cân bằng. F “Sử dụng đặc trưng” không ngụ ý rằng các kết của từ việc phơi các vật liệu này theo chu kỳ được mô tả sẽ tương quan với các kết quả từ điều kiện sử dụng thực tế. G Trừ khi có quy định khác, phun nước ám chỉ rằng nước được phun lên bề mặt phơi nhiễm của mẫu thử H Chu kỳ này đã được sử dụng với chất dẻo bởi quy ước trước đó và một mô phỏng đầy đủ các ảnh hưởng của phơi nhiễm ngoài trời không được đảm bảo. Có thể sử dụng các quy trình khác theo thỏa thuận. |
Bảng 2 - Dung sai các điều kiện phơi nhiễm
Thông số | Sai khác cho phép lớn nhất so với điểm cài đặt tại điểm kiểm soát được chỉ ra bởi chỉ thị của cảm biến kiểm soát đã hiệu chuẩn trong quá trình vận hành |
Nhiệt độ tấm đen | ± 2,5 °C |
Nhiệt độ không khí buồng | ± 2 °C |
Độ ẩm tương đối | ± 5% |
Bức xạ (kiểm tra ở 340 nm) | ± 0,02 W/(m2.nm) |
Bức xạ (kiểm tra ở 300 nm đến 400 nm) | ± 2 W/m2 |
Bức xạ (kiểm tra ở 300 nm đến 800 nm) | ± 20 W/m2 |
8 Khoảng thời gian phơi nhiễm nhiễm và đánh giá kết quả thử
8.1 Trong hầu hết các trường hợp, cần thiết phải đánh giá vật liệu thử và vật liệu kiểm chứng theo từng giai đoạn để xác định mức độ biến thiên và xu hướng thay đổi tính chất là hàm số của thời gian phơi nhiễm nhiễm hoặc phơi nhiễm bức xạ.
8.2 Thời gian phơi nhiễm nhiễm hoặc bức xạ phơi nhiễm cần để gây ra sự thay đổi nhất định về tính chất của một vật liệu có thể được sử dụng để đánh giá hoặc phân loại độ bền của vật liệu đó. Phương pháp này hay được dùng để đánh giá các vật liệu sau một khoảng thời gian phơi nhiễm nhiễm hoặc bức xạ phơi nhiễm bất kỳ.
8.2.1 Phơi nhiễm trong một khoảng thời gian bất kỳ hoặc phơi nhiễm bức xạ có thể được sử dụng với một phép thử riêng nếu được thống nhất bởi các bên quan tâm hoặc nếu có yêu cầu đánh giá sự phù hợp với một yêu cầu cụ thể. Khi chỉ sử dụng một khoảng phơi nhiễm, chọn thời gian hoặc bức xạ phơi nhiễm mà sẽ gây ra sự chênh lệch tính năng lớn nhất giữa các vật liệu thử với nhau hoặc giữa vật liệu thử với vật liệu đối chứng.
8.2.2 Thời gian phơi nhiễm nhiễm tối thiểu sử dụng phải đủ để tạo ra thay đổi bền vững về tính chất quan tâm của vật liệu bền nhất được đánh giá. Thời gian phơi nhiễm nhiễm gây ra thay đổi đáng kể cho một loại vật liệu không thể dùng để áp dụng cho các vật liệu khác.
8.2.3 Mối liên hệ giữa thời gian phá hủy và phơi nhiễm thực hiện theo tiêu chuẩn này và thời gian sử dụng trong môi trường ngoài trời yêu cầu xác định một hệ số gia tốc có giá trị. Không sử dụng các hệ số gia tốc bất kỳ liên quan đến thời gian trong phơi nhiễm được thực hiện theo tiêu chuẩn này và thời gian của một môi trường ngoài trời vì nó có thể cho các thông tin không chính xác. Hệ số gia tốc phụ thuộc vật liệu và chỉ có giá trị nếu dựa trên số liệu từ một số các phơi nhiễm gia tốc trong phòng thử nghiệm và ở bên ngoài riêng rẽ, sao cho các kết quả sử dụng để liên kết với thời gian phá hủy trong mỗi phơi nhiễm có thể được phân tích theo phương pháp thống kê.
CHÚ THÍCH 5 Ví dụ về phân tích thống kê sử dụng phơi nhiễm bên ngoài và trong phòng thử nghiệm để tính toán hệ số gia tốc được mô tả trong tài liệu tham khảo [4], Xem ASTM G151 để biết thêm thông tin và những cảnh báo bổ sung về việc sử dụng hệ số gia tốc.
