- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10622:2014 (ISO 13756:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức - Phương pháp thể tích (chuẩn độ điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10623:2014 (ISO 11494:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10624:2014 (ISO 11495:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng paladi trong hợp kim paladi dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn
ISO 18323:2015
ĐỒ TRANG SỨC - LÒNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP KIM CƯƠNG
Jewellery - Consumer confidence in the diamond industry
Lời nói đầu
TCVN 12177:2017 hoàn toàn tương với ISO 18323:2015.
TCVN 12177:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174 Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐỒ TRANG SỨC - LÒNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
KIM CƯƠNG
Jewellery - Consumer confidence in the diamond industry
Tiêu chuẩn này quy định một tập hợp các thuật ngữ nhận diện được phép sử dụng trong ngành công nghiệp kim cương và được thiết kế riêng sao cho người tiêu dùng có thể hiểu được. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng bao gồm các định nghĩa nhằm mục đích tạo ra sự rõ ràng minh bạch hơn cho các thương nhân và duy trì lòng tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp kim cương nói chung.
Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ được sử dụng trong quá trình mua và bán kim cương tự nhiên, kim cương xử lý, kim cương tổng hợp, kim cương ghép và các đá thay thế kim cương.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Tự nhiên (natural)
Được tạo thành hoàn toàn bởi tự nhiên, không có sự can thiệp của con người trong quá trình hình thành.
2.2
Kim cương tự nhiên (diamond)
Khoáng vật được hình thành trong tự nhiên, có thành phần chủ yếu là carbon kết tinh trong hệ tinh thể đẳng thước (lập phương), với độ cứng 10 trên thang Mohs, khối lượng riêng gần 3,52 và chỉ số khúc xạ (chiết suất) xấp xỉ 2,42.
CHÚ THÍCH: Việc gọi tên “kim cương" mà không có thêm chỉ dẫn nào khác thì luôn được hiểu là “kim cương tự nhiên". Hai thuật ngữ này là tương đương và mang cùng một nghĩa.
2.3
Kim cương xử lý (treated diamond)
Kim cương (2.2) đã có sự can thiệp bất kỳ nào khác của con người trừ việc mài cắt, đánh bóng, tẩy sạch và gắn trên đồ trang sức, nhằm mục đích thay đổi dáng vẻ bên ngoài của nó một cách ổn định hoặc tạm thời.
VÍ DỤ: Bọc phủ, làm đầy vết nứt, xử lý nhiệt, chiếu xạ, khoan laser, xử lý cao áp cao nhiệt (HPHT - high pressure high temperature) hay bất kỳ một quá trình vật lý hoặc hóa học nào khác.
2.4
Kim cương tổng hợp (synthetic diamond)
Kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm (laboratory-grown diamond)
Kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm tạo (laboratory-created diamond)
Sản phẩm nhân tạo về cơ bản có cùng thành phần hóa học, cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý (kể cả tính chất quang học) như kim cương tự nhiên.
CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ tiếng Anh “laboratory-created diamond” (kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm) hoặc “laboratory-grown diamond” (kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm) có thể được sử dụng đồng nghĩa với thuật ngữ “synthetic diamond” (kim cương tổng hợp). Nơi nào việc dịch trực tiếp thuật ngữ tiếng Anh “laboratory-created diamond” (kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm) hoặc “laboratory-grown diamond” (kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm) không được chấp thuận thì chỉ thuật ngữ dịch “kim cương tổng hợp" được sử dụng.
CHÚ THÍCH 2: Không được sử dụng các từ viết tắt như “lab grown”, “lab created” “lab diamond” hoặc “syn diamond”.
CHÚ THÍCH 3: Từ “phòng thí nghiệm” ở đây là nói đến phương tiện sản xuất kim cương tổng hợp. Điều này không được nhầm lẫn với phòng thí nghiệm ngọc học nơi tiến hành phân tích, xác nhận, kiểm định, phân loại (phân cấp) kim cương.
2.5
Đá composit/Đá ghép (composit stone/ assembled stone)
Đá được ghép từ hai hay nhiều phần.
2.6
Brilliant
Brilliant là danh từ chỉ viên kim cương được chế tác tròn kiểu chói sáng.
2.7
Đá nhân tạo (artificial stone)
Đá kết tinh không có sản phẩm tương tự trong tự nhiên.
