Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12271-1:2018

GIỐNG CÁ NƯỚC LẠNH - YÊU CẦU KỸ THUẬT - PHẦN 1: CÁ TẦM

Cold water fingerling - Technical requirement - Part 1: Sturgeon

Lời nói đầu

TCVN 12271-1:2018 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III biên soạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÁ NƯỚC LẠNH - YÊU CẦU KỸ THUẬT - PHẦN 1: CÁ TẦM

Cold water fingerling - Technical requirement - Part 1: Sturgeon

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt & Ratzeburg, 1833), cá tầm Siberi (Acipenser baerii Brandt, 1869), bao gồm cá bố mẹ, trứng thụ tinh, cá bột, cá hương, và cá giống.

2  Yêu cầu kỹ thuật

2.1  Cá bố mẹ

Cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ thành thục phải có nguồn gốc rõ ràng, không cận huyết, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1 và 2.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tầm bố mẹ

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá tầm Nga

Cá tầm Siberi

1. Ngoại hình

Cân đối, vây và vẩy nguyên vẹn, không bị tổn thương

2. Màu sắc và một số đặc điểm khác của cơ thể

Thân thon dài, màu tối có đốm vàng nhẹ

Đầu cá đực có màu xám sáng, thân cá màu đen trong khi đầu cá cái có màu đen giống như màu thân cá

3. Trạng thái hoạt động

Hoạt động nhanh nhẹn, phản xạ tốt với các tác động bên ngoài

4. Tuổi cá, năm, không nhỏ hơn

8 với cá đực và 12 đối với cá cái

6

5. Khối lượng cá thể, kg, không nhỏ hơn

15 với cá cái

8 với cá đực và 10 với cá cái

6. Tình trạng sức khỏe

Khỏe mạnh, sạch bệnh

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với độ thành thục sinh dục của cá tầm bố mẹ tuyển chọn cho đẻ

Giới tính

Yêu cu

Cá tầm Nga

Cá tầm Siberi

- Cá đực

- Lỗ sinh dục sưng hồng

- Mặt bên: Da thô nhám không có độ bóng

- Mặt bụng: Đoạn trước bụng lõm, bụng mềm

- Lỗ sinh dục: sưng hồng

- Cá cái

- Bụng mềm, phình to, đàn hồi tốt, lỗ sinh dục sưng hồng

- Chỉ số lệch cực1 của trứng 0,05 ≤ PI ≤ 0,1.

- Mặt bên: Da thô nhám không có độ bóng

- Mặt bụng: Bụng mềm, phình to và đàn hồi tốt

- Lỗ sinh dục: Sưng hồng

- Chỉ số lệch cực của trứng < 0,1

2.1.2  Trứng thụ tinh

Trứng thụ tinh của cá tầm khi tuyển chọn cho ấp nở đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 3.

Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật đi với trứng cá tầm thụ tinh khi tuyển chọn cho ấp nở

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá tm Nga

Cá tm Siberi

1. Hình dạng

Cầu tròn

2. Màu sắc

Xám, đen hoặc nâu

3. Chiều dài, mm, không nhỏ hơn

2,4

3,2

4. Khối lượng, mg, không nhỏ hơn

20,0

21,0

5. Tỷ lệ thụ tinh, %, lớn hơn

50

65

6. Tỷ lệ cảm nhiễm bệnh của trứng, %

0

2.1.3  Cá bột

Cá tầm bột phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại bảng 4.

Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật đối vi cá tầm bột

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá tm Nga

Cá tm Siberi

1. Tuổi cá, tính từ ngày nở cho đến hết noãn hoàng, ngày

từ 7 đến 10

2. Ngoại hình

Cỡ cá đồng đều, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 2% tổng số cá kiểm tra

3. Màu sắc

Thân cá màu đen

4. Chiều dài cá, cm, không nhỏ hơn

1,0

1,2

5. Khối lượng cá thể, g, không nhỏ hơn

0,016

0,02

6. Trạng thái hoạt động

Linh hoạt và phân bố đa phần ở đáy bể. Cá bột sau khi nở thường ngoi lên ngụp xuống mặt nước, sau 3 - 5 ngày tụ tập thành nhóm ở đáy bể, gần hết noãn hoàng cá không tụ tập mà bơi tản ra.