8.3 Sau mỗi khoảng thời gian phơi nhiễm, đánh giá hoặc tính toán tốc độ thay đổi của mẫu thử được phơi theo các phương pháp thử của ASTM. Điểm phân hủy cuối của polyolefin có thể được xác định bằng phép thử kéo đứt thực hiện theo ASTM D3826. Các tính chất khác có thể được xác định gồm khối lượng phân tử theo ASTM D 3592 và độ bền kéo đứt, độ giãn dài theo ASTM D 882.
CHÚ THÍCH 6 Đối với một vài vật liệu, sự thay đổi có thể còn tiếp tục sau khi mẫu thử được lấy ra khỏi thiết bị phơi nhiễm. Các phép đo (bằng mắt hoặc thiết bị) thường được thực hiện trong khoảng thời gian chuẩn hóa hoặc theo sự thỏa thuận của các bên liên quan. Xem xét việc điều hòa trước khi thử, khi xác định khoảng thời gian chuẩn hóa này.
8.4 Sử dụng kết quả phơi nhiễm thực hiện theo tiêu chuẩn này trong các yêu cầu kỹ thuật.
8.4.1 Nếu một tiêu chuẩn hoặc yêu cầu kỹ thuật chung yêu cầu mức độ tính chất xác định sau một khoảng thời gian phơi nhiễm hoặc bức xạ nhất định trong phép thử phơi nhiễm thực hiện theo tiêu chuẩn này thì dựa trên mức tính chất đã quy định từ các kết quả của thử nghiệm liên phòng dùng để xác định độ tái lập của phơi nhiễm này và các quy trình xác định tính chất. Thực hiện các thử nghiệm liên phòng theo Tiêu chuẩn ASTM E 691 hoặc ASTM D 3980 và bao gồm một mẫu đại diện thống kê của tất cả các phòng thử nghiệm hoặc tổ chức đã thực hiện phơi nhiễm và xác định tính chất này.
8.4.2 Nếu một tiêu chuẩn hoặc yêu cầu kỹ thuật để sử dụng giữa hai hoặc ba bên yêu cầu một mức tính chất xác định sau một thời gian phơi nhiễm hoặc bức xạ phơi nhất định trong phép thử phơi nhiễm thực hiện theo tiêu chuẩn này thì dựa trên mức tính chất đã quy định từ hai thử nghiệm độc lập thực hiện trong mỗi phòng thử nghiệm để xác định độ tái lập của phơi nhiễm này và các quy trình xác định tính chất. Độ tái lập của phơi nhiễm/quy trình xác định tính chất sau đó được sử dụng để xác định mức tính chất tối thiểu sau khi phơi, đã được thống nhất giữa tất cả các bên liên quan.
8.4.3 Khi không thiết lập được độ tái lập của các kết quả từ một phép thử phơi nhiễm thực hiện theo tiêu chuẩn này thông qua thử nghiệm liên phòng, quy định các yêu cầu tính năng cho vật liệu để so sánh (xếp loại) với một vật liệu đối chứng. Phơi tất cả mẫu thử đồng thời trong cùng một thiết bị. Tất cả các bên quan tâm phải thống nhất về vật liệu đối chứng được sử dụng.
8.4.3.1 Thực hiện phân tích biến thiên để xác định có sự chênh lệch đáng kể về mặt thống kê giữa vật liệu thử và vật liệu đối chứng hay không. Phơi song song các mẫu thử và hệ thống đối chứng sao cho có thể xác định được chênh lệch tính năng đáng kể về mặt thống kê.
CHÚ THÍCH 7 Sử dụng so sánh xếp loại giữa vật liệu thử và vật liệu đối chứng trong các yêu cầu kỹ thuật được nêu trong tài liệu tham khảo (5).
CHÚ THÍCH 8 ASTM G 169 bao gồm các ví dụ về việc sử dụng phân tích biến thiên để so sánh các vật liệu.
9.1 Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
9.1.1 Nhận biết đầy đủ và mô tả (ví dụ kích thước) vật liệu được thử và vật liệu đối chứng được sử dụng.
9.1.2 Loại và model của thiết bị phơi nhiễm.
9.1.3 Loại nguồn sáng.
9.1.4 Loại và tuổi thọ của thiết bị lọc khi bắt đầu phơi nhiễm và có phải thay đổi lọc trong quá trình phơi hay không.
9.1.5 Nếu bề mặt phơi nhiễm của một mẫu thử không nằm trong mặt phẳng mẫu thử của thiết bị, báo cáo khoảng cách giữa mẫu thử và nguồn sáng. Đối với các mẫu thử ba chiều mà trải rộng hết lên mặt mẫu thử (trước hoặc sau mặt mẫu thử hoặc cả hai), báo cáo khoảng cách tối thiểu và tối đa từ mặt phơi của mẫu với nguồn sáng.