2.8
Thay thế kim cương/Chất thay thế kim cương (imitation of diamond / diamond simulant)
Bất cứ sản phẩm nhân tạo nào được dùng để bắt chước hình dáng bên ngoài của kim cương tự nhiên (2.2).
Xem 3.6.
2.9
Viên đá (stone)
Đá quý (bao gồm cả kim cương), đá quý xử lý, đá tổng hợp, đá ghép và các đá nhân tạo dùng được trong đồ trang sức.
2.10
Đá quý (gemstone)
Khoáng vật có nguồn gốc tự nhiên, thô, đã được chế tác và/hoặc mài bóng, thường được sử dụng trong đồ trang sức do có sự kết hợp của vẻ đẹp với độ hiếm và giá trị.
CHÚ THÍCH 1 : Để chỉ “đá quý” có thể dùng thuật ngữ “quý”, “thực”, "thật" và “tự nhiên”.
2.11
Ngọc (gem)
Đá quý và/ hoặc chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, thường sử dụng trong đồ trang sức do có sự kết hợp của vẻ đẹp với độ hiếm và giá trị.
CHÚ THÍCH 1 : Để chỉ “ngọc“ có thể dùng thuật ngữ “quý”, “thực”, “thật” và “tự nhiên”.
2.12 Đặc tính
2.12.1
Độ tinh khiết (clarity)
Sự có mặt hoặc vắng mặt tương đối của các đặc điểm bên trong/các bao thể và các đặc điểm bên ngoài/các tì vết trên mặt.
2.12.2
Màu sắc (colour)
Sự có mặt hoặc hoặc vắng mặt tương đối của gam màu (hue), độ bão hòa màu (saturation) và tông màu (lightness) trong điều kiện quan sát tiêu chuẩn.
2.12.3
Chất lượng chế tác/Giác cắt (cut)
Bao gồm hình dạng, độ cân đối, độ đối xứng và độ bóng.
2.12.4
Cara (carat)
Đơn vị đo khối lượng.
CHÚ THÍCH 1: Một carat tương đương với 200 mg (0,20g).
2.12.5
Hình dạng (shape)
Đường viền khi quan sát vuông góc với mặt bàn.
2.12.6
Khối lượng tổng (total weight)
Khối lượng chung của nhiều viên kim cương tự nhiên, khối lượng chung của nhiều viên kim cương xử lý, khối lượng chung của nhiều viên kim cương tổng hợp hoặc khối lượng chung của nhiều viên đá thay thế kim cương.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp nhiều vật liệu khác nhau được kết hợp trong một đồ trang sức hoặc đính rời, thì không được tính tổng khối lượng của các loại đá khác nhau.
2.12.7
Huỳnh quang (fluorescence)
Sự phát quang được quan sát dưới ánh sáng cực tím (UV).
2.12.8
Phân cấp chất lượng kim cương (diamond grading)
Nhằm xác định và miêu tả các tính chất quan trọng nhất của một kim cương đã chế tác (xem 2.2).
VÍ DỤ: Độ tinh khiết, màu sắc, chất lượng chế tác và khối lượng cara.
CHÚ THÍCH: Kim cương tổng hợp (2.4) cũng có thể được phân cấp chất lượng.
2.13 Các quá trình xử lý
2.13.1
Quá trình xử lý (treatment)
Bất kỳ sự can thiệp nào của con người nhằm mục đích làm biến đổi hình dáng bên ngoài của viên đá trừ những công đoạn được chấp nhận như mài cắt, đánh bóng, làm sạch và gắn trên đồ trang sức.
VÍ DỤ: Sơn phủ, làm đầy vết nứt, xử lý nhiệt, chiếu xạ, khoan laser, xử lý HPHT hay bất kỳ quá trình vật lý hoặc hóa học nào khác.
2.13.2
Làm đầy vết nứt (fracture filling)
Để lấp đầy toàn bộ hoặc một phần vết nứt/khe hở với một chất, ví dụ như thủy tinh nhằm mục đích làm vết nứt/khe hở khó thấy hơn.
2.13.3.
Chiếu xạ (irradiation)
Phơi nhiễm dưới bức xạ để thay đổi màu sắc.
2.13.4
Khoan laser (laser drilling)
Dùng tia laser đốt cháy một đường dẫn từ bề mặt viên kim cương đến một bao thể (thường có màu đen), đường dẫn này cho phép xử lý hóa học bao thể đó với mục đích làm cho nó khó thấy hơn.
