- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015) về Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) về Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12180-2:2017 (ISO 16075-2:2015) về Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới - Phần 2: Xây dựng dự án
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12180-1:2017 (ISO 16075-1:2015) về Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới - Phần 1: Cơ sở của một dự án tái sử dụng cho tưới
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12180-3:2017 (ISO 16075-3:2015) về Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới - Phần 3: Các hợp phần của dự án tái sử dụng cho tưới
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12351:2018 (ISO 24518:2015) về Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước sạch và nước thải - Quản lý khủng hoảng các đơn vị ngành nước
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9069:2012 về Vật liệu lọc dạng hạt dùng trong xử lý nước sạch - Phương pháp thử
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
ISO 24521:2016
Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of basic on-site domestic wastewater services
Lời nói đầu
TCVN 12352:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 24521:2016;
TCVN 12352:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC224 Các hoạt động dịch vụ liên quan đến hệ thống cung cấp nước uống, hệ thống nước thải và nước mưa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
01 Các vấn đề về nước: ngữ cảnh toàn cầu và khung chính sách
Nước tạo ra một thách thức trên toàn thế giới trong thế kỷ 21, cả về quản lý tài nguyên nước sẵn có và cung cấp khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh cho dân cư trên toàn thế giới. Năm 2000, Liên hợp quốc thừa nhận rằng tiếp cận với nước là một quyền cơ bản của con người và, kết hợp với chính phủ các quốc gia, Liên hợp quốc đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng ("các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ") để tăng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ nước sạch và nước thải, bao gồm cả thải bỏ hoặc tái sử dụng lượng nước dư một cách an toàn (trong tiêu chuẩn này được gọi chung là “các dịch vụ về nước”), đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các hội nghị quốc tế về phát triển bền vững và nước (ví dụ: Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển Bền vững ở Johannesburg tháng 9/2002, Diễn đàn Nước thế giới lần thứ ba tại Kyoto tháng 3/2003 và Diễn đàn Nước thế giới lần thứ tư tại Thành phố Mexico tháng 3/2006) đã nêu bật vấn đề này, và các cơ quan LHQ (kể cả WHO và UNESCO) đã phát triển các khuyến nghị và các chương trình để thiết lập một khung chính sách tiến bộ.
Ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững đã nhấn mạnh rằng các chính phủ có vai trò chính trong việc thúc đẩy cải thiện sự tiếp cận với nước sạch an toàn và vệ sinh cơ bản thông qua sự quản trị nâng cao ở tất cả các cấp, các môi trường và các khung pháp lý phù hợp với sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan (các bên có chung quyền lợi).
CHÚ THÍCH: Các chính phủ được đề cập đến như là “cơ quan có thẩm quyền liên quan” trong ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512).
Nếu các giải pháp thể chế được tích hợp vào quá trình này, thì ngành nước sẽ trở nên hiệu quả hơn và việc quản lý tài nguyên nước sẽ trở nên bền vững hơn. Tuyên bố từ Diễn đàn Nước thế giới đã khuyến cáo rằng các chính phủ cần nỗ lực tăng cường vai trò của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, đặc biệt liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ nước đầy đủ và cần nhận thức rằng sự kết hợp hiệu quả giữa các tác nhân này là yếu tố quan trọng đáp ứng những thách thức và các mục tiêu liên quan đến nước.
Ví dụ của các vấn đề chính đối với khung chính sách về dịch vụ vệ sinh và nước sạch hiệu quả là:
— Xác định rõ vai trò của các bên liên quan khác nhau;
— Thiết lập cách thức xác định và đánh giá các quy tắc và tổ chức về vệ sinh;
— Thiết lập các quy trình để đảm bảo tính nhất quán giữa các chính sách liên quan đến phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng đơn vị ngành nước;
— Điều tiết thu hồi nước và xả nước thải;
— Cung cấp thông tin cho người sử dụng và cộng đồng.
02 Đơn vị ngành nước: mục tiêu chung
Ngoài việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, quản lý hợp lý các đơn vị ngành nước sạch và nước thải (trong tiêu chuẩn này được gọi chung là “đơn vị ngành nước”) là một yếu tố thiết yếu trong quản lý tổng hợp nguồn nước. Khi áp dụng cho các đơn vị ngành nước này, việc thực hành quản lý hợp lý sẽ đóng góp cả về số lượng và chất lượng, tới sự phát triển bền vững. Quản lý đơn vị ngành nước hợp lý cũng góp phần gắn kết xã hội và phát triển kinh tế của các cộng đồng được phục vụ, vì chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ nước có ý nghĩa đối với hầu hết các hoạt động của xã hội.
Vì nước được coi là một lợi ích xã hội và các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước hỗ trợ ba khía cạnh của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường), quan trọng là quản lý các đơn vị ngành nước phải minh bạch và bao gồm tất cả các bên liên quan phù hợp với ngữ cảnh địa phương.
Có một loạt các bên liên quan về quyền lợi có thể đóng vai trò trong các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước. Ví dụ về các bên liên quan như vậy bao gồm:
— Chính phủ hoặc tổ chức công (quốc tế, quốc gia, khu vực hoặc địa phương);
— Các hiệp hội chính của các đơn vị ngành nước (ví dụ: các hiệp hội nước sạch hoặc nước sinh hoạt cấp quốc tế, cấp khu vực và cấp quốc gia);
— Các cơ quan tự trị tìm cách đóng vai trò tổng quan (ví dụ như các tổ chức có liên quan, như các tổ chức phi chính phủ);
— Người sử dụng và các hiệp hội những người sử dụng nước.
Mối quan hệ giữa các bên liên quan và các đơn vị ngành nước là khác nhau trên toàn thế giới, ở nhiều nước, có các cơ quan có trách nhiệm (toàn bộ hoặc một phần) để giám sát các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước, dù các đơn vị ngành là các tổ chức công hay tư hoặc do tư nhân điều hành, và các đơn vị ngành nước có do các cơ quan có thẩm quyền liên quan quy định hoặc hoạt động trong một hệ thống kỹ thuật tự điều chỉnh hay là không. Tiêu chuẩn hóa và tự điều chỉnh kỹ thuật là những cách có thể đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan và đáp ứng nguyên tắc chuyển giao quyền lực cho cấp dưới.
Mục đích của các đơn vị ngành nước là cung cấp dịch vụ cho tất cả những người thuộc khu vực do đơn vị ngành nước đó chịu trách nhiệm, cung cấp cho người sử dụng nguồn nước sạch liên tục và thu gom cũng như xử lý nước thải trong điều kiện kinh tế và xã hội chấp nhận được cho người sử dụng và cho đơn vị ngành đó. Các đơn vị ngành nước được kỳ vọng sẽ đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền liên quan và những kỳ vọng do cơ quan có trách nhiệm và các bên liên quan khác quy định, đồng thời đảm bảo tính bền vững lâu dài của dịch vụ. Trong ngữ cảnh khan hiếm tài nguyên, bao gồm cả các nguồn lực tài chính, khuyến nghị rằng các khoản đầu tư cho các lắp đặt phải phù hợp và cần chú ý bảo trì đúng cách và sử dụng hiệu quả các lắp đặt đó. Trong khi nỗ lực duy trì sự tiếp cận cơ bản với các dịch vụ về nước, thuế nước nói chung nên nhằm mục đích đáp ứng nguyên tắc thu hồi chi phí và thúc đẩy hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên.
Các bên liên quan cần tham gia vào cả quá trình thiết lập mục tiêu dịch vụ và đánh giá tính đầy đủ cũng như hiệu quả của dịch vụ.
03 Mục tiêu, nội dung và thực hiện các tiêu chuẩn giải quyết các dịch vụ về nước
Các tiêu chuẩn giải quyết các dịch vụ nước là tiêu chuẩn ISO 24510 (định hướng dịch vụ), ISO 24511 và ISO 24512 (định hướng quản lý). Mục tiêu của các tiêu chuẩn này là cung cấp các hướng dẫn cho các bên liên quan để đánh giá và cải tiến dịch vụ cho người sử dụng và hướng dẫn quản lý đơn vị ngành nước, phù hợp với mục tiêu bao quát của các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
TCVN 12352 (ISO 24510) bao gồm:
— Mô tả ngắn gọn về các thành phần của dịch vụ liên quan đến người sử dụng;
— Mục tiêu cốt lõi của dịch vụ, về phương diện nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng;
— Hướng dẫn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng;
— Tiêu chí đánh giá dịch vụ cho người sử dụng theo các hướng dẫn đã cung cấp;
— Ví dụ về các chỉ số kết quả thực hiện liên quan đến tiêu chí đánh giá có thể được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện của dịch vụ.
ISO 24511 và ISO 24512 có các nội dung sau:
— Mô tả ngắn gọn về các thành phần vật chất/cơ sở hạ tầng và các thành phần quản lý/thể chế của các đơn vị ngành nước;
— Mục tiêu cốt lõi cho các đơn vị ngành nước, được coi là có liên quan toàn cầu ở mức độ rộng nhất;
— Hướng dẫn quản lý các đơn vị ngành nước;
— Hướng dẫn đánh giá các dịch vụ về nước với các tiêu chí đánh giá dịch vụ liên quan đến các mục tiêu và các chỉ số kết quả thực hiện tương ứng với các tiêu chí.
Các chỉ số kết quả thực hiện được trình bày trong ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 chỉ nhằm mục đích minh họa, vì việc đánh giá dịch vụ cho người sử dụng không thể chỉ dựa vào bộ chỉ số đánh giá đơn lẻ hoặc bộ chỉ số đã được sử dụng phổ biến.
Chất lượng của nước được cung cấp (hoặc nước xả thải) có thể bị ảnh hưởng bất lợi giữa điểm phân phối (hoặc trong trường hợp nước thải, là điểm thu gom) và điểm sử dụng (hoặc trong trường hợp nước thải, là điểm xả) do các lắp đặt bên trong công trình. Một số bên liên quan (ví dụ: các cơ quan có thẩm quyền liên quan, chủ sở hữu, nhà thầu và người sử dụng) có thể có vai trò liên quan trong vấn đề này.
Để tổ chức các đơn vị ngành nước khác nhau giữa các quốc gia, các hướng dẫn đã nêu trong ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 tập trung vào nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng và vào chính các dịch vụ nước, mà không áp đặt một phương tiện đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng đó, để cho phép sử dụng các tiêu chuẩn ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 một cách rộng rãi nhất trong khi vẫn tôn trọng đặc điểm văn hóa, kinh tế xã hội, khí hậu, sức khỏe và lập pháp của các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới. Trong thời gian trước mắt, các tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng tại chỗ, do các yếu tố như điều kiện khí hậu, nguồn lực sẵn có và các hoạt động liên quan đến tính bền vững kinh tế của các dịch vụ nước, đặc biệt là về chi phí tài chính và khả năng chi trả của người sử dụng cho các cải tiến. Những điều kiện này có thể hạn chế việc đạt được một số mục tiêu hoặc hạn chế việc thực hiện một số khuyến nghị ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 được soạn thảo bằng những ràng buộc với ý định đó và, ví dụ, cho phép các cấp độ khác nhau của mạng lưới dịch vụ nước đã xây dựng và sự cần thiết cho các lựa chọn thay thế tại chỗ. Mặc dù nhu cầu đối với tính linh hoạt về mặt kỹ thuật và thiết bị, nhiều khuyến nghị trong tiêu chuẩn ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 được dự định áp dụng chung, chẳng hạn như cơ chế tham vấn.
Để đánh giá và cải tiến dịch vụ cho người sử dụng và để đảm bảo việc theo dõi chính xác các cải tiến, có thể thiết lập một số chỉ số kết quả thực hiện (chỉ số kết quả thực hiện - Pl) thích hợp hoặc các phương pháp khác để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu. Các bên liên quan có thể chọn (các) Pl từ các ví dụ đã nêu trong ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 hoặc phát triển các Pl liên quan khác có tính đến các nguyên tắc đã mô tả. Các Pl hợp lý liên quan đến các mục tiêu đã xác định thông qua các tiêu chí đánh giá, và đã sử dụng để đo lường kết quả thực hiện. Các Pl cũng có thể được sử dụng để lập các giá trị được yêu cầu hoặc mục tiêu hướng tới. ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 không áp đặt bất cứ chỉ báo cụ thể nào hoặc bất cứ giá trị tối thiểu hoặc phạm vi hiệu quả hoạt động nào; các tiêu chuẩn này tôn trọng nguyên tắc thích ứng với bối cảnh địa phương, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các tiêu chuẩn ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 tại chỗ. Các tiêu chuẩn này có thể sử dụng để đánh giá tiến độ đối với các mục tiêu chính sách về nước và mục tiêu của các chương trình tài trợ, bằng cách cung cấp các hướng dẫn để cải tiến liên tục và đánh giá dịch vụ.
ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 phù hợp với nguyên tắc của phương pháp "Kế hoạch-Thực hiện- Kiểm tra- Hành động": đề xuất một quy trình từng bước, từ việc xác định các thành phần và xác định mục tiêu của đơn vị ngành nước để thiết lập các chỉ số kết quả thực hiện, với vòng lặp lại các mục tiêu và quản lý, sau khi đã đánh giá các tính năng hoạt động. ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512 là phù hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý như TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 14001. Việc thực hiện một hệ thống quản lý TCVN ISO 9001 và/hoặc TCVN ISO 14001 tổng thể có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nguyên tắc trong ISO 24510, ISO 24511 và ISO 24512; ngược lại, những hướng dẫn này có thể giúp đạt được các quy định kỹ thuật của TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 14001 đối với các tổ chức lựa chọn để thực hiện chúng.
04 Dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Việc thiếu các dịch vụ vệ sinh cơ bản tại chỗ trên toàn cầu là một hạn chế để đạt được các mục tiêu xã hội toàn cầu về cải thiện sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế. Tình trạng này xảy ra hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển. Mặc dù thường được coi là một vấn đề nông thôn, tình trạng này cũng là một vấn đề của nhiều khu vực đô thị và đô thị hóa. Theo Liên hợp quốc (xem Tài liệu tham khảo [5]), 2,1 tỷ người được tiếp cận với các công trình vệ sinh đã cải tiến từ năm 1990 đến năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2015, 2,4 tỷ người dân vẫn thiếu điều kiện vệ sinh được cải tiến và 946 triệu người, chiếm 13 % dân số thế giới, thực hiện việc vệ sinh ngoài trời.
Các công trình vệ sinh có điều kiện nghèo nàn thường có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm, do đó có liên quan đến truyền bệnh như dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A và thương hàn. Ngoài ra, các điều kiện như vậy thường trở nên trầm trọng hơn do các cơ sở chăm sóc sức khỏe không đầy đủ hoặc thiếu, thể hiện ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương có thêm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. UNICEF ước tính rằng bệnh tiêu chảy là kẻ giết người lớn thứ hai đối với trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển và điều này chủ yếu là do vệ sinh kém và vệ sinh không đầy đủ.
Các tác động môi trường và sức khỏe cộng đồng của việc thiếu các công trình vệ sinh phụ thuộc vào mật độ dân số. Ở các khu vực nông thôn có dân cư thưa thớt và vùng sâu vùng xa, việc thiếu các công trình vệ sinh có thể không gây ra rủi ro đáng kể do tích tụ nước tiểu và phân (cách gọi khác là “đại tiện ngoài trời”) có thể được xử lý sinh thái tự nhiên ở mức độ thỏa đáng. Tuy nhiên, khi mật độ dân số gia tăng, đạt đến một điểm mà khi đó quá trình hấp thụ hoặc phân hủy tự nhiên không triệt để dẫn đến rủi ro cho cả sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong những trường hợp như vậy, có thể lắp đặt các dịch vụ nước thải tại chỗ cơ bản. Dịch vụ có thể ở quy mô của một gia đình đơn lẻ hoặc ở quy mô cộng đồng, mặc dù một số loại ở quy mô cộng đồng yêu cầu cần có một số loại hệ thống thu gom và có thể bao gồm cả vận chuyển và xử lý. Bất kể loại dịch vụ nước thải sinh hoạt tại chỗ nào, quy mô hoặc mức độ công nghệ được lắp đặt nào, các dịch vụ và quy trình cần được quản lý để đảm bảo hoạt động hiệu quả trong điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa.
Việc quản lý các dịch vụ nước thải sinh hoạt ở tất cả các loại và ở mọi cấp độ công nghệ yêu cầu sự hiểu biết về các quá trình sinh học tại nơi thực hiện công việc, hiểu biết về các yếu tố có thể ức chế các quy trình đó và phương tiện đảm bảo các quy trình đó hoạt động. Việc quản lý cũng đòi hỏi cộng đồng phục vụ có sự hiểu biết rộng hơn về việc sử dụng và quản lý hệ thống vệ sinh. Bằng cách này, các công trình vệ sinh hoạt động hiệu quả và giúp duy trì bền vững ở cộng đồng nơi hệ thống vệ sinh được lắp đặt. Quản lý các dịch vụ thường được coi là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền liên quan, cho dù đó là tại chỗ hoặc được các đơn vị ngành nước quy mô hỗ trợ lớn hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc quản lý các dịch vụ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ là trách nhiệm của người sử dụng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.
Nhiều hệ thống vệ sinh cơ bản tại chỗ này được đặt gần hoặc liền kề với các dịch vụ vệ sinh, dưới sự giám sát và vận hành chuyên nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các hệ thống cơ bản tại chỗ có thể được hỗ trợ bởi các dịch vụ nước thải quy mô lớn hơn gần đó, ví dụ: thông qua hệ thống thu gom nước thải hoặc nước thải vệ sinh được xử lý một phần để xử lý thêm hoặc để thải bỏ tại cơ sở lớn hơn/Mối quan hệ cộng sinh này tạo cơ hội cho các công trình vệ sinh quy mô nhỏ mà không cần phải chủ trì tất cả các công nghệ hoặc hệ thống xử lý nước thải và nhân viên có kinh nghiệm xử lý tại chỗ. Trong các trường hợp khác, quản lý các cơ sở quy mô lớn có thể cung cấp dịch vụ kỹ thuật giám sát cho các nhà khai thác hệ thống cơ bản lân cận, để giúp đào tạo và đảm bảo mức độ xử lý hiệu quả.
Tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn về quản lý các dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, tập trung vào việc cải thiện vệ sinh, có tính đến các chỉ tiêu xã hội thông qua liên kết thông tin của các bên liên quan, quản lý công trình và quản lý chất thải và nước thải của con người tốt hơn.
CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH VÀ NƯỚC THẢI - HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CƠ BẢN TẠI CHỖ
Activities relating to drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of basic on-site domestic wastewater services
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho việc quản lý các dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, sử dụng công nghệ thích hợp trong toàn bộ các dịch vụ và tại bất kỳ cấp độ phát triển nào.
Tiêu chuẩn này bổ sung và được sử dụng cùng với tiêu chuẩn ISO 24511. Tiêu chuẩn này đề cập đến:
— Hướng dẫn quản lý dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ theo quan điểm của nhà điều hành, bao gồm kỹ thuật bảo trì, đào tạo nhân sự và xem xét rủi ro;
— Hướng dẫn quản lý các dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ theo quan điểm của người sử dụng;
— Hướng dẫn thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ;
— Hướng dẫn lập kế hoạch, vận hành và bảo trì, và các vấn đề an toàn và sức khỏe.