7. Tình trạng sức khỏe

Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý

2.1.4  Cá hương

Cá tầm hương phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 5.

Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tầm hương

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá tầm Nga

Cá tầm Siberi

1. Tuổi cá, tính từ ngày nở, ngày

45

2. Ngoại hình

- Cân đối, vây và vẩy hoàn chỉnh, không sây sát;

- Cỡ cá đồng đều, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1 % tổng số cá kiểm tra

3. Màu sắc

Thân cá màu xám

4. Chiều dài cá, cm, không nhỏ hơn

7,5

8

5. Khối lượng cá thể, g, không nhỏ hơn

2,5

2,8

6. Trạng thái hoạt động

Linh hoạt và tập trung nhiều ở đáy bể

7. Tình trạng sức khỏe

Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý

2.1.5  Cá ging

Cá tầm giống phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 6.

Bảng 6 -Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tầm giống

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá tầm Nga

Cá tầm Siberi

1. Tuổi cá, tính từ ngày nở, ngày

75

80

2. Ngoại hình

- Cân đối, vây, vẩy nguyên vẹn

- Tỷ lệ cá dị hình không lớn hơn 1% tổng số cá kiểm tra

3. Màu sắc

Thân cá có màu đặc trưng của loài, màu tối có đốm vàng nhạt

Thân cá có màu đặc trưng của loài, bụng có màu trắng hoặc vàng còn ở sườn và lưng màu xám hoặc nâu sẫm

4. Chiều dài cá, cm, không nhỏ hơn

11,6

15,0

5. Khối lượng cá thể, g, không nhỏ hơn

4,8

6,2

6. Trạng thái hoạt động

Linh hoạt và tập trung nhiều ở đáy bể

7. Tình trạng sức khỏe

Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý

3  Dụng cụ, thiết bị

3.1  Vợt, vớt trứng cá bột, cá hương, cá giống làm bằng lưới sợi mềm không gút, có mắt lưới 60 mắt/cm2. Vợt hình chữ nhật, kích thước 150 x 300 mm.

3.2  Băng ca (cáng), làm bằng vải mềm, khâu góc một đầu, có kích thước 80 x 60 cm cho cá hồi vân và 80 x 100 cm cho cá tầm.

3.3  Chậu, bằng nhựa màu trắng hoặc vàng, dung tích 5 - 10 lít.

3.4  Xô nhựa, dung tích 5 lít.

3.5  Cốc đốt, thủy tinh loại 150 ml.

3.6  Bát sứ, dung tích từ 0,3 - 0,5 lít

3.7  Que thăm trứng (ống hút silicon). Dài: 0,3 - 0,4 m, đường kính: 4 mm.

3.8  Đĩa petri, đường kính từ 50 mm đến 60 mm.

3.9  Kính giải phẫu, hoặc kính hiển vi có trắc vi thị kính, độ phóng đại từ 10 lần đến 100 lần.

3.10  Lam kính, kích thước (25,4 x 76,2 x 1,0) mm.

3.11  Thước dt, hoặc giấy kẻ ô ly, có vạch chia chính xác đến 0,1 mm.

3.12  Cân điện tử, cân tối đa đến 30 kg, chính xác đến 10 g.

3.13  Cân điện tử, cân tối đa 5 kg, độ chính xác 0,01 g.

3.14  Panh, bằng inox.

3.15  Dao cắt trứng, loại dao mổ nhỏ.

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Phương pháp lấy mẫu

4.1.1  Đối với cá bố mẹ

Dồn cá bố mẹ vào một góc của bể chứa cá bố mẹ, dùng tay bắt từng con đặt vào băng ca (3.2) để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật. Số lượng cá bố mẹ kiểm tra tùy thuộc nhu cầu cho đẻ của cơ sở (kiểm tra 100% số cá cho đẻ).