2.13.5
Xử lý cao áp cao nhiệt HPHT (HPHT treatment)
Làm thay đổi màu sắc thông qua một quá trình xử lý có sử dụng cả áp suất cao và nhiệt độ cao.
2.13.6
Bọc phủ (coating)
Phủ một chất được lên toàn bộ hoặc một phần bề mặt viên kim cương để thay đổi dáng vẻ bên ngoài.
2.14. Tài liệu
2.14.1
Tài liệu thương mại (commercial documents)
Những tài liệu được viết ra, bao gồm bằng phương tiện điện tử, kỹ thuật số, hoặc trên internet, để ghi lại những điều khoản bán hàng và giá mua hiện tại hoặc đang chờ.
VÍ DỤ: Các chứng chỉ, hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền, bản ghi nhớ, sự chấp thuận, chào giá, biên lai, quảng cáo, phiếu giám định hoặc bất cứ tài liệu nào khác có bản chất hoặc ý nghĩa tương tự.
2.14.2
Sự công khai thông tin (disclosure)
Cung cấp các thông tin có liên quan đến viên kim cương tự nhiên (2.2), kim cương tổng hợp (2.4) hoặc đá thay thế kim cương (2.8) và những quá trình xử lý chúng.
3.1 Sử dụng sai thuật ngữ
Việc đưa ra nhận xét, mô tả hoặc minh họa mang tính sai lệch hoặc lừa dối liên quan đến nguồn gốc, sự hình thành, khai thác hoặc trạng thái của bất kỳ một viên kim cương tự nhiên, kim cương xử lý, kim cương tổng hợp, đá thay thế kim cương hoặc kim cương ghép, không phù hợp về mọi phương diện với bất kỳ một và tất cả các điều khoản có ở đây trong quá trình bán, tiếp thị hoặc phân phối chúng như đã được xác định trong Tiêu chuẩn này là đi ngược lại các mục đích của tài liệu này.
3.2 Kim cương
Thuật ngữ “kim cương” mà không có thêm chỉ dẫn nào khác chỉ được sử dụng phù hợp với định nghĩa 2.2.
3.3 Kim cương xử lý
Viên kim cương đã qua xử lý phải được công khai như là một viên “kim cương được xử lý” và/hoặc chỉ ra rõ ràng quá trình xử lý đặc thù và việc mô tả phải rõ ràng ngay và không mập mờ.
Thuật ngữ “kim cương được xử lý tự nhiên” hoặc “kim cương tự nhiên được xử lý” sẽ không được sử dụng bởi vì chúng có thể bị hiểu nhầm.
Bất cứ yêu cầu bảo quản đặc biệt nào mà quá trình xử lý yêu cầu cũng phải được tiết lộ công khai. Không được sử dụng từ viết tắt.
3.4 Kim cương tổng hợp
Kim cương tổng hợp phải được công khai thông tin như đã được xác định trong 2.4 và việc mô tả phải rõ ràng ngay và không mập mờ. Không được sử dụng từ viết tắt khi công khai thông tin về kim cương tổng hợp.
Các thuật ngữ như “tự nhiên”, “thực”, “thật”, “quý”, “nuôi cấy” và “ngọc” không được sử dụng để mô tả bất kỳ một viên kim cương tổng hợp nào.
Đối với kim cương tổng hợp, nếu chỉ ghi tên thương hiệu và tên nhà sản xuất cùng với từ kim cương là chưa đầy đủ.
Kim cương tổng hợp có thể đã qua xử lý.
3.5 Đá ghép
Những đá ghép trong đó tất cả các phần đều là kim cương thì phải được gọi là kim cương ghép hoặc kim cương ghép đôi.
Một viên đá ghép trong đó một số phần mà không phải tất cả là kim cương thì phải được mô tả bằng các từ “ghép đôi” (doublet - hai phần) hoặc “ghép ba” (triplet - ba phần) hoặc “đá ghép” (hai phần hoặc nhiều hơn), và những từ này phải kèm theo ngay với tên gọi chính xác của các hợp phần của sản phẩm ghép, trong đó tên các hợp phần phải được kể ra từ trên xuống và được cách nhau bằng dấu gạch chéo (/).