Những điều sau không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này:
— Giới hạn chấp nhận đối với nước thải được thải ra nguồn tiếp nhận;
— Các phương pháp phân tích;
— Cơ cấu quản lý của các hoạt động vận hành và quản lý dịch vụ vệ sinh chất thải/nước thải;
— Nội dung của hợp đồng hoặc hợp đồng phụ.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả dịch vụ công và tự xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ (nước đen và nước xám) cho một hoặc nhiều cụm dân cư.
CHÚ THÍCH 1: Quản lý nước thải sinh hoạt tại chỗ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và các khu vực đang phát triển, đôi khi do chủ sở hữu công trình nơi phát sinh nước thải thực hiện. Trong trường hợp này, chủ công trình tự quản lý nước thải sinh hoạt của mình. Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "dịch vụ" là bao gồm cả "dịch vụ tự phục vụ" do chủ sở hữu của công trình cung cấp.
CHÚ THÍCH 2: Đặc biệt ở các khu vực chưa phát triển, nước thải sinh hoạt được thu gom dưới dạng không pha loãng (nghĩa là chất thải vệ sinh). Nguồn chất thải vệ sinh/nước thải trong tiêu chuẩn này là khu dân cư, không bao gồm dòng chảy nước mưa.
CHÚ THÍCH 3: Phụ lục A đưa ra một bảng tương ứng giữa các thuật ngữ tương đương bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
CHÚ THÍCH 4: Phụ lục B đưa ra một số ví dụ về sơ đồ và thành phần của các hệ thống nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 24510, Activities for drinking water and wastewater services - Guidelines for the assessment and for the improvement of service to users (Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước sạch và nước thải - Hướng dẫn đánh giá và cải thiện dịch vụ cho người sử dụng).
ISO 24511, Activities for drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of wastewater utilities and for the assessment of wastewater services (Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước sạch và nước thải - Hướng dẫn quản lý các đơn vị ngành nước thải và đánh giá các dịch vụ nước thải).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 24510 và ISO 24511 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1
Cơ bản (basic)
Thiết bị hoặc quy trình tối thiểu cần để xử lý nước thải và đáp ứng các mục tiêu xả thải.
3.2
Nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ (basic on-site domestic wastewater)
Nước chỉ chứa chất thải và nước thải của con người, có thể chứa nước thải sinh hoạt (nước xám) từ việc giặt giũ nhưng không chứa chất thải thương mại hoặc công nghiệp.
3.3
Chất thải (excreta)
Chất thải từ quá trình trao đổi chất của con người, ở dạng rắn hoặc thể lỏng, thường là nước tiểu và/hoặc phân.
3.4
Xử lý qua đất (land treatment)
Xử lý có thể đơn giản là phun chất thải đã được đồng nhất lên trên mặt đất để vi khuẩn phân hủy thông qua tác động của mặt trời và khí hậu, hoặc xả nước thải đã được xử lý từng phần (sau khi loại bỏ chất rắn lơ lửng) xuống dưới mặt đất và phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong môi trường kỵ khí của đất.
3.5
Công nghệ (technology)
Cơ sở hạ tầng hoặc phương pháp cụ thể được thiết kế để thu gom, lưu trữ, xử lý, sử dụng và/hoặc vận chuyển chất thải và/hoặc các phần còn lại của chất thải.
3.6
Cánh đồng tưới (wetland)
Môi trường tự nhiên hoặc được xây dựng có nền được gia cố và nước thải được thải vào đó. Trong cánh đồng tưới có chứa hệ thực vật và động vật phù hợp phát triển và tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải.
CHÚ THÍCH: Đây là những lựa chọn “tự nhiên” theo một quá trình xử lý sinh học liên quan đến các công trình, hệ thống sục khí và hệ thống lắng đọng. Tuy nhiên, các hệ thống “tự nhiên” này cũng cần được bảo trì, tức là loại bỏ định kỳ các hệ thực vật và động vật phát triển quá mức cũng như thu gom cặn lắng.
Các dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ trong nhiều trường hợp thường không được người khác thực hiện; mà thay vào đó, việc thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải được thực hiện bởi chủ sở hữu công trình nơi nước thải được tạo ra.
Bốn mục tiêu chính của dịch vụ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ là;
— An toàn và sức khỏe cộng đồng;
— An toàn và sức khỏe lao động;
— Bảo vệ môi trường;
— Phát triển bền vững.
Các giải pháp của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ phải thích nghi với điều kiện địa phương, đáp ứng với các nhu cầu thực tế và thích nghi với sự thay đổi môi trường.
Bên cạnh việc tạo thành các mục tiêu chính này, các giải pháp vệ sinh cơ bản tại chỗ phải xem xét đến những vấn đề sau đây:
— Ngăn chặn bệnh tật có hiệu quả;
— Phòng ngừa sự ô nhiễm môi trường;
— Các yêu cầu về môi trường;
— Tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên về mặt dinh dưỡng, nước và năng lượng;
— Đơn giản trong việc xây dựng, sử dụng, vận hành, bảo trì và sửa chữa;
— Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh;
— Khả năng và sự sẵn sàng chi trả;
— Hỗ trợ thể chế hiện có;
— Thực hành tốt nhất, kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng hiện có;
— Xây dựng quyền sở hữu, chủ sở hữu, những người sử dụng liên quan, các đơn vị ngành nước công và khu vực tư nhân trong thiết kế và hoạch định;
— Tính nhạy cảm về văn hóa, có tính đến các giá trị, thái độ và hành vi của người sử dụng.
Áp dụng các yêu cầu của ISO 24511.
Thải bỏ nước thải an toàn và vệ sinh phải là một ưu tiên về mặt y tế công cộng. Nước thải cần được thải bỏ theo cách đảm bảo rằng:
— Nguồn cung cấp nước uống không bị đe dọa;
— Không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với con người;
— Chất thải không tiếp cận với các tác nhân truyền bệnh, côn trùng, động vật gặm nhấm hoặc các vật mang truyền có thể khác;
— Không được tạo ra mùi hôi hoặc khó chịu về mặt cảm quan.
Cần xem xét những điều sau đây.
— Xả nước thải chưa xử lý hoặc xử lý một phần từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ gây ra rủi ro sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe môi trường;
— Sự hiện diện của nitrat hoặc vi khuẩn trong giếng nước sạch cho thấy chất lỏng từ hệ thống có thể chảy vào giếng bằng cách ngấm qua đất hoặc chảy trên bề mặt (các phân tích nước sẵn có từ sở y tế địa phương sẽ cho biết đây có phải là vấn đề hay không).
— Khuyến khích tái sử dụng nước tái tạo (nước thải đã xử lý); tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền cần thiết lập phạm vi xử lý, phương pháp áp dụng và mục đích tái sử dụng nước tái tạo để không tạo ra rủi ro sức khỏe cộng đồng và tác động bất lợi đến môi trường trước khi phê duyệt. Việc tái sử dụng nước chỉ cho phép áp dụng cho các mục đích sử dụng nước không uống được (không phải cho người sử dụng).
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm về các hoạt động khả thi.
4.3 Bảo vệ người sử dụng và người vận hành
Cả người sử dụng và người vận hành cần có thiết bị bảo vệ khi xử lý nước thải. Người sử dụng và người vận hành cần được huấn luyện phù hợp.
Phải tính tới việc bảo vệ sức khỏe của chủ sở hữu công trình hoặc công nhân cung cấp dịch vụ đổ chất thải.
Các cảnh báo về an toàn và sức khỏe cho người sử dụng và người vận hành cần được ghi chép và xem xét định kỳ. Tình hình an toàn và sức khỏe thực tế cần được xem xét theo các khoảng thời gian quy định.
4.4 Đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng
Áp dụng các yêu cầu của ISO 24510 và ISO 24511.
CHÚ THÍCH: Trong nhiều trường hợp, lựa chọn công nghệ được ưu tiên và ít tạo ra nỗ lực để thu hút sự chú ý của người sử dụng. Người sử dụng rất quan tâm đến việc cải thiện điều kiện sống của họ, ví dụ: do vấn đề an toàn và sức khỏe, vấn đề về quyền riêng tư cho các hộ gia đình.
Các yêu cầu của người sử dụng cần được xác định tại chỗ (số lượng người sử dụng, chi phí kinh tế và chấp nhận về mặt văn hóa) sao cho các công nghệ được áp dụng đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng.
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần an toàn, thoải mái, thuận tiện và an toàn cho các đối tượng người sử dụng (trẻ em, người lớn, người già và người tàn tật).
Kỳ vọng của người sử dụng thường liên quan đến:
— Trả lời các khiếu nại;
— Báo cáo kết quả tài chính;
— Tham vấn về kế hoạch để thay đổi;
— Tham gia bầu chọn hoặc bổ nhiệm vị trí quản lý;
— Kỳ vọng rằng sức khỏe cộng đồng và môi trường sẽ được bảo vệ.
Nếu có khả năng tái sử dụng nước thải, cần xem xét các nhu cầu và mong đợi của người sử dụng cuối cùng về nước thải và/hoặc phần còn lại đã xử lý.
4.5 Quy định về dịch vụ trong các tình trạng bình thường và khẩn cấp
Áp dụng các yêu cầu của ISO 24511.
Các phương tiện tương tác với người sử dụng áp dụng cho các tình trạng khẩn cấp cần dễ lắp/có thể xách tay, khi cần.
Các hệ thống (công trình, thiết bị) cần có các hướng dẫn bằng văn bản và trực quan về các kế hoạch vận hành và bảo trì cho các tình trạng bình thường và khẩn cấp. Các kế hoạch như vậy nên bao gồm khuyến cáo cho các tình trạng có thể xảy ra do công nghệ được sử dụng hoặc vị trí của công trình.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
4.6 Tính bền vững của các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Áp dụng các yêu cầu của ISO 24511.
Bất cứ khi nào có thể, dòng thải cần được sử dụng một cách có lợi hoặc được xử lý một cách an toàn và thích hợp. Cần tập trung vào kết quả đầu ra của các hệ thống và giá trị (tiềm năng) của chúng.
Cần phải xác định nhu cầu thực tế hoặc nhu cầu tiềm năng cho việc tái sử dụng các sản phẩm của hệ thống vệ sinh; các hệ thống tái sử dụng như vậy cần được thiết kế có xét tới các yêu cầu về an toàn và sức khỏe.
Khi có thể, tái chế và sử dụng các chất dinh dưỡng được thu hồi từ phân và nước tiểu ở cấp hộ gia đình làm phân bón hoặc chất cải tạo đất. Cần xét tới các vấn đề an toàn và vệ sinh.
Các hệ thống (công trình, thiết bị) cần được bảo trì và cần có khả năng đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai. Việc bảo trì dự phòng công trình xử lý và việc tách bùn cần được xác định và thực hiện định kỳ sao cho các công trình, thiết bị đáp ứng tiêu chí về thời hạn hoạt động.
Nguồn thu nhập (doanh thu) cần được phát triển để đảm bảo thu hồi chi phí của các dịch vụ và tính bền vững về tài chính.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
4.7 Thúc đẩy phát triển bền vững của công chúng
Áp dụng các yêu cầu của ISO 24511.
Việc quản lý các nguồn tài nguyên nước tích hợp đặc trưng và năng lượng tái tạo và sử dụng phần còn lại của nước thải đã xử lý cần được xem xét.
Một ưu điểm khác từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ là tái sử dụng phần còn lại của nước thải đã xử lý trong nông nghiệp để cung cấp thực phẩm, khi có thể áp dụng.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm về các hành động khả thi.
Xem TCVN 12180-1 (ISO 16075-1) để được hướng dẫn thêm.
Áp dụng các yêu cầu của ISO 24511.
Việc xả nước thải không đúng cách từ hệ thống vào môi trường tự nhiên có thể dẫn đến mức độ ô nhiễm cao. Môi trường sống của các động vật thủy sinh trong vùng nước mặt có thể bị đe dọa khi xả nước thải chưa xử lý vào đó.
Nhiều tác động môi trường, ví dụ: nhiễm mặn đất và ô nhiễm nguồn nước, có thể được giảm thiểu thông qua các hệ thống thân thiện với môi trường.
Chỉ thiết lập các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ mà không có tác động tiêu cực đến môi trường mới cần được thiết lập.
Các cơ quan có thẩm quyền cần xác định chính xác tính tương thích của hệ thống đối với môi trường. Khi cần thiết, có thể yêu cầu sự phê duyệt trước đối với việc xử lý nước thải cơ bản tại chỗ trước khi xây dựng công trình. Quá trình này có thể cần chuyên gia sức khỏe môi trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện đánh giá tại chỗ.
Việc quản lý cần đảm bảo rằng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ bị hỏng sẽ không có tác động tiêu cực đến môi trường do việc xả nước thải đã xử lý một phần hoặc chưa xử lý.
Các thiết kế cần phải bao gồm các biện pháp bảo vệ để đảm bảo rằng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khi bị hỏng sẽ không gây ra sự tích tụ nước thải trên mặt đất, nước từ hệ thống không thấm vào nước ngầm hoặc chảy vào đường dẫn nước khác gần với hệ thống bị hỏng.
Theo quan điểm bảo tồn môi trường nước, các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ hiện có mà phát hiện thấy có tác động tiêu cực đến môi trường cần được thay thế bằng hệ thống đáp ứng các yêu cầu về môi trường địa phương và giá cả hợp lý.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm về các hành động khả thi.
5 Thành phần của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ thường bao gồm:
— Thiết bị tương tác với người sử dụng:
— Thu gom và vận chuyển chất thải/nước thải vệ sinh và phần còn lại được lấy ra từ nước thải;
— Xử lý chất thải/nước thải vệ sinh và phần còn lại được lấy ra từ nước thải;
— Thải bỏ/tái sử dụng dòng nước thải đã xử lý;
— Thải bỏ/tái sử dụng phần còn lại đã xử lý.
Bảng 1 trình bày lần lượt các thành phần của các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.
CHÚ THÍCH: Bảng 1 được điều chỉnh từ pS-Eau[6], trong đó thành phần “tương tác với người sử dụng” được gọi là “tiếp cận”.
Bảng 1 — Chuỗi các phần liên tiếp của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Thành phần | Định nghĩa | Mục tiêu |
Tương tác với người sử dụng | Các công nghệ mà thông qua đó người sử dụng tiếp xúc và tiếp cận tới hệ thống vệ sinh. | Để cải thiện điều kiện vệ sinh trong hộ dân. |
Thu thập, thu gom | Công nghệ cho phép nước thải được thu gom, lưu trữ tạm thời và, nếu thích hợp, được xử lý một phần. | Để cải thiện điều kiện vệ sinh trong hộ dân. |
Vận chuyển | Công nghệ vận chuyển nước thải từ nhà của người sử dụng đến các địa điểm thải bỏ tạm thời, để xử lý hoặc các điểm xả thải. | Để đảm bảo sức khỏe và an toàn vệ sinh của khu vực dân cư lân cận. |
Xử lý | Công nghệ sử dụng cho việc xử lý nước thải và phần còn lại để giảm tải lượng ô nhiễm bằng phương pháp hóa lý và/hoặc bằng quá trình sinh học. | Giảm ô nhiễm và đảm bảo sức khỏe của công chúng. |
Thải bỏ/tái sử dụng | Các công nghệ hoặc các phương pháp mà thông qua đó phần còn lại cuối cùng của nước thải được thải bỏ một cách tối ưu vào môi trường hoặc được tái sử dụng làm tài nguyên hữu ích. | Để cho phép thải bỏ an toàn và phù hợp phần còn lại đã xử lý (thải bỏ) hoặc sử dụng phần còn lại đã xử lý (tái sử dụng). |
Với một số hệ thống đơn giản (ví dụ nhà tiêu đào), không có công trình xử lý hoặc nếu có, chỉ có thẻ bao gồm song chắn, tùy thuộc vào số lượng và chất lượng nước thải cũng như phương pháp thải bỏ.
Tùy thuộc vào mức độ phát triển trong việc quản lý nước thải ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, chỉ có thể sử dụng một hoặc một số công trình đã đề cập trong Phụ lục B (ví dụ: chỉ thu gom, thải bỏ).
5.2 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
5.2.1 Tương tác với người sử dụng
Nhà tiêu và thiết bị dùng nước là các tương tác của người sử dụng mà thông qua đó người sử dụng tiếp xúc và tiếp cận với hệ thống vệ sinh.
Nhà tiêu có thể được thiết kế để cho phép tách nước tiểu và phân.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương, phần tương tác với người sử dụng bao gồm (nhưng không giới hạn) những công trình được xem xét sau đây:
— Nhà tiêu thông hơi/không thông hơi đơn giản;
— Nhà tiêu/nhà tiêu fossa cải tiến hai ngăn thông hơi;
— Nhà tiêu khô (kể cả nhà tiêu khô tách nước tiểu, nhà tiêu ủ phân hữu cơ (ủ phân compost) và các mô hình nhà tiêu khô cơ bản khác cùng với các biến thể của chúng);
— Nhà tiêu dội nước;
— Bồn tiểu không dùng nước;
— Nhà tiêu xả nước có bồn chứa nước nhân tạo;
— Phương tiện rửa ráy, ví dụ bồn rửa nước xám;
— Hố thấm, ví dụ cho nước xám.
CHÚ THÍCH 1: Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin chi tiết.
CHÚ THÍCH 2: Để sử dụng nước được nhiều nhất, đặc biệt là khi thiếu nước, có thể sử dụng lượng nước đã dùng để rửa tay và/hoặc rửa vệ sinh cho các nhu cầu tiếp theo, nếu có thể, như làm nước xả (ví dụ: các nhà tiêu có bồn rửa tay bên trên bồn xả nước).
5.2.2 Thu gom
Các công trình thu gom chứa các chất thải của con người đang chờ vận chuyển, gồm có thùng chứa hình trống và hố chứa, hầm chứa và ngăn chứa, và hệ thống nhà tiêu hai ngăn.
Có thể xem xét các công nghệ thu gom bao gồm (nhưng không giới hạn) các thiết bị sau đây:
— Bể chứa nổi (thùng jerrycan/bể khác);
— Bể chứa ngầm hoặc nửa ngầm (thùng chứa hình trống/hầm chứa/ngăn chứa);
— Thu gom thủ công;
— Thu gom cơ giới (bơm hoặc chân không);
— Trạm tập trung (bể chứa ngầm).
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin chi tiết.
5.2.3 Vận chuyển
Có thể vận chuyển chất thải bằng xe đẩy, xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe, xe tải và xe hút chân không.
CHÚ THÍCH 1: Khi sử dụng nước, có thể áp dụng các hệ thống thoát nước thông thường (hệ thống cống tự chảy) và hệ thống thoát nước không thông thường (hệ thống thoát nước thải lắng đọng hoặc hệ thống thoát nước đơn giản hóa).
CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin chi tiết.
5.2.4 Xử lý
Tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương, cần xem xét các phương tiện xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ sau đây. Các công nghệ xử lý được liệt kê theo hai nhóm.
a) Công nghệ chủ yếu để xử lý nước thải có thể bao gồm:
— Bể tự hoại có một hoặc nhiều vách ngăn mà không có điểm xả;
— Hệ thống bể tự hoại có điểm xả và ngăn lọc phù hợp;
— Bể kỵ khí với dòng chảy ngược (UASB);
— Hồ ổn định (kỵ khí, tùy tiện, hiếu khí, hồ sinh học);
— Cánh đồng tưới tự nhiên hoặc được xây dựng;
— Xử lý qua đất (lọc chậm, lọc nhanh và chảy trên mặt đất hoặc phân tán dưới bề mặt);
— Các thiết bị xử lý sinh học nhỏ gọn, thường dựa vào sự sinh trưởng dạng dính bám (như bộ lọc sinh học hoặc bể lọc sinh học tiếp xúc quay), các quá trình sinh trưởng dạng lơ lửng (như bùn được hoạt hóa tốc độ chậm) hoặc hệ thống tích hợp (sinh trưởng dạng dính bám hoặc lơ lửng trong cùng một bể).
b) Công nghệ chủ yếu để xử lý phân bùn có thể bao gồm:
— Hồ lắng bùn/nén bùn;
— Sân phơi bùn không được trồng cây;
— Sân phơi bùn được trồng cây;
— Xử lý bùn cùng với ủ phân hữu cơ (khi cần ủ phân hữu cơ với chất thải hữu cơ có sẵn khác);
— Bể phản ứng khí sinh học kỵ khí.