4.1.2  Đối với trứng đã thụ tinh

Đối với thu mẫu trứng thụ tinh, mẫu cần được thu tại giai đoạn phân chia 2 hay 4 giai đoạn tế bào, điều này sẽ xảy ra khoảng 3, 4 tiếng đồng hồ sau khi thụ tinh.

Dùng vợt vớt ngẫu nhiên mẫu trứng trong các khay ấp khác nhau, mỗi mẫu có khoảng 30 trứng cho vào cốc thủy tinh có chứa sẵn nước sạch.

*Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu kích thước, ngoại hình, màu sắc và tỷ lệ trứng ung/hư: Dùng vợt (3.1) vớt ngẫu nhiên mẫu trứng ở 3 khay ấp khác nhau (05 điểm/ khay, gồm bốn góc xung quanh và ở giữa), mỗi mẫu có khoảng 30 trứng cho vào cốc đốt (3.5) có chứa sẵn nước sạch.

Kiểm tra kích thước: Số lượng của mỗi mẫu không được ít hơn 30 trứng. Mẫu được lấy trong cốc thủy tinh chứa trứng.

Kiểm tra chỉ tiêu tỷ lệ trứng không thụ tinh/thụ tinh yếu: Số lượng của mỗi mẫu không được ít hơn 100 trứng. Và mẫu được lấy trong cốc thủy tinh chứa trứng.

*Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng: Dùng vợt vớt ngẫu nhiên mẫu trứng trong ở 3 khay ấp khác nhau (5 điểm/ khay, gồm bốn góc xung quanh và ở giữa), mỗi mẫu có khoảng 100 trứng cho vào cốc thủy tinh có chứa sẵn nước sạch.

4.1.3  Đối với cá bột

Dùng vợt (3.1) lấy ngẫu nhiên cá bột (lấy ở cả tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy để thu cả cá dị hình thường nằm ở đáy) khoảng 100 cá thể từ dụng cụ ấp cá bột, cho vào bát sứ (3.6) chứa lượng nước sạch chiếm 1/3 dung tích bát để kiểm tra.

4.1.4  Đối với cá hương

4.1.3.1  Lấy mẫu kiểm tra các ch tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động, chiều dài và tỷ lệ dị hình:

Dùng vợt (3.1) thu ngẫu nhiên 3 mẫu cá hương trong bể nuôi ở vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 50 cá thể, thả vào chậu (3.3) đã có sẵn nước ngọt sạch.

- Kiểm tra chỉ tiêu chiều dài, số lượng không ít hơn 30 cá thể;

- Kiểm tra chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể.

4.1.3.2  Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng

Dùng vợt (3.1) thu ngẫu nhiên 3 mẫu cá trong bể nuôi ở vị trí khác nhau. Mỗi mẫu thu không dưới 300 gam, thả vào chậu (3.3) đã chứa sẵn nước sạch và có sục khí.

4.1.5  Đối với cá giống

4.1.5.1  Lấy mẫu kiểm tra các ch tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động, chiều dài và tỷ lệ dị hình:

Dùng vợt (3.1) thu ngẫu nhiên 3 mẫu cá giống trong bể nuôi ở vị trí khác nhau (tầng trên và đáy), mỗi mẫu không dưới 100 cá thể, thả vào chậu (3.3) đã chứa sẵn nước ngọt.

- Kiểm tra chỉ tiêu chiều dài, số lượng không ít hơn 30 cá thể;

- Kiểm tra chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể.

4.1.5.2  Lấy mẫu kim tra chỉ tiêu khi lượng

Dùng vợt (3.1) thu ngẫu nhiên 3 mẫu cá giống trong bể nuôi ở vị trí khác nhau (tầng trên và đáy). Mỗi mẫu không dưới 500 gam, thả vào chậu (3.3) đã chứa sẵn nước ngọt.

4.2  Cách tiến hành

4.2.1  Đối với bố mẹ

4.2.1.1  Kiểm tra tuổi cá

Xác định tuổi cá bố mẹ căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng.

4.2.1.2  Kiểm tra khối lượng

Từng cá thể bố mẹ được đặt vào băng ca (3.1), dùng cân (3.12) để xác định khối lượng.

4.2.1.3  Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát cá đang bơi trong bể, kết hợp quan sát trực tiếp từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định tại Bảng 1.

4.2.1.4  Kiểm tra tình trạng sức khoẻ

Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của cá bố mẹ thực hiện theo quy trình kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản theo quy định hiện hành. Kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

4.2.1.5  Kiểm tra độ thành thục sinh dục

4.2.1.5.1  Cá cái

Đánh giá mức độ thành thục của cá cái bằng phương pháp xác định chỉ số lệch cực của nhân trứng. Cá tầm cái được lấy mẫu trứng lần đầu để kiểm tra mức độ thành thục vào thời điểm trước 1 tháng so với thời gian cá sinh sản sớm nhất theo dự kiến và tiến hành thu mẫu thêm từ 2 - 3 đợt vì cá cái thành thục và sinh sản ở nhiều thời gian khác nhau, kéo dài khoảng 3 tháng. Màu sắc, kích cỡ và mức độ thành thục của trứng là các tiêu chí để xác định cá cái đã sẵn sàng sinh sản hay chưa. Ví dụ màu sắc của trứng cá tầm Siberi thành thục thường có màu nâu sẫm hoặc màu xám đen, đường kính dao động 2,5 - 3,0 mm. Phương pháp xác định chỉ số PI: lấy khoảng 10 trứng cá bằng ống chuyên dùng thông qua một vết chích cỡ 6 - 8 mm trên bụng cá. Sát trùng bằng dung dịch nitrofurazon 4% và khâu vết mổ. Luộc trứng bằng cốc đốt 150 ml chứa nước tinh khiết hoặc dung dịch Leibovitz L15 trong thời gian 5 - 8 phút, làm nguội trứng bằng cách để cốc đốt trong khay có nước đá nghiền nhỏ. Dùng dao lam cắt dọc trứng từ cực động vật qua cực thực vật (chính giữa nhân) sau đó tính chỉ số PI.

4.2.1.5.2.  Cá đực

Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt về màu sắc về vây, hậu môn và phần đầu của từng cá thể.

Dùng xilanh có ống hút lấy khoảng 1ml sẹ, đặt trên lam kính nhỏ vài giọt nước rồi quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 1.000 lần để kiểm tra thời gian hoạt động, trạng thái hoạt động của tinh trùng (đối với cá thành thục tốt: đa số tinh trùng chuyển động tịnh tiến về phía trước, thời gian hoạt động từ 5-10 phút).

4.2.2  Kiểm tra trứng thụ tinh

4.2.2.1  Kiểm tra hình dạng và màu sắc

Đặt mẫu quan sát ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để có thể quan sát trứng bằng mắt thường, qua đó đánh giá về hình dạng và màu sắc của trứng. Hình dạng và màu sắc trứng phải đạt yêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật trong các Bảng 3.

4.2.2.2  Kiểm tra kích thước

Đo đường kính của các hạt trứng tươi thu ở giai đoạn phôi vị trên giấy kẻ ô-li. Và hạt trứng đạt kích thước theo quy định là 90% số trứng của mẫu trở lên đạt kích thước được quy định tại Bảng 3.

4.2.2.3  Kiểm tra khối lượng

Cho vào cốc thủy tinh khoảng 50 - 70 ml nước sạch, cân để xác định khối lượng (bì). Dùng vợt vớt trứng trong cốc thủy tinh chứa trứng, để sạch nước, thả trứng vào cốc thủy tinh đã có nước và được cân trên (bì). Tiến hành cân cốc đã có trứng, có thể cân làm 2 lần. Đếm số lượng trứng rồi chia trung bình để có khối lượng trung bình của trứng. Khối lượng trứng cá phải đạt yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật tại Bảng 3.

4.2.2.4  Kiểm tra tỷ lệ thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá tầm phải đảm bảo theo quy định của Bảng 3.

Sau khi đưa bình ấp 3-4 giờ xác định chất lượng trứng, trứng sẽ ở giai đoạn IV, nhìn dưới kính hiển vi ta sẽ thấy trứng phân chia thành 2 hay 4 tế bào, nếu các tế bào phân chia đều nhau không có màng nhăn là trứng tốt. Đến ngày thứ 3, thứ 4 ta kiểm tra lần nữa, lúc này trứng phát triển ở giai đoạn thứ 16, thấy noãn hoàn nằm đều phía trên là tốt, những trứng được thụ tinh sẽ phát triển còn những trứng không được thụ tinh sẽ bị hỏng.

4.2.2.5  Kiểm tra tỷ lệ n

Cho trứng vào cốc thủy tinh chứa nước sạch, giai đoạn thu mẫu trứng để kiểm tra chỉ tiêu tỷ lệ nở là giai đoạn hệ thống thần kinh trung ương của phôi cá đang được phát triển và dễ dàng nhận biết ống thần kinh. Một mẫu ngẫu nhiên khoảng 200 trứng được lấy ra từ khay ấp được dùng để xác định tỷ lệ nở bằng cách quan sát dưới kính hiển vi, tách những trứng mà phôi không có ống thần kinh để xác định tỷ lệ nở. Tỷ lệ nở của trứng cá tầm phải đảm bảo theo quy định của Bảng 3.

4.2.2.6  Kiểm tra tỷ lệ dị hình của ấu trùng khi nở

Cho ấu trùng vào cốc thủy tinh chứa nước sạch, đặt các mẫu ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để có thể quan sát các mẫu ấu trùng bằng mắt thường để xác định số ấu trùng dị hình. Tỷ lệ ấu trùng dị hình của ấu trùng cá tầm phải đảm bảo theo quy định của Bảng 4.

4.2.2.7  Kim tra mức độ cảm nhiễm bệnh của trứng

Đặt các mẫu kiểm tra ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để có thể quan sát các mẫu trứng bằng mắt thường để xác định những trứng có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng của trứng trong khay ấp bằng cảm quan để đánh giá mức độ cảm nhiễm bệnh của trứng.

4.2.3  Đối với cá bột

4.2.3.1  Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Đặt chậu có cá mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá, kết hợp quan sát cá bột trong bể. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định tại Bảng 4 với cá tầm.

4.2.3.2  Kiểm tra chiều dài

Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ ôly hoặc thước dẹt (3.11) để đo toàn dài cá (từ mút đầu đến cuối thùy vây đuôi). Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 4 với cá tầm phải > 90 % tổng số cá đã kiểm tra.

4.2.3.3  Kiểm tra khối lượng cá thể

Cho vào xô từ 3 lít đến 4 lít nước ngọt sạch, dùng cân (3.13) để xác định khối lượng (bì).

Dùng vợt (3.1) vớt cá trong xô chứa mẫu, để ráo nước và thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân làm 2 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.

Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải đảm bảo giá trị được quy định tại Bảng 4 với cá tầm.

4.2.3.4  Kiểm tra ch tiêu cá dị hình

Dùng bát sứ (3.6) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỷ lệ cá dị hình trong tổng số cá đã kiểm tra.

4.2.3.5  Kim tra tình trạng sức khỏe

Đặt chậu có cá mẫu ở vị trí đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, phát hiện những cá thể có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

4.2.4  Đối với cá hương

4.2.4.1  Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Đặt chậu có cá mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá, kết hợp quan sát cá hương trong giai chứa. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định tại Bảng 5.

4.2.4.2  Kiểm tra chiều dài

Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ ôly hoặc thước dẹt (3.11) để đo toàn dài cá (từ mút đầu đến cuối thùy vây đuôi). Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 5 phải > 90 % tổng số cá đã kiểm tra.

4.2.4.3  Kiểm tra khối lượng cá thể

Cho vào xô từ 3 lít đến 4 lít nước, dùng cân (3.13) để xác định khối lượng (bì). Dùng vợt (3.1) vớt cá trong xô chứa mẫu, để ráo nước và thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân làm 2 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn. Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải đảm bảo giá trị được quy định tại Bảng 5.

4.2.4.4  Kiểm tra chỉ tiêu cá dị hình

Dùng bát sứ (3.6) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỷ lệ cá dị hình trong tổng số cá đã kiểm tra.

4.2.4.5  Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Đặt chậu có cá mẫu ở vị trí đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên để quan sát trực tiếp bằng mắt, phát hiện những cá thể có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

4.2.5  Đối với cá giống

4.2.5.1  Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Đặt chậu có cá mẫu ở vị trí đảm bảo đủ ánh sáng để quan sát trực tiếp bằng mắt về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá, kết hợp quan sát trực tiếp cá giống trong giai chứa. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cá giống theo quy định trong Bảng 6.

4.2.5.2  Kiểm tra chiều dài

Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ ly hoặc thước dẹt (3.11) để đo toàn dài cá (tính từ mút đầu đến cuối thùy vây đuôi). Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 6.

4.2.5.3  Kiểm tra khi lượng cá thể

Cho vào xô từ 4 lít đến 5 lít nước, dùng cân (3.13) để xác định khối lượng (bì).

Dùng vợt (3.1) vớt cá trong xô chứa mẫu (3.4), để ráo nước và thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá, (có thể cân làm 2 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.

Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 6.

4.2.5.4  Kiểm tra chỉ tiêu cá dị hình

Dùng bát sứ (3.6) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỷ lệ cá dị hình trong tổng số cá đã kiểm tra.

4.2.5.5  Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Đặt chậu có cá mẫu ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, quan sát trực tiếp bằng mắt để phát hiện những cá thể có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Chebanov, M.S., Rosenthal, H., Gessner, G., Anrooy, R. V., Doukakis, P., Pourkazemi, M., Williot, P. 2011. Sturgeon hatchery practices and management for release: Guidelines. FAO FISHERIES AND AQUACULTURE TECHNICAL PAPER No. 570. 110 pp.

[2] Chebanov, M.S., and Galich, E. V. 2013. Sturgeon Hatchery Manual. FAO Fisheries and Aquaculture Technical paper 558, 303 pp.

[3] Hoitsy, G; Woynarovich, A; and Moth-Poulsen, T. 2012. Guide to the small scale artificial propagation of trout. 22 pp.

[4] Memis, D., Ercan, E., . Celikkale M.S., Timur, M., and Zarkua, Z. 2009. Growth and survival Rate of Russian Sturgeon (Acipenser gueldenstaedtii) Larvae from Fertilized Eggs to Artificial Feeding. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 9: 47-52 (2009)

[5] Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Thanh Hải, Trương Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoa, Đào Văn Phú, Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Quang Thái, Đặng Xuân Kỳ, Nguyễn Thị Trang, và Ngô Sĩ Vân. 2016. Quy trình sản xuất giống cá tầm (Acipenser baerii). Kết quả của đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá Tầm Siberi (Acipencer baerii). Đề tài cấp nhà nước 2012 - 2015.

[6] Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Thanh Hải, Trương Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoa, Đào Văn Phú, Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Quang Thái, Đặng Xuân Kỳ, Nguyễn Thị Trang, và Ngô Sĩ Vân. 2016. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá Tầm Siberi (Acipencer baerii). Báo cáo tổng kết Đề tài cấp nhà nước 2012 - 2015.



1 Chỉ số lệch cực - PI (Polarization Index)