- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7088:2015 (CAC/GL 2-1985 sửa đổi 2013 và soát xét 2015) về Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11668:2016 (ISO 20633:2015) về Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh và sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn - Xác định vitamin A và vitamin E bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha thường
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11674:2016 về Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh - Xác định axit folic - Phương pháp vi sinh
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11669:2016 (ISO 20639:2015) về Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh và sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn - Xác định axit pantothenic bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng - Phổ khối lượng hai lần (UHPLC- MS/MS)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12440:2018
CODEX STAN 203-1995
THỨC ĂN CÔNG THỨC NĂNG LƯỢNG THẤP ĐỂ GIẢM CÂN
Formula foods for use in very low energy diets for weight reduction
Lời nói đầu
TCVN 12440:2018 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 203-1995;
TCVN 12440:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỨC ĂN CÔNG THỨC NĂNG LƯỢNG THẤP ĐỂ GIẢM CÂN
Formula foods for use in very low energy diets for weight reduction
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thức ăn công thức sử dụng cho chế độ ăn rất ít năng lượng nhằm giảm cân được nêu trong Điều 2. Các thức ăn này được xác định là thực phẩm với mục đích y tế đặc biệt và được sử dụng dưới sự kiểm soát về y tế của từng cá nhân bị thừa cân hoặc béo phì.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bữa ăn được bao gói sẵn ở dạng thức ăn thông thường.
2 Định nghĩa
Thức ăn công thức sử dụng cho chế độ ăn rất ít năng lượng là thức ăn đặc biệt được chuẩn bị để cung cấp lượng carbonhydrat tối thiểu và các nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày từ 450 kcal đến 800 kcal, đó là nguồn năng lượng đầu vào duy nhất.
3 Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng
Sản phẩm được bán phải tuân theo các yếu tố thành phần và chất lượng sau:
3.1 Hàm lượng năng lượng
Thức ăn công thức sử dụng cho chế độ ăn rất ít năng lượng cần phải được chuẩn bị theo hướng dẫn, cung cấp năng lượng cho một chế độ ăn hàng ngày từ 450 kcal đến 800 kcal và là nguồn năng lượng duy nhất.
3.2 Hàm lượng dinh dưỡng
3.2.1 Protein
- không nhỏ hơn 50 g protein có chỉ số tiêu hóa chất lượng dinh dưỡng1 tương đương với chỉ số tiêu hóa protein bằng 1 có trong nhu cầu năng lượng hàng ngày được khuyến cáo.
- có thể bổ sung các axit amin thiết yếu để cải thiện chất lượng protein nhưng chỉ với một lượng cần thiết cho mục đích này. Chỉ sử dụng axit amin dạng L, nhưng cũng có thể sử dụng methionin dạng DL.
3.2.2 Chất béo
Chế độ ăn rất ít năng lượng được cung cấp không nhỏ hơn 3 g axit linoleic và không nhỏ hơn 0,5 g axit α-linolenic trong nhu cầu ăn vào hàng ngày được khuyến cáo với tỷ lệ axit linoleic/axit α-linolenic trong khoảng từ 5 đến 15.
3.2.3 Carbohydrat
Chế độ ăn rất ít năng lượng phải cung cấp không nhỏ hơn 50 g carbohydrat có sẵn trong nhu cầu năng lượng hàng ngày được khuyến cáo.
3.2.4 Vitamin và chất khoáng
Chế độ ăn rất ít năng lượng cung cấp 100 % lượng vitamin và khoáng chất trong lượng ăn vào hàng ngày được khuyến cáo. Có thể bao gồm chất dinh dưỡng cần thiết khác mà không được quy định dưới đây:
Vitamin |
|
Vitamin A | 600 μg |
Vitamin D | 2,5 μg |
Vitamin E | 10 mg |
Vitamin C | 30 mg |
Thiamin | 0,8 mg |
Riboflavin | 1,2 mg |
Niacin | 11 mg |
Vitamin B6 | 2 mg |
Vitamin B12 | 1 μg |
Axit folic (theo monoglutamat) | 200 μg |
Khoáng chất |
|
Canxi | 500 mg |
Phospho | 500 mg |
Sắt | 16 mg |
Iod | 140 μg |
Magie | 350 mg |
Đồng | 1,5 mg |
Kẽm | 6 mg |
Kali | 1,6 g |
Natri | 1 g |
3.3 Thành phần
Chế độ ăn rất ít năng lượng cần được chuẩn bị từ các thành phần protein của động vật và/hoặc thực vật đã được chứng minh là thích hợp để sử dụng cho người và từ các thành phần thích hợp cần thiết khác để có được thành phần thiết yếu của sản phẩm nêu trong 3.1 và 3.2.
4 Phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải ở mức quy định cho phép theo quy định hiện hành.
5 Chất ô nhiễm
5.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Sản phẩm cần được chế biến theo thực hành sản xuất tốt sao cho không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu hoặc thành phần của thực phẩm hoặc nếu không thể tránh khỏi thì phải giảm đến mức tối đa có thể và cần tuân thủ giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.
5.2 Chất ô nhiễm khác
Sản phẩm không được có dư lượng hoocmôn và chất kháng sinh xác định bằng các phương pháp phân tích thích hợp và thực tế không có các chất nhiễm bẩn khác, đặc biệt là chất có hoạt tính dược lý.
6 Vệ sinh
6.1 Trong phạm vi thực hành sản xuất tốt, sản phẩm không được chứa các chất không mong muốn.
6.2 Khi thử nghiệm theo phương pháp lấy mẫu và kiểm tra thích hợp sản phẩm phải:
a) không chứa các vi sinh vật gây bệnh;
b) không chứa bất kỳ chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật với lượng có thể gây hại đến sức khỏe, và
c) không chứa bất kỳ chất gây hại hoặc có độc khác, với lượng có thể gây hại đến sức khỏe.