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin chi tiết.
5.2.5 Thải bỏ/tái sử dụng
Điều này của tiêu chuẩn đề cập đến việc thải bỏ (xem Hình 1) phần còn lại và tái sử dụng nước thải và bùn đã xử lý.
Việc thu hồi các tài nguyên để sử dụng kinh tế bằng cách xử lý tiếp theo cần được xem xét khi thiết kế các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.
Một số ví dụ về thải bỏ/tái sử dụng các sản phẩm phụ có thể bao gồm:
— Xả dòng thải ra môi trường tự nhiên;
— Sử dụng dòng thải ra để tưới;
— Ứng dụng bùn đã xử lý/đã ổn định hóa cho đất (chất rắn sinh học) như làm phân bón/vật liệu ổn định đất;
— Phương án thu hồi năng lượng từ xử lý bùn (tức là thu hồi và sử dụng khí sinh học và/hoặc thu hồi năng lượng từ việc đốt các chất thải rắn).
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin chi tiết.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Mô phỏng theo pS-Eau[6].
Hình 1 - Ví dụ về các công nghệ có sẵn điển hình để xử lý/thải bỏ tại chỗ
6 Quản lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Tính bền vững và liên tục của toàn bộ hệ thống vệ sinh phụ thuộc vào sự tổ chức và quản lý tốt việc thu gom, vận chuyển, xử lý và thải bỏ.
Việc quản lý các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và công chúng để hoàn thiện các mục tiêu vệ sinh cơ bản tại chỗ (xem Điều 4).
Các yếu tố kinh tế và văn hóa cũng cần được xác định để đáp ứng các mục tiêu cung cấp vệ sinh nước sinh hoạt cơ bản tại chỗ cho nhiều người sử dụng nhất có thể.
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần bảo vệ cả sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Các yêu cầu nghiêm túc đối với vận hành, bảo trì và quản lý rủi ro của hệ thống cần được sử dụng để có được kết quả khả thi nhất trong việc xử lý nước thải sinh hoạt. Lắp đặt hệ thống thiết bị nghiêm ngặt và quy trình bảo dưỡng và giảm nhẹ rủi ro khi các rủi ro về sức khỏe do vận hành hệ thống không hiệu quả hoặc không đáp ứng được nhu cầu.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ được sử dụng cho từng khu dân cư hoặc các làng nhỏ, nơi mà tổ chức có trách nhiệm có thể bị giới hạn về khả năng kỹ thuật/kinh tế xã hội để thực hiện, vận hành và bảo trì hệ thống. Hệ thống cần hiệu quả về chi phí và bền vững, cũng như dễ bảo trì trong khi đáp ứng các mục tiêu đã nêu để cải thiện vệ sinh và xử lý nước thải sinh hoạt. Hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro cần linh hoạt để cho phép sử dụng các loại công nghệ cơ bản khác có thể đã xây dựng.
Nước thải sau khi xử lý phù hợp được xả ra môi trường và có thể có tác động tích cực đáng kể đến số lượng và chất lượng của tài nguyên nước tự nhiên. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ thường gần với nguồn nước sạch và do đó nước thải cần được xử lý để không gây ô nhiễm nguồn nước sạch và không ảnh hưởng đến việc sử dụng của nguồn nước tiếp nhận.
Quản lý hiệu quả và an toàn phần còn lại thu được từ xử lý nước thải, bao gồm lượng chất thải từ việc thải bỏ hoặc tái sử dụng cuối cùng, ngày càng trở nên quan trọng do những lo ngại về bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên.
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ có thể có thời gian hoạt động hữu ích nhiều hơn một hệ thống phụ thuộc vào kỹ thuật, vận hành và bảo trì của hệ thống. Do đó, các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần bền vững và có thể sửa chữa và cần xử lý một cách nhất quán các nồng độ nước thải sinh hoạt khác nhau.
6.2 Quản lý độc lập hệ thống hoạt động và trao đổi thông tin với các bên liên quan
Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải tại chỗ cơ bản không được quản lý bởi chủ sở hữu của công trình, việc tổ chức quản lý cần đảm bảo rằng hệ thống hoạt động và được duy trì theo thiết kế và các dịch vụ được thực hiện bởi những người được đào tạo đầy đủ để ngăn rủi ro cho môi trường và công chúng. Cần xây dựng hệ thống hoạt động và quy trình trao đổi thông tin với các bên liên quan (xem Hình 2). Việc tổ chức cần cung cấp thông tin bằng cách sử dụng dữ liệu giữa những người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ hoặc đơn vị ngành nước sao cho công chúng được biết đến, được hỗ trợ việc sử dụng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ và được thấy lợi ích cho nhu cầu của họ và môi trường.
Để tiếp cận với các bên liên quan khác nhau, các kênh trao đổi thông tin khác nhau cần được sử dụng.
Hình 2 - Xây dựng thông tin cho hoạt động hệ thống và quá trình trao đổi thông tin với bên liên quan
6.3.1 Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch hành động
Trước khi thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, cần xác định mục tiêu, cách thức và các quá trình của hệ thống và người sử dụng để đảm bảo rằng tất cả chất thải/nước thải của con người được xử lý đúng cách, và đảm bảo rằng, phần còn lại và nước xả cũng được xử lý đúng cách, đáp ứng các yêu cầu.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
6.3.2 Tính bền vững về tài chính của hệ thống
Tính ổn định tài chính của tất cả các nguồn lực là quan trọng để đảm bảo rằng các hệ thống nước thải hoạt động theo thiết kế, được vận hành theo dự định và đáp ứng các mục tiêu về tính bền vững và tiêu chí thời hạn sử dụng.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
6.3.3 Tính bền vững của thiết bị, công trình
Việc quản lý thiết bị, công trình của các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần bao gồm việc giám sát và lập kế hoạch cho hoạt động kỹ thuật liên tục và luôn có sẵn nguồn tài chính, sao cho đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng về xử lý chất thải/nước thải của con người và tiêu chí thời hạn sử dụng cho thiết bị, công trình.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
6.3.4 Quan hệ với khách hàng
Khi các hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại chỗ không phải do chủ sở hữu công trình quản lý, việc quản lý mối quan hệ với khách hàng yêu cầu họ (người sử dụng/những người sử dụng) chấp nhận hệ thống xử lý chất thải/nước thải của con người và đồng ý rằng nhu cầu và mối quan tâm của họ đã được biết đến và được giải quyết.
Các hướng dẫn vận hành hệ thống dễ hiểu, bao gồm các kết quả dự kiến cần được soạn thảo cùng với việc lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại chỗ và cung cấp hệ thống đó cho người sử dụng.
Người sử dụng cũng cần biết đến lợi ích của việc sử dụng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
Thông tin dữ liệu về người sử dụng là cần thiết cho việc vận hành đúng cách của các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ. Dữ liệu này cần được xác định rõ ràng, chính xác và được biết đến cả về hoạt động và dịch vụ của hệ thống, sao cho đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
6.4.1 Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các bên liên quan
Việc quản lý vận hành, bảo trì và thải bỏ chất thải cần đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan khác nhau, có các mục tiêu trao đổi thông tin rõ ràng và đảm bảo việc đào tạo và huấn luyện đúng cách của các bên liên quan, sao cho các bên liên quan hiểu và hỗ trợ các mục tiêu của hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại chỗ (xem Hình 3).
CHÚ THÍCH: Các bên liên quan có thể bao gồm các tổ chức công hoặc tư, người sử dụng cuối cùng, cá nhân và công chúng.
Hình 3 - Xác định các yêu cầu và hỗ trợ của các bên liên quan
6.4.2 Đào tạo và/hoặc huấn luyện các bên liên quan
Đào tạo và/hoặc huấn luyện cần được lập kế hoạch chu đáo và bền vững.
Các bên liên quan cần được thông báo và huấn luyện hoặc được đào tạo tốt để đảm bảo thu gom/vận chuyển an toàn, xử lý và thải bỏ/tái sử dụng nước thải và phần còn lại từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người và môi trường. Ngoài ra, họ cần được huấn luyện các thực hành về sức khỏe và an toàn vệ sinh có xét đến khả năng chấp nhận về mặt văn hóa.
Đào tạo và/hoặc huấn luyện cần bao gồm các thực hành về sức khỏe và an toàn vệ sinh của việc sử dụng hệ thống nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ và có thể được cung cấp như sau:
— Cho các cơ quan có thẩm quyền địa phương và nhân viên tại hiện trường: huấn luyện về nguyên tắc và các giải pháp kỹ thuật đúng cách;
— Cho người làm việc tại hiện trường: huấn luyện thực hành liên quan đến việc xây dựng và quản lý hệ thống cơ bản tại chỗ, cũng như các phương pháp ủy quyền;
— Cho các hộ gia đình và công chúng: biết các kỹ năng trong việc xây dựng, vận hành và bảo trì các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, bao gồm cả việc nâng cao nhận thức về các biện pháp vệ sinh của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.
Đào tạo có thể được thực hiện thông qua:
— Các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng;
— Theo cách thức từng đợt;
— Chương trình giảng dạy của trường học;
— Phương tiện truyền thông;
— Công chúng dựa vào các nhóm người sử dụng của tổ chức/công chúng;
— Các chương trình tham gia/huy động công chúng (chính phủ hoặc nhà tài trợ), như tổng vệ sinh do công chúng quản lý;
— Câu lạc bộ sức khỏe/nhóm thanh niên của trường học;
— Các đô thị lân cận vận hành các cơ sở thu gom, xử lý và thải bỏ nước thải tương tự hoặc lớn hơn của riêng họ.
Tài liệu đào tạo và/hoặc huấn luyện cần được điều chỉnh để đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng hướng tới.
CHÚ THÍCH: Có thể khuyến khích cách tiếp cận học tập bằng cách vừa học vừa làm, bao gồm các cuộc hội thảo và cuộc họp cũng như huấn luyện thực hành rộng hơn.
Quản lý môi trường của các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần thúc đẩy tính bền vững của các mục tiêu chính sách cho các dự án nước thải bằng việc bảo vệ và bảo tồn chất lượng và tài nguyên nước.
Việc sử dụng phần còn lại của nước thải ô nhiễm trong nông nghiệp có thể được quản lý thông qua các hành động phòng ngừa có thể làm giảm rủi ro cho khả năng trồng trọt và sức khỏe con người.
Để dễ dàng đánh giá tác động của việc thu gom, xử lý và thải bỏ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, danh sách kiểm tra môi trường cần được lập ra cụ thể theo các điều kiện địa phương.
Danh sách kiểm tra môi trường có thể bao gồm những điều sau:
— Số lượng người mà chất thải của họ sẽ được xử lý;
— Dòng nước thải dự kiến hàng tháng;
— Bản chất của dòng nước thải dự kiến, tức là dù chỉ là nước thải sinh hoạt (như trong trường hợp các hệ thống xử lý cơ bản tại chỗ) hoặc được trộn lẫn với chất thải cơ quan hoặc công nghiệp;
— Loại thiết bị xử lý: bể tự hoại, hệ thống xử lý thay thế (ví dụ: sục khí), cánh đồng tưới;
— Bản chất của đất xung quanh nơi tiếp nhận nước thải;
— Gần với các nguồn nước tự nhiên;
— Việc sử dụng các nguồn nước tự nhiên;
— Sự tiếp cận của vật nuôi vào khu vực.
Xem TCVN 12180 (ISO 16075) để được hướng dẫn thêm.
Quản lý rủi ro yêu cầu phương pháp tiếp cận có hệ thống để phân tích (xác định, mô tả và ước tính) từng rủi ro và đánh giá tính tương quan giữa các rủi ro. Các bước này bao gồm đánh giá rủi ro được thực hiện với nhau. Quá trình đánh giá cần xem xét các phần khác nhau của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ. Mục tiêu của việc đánh giá là cần xác định được các rủi ro tiềm ẩn, thiết lập và thực hiện kế hoạch để loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro tới an toàn và sức khỏe cộng đồng, suy thoái môi trường và các tác động kinh tế xã hội tiêu cực.
Quản lý rủi ro cần bắt đầu trong giai đoạn lập kế hoạch của hệ thống nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ và cần bao gồm tất cả các khía cạnh của thiết kế, xây dựng, thực hiện, vận hành và bảo trì. Quản lý rủi ro cần bao gồm các bước sau:
— Đặt vấn đề: một quá trình lập kế hoạch để tạo ra và đánh giá các giả thuyết về các tác động có thể xảy ra và xác định các rủi ro.
— Phân tích: thông thường bao gồm cả phân tích cụ thể về địa điểm và đặc tính của nguyên nhân rủi ro (xảy ra hoặc tiếp xúc) và phân tích tổng quát hơn hoặc đặc điểm của các hiệu ứng rủi ro (các mối quan hệ tiếp xúc-phản ứng). Những phân tích này phụ thuộc lẫn nhau và thường được thực hiện đồng thời.
— Đặc điểm rủi ro: quá trình kết hợp các ước tính việc xảy ra hoặc phơi nhiễm với các mối quan hệ tiếp xúc-phản ứng từ việc phân tích các hiệu ứng để ước tính độ lớn và (nếu có thể) xác suất tác động và hậu quả.
Xây dựng và thực hiện một kế hoạch hoạt động: kế hoạch cần bao gồm hoạt động giám sát, bảo trì phòng ngừa và hành động khắc phục để loại bỏ hoặc kiểm soát các rủi ro.
Phân loại các rủi ro: rủi ro có thể được nhóm theo các loại sau:
An toàn và sức khỏe cộng đồng;
Tác động môi trường;
Kinh tế- xã hội.
Rủi ro của hoạt động vận chuyển nước thải: rủi ro liên quan đến thu gom, xử lý và vận chuyển nước thải và các thành phần của nước thải (ví dụ vật liệu hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh) yêu cầu một đánh giá về loại hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại chỗ (xây dựng) và đánh giá địa điểm.
Khuôn khổ của rủi ro: khuôn khổ để đánh giá rủi ro của kết quả thực hiện hệ thống cần đủ linh hoạt để phù hợp với nhiều loại hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ; các giả định như công việc thời vụ, chung cư; hoặc một số loại nguồn nước thải. Mô hình rủi ro của vận hành hệ thống xử lý nước thải cần tính cho:
Dự phòng của hệ thống xử lý;
Nước thải rò rỉ bề mặt do sai lỗi về cấu trúc;
Ô nhiễm đất;
Nước thải chảy vào các giếng cấp nước sạch và nước ngầm;
Các cộng đồng dân cư tiềm ẩn khả năng bị phơi nhiễm;
Tác động của vùng sinh vật.
— Đánh giá địa điểm về rủi ro: mô hình của địa điểm để đánh giá rủi ro của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần tính đến:
Vị trí của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ;
Vị trí lưu trú của khu dân cư và các giếng nước;
Địa hình;
Nguồn nước ngầm để ngăn chặn các tác động bất lợi từ sự nhiễm bẩn đến nguồn nước như giếng khơi và giếng khoan;
Nguồn nước mặt để ngăn chặn tác động bất lợi hoặc chất dinh dưỡng tăng lên quá mức từ ô nhiễm;
Đất và độ dốc có thể tạo ra các dòng nước thải;
Những cộng đồng dân cư tiềm ẩn khả năng phơi nhiễm.
— Nguyên nhân sai lỗi: Chế độ sai lỗi có thể được chia thành hai loại, thiếu thiết kế hoặc biến động của quá trình, có thể được mô tả về điều gì đó có thể được chỉnh sửa hoặc có thể được kiểm soát. Xác định các kiểu sai lỗi tiềm ẩn thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
Hệ thống phụ này có thể không thực hiện được chức năng đã định của nó theo cách nào?
Điều gì có thể dẫn đến sai lỗi mặc dù hệ thống phụ này được sản xuất/lắp ráp theo các yêu cầu kỹ thuật?
Nếu chức năng hệ thống phụ đã được kiểm tra, kiểu sai lỗi của hệ thống sẽ được xác định như thế nào?
Môi trường góp phần hoặc gây ra sai lỗi cho hệ thống như thế nào?
Trong ứng dụng của hệ thống phụ, sẽ tương tác với các hệ thống phụ khác như thế nào?
7.1 Lập kế hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Khi lập kế hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần xem xét chi phí kinh tế, đánh giá rủi ro của khu vực, chấp nhận văn hóa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường (xem Hình 4). Cần thực hiện cẩn trọng để giảm thiểu hoặc ngăn chặn các rủi ro do sai hỏng của hệ thống và ô nhiễm nhiều nhất có thể, trong khi vẫn tuân thủ các yêu cầu kinh tế xã hội về chi phí lắp đặt và bảo trì hệ thống để đáp ứng tiêu chí về thời hạn sử dụng.
Tái sử dụng nước cần là phần quan trọng trong thiết kế các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ và cần hoạt động bất cứ khi nào có thể.
TIÊU CHÍ LẬP KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG | ||||
CHI PHÍ KINH TẾ | ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ | CHẤP NHẬN VĂN HÓA | BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG | BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG |
|
Hình 4 - Những điều cân nhắc để lập kế hoạch và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Khi lập kế hoạch chủ đạo, có thể bỏ qua một số khu vực cư trú của con người. Trong những trường hợp như vậy, lập kế hoạch vệ sinh cần đặt cho từng hệ thống và các vùng lân cận cùng nhau.
Sự tham gia của các bên liên quan là điều kiện tiên quyết để việc lập kế hoạch có hiệu lực. Các nhà lập kế hoạch cần làm việc chặt chẽ với nhiều bên liên quan và cần được chuẩn bị để giải quyết xung đột, tạo thuận lợi và đàm phán.
Các phương pháp được dùng để nâng cao nhận thức cần được đưa vào như một công cụ lập kế hoạch vệ sinh bổ sung để huy động sự tham gia của công chúng.
7.2 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ phù hợp
Một giải pháp công nghệ là khả thi nếu giải pháp đó đáp ứng nhu cầu của địa phương, nếu các nguồn lực tài chính là có sẵn để xây dựng hệ thống và nếu đã có các nguồn lực tài chính và kỹ năng về quản lý và kỹ thuật để đảm bảo cho việc vận hành và bảo trì hệ thống đúng cách.
Phương pháp tiếp cận được sử dụng trong tiêu chuẩn này bao gồm việc giúp người sử dụng đánh giá tính khả thi của các giải pháp xử lý nước thải cơ bản tại chỗ có kỹ thuật khác nhau bằng cách cung cấp một loạt các tiêu chí về tính khả thi.
Bao gồm các tiêu chí sau:
— Tiêu chí về sự chấp nhận của hộ gia đình và của các chuyên gia vệ sinh địa phương: tiêu chí này cần được đánh giá thông qua các cuộc điều tra, cũng như qua xem xét các thực hành của các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ khác nhau;
— Tiêu chí về thời hạn sử dụng của cơ sở hạ tầng: xác định tiêu chí này bằng công nghệ được sử dụng. Mục tiêu của cơ sở hạ tầng cần lắp đặt công nghệ có thời hạn sử dụng cao nhất có thể khi xác định tính hiệu quả, chi phí kinh tế và sự chấp nhận về mặt văn hóa. Hệ thống cần bền và sửa chữa được (tốt nhất là với các vật liệu và kỹ năng sẵn có tại địa phương) và cần xử lý các nồng độ của nước thải sinh hoạt khác nhau mà có khả năng xảy ra.
— Tiêu chí về hiệu quả của công nghệ: tiêu chí này phụ thuộc vào công đoạn của hệ thống trong điều kiện xem xét:
Hiệu quả của công nghệ được sử dụng để thu gom nước thải và chất thải (công đoạn tiếp cận) được xác định bằng tính dễ sử dụng, dễ bảo trì và công suất của hệ thống đối với nước thải xử lý sơ bộ;
Hiệu suất của công nghệ được sử dụng để tách nước thải và chất thải (công đoạn tách) được xác định bằng công suất giảm thiểu mọi sự tiếp xúc giữa người vận hành và chất thải thông qua tốc độ tách, bằng công suất tách các chất thải vệ sinh (thể rắn và thể lỏng) và công suất vận chuyển chất thải đến một nhà máy xử lý phù hợp;
Hiệu quả của công nghệ được sử dụng để xử lý (công đoạn thải bỏ/xử lý) được xác định thông qua mức độ xử lý nước thải đã nhận được khi rời khỏi nhà máy;
Hiệu quả của một công nghệ trong việc ứng dụng hoạt động đối với các nguồn nước có sẵn.
— Để đánh giá tính khả thi của các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ thích hợp, hiệu quả cần được chia nhỏ về mặt chất lượng cho từng giải pháp kỹ thuật thành hai mức của các tiêu chí liên quan: mức thấp và mức cao.
— Tiêu chí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì.
— Tiêu chí thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì: tiêu chí này đề cập đến các vật liệu sẵn có tại địa phương và các kỹ năng kỹ thuật sẵn có tại địa phương cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng, cũng như các kỹ năng cần thiết để đảm bảo các công trình trong thứ tự làm việc tốt. Trong tiêu chuẩn này, tiêu chí này được chia thành hai mức: mức thấp hoặc mức cao.
— Tiêu chí khả năng tiếp cận.
— Tiêu chí phạm vi: tiêu chí này liên quan đến khoảng cách giữa công trình vệ sinh đang được lấy chất thải và địa điểm thải bỏ hoặc xử lý.
— Tiêu chí diện tích bề mặt cần thiết: tiêu chí này liên quan đến diện tích đất cần thiết cho các công trình vệ sinh. Có hai mức độ yêu cầu diện tích bề mặt riêng biệt: diện tích lớn hoặc diện tích bị hạn chế.
— Tiêu chí yêu cầu về nước: Trong tiêu chí này, sử dụng hai mức yêu cầu về nước: mức thấp hoặc mức cao.
— Tiêu chí về năng lượng sẵn có.
Sự lựa chọn cuối cùng của một hệ thống cơ bản tại chỗ cụ thể là cần được dân cư liên quan chấp nhận như cảm giác an toàn và thuận tiện để sử dụng, với chi phí xây dựng và bảo trì hợp lý.
CHÚ THÍCH: Cần kiểm tra điều kiện của các hệ thống/thiết bị cấp nước hiện có (ví dụ như giếng nước và đường ống nước) trước khi lắp đặt các công trình thu gom/xử lý nước thải tại chỗ, đặc biệt là các cống thoát nước thải ra mặt đất liền kề. Các hệ thống cấp nước tại chỗ hiện tại có thể có thiếu sót (ví dụ: thành giếng nước và/hoặc đường ống nước bị nứt) mà người sử dụng không phát hiện được và trước đó chưa từng gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi hệ thống xử lý nước thải tại chỗ mới được lắp đặt gần đó, ngay cả khi hệ thống được thiết kế, lắp đặt và vận hành đúng cách, việc tồn tại các thiếu sót của hệ thống nước có thể dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn cấp nước tại địa phương và rất nguy hiểm cho an toàn và sức khỏe của người sử dụng.
7.3 Tương tác với người sử dụng
Tất cả các nhà tiêu cần được xây dựng cao hơn mặt đất một chút để tránh ngập bề mặt, và các hố cần nông ở những nơi có mực nước ngầm cao.
Hố cần thoát nước tốt. Nếu làm sạch hậu môn ướt được ưa dùng để lau thì cần có khu vực rửa đặc biệt.
Ở những khu vực có nền đất không ổn định, dầm tròn nâng sàn cần được đặt sâu hơn một chút. Trong đất pha cát dễ sụt lở, hố cần được lót.
Việc lựa chọn các công nghệ tương tác với người sử dụng phụ thuộc vào những điều sau (trong số các khía cạnh khác):
— Tính sẵn có của nước;
— Khả năng tài trợ;
— Sở thích của người sử dụng, như làm sạch bằng giấy vệ sinh hoặc làm sạch bằng nước;
— Các đặc điểm của đất;
— Sự quan tâm đến việc chuyển nước tiểu và phân cho việc sử dụng tiếp theo.
Phương tiện thu gom cần:
— Tạo ra sự sử dụng hiệu quả trong một không gian bị hạn chế;
— Có biện pháp chống tràn, ví dụ: tràn nước tiểu;
— Hoạt động có hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh;
— Có biện pháp để dễ quản lý khối lượng và mật độ bùn;
— Có thể dễ quản lý được khối lượng và mật độ bùn;
— Có thể dễ tiếp cận với người sử dụng và người thu gom chất thải để vận chuyển.
Việc lựa chọn phương pháp/kỹ thuật thu gom phù hợp cần xem xét những điều sau:
— Các đặc tính của chất thải được tạo ra;
— Thực hành và sự chấp nhận của người sử dụng về mặt văn hóa - xã hội;
— Tính dễ vận hành và bảo trì của công nghệ (tức là: các khoảng thời gian lấy chất thải);
— Sức khỏe và sự an toàn;
— Tính sẵn có của địa điểm thải bỏ chất thải ở ngoài khu vực;
— Chi phí thu gom lấy chất thải.
Phương pháp vận chuyển phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào:
— Đặc điểm đất, địa hình và đặc tính thực tế của địa điểm;
— Có đủ lượng nước để xả (hiện tại và tương lai);
— Khối lượng nước thải được tạo ra trong khu vực/vùng;
— Sự sẵn có của năng lực tài chính và thể chế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn, thiết kế và khả năng ứng dụng của hệ thống vận chuyển bao gồm:
— Khối lượng và mật độ chất thải phát sinh;
— Mật độ nhà ở/dân số;
— Khả năng tiếp cận với công trình vệ sinh;
— Địa hình;
— Quãng đường/khoảng cách chuyên chở đến nơi thải bỏ;
— Hiệu quả của hệ thống vận chuyển;
— Vốn đầu tư và chi phí vận hành vận hành;
— Thực tiễn thể chế và kinh doanh;
— Các quan điểm văn hóa và môi trường tại địa phương;
— Sự sẵn có của nguồn năng lượng.
Chất lượng và số lượng của nước thải hoặc bùn phân sẽ ảnh hưởng đáng kể đến công nghệ xử lý nơi tiếp nhận để xử lý.
Các công trình xử lý được đặt tại chỗ hoặc bên ngoài công trình vệ sinh, tùy thuộc vào các yếu tố sau:
— Sự sẵn có của đất đai;
— Tiềm năng tái sử dụng của phân và nước xám;
— Vốn đầu tư và chi phí vận hành;
— Các khía cạnh sức khỏe và sự chấp nhận;
— Khái niệm tổ chức và/hoặc quản lý được sử dụng;
— Sự sẵn có, khoảng cách tương đối và khả năng thực hiện việc vận chuyển nước thải từ nguồn đến công trình xử lý.
Nếu việc sử dụng chất thải đã xử lý là thích hợp ở cấp hộ gia đình, thì ưu tiên xử lý tại chỗ.
Cần lựa chọn cẩn thận vị trí của các công trình xử lý để tối đa hiệu quả, đồng thời giảm thiểu mùi và sự phiền toái cho cư dân gần đó.
Vị trí điểm xử lý cần:
— Dễ tiếp cận;
— Đặt ở vị trí thuận tiện;
— Dễ sử dụng, vận hành và duy trì;
— Không bị ngập;
— Được xây dựng tốt để ngăn chặn sự ngấm và sự ô nhiễm mặt đất/nước mặt.
Khi cần thu hồi nguồn tài nguyên, thiết kế thực tế của công trình xử lý và các giải pháp thải bỏ/tái sử dụng tùy thuộc vào:
— Đặc điểm của nước thải;
— Tải trọng;
— Thời gian lưu/lưu giữ dự định;
— Giá trị phân bón của bùn;
— Giá trị năng lượng và nhu cầu từ bùn;
— Sự sẵn có của thị trường/nhu cầu thị trường đối với nguồn tài nguyên và năng lượng được thu hồi;
— Các tiêu chuẩn vi sinh đã định về sử dụng nước thải an toàn, ví dụ: Hướng dẫn của WHO[7];
— Chất lượng vệ sinh/vi sinh được yêu cầu của sản phẩm;
— Sự phù hợp của các điểm chuyển đổi bùn;
— Vận hành và bảo trì chuỗi chuyển đổi;
— Các đặc điểm của môi trường xung quanh (cả trên và dưới bề mặt đất).
Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần có hướng dẫn bằng văn bản và trực quan về kế hoạch vận hành và bảo trì, kế hoạch thải bỏ và/hoặc kế hoạch đào tạo và huấn luyện (xem Hình 5).
Khi lập kế hoạch cho các dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, điều quan trọng là xem xét việc vận hành và bảo trì ngay từ thời điểm bắt đầu quy hoạch. Mọi công nghệ đều cần vận hành và bảo trì để thực hiện đầy đủ các chức năng của công nghệ đó trong chuỗi dịch vụ vệ sinh. Việc lập kế hoạch vận hành và bảo trì cần xem xét đến trách nhiệm đã định.
Hình 5 - Xây dựng các hướng dẫn cho kế hoạch vận hành và bảo trì, kế hoạch thải bỏ và/hoặc kế hoạch đào tạo và huấn luyện
8.2 Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn vận hành
Tài liệu hướng dẫn của các vận hành cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần xác định trình tự của tất cả các hoạt động cần thiết được yêu cầu cho hệ thống để xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách và xác định các nhiệm vụ cần thiết để duy trì các quy trình, bao gồm cả việc thải bỏ phần còn lại và xả nước thải. Tài liệu hướng dẫn việc sử dụng các trình bày hoặc các hướng dẫn trực quan cần cung cấp cho tất cả những người sử dụng với sự thông hiểu rõ ràng về các nhiệm vụ cần thiết cho hoạt động đúng cách và cần giảm thiểu các vấn đề do ngôn ngữ hoặc đào tạo. Hướng dẫn công việc chi tiết hơn (như các quy trình vận hành tiêu chuẩn và các hướng dẫn vận hành và bảo trì) cần được chuẩn bị cho bất cứ khi nào cần thiết đến, để đảm bảo việc xử lý đúng cách và đúng chuyên môn của từng hoạt động, tuân thủ các yêu cầu hoặc thực tiễn được áp dụng chung của quốc gia hoặc được chấp nhận.
8.3 Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn bảo trì
Kế hoạch bảo trì hệ thống cần vừa phòng ngừa vừa ứng phó bằng cách thực hiện bảo trì với các khoảng thời gian đã được lập kế hoạch và chiến lược điều chỉnh điều kiện khẩn cấp dẫn đến sai lỗi trong hệ thống. Việc bảo trì phòng ngừa bao gồm thực hiện bảo trì theo kế hoạch, các khoảng thời gian định hướng theo điều kiện hoặc theo lịch trình để ngăn chặn, giảm thiểu hoặc loại bỏ các sai lỗi hoặc xử lý không hiệu quả nước thải sinh hoạt. Bảo trì phòng ngừa nhằm loại bỏ những điều kiện gây ra việc bảo trì ngoài kế hoạch, cũng như đảm bảo hoạt động liên tục, hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ và kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, thiết bị. Bảo trì ứng phó bao gồm việc bảo trì được thực hiện sau hoạt động sai lỗi của thiết bị, quá trình xử lý hoặc dừng hoạt động và liên quan đến các hoạt động cần thiết để sửa chữa hoặc khôi phục hệ thống về điều kiện hoặc mức kết quả thực hiện thỏa đáng.
Một số hệ thống xử lý và thải bỏ nước thải tại chỗ, như cánh đồng tưới được xây dựng, có thể hoạt động tốt trong khoảng thời gian dài mà không có hoặc có rất ít sự chú ý của nhà điều hành, nhưng có thể yêu cầu công tác bảo trì chính (ví dụ: loại bỏ cặn bùn đã được thu gom hoặc tỉa thưa thảm thực vật phát triển quá mức) trong những khoảng thời gian khá dài. Những khoảng thời gian dài không hoạt động này thường dẫn đến việc không chú ý đến toàn bộ công việc bảo trì đã yêu cầu, dẫn đến suy giảm hiệu suất của hệ thống hoặc không hiệu quả. Điều này cần được ngăn ngừa bằng việc thiết lập và thực hiện các cơ chế (vật chất hoặc hành chính) nhắc nhở người chịu trách nhiệm của các bên về các hoạt động bảo trì cần thiết.
8.4 Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thu gom chất thải
Nước thải sinh hoạt được thu gom từ các loại nhà tiêu khác nhau. Nước thải sinh hoạt có thể chưa được pha loãng khi thu gom từ nhà tiêu khô, nhà tiêu khô tách nước tiểu hoặc bồn tiểu không dùng nước. Nước thải có thể được pha loãng khi được thu gom từ nhà tiêu xả nước hoặc nhà tiêu truyền thống có sử dụng nước để dội.
Kỹ thuật thu gom có thể bao gồm hệ thống hai ngăn, hố chứa bằng nhựa hoặc kim loại hoặc thùng chứa hình trống để thu gom nước tiểu, phân hoặc cả hai. Chất thải cũng có thể được thu gom trong hầm chứa và các ngăn chứa. Bất cứ khi nào có thể, phân và nước tiểu cần được tách ra để tạo điều kiện tái sử dụng.
Việc thực hiện và vận hành các nhà tiêu và kỹ thuật thu gom khác nhau cần bao gồm việc loại bỏ chất thải thường xuyên. Chất thải thu gom cần được xử lý cẩn thận vì chúng có thể chứa mầm bệnh. Các hệ thống cần được kết cấu chống các vết nứt và được kiểm tra rò rỉ thường xuyên. Sức chứa cần được giám sát để ngăn chặn đầy tràn chất thải.
8.5 Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn vận chuyển chất thải
Tính bền vững và liên tục của toàn bộ hệ thống vệ sinh phụ thuộc vào việc tổ chức và quản lý tốt các hệ thống vận chuyển.
Tùy thuộc vào khối lượng và đặc tính của nước thải và bùn (cả nước thải và bùn đã xử lý và chưa xử lý) có thể yêu cầu các loại kỹ thuật vận chuyển khác nhau. Kỹ thuật vận chuyển thô sơ bao gồm các loại xe có bánh và xe đẩy tay, hệ thống lấy chất thải ra bằng máy và hệ thống cống thoát nước (nước thải đã lắng, hệ thống cống được đơn giản hóa hoặc các cống tự chảy truyền thống). Kỹ thuật vận chuyển thô sơ và hệ thống lấy chất thải cần được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch để ngăn sự chảy tràn và ô nhiễm khu vực trung gian. Hệ thống cống thoát nước yêu cầu mức tiêu thụ nước tương đối cao để loại bỏ chất thải và cần được kiểm tra thường xuyên để loại bỏ cặn lắng, xác định và sửa chữa các rò rỉ.
9 Vấn đề về an toàn và sức khỏe
9.1 Biện pháp về an toàn và sức khỏe, huấn luyện
Cần quản lý tất cả các công trình xử lý chất thải vệ sinh để giữ an toàn và sức khỏe của người sử dụng, công chúng và các nhà cung cấp dịch vụ.
Với người sử dụng tự xử lý chất thải/nước thải của họ và nhà cung cấp/người vận hành dịch vụ cần trải qua kiểm tra sức khỏe định kỳ và, nếu có, cần có bảo hiểm sức khỏe từ cơ quan y tế cho sự an toàn của họ khi vận hành dịch vụ nước thải. Bất cứ khi nào khả thi và phù hợp với các phong tục xã hội, người sử dụng và các nhà cung cấp/người vận hành dịch vụ cần được tiêm phòng để bảo vệ chống lại các bệnh có thể có trong nước thải hoặc phần còn lại của chất thải.
Những người sử dụng và người vận hành này cần có thiết bị bảo hộ khi xử lý nước thải.
Sức khỏe của các bên liên quan tiếp xúc với nước thải và/hoặc các sản phẩm phụ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần được theo dõi về bất cứ bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng nào gây ra do tiếp xúc với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ.
Để tránh những rủi ro về sức khỏe, những người này chỉ được xử lý chất thải sau khi được đào tạo/huấn luyện tương ứng.
Việc đào tạo người vận hành phù hợp là cần thiết để vận chuyển và xử lý chất thải/nước thải đúng cách nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro cho chính họ và rủi ro cho cộng đồng (công chúng) hoặc môi trường (môi trường đất hoặc nước tự nhiên) do tràn đổ, ô nhiễm hoặc tiếp xúc với chất thải trong quá trình vận chuyển, cần khẳng định rằng người vận hành được huấn luyện đầy đủ trước khi họ được phép vận chuyển chất thải/nước thải.
Trong trường hợp bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ, cần dừng việc sử dụng hệ thống để giải quyết nguyên nhân của sự bùng phát. Giải pháp thay thế cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ cần được sử dụng trong các giai đoạn này.
Xem Phụ lục C và Phụ lục D trong ISO 24511:2007 để được hướng dẫn thêm.
9.2 Chương trình sức khỏe cộng đồng
Các chương trình về sức khỏe cộng đồng cần đưa ra để giảm thiểu bất cứ tác động nào của các sản phẩm phụ từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ. Các chương trình sức khỏe cộng đồng cần không bị giới hạn trong các cuộc điều tra về sức khỏe của các bên liên quan, nhưng cũng cần được thực hiện việc thử nghiệm các sản phẩm phụ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ. Hiệu quả của các chương trình cũng cần được giám sát trong đó việc thử nghiệm các sản phẩm phụ của hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại chỗ và chương trình xử lý tiếp theo cần giải quyết các nguồn bệnh. Các chương trình sức khỏe cộng đồng cần được tiến hành đều đặn.
Các chương trình sức khỏe cần bao gồm (nhưng không giới hạn) những điều sau:
— Theo dõi y tế của các bên liên quan có quan tâm;
— Thử nghiệm các sản phẩm phụ cho mọi vi sinh vật gây bệnh hoặc các vật liệu nguy hại khác;
— Xem xét lại việc sử dụng các công nghệ của hệ thống để thiết lập bất cứ việc sử dụng không đúng cách hoặc sai lỗi nào mà có thể thúc đẩy hoạt tính của các vi sinh vật gây bệnh và, nếu có thể, các loại đường truyền tiếp xúc do việc sử dụng hệ thống;
— Đào tạo về sức khỏe và an toàn vệ sinh, bao gồm cả việc khuyến khích rửa tay bằng xà phòng và/hoặc chất tẩy rửa tương đương;
— Đánh giá sơ bộ công nghệ cụ thể về sự sai lỗi có thể thúc đẩy hoạt tính của các vi sinh vật gây bệnh cũng như các mối nguy hại khác, nếu khả thi.