VÍ DỤ: Một viên ghép đôi mà phần trên của nó là kim cương và phần dưới là kim cương tổng hợp sẽ được ghi là một “ghép đôi kim cương/kim cương tổng hợp” hoặc “kim cương/kim cương tổng hợp ghép đôi”.
3.6 Đá thay thế kim cương
Khi bất cứ một sản phẩm nhân tạo nào được sử dụng để thay thế kim cương thì phải được mô tả bằng tên chính xác (ví dụ như “thủy tinh”, “chất dẻo”, “corindon tổng hợp”, “oxit zirconi lập phương”), hoặc bằng tên gọi “đá thay thế kim cương” hoặc “giống kim cương”, và việc mô tả phải rõ ràng và không mập mờ (xem 4.3.3 đến 4.3.6).
3.7 Đá quý có thể bị mô tả sai là kim cương
Viên đá quý khác không phải là kim cương có màu, chế tác và hình dáng bên ngoài có thể bị mô tả nhầm là kim cương thì bao giờ cũng phải chỉ ra rõ ràng theo tên gọi khoáng vật, chứ không chỉ mô tả là “đá thay thế kim cương”.
Bảng thuật ngữ này bao gồm một danh mục chưa thật đầy đủ các thuật ngữ mà người tiêu dùng có thể bắt gặp.
4.2 Các quá trình xử lý có thể có đối với kim cương cần được công khai
- Phủ bọc;
- Làm đầy vết nứt;
- Xử lý cao áp cao nhiệt HPHT;
- Chiếu xạ;
- Chiếu xạ và ủ mềm;
- Khoan laser;
- Sơn màu;
- Đánh vecni, và
- Bất cứ một sự kết hợp nào của các quá trình trên.
4.3 Các sản phẩm có thể bị mô tả sai là kim cương
4.3.1 Quy định chung
Kim cương tồn tại ờ nhiều màu sắc khác nhau, các sản phẩm và đá liệt kê dưới đây cũng có thể đa dạng như thế.
4.3.2 Kim cương tổng hợp
Vào giai đoạn hiện nay, kim cương tổng hợp có thể được sản xuất bằng hai kỹ thuật khác nhau:
a) Cao áp cao nhiệt HPHT, hoặc
b) Ngưng tụ hơi hóa chất CVD.
4.3.3 Các đá tổng hợp khác
- Moisanit tổng hợp.
- Rutil tổng hợp.
- Saphir tổng hợp.
- Thạch anh tổng hợp.
- Spinel tổng hợp.
4.3.4 Đá nhân tạo
- Đá nhân tạo oxit Zirconi lập phương (CZ).
- Đá nhân tạo Fabulit ®, Titanat Stronti.
- Đá nhân tạo YAG (Granat Ytri Nhôm).
- Đá nhân tạo GGG (Granat Gadolini Gali).
4.3.5 Đá ghép
- Spinel trắng tổng hợp/đá nhân tạo.
- Ghép đôi fabulit ®.
4.3.6 Thủy tinh
- Thủy tinh.
- Thủy tinh chì.
- Pha lê chì.
- Bột làm ngọc giả.
4.3.7 Đá quý có thể bị mô tả sai là kim cương
- Thạch anh/Thạch anh pha lê.
- Saphir.
- Topaz.
- Zircon.
- Beryl.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] PAS 1049-1, Grading polished diamonds - Part 1: Terminology and classification, available at: http://w.w.w.beuth.de/en/
[2] PAS 1049-2, Grading polished diamonds - Part 2: Test methods, available at: http://w.w.w.beuth.de/en/
[3] THE DIAMOND BOOK. Terminology & Classification, available at: http://w.w.w.cibj.org/
[4] IDC-Rules for grading polished diamomds, available at http://w.w.w.internationaldiamondcouncil.org
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10622:2014 (ISO 13756:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng bạc trong hợp kim bạc dùng làm đồ trang sức - Phương pháp thể tích (chuẩn độ điện thế) sử dụng natri clorua hoặc kali clorua
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10623:2014 (ISO 11494:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng platin trong hợp kim platin dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10624:2014 (ISO 11495:2014) về Đồ trang sức - Xác định hàm lượng paladi trong hợp kim paladi dùng làm đồ trang sức - Phương pháp ICP-OES sử dụng ytri như nguyên tố nội chuẩn