9.1.6 Nếu xác định, phơi ánh sáng tính theo W/(m2.mm) hoặc phơi bức xạ tính theo J/(m2.mm) trên mặt phẳng mẫu và chiều dài bước sóng mà tại đó thực hiện phép đo. Đối với các phép đo dải rộng, phơi ánh sáng tính theo W/m2 hoặc phơi bức xạ tính theo J/m2 và vùng bước sóng tại đó thực hiện phép đo. Báo cáo sai khác bất kỳ so với các vận hành quy định tại Bảng 2.
9.1.7 Thời gian phơi nhiễm nhiễm.
9.1.8 Chu kỳ phun nước có ánh sáng và tối được thực hiện.
9.1.9 Loại tấm đen (không cách nhiệt hoặc cách nhiệt) được sử dụng và điểm đặt nhiệt độ của tấm đen. Nếu thực hiện các khoảng sáng và tối thì báo cáo điểm đặt của từng khoảng. Báo cáo sai khác bất kỳ so với các vận hành quy định tại Bảng 2.
9.1.10 Nếu độ ẩm tương đối được kiểm soát, báo cáo điểm đặt độ ẩm tương đối. Nếu thực hiện quy trình sáng và tối thì báo cáo điểm đặt độ ẩm tương đối của mỗi quy trình. Báo cáo sai khác bất kỳ so với các vận hành quy định trong bảng 2.
9.1.11 Nếu nhiệt độ buồng (không khí) được kiểm soát, báo cáo điểm đặt nhiệt độ buồng (không khí). Nếu thực hiện quy trình sáng và tối thì báo cáo điểm đặt nhiệt độ buồng (không khí) của mỗi quy trình. Báo cáo sai khác bất kỳ so với các vận hành quy định tại Bảng 2.
9.1.12 Kiểu phun nước nếu sử dụng và tổng mức chất rắn và silic của nước dùng để phun mẫu thử nếu vượt quá giới hạn trong 7.6.
9.1.13 Loại đầu phun.
9.1.14 Quy trình đặt lại vị trí mẫu thử nếu có sử dụng.
9.1.15 Thời gian và các kết quả thử tính chất vật lý, nhận biết về phòng thử nghiệm thực hiện phép thử phơi nhiễm và xác định tính chất (nếu các phòng khác nhau thực hiện phép thử phơi nhiễm và xác định tính chất thì nhận biết cả hai).
9.1.15.1 Nếu có báo cáo sự duy trì một tính chất đặc trưng, xem ví dụ của các tính toán trong D5870
10.1 Độ chụm
Độ lặp lại và tái lập của kết quả thu được trong phơi nhiễm thực hiện theo tiêu chuẩn này sẽ thay đổi với vật liệu được thử, tính chất vật liệu sẽ được xác định và điều kiện thử cũng như chu kỳ thử được sử dụng, cần thiết phải xác định độ tái lập của quy trình phơi nhiễm/xác định tính chất khi sử dụng kết quả từ các quy trình phơi nhiễm được thực hiện theo tiêu chuẩn này trong các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
10.2 Độ chệch
Độ chệch có thể không xác định được vì không có vật liệu tham chiếu thời tiết chuẩn.
Thư mục tài liệu tham khảo
ASTM D 1293, Test method for pH of water (Phương pháp thử pH của nước).
ASTM D 2565, Practice for xenon-arc exposure of plastics internded for outdoor applications (Hướng dẫn phơi nhiễm chất dẻo dưới đèn xenon dùng trong các ứng dụng ngoài trời).
ISO 4892-2, Plastics - Method of exposure to laboratory light sources - Part 2: Xenon arc sources (Chất dẻo - Phương pháp phơi với nguồn sáng phòng thí nghiệm - Phần 2: Nguồn sáng xenon).
Publication CIE Bo.85 (1989)
DIN 53384, Testing of plastics: Artificial weathering or exposure in laboratory exposure weathering or exposure in laboratory exposure apparatus to UV radiation (Thử chất dẻo: Thời tiết nhân tạo hoặc phơi trong thiết bị phơi phòng thí nghiệm với bức xạ UV).
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12009:2017 (ISO 8308:2015) về Ống mềm và ống cứng cao su và chất dẻo - Xác định độ thấm chất lỏng qua thành ống
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12116:2017 (ISO 7509:2015) về Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống nhựa nhiệt rắn gia cường thuỷ tinh (GRP) - Xác định thời gian phá huỷ do áp suất bên trong
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12117:2017 (ISO 10952:2014) về Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - Ống và phụ tùng nhựa nhiệt rắn gia cường thuỷ tinh (GRP) - Xác định độ bền hoá học của phần bên trong ống chịu lệch dạng