7 Bao gói
7.1 Sản phẩm được bao gói trong vật chứa đảm bảo an toàn vệ sinh và đạt chất lượng khác. Khi ở dạng lỏng, sản phẩm phải được chế biến nhiệt và được bao gói trong vật chứa kín khí để đảm bảo độ vô trùng; có thể sử dụng nitơ và carbon dioxit làm môi trường bao gói.
7.2 Vật chứa, bao gồm vật liệu bao gói, phải được làm bằng chất liệu an toàn và phù hợp cho mục đích sử dụng. [(Xem TCVN 5603 (CAC/RCP 1-1969) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm)].
8 Độ đầy của hộp chứa
Trong trường hợp sản phẩm ở dạng ăn liền, độ đầy của vật chứa phải:
a) không nhỏ hơn 80 % thể tích đối với sản phẩm có khối lượng nhỏ hơn 150 g;
b) không nhỏ hơn 85 % thể tích đối với sản phẩm có dải khối lượng từ 150 g đến 250 g;
c) không nhỏ hơn 90 % thể tích đối với sản phẩm có khối lượng lớn hơn 250 g dung tích nước của vật chứa. Dung tích nước của hộp chứa là thể tích nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
9 Ghi nhãn
Ngoài các điều khoản thích hợp quy định trong CODEX STAN 146-1985 General Standard for the Labelling of and Claims for Prepackaged Foods for Special Dietary Uses (Tiêu chuẩn chung đối với ghi nhãn và công bố về thực phẩm bao gói dùng cho chế độ ăn đặc biệt), cần tuân thủ các yêu cầu sau:
9.1 Tên của sản phẩm phải được ghi “Thức ăn công thức năng lượng thấp”.
9.2 Danh mục các thành phần
Danh mục đầy đủ các thành phần phải được công bố theo 4.2 của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
9.3 Công bố giá trị dinh dưỡng
9.3.1 Giá trị dinh dưỡng phải được công bố trên nhãn trên 100 g hoặc 100 ml thực phẩm được bán và nếu có thể, trên lượng thức ăn quy định được đề nghị để tiêu dùng:
a) lượng năng lượng, tính bằng kilocalo (kcal) và kiloJun (kJ);
b) lượng protein, carbohydrat và chất béo có sẵn, tính bằng gam;
c) lượng vitamin và khoáng chất quy định trong 3 2.4, tính bằng đơn vị đo lường quốc tế (SI);
d) lượng dinh dưỡng khác có thể cũng cần công bố.
9.3.2 Nếu công bố thành phần axit béo trên nhãn thì phải phù hợp TCVN 7088 (CAC/GL 2-1985) Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng.
9.3.3 Ngoài ra, lượng dinh dưỡng có thể được tính bằng phần trăm các chất chuẩn dinh dưỡng hàng ngày được khuyến cáo.
9.4 Ghi nhãn về ngày tháng
Ngày sử dụng tối thiểu phải được công bố theo 4.8 của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985).
9.5 Hướng dẫn bảo quản
9.5.1 Thức ăn chưa được mở
Bất kỳ các điều kiện cụ thể nào về bảo quản thức ăn đều được công bố trên nhãn nếu hạn sử dụng của thức ăn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Hướng dẫn bảo quản thức ăn đã mở bao gói phải được ghi trên nhãn để đảm bảo thức ăn đã được mở vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và chất lượng. Trên nhãn cần ghi cảnh báo nếu thức ăn không thể bảo quản được sau khi mở hoặc không thể bảo quản được trong vật chứa sau khi mở.
9.6 Thông tin sử dụng
Ngoài các điều khoảng quy định trong CODEX STAN 180-1991 Standard for Labelling of and Claims for Foods for Special Medical Purposes (Tiêu chuẩn về ghi nhãn và công bố đối với thực phẩm dùng cho mục đích y tế đặc biệt), phải đưa ra các hướng dẫn sau:
- cụm từ “để quản lý chế độ ăn cho người bị bệnh béo phì” sẽ được ghi trên nhãn, gần với tên của thực phẩm.
- tham khảo về tầm quan trọng của việc duy trì lượng chất lỏng ăn vào hàng ngày.
- ghi rõ cụm từ sản phẩm không sử dụng cho người có thai, bệnh nhân và người cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người cao tuổi, trừ khi được chỉ định về mặt y tế.
9.7 Điều khoản bổ sung
Cần ghi rõ sản phẩm không nên sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc quản lý chế độ ăn cho người bị bệnh béo phì.
Cụm từ về tên thực phẩm và các hướng dẫn sử dụng nêu trong 9.1 và 9.6 sẽ được ghi trên nhãn của bao bì và/hoặc bao gói để người tiêu dùng sử dụng. Các cụm từ khác, theo yêu cầu trong 9.6 và 4.5 của CODEX STAN 180-1991 có thể được ghi trên một tờ rơi kèm theo, trong trường hợp này có thể được đề cập trên nhãn của bao bì và/hoặc bao gói.
1 Báo cáo của các nhà chuyên môn của FAO/WHO về Đánh giá chất lượng dinh dưỡng, Bethesda, MD, Mỹ ngày 4 đến ngày 8 tháng 10 năm 1989, Dinh dưỡng và Thực phẩm của FAO số 51, 1991, Rome p.23.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11668:2016 (ISO 20633:2015) về Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh và sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn - Xác định vitamin A và vitamin E bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha thường
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11674:2016 về Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh - Xác định axit folic - Phương pháp vi sinh
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11669:2016 (ISO 20639:2015) về Thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh và sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn - Xác định axit pantothenic bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng - Phổ khối lượng hai lần (UHPLC- MS/MS)