TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12465:2018
XỈ LUYỆN GANG LÒ CAO – ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Iron slag (Blast furnace slag) – Basic technical characteristics and test methods
Lời nói đầu
TCVN 12465: 2018 do Viện Luyện kim đen soạn thảo, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
XỈ LUYỆN GANG LÒ CAO – ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Blast furnace slag – Basic technical characteristics and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật cơ bản và phương pháp thử của xỉ luyện gang lò cao.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phân biệt xỉ luyện gang lò cao với các loại xỉ hoặc nguyên vật liệu khác.
2 Tài liệu viện dẫn
“Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)”.
TCVN 4315: 2007: Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng.
TCVN 7572-6:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng.
TCVN 8265: 2009: Xỉ hạt lò cao - Phương pháp phân tích hóa học.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
“Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:”
3.1 Xỉ luyện gang lò cao (Blast furnace slag)
Sản phẩm phi kim loại có các thành phần chính là các hợp chất của ôxít silic (SiO2), ôxít canxi (CaO) và các ôxít khác có trong quặng như ôxít nhôm (Al2O3) và ôxít magiê (MgO), được tạo ra trong quá trình sản xuất gang trong lò cao. Tùy thuộc vào quy trình làm nguội, xỉ lò cao thường được chia thành hai loại: xỉ cục (xỉ luyện gang lò cao làm nguội chậm) - được làm nguội tự nhiên nhờ không khí và xỉ hạt lò cao) - được làm nguội nhanh bằng nước.
3.1.1 Xỉ cục lò cao (Air-cooled blast furnace slag)
Xỉ luyện gang lò cao nóng chảy được làm nguội tự nhiên ngoài không khí, xỉ được đông cứng thành dạng giống như đá với cấu trúc tinh thể.
3.1.2 Xỉ hạt lò cao (Granulated blast furnace slag)
Xỉ luyện gang lò cao được làm nguội nhanh, xỉ nóng chảy được tháo ra các máng dẫn và được phun nước làm nguội với áp lực cao để tạo ra các hạt giống như hạt cát có cấu trúc xốp.
4 Đặc tính kỹ thuật cơ bản
4.1 Đặc điểm nhận dạng
4.1.1 Xỉ cục lò cao
Xỉ có bề mặt thô, có màu xám đen, cấu trúc gần giống đá bazan với nhiều lỗ rỗng. (Thường được nghiền đến cỡ hạt Dmax< 40mm) (Thể hiện trên Hình 1).
Hình 1 – Xỉ cục lò cao
4.1.2 Xỉ hạt lò cao
Xỉ có hình dạng bên ngoài giống với cát thô, hầu hết có cỡ hạt nhỏ hơn 5 mm, ít hạt mịn. Xỉ hạt lò cao có thành phần chủ yếu ở dạng vô định hình với các hạt rất góc cạnh (Thể hiện trên Hình 2)
Hình 2 - Xỉ hạt lò cao
4.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của xỉ luyện gang lò cao được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1- Thành phần hóa học của xỉ luyện gang lò cao
Loại xỉ | CaO | SiO2 | Al2O3 | MgO | MnO | Fetổng | Tổng hàm lượng các ôxít còn lạia) |
Xỉ luyện gang lò cao (% theo khối lượng) | 30 ÷ 45 | 25 ÷ 45 | 8 ÷ 22 | 3 ÷ 16 | 6 ÷ 11 | < 2 | < 10 |
a) Tổng hàm lượng các oxít còn lại được tính bằng 100% trừ đi tổng hàm lượng các chỉ tiêu của CaO, SiO2, Al2O3, MgO, MnO, Fetổng. |
4.3 Khối lượng thể tích xốp
Khối lượng thể tích xốp của xỉ luyện gang lò cao được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Khối lượng thể tích xốp của xỉ luyện gang lò cao
Loại xỉ | Cỡ hạt, Dmax Mm | Khối lượng thể tích xốp kg/m3 |
Xỉ luyện gang lò cao | < 20 | 700 ÷ 1 300 |
5 Phương pháp thử
5.1 Lấy mẫu
Xỉ luyện gang lò cao lấy mẫu theo TCVN 4315:2007
5.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của xỉ luyện gang lò cao được xác định theo TCVN 8265:2009.
5.3 Khối lượng thể tích xốp
Khối lượng thể tích xốp của xỉ luyện gang lò cao được xác định theo TCVN 7572-6:2006.
6 Ghi nhãn
Ghi nhãn về xỉ luyện gang lò cao cần có các thông tin sau đây:
- số hiệu tiêu chuẩn này;
- tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- loại xỉ;
- thành phần hóa học, khối lượng thể tích xốp.
Thư mục tài liệu tham khảo
1. Chỉ dẫn kỹ thuật xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng, Bộ Xây Dựng, năm 2017.
2. A guide to the use of iron and steel slag in roads, Australasian Slag Association, Available at http://www.asa-inc.org.au/knowledge/technical-literature/technical-guides
3. A guide to the use of the steel furnace slag in asphalt and thin bituminanous surfacing, Australasian Slag Association
4. Electric arc furnace slag, quick reference guide 4-2015, Australasian Slag Association.
5. Overview of Iron/steel slag application and development of new utilization technologies, Nippon steel & Sumitomo metal technical report No. 109 July 2015.
6. Slag - Iron and steel, IndianMinerals yearbook 2013, Part - II: Metals & alloys
8. Blast furnace slag as a concrete aggregate, National slag association.
9. Leachate from blast funace slag, National slag association.
10. Properties and uses of iron and steel slags, National slag association.
11. Use of steel slag in subgrade applications, Joint transportation research program FHWA/IN/JTRP-2009/32 Final Report Irem Zeynep Yildirim Monica Prezzi October 2009.
12. Granulated blastfurnace slag, technical leaflet No.1. Euroslag.
13. Best available tachniques (BAT) reference document for iron and steel production, JRC reference report, 2013.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Đặc tính kỹ thuật cơ bản
5 Phương pháp thử
6 Ghi nhãn
Thư mục tài liệu tham khảo