Các thuật ngữ tiếng Việt tương ứng với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha
Bảng A.1 đưa ra bảng tương ứng giữa các thuật ngữ tương đương với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
Bảng A.1 - Các thuật ngữ tương ứng với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha
Số thuật ngữ | Tiếng Việt | Tiếng Pháp | Tiếng Tây Ban Nha |
3.1 | Cơ bản | Basique | Basico |
3.2 | Dịch vụ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ | Services d’eaux uses domestique de base sur site | Servicios de aguas dometicas para usos basicos in situ |
3.3 | Chất thải | Excrement | Excrementos |
3.4 | Xử lý qua đất | Traitment par epandage | Tratamiento de suelo |
3.5 | Công nghệ | Technologie | Technologia |
3.6 | Cánh đồng tưới | Zone humide | Humedal |
Sơ đồ các hệ thống nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
B.1 Đặc điểm chung của dịch vụ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Các dịch vụ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ có các đặc điểm chung sau:
— Công nghệ đơn giản để sử dụng, để duy tu bảo trì và sửa chữa;
— Công nghệ đơn giản để quản lý;
— Công nghệ sẵn có tại địa phương hoặc có thể được xây dựng tốt hơn với vật liệu địa phương;
— Công nghệ yêu cầu mức tiêu thụ năng lượng thấp hoặc không sử dụng năng lượng;
— Công nghệ có thể được sử dụng ít nước hoặc không dùng nước;
— Công nghệ không cần hoặc cần ít hóa chất xử lý;
— Là loại công nghệ mà:
Làm được nhiều việc hơn với ít những yêu cầu thay đổi và với ràng buộc chặt chẽ hơn về ngân sách;
Vấn đề về hiện trạng;
Đưa ra các ý tưởng mới;
Để quá trình mở cho các thay đổi;
Bãi bỏ các hệ thống phân cấp thông thường.
CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa theo Hach[8].
Các định nghĩa có thể cho các dịch vụ nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ:
— Là các dịch vụ nhằm xử lý chất thải/nước thải của con người bằng cách sử dụng các công cụ và thiết bị sẵn có;
— Là các dịch vụ bằng phương tiện ít tiên tiến hoặc không phức tạp trong việc thu gom và thải bỏ phân/nước tiểu/nước thải theo cách hợp vệ sinh để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của cá nhân và công chúng nói chung.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa theo hướng dẫn của WHO[7].
B.2 Các loại hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Hình B.1 trình bày các loại hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ khác nhau.
CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ dưới đây thường được sử dụng khi đề cập đến hệ thống nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ: nhà tiêu truyền thống cải tiến, nhà tiêu đào cải tiến có lỗ thông hơi, nhà tiêu ủ phân hai hầm chứa, nhà tiêu khoan, nhà tiêu dội nước, bể tự hoại, xe hút chân không.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: trong ISO 24511:2007, Hình B.2.
Hình B.1 - Các loại hệ thống nước thải
CHÚ THÍCH 2: Hình B.1 đưa ra tổng quan về các phần của hệ thống nước thải.
CHÚ THÍCH 3: Các loại hệ thống xử lý nước thải cơ bản tại chỗ được mô tả trong Hình B.1 có thể không mô tả tất cả các lựa chọn cho riêng người sử dụng, cho công chúng hoặc địa điểm nào cụ thể. Các ví dụ này cung cấp một loạt các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ với các điều kiện khác nhau, cung cấp các giải pháp cho đại đa số người sử dụng và phù hợp với các yêu cầu kinh tế xã hội.
CHÚ THÍCH 4: Bổ sung việc thải bỏ bùn thải từ nhà tiêu còn có thể được sử dụng làm phân bón cho đất vào Hình B.1.
B.3 Thông tin chi tiết về các phần để quản lý công trình xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
B.3.1 Tóm tắt các ví dụ về tương tác với người sử dụng của công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
B.3.1.1 Khái quát
Bảng B.1 đưa ra danh sách chưa đầy đủ các ví dụ về tương tác với người sử dụng của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ.
CHÚ THÍCH: Bảng B.1 được sửa đổi từ pS-Eau[6] và Tuyển tập các hệ thống và công nghệ vệ sinh[9].
Bảng B.1 — Tóm tắt các ví dụ về tương tác với người sử dụng của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
Loại công nghệ | Nhu cầu nước | Nhu cầu năng lượng | Xử lý (a) | Tái chế/Tái sử dụng | Ưu điểm | Nhược điểm | Đầu ra | |
Thụ động | Chủ động | |||||||
Nhà tiêu đào có ống thông hơi/không thông hơi đơn giản | Không | Không | b | b | Có, sau xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Không cần có một nguồn nước ổn định. Tạo ra vật liệu làm giàu đất và phân bón, không thể dùng trong các khu vực có mực nước ngầm nằm gần mặt đất hoặc khó để đào hố, rãnh chảy nhỏ. | Có ruồi và mùi. Không thật sự thân thiện với người sử dụng Cần thường xuyên vận chuyển chất thải ra một khu vực xử lý tập trung. Cần bổ sung thêm rơm rác cho chất thải nhà tiêu, xử lý chất thải cần thời gian và sự đào tạo, định kiến trong xử lý chất thải nhà tiêu có thể xuất hiện do văn hóa và các yếu tố khác. | Chất thải và nước tiểu của người |
Nhà tiêu đào/nhà tiêu fossa có ống thông hơi | Không | Không | b | b | Có, sau xử lý | Có thể được xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Chi phí đầu tư và điều hành thấp. Giảm ruồi và mùi. Không cần nguồn nước ổn định. | Yêu cầu thường xuyên lấy phân ra khỏi ngăn. Cần xử lý bùn. | Chất thải và nước tiểu của người |
Nhà tiêu đào/nhà tiêu fossa có ống thông hơi | Không | Không | b | b | Có, sau xử lý | Có thể được xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Chi phí đầu tư và điều hành thấp. Giảm ruồi và mùi. Không cần nguồn nước ổn định. | Yêu cầu thường xuyên lấy phân ra khỏi ngăn. Cần xử lý bùn. | Chất thải và nước tiểu của người |
Nhà tiêu khô (kể cả nhà tiêu khô tách nước tiểu, nhà tiêu khô ủ phân hữu cơ và các mô hình nhà tiêu khô cơ bản khác và các biến thể của chúng) | Không | Không | b | b | Có, sau xử lý | Không cần nguồn nước ổn định. Có thể được xây dựng và sửa chữa tại địa phương với các nguyên vật liệu có sẵn. Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Phù hợp với mọi đối tượng người sử dụng (ngồi, ngồi xổm, người dùng nước, dùng giấy vệ sinh). | Có thể gây mùi nếu lỗ thông hơi không hoạt động đúng hoặc nếu bãi chất thải không được bao phủ sau khi sử dụng hố tiêu bằng tro rác hoặc các vật liệu phủ khác. Nhìn thấy bãi chất thải trừ nơi sử dụng hố tiêu được đào sâu. Khó kiểm soát tác nhân truyền bệnh như ruồi trừ khi sử dụng bẫy ruồi và vật liệu che phủ thích hợp cho chất thải. | Chất thải của người và nước tiểu trộn lẫn, hoặc mô hình tách nước tiểu ra riêng. |
Nhà tiêu dội nước | Có | Có | b | b | Có, sau xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Chi phí đầu tư thấp Không có ruồi hoặc mùi. | Cần nguồn nước ổn định. Yêu cầu thường xuyên lấy chất thải nếu được nối với hố đào. Chi phí cho đầu tư và hoạt động cao cho một hố không thấm nước. Nguy cơ sức khỏe do có bùn không được khử trùng. | Nước đen chưa xử lý |
Bồn tiểu không dùng nước | Không | Không | b | b | Có, sau khi lưu chứa | Không cần nguồn nước ổn định. Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Chi phí đầu tư thấp Thân thiện với người sử dụng. | Có thể có mùi nếu không được sử dụng đúng cách. Chỉ có thể thu gom nước tiểu (chất thải cần gom riêng) Muối và khoáng chất có thể tích tụ theo đường ống. | Nước tiểu |
Nhà tiêu xả nước có bồn xả nước nhân tạo | Có | Không | b | b | Có, sau xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Rất thân thiện với người sử dụng. Không có ruồi hoặc mùi. | Cần nguồn nước ổn định. Cần thường xuyên lấy chất thải nếu được nối với hố chứa. Chi phí đầu tư và vận hành cao cho một nhà tiêu kín nước. Nguy cơ sức khỏe do có bùn không được khử trùng. Có rủi ro đáng kể về lãng phí nước nếu hệ thống không hoạt động đúng cách (tức là nước bị chảy liên tục). | Nước đen chưa xử lý |
Thiết bị rửa, ví dụ: bồn nước xám | Có | Không | b | b | Có, sau xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Rất thân thiện với người sử dụng. Không có ruồi hoặc mùi. Cải thiện vệ sinh sau tương tác với người dùng bằng các thiết bị vệ sinh | Cần nguồn nước ổn định. Có nguy cơ lãng phí nước nếu hệ thống hoạt động không đúng cách (tức là nước bị chảy liên tục). Rủi ro ô nhiễm bề mặt nếu không có bể lưu trữ. Rủi ro ô nhiễm nếu vùng đất có mức nước ngầm cao. | Chỉ có nước xám |
Hố thấm, ví dụ cho nước xám | Không | Không | b | b | Không | Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Chi phí đầu tư và vận hành thấp. | Nguy cơ nhiễm bẩn nước ngầm nếu ở vùng đất có mức nước ngầm quá cao. | Chỉ có nước xám |
a Xử lý thụ động nước thải làm cho chất thải bị phân hủy thông qua các sinh vật tự nhiên mà không sử dụng các thiết bị bổ sung để tạo ra các vi sinh vật đó, nhưng có thể bao gồm việc sử dụng các chất phụ gia. Khả năng của thiết kế để cung cấp xử lý chủ động có thể phụ thuộc vào địa hình tại chỗ. Xử lý thụ động sử dụng năng lượng bên ngoài và gồm cả các thiết bị bổ sung để xử lý nước thải bằng cách di chuyển nước thải đến các giai đoạn xử lý khác bằng máy bơm hoặc sử dụng máy nén để sục không khí vào nước thải. b Không áp dụng |
B.3.1.2 Mô tả
B.3.1.2.1 Nhà tiêu đào có ống thông hơi/không có ống thông hơi đơn giản
Nhà tiêu có hố đào đơn giản là loại nhà tiêu kỹ thuật đơn giản nhất. Nhà tiêu cho phép thu gom các chất thải nhưng có những bất lợi do gây ra mùi hôi và thu hút ruồi.
Nhà tiêu có hố chứa đơn giản được sử dụng để thu gom các chất thải, không phải là nước xám. Nên xây dựng một hố thấm (xem Hình B.2) bổ sung cho nhà tiêu đơn giản để thải bỏ nước xám.
Có những lựa chọn để đối phó với nhà tiêu đào đơn giản đã đầy, ví dụ:
— Lấy chất thải thường xuyên và xử lý bùn;
— Trồng cây trên hố cũ và chuyển công trình nhà tiêu đến hố mới.
Điều kiện tiên quyết:
a) Mực nước ngầm ở độ sâu phù hợp (lớn hơn 3 m tính từ đáy hố được dự định)
b) Có một lớp đất không có đá sâu vài mét và nước có thể ngấm vào đất đó.
c) Cách nguồn nước gần nhất hơn 30 m.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: pS-Eau[6].
Hình B.2 - Nhà tiêu đào có ống thông hơi/không có ống thông hơi đơn giản
B.3.1.2.2 Nhà tiêu đào cải tiến có ống thông hơi/nhà tiêu fossa
Nhà tiêu đào có ống thông hơi (VIP) là thân thiện hơn với người sử dụng so với nhà tiêu đơn giản: đường ống thông hơi giúp giảm sự hiện diện của ruồi và mùi.
Nhà tiêu VIP được sử dụng để thu gom chất thải, không phải nước xám. Nên xây dựng một hố thấm (như Hình B.3) bổ sung cho nhà tiêu VIP để xử lý nước xám. Nhà tiêu VIP có thể kín nước (nếu mức nước ngầm cao) hoặc cho phép thấm vào đất (nơi có mức nước ngầm thấp và đất có khả năng thấm).
Nhà tiêu VIP cần được lấy chất thải thường xuyên và bùn được lấy ra cần được xử lý.
Điều kiện tiên quyết:
a) Mực nước ngầm ở độ sâu phù hợp (lớn hơn 3 m tính từ đáy hố tiêu được dự định).
b) Có một lớp đất không có đá sâu vài mét và nước có thể thấm vào đất đó.
c) Cách nguồn nước gần nhất hơn 30 m.
d) Nếu có thể, các tòa nhà xung quanh nhà tiêu là không quá cao.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: pS-Eau[6] và Tuyển tập các hệ thống và công nghệ vệ sinh[9].
Hình B.3 - Nhà tiêu đào cải tiến có ống thông hơi/nhà tiêu fossa
B.3.1.2.3 Nhà tiêu khô (bao gồm nhà tiêu khô tách nước tiểu, nhà tiêu ủ phân hữu cơ và các mô hình nhà tiêu khô cơ bản khác và các biến thể của chúng)
Một nhà tiêu khô không sử dụng nước hoặc sử dụng ít nước và có thể bao gồm cả nhà tiêu ủ phân hữu cơ, nhà tiêu khô tách nước tiểu, nhà tiêu khô tách nước và các biến thể khác. Nhà tiêu khô tách nước tiểu tách nước tiểu và phân tại nguồn, tức là trong phạm vi bồn cầu hoặc sàn ngồi xổm (xem Hình B.4).
Nhà tiêu khô sử dụng để thu gom các chất thải, không phải nước xám. Nên xây dựng hố thấm cùng với nhà tiêu khô để thải bò nước xám.
Nhà tiêu khô cần được lấy chất thải thường xuyên. Trong trường hợp nhà tiêu được trang bị hai hố khô, thì bùn được lấy ra là bùn đã được khử trùng sau thời gian lưu giữ bùn (từ 12 tháng đến 18 tháng) và không cần xử lý thêm.
Sau thời gian lưu trữ và vệ sinh đúng cách, nhà tiêu khô tạo ra phân bón lý tưởng hoặc có thể được sử dụng làm chất cải tạo đất (xem hướng dẫn của WHOm về sử dụng an toàn và bền vững các đầu ra của nhà tiêu khô). Đất/không gian để thải bỏ chất thải hợp vệ sinh và/hoặc nước tiểu đã tách tại nguồn và bùn cần có sẵn với khoảng cách hợp lý từ hộ gia đình.
Điều kiện tiên quyết: Không có điều kiện tiên quyết cụ thể cần có cho loại nhà tiêu này.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Rieck et al (Rieck & đồng nghiệp)[10].
Hình B.4 - Các loại nhà tiêu khô bệt và xổm tách nước tiểu (UDDT)
B.3.1.2.4 Nhà tiêu dội nước
Nhà tiêu dội nước (xem Hình B.5) giúp cải thiện sự thân thiện với người sử dụng vì có nút nước để ngăn ruồi và mùi.
Nhà tiêu dội nước cần được nối với:
— Một hố đào (hố thông hơi, bể tự hoại) yêu cầu lấy chất thải thường xuyên và xử lý bùn bổ sung, hoặc
— Một hệ thống thoát nước, thông qua một ngăn nối cần phải làm sạch thường xuyên.
Điều kiện tiên quyết:
a) Có mực nước ngầm thấp (đối với hố đào không kín nước).
b) Có một lớp đất không có đá sâu vài mét.
c) Cách nguồn nước gần nhất hơn 30 m (đối với hố không kín nước).
d) Có sẵn đủ nước (cần 2,5 L mỗi lần xả, tương đương với mức tiêu thụ nước tiêu biểu bằng ít nhất 30 L mỗi người một ngày).
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: pS-Eau[6] và Parry-Jones[11].
Hình B.5 - Nhà tiêu dội nước
B.3.1.2.5 Bồn tiểu không dùng nước
Bồn tiểu không sử dụng nước. Bồn tiểu (xem Hình B.6) thường được sử dụng cho nam giới, nhưng cũng có bồn tiểu cho phụ nữ đã được xây dựng và đang trở nên phổ biến hơn.
Bồn tiểu không dùng nước được sử dụng để chỉ thu gom nước tiểu; chất thải và nước xám cần được thu gom riêng.
Để giảm mùi hôi, bồn tiểu cần được trang bị một nút thích hợp. Để giảm thiểu khoáng chất tích tụ ở các ống, cần thực hiện bảo trì thường xuyên (có thể dùng nước có tính axit nhẹ hoặc nước nóng để làm sạch).
Bồn tiểu không dùng nước tiết kiệm nước và chi phí và cho phép thu gom nước tiểu nguyên bản, chưa pha loãng để sử dụng trong nông nghiệp làm phân bón giàu đạm và lân.
Nước tiểu từ bồn tiểu có thể được thu gom vào ống cống hoặc bể chứa riêng.
Đất/không gian để lưu trữ nước tiểu thải bỏ cần có sẵn khoảng cách hợp lý tới hộ gia đình. Nước tiểu là nguồn dinh dưỡng và có thể được sử dụng làm phân bón sau thời gian lưu trữ thích hợp (xem hướng dẫn của WHO[7]).
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Caroma.com; Franke.com; Urimat.com; Waterless.com.1)
Hình B.6 - Các thiết kế khác nhau của bồn tiểu không dùng nước
B.3.1.2.6 Nhà tiêu xả nước có bồn chứa nhân tạo
Nhà tiêu xả nước có bồn chứa nhân tạo (xem Hình B.7) giúp thân thiện với người sử dụng thông qua việc sử dụng nút nước để loại bỏ ruồi và mùi. Nước xả ra từ bồn chứa (bồn chứa nhân tạo), vì luôn cần có nguồn nước ổn định. Do đó thuận tiện để sử dụng hơn nhà tiêu dội nước vì không phải lấy đầy nước vào một cái xô để dội, nhưng chỉ đơn giản là nhấn nút xả hoặc cần xả.
Nhà tiêu xả nước có bồn chứa nhân tạo cần được nối với:
— Một hố đào (hố thông hơi, bể tự hoại) cần thường xuyên lấy bùn ra và xử lý bùn đã tách, hoặc
— Một hệ thống cống thoát nước, thông qua ngăn nối yêu cầu dọn sạch thường xuyên.
Điều kiện tiên quyết:
a) Có mực nước ngầm thấp (đối với hố không kín nước).
b) Có một lớp đất không có đá sâu vài mét.
c) Cách nguồn nước gần nhất hơn 30 m (đối với hố không kín nước).
d) Có nguồn cung cấp nước liên tục cho nhà tiêu.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: pS-Eau[6] và Tuyển tập các hệ thống vệ sinh và Công nghệ[9].
Hình B.7 - Nhà tiêu xả nước có bồn chứa nhân tạo
B.3.1.2.7 Thiết bị rửa
Thiết bị rửa tay là một bồn rửa được đặt trong phòng tắm hoặc gần nhà tiêu hoặc nhà bếp và có đường ống cung cấp nước sạch và dẫn nước xám do rửa tay bằng xà phòng chảy đi (xem Hình B.8). Thiết bị rửa tay cũng có thể là một chậu bằng sắt tây không kín nước, tức là một cái hộp sắt tây có lỗ thoát nước ở đáy và có nút để nút. Khi rửa tay, làm lòng chiếc nút và nước rửa chảy ra khỏi lỗ ở đáy.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Global WASHES [12].
Hình B.8 - Chậu rửa bằng gốm sứ và sắt tây
Điều kiện tiên quyết:
a) Các loại chậu rửa này là có thể tiếp cận và dùng được cho đủ mọi đối tượng người sử dụng dự kiến và được cấu tạo để sử dụng cho cả trẻ em, người lớn và người khuyết tật.
b) Các loại chậu rửa này được đặt ở vị trí thuận tiện trong các khu vực chuyển tiếp giữa các khu vực có động vật và không có động vật và trong các khu vực đặc quyền sử dụng đất sản xuất thực phẩm không động vật.
c) Có bảo trì, bao gồm vệ sinh hàng ngày và cung cấp lại vật dụng, để đảm bảo có đầy đủ khăn giấy và xà phòng.
d) Có nước chảy đủ khối lượng và áp lực để loại bỏ đất khỏi tay khi rửa. Ưu tiên sử dụng một nguồn cấp nước thường xuyên có áp lực.
e) Trạm rửa tay được thiết kế sao cho cả hai tay được tự do khi rửa tay, vận hành bằng bàn đạp chân hoặc nước tiếp tục đọng lại sau khi đã vặn vòi.
f) Có cung cấp loại xà phòng dễ tạo nhũ tương trong nước lạnh.
B.3.1.2.8 Hố thấm
Hố thấm (xem Hình B.9) là một công nghệ đơn giản và rẻ tiền được sử dụng cho việc thu gom nước xám và việc thấm nước xám vào trong đất. Hố thấm ngăn nước thải chảy qua sân bãi và trên các đường phố.
Luôn cần xây dựng một hố thấm với các công trình hỗ trợ hoặc bổ sung chỉ xử lý chất thải.
Điều kiện tiên quyết:
a) Có mực nước ngầm thấp.
c) Cách nguồn nước ngầm gần nhất hơn 30 m.
b) Có một lớp đất không chứa đá sâu vài mét và nước có thể ngấm vào đất.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Tuyển tập các công nghệ và hệ thống vệ sinh[9] và Kopitopoulos[13].
Hình B.9 - Hố thấm
B.3.2 Tổng hợp ví dụ về các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
B.3.2.1 Khái quát
Bảng B.2 đưa ra một danh sách không đầy đủ ví dụ về các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ.
Bảng B.2 —Tóm tắt ví dụ về thu gom của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
Loại công nghệ | Nhu cầu nước | Nhu cầu năng lượng | Xử lý a | Tái chế/tái sử dụng | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Thụ động | Chủ động | ||||||
Thùng Jerrycan/hố chứa khác | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Dễ vận chuyển. Chi phí thấp. Dễ làm sạch. | Khối lượng vận chuyển nhỏ Rủi ro ô nhiễm khi chuyển giao |
Thùng chứa hình trống/ hầm chứa/ ngăn chứa | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Khối lượng lưu trữ lớn hơn thùng jerrycan. Có thể xây dựng và sửa chữa bằng vật liệu có sẵn tại địa phương. Giá thành thấp. | Khó lấy chất thải hơn thùng jerrycan. Rủi ro ô nhiễm nếu xảy ra rò rỉ. Có mực nước ngầm thấp. |
Lấy chất thải thủ công | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Giá thành thấp. | Rủi ro ô nhiễm trong quá trình lấy chất thải. Rủi ro tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong quá trình lấy chất thải. Có thể không được coi là một nghề. |
Lấy chất thải cơ giới (bơm hoặc chân không) | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Lấy chất thải nhanh hơn. Ít rủi ro bị ô nhiễm hơn khi lấy chất thải so với làm thủ công. | Giá thành cao. Cần bảo trì thiết bị theo yêu cầu. Cần huấn luyện nhân sự. |
Trạm trung chuyển (bể chứa ngầm dưới đất). | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Có thể xây dựng bằng sử dụng vật liệu tại địa phương. Khuyến khích cộng đồng sử dụng. Có thể giảm khoảng cách vận chuyển đến địa điểm xử lý cuối cùng. | Thường cần xe tải có thùng hút chân không để hút chất thải. Cần có mực nước ngầm thấp. Rủi ro ô nhiễm nếu bể ngầm xảy ra rò rỉ. |
a Xử lý thụ động nước thải làm cho chất thải bị phân hủy thông qua các sinh vật tự nhiên mà không sử dụng các thiết bị bổ sung để tạo ra các sinh vật đó, nhưng có thể bao gồm việc sử dụng các chất phụ gia. Khả năng của một thiết kế để cung cấp xử lý chủ động có thể phụ thuộc vào địa hình tại chỗ. Xử lý chủ động sử dụng năng lượng bên ngoài và gồm cả các thiết bị bổ sung để xử lý nước thải bằng cách di chuyển nước thải đến các giai đoạn xử lý khác bằng máy bơm hoặc sử dụng máy nén để sục không khí vào nước thải. b Không áp dụng. |
B.3.2.2 Mô tả
B.3.2.2.1 Thùng Jerrycan
Thùng chứa "jerrycan" là một thùng chứa nhỏ, nhẹ, thường là nhựa có thể được một người mang xách dễ dàng. Thùng thường được sử dụng để vận chuyển nước tiểu đến một địa điểm trung tâm để thu gom hoặc tưới bón cho đất. Vận chuyển nước thải bằng cách sử dụng phương pháp này là tốn thời gian vì thùng jerrycan có thể tích nhỏ. Chất thải cần chứa đủ chất lỏng để dễ đổ vào và đổ ra khỏi thùng jerrycan. Có nguy cơ phơi nhiễm cho người vận hành.
B.3.2.2.2 Thùng chứa hình trống/hầm chứa/ngăn chứa
Thiết bị lưu trữ nước thải (nước tiểu và phân) được lắp đặt trên mặt đất hoặc dưới mặt đất. Thiết bị này có thể được sử dụng để lưu trữ cho nhiều nhà ở nhưng cần được lấy ra thường xuyên. Nếu thiết bị lưu trữ dưới mặt đất, chỉ cần lắp đặt ở nơi có mực nước ngầm thấp để giảm nguy cơ gây ô nhiễm. Phương pháp lấy chất thải và khoảng cách đến nguồn nước cần được xem xét khi chọn vị trí cho thiết bị lưu trữ này.
B.3.2.2.3 Lấy chất thải thủ công
Lấy chất thải ra khỏi thiết bị lưu giữ nước thải bằng thủ công được thực hiện với xẻng, xô hoặc máy bơm vận hành bằng tay. Loại nước thải và lượng vật liệu rắn trong nước thải có thể xác định phương pháp cần được sử dụng. Nước thải được chuyển từ thiết bị lưu trữ sang thiết bị vận chuyển có bể chứa. Việc lấy chất thải thủ công cần giảm sự tiếp xúc trực tiếp và phơi nhiễm với chất phân tươi hoặc chất thải nguy hại để giảm nguy cơ cho người lấy chất thải trong thiết bị lưu trữ. Phương pháp này tốn thời gian và có thể không được chấp nhận về mặt văn hóa.
B.3.2.2.4 Lấy chất thải cơ giới (bơm hoặc hút chân không)
Lấy chất thải ra khỏi thiết bị lưu trữ nước thải bằng cơ giới được thực hiện với thiết bị có bơm và một bể lưu trữ vận chuyển, thường được lắp đặt trên xe tải. Một ống nối với máy bơm và nước thải được chuyển từ thiết bị lưu trữ đến thùng chứa vận chuyển bằng bơm. Chất thải cần chứa đủ chất lỏng (nước tiểu, nước hoặc cả hai) sao cho nước thải có thể được chuyển đến thùng chứa vận chuyển bằng máy bơm. Phương pháp này nhanh và giảm thiểu tiếp xúc với vật liệu nguy hại. Phương pháp này rất đắt tiền. Tùy thuộc vào vị trí của thiết bị lưu trữ, có thể không thực hiện được việc lấy chất thải ra khỏi thiết bị lưu trữ nước thải bằng cơ giới.
B.3.2.2.5 Trạm trung chuyển (bể chứa ngầm)
Trạm trung chuyển (bể chứa ngầm) là địa điểm thu gom nước thải trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý cuối cùng. Nước thải được chuyển đến trạm trung chuyển bằng các thùng chứa jerrycan hoặc trong các thùng chứa nhỏ được cho đầy chất thải vào bằng tay sử dụng xô, xẻng hoặc bơm vận hành bằng tay. Miệng thùng chứa để xả chất thải vào trạm trung chuyển phải đủ thấp để giảm thiểu việc tràn đổ ra ngoài. Trạm trung chuyển cần dễ tiếp cận và nằm trong khu vực có mực nước ngầm thấp để giảm nguy cơ ô nhiễm trong trường hợp rò rỉ. Trạm trung chuyển rất hữu ích khi có một số nguồn nước thải nhỏ và trạm xử lý cuối cùng nằm xa nguồn nước thải. Nước thải tại trạm trung chuyển cần được lấy ra thường xuyên để tránh tràn và có khả năng ô nhiễm môi trường tiềm ẩn.
B.3.3 Tóm tắt ví dụ về vận chuyển của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
B.3.3.1 Khái quát
Bảng B.3 cung cấp danh mục không đầy đủ ví dụ về vận chuyển của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ.
Bảng B.3 - Tóm tắt ví dụ về vận chuyển của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
Loại công nghệ | Nhu cầu nước | Nhu cầu năng lượng | Xử lý(a) | Tái chế/tái sử dụng | Ưu điểm | Nhược điểm | Đầu ra | |
Thụ động | Chủ động | |||||||
Xe đẩy | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa bằng cách sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Không cần có năng lượng điện. Cung cấp dịch vụ lấy chất thải tới các khu vực không nối với hệ thống thoát nước hoặc khu vực xe tải khó tiếp cận để hút chân không. Chi phí sử dụng dịch vụ này thấp. | Tốn thời gian: lấy chất thải chậm. Ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người thực hiện. Chuyển bùn bằng xe đẩy chỉ với khoảng cách ngắn (không thể thực hiện việc vận chuyển bùn với khoảng cách lớn) | Nước đen |
Xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa bằng cách sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Không cần năng lượng điện. Loại công nghệ này cung cấp dịch vụ lấy chất thải tới các khu vực không được nối với hệ thống thoát nước hoặc các khu vực xe tải khó tiếp cận để hút chân không. Phạm vi vận chuyển lớn hơn so với loại xe đầy. Chi phí sử dụng dịch vụ thấp. | Tốn thời gian: lấy chất thải chậm. Rủi ro về sức khỏe đáng kể cho những người thực hiện. Phạm vi vận chuyển lớn hơn so với loại xe đẩy, nhưng không thể chuyển giao bùn (vận chuyển bùn)với khoảng cách lớn. | Nước đen |
Xe tải | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý. | Phạm vi vận chuyển lớn hơn xe đẩy và các xe ba bánh hoặc bất kỳ phương tiện thủ công có bánh xe. Giảm thiểu sự khả năng tràn so với xe đẩy và xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe. khối lượng vận chuyển lớn hơn. | Không thể xây dựng và sửa chữa bằng cách sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư và vận hành cao. Có thể không thể tiếp cận được địa điểm thu gom chất thải. Cần lượng nhiên liệu lớn. Chi phí dịch vụ cao. | Nước đen |
Xe hút chân không | Không | Không | b | b | Có, sau khi xử lý | Lấy chất thải nhanh chóng và hiệu quả. Giảm các nguy cơ cho sức khỏe (là hệ thống lấy chất thải an toàn nhất về khía cạnh rủi ro sức khỏe). Có khả năng loại bỏ khối lượng chất thải lớn. Giảm khả năng tiềm ẩn về sự cố tràn so với xe đẩy và xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe. | Việc sử dụng chỉ được hạn chế đối với các khu vực có thể tiếp cận được bằng phương tiện. Không lấy được bùn khô (chất rắn). Đầu tư và chi phí vận hành cao. Cần lượng nhiên liệu lớn. Chi phí sử dụng dịch vụ cao. | Nước đen |
a Xử lý thụ động nước thải làm cho chất thải bị phân hủy thông qua các sinh vật tự nhiên mà không sử dụng các thiết bị bổ sung để tạo ra các sinh vật đó, nhưng có thể bao gồm việc sử dụng các chất phụ gia. Khả năng của một thiết kế để cung cấp xử lý chủ động có thể phụ thuộc vào địa hình tại chỗ. Xử lý chủ động sử dụng năng lượng bên ngoài và gồm cả các thiết bị bổ sung để xử lý nước thải bằng cách di chuyển nước thải đến các giai đoạn xử lý khác bằng máy bơm hoặc sử dụng máy nén để sục không khí vào nước thải. b Không áp dụng |
Có thể có các loại kỹ thuật vận chuyển khác nhau. Tất cả các kỹ thuật vận chuyển đều cần huấn luyện thích hợp cho những người vận hành để đảm bảo an toàn và sức khỏe của người vận hành và người sử dụng và để tránh gây ô nhiễm môi trường. Huấn luyện và kiến thức của người vận hành phải được khẳng định trước khi được phép vận chuyển chất thải/nước thải/phần còn lại của con người. Các hệ thống lấy chất thải cần được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch đã lập để ngăn chặn tình trạng tràn và ô nhiễm tới khu vực tiếp giáp ngay bên cạnh.
Hệ thống thoát nước yêu cầu mức tiêu thụ nước tương đối cao để loại bỏ chất thải (nước tiểu và phân) và cần được kiểm tra thường xuyên để loại bỏ cặn lắng và xác định cũng như sửa chữa rò rỉ.
B.3.3.2 Mô tả
B.3.3.2.1 Xe đẩy
Sử dụng xô để lấy chất thải, nói một cách nghiêm chỉnh, không phải là một công nghệ. Đây là một phương pháp thủ công lấy bùn từ một hố tiêu rồi cho vào một thùng chứa được đặt trên một xe đẩy sau đó vận chuyển bùn đó đến một địa điểm bên ngoài thị trấn. Có những rủi ro về sức khỏe liên quan đến cách tiếp cận này cho những người thực hiện vì họ có thể tiếp xúc với chất thải. Ưu điểm của phương pháp này là bùn được lấy ra khỏi khu vực dân cư (thay vì được đổ vào một hố trong sân hoặc trực tiếp vào đường phố).
Ở các khu vực đô thị, lấy chất thải ra bằng xô cần một quá trình xử lý bùn theo sau, như quá trình xử lý bùn bằng sân phơi bùn, bể phản ứng (UASB) hoặc bể phản ứng kỵ khí.
Điều kiện tiên quyết: Có một điểm xả thải bùn (nơi xử lý hoặc trạm xả) cách xa các khu dân cư mà từ đó bùn sẽ được loại bỏ.
B.3.3.2.2 Xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe
Xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe được sử dụng để vận chuyển chất thải/bùn từ điểm thu gom nhỏ hơn đến điểm thu gom lớn hơn hoặc đến một công trình xử lý. Chất thải được thu gom thủ công từ một hố tiêu bằng cách sử dụng xô và được đổ vào một thùng chứa được gắn trên xe ba bánh (xe xích lô hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe). Thùng chứa thường ở sau phương tiện này. Phương pháp này vận chuyển bùn này ra khỏi khu phố và có thể được sử dụng để vận chuyển khoảng cách lớn hơn có thể bằng xe đẩy. Có những rủi ro về sức khỏe liên quan đến phương tiện vận chuyển này cho những người làm việc bởi vì họ có thể tiếp xúc với chất thải.
Ở các khu vực đô thị, lấy chất thải ra bằng xô cần một quá trình xử lý bùn theo sau, như quá trình xử lý bùn bằng sân phơi bùn, bể phản ứng (UASB) hoặc bể phản ứng kỵ khí.
Điều kiện tiên quyết:
a) Có một điểm xả thải bùn (nơi xử lý hoặc trạm xả) cách xa các khu dân cư mà từ đó bùn sẽ được loại bỏ.
b) Các con đường nói chung cần phải bằng phẳng vì xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công có bánh xe có thể không dễ di chuyển trên những con đường quá gồ ghề hoặc nơi có những chỗ mấp mô.
c) Nếu có thể, các thùng chứa cần có nắp đậy để ngăn ngừa đổ tràn trong quá trình vận chuyển và có thể tháo rời để trút chất thải ra nhằm làm giảm nguy cơ ô nhiễm nếu lấy chất thải bằng tay và xô.
B.3.3.2.3 Xe tải
Xe tải được sử dụng để vận chuyển một lượng lớn chất thải/bùn từ một điểm (các điểm) thu gom nhỏ hơn đến một điểm thu gom hoặc công trình xử lý lớn hơn; thường ở khoảng cách xa. Nếu xe tải không có thiết bị dễ lấy chất thải nhà tiêu hoặc hố tiêu, thì cần sử dụng xô để thu gom chất thải/bùn theo cách thủ công. Những người lấy chất thải có nguy cơ tiếp xúc với chất thải. Có rủi ro ô nhiễm trong quá trình lấy chất thải. Việc sử dụng xe tải là tốn kém và có chi phí vận hành cao hơn so với xe đẩy hoặc xe ba bánh hoặc bất cứ phương tiện thủ công nào có bánh xe.
Điều kiện tiên quyết:
a) Có một số lượng lớn nhà tiêu yêu cầu loại bỏ chất thải/bùn chứa trong hố tiêu.
b) Có thể tiếp cận được các điểm thu gom nhỏ hơn bằng các con đường phù hợp cho xe tải.
c) Có địa điểm xả bùn (địa điểm xử lý hoặc trạm xả) cách xa các khu dân cư mà từ đó bùn sẽ được loại bỏ.
B.3.3.2.4 Xe hút chân không
Xe tải hút chân không có thể được sử dụng để lấy chất thải nhà tiêu và hố tiêu mà không cần người vận hành tiếp xúc với chất thải. Bùn thường là chất lỏng nhưng đôi khi khá nhớt. Bùn được loại bỏ sau đó cần được vận chuyển đến một điểm xử lý hoặc trạm xả trung chuyển (nơi bùn được thu gom để giảm số chuyến đi cần để vận chuyển đến nơi xử lý cuối cùng, xa hơn).
Điều kiện tiên quyết:
a) Có số lượng lớn nhà tiêu yêu cầu được loại bỏ bùn chứa trong các hố tiêu.
b) Có thể tiếp cận các hố tiêu bằng các con đường phù hợp cho xe tải.
c) Có địa điểm xả bùn (địa điểm xử lý hoặc trạm xả) cách xa các khu dân cư mà từ đó bùn sẽ được loại bỏ.
d) Các hố tiêu chỉ chứa bùn lỏng (nước được thải vào hố tiêu, nhưng không chứa chất rắn như rác sinh hoạt).
e) Các hố tiêu đủ kiên cố sao cho chúng không bị hư hỏng hay sụp đổ trong quá trình lấy chất thải.
B.3.4 Tóm tắt ví dụ về xử lý của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
B.3.4.1 Khái quát
Bảng B.4 cung cấp danh sách chưa đầy đủ ví dụ về xử lý của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ.
Bảng 4 - Tóm tắt các ví dụ về xử lý của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
Loại công nghệ | Nhu cầu nước | Nhu cầu năng lượng | Xử lý (a) | Tái chế/tái sử dụng | Ưu điểm | Nhược điểm | Đầu ra | ||
Thụ động | Chủ động | ||||||||
Xử lý nước thải sinh hoạt | |||||||||
Hệ thống bể tự hoại với sự thấm phù hợp, nếu được thải ra | Có | Không | Có | Không | Có, sau khi xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa tại địa phương. Không có ruồi hoặc mùi. Đảm bảo xử lý sơ cấp nước thải và chất thải. Rất thân thiện với người sử dụng. Có thể xử lý nước xám, nếu được thiết kế cho chức năng đó. Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Đảm bảo xử lý sơ cấp nước đen. | Cần nguồn nước ổn định. Cần thường xuyên lấy chất thải. Chi phí đầu tư cao. Nước thải và bùn cần xử lý tiếp (xử lý thứ cấp). Rủi ro ô nhiễm nước ngầm. | Nước thải và bùn | |
Hồ (kỵ khí, tùy tiện, hiếu khí, hồ sinh học) | Có | Có, tùy thuộc vào địa hình | Có | Tùy thuộc vào địa hình | Có, sau khi xử lý | Ít hoặc không tiêu thụ năng lượng. Quá trình xử lý vệ sinh tự nhiên tùy thuộc vào loại hồ. Công nghệ bền vững. | Có thể cần đến diện tích đất rộng. Rủi ro ô nhiễm nếu không được xây dựng đúng cách. Loại hình hồ quyết định tải lượng chất thải có thể đươc xử lý. Làm giảm lượng nhỏ các chất dinh dưỡng trong nước thải. | Nước thải và bùn | |
Cánh đồng tưới được xây dựng | Có | Có, tùy thuộc vào địa hình | Có | Tùy thuộc vào địa hình | Có, sau khi xử lý | Cần ít hay không cần năng lượng Chi phí thấp Thực vật trong cánh đồng tưới có thể tạo ra quá trình loại bỏ chất dinh dưỡng Nơi trú ẩn cho động vật hoang dã được cải tiến. | Cần được thiết kế cẩn thận để tận dụng địa hình và cây cối tại chỗ. Có thể cần đến diện tích vùng đất rộng lớn. Hồ có thể bị suy thoái do thay đổi dòng nước thải hoặc chất dinh dưỡng. Vật liệu độc có thể bị giữ lại trong hồ. | Nước thải và sinh khối | |
Xử lý qua đất (lọc chậm, lọc nhanh và chảy tràn trên đất) | Có | Không | Có | Không | Có, sau khi xử lý | Có thể được xây dựng và sử dụng vật liệu và lao động địa phương Cần ít hoặc không cần năng lượng. Thực vật trên đất có thể tạo ra quá trình loại bỏ chất dinh dưỡng | Có thể cần xử lý sơ bộ. Cần diện tích đất rộng. Không phải tất cả các địa điểm đều có đủ điều kiện cho ứng dụng thấm qua đất. Cần phải có một vùng đệm xung quanh khu vực ứng dụng để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Có thể phải ngừng xử lý trong thời tiết lạnh. | Nước thải | |
Thiết bị xử lý sinh học, thường dựa vào sự sinh trưởng dính bám (như bộ lọc sinh học hoặc bể sinh học tiếp xúc quay) hoặc quá trình sinh trưởng dạng lơ lửng như bùn được hoạt hóa với tốc độ chậm. | Có | Có | Không | Có | Có, sau khi xử lý | Phát thải cácbon thấp, Thiết bị cơ khí đơn giản, ít mùi. | Cần có xử lý bổ sung trước khi thải bỏ. Thiết bị lọc cần làm sạch thường xuyên. Vi khuẩn có lợi có thể bị giết bởi các thành phần trong nước thải. | Nước thải và cặn bùn | |
Bể kỵ khí sinh học tiếp xúc với dòng chảy ngược (UASB). | Có | Có | Không | Có | Có, sau khi xử lý | Chi phí năng lượng thấp. Xây dựng đơn giản. Có thể có khả năng xử lý nước thải có nhiều thành phần và nồng độ cao. Yêu cầu ít đất đai hơn ao. Khí ga (blogas) có thể được giữ lại và được sử dụng để sản xuất điện. | Có thể cần xử lý sau. Bùn thải cần được xử lý bằng sân phơi bùn và lưu giữ trước khi ứng dụng cho đất. Chi phí ban đầu cao. Có thể có mùi. | Nước thải, bùn và sinh khối | |
Bể kỵ khí với dòng chảy ngược | Có | có | không | Có | Có, sau xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa bằng sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư thấp. Không cần sử dụng điện năng. | Bùn và nước thải cần được tiếp tục xử lý sau đó. Bùn thu được vẫn còn gây nhiễm khuẩn, vì vậy cần chú ý đặc biệt khi xử lý bùn. Cần chú ý đến mùi và ruồi. Cần có diện tích khu vực rộng | Nước thải và bùn | |
Hồ lắng bùn/nén bùn | Có | Không | Có | b | Không | Có thể xây dựng và sửa chữa bằng cách sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư thấp Không cần năng lượng điện | Bùn và nước thải cần được xử lý thêm Bùn đầu ra vẫn xử lý vệ sinh, vì vậy cần đặc biệt cẩn trọng khi xử lý Thường không nhận thấy mùi và ruồi Cần khu vực có diện tích lớn | Nước thải và bùn | |
Sân phơi bùn không được trồng cây | Có | Không | Có | b | Có, sau khi xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa sử dụng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư thấp. Không cần sử dụng điện năng. Cách hiệu quả để làm giảm thể tích bùn. | Bùn và nước thải cần được tiếp tục xử lý thêm. Bùn thu được không được ổn định hoặc được khử trùng hiệu quả, vì vậy cần lưu ý đặc biệt khi xử lý. Thường có thể nhận thấy mùi và ruồi. Cần có khu vực diện tích rộng. | Nước thải và cặn bùn | |
Sân phơi bùn được trồng cây | Có | Không | Có | b | Có, sau khi xử lý | Có thể xây dựng và sửa chữa sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư ở mức trung bình, chi phí vận hành thấp. Không cần sử dụng điện năng. Hệ thống này có thể được phát triển theo thời gian (phù hợp với lượng bùn được xử lý). Chất lượng bùn thu được tốt hơn sân phơi bùn dùng năng lượng mặt trời. | Phát thải cacbon lớn. Thời gian lưu trữ lâu dài. Cần chuyên gia thiết kế Tạo ra bùn khô bằng xử lý thứ cấp. Bảo trì phức tạp hơn so với sân phơi bùn dùng năng lượng mặt trời (tỉa thưa cây và trồng thảm thực vật mới). | Nước thải, bùn và sinh khối | |
Ủ phân hữu cơ hỗn hợp [khi cần yêu cầu ủ phân hữu cơ với chất thải hữu cơ có sẵn khác] | Có | Không | Có | b | Có | Tạo ra chất ổn định đất có ích mà có thể cải tạo đất nông nghiệp và sản xuất lương thực của địa phương. Có thể xây dựng và sửa chữa bằng sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Chi phí đầu tư thấp. Không cần sử dụng điện năng. | Cần có lao động chuyên sâu. Cần khu vực có diện tích rộng. Cần có sẵn nguồn chất thải rắn có thể phân hủy sinh học và được phân lập tốt. | Phân hữu cơ | |
Bể phản ứng khí sinh học kỵ khí | Có | Không | Có | b | Có | Có thể được xây dựng và sửa chữa bằng sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương. Tạo ra năng lượng. Chi phí đầu tư ở mức trung bình, chi phí vận hành thấp. Hệ thống có thời hạn sử dụng lâu dài. Phát thải cacbon thấp. | Cần kỹ năng cấp độ cao để thiết kế và xây dựng. Bùn và nước thải cần được tiếp tục xử lý. Có các rủi ro liên quan với sản xuất khí sinh học. Cần bảo trì để đảm bảo hoạt động mọi lúc; vận hành và hoạt động bảo trì có thể cần có nguồn tài chính | Bùn và khí sinh học | |
(a) Xử lý thụ động nước thải làm cho chất thải bị phân hủy thông qua các sinh vật tự nhiên mà không sử dụng các thiết bị bổ sung để tạo ra các sinh vật đó nhưng có thể bao gồm việc sử dụng các chất phụ gia. Khả năng của một thiết kế để cung cấp xử lý chủ động có thể phụ thuộc vào địa hình tại chỗ. Xử lý chủ động sử dụng năng lượng bên ngoài và gồm cả các thiết bị bổ sung để xử lý nước thải bằng cách chuyển nước thải đến các giai đoạn xử lý khác bằng máy bơm hoặc sử dụng máy nén để sục không khí vào nước thải. (b) Không áp dụng. | |||||||||
B.3.4.2 Mô tả
B.3.4.2.1 Hệ thống bể tự hoại
Bể tự hoại được thiết kế để thu gom nước đen (và đôi khi cũng được thiết kế để thu nước xám). Bể tự hoại lưu trữ và xử lý nước thải (xử lý sơ cấp chất thải) chủ yếu là sử dụng các quá trình lắng và kỵ khí (xem Hình B.10).
Bể tự hoại giúp xử lý một phần, với kết quả là vẫn còn một lượng lớn mầm bệnh. Nước thải được loại bỏ cần trải qua quá trình xử lý tiếp theo trong một hố thải (thường là thông qua thấm trong hố tiêu thải bỏ, bãi cát lọc không liên tục hoặc các mô đất lọc).
Bể tự hoại cần được lấy chất thải ra định kỳ để loại bỏ cặn bùn tích tụ, tùy thuộc vào việc sử dụng nhà tiêu, để tránh tràn bể tự hoại.
Các bể tự hoại nhỏ được thiết kế chỉ dùng cho nước đen và có chi phí đầu tư nhỏ nhất.
Điều kiện tiên quyết:
a) Có sẵn một hệ thống tại chỗ cho việc xử lý tiếp theo hoặc để sơ tán nước thải từ bể tự hoại (hố thấm hoặc rãnh ngấm, hệ thống thoát nước).
b) Có đủ nước (tiêu thụ nước ít nhất 30 L mỗi người một ngày).
c) Có sẵn dịch vụ lấy chất thải hố tiêu tại địa phương (hoặc có thể lập ra dịch vụ như vậy).
d) Có đủ không gian để xây dựng bể tự hoại.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: pS-Eau [6] và Tuyển tập hệ thống vệ sinh và công nghệ[9].
Hình B.10 - Ví dụ về bể tự hoại
B.3.4.2.2 Hồ (kỵ khí, tùy tiện, hiếu khí, hồ sinh học)
Các hồ được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt thường yêu cầu một diện tích lớn hơn nhiều so với các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ khác và thường được sử dụng ở những nơi giá đất không đắt (xem Hình B.11). Yêu cầu này có thể hạn chế việc sử dụng chúng ở những khu vực đông dân cư. Các hồ sử dụng điều kiện tự nhiên của mặt trời, gió, nhiệt độ, vi khuẩn và tảo để tạo ra một dòng nước thải đáp ứng chất lượng để tái sử dụng. Nước thải ở lại ao một khoảng thời gian mà trong thời gian đó các điều kiện tự nhiên tương tác với chất thải để tạo ra chất lượng nước thải mong muốn. Hồ có thể là một hồ hoặc nhiều hồ với các đặc điểm khác nhau.
Hồ kỵ khí không chứa oxy hòa tan, do đó chất thải hữu cơ được vi khuẩn kỵ khí phân hủy. Hồ kỵ khí này được sử dụng chủ yếu để loại bỏ chất rắn lơ lửng. Ngược lại, hồ hiếu khí có oxy hòa tan và chất thải hữu cơ bị vi khuẩn hiếu khí phân hủy. Một hồ hiếu khí có thể yêu cầu thiết bị cơ khí để bơm oxy vào, mặc dù các thiết bị này có thể sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc một thiết kế đưa oxy vào thông qua quá trình khuấy đảo tự nhiên. Một hồ tùy tiện có lớp hiếu khí phía trên chứa oxy hòa tan và lớp kỵ khí thấp hơn không có oxy hòa tan. Cả vi khuẩn hiếu khí và tảo có thể tồn tại ở lớp trên có thể có vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí. Ngoài ra còn có một ranh giới hoặc lớp trung gian giữa lớp trên và lớp dưới. Các hồ sinh học thường có diện tích nhỏ hơn và được đặt sau các hồ tùy tiện để giảm nồng độ mầm bệnh.
Các hồ có thể bị suy thoái bởi dòng nước thải hoặc các loại nước thải. Có nguy cơ giữ lại các chất gây ô nhiễm trong hồ.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Hygnstrom và đồng nghiệp[14].
Hình B.11 - Ví dụ về hồ nước thải
B.3.4.2.3 Cánh đồng tưới được xây dựng
Cánh đồng tưới được xây dựng được thiết kế để xử lý một số loại nước thải bằng cách kết hợp nhiều quá trình tự nhiên bao gồm quá trình hóa học, vật lý và sinh học (xem Hình B.12). Hệ thống thường sử dụng thực vật thủy sinh để tạo ra quá trình xử lý. Vì lý do này, hệ thống thường được gọi là bãi lau sậy. Chi phí hiệu quả nhất của cánh đồng tưới là sử dụng trọng lực để xử lý, do đó loại bỏ và giảm thiểu việc sử dụng bơm và điện. Dòng nước thải có thể ở trên bề mặt (các dòng trên bề mặt) hoặc dưới bề mặt (các dòng bên dưới bề mặt). Các dòng dưới bề mặt được ưa dùng hơn ở các nước đang phát triển để tránh vấn đề tạo môi trường sinh sản của muỗi thường xảy ra khi sử dụng dòng chảy trên bề mặt. Giống như các hồ, cánh đồng tưới yêu cầu diện tích đất xây dựng lớn, vì vậy đất cần để xây dựng cánh đồng tưới phải không đắt. Điều này hạn chế việc sử dụng cánh đồng tưới ở khu vực đông dân cư. Để giảm sử dụng đất, có thể sử dụng cánh đồng tưới sau quá trình xử lý kỵ khí sơ cấp. Ưu điểm của cánh đồng tưới được xây dựng là công nghệ rất đơn giản và yêu cầu bảo trì thấp. Cánh đồng tưới có thể thích ứng với biến động về tải lượng chất hữu cơ và lưu lượng dòng chảy, nhưng cần được thiết kế đúng cách. Để ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm do nước thải, đáy của cánh đồng tưới phải được làm kín đúng cách. Lợi ích của cánh đồng tưới bao gồm tạo ra nơi cư trú cho động vật hoang dã và cây trồng trong cánh đồng tưới cho năng lượng sinh khối. Cánh đồng tưới là phức tạp hơn các hồ nước thải và có yêu cầu quản lý cao hơn. Thực vật cần được tỉa thưa hoặc trồng lại để tiếp tục quá trình xử lý.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Tuyển tập hệ thống vệ sinh và công nghệ[19].
Hình B.12 - Ví dụ về cánh đồng tưới được xây dựng
B.3.4.2.4 Xử lý qua đất (lọc chậm, lọc nhanh và chảy tràn qua đất)
Xử lý nước thải qua đất là phương pháp áp dụng nước thải đã xử lý một phần cho đất với kỹ thuật ứng dụng được kiểm soát để xử lý tiếp theo, sử dụng cây trồng hoặc thủy lợi để xử lý nước thải bằng các quá trình tự nhiên của đất (xem Hình B.13). Thiết kế của ứng dụng này phụ thuộc vào loại nước thải, đặc điểm của đất và phương pháp ứng dụng. Quá trình lọc chậm yêu cầu áp dụng nước thải cho đất có thảm thực vật để giảm thiểu dòng chảy. Nước thải được cây hấp thụ hoặc di chuyển qua đất để xử lý. Sự lọc nhanh áp dụng nước thải cho đất không có bất cứ loại thực vật nào. Phương pháp này chỉ sử dụng các đặc điểm của đất để xử lý bằng cách lọc, hấp phụ hoặc các quá trình hóa học xảy ra trong đất. Phương pháp này cho phép nạp lại mức nước ngầm. Thiết kế dòng chảy tràn cho phép nước thải được áp dụng cho đất dốc có nhiều loại thực vật và thảm thực vật khác nhau để xử lý. Đây là một phương pháp có chi phí thấp, dễ vận hành và ít yêu cầu bảo trì hoặc năng lượng. Nước thải được thu gom bằng đường ống ở dưới đáy của vùng đất dốc. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý thứ cấp. Cần có quy hoạch và thiết kế cẩn thận để đảm bảo xử lý hoàn toàn và loại bỏ ô nhiễm nguồn nước ngầm từ các chất dinh dưỡng hoặc mầm bệnh có trong nước thải.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc[15].
Hình B.13 - Ví dụ về ứng dụng chảy tràn qua đất
B.3.4.2.5 Thiết bị xử lý sinh học
Các thiết bị xử lý sinh học, thường dựa trên sự sinh trưởng dính bám (như bộ lọc sinh học hoặc bể lọc sinh học tiếp xúc quay) hoặc các quá trình sinh trưởng dạng lơ lửng (như bùn được hoạt hóa tốc độ chậm) sử dụng một lớp đá, sỏi, tảo hoặc các loại vật liệu khác để cho phép nước thải chảy xuống và được xử lý bằng các vi khuẩn hiếu khí tạo ra do cơ chế làm văng tung tóe của quá trình tự nhiên (xem Hình B.14). Bể lọc sinh học tiếp xúc quay hoạt động bằng cách lọc qua các hạt cát và chất rắn khác, làm cho chất thải hữu cơ tiếp xúc với môi trường sinh học, thường là nhựa, cho phép chất thải được xử lý bằng vi khuẩn phát triển trên môi trường sinh học.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Cao đẳng cộng đồng Mountain Empire[16].
Hình B.14 - Ví dụ về bể lọc sinh học tiếp xúc quay
B.3.4.2.6 Bể kỵ khí với dòng chảy ngược (UASB);
Bể kỵ khí với dòng chảy ngược là một loại thiết bị phân hủy kỵ khí tạo ra khí sinh học có thể được giữ lại trong quá trình tái sử dụng (xem Hình B.15). Trong suốt quá trình này, tạo thành một màng (lớp) bùn lơ lửng trong nước thải. Điều này xảy ra trong một hoặc nhiều bể riêng lẻ. Nước thải chảy qua lớp bùn này, ở đó chất thải được vi khuẩn kỵ khí phân hủy. Phương pháp này yêu cầu giám sát cẩn thận để đảm bảo rằng màng bùn được duy trì và không bị cuốn trôi. Năng lượng cần thiết cho quá trình này thường thấp hơn năng lượng cần thiết cho các quy trình hiếu khí thông thường.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: U.S. EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ[19].
Hình B.15 - Bể kỵ khí với dòng chảy ngược (UASB)
B.3.4.2.7 Hồ lắng bùn/nén bùn
Phương pháp này cho phép làm đặc và khử nước của bùn phân (xem Hình B.16) Nước thải có thể được loại bỏ và xử lý tiếp theo. Bùn nén sau đó có thể được xử lý trong các hồ ổn định chất thải, trong các sân phơi được trồng cây hoặc không được trồng cây, hoặc bằng các phương pháp khác. Các hồ này là các hệ thống đơn giản, nhưng nước thải thường có thời gian lưu giữ lâu để làm lắng bùn nếu nguồn nước thải là từ nhà tiêu hoặc nhà tiêu công cộng có bể chứa. Bùn đã phân hủy một phần từ bể tự hoại hoặc thiết bị phản hủy kỵ khí với chất rắn lắng xuống nhanh thì yêu cầu thời gian lưu giữ trong hồ ngắn hơn.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Tuyển tập các hệ thống vệ sinh và Công nghệ[19].
Hình B.16 - Hồ lắng bùn/nén bùn
B.3.4.2.8 Sân phơi bùn không được trồng cây
Phương pháp này bao gồm một khoảng sân với các lớp thoát nước khác nhau cho phép bùn di chuyển (thấm qua) qua các lớp này làm bùn trở nên khô (xem Hình B.17). Mặc dù nước trong bùn giảm đáng kể, nhưng không có xử lý vệ sinh cho bùn. Cần xử lý bổ sung trước khi sử dụng bùn làm phân bón hoặc thải bỏ an toàn. Các sân phơi bùn phải được lấy bùn khô trước khi bùn tươi được đưa vào phơi. Các sân này dễ xây dựng và bảo trì nhưng cần diện tích bề mặt lớn. Chi phí thấp nếu đất không đắt và các vật liệu lọc như sỏi có sẵn tại địa phương. Việc thu gom bùn đã phơi bằng thủ công hoặc cơ giới là một phần quan trọng của quá trình này. Nước chảy qua các lớp thoát nước vẫn có thể chứa mầm bệnh và cần xử lý bổ sung trước khi thải hoặc tái sử dụng có kiểm soát. Phía dưới của sân phơi bùn sử dụng ống đục lỗ để thu gom phần bùn thấm qua và vận chuyển bùn để xử lý thêm. Sân phơi bùn cần được lắp đặt cách xa dân cư để tránh mùi hôi. Người lao động quản lý sân phơi bùn không trồng cây cần mặc quần áo bảo hộ để tránh các mầm bệnh.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Tuyển tập các hệ thống vệ sinh và Công nghệ)[9].
Hình B.17 - Sơ đồ sân phơi bùn/nén bùn không được trồng cây
B.3.4.2.9 Sân phơi khô/nén bùn được trồng cây
Các sân phơi khô bùn được trồng cây là nơi xử lý bùn thu được từ các nhà tiêu (xem Hình B.18). Hệ thống này sử dụng lọc cát và sỏi và hoạt động của thực vật (thực vật thủy sinh lớn) và sự bốc hơi nước để làm khô bùn và xử lý một phần lượng nước còn lại.
Bùn thu được từ hệ thống này cần thực hiện quá trình xử lý tiếp theo ít hơn nhiều so với bùn thu được từ sân phơi bùn sử dụng năng lượng mặt trời, như ủ phân hữu cơ. Nước thải thu được cũng cần phải được xử lý, ví dụ: bằng bộ lọc kỵ khí, bằng bể phản ứng vách ngăn, bể Imhoff hoặc thông qua biện pháp của hồ ổn định chất thải. Hệ thống này có thể được sử dụng ở phạm vi khu dân cư lân cận hoặc thị trấn.
Điều kiện tiên quyết:
a) Khu vực can thiệp là một thị trấn nhỏ hoặc một khu đô thị lân cận,
b) Có dịch vụ thu gom chất thải hố tiêu tại địa phương.
c) Có đủ không gian để tạo ra nhà máy xử lý.
d) Nhà máy được ở đặt vị trí với khoảng cách đủ xa, và hướng gió ngược, với khu vực nhà ở (để tránh các mùi khó chịu).
e) Có lối thoát nước sau sân phơi bùn để phân tán lượng nước còn lại.
CHÚ THÍCH: Tuyển tập các hệ thống vệ sinh và Công nghệ[9].
Hình B.18 - Ví dụ về các sân phơi bùn được trồng cây
B.3.4.2.10 Xử lý bùn cùng với ủ phân hữu cơ
Ủ phân hữu cơ là một kỹ thuật ứng dụng rộng rãi, được sử dụng để ủ phân với các chất thải hữu cơ khác. Hệ thống này dựa trên các quá trình tự nhiên, tức là sự phân hủy của các chất hữu cơ do các vi sinh vật tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có trong bùn (xem Hình B.19). Phân ủ thu được cung cấp chất dinh dưỡng cho đất trồng, cải thiện tính chất giữ nước của đất và giữ các chất khoáng. Ngược lại với phân bón hóa học, phân hữu cơ làm giàu đất.
Bùn đã xử lý (đã trải qua quá trình xử lý bằng sân phơi sử dụng năng lượng mặt trời hoặc sân phơi bùn được trồng cây) hoặc có thể được kết hợp với chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hoặc thực vật để tối ưu hóa quá trình ủ phân, cần có đủ độ ẩm để đảm bảo sự phân hủy ở điều kiện tối ưu. Ủ phân hữu cơ bao gồm nhiều giai đoạn, trong đó các loại vi sinh vật khác nhau phân hủy chất hữu cơ. Các vật liệu được ủ phân được vun thành đống, do đó ít cần đến cơ sở hạ tầng.
Điều kiện tiên quyết:
a) Nơi có một mực nước ngầm thấp.
b) Có đủ nước trong khu vực.
c) Vị trí ủ phân cách xa nhà ở hoặc ngược chiều gió (nếu quá trình được thực hiện đúng cách, sẽ không có ruồi hoặc mùi).
d) Có một hệ thống xử lý sơ bộ ban đầu hoặc có thể được bổ sung vào hệ thống (ví dụ: sân phơi bùn mặt trời hoặc sân phơi bùn được trồng cây).
e) Có ngành nông nghiệp gần địa điểm xử lý bùn cùng với ủ phân hữu cơ có quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Strauss & các cộng sự[17].
Hình B.19 - Ví dụ về xử lý bùn cùng với ủ phân hữu cơ
B.3.4.2.11 Bể phản ứng khí sinh học kỵ khí
Bể phản ứng khí sinh học kỵ khí được sử dụng để xử lý kỵ khí bùn phân và tạo ra khí sinh học, một loại khí có thể được sử dụng để sản xuất điện và đun nấu. Hệ thống này tạo ra nước thải có yêu cầu xử lý thứ cấp.
Điều kiện tiên quyết:
a) Khí sinh học có thể được tối sử dụng ở chỗ khác hoặc tại chỗ.
b) Vùng đất sâu vài mét mà không có đá.
c) Có dịch vụ hút bể phốt tại địa phương (hoặc có thể lập ra nếu chưa có).
d) Có hệ thống xử lý tiếp theo hoặc sử dụng bùn thải thu được.
B.3.5 Tóm tắt ví dụ về thải bỏ/tái sử dụng của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
B.3.5.1 Khái quát
Bảng B.5 cung cấp một danh sách không đầy đủ ví dụ về thải bỏ/tái sử dụng của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
Bảng B.5 - Tóm tắt ví dụ về thải bỏ/tái sử dụng của các công nghệ xử lý nước thải cơ bản tại chỗ
Loại Công nghệ | Nhu cầu nước | Nhu cầu năng lượng | Xử lý (a) | Tái chế/tái sử dụng | Ưu điểm | Nhược điểm | |
Thụ động | Chủ động | ||||||
Thu hồi năng lượng | Không | Tùy thuộc hệ thống | Có, không dùng năng lượng | Có, dùng năng lượng để sục khí | Sau thu hồi năng lượng, bùn có thể được sử dụng sau xử lý | Sẽ cung cấp một số năng lượng cho các khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc cho ứng dụng cụ thể. | Yêu cầu bảo trì định kỳ như xử lý bùn. |
Thải bỏ nước thải | Không | Có, để tách và phân phối | Có | Không | Có, để tưới tiêu và làm giàu đất sau xử lý | Cải thiện năng suất cây trồng. | Không cần dùng cho sản xuất cây trồng thực phẩm Cần ngăn chặn chảy tràn vào các thủy vực |
Ứng dụng cho đất | Không | Không | Có | Không | Có, với xử lý đúng cách | Làm đầy nước ngầm. Giảm thiểu dòng chảy của nước thải vào nước mặt. Cung cấp xử lý tiếp theo sau xử lý ban đầu đầu. Quá trình đơn giản. Có thể khôi phục dinh dưỡng cho đất. Có thể được sử dụng để trong cây. | Có thể cần đến diện tích đất lớn. Có thể không loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm hoặc tác nhân gây bệnh. Có thể gây nhiễm bẩn nước ngầm hoặc đất. Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào phương pháp ứng dụng và loại đất. Một số phương pháp ứng dụng có thể gây xói mòn đất. |
a Xử lý thụ động nước thải làm cho chất thải bị thoái hóa thông qua các sinh vật tự nhiên mà không cần sử dụng thiết bị bổ sung để tạo ra các sinh vật đó, nhưng có thể bao gồm việc sử dụng các chất phụ gia. Khả năng của một thiết kế để cung cấp xử lý chủ động có thể phụ thuộc vào địa hình của trang web. Xử lý chủ động sử dụng năng lượng bên ngoài và bao gồm các thiết bị bổ sung để xử lý nước thải bằng cách di chuyển nước thải sang nước thải khác các giai đoạn xử lý bằng máy bơm hoặc sử dụng máy nén để giới thiệu không khí vào nước thải. |
B.3.5.2 Mô tả
B.3.5.2.1 Thải bỏ nước thải
Việc thải bỏ nước thải đã xử lý đúng cách là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch và thiết kế các công trình xử lý nước thải. Có các phương pháp khác nhau để thải bỏ tối đa nước thải đã xử lý.
Phương pháp thải bỏ phổ biến nhất khi giải quyết vấn đề này, ví dụ, với nước thải của các hồ ổn định, cánh đồng tưới được xây dựng hoặc các thiết bị xử lý sinh học nhỏ gọn là xả nước thải đã xử lý bằng các đường tự chảy vào vùng nước tự nhiên. Khả năng tự làm sạch hoặc đồng hóa của các vùng nước tự nhiên được sử dụng để cung cấp xử lý thêm. Các phương pháp thải bỏ nước thải phổ biến khác là xả nước thải từ các bể tự hoại vào đất thông qua cống thải hoặc các hố thấm.
Các phương pháp xử lý ít phổ biến hơn bao gồm bay hơi tự nhiên (một quá trình liên quan đến tích hãm nước thải đã xử lý tương đối lớn không có xả) và những phương pháp liên quan đến tái sử dụng nước thải cho nông nghiệp hoặc các mục đích sử dụng tương thích khác.
Phương pháp thải bỏ cần phải được lập kế hoạch để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe cộng đồng và các tác động tiêu cực về môi trường.
B.3.5.2.2 Ứng dụng cho đất
Ứng dụng cho đất của nước thải đã xử lý sơ cấp có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, làm đầy nước ngầm và có khả năng giảm thiểu dòng chảy của nước thải vào các dòng sông suối trên mặt đất. Áp dụng nước thải được xử lý sơ cấp vào đất với kỹ thuật ứng dụng được kiểm soát tạo ra xử lý bậc hai (thứ cấp) và bậc ba bằng cách sử dụng các quá trình tự nhiên của đất và cây trồng. Thiết kế của ứng dụng này phụ thuộc vào loại nước thải, chất lượng nước thải sơ cấp, đặc điểm của đất và phương pháp ứng dụng.
Các loại ứng dụng cho đất là lọc chậm, lọc nhanh và chảy tràn trên mặt đất.
— Quá trình lọc chậm yêu cầu nước thải được áp dụng cho đất có thảm thực vật để giảm thiểu dòng chảy tràn. Nước thải được thực vật hấp thụ hoặc di chuyển qua đất để xử lý. Phương pháp này có thể hiệu quả nhất trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm và tác nhân gây bệnh nếu đất có đặc điểm thích hợp.
— Lọc nhanh áp dụng nước thải cho đất trống (không có bất cứ loại thực vật nào trên đất). Phương pháp này chỉ sử dụng các đặc điểm của đất để xử lý bằng cách lọc, hấp phụ hoặc các quá trình hóa học xảy ra trong đất. Phương pháp này cho phép làm đầy nước ngầm. Lọc nhanh có thể không loại bỏ hết tất cả các chất gây ô nhiễm.
— Thiết kế chảy tràn trên mặt đất cho phép nước thải được áp dụng cho đất dốc, nơi có các loại thực vật và thảm thực vật khác nhau làm cho quá trình xử lý xảy ra. Nước thải được thu gom bằng đường ống ở dưới cùng của vùng đất dốc. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý thứ cấp nhưng có thể không hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các tác nhân gây bệnh.
Ứng dụng cho đất đai là một phương pháp chi phí thấp dễ vận hành và ít yêu cầu bảo trì hoặc năng lượng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể cần có diện tích đất lớn và có thể gây ô nhiễm đất hoặc nước ngầm tùy thuộc vào chất lượng của nước thải và các đặc điểm của đất. Cần có quy hoạch và thiết kế cẩn thận để đảm bảo xử lý hoàn toàn trong quá trình áp dụng cho đất và loại bỏ nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm từ các chất dinh dưỡng hoặc mầm bệnh trong nước thải.
B.3.5.2.3 Thu hồi năng lượng
Năng lượng được thu hồi bằng phương tiện máy phát điện sử dụng khí sinh học.
Trong nhiều vùng nông thôn, hầu hết các làng không có điện, và các loại nhiên liệu thương mại như dầu hỏa và than đá đều đắt tiền. Dân cư nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng sinh học có sẵn tại địa phương. Gỗ củi và phần còn lại của cây trồng (chủ yếu là rơm rạ) có thể chiếm phần lớn năng lượng sử dụng của hộ gia đình nông thôn.
Hệ thống khí sinh học cơ bản bao gồm một bể phân hủy kỵ khí (thường ở dưới mặt đất) với một ống dẫn nước vào, một ống xả ra và một ống cho bộ phận thu gom và lưu trữ khí sinh học (xem Hình B.20). Nguyên liệu cấp là sự kết hợp của chất thải thực vật và động vật (kể cả chất thải của người) cộng với nước. Phần còn lại của cây trồng cũng như rác thải thực vật và cỏ dại là phù hợp, như phân từ lợn, bò, gà và con người. Hỗn hợp này lên men trong bể phân hủy để tạo ra khí sinh học, chứa 60 % đến 70 % khí mêtan (CH4).
Năng suất tỏa nhiệt là 22 GJ/m3, tương đương 0,5 L dầu hỏa. Phản ứng hóa học cơ bản là:
2C 2 H2O → CH4 CO2
Quá trình này xảy ra nhờ vi khuẩn và nhạy cảm với nhiệt độ (khoảng từ 8 °C đến 60 °C). Trong điều kiện lý tưởng, một công trình phân hủy khí sinh học dung tích 10 m3 có thể cung cấp đủ khí để nấu ăn và chiếu sáng cho một gia đình năm người. Khí sinh học cũng có thể được sử dụng để làm nhiên liệu cho máy nông nghiệp và phát điện. Cả bùn lỏng từ ống xả và bùn ở đáy bể đều là phân bón rất tốt.
CHÚ THÍCH: Nguồn hình: Kangmin và Ho[18].
Hình B.20 - Công trình khí sinh học cơ bản
Một số hệ thống có thể có bàn đạp chân khuấy cơ học được chèn vào để khuấy bùn và tăng cường quá trình phân hủy sinh học.
Nếu xây dựng hai bể phân hủy sinh học, các bể này có thể được vận hành luân phiên. Bể đang không được sử dụng có thể dùng để xả nước và bùn đã phân hủy có thể được loại ra và được sử dụng làm sản phẩm bổ sung và làm giàu đất, tức là biosolids. Thường mất khoảng ba tuần để tạo ra đủ khí CH4 (khí mêtan) cho việc sử dụng có ích.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu.
[2] TCVN ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
[3] TCVN 12180 (ISO 16075) (tất cả các phần), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự án tưới.
[4] ISO 24512, Activities for drinking water and wastewater services - Guidelines for the management of drinking water utilities and for the assessment of drinking water services.
[5] UNICEF/WHO. Progress on Sanitation and Drinking Water - 2015 Update and MDG Assessment 2015.
[6] pS-Eau, How to select appropriate technical solutions for sanitation, Municipal Development Partnership [MDP] and the Solidarité Eau (pS-Eau) program, 2010.
[7] WHO. A Guide to the Development of On-Site Sanitation, World Health Organization., 1992, Available at http://www.who.int/water sanitation health/hygiene/envsan/onsitesan.pdf.
[8] Hach, Lean Operations for the Water and Wastewater Industry. Hach Company, 2011. Available at:http://www.hach.com/hachwims.
[9] Tilley E., Ulrich L., Luethi C., Reymond P., Zurbruegg C. Compendium of Sanitation Systems and Technologies, Duebendorf, Switzerland, Swiss Federal Institute of Aquatic Science and Technology (Eawag), 2nd Revised Edition, 2014. Available at: http://www.eawag.ch/en/ department/sandec/publishationen/compendium/.
[10] Rieck C., von Münch E., Hoffmann H. Technology review of urine-diverting dry toilets (UDDTs) - Overview on design, management, maintenance and costs; Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH., Eschborn, Germany, 2012 Available at http:// www.susana.org/en/resources/library/details/874.
[11] Parry-Jones S. On-site sanitation in areas with a high groundwater table, 1999, Reviewed and Updated: Scott R., September 2005. Available at:http://www.lboro.ac.uk/well/resources/fact-sheets/fact-sheets-htm/lcsahgt.htm.
[12] Global WASHES. Global Water, Sanitation, and Hygiene Entrepreneurial Solutions. Available at: https://globalwashes.wordpress.com/.
[13] Kopitopoulos D. Guide pour I'assainissement liqueur des douars marocains, ONEP/The World Bank, 2005.
[14] Hygnstrom J., Skipton S., Woldt W. Residential Onsite Wastewater Treatment: Lagoon Maintenance, University of Nebraska- Lincoln Extension, Institute of Agriculture and Natural Resources, Lincoln, Nebraska USA, Revised May 2011. Available at: http://extensionpublications. unl.edu/assets/pdf/g1423.pdf.
[15] United Nations Environment Program, Sourcebook of Alternative Technologies for Freshwater Augmentation in West Asia.
[16] Mountain Empire Community College, Big stone Gap, Virginia, USA 24219; Courses: ENV110: Introduction to Water/Wastewater Technology and ENV149: Wastewater Treatment Plant Operation, 2015.
[17] Strauss M., Drescher S., Zurbrügg C., Montangero A., Cofie O., Drechsel P. Co-composting of faecal sludge and municipal organic waste - A literature and state-of-the-art review. Available at, http://www.susana.Org/en/resources/library/details/1548.
[18] Kangmin L, & Ho M. Biogas China; ISIS Report 02/10/06. Available at: http://www.i-sis.org.uk/BiogasChina.php.
[19] U.S. EPA. Onsite Wastewater Treatment Systems Manual, Office of Water, Office of Research and Development; U.S. Environmental Protection Agency. 2002 Available at: nepis.epa.gov/Exe/ZyPURL.cgi?Dockey=30004GXI.TXT.
Mục Lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Mục tiêu
5 Thành phần của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
6 Quản lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
7 Lập kế hoạch và xây dựng
8 Vận hành và bảo trì
9 Vấn đề về an toàn và sức khỏe
Phụ lục A (Tham khảo) Các thuật ngữ tiếng Việt tương ứng với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha
Phụ lục B (Tham khảo) Sơ đồ các hệ thống nước thải sinh hoạt cơ bản tại chỗ
Thư mục tài liệu tham khảo
1) Carona, Frank, Urimat và không dùng nước là ví dụ của các sản phẩm thích hợp có sẵn ngoài thị trường. Thông tin này được đưa ra để thuận tiện cho người sử dụng và không được chứng thực bởi tiêu chuẩn này.
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12351:2018 (ISO 24518:2015) về Các hoạt động liên quan đến dịch vụ nước sạch và nước thải - Quản lý khủng hoảng các đơn vị ngành nước
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9069:2012 về Vật liệu lọc dạng hạt dùng trong xử lý nước sạch - Phương pháp thử
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7183:2002 về hệ thống thiết bị xử lý nước sạch dùng trong y tế - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành