Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12509-3:2018

RỪNG TRỒNG - RỪNG SAU THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN - PHẦN 3: NHÓM LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Plantation forest - Forest stand after forest formation period - Part 3: Group of mangrove tree species

Lời nói đầu

TCVN 12509:2018 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12509 Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bn gồm các phần sau:

- TCVN 12509-1:2018, Phần 1: Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh;

- TCVN 12509-2:2018, Phần 2: Nhóm loài cây sinh trưng chậm;

- TCVN 12509-3:2018, Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn.

 

RỪNG TRỒNG - RỪNG SAU THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN - PHẦN 3: NHÓM LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Plantation forest - Forest stand after forest formation period - Part 3: Group of mangrove tree species

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đủ điều kiện thành rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản đối với rừng trồng nhóm loài cây ngập mặn.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1  Rừng ngập mặn (Mangrove forest)

Rừng phát triển trên vùng đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày.

2.2  Loài cây ngập mặn (Mangrove tree species)

Các loài cây sống được trên các bãi đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày.

2.3  Độ tàn che (Canopy cover)

Mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.

2.4  Đường kính gốc (Root colar diameter)

Đường kính thân cây ở vị trí phía trên cổ rễ 0,1 m. Với cây ngập mặn có rễ hình nơm, cổ rễ được xác định ở vị trí sát vòng rễ hình nơm trên cùng; với cây không có rễ hình nơm, cổ rễ xác định như với cây rừng thông thường.

2.5  Chiều cao vút ngọn (Total height)

Chiều cao cây đứng từ mặt đất ở vị trí gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (với cây không có rễ hình nơm) và từ vị trí sát rễ chống trên cùng đến đỉnh sinh trưởng của thân chính (với cây có rễ hình nơm).

2.6  Đám trng trong rừng (Forest gap)

Những khu vực không có cây trồng có diện tích từ 100m2 trở lên.

2.7  Thời gian kiến thiết cơ bản (Forest formation period)

Khoảng thời gian tính từ thời điểm trồng rừng đến hết thời gian chăm sóc rừng và được xác định cụ thể cho từng loài trong hồ sơ thiết kế trồng rừng. Với rừng trồng cây ngập mặn, thời gian kiến thiết cơ bản là 48 tháng.

3  Yêu cầu rừng sau thời gian kiến thiết bản

Yêu cầu của rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản

Ch tiêu

Yêu cầu

1. Diện tích (ha)

Liền vùng tối thiểu 0,3 ha

2. Tỷ lệ cây sống so với mật độ trồng rừng (%)

Lớn hơn hoặc bằng 50,0

3. Độ tàn che

Tối thiểu đạt 0,3

4. Đường kính gốc bình quân (cm)

- Miền Bắc và Miền Trung: lớn hơn hoặc bằng 1,5

- Miền Nam: lớn hơn hoặc bằng 3,0

5. Chiều cao vút ngọn bình quân (m)

- Miền Bắc và Miền Trung: Lớn hơn hoặc bằng 1,3

- Miền Nam: lớn hơn hoặc bằng 3,5

6. Phẩm chất cây

Cây có phẩm chất tốt và trung bình chiều tối thiểu 75% tổng số cây điều tra

7. Tình hình sâu, bệnh hại

Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại nặng nhỏ hơn 25% tổng số cây điều tra

8. Tổng diện tích các đám trống trong rừng (m2/ha)

Nhỏ hơn hoặc bằng 1.000

4  Phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra các điều kiện của rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản được quy định tại Bảng 2 và phương pháp đánh giá quy định tại Phụ lục A.

Bng 2 - Phương pháp xác định yêu cầu ca rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản

Chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Mu kiểm tra

1. Diện tích (ha)

Sử dụng hồ sơ thiết kế trồng rừng và đo bằng thước dây hoặc GPS

Toàn bộ diện tích của từng lô rừng trồng

2. Tỷ lệ cây sống so với mật độ trồng rừng (%)

Lập và đếm số lượng cây trồng trong các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên có diện tích đảm bảo số cây tối thiểu trong mỗi ô là 30 cây.

Số lượng ô tiêu chuẩn được lập tương ứng với diện tích từng lô rừng như sau:

- Diện tích lô nhỏ hơn hoặc bằng 03 ha: 02 ô tiêu chuẩn

- Diện tích lô từ lớn hơn 3 đến nhỏ hơn hoặc bằng 5 ha: 03 ô tiêu chuẩn

- Diện tích lô lớn hơn 5 ha: 04 ô tiêu chuẩn

3. Độ tàn che

Xác định gián tiếp thông qua đường diện tích tán lá của cây trồng và mật độ hiện tại

Đo đường kính tán lá của toàn bộ cây trồng trong ô tiêu chuẩn

4. Đường kính gốc bình quân (cm)

Đo đếm trực tiếp. Sử dụng thước dây hoặc thước kẹp kính đo ở vị trí thân cây ở 0,1m so với vị trí có rễ

Toàn bộ cây trồng trong ô tiêu chuẩn

5. Chiều cao vút ngọn bình quân (m)

Đo đếm trực tiếp. Sử dụng sào khắc vạch có độ chính xác đến 1dm để đo chiều cao vút ngọn của cây

Đo toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn

6. Phẩm chất cây

Đánh giá trực tiếp cùng với quá trình điều tra sinh trưởng bằng phương pháp quan sát

Đánh giá toàn bộ cây trồng trong ô tiêu chuẩn

7. Tình hình sâu, bệnh hại

Đánh giá trực tiếp cùng với quá trình điều tra sinh trưởng bằng phương pháp quan sát

Đánh giá toàn bộ số cây trồng trong ô tiêu chuẩn

8. Tổng diện tích các đám trống trong rừng (m2/ha)

Xác định số đám trống thông qua các tuyến điều tra. Kích thước lỗ trống được đo trực tiếp ngoài thực địa

Lô rừng có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 03 ha lập 02 tuyến; Lô rừng có diện tích từ lớn hơn 3 ha đến nhỏ hơn hoặc bằng 5 ha lập 03 tuyến; Lô rừng có diện tích lớn hơn 5 ha lập 04 tuyến ngẫu nhiên.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phương pháp đánh giá

A1  Mục đích và nội dung đánh giá

- Để xác định các lô rừng có đạt được các tiêu chuẩn để thành rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản hay không.

- Với rừng trồng nhóm loài cây ngập mặn, nội dung đánh giá bao gồm diện tích; tỷ lệ cây sống so với mật độ trồng rừng; độ tàn che; đường kính gốc, chiều cao vút ngọn bình quân; phẩm chất cây trồng; tình hình sâu, bệnh hại và diện tích các đám trống trong rừng.

A2  Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

A2.1  Ô tiêu chuẩn được lập theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống

A2.2  Dung lượng mẫu kiểm tra: Nếu diện tích lô ≤ 3 ha lập 10 ô tiêu chuẩn; diện tích lô từ > 3 đến ≤ 5 ha lập 15 ô tiêu chuẩn; diện tích lô > 5 ha lập 20 ô tiêu chuẩn.

A2.3  Kích thước ô tiêu chuẩn: tùy thuộc vào mật độ hiện tại của khu rừng song phải đảm bảo tối thiểu 30 cây/ô.

A3  Đo đếm trong ô tiêu chuẩn

A3.1  Điều tra tầng cây cao:

Chiều cao vút ngọn được đo bằng thước đo cao, độ chính xác đến dm

Đường kính gốc (Doo) được đo bằng thước dây hoặc thước kẹp kính, độ chính xác đến cm.

Đường kính tán lá (Dt) được đo bằng thước dây theo 2 chiều vuông góc với nhau, độ chính xác đến cm.

A3.2  Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại cây rừng:

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh thông qua quan sát tình hình sâu, bệnh hại tán lá và cành ngọn của cây rừng. Trong đó, mức độ bị hại được phân thành 4 cấp: (1) Cấp 1 (hại không đáng kể): từ 1-25% tán lá bị trụi, cành ngọn bị hại; (2) Cấp 2 (Hại nhẹ): từ 26-50% tán lá bị trụi, cành ngọn bị hại; (3) Cấp 3 (Hại trung bình): từ 51-75% tán lá bị bụi, cành ngọn bị hại; (4) Cấp 4 (Hại nặng): 76-100% tán lá bị trụi, cành ngọn bị hại.

A4  Đo diện tích đám trống trong rừng

Trên tuyến điều tra, tiến hành quan sát trong phạm vi của dải rừng có chiều rộng 40m ở 2 phía để xác định các đám trống. Trong đó, ranh giới của đám trống là hình chiếu thẳng đứng của mép tán lá cây gỗ có đường kính ngang ngực lớn hơn hoặc bằng 6,0cm (hoặc hình chiