Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12219:2018

IEC 60705:2018

LÒ VI SÓNG DÙNG CHO MỤC ĐÍCH GIA DỤNG - PHƯƠNG PHÁP ĐO TÍNH NĂNG

Household microwave ovens - Methods for measuring the performance

 

Lời nói đầu

TCVN 12219:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 60705:2014 và sửa đổi 2:2018;

TCVN 12219:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng biên soạn, Tổng cục Têu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

LÒ VI SÓNG DÙNG CHO MỤC ĐÍCH GIA DỤNG - PHƯƠNG PHÁP ĐO TÍNH NĂNG

Household microwave ovens - Methods for measuring the performance

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho lò vi sóng dùng trong mục đích gia dụng. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho lò vi sóng có chức năng nướng và lò vi sóng kết hợp.

Tiêu chuẩn này đưa ra các đặc tính tính năng chính của lò vi sóng mà người sử dụng quan tâm và quy định các phương pháp đo các đặc tính này.

CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này không đề cập đến:

- Lò vi sóng không thể chấp nhận tải có đường kính ≥ 200 mm hoặc chiều cao ≥ 120 mm;

- Yêu cầu về an toàn (xem TCVN 5699-2-25 (IEC 60335-2-25) [1]* và TCVN 5699-2-90 (IEC 60335-2-90)[2]).

CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lò chỉ lắp phương tiện gia nhiệt thông thường (xem TCVN 12218-1 (IEC 60350)[3]).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 7870-1:2010 (ISO 80000-1:2009), Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Quy định chung

TCVN 10152:2013 (IEC 62301:2011), Thiết bị điện gia dụng - Đo công suất ở chế độ chờ

IEC 60350-1:20111, Household electric cooking appliances - Part 1: Ranges, ovens, steam ovens and grills - Methods for measuring performance (Thiết bị nấu bằng điện dùng cho mục đích gia dụng - Phần 1: Lò liền bếp, lò, lò hấp, lò nướng - Phương pháp đo tính năng)

IEC 60584-2, Thermocouples - Part 2: Tolerances (Nhiệt ngẫu - Phần 2: Dung sai)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Đối với tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

3.1

Lò vi sóng (microwave oven)

Thiết bị sử dụng năng lượng điện từ ở một hoặc một vài dải tần số ISM nằm trong khoảng từ 300 MHz đến 30 GHz, để gia nhiệt thức ăn và đồ uống.

CHÚ THÍCH 1: Dải tần số ISM là các tần số điện từ do ITU thiết lập và được nêu trong TCVN 6899 (CISPR 11) [4].

Các con số trong ngoặc vuông tham khảo theo Thư mục tài liệu tham khảo.

3.2

Lò vi sóng kết hợp (combination microwave oven)

Lò vi sóng mà trong đó năng lượng vi sóng được kết hợp với truyền năng lượng bằng lưu thông không khí cưỡng bức, gia nhiệt thông thường, bằng hơi nước nóng và bằng hơi nước.

CHÚ THÍCH: Đối với định nghĩa của chức năng lưu thông không khí cưỡng bức, chức năng gia nhiệt thông thường, chức năng hơi nước nóng và chức năng hơi nước, xem TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016).

3.3

Trong suốt về vi sóng (microwave transparent)

Đặc tính của vật liệu có sự hấp thụ và phản xạ về vi sóng không đáng kể.

CHÚ THÍCH: Hằng số điện môi tương đối của vật liệu trong suốt về vi sóng nhỏ hơn 7 và hệ số tổn hao tương đối nhỏ hơn 0,015.

3.4

Điện áp danh định (rated voltage)

Điện áp do nhà chế tạo ấn định cho thiết bị.

3.5

Chức năng vi sóng (microwave function)

Chức năng sử dụng năng lượng điện từ ở một hoặc một số dải tần ISM nằm trong khoảng từ 300 MHz đến 60 GHz để gia nhiệt thực phẩm và đồ uống.

3.6

Chức năng vi sóng kết hợp (combination microwave function)

Sự truyền nhiệt bằng năng lượng điện từ đồng thời hoặc tuần tự với truyền năng lượng bằng lưu thông không khí cưỡng bức, gia nhiệt thông thường, bằng hơi nước nóng hoặc bằng hơi nước.

CHÚ THÍCH: Đối với các định nghĩa của chức năng lưu thông không khí cưỡng bức, chức năng gia nhiệt thông thường chức năng hơi nước nóng hoặc chức năng hơi nước, xem TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016).

3.7

Đặt ở chế độ tắt (set to off mode)

Hoạt động khi đó sản phẩm bị cắt điện bằng cơ cấu điều khiển thiết bị hoặc cơ cấu đóng cắt có khả năng tiếp cận được và được thiết kế để người sử dụng thao tác trong quá trình sử dụng bình thường để đạt được mức tiêu thụ điện năng thấp nhất trong thời gian không giới hạn trong khi vẫn được nối với nguồn điện lưới và sử dụng theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH 1: Tất cả các hoạt động yêu cầu đặt ở chế độ tắt ví dụ như tháo nước trong ngăn chứa nước, lấy thực phẩm ra, đóng cửa, v.v..., đều được xem xét.

CHÚ THÍCH 2: Xem 3.5 của TCVN 10152:2013 (IEC 62301:2011) đối với định nghĩa “chế độ tắt”.

3.8

Đặt ở chế độ ch (set to standby mode)

Hoạt động khi đó sản phẩm được chuyển đến trạng thái chờ bằng cơ cấu điều khiển thiết bị hoặc cơ cấu đóng cắt có thể tiếp cận được và được thiết kế để người sử dụng thao tác trong quá trình sử dụng bình thường để đạt được mức tiêu thụ điện năng thấp nhất trong thời gian không giới hạn trong khi vẫn được nối với nguồn điện lưới về sử dụng theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

CHÚ THÍCH: Xem 3.6 của TCVN 10152:2013 (IEC 62301:2011) đối với định nghĩa “chế độ chờ”.

3.9

Giai đoạn đ nguội (cooling down period)

Tình trạng không ổn định vẫn tiếp tục sau khi hoàn thành chế độ hoạt động và thiết bị được đặt ở chế độ tắt mà tại đó mức tiêu thụ điện năng có thể thay đổi mà không có sự can thiệp của người sử dụng.

3.10

Giá đỡ thực phẩm (food support)

Giá đỡ nằm ngang trong khoang mà trên đó thực phẩm được đặt lên.

CHÚ THÍCH: Nếu thiết bị được lắp kèm bàn xoay thì bàn xoay là giá đỡ thực phẩm. Giá đỡ thực phẩm cũng có thể là giá hoặc khay tịnh tiến. Nếu hướng dẫn của nhà chế tạo có khuyến cáo thì sàn của khoang cũng có thể là giá đỡ thực phẩm.

3.11

Lò vi sóng có chức năng nướng (microwave oven with grill)

Lò vi sóng mà trong đó năng lượng vi sóng được kết hợp với chức năng nướng.

CHÚ THÍCH 1: Đối với định nghĩa của chức năng nướng, xem TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016).

3.12

Chức năng vi sóng có nướng (microwave function with grill)

Sự truyền nhiệt bằng năng lượng điện từ đồng thời hoặc tuần tự với truyền năng lượng bằng nhiệt bức xạ điển hình từ mặt trên.

CHÚ THÍCH 1: Đối với định nghĩa của chức năng nướng, xem TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016).

4  Phân loại

Thiết bị được phân loại theo kiểu và đặc tính của chúng.

4.1  Theo kiểu

- Lò vi sóng

- Lò vi sóng kết hợp

- Lò vi sóng có chức năng nướng

Nhà chế tạo phải chỉ ra chức năng nấu chính của thiết bị, chức năng vi sóng hoặc gia nhiệt. Chức năng nấu chính phải được đo bằng phương pháp sẵn có theo mức tiêu thụ điện năng.

Nếu chức năng nấu chính được công bố là chức năng vi sóng thì phải áp dụng tiêu chuẩn này đối với phép đo mức tiêu thụ điện năng. Nếu chức năng nấu chính được công bố là gia nhiệt thì phải áp dụng IEC 60350-1 đối với phép đo mức tiêu thụ điện năng.

CHÚ THÍCH: Hiện nay không có phương pháp đo về mức tiêu thụ điện năng đối với chức năng nướng và chức năng hơi nước.

Nêu rõ kiểu lò trong báo cáo.

4.2  Theo đặc tính

- Kích thước khoang khả dụng

- Kích thước của giá

- Giá đỡ thực phẩm dịch chuyển, ví dụ như khay tịnh tiến hoặc bàn xoay

- Chế độ gia nhiệt có thể có (nướng, không khí nóng, chức năng hơi nước, v.v...).

Các đặc tính của lò vi sóng phải được nêu rõ trong báo cáo.

5  Danh mục các phép đo

Bảng 1 thể hiện phép đo phải được áp dụng cho chức năng.

Bảng 1 - Danh mục các phép đo

 

 

Áp dụng cho

Phép đo

Điều

Chức năng vi sóng

Chức năng vi sóng có nướng

Chức năng vi sóng kết hợp với lưu thông không khí cưỡng bức, gia nhiệt thông thường

Chức năng vi sóng kết hợp với hơi nước nóng

Chức năng vi sóng kết hợp với hơi nước

Kích thước và thể tích

7

Áp dụng cho tất cả các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng

Công suất vi sóng đầu ra

8

x

-

-

-

-

Hiệu suất

9

x

-

-

-

-

Vật chứa vuông

10.2

x

-

-

-

-

Vật chứa nhiều ngăn

10.3

x

-

-

-

-

Gia nhiệt đồ uống

11.1

x

-

-

-

-

Gia nhiệt thực phẩm mô phỏng

11.2

x

-

-

-

-

Bánh trứng

12.3.1

x

-

-

-

x

Bánh xốp

12.3.2

x

-

-

-

x

Tảng thịt

12.3.3

x

-

-

-

x

Khoai tây nghiền phủ phomai bỏ lò

12.3.4

-

x

x

x

-

Bánh nướng

12.3.5

-

x

x

x

-

Thịt gà

12.3.6

-

x

x

x

-

Rã đông thịt

13.3

x

-

-

-

x

Mức hiệu suất năng lượng

14

x

-

-

-

-

Phép đo mức tiêu thụ điện năng ở chế độ công suất thấp

15

Áp dụng cho tất cả các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng

Đối với các định nghĩa về nướng, chức năng lưu thông không khí cưỡng bức, chức năng gia nhiệt thông thường, chức năng hơi nước nóng hoặc chức năng hơi nước, xem TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016).

6  Điều kiện chung đối với các phép đo

6.1  Quy định chung

Nếu không có quy định nào khác, thực hiện các phép đo theo các điều kiện dưới đây.

Khi giá đỡ thực phẩm bằng kim loại được cung cấp và sử dụng cho các phép đo thì vị trí tải và hình dạng tương ứng của giá đỡ thực phẩm bằng kim loại phải được ghi lại.

Nếu không có quy định nào khác thì đặt giá đỡ thực phẩm vào khoang ở vị trí thấp nhất của nó.

CHÚ THÍCH: Việc định vị có ảnh hưởng đến khả năng lặp lại của các kết quả thử nghiệm.

Nếu phải làm tròn các con số thì chúng phải được làm tròn đến 50 W gần nhất theo ISO 80000-1:2009, Điều B.3, Quy tắc B. Nếu việc làm tròn được thực hiện ở bên phải dấu phẩy thì không điền số “không" vào các vị trí để trống.

6.2  Điện áp nguồn

Điện áp nguồn phải được duy trì ở đầu nối nguồn lưới tại điện áp danh định ±1 %, trong khi hoạt động vi sóng được đóng điện. Nếu thiết bị có dải điện áp danh định, thử nghiệm được tiến hành ở điện áp danh nghĩa của quốc gia mà thiết bị được thiết kế để sử dụng. Tần số nguồn phải ở tần số danh định ±1 %.

Phải ghi lại điện áp nguồn đo được trong quá trình thử nghiệm.

Điện áp nguồn về cơ bản phải là hình sin.

CHÚ THÍCH 1: Đối với việc ghi lại điện áp nguồn, chỉ liên quan đến giai đoạn bật điện.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp có cáp cố định, phích cắm (hoặc đầu của cáp cách xa thiết bị) là điểm chuẩn để duy trì điện áp.

6.3  Phòng thử nghiệm

Đối với các thử nghiệm ở Điều 8, Điều 14 và Điều 15, nhiệt độ phải là 23 °C ± 2 °C trong suốt quá trình thử nghiệm.

Phép đo nhiệt độ môi trường xung quanh không được chịu ảnh hưởng của bản thân thiết bị hoặc bởi bất kỳ thiết bị khác.

Các thử nghiệm khác được tiến hành trong phòng về cơ bản là không có gió lùa, trong đó nhiệt độ môi trường xung quanh được duy trì ở 20 °C ± 5 °C.

6.4  Nước

Sử dụng nước uống được cho các thử nghiệm.

6.5  Điều kiện ban đầu của thiết bị

Ở thời điểm bắt đầu mỗi thử nghiệm, thiết bị chưa được cho làm việc trong thời gian tối thiểu 6 h.

CHÚ THÍCH 1: Thời gian tối thiểu 6 h có thể được giảm nếu chứng minh được rằng nhiệt độ của đèn phát vi sóng và nguồn cấp điện nằm trong khoảng 5 K nhiệt độ môi trường xung quanh và 2 K nhiệt độ môi trường xung quanh đối với thử nghiệm Điều 8 và Điều 14.

CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng làm mát cưỡng bức để hỗ trợ trong việc giảm nhiệt độ lò.

6.6  Chế độ đặt của cơ cấu điều khiển

Thử nghiệm được tiến hành với cơ cấu điều khiển được đặt để cho công suất ra lớn nhất. Nếu không có quy định nào khác, thực hiện các phép đo với chức năng tăng thế, nếu có sẵn.

6.7  Thiết bị và phép đo

Thiết bị được sử dụng và phép đo được thực hiện trong tiêu chuẩn này phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật sau được nêu chi tiết trong Bảng 2 và Bảng 3.

Bảng 2 - Thiết bị

Tham s

Đơn v

Độ phân giải tối thiu

Độ chính xác tối thiểu

Yêu cầu bổ sung

Khối lượng

g

0,5 g

± 1 g

 

Nhiệt độ

 

 

 

 

Nhiệt độ môi trường xung quanh

°C

0,1 °C

± 1 K

 

Tải nước

°C

0,1 °C

± 1,5 K

Đường kính ống thép 1 mm, cấp 1 theo IEC 60584-2

Thời gian

s

1 s

± 1 s

 

Năng lượng

Wh

-

±1 %

 

 

Bảng 3 - Phép đo

Tham s

Đơn v

Độ phân giải ti thiu

Độ chính xác tối thiểu

Yêu cu b sung

Điện năng

Wh

 

± 1,0%

 

Điện áp

V

 

± 0,5%

 

Phép đo nhiệt độ và mức tiêu thụ điện năng

 

 

 

Tốc độ lấy mẫu ≤ 1 s

Đối với thử nghiệm Điều 15 và Phụ lục F, yêu cầu về phép đo công suất phải phù hợp với IEC 62301

W

 

 

Theo IEC 62301

6.8  B trí thiết bị

Thiết bị đứng tự do được đặt lưng tựa vào tường và được bố trí cách xa các vách, nếu không có quy định nào khác trong hướng dẫn. Thiết bị khác được lắp theo hướng dẫn lắp đặt.

7  Kích thước và thể tích

7.1  Kích thước bên ngoài

Đo chiều cao, chiều rộng và chiều sâu hình bao của thiết bị ngoại trừ các núm và tay cầm bất kỳ trên bề mặt phía trước. Chiều sâu cũng được đo với cửa được mở ra hoàn toàn. Kích thước được thể hiện trên Hình 1. Nếu có chân điều chỉnh được thì chiều cao của thiết bị được xác định với chân ở vị trí thấp nhất và cao nhất.

Kích thước được tính bằng milimét.

h1  chiều cao

w1  chiều rộng

d1  chiều sâu

d2  chiều sâu với cửa mở

Hình 1 - Kích thước bên ngoài của lò vi sóng

7.2  Kích thước bên trong khả dụng và thể tích tính toán

7.2.1  Quy định chung

Các hạng mục tháo ra được quy định trong tài liệu hướng dẫn của người sử dụng mà không thiết yếu đối với việc vận hành thiết bị theo cách mà nó được thiết kế thì phải được tháo ra trước khi tiến hành đo.

Bàn xoay là thiết yếu cho việc vận hành thiết bị do đó không tháo bàn xoay.

CHÚ THÍCH: Cần bảo đảm vận hành an toàn. Do đó không thể tháo các bộ phận thiết yếu ra để đo thể tích, ví dụ, vỏ che bóng đèn.

Phép đo thể tích khả dụng được thực hiện ở nhiệt độ môi trường.

Chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của thể tích được tính toán trong khoang phải đo theo các điều từ 7.2.2 đến 7.2.4.

Đối với mục đích kiểm tra xác nhận, như thể hiện trên Hình 2a, dưỡng phải được sử dụng để xác định tất cả kích thước trên. Dưỡng phải được sử dụng mà không đặt một lực đáng kể.

Kích thước được nêu rõ tính bằng milimét.

Bỏ qua các lò vi sóng có chiều cao khả dụng nhỏ hơn 120 mm.

CHÚ DẪN:

D = 200 mm hoặc 120 mm

X = kích thước cần đo

(xem 7.2.2, 7.2.3 hoặc 7.2.4)

Hình 2a - Dưỡng để xác định thể tích khả dụng

CHÚ DẪN:

 

d  chiều sâu khả dụng

f  bàn xoay

g  phần tử gia nhiệt

i  bề mặt bên trong của cửa lò

h  chiều cao khả dụng

w  chiều rộng khả dụng

c  tâm quay của bàn xoay

rmaxkhoảng cách từ c đến vách gần nhất

Hình 2b - Ví dụ về kích thước khoang khả dụng

Hình 2 - Kích thước bên trong khả dụng

7.2.2  Chiều cao khả dụng

Chiều cao khả dụng là chiều cao lớn nhất của hình trụ có đường kính 200 mm, đạt được theo chiều dọc từ tâm của sàn khoang (nếu không có bàn xoay) hoặc từ bàn xoay đến điểm thấp nhất của trần. Điểm thấp nhất của trần có thể là bóng đèn, phần tử gia nhiệt hoặc vật tương tự trong vùng hình trụ.

Trong trường hợp chiều rộng hoặc chiều sâu của khoang nhỏ hơn 250 mm thì đường kính của hình trụ cần đo phải giảm xuống còn 120 mm.

CHÚ THÍCH: Tâm của đáy khoang được xác định bởi điểm giữa của chiều sâu khả dụng và điểm giữa của chiều rộng khả dụng.

7.2.3  Chiều rộng khả dụng

Chiều rộng khả dụng là chiều dài tối đa của hình trụ có đường kính 200 mm, đạt được theo chiều ngang từ vách bên trái đến vách bên phải cửa khoang chứa.

Trong trường hợp chiều dài hoặc chiều sâu của khoang nhỏ hơn 250 mm thì đường kính của hình trụ cần đo phải giảm xuống còn 120 mm.

CHÚ THÍCH: Tâm của vách bên của khoang được xác định bởi điểm giữa của chiều sâu khả dụng và điểm giữa của chiều cao khả dụng.

7.2.4  Chiều sâu khả dụng

Chiều sâu khả dụng là chiều dài tối đa của hình trụ có đường kính 200 mm, đạt được theo chiều ngang từ tâm của vách sau đến mặt trong của cửa đã đóng.

Trong trường hợp chiều rộng hoặc chiều cao của khoang nhỏ hơn 250 mm thì đường kính của hình trụ cần đo phải được giảm xuống còn 120 mm.

Để đo chiều sâu khả dụng, dưỡng được đặt trên giá đỡ theo cách sao cho trục nằm theo chiều ngang ở tâm của khoang, trục được kéo dài không đáng kể vượt quá chiều sâu khả dụng dự kiến. Cửa được đóng cẩn thận sao cho dưỡng bị nén lại để cho chiều sâu khả dụng.

CHÚ THÍCH: Tâm của vách sau của khoang được xác định bởi điểm giữa của chiều cao khả dụng và điểm giữa của chiều rộng khả dụng.

7.2.5  Khay tịnh tiến

Nếu có khay tịnh tiến thì đo phạm vi di chuyển mở rộng của khay trừ đi kích thước khả dụng theo hướng tịnh tiến như đã đo ở trên.

7.2.6  Thể tích tính toán

Thể tích khả dụng được tính từ các kích thước này và được thể hiện bằng lít, làm tròn đến lít đầy đủ gần nhất.

Nếu thiết bị có bàn xoay, diện tích đáy đối với thể tích khả dụng được xác định bằng diện tích hình tròn được hình thành bởi hai lần khoảng cách tối thiểu giữa trục xoay của bàn xoay và vách hoặc cửa gần nhất nhân với chiều cao khả dụng.

Nếu có thể ngắt điện bàn xoay thì tính thể tích hình chữ nhật từ chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Nêu rõ cả thể tích hình tròn và hình chữ nhật.

Nếu có thể vận hành thiết bị với khoang được chia thành hai phần bởi việc sử dụng các linh kiện được cung cấp kèm theo thiết bị thì thể tích của mỗi phần phải được xác định riêng rẽ và cộng hai thể tích lại với nhau.

CHÚ THÍCH: Trong bất kỳ trường hợp nào, cần ghi lại thể tích tổng đạt được lớn nhất

7.2.7  Kích thước của giá đỡ thực phẩm

Đo chiều rộng khả dụng và chiều sâu khả dụng của giá đỡ thực phẩm hình chữ nhật hoặc đối với giá đỡ thực phẩm hình tròn thì đo đường kính. Các kích thước được đo phía trên bề mặt giá đỡ thực phẩm 5mm.

Tính toán diện tích bề mặt và thể hiện bằng cm2, làm tròn đến 10 cm2 gần nhất

CHÚ THÍCH: Giá đỡ thực phẩm có thể là sàn đỡ, vỉ đỡ, khay nướng, bàn xoay hoặc sàn của khoang.

7.3  Kích thước hình bao bên trong và thể tích hình bao

7.3.1  Quy định chung

Trong trường hợp các bề mặt tạo thành các mặt biên của khoang có những chỗ nhô ra hoặc lõm vào, các mặt phẳng được sử dụng để đo phải là những bề mặt có tỉ lệ phần trăm lớn nhất của tổng diện tích của các bề mặt. Lỗ trên các bề mặt được bỏ qua khi tính diện tích cho việc xác định này.

Bỏ qua các thể tích hoặc không gian sau đây:

- của các vật tháo ra được do nhà chế tạo quy định là không thiết yếu cho việc vận hành thiết bị, ví dụ như giá, ngăn hoặc đầu dò nhiệt độ;

- của các phần tử gia nhiệt, nếu có;

- của các vật nhỏ không đồng đều trong vách ngăn nấu, bao gồm các nắp che trên cảm biến nhiệt độ và bóng đèn;

- bàn xoay hoặc khay tịnh tiến, cơ cấu truyền động và các bố trí giá đỡ của chúng;

- của các bán kính của góc nhỏ hơn 50 mm tại đường giao nhau của bề mặt bên trong của khoang.

Kích thước được nêu rõ tính bằng milimét.

7.3.2  Chiu cao hình bao (H)

Khoảng cách lớn nhất theo chiều thẳng đứng, tính bằng milimét giữa mặt phẳng của đáy khoang và mặt phẳng của trần khoang.

7.3.3  Chiều rộng hình bao (W)

Khoảng cách lớn nhất theo chiều ngang, tính bằng milimét, giữa các mặt phẳng của vách bên khoang.

7.3.4  Chiều sâu hình bao (D)

Khoảng cách theo chiều ngang lớn nhất, tính bằng milimét, từ mặt phẳng của bề mặt bên trong cửa khi đóng có khóa liên động được gài, đến mặt phẳng của vách sau của khoang.

CHÚ THÍCH: Kích thước hình bao của các ngăn kéo lò vi sóng có thể được đo bằng các quy tắc tương tự.

7.3.5  Thể tích hình bao của khoang hình chữ nhật

Thể tích hình bao là tổng thể tích bên trong của khoang mà trong đó việc nấu được thực hiện và được tính bằng tích của H, W và D đã xác định ở trên, chia cho 106 và làm tròn đến lít gần nhất.

7.3.6  Thể tích hình bao của khoang không phải hình chữ nhật

Ở khoang có hình dạng phức tạp, phương pháp đo dưới đây được coi là một phương pháp đo thay thế. Bịt tất cả các lỗ của khoang và đổ nước vào khoang đã được bịt kín và nước đổ riêng vào khoảng lõm của mặt cửa của khoang. Thể tính được thể hiện đến lít gần nhất.

8  Xác định công suất vi sóng đầu ra

Phép đo được thực hiện với tải nước chứa trong vật chứa bằng thủy tinh. Nhiệt độ nước ban đầu thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh và được tăng đến xấp xỉ nhiệt độ môi trường xung quanh bằng cách gia nhiệt trong lò vi sóng. Quy trình này đảm bảo rằng các tổn hao về nhiệt và nhiệt dung của vật chứa có ảnh hưởng tối thiểu, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào đều có hệ số chính xác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện yêu cầu nhiệt độ nước được cần đo chính xác.

Vật chứa hình trụ bằng kính borosilicat được sử dụng trong thử nghiệm như mô tả trong Điều 14, Bảng 4. Vật chứa này có đường kính ngoài xấp xỉ 190 mm và chiều cao xấp xỉ 90 mm. Khối lượng của vật chứa cần được ghi lại.

Ở thời điểm bắt đầu thử nghiệm, thiết bị và vật chứa rỗng ở nhiệt độ môi trường. Nước có nhiệt độ ban đầu là 10 °C ± 1 °C được sử dụng cho thử nghiệm. Nhiệt độ nước được đo ngay trước khi đổ vào vật chứa.

Lượng nước 1 000 g ± 5 g được đổ vào vật chứa và thu được khối lượng thực tế của vật chứa. Giá đỡ thực phẩm dùng để gia nhiệt vi sóng được đặt trong thiết bị theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Ngay lập tức vật chứa được đặt vào tâm của giá đỡ này. Lò được cho làm việc và đo thời gian để nhiệt độ nước thu được là 20 °C ± 2 °C. Sau đó thiết bị được ngắt điện và đo nhiệt độ nước cuối cùng trong thời gian 60s.

CHÚ THÍCH 1: Nước được khuấy trước khi đo nhiệt độ.

CHÚ THÍCH 2: Thìa khuấy và đo phải có nhiệt dung thấp.

Công suất vi sóng đầu ra được tính theo công thức

P  là công suất vi sóng đầu ra tính được, tính bằng oát (W);

mw  là khối lượng của nước (g)

mc  là khối lượng của vật chứa (g)

TA  nhiệt độ môi trường xung quanh (°C);

T0  là nhiệt độ nước ban đầu (°C)

T1  là nhiệt độ nước cuối cùng (°C);

t  là thời gian gia nhiệt (s), không tính thời gian tăng nhiệt đèn phát vi sóng. Thời gian bắt đầu tính từ ngay khi thiết bị đạt đến 90 % công suất vào danh định.

Công suất vi sóng đầu ra được nêu rõ bằng oát, làm tròn đến 50 W gần nhất

9  Hiệu suất

Đo năng lượng tiêu thụ trong quá trình thử nghiệm của Điều 8.

Hiệu suất của lò được tính từ công thức:

trong đó

P  là công suất vi sóng đầu ra tính được;

t  là thời gian gia nhiệt, tính bằng giây, không tính thời gian làm nóng đèn phát vi sóng;

η  là hiệu suất;

Win  là mức tiêu thụ năng lượng kể cả việc làm nóng đèn phát vi sóng.

CHÚ THÍCH: Năng lượng đầu vào bao gồm cả năng lượng được tiêu thụ trong thời gian làm nóng đèn phát vi sóng.

Hiệu suất được thể hiện bằng phần trăm, làm tròn đến số nguyên gần nhất

10  Thử nghiệm kỹ thuật về tính năng

10.1  Quy định chung

Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá sự gia nhiệt đồng đều bằng cách sử dụng nước. Các thử nghiệm thường ưu tiên thể hiện các kết quả bằng số. Do việc gia nhiệt, nấu và rã đông thực phẩm có liên quan đến hình học và các đặc tính khác của tải có tác động đến sự phân bố trường vi sóng nên cần thận trọng khi sử dụng kết quả của các thử nghiệm này. Các thử nghiệm nước này bổ sung cho các thử nghiệm tính năng của Điều 11 đến Điều 13 và nhằm đánh giá thêm về sự gia nhiệt đồng đều.

Sử dụng nước có nhiệt độ là 20 °C ± 2 °C.

Sử dụng công suất vi sóng đầu ra được đo theo Điều 8 để tính thời gian gia nhiệt theo các giá trị năng lượng đã cho đối với các tải khác nhau.

10.2  Thử nghiệm vật chứa hình vuông

10.2.1  Quy trình

Đổ 1 000 g ± 10 g nước vào vật chứa được quy định trong Hình 3.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH 1: Có một lỗ nhỏ ở gần tâm của từng ngăn chia.

CHÚ THÍCH 2. Vật chứa được làm bằng vật liệu trong suốt về vi sóng.

Hình 3 - Vật chứa hình vuông

Đo nhiệt độ nước. Vật chứa được đặt lên tâm của giá đỡ thực phẩm, một cạnh nằm song song với mặt trước của lò vi sóng. Lò vi sóng được cho làm việc trong thời gian tương ứng với năng lượng đầu ra là 100 kW.s.

Vật chứa được lấy ra khỏi thiết bị. Đo nhiệt độ nước trong 30 s sau khi kết thúc thời gian gia nhiệt.

CHÚ THÍCH: Phép đo nhiệt độ được làm cho thuận tiện bằng cách sử dụng thiết bị có 25 nhiệt ngẫu.

Nếu thiết bị có nhiều hơn một vị trí giá đỡ thì thực hiện thử nghiệm với vật chứa ở lần lượt từng vị trí.

10.2.2  Đánh giá

Giá trị độ tăng nhiệt nhỏ nhất và lớn nhất của chín ngăn chia bên trong được tính bằng phần trăm so với độ tăng nhiệt trung bình của cả 25 ngăn chia.

Giá trị độ tăng nhiệt nhỏ nhất và lớn nhất của 16 ngăn chia bên ngoài được tính bằng phần trăm so với độ tăng nhiệt trung bình của cả 25 ngăn chia.

Nếu rõ các giá trị tính, làm tròn đến số nguyên gần nhất.

10.3  Thử nghiệm nhiều cốc

10.3.1  Quy trình

Năm cốc thử nghiệm như quy định trong Hình 4 được ngâm trong nước để cân bằng nhiệt độ.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH 1: Cốc thử nghiệm được làm từ vật liệu trong suốt về vi sóng, thành mỏng và có tiết diện hình tròn.

CHÚ THÍCH 2: Nhà cung cấp có khả năng: Scott Duran Beaker®2, số catalogue: 21 11 624, dạng cao, có vòi, dung tích: 100 mL, đường kính ngoài tại đáy: 48 mm, chiều cao: 80 mm.

Hình 4 - Cốc thử nghiệm

Sau đó cốc thử nghiệm được lấy ra khỏi nước và làm khô bên ngoài. Mỗi cốc được đổ 100 g ± 1 g nước và đặt lên tấm lót cách nhiệt. Đo nhiệt độ nước và cốc được đặt vào giá thực phẩm như thể hiện như Hình 5. Sau đó cốc được gia nhiệt trong thời gian tương ứng với năng lượng đầu ra là 50 kW·s.

Cốc 3 được đặt tại giữa giá thực phẩm. Các cốc khác được đặt trên đường chéo giữa tâm và từng góc.

Hình 5a - Vị trí các cốc trên giá thực phẩm hình chữ nhật

Cốc 1  ở tâm của bàn xoay.

Cốc 2  liền kề với cốc 1.

Cốc 3  nằm giữa cách tâm của bàn xoay một khoảng r/3 + d/2.

Cốc 4  nằm giữa cách tâm của bàn xoay một khoảng 2r/3.

Cốc 5  nằm liền kề với mép của bàn xoay.

r  là bán kính bàn xoay.

d  là đường kính lớn nhất của cốc.

Hình 5b - Vị trí của cốc trên bàn xoay

Hình 5 - Vị trí cốc dùng cho thử nghiệm của 10.3

Cốc được lấy ra khỏi lò và đặt lại lên tấm lót. Khuấy nước và đo nhiệt độ nước. Tiến hành các phép đo theo thứ tự các cốc trong 30 s sau khi kết thúc thời gian gia nhiệt

Lặp lại thử nghiệm, đo các nhiệt độ cuối cùng theo thứ tự ngược lại

10.3.2  Đánh giá

Độ tăng nhiệt trung bình của nước được tính toán đối với từng vị trí cốc. Độ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của năm giá trị được tính và chia cho trung bình độ tăng nhiệt.

Kết quả được nêu rõ bằng phần trăm, làm tròn đến số nguyên gần nhất.

11  Tính năng gia nhiệt

11.1  Gia nhiệt đồ uống

11.1.1  Quy định chung

Mục đích của thử nghiệm là để đánh giá độ đều của nhiệt độ và thời gian gia nhiệt khi sử dụng thiết bị để gia nhiệt đồ uống.

11.1.2  Quy trình

Hai cốc như thể hiện trên Hình 4, mỗi cốc được đổ 100 g ± 2 g nước có nhiệt độ 20 °C ± 2 °C. Đo nhiệt độ nước thực tế. Cốc được đặt lên giá đỡ thực phẩm ở vị trí như thể hiện trên Hình 6a hoặc Hình 6c.

Kích thước tính bằng milimét

Thiết bị được cho làm việc cho tới khi nhiệt độ trung bình của hai cốc là 80 °C ± 5 °C, đo thời gian gia nhiệt. Sau khi gia nhiệt, cốc được lấy ra khỏi lò và được đặt lên tấm lót cách nhiệt. Nước được khuấy và đo nhiệt độ trong 10 s cuối của thời gian gia nhiệt.

CHÚ THÍCH: Thời gian gia nhiệt bao gồm thời gian làm nóng đèn phát vi sóng.

Lặp lại thử nghiệm nhưng với các cốc được đặt theo vị trí như thể hiện trên Hình 6b hoặc 6d, thời gian gia nhiệt tương tự nhau.

Nếu nhiệt độ nước trung bình của bốn cốc không nằm trong dải nhiệt độ 80 °C ± 5 °C thì lặp lại thử nghiệm để đạt được điều kiện này bằng cách điều chỉnh thời gian gia nhiệt.

11.1.3  Đánh giá

Thời gian gia nhiệt được tính đối với độ tăng nhiệt 60 K. Kết quả được thể hiện, làm tròn đến giây gần nhất.

Tính độ tăng nhiệt trung bình nước trong bốn cốc. Độ chênh lệch tối đa so với giá trị trung bình được chia cho độ tăng nhiệt trung bình. Kết quả được thể hiện là sự thay đổi theo phần trăm, làm tròn đến số nguyên gần nhất

11.2  Gia nhiệt thực phẩm mô phỏng

11.2.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm là để đánh giá khả năng gia nhiệt đồng nhất của lò bằng cách sử dụng tải thực phẩm mô phỏng.

CHÚ THÍCH: Kết quả được dự kiến để sử dụng cho việc đánh giá độ gia nhiệt đồng đều cho một phần thực phẩm.

11.2.2  Quy trình

Vật chứa được quy định trên Hình 7 được làm lạnh xấp xỉ 10 °C. Đổ 400 g ± 4 g nước có nhiệt độ 10 °C ± 2 °C vào vật chứa.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH 1: Có một lỗ nhỏ ở mỗi ngăn chia tại đây của vật chứa.

CHÚ THÍCH 2: Vật chứa được làm bằng vật liệu trong suốt về vi sóng.

Hình 7 - Vật chứa hình chữ nhật

Vật chứa được đặt vào tâm của giá đỡ thực phẩm với cạnh dài hơn nằm song song với mặt trước của lò. Cơ cấu cố định lắp 25 nhiệt ngẫu đặt cách đều nhau, lên vật chứa và khuấy nước. Đo nhiệt độ nước ở từng ngăn chia. Cơ cấu cố định được lấy ra và lò được cho làm việc trong 15 s của phép đo.

Gia nhiệt vật chứa cho tới khi nhiệt độ cao nhất là 40 °C ± 5 °C.

Với vật chứa vẫn nằm trong lò, cơ cấu cố định được đặt trên vật chứa sao cho nhiệt ngẫu được đặt tại tâm ở mỗi ngăn chia và cách đáy xấp xỉ 10 mm. Cẩn thận không làm khuấy nước. Nhiệt độ được đo trong 30 s cuối của quá trình gia nhiệt.

11.2.3  Đánh giá

Tính độ tăng nhiệt trung bình của tất cả các ngăn chia. Độ tăng nhiệt cao nhất và thấp nhất lần lượt được chia cho giá trị trung bình.

Kết quả được nêu rõ bằng giá trị biến đổi theo phần trăm, được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

12  Chức năng nấu

12.1  Quy định chung

Điều này đưa ra các phương pháp thử nghiệm bằng cách sử dụng thực phẩm để đánh giá tính năng nấu, nướng và quay của lò. Thử nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với các loại thực phẩm khác nhau bằng cách sử dụng các đĩa thủy tinh borosilicat có chiều dày tối đa là 6 mm.

CHÚ THÍCH 1: Nếu không có quy định nào khác của nhà chế tạo thì tiến hành thử nghiệm này bằng cách sử dụng tất cả các chế độ làm việc được cung cấp, ví dụ như giá cố định và giá xoay.

CHÚ THÍCH 2: Thử nghiệm trong Điều 12 chỉ áp dụng cho thử nghiệm so sánh.

12.2  Đánh giá

Đánh giá tốc độ, kết quả và sự thuận tiện khi sử dụng lò.

Tốc độ là tổng thời gian nấu bao gồm cả thời gian nghỉ. Điều này không bao gồm bất kỳ giai đoạn chờ nào sau khi gia nhiệt.

Đánh giá kết quả bằng cách đánh giá:

- theo cách thể hiện và kết cấu về tính đồng đều của việc nấu, nướng, làm chín vàng hoặc quay được so sánh với các kết quả mong đợi;

- phần không được nướng hoặc nấu theo kích cỡ và vị trí;

- vùng thực phẩm bị cháy theo kích cỡ và vị trí.

Các kết quả có thể được đánh giá như sau:

- không chín quá và không bị sống;

- một số phần nấu hơi chín quá hoặc một số phần nấu hơi sống;

- một số phần nấu hơi chín quá và một số phần nấu hơi sống

- một số phần nấu chín quá và một số phần nấu sống;

- một số phần nấu rất chín quá và một số phần nấu sống quá.

Sự thuận tiện được đánh giá bằng cách ghi lại số quy trình được yêu cầu trong quá trình nấu.

VÍ DỤ

- Tách thực phẩm hoặc lấy đi một phần;

- Lật thực phẩm bằng tay;

- Thời gian nghỉ và khởi động lại bằng tay.

CHÚ THÍCH: Không đánh giá quy trình đặt ban đầu đối với cơ cấu điều khiển.

12.3  Thử nghiệm

12.3.1  Bánh trứng

12.3.1.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá độ chín đồng đều một thực phẩm lớn hình vuông có chiều dày vừa phải.

12.3.1.2  Vật chứa

Đĩa hình vuông có

- chiều cao 50 mm ± 10 mm;

- diện tích mặt đĩa là 500 cm2 ± 50 cm2.

Chiều cao của thực phẩm là 20 mm ± 3 mm, khối lượng danh nghĩa là 1000 g.

Nếu đĩa quá lớn so với thiết bị thì có thể thay bằng đĩa nhỏ hơn miễn là diện tích mặt đĩa là 410 cm2 ± 40 cm2. Trong trường hợp này chiều cao của thực phẩm là 20 mm ± 3 mm, khối lượng danh nghĩa là 750 g.

12.3.1.3  Nguyên liệu

750 g sữa tươi có hàm lượng chất béo từ 3 % đến 4 %.

375 g trứng gà đã đập

125 g đường trắng

CHÚ THÍCH: Không nên làm loãng sữa bằng nước để đạt được hàm lượng chất béo quy định. Nếu có yêu cầu làm loãng thì nên thực hiện bằng cách kết hợp sữa đặc và sữa tách bơ một phần (sữa ít béo).

12.3.1.4  Quy trình

Gia nhiệt sữa đến xấp xỉ 60 °C. Đánh trứng và đổ sữa lên. Cho thêm đường và đánh ở tốc độ trung bình bằng máy trộn thực phẩm. Lọc và đỗ hỗn hợp vào vật chứa. Che bằng màng phủ và đặt vào tủ lạnh cho tới khi nhiệt độ của hỗn hợp là 5 °C ± 2 °C.

Bóc giấy bóng thực phẩm và nấu theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với loại thực phẩm này. Nếu không có hướng dẫn thì đặt đĩa vào tâm của giá đỡ thực phẩm với cạnh của đĩa song song với cửa. Có thể lặp lại thử nghiệm ở mức công suất giảm nếu điều này được coi là thích hợp sau khi đánh giá.

Lấy đĩa ra khỏi lò. Thực hiện việc đánh giá sau thời gian 2 h.

12.3.2  Bánh xốp

12.3.2.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá độ đồng đều khi nướng của thực phẩm có hình tròn, dầy và nở.

12.3.2.2  Vật chứa

Đĩa tròn có

- chiều cao 50 mm ± 10 mm;

- đường kính ngoài 220 mm ± 10 mm.

Chiều cao của thực phẩm là 20 mm ± 2 mm, khối lượng danh nghĩa là 475 g.

12.3.2.3  Nguyên liệu

170 g bột mỳ trắng mềm, hàm lượng gluten thấp

170 g đường kính trắng

10 g bột nở

100 g nước

50 g bơ thực vật với hàm lượng chất béo 80 % đến 85 %

125 g trứng tách vỏ

Giấy nướng có đường kính xấp xỉ 200 mm.

12.3.2.4  Quy trình

Bảo đảm các nguyên liệu ở nhiệt độ phòng. Đánh trứng và đường trong thời gian từ 2 min đến 3 min và cho thêm bơ thực phẩm đã đun chảy. Đổ thêm từ từ bột, bột nở và nước. Đặt giấy nướng vào đáy của đĩa và đổ bột nhão lên.

Trong 10 min trộn, đặt đĩa vào lò và nấu theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với loại tải này. Nếu không có hướng dẫn thì đặt đĩa vào tâm của giá đỡ thực phẩm. Có thể lặp lại thử nghiệm ở mức công suất giảm nếu điều này được coi là thích hợp sau khi đánh giá.

Lấy đĩa ra khỏi lò. Sau thời gian 5 min, đo chiều cao lớn nhất và nhỏ nhất của bánh, cắt bánh thành tám miếng và thực hiện việc đánh giá.

12.3.3  Khối thịt

12.3.3.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là đánh giá độ chín đồng đều của thực phẩm hình chữ nhật dầy.

12.3.3.2  Vật chứa

Đĩa hình chữ nhật có

- tỉ lệ chiều dài trên chiều rộng xấp xỉ 2,25 trên 1;

- chiều cao là 75 mm ± 15 mm;

- diện tích mặt trên của đĩa là 225 cm2 ± 25 cm2.

Chiều cao của thực phẩm là 45 mm ± 3 mm, khối lượng danh nghĩa là 900 g.

12.3.3.3  Nguyên liệu

800 g thịt bò băm có hàm lượng chất béo tối đa là 20 %

115 g trứng đã được trộn

2 g muối

Giấy bóng thực phẩm

12.3.3.4  Quy trình

Đập trứng và trộn với thịt bò băm và muối. Đặt hỗn hợp vào đĩa và nén chặt nhất có thể để bảo đảm không có các túi khí và có bề mặt phẳng. Bọc bằng giấy bóng thực phẩm và đặt trong tủ lạnh cho tới khi nhiệt độ của hỗn hợp là 5 °C ± 2 °C.

Bóc giấy bóng thực phẩm và nấu theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với loại thực phẩm này. Nếu không có hướng dẫn thì đặt đĩa vào tâm của giá đỡ thực phẩm với cạnh dài hơn song song với cửa. Có thể lặp lại thử nghiệm ở mức công suất giảm nếu điều này được coi là thích đáng sau khi đánh giá.

Lấy đĩa ra khỏi lò. Sau thời gian 5 min, đo nhiệt độ tại tâm của miếng thịt. Cắt thịt theo chiều dọc thành 6 phần bằng nhau và thực hiện đánh giá.

12.3.4  Khoai tây nghiền phủ phô mai bỏ lò

12.3.4.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là đánh giá việc nấu và làm chín vàng đều thực phẩm hình tròn lớn có chiều dày vừa phải.

12.3.4.2  Vật chứa

Đĩa chưa có

- Chiều cao 50 mm ± 10 mm;

- Đường kính ngoài là 220 mm ± 10 mm.

Chiều cao của thực phẩm xấp xỉ 40 mm, khối lượng danh nghĩa là 1,1 kg.

12.3.4.3  Nguyên liệu

750 g khoai tây tươi đã gọt vỏ, kết cấu chắc

100 g pho mát vụn có hàm lượng chất béo nằm trong khoảng 25 % đến 30 %.

50 g trứng không bao gồm vỏ

200 g hỗn hợp sữa và cream với hàm lượng chất béo nằm trong khoảng 15 % đến 20 %.

5 g muối

12.3.4.4  Quy trình

Cắt khoai tây thành các lát có chiều dày từ 3 mm đến 4 mm. Đổ vào đĩa không bôi mỡ xấp xỉ nửa lượng khoai tây và phủ lên bằng một nửa số phômai. Cho nốt lượng khoai tây còn lại và phủ lên bằng số phômai còn lại. Trộn trứng, cream và muối với nhau và đỗ hỗn hợp phủ lên khoai tây.

Nấu theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với loại thực phẩm này. Năng lượng vi sóng và nhiệt năng có thể được sử dụng đồng thời hoặc tuần tự theo hướng dẫn. Nếu không có hướng dẫn thì đặt cơ cấu điều khiển sao cho mức công suất vi sóng nằm trong dải từ 300 W đến 400 W và kết quả gia nhiệt ở nhiệt độ là từ 180 °C đến 220 °C. Thời gian nấu là từ 20 min đến 30 min.

Lấy đĩa ra khỏi lò. Sau thời gian 5 min, thực hiện việc đánh giá.

Có thể lặp lại thử nghiệm ở chế độ đặt cơ cấu điều khiển khác nếu điều này được coi là thích đáng sau khi đánh giá.

12.3.5  Bánh nướng

12.3.5.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm là để đánh giá việc nướng và làm chín vàng đều của thực phẩm có hình tròn, dầy và nở.

12.3.5.2  Vật chứa

Đĩa hình tròn có:

- chiều cao 50 mm ± 10 mm;

- đường kính ngoài là 230 mm ± 10 mm.

Chiều cao của thực phẩm là 22 mm ± 3 mm, khối lượng danh nghĩa của nó là 700 g.

12.3.5.2  Nguyên liệu

250 g bột mỳ trắng mềm, hàm lượng gluten thấp

250 g đường trắng

15 g bột nở

150 g nước

75 g bơ thực vật có hàm lượng chất béo nằm trong khoảng từ 80 % đến 85 %

185 g trứng tách vỏ

Giấy nướng có đường kính xấp xỉ 200 mm.

12.3.5.4  Quy trình

Bảo đảm các nguyên liệu ở nhiệt độ phòng. Đánh trứng với đường trong thời gian từ 2 min đến 3 min và cho thêm bơ thực vật đã chảy. Đổ từ từ bột, bột nở và nước. Đặt giấy nướng lên đáy của đĩa và đổ hỗn hợp bột nhão vào.

Trong 10 phút trộn, đặt đĩa lên giá đỡ thực phẩm và gia nhiệt theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với loại thực phẩm này. Năng lượng vi sóng và nhiệt năng có thể được sử dụng đồng thời hoặc tuần tự theo hướng dẫn. Nếu không có hướng dẫn đối với loại thực phẩm này thì gia nhiệt lò trước ở nhiệt độ 180 °C. Đặt cơ cấu điều khiển sao cho mức công suất vi sóng nằm trong dải từ 180 W đến 220 W và kết quả gia nhiệt nhiệt lượng nằm trong nhiệt độ từ 190 °C đến 230 °C. Thời gian nướng từ 15 min đến 25 min.

Lấy đĩa ra khỏi lò. Sau thời gian 5 min, cắt bánh thành tám miếng và thực hiện việc đánh giá.

Có thể lặp lại thử nghiệm ở chế độ đặt cơ cấu điều khiển khác nếu điều này được coi là thỏa đáng sau khi đánh giá.

12.3.6  Thịt gà

12.3.6.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá việc nướng và làm chín đều thịt gia cầm.

12.3.6.2  Vật chứa

Vỉ nướng và khay nướng hoặc vật chứa khác mà nhà chế tạo quy định.

12.3.6.3  Nguyên liệu

Một con gà, 1 200 g ± 200 g, không còn nội tạng.

Giấy bóng thực phẩm

12.3.6.4  Quy trình

Rửa và để ráo gà. Bọc gà bằng giấy bóng thực phẩm và đặt vào tủ lạnh có nhiệt độ là 5 °C ± 2 °C trong tối thiểu 12 h.

Bóc giấy bóng thực phẩm ra và đặt gà vào giá đỡ thực phẩm như được mô tả trong hướng dẫn của nhà chế tạo. Nấu theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Năng lượng vi sóng và nhiệt năng có thể được sử dụng đồng thời hoặc tuần tự theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu không có hướng dẫn thì đặt gà lên tấm của giá đỡ thực phẩm và đặt cơ cấu điều khiển ở vị trí thích hợp đối với loại thực phẩm này.

Lấy gà ra khỏi thiết bị và chờ trong 2 min.

Đo nhiệt độ của phần nguội nhất của thịt gà bằng cách sử dụng đầu dò đo nhiệt độ.

CHÚ THÍCH: Phần nguội nhất có thể là

- phần dày nhất;

- gần xương

- dưới cánh hoặc chân.

Nếu nhiệt độ nhỏ 85 °C thì lặp lại thử nghiệm trong thời gian lâu hơn hoặc với chế độ điều khiển khác. Đánh giá thịt gà về độ chín vàng và độ giòn.

13  Tính năng rã đông

13.1  Quy định chung

Điều này đưa ra phương pháp thử nghiệm để đánh giá việc rã đông khối thực phẩm rắn. Thử nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn của nhà chế tạo về việc rã đông loại thực phẩm này.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm rã đông đối với việc sử dụng tại địa phương được quy định thêm trong Phụ lục A.

13.2  Đánh giá

Đánh giá tốc độ, kết quả và tính thuận tiện khi sử dụng lò vi sóng.

Tốc độ là tổng thời gian rã đông kể cả thời gian nghỉ. Điều này không bao gồm thời gian chờ sau khi rã đông.

Đánh giá kết quả bằng cách xem xét độ rã đông đồng đều.

Có thể đánh giá các kết quả như sau:

- không có phần ấm hơn 25 °C và không có phần lạnh hơn 0 °C.

- không có phần ấm hơn 25 °C và có một vài phần lạnh hơn 0 °C.

- có một số phần ấm hơn 25 °C nhưng không chín và một số phần lạnh hơn 0 °C.

- có một số phần ấm hơn 25 °C có các phần đã chín và không có phần lạnh hơn 0 °C.

- có một số phần ấm hơn 25 °C có phần đã chín và một số phần lạnh hơn 0 °C.

CHÚ THÍCH 1: Đo nhiệt độ ở các chiều cao khác nhau của thịt bằng cách sử dụng đầu dò dưới da.

Tính thuận tiện được đánh giá bằng cách ghi lại số quy trình yêu cầu trong quá trình rã đông.

VÍ DỤ

- cắt thực phẩm hoặc lấy từng bộ phận ra

- lật thực phẩm bằng tay

- thời gian nghỉ và khởi động lại bằng tay.

CHÚ THÍCH 2: Không đánh giá quy trình chế độ đặt ban đầu đối với cơ cấu điều khiển.

13.3  Rã đông thịt

13.3.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là đánh giá độ rã đông đồng đều của thực phẩm dày.

13.3.2  Vật chứa

Đĩa như quy định trên Hình 8.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ THÍCH: Đĩa được làm từ vật liệu trong suốt về vi sóng có thành mỏng.

Hình 8 - Đĩa nông

Tấm phẳng bằng nhựa trong suốt về vi sóng có chiều dày xấp xỉ 3 mm.

Chiều cao của thực phẩm là 25 mm ± 4 mm, khối lượng danh nghĩa là 500 g.

13.3.3  Nguyên liệu

500 g thịt xay có hàm lượng chất béo tối đa là > 16 % và ≤ 20 %.

Giấy bóng thực phẩm

13.3.4  Quy trình

Lót đĩa bằng giấy bóng thực phẩm. Đặt thịt xay vào đĩa và nén thịt lên dĩa nhiều nhất có thể để đảm bảo rằng không có túi không khí và bề mặt phẳng. Bọc giấy bóng thực phẩm lên thịt và lấy nó ra khỏi đĩa và đặt lên một mặt phẳng. Đặt thịt vào tủ đông có nhiệt độ xấp xỉ - 20 °C trong tối thiểu 12 h.

Bóc giấy bóng thực phẩm và đặt khối đông lạnh lên tấm nhựa phẳng. Rã đông theo hướng dẫn của nhà chế tạo đối với loại thực phẩm này. Nếu không có hướng dẫn, có thể cần phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung để xác định khả năng rã đông của thiết bị.

Lấy thịt ra khỏi thiết bị. Sau thời gian 5 min, thực hiện việc đánh giá.

Thử nghiệm phải được lặp lại ở mức công suất khác hoặc trong thời gian khác để có kết quả là tối thiểu 60 % lượng thịt xay được rã đông

CHÚ THÍCH: Thiết bị có chức năng rã đông tự động cũng được thử nghiệm bằng cách sử dụng rã đông bằng tay.

14  Mức tiêu thụ điện năng đối với chức năng vi sóng

14.1  Quy định chung

Mục đích của thử nghiệm này là để đo mức tiêu thụ điện năng của thiết bị bằng tải cho trước và độ tăng nhiệt được coi là mức tiêu thụ điện năng đối với một chu kỳ nấu. Do đó, sử dụng ba tải nước khác nhau trong vật chứa thủy tinh có kích thước và hình dáng khác nhau.

14.2  Tải thử nghiệm

Sử dụng ba tải thử nghiệm khác nhau như thể hiện trong Bảng 4.

Hình 4 - Tải thử nghiệm dùng để đo mức tiêu thụ điện năng

Tải

Vật chứa thủy tinh, hình trụ được làm bằng thủy tinh borosilicat

Lượng nước danh nghĩa (mw)

Nước vòi tinh khiết

Nhỏ (s)

Đường kính ngoài d 90 mm ± 1 mm

Chiều cao ngoài h 125 mm ± 1 mm

Dung tích 600 mL

Khối lượng tối đa 200 g

275 g ± 1 g

Trung bình (m)

Đường kính ngoài d 140 mm ± 1 mm

Chiều cao ngoài h 76 mm ± 1 mm

Dung tích 900 mL

Khối lượng tối đa 250 g

350 g ± 1 g

Lớn (L)

Đường kính ngoài d 190 mm ± 1 mm

Chiều cao ngoài h 90 mm ± 1 mm

Dung tích 2 000 mL

Khối lượng tối đa 450 g

1 000 g ± 1 g

Đặc tính của vật chứa thủy tinh phải phù hợp với 3.3. Khối lượng thực tế của vật chứa được sử dụng (mc) được xác định và ghi lại. Khối lượng thực tế của lượng nước được xác định và ghi lại (mw).

CHÚ THÍCH: Để tính mức tiêu thụ điện năng, nhiệt dung của cốc thử nghiệm cần được tính đến. Do đó, tính năng lượng lý thuyết trong cốc thử nghiệm.

14.3  Chuẩn bị

Khi bắt đầu thử nghiệm, vật chứa thủy tinh và thiết bị phải ở nhiệt độ môi trường của phòng thí nghiệm. Nước được đổ vào vật chứa và khuấy. Đo nhiệt độ khi nhiệt độ trung bình của vật chứa và nước được cân bằng. Nhiệt độ ban đầu, T0 phải nằm trong dải từ 10 °C ± 0,5 °C.

CHÚ THÍCH 1: Nước có nhiệt độ ban đầu là từ 1 °C đến 2 °C thấp hơn nhiệt độ mục tiêu, để giảm tối thiểu thời gian khuấy.

CHÚ THÍCH 2: Vật chứa được đổ đầy không cần phải giữ trong tủ lạnh để tránh các vành trở nên quá lạnh.

CHÚ THÍCH 3: Để bảo đảm việc khuấy đủ, nên sử dụng nhiệt ngẫu có ống nối bằng nhựa. Ví dụ được mô tả trong Phụ lục C. Thìa khuấy cần có nhiệt dung thấp.

14.4  Bố trí tải trong thiết bị

Giá đỡ thực phẩm để gia nhiệt vi sóng được đặt trong thiết bị theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Ngay lập tức vật chứa được đặt vào tâm của giá đỡ.

Nếu không có hướng dẫn thì đặt vật chứa vào tâm của bàn xoay hoặc khay tịnh tiến. Nếu thiết bị không có lắp bàn xoay hoặc khay tịnh tiến thì tải được đặt lên vị trí đặt giá đỡ thực phẩm thấp nhất có thể.

14.5  Phép đo mức tiêu thụ điện năng đối với chu kỳ nấu

Đo mức tiêu thụ điện năng đối với chu kỳ nấu.

Thực hiện hai thử nghiệm đối với từng lượng nước (xem 14.2).

Phép đo phải được bắt đầu bằng cách đóng cắt thiết bị trong thời gian 30 s sau khi chuẩn bị tải nước. Cơ cấu điều khiển công suất đối với chức năng vi sóng được đặt đến vị trí đặt cao nhất. Nếu có sẵn thì thực hiện phép đo ở chức năng tăng thế.

Thiết bị được cho làm việc và đo thời gian (tcao) đối với nước đạt nhiệt độ (tcao) trong khoảng từ 60 °C đến 65 °C. Sau đó thiết bị được ngắt điện. Tải nước được lấy ra khỏi thiết bị và đặt trên một tất lót cách nhiệt. Khuấy nước bằng thìa khuấy (xem Phụ lục C) và đo nhiệt độ cuối cùng trong 20 s sau khi hoàn thành việc gia nhiệt.

Thiết bị được để nguội (Xem 6.5) và lặp lại phép đo với tải nước tương tự có nhiệt độ mục tiêu là 55 °C đến 60 °C (Tthấp). Đo thời gian (tthấp).

Sự chênh lệch giữa Tcao và Tthấp phải tối thiểu là 2 K, nếu không, một trong số các phép đo phải được lặp lại với thời gian được điều chỉnh.

Quy trình này được thực hiện đối với từng tải được chỉ ra trong 14.2.

Dữ liệu sau đây phải được ghi lại đối với từng tải nước:

- thời gian gia nhiệt tthấp và tcao (s); kể cả thời gian làm nóng đèn phát vi sóng;

- nhiệt độ ban đầu T0 (°C);

- nhiệt độ cuối cùng Tthấp và Tcao (°C);

- mức tiêu thụ điện năng Wthấp và Wcao (Wh);

- nhiệt độ môi trường (°C) tại thời điểm bắt đầu thử nghiệm (khi nước được bố trí trong thiết bị);

- khối lượng thực tế và khối lượng danh nghĩa của nước (g).

CHÚ THÍCH 1: Mức tiêu thụ điện năng của các thành phần như bóng đèn và quạt, được đóng điện tự động với thiết bị, cũng bao gồm trong phép do.

CHÚ THÍCH 2: Ghi lại thời gian gia nhiệt tthấp và tcao là cách cung cấp thông tin và đơn giản hóa phép đo. Do đó, tính đến cả thời gian làm nóng đèn phát vi sóng.

CHÚ THÍCH 3: Nên bắt đầu với dải nhiệt độ cao hơn là từ 60 °C đến 65 °C (Tcao).

CHÚ THÍCH 4: Để bảo đảm khuấy đủ, nên sử dụng nhiệt ngẫu có đầu nối bằng nhựa. Ví dụ được mô tả trong Phụ lục C. Thìa khuấy có nhiệt dung thấp.

14.6  Tính mức tiêu thụ điện năng của chu kỳ nấu

Mức tiêu thụ điện năng đạt nhiệt độ tăng thêm 50 K (W50) được tính đối với từng tải (xem 14.2) bằng cách sử dụng hồi quy tuyến tính dựa trên các điểm dữ liệu đo được.

Độ tăng nhiệt (T) được tính và độ chênh lệch giữa nhiệt độ ban đầu (T0) và nhiệt độ cuối cùng Tcao và Tthấp.

∆Tcao = Tcao - T0

(1)

∆Tthấp = Tthấp - T0

(2)

Để tính độ tăng nhiệt tổng, đối với Tcao và Tthấp, nhiệt dung của vật chứa được tính như sau:

Trong đó

mw  là khối lượng thực của nước (g);

mw,n  là khối lượng danh nghĩa của nước (275 g, 350 g, 1 000 g);

mc  là khối lượng thực của vật chứa (g);

T0  là nhiệt độ ban đầu của nước (°C);

Tthấp  là nhiệt độ cuối cùng của nước trong dải nhiệt độ thấp (°C);

Tcao  là nhiệt độ cuối cùng của nước trong dải nhiệt độ cao (°C);

Độ tăng nhiệt tổng (∆Ttổng) được chuẩn hóa bởi tải thực thế.

Tính số thương của mức tiêu thụ điện năng trên mỗi độ tăng nhiệt (Q) tính bằng Wh/K.

Tính mức tiêu thụ điện năng để tăng nhiệt lượng nước đến 50 K (W50).

W50 = Wthấp + Q . (50 - ∆Tthấp,bình thường hóa)

(8)

W50 được tính đối với tải nhỏ (s), tải trung bình (m) và tải lớn (L) và ghi lại.

14.7  Kết quả cuối cùng

Tính kết quả cuối cùng (Wcuối) bằng tổng của mức tiêu thụ điện năng để đạt 50 K (xem 14.6) từ tải nhỏ (s), tải trung bình (m) và tải lớn (L).

Wcuối, chu kỳ nấu =

Mức tiêu thụ điện năng cuối cùng này thể hiện mức tiêu thụ điện năng đối với chu kỳ nấu trung bình trong mức tiêu thụ điện năng nấu vi sóng.

CHÚ THÍCH 1: Trọng số có liên quan đến tải sử dụng gia dụng trung bình và điển hình.

CHÚ THÍCH 2: Không xét đến mức tiêu thụ điện năng của thời gian để nguội trong mức tiêu thụ điện năng cuối cùng.

CHÚ THÍCH 3: Để có một ví dụ về các dữ liệu và bảng tính toán, xem Phu lục E. Chương trình đánh giá Excel 97-2009, tương ứng trực tiếp với phụ lục E, có sẵn trong tiêu chuẩn này để tính toán tự động mức tiêu thụ điện năng (Điều 14). Các phép tính này cũng có thể được thực hiện theo các chương trình bảng tính khác với điều kiện là cũng cho kết quả tương tự.

14.8  Báo cáo kết quả thử nghiệm

Phải ghi lại dữ liệu dưới đây:

a) Công suất vi sóng đầu ra đo được theo Điều 8;

b) kiểu thiết bị, (các) chức năng gia nhiệt có sẵn;

c) Có lắp bàn xoay hoặc khay tịnh tiến ;

d) Vị trí của tải;

e) Điện áp nguồn mà tại đó các phép đo đã được thực hiện;

f) Mức tiêu thụ điện năng tính bằng Wh, được làm tròn đến một số thập phân theo 14.6 đối với từng tải;

Kết quả cuối cùng cho mỗi chu kỳ nấu, Wcuối, tính bằng Wh, được làm tròn đến một decimal theo 14.7.

15  Phép đo mức tiêu thụ ở chế độ công suất thấp

Theo các yêu cầu của IEC 62301, đưa ra các yêu cầu sau.

Đối với thiết bị bao gồm một tổ hợp các khối riêng lẻ, có thể gồm có một trong nhiều loại bếp khác nhau và một trong nhiều kiểu lò khác nhau, sử dụng kết hợp khuyến cáo được công bố trong hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo để thử nghiệm.

Nếu thiết bị A (ví dụ là bếp điện) chỉ có thể làm việc kết hợp với thiết bị B (ví dụ là lò vi sóng) thì đầu tiên là đo và ghi lại chế độ công suất thấp đối với thiết bị B không có thiết bị A. Sau đó đo chế độ công suất thấp đối với thiết bị B khi được kết hợp với thiết bị A. Tính mức tiêu thụ công suất thấp của thiết bị A bằng độ chênh lệch giữa hai phép đo này.

Khi chuẩn bị báo cáo thử nghiệm đối với thiết bị bao gồm tổ hợp nhiều khối riêng lẻ, tổ hợp các loại phần được cấp nguồn điện lưới (bếp điện, lò, bếp nướng, tấm hâm nóng, vỉ nướng, v.v...) được sử dụng cho phép đo phải được ghi lại. Phải ghi lại mức tiêu thụ của các chế độ công suất thấp đối với riêng từng khối A và khối B.

CHÚ THÍCH: Quy trình do đối với mức tiêu thụ điện năng của bếp điện được mô tả trong IEC 60350-2.

Khi thử nghiệm thiết bị có lắp đồng hồ thì đồng hồ phải được điều chỉnh chính xác thời gian và ngày tháng như quy định trong hướng dẫn.

Trong trường hợp mức tiêu thụ điện năng bị ảnh hưởng bởi thời gian hiển thị thay đổi liên tục của đồng hồ thì phép đo trong thời gian 24 h là cần thiết. Giá trị trung bình từ phép đo này được ghi lại.

Nếu thiết bị có cảm biến ánh sáng môi trường xung quanh thì phải đo hai cấp độ rọi theo TCVN 10152 (IEC 62301) trong thời gian 24 h, mỗi cấp độ rọi được đo trong 12 h.

Nếu có lựa chọn để người sử dụng tắt hiển thị thì cả hai chế độ đóng và cắt điện phải được thử nghiệm và báo cáo.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Thử nghiệm rã đông địa phương

A.1  Quy định chung

Các thử nghiệm rã đông bổ sung này có thể áp dụng ở một số quốc gia.

A.2  Giới thiệu

Các thử nghiệm này cho phép đánh giá độ rã đông một số các hạng mục nhỏ cùng một lúc. Việc chọn các hạng mục ấm nhất và lạnh nhất để thuận tiện khi sử dụng riêng nhiều hạng mục nhỏ nhằm thể hiện sự thay đổi đồng nhất về vật lý trong quá trình rã đông.

A.3  Phương pháp thử nghiệm

A.3.1  Quy định chung

Việc đánh giá các hạng mục rã đông nhỏ có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các thực phẩm như quả mâm xôi hoặc bằng cách sử dụng các chất nhân tạo để mô phỏng thực phẩm.

A.3.2  Quả mâm xôi

A.3.2.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá độ rã đông đồng đều trái cây nhỏ.

A.3.2.2  Vật chứa

Tấm nhựa phẳng trong suốt về vi sóng có chiều dày xấp xỉ 3 mm và đường kính là 250 mm.

CHÚ THÍCH: Đối với lò nhỏ, đường kính của đĩa chỉ có thể là 200 mm.

A.3.2.3  Nguyên liệu

Toàn bộ quả mâm xôi đóng băng có cùng kích cỡ và lựa chọn sao cho 60 quả có khối lượng xấp xỉ 250 g.

A.3.2.4  Quy trình

Phân bố đều 250 g ± 20 g quả mâm xôi đóng băng lên tấm nhựa và rã đông theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu không có hướng dẫn thì các quả mâm xôi được rã đông bằng cơ cấu điều khiển được đặt sao cho công suất vi sóng đầu ra xấp xỉ 180 W và thời gian rã đông là 7 min.

Thử nghiệm có thể được lặp lại ở mức công suất khác nhau hoặc trong thời gian để tối thiểu 70 % quả mâm xôi được rã đông.

CHÚ THÍCH: Lò có chức năng rã đông tự động cũng được thử nghiệm bằng cách sử dụng rã đông bằng tay.

Sau thời gian chờ 3 min, lấy quả mâm xôi ra khỏi lò. Xác định nhiệt độ của quả mâm xôi ấm nhất và khối lượng của các quả mâm xôi vẫn bị đóng băng một phần.

A.3.3  Gel

A.3.3.1  Mục đích của thử nghiệm

Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá độ rã đông đồng đều bằng cách sử dụng các miếng thực phẩm giã nhỏ.

A.3.3.2  Vật chứa

Tấm nhựa phẳng trong suốt về vi sóng có chiều dày xấp xỉ 3 mm và đường kính là 250 mm.

CHÚ THÍCH: Đối với lò nhỏ, đường kính của đĩa chỉ được là 200 mm.

A.3.3.3  Nguyên liệu

3,15 g tri(hydroxymethyl)-aminomethane

1,32 g axit citrit (khô)

5,3 g kali axetat

5 g kali clorua

100 g glycerin 87 % chuẩn

100 g đường trắng

830 g nước

15 g chất tạo gel (caragin-k)

3 mL dung dịch hiển thị (dung dịch o-Cresolphthalein, từ dung dịch gồm 2 g trên 100 g rượu ethyl 96 %)

A.3.3.4  Quy trình

Đặt tất cả các nguyên liệu rắn, ngoại trừ đường, chất làm quánh và grycerin, vào nồi và trộn với nước. Cho đường và khuấy cho tới khi nó tan ra. Cho thêm glycerin và khuấy. Cho thêm chất tạo gel và gia nhiệt đến khi sôi, khuấy liên tục. Đỗ từ từ dung dịch hiển thị trong quá trình khuấy. Lấy nồi ra khỏi nguồn nhiệt. Dung dịch được đổ vào các khuôn riêng, mỗi khuôn có hình dạng là hình trụ có đường kính là 27 mm ± 0,5 mm và cao xấp xỉ 10 mm với một đầu hình bán cầu.

Sau khi gel được để nguội và đông cứng, các miếng gel được lấy ra khỏi khuôn, đặt từng cái một lên các tấm nhựa và bọc bằng giấy bóng thực phẩm. Đặt các tấm nhựa vào tủ đông có nhiệt độ xấp xỉ -20 °C trong thời gian ít nhất là 12 h.

Phân bố đều 250 g ± 20 g gel đông lạnh lên tấm nhựa phẳng và rã đông theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu không có hướng dẫn, gel được rã đông với cơ cấu điều khiển được đặt sao cho công suất vi sóng đầu ra xấp xỉ 180 W và thời gian rã đông là 7 min.

Thử nghiệm có thể được lặp lại ở mức công suất khác hoặc trong thời gian để tạo ra tối thiểu 70 % các miếng gel được rã đông.

CHÚ THÍCH: Lò có chức năng rã đông tự động cũng được thử nghiệm bằng cách sử dụng rã đông bằng tay.

Sau thời gian chờ 3 min, lấy gel ra khỏi lò. Xác định nhiệt độ của miếng gel ấm nhất và khối lượng của các miếng gel vẫn bị đóng băng một phần.

A.4  Đánh giá

Thực hiện việc đánh giá như đã nêu trong 13.2.

Nhiệt độ của vật ấm nhất và khối lượng của các vật bị đóng băng một phần được nêu rõ.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Đĩa dùng cho Điều 12 và Điều 13

 

Ví dụ về đĩa thử nghiệm cùng với mô tả

Các yêu cầu của Điều 12 và Điều 13

Rã đông thịt (13.3)

Tất cả trong một đĩa có nắp

Đối với làm đông: vật liệu trong suốt về vi sóng

125 mm ± 12 mm và 180mm ± 20mm

Đối với rã đông: đĩa nhựa trong suốt về vi sóng (3 mm)

Bánh trứng (12.3.1)

Chảo vuông/dễ dàng cầm nắm

Chiều cao 50 mm ± 10 mm

Kích thước mặt trên của đĩa là 250 mm x 250 mm

Đối với khoang nhỏ hơn:

Kích thước mặt trên của đĩa là 210 mm x 210 mm

Bánh xốp, gratin khoai tây, bánh nướng (12.3.2, 12.3.4, 12.3.5)

Đĩa nướng

Cao 50 mm ± 10 mm

Đường kính ngoài của kích thước mặt trên 220 mm

Khối thịt (12.3.3)

Đĩa trũng

đĩa trũng có chiều dài trên chiều rộng là 2,25:1

Kích thước mặt trên của đĩa là 250 mm x 124 mm

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Thìa khuấy

Phụ lục này đưa ra ví dụ về nhiệt ngẫu có độ dẫn nhiệt thấp. Nhiệt ngẫu này có đầu nối khuấy bằng nhựa được sử dụng trong Điều 8 và Điều 14. Nhiệt ngẫu phải phù hợp với 6.7.

Hình C.1 - Đầu ni khuấy bằng nhựa

Hình C.2 Thìa khuấy mẫu

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Vật chứa thủy tinh dùng cho Điều 8 và Điều 14

Các con số liệt kê trong Bảng D.1 dưới đây có liên quan đến vật chứa thủy tinh được sử dụng trong Điều 8 và Điều 14.

Bảng D.1 - Quy định kỹ thuật - vật chứa thủy tinh

Ti

Vật chứa thủy tinh, hình trụ được làm bằng thủy tinh borosilicat

Lượng nước danh nghĩa (mw) nước vòi tinh khiết

Nhà cung cấp vật chứa thủy tinh

Nhỏ(s)

(Điều 14)

Đường kính ngoài d

90 mm ± 1 mm

Chiều cao ngoài h

125 mm ± 1 mm

Dung tích 600 mL

Khói lượng tối đa 200 g

275 g ± 1 g

Duran Cat.-No 2110648

“chiều cao thấp của cốc thử nghiệm”

Trung bình (m) (Điều 14)

Đường kính ngoài d

140 mm ± 1 mm

Chiều cao ngoài h

76 mm ± 1 mm

Dung tích 900 mL

Khối lượng tối đa 250 g

350 g ± 1 g

Duran Cat.-No 2131354 “đĩa kết tinh”

Lớn (L)

(Điều 8 và Điều 14)

Đường kính ngoài d

190 mm ± 1 mm

Chiều cao ngoài h

90 mm ± 1 mm

Dung tích 2 000 mL

Khối lượng tối đa 450 g

1 000 g ± 1 g

Duran Cat.-No 2131359 “đĩa kết tinh”

Hình D.1 thể hiện cách đo kích thước từ các vật chứa được khuyến cáo.

Hình D.1 - Ví dụ về cốc thử nghiệm nhỏ (600 mL)

 


Phụ lục E

(tham khảo)

Dữ liệu và tờ rời tính toán: Mức tiêu thụ điện năng đối với chu kỳ nấu bằng chức năng vi sóng (Điều 14)

Thiết bị

 

Công ty & nhãn hiệu

 

Phòng thử nghiệm

 

Điện áp nguồn

V

Thể tích tính được

Lít

Người vận hành

 

Công suất đầu ra danh định

W

Vật liệu khoang

 

Ngày

 

Kiểu lò vi sóng hoặc lò kết hợp

 

Bàn xoay, khay tịnh tiến

 

Vị trí của tải

 

 

Công suất ra (xem 8.1)

W

Ý kiến:

 

 

 

 

Khối lượng danh nghĩa của nước:  1 000 g      Nhiệt độ môi trường:  °C         Đường kính ngoài của vật chứa:  190 mm

Nhiệt độ mục tiêu: 55 °C - 60 °C

Thời gian gia nhit tthấp:

 

giây

Khối lượng của vật chứa

 

g

Nhiệt độ nước ban đầu

 

°C

Khối lượng của nước

 

g

Nhiệt độ nước cuối cùng:

 

°C

Mức tiêu thụ năng lượng:

 

Wh

Độ tăng nhiệt:

tính

K

Tổng độ tăng nhiệt

tính

K

Độ tăng nhiệt chuẩn

tính

K

 

Nhiệt độ mục tiêu: 60 °C - 65 °C

Thời gian gia nhiệt tcao:

 

giây

Khối lượng của vt cha

 

g

Nhiệt độ nưc ban đầu

 

°C

Khối lượng của nước

 

g

Nhiệt độ nước cuối cùng:

 

°C

Mức tiêu thụ năng lượng:

 

Wh

Độ tăng nhiệt:

tính

K

Tng độ tăng nhiệt

tính

K

Độ tăng nhiệt chun

tính

K

Số thương

tính

Wh/K

Năng lượng để đạt 50 K

tính

Wh

Thời gian để đạt 50 K

tính

giây

CHÚ THÍCH: Ô có nội dung “tính” phải được tính toán

 

Khối lượng danh nghĩa của nước:  350 g      Nhiệt độ môi trường:  °C         Đường kính ngoài của vật chứa:    140 mm

Nhiệt độ mục tiêu: 55 °C - 60 °C

Thời gian gia nhit tthấp:

 

giây

Khối lượng của vật chứa

 

g

Nhiệt độ nước ban đầu

 

°C

Khối lượng của nước

 

g

Nhiệt độ nước cuối cùng:

 

°C

Mức tiêu thụ năng lượng:

 

Wh

Độ tăng nhiệt:

tính

K

Tổng độ tăng nhiệt

tính

K

Độ tăng nhiệt chuẩn

tính

K

 

Nhiệt độ mục tiêu: 60 °C - 65 °C

Thời gian gia nhiệt tcao:

 

giây

Khối lượng của vt cha

 

g

Nhiệt độ nưc ban đầu

 

°C

Khối lượng của nước

 

g

Nhiệt độ nước cuối cùng:

 

°C

Mức tiêu thụ năng lượng:

 

Wh

Độ tăng nhiệt:

tính

K

Tng độ tăng nhiệt

tính

K

Độ tăng nhiệt chun

tính

K

Số thương

tính

Wh/K

Năng lượng để đạt 50 K

tính

Wh

Thời gian để đạt 50 K

tính

giây

 

Khối lượng danh nghĩa của nước:  275 g      Nhiệt độ môi trường:  °C         Đường kính ngoài của vật chứa:  90 mm

Nhiệt độ mục tiêu: 55 °C - 60 °C

Thời gian gia nhit tthấp:

 

giây

Khối lượng của vật chứa

 

g

Nhiệt độ nước ban đầu

 

°C

Khối lượng của nước

 

g

Nhiệt độ nước cuối cùng:

 

°C

Mức tiêu thụ năng lượng:

 

Wh

Độ tăng nhiệt:

tính

K

Tổng độ tăng nhiệt

tính

K

Độ tăng nhiệt chuẩn

tính

K

 

Nhiệt độ mục tiêu: 60 °C - 65 °C

Thời gian gia nhiệt tcao:

 

giây

Khối lượng của vt cha

 

g

Nhiệt độ nưc ban đầu

 

°C

Khối lượng của nước

 

g

Nhiệt độ nước cuối cùng:

 

°C

Mức tiêu thụ năng lượng:

 

Wh

Độ tăng nhiệt:

tính

K

Tng độ tăng nhiệt

tính

K

Độ tăng nhiệt chun

tính

K

Số thương

tính

Wh/K

Năng lượng để đạt 50 K

tính

Wh

Thời gian để đạt 50 K

tính

giây

Mức tiêu thụ cho mỗi chu kỳ nấu:

Tải nước:

Hệ số khối lượng

 

 

 

 

 

1 000 g

2

tính

Wh

Tổng mức tiêu thụ điện năng:

tính

Wh

350 g

6

tính

Wh

275 g

3

tính

Wh

CHÚ THÍCH: Ô có nội dung “tính” phải được tính toán.

 


Phụ lục F

(tham khảo)

Mức tiêu thụ điện năng trong giai đoạn để nguội

Đối với phép đo mức tiêu thụ điện năng của giai đoạn để nguội, tải phù hợp với Bảng 4 được đặt vào thiết bị theo 14.4.

CHÚ THÍCH 1: Vì nhiệt dư từ các thành phần có ảnh hưởng đến thời gian thông gió, thiết bị cần được để nguội trong tối thiểu 6 h trước khi đo.

Việc gia nhiệt phải được bắt đầu bằng cách bật thiết bị trong 30 s sau khi chuẩn bị tải nước. Cơ cấu điều khiển công suất dùng cho chức năng vi sóng được đặt đến vị trí đặt cao nhất. Nếu có thì phép đo được thực hiện ở chức năng tăng thế.

Thời gian gia nhiệt được tính đối với độ tăng nhiệt 50 K được xác định bởi 14.5, được làm tròn đến giây, như sau:

Số thương là thời gian trên độ tăng nhiệt (Q50,t) tính bằng s/K, được tính toán.

CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa về ∆Tcao,chuẩn hóa và ∆Tthấp, chuẩn hóa được cho trong 14.6, công thức (5) và (6).

Thời gian để tăng nhiệt lượng nước đến 50 K (t50) được tính.

T50 = t thấp + Q50 . (50 - ∆T thấp, chuẩn hóa)

(F.2)

Thời gian để vận hành lò t50 được tính riêng đối với từng tải.

Sau thời gian tăng nhiệt tương ứng t50 (được tính đối với từng tải: tải nhỏ, tải trung bình và tải lớn) được tăng, sau đó thiết bị được đặt về chế độ tắt. Nếu thiết bị không có chế độ tắt thì thiết bị được đặt ở chế độ chờ.

Tải được lấy ra và cửa phải được đóng sau (30 ± 2) s. Phép đo mức tiêu thụ điện năng được bắt đầu ngay khi thiết bị được đặt về chế độ tắt (xem Hình F.1).

Hình F.1 - Các giai đoạn đo mức tiêu thụ điện năng - Ví dụ

Phép đo được dùng lại sau (15 min ± 2 s, không phụ thuộc vào hệ thống thông gió có tự động dừng hay không.

Mức tiêu thụ điện năng trong giai đoạn để nguội Wv được ghi lại bằng Wh đối với từng tải.

Đảm bảo các điều kiện sau đây vẫn đúng trong quá trình đo:

- thiết bị được nối với nguồn điện lưới trong suốt thời gian thử nghiệm;

- không có mạng lưới nào được kết nối với thiết bị.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  IEC 60335-2-25:2010, Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-25: Particular requirements for microwave ovens, including combination microwave ovens

[2]  IEC 60335-2-90:2015, Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-90: Particular requirements for commercial microwave ovens

[3]  TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016), Thiết bị nấu bằng điện dùng cho mục đích gia dụng - Phần 1: Lò liền bếp, lò, lò hấp, lò nướng - Phương pháp đo tính năng

[4]  TCVN TCVN 6988:2018 (CISPR 11:2015), Thiết bị công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế - Đặc tính nhiễu tần số radio - Giới hạn và phương pháp đo

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phân loại

5  Danh mục các phép đo

6  Điều kiện chung đối với các phép đo

7  Kích thước và thể tích

8  Xác định công suất vi sóng đầu ra

9  Hiệu suất

10  Thử nghiệm kỹ thuật về tính năng

11  Tính năng gia nhiệt

12  Tính năng nấu

13  Tính năng rã đông

14  Mức tiêu thụ điện năng đối với chức năng vi sóng

15  Phép đo mức tiêu thụ ở chế độ công suất thấp

Phụ lục A (tham khảo) - Thử nghiệm rã đông địa phương

Phụ lục B (tham khảo) - Đĩa dùng cho Điều 12 và Điều 13

Phụ lục C (tham khảo) - Thìa khuấy

Phụ lục D (tham khảo) - Vật chứa thủy tinh dùng cho Điều 8 và Điều 14

Phụ lục E (tham khảo) - Dữ liệu và tờ rời tính toán: Mức tiêu thụ điện năng đối với chu kỳ nấu bằng chức năng vi sóng (Điều 14)

Phụ lục F (tham khảo) - Mức tiêu thụ điện năng trong giai đoạn để nguội

Thư mục tài liệu tham khảo

 



* Các con số trong ngoặc vuông tham khảo theo Thư mục tài liệu tham khảo.

1 Hệ thống TCVN đã có TCVN 12218-1:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 60350-1:2016.

2 Scott Duran Beaker® là ví dụ về sản phẩm thương mại có sẵn thích hợp. Thông tin dưới đây được đưa ra để tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không chỉ định sự bảo lãnh bởi IEC. Có thể sử dụng các sản phẩm tương đương nếu các sản phẩm đó có thể cho kết quả tương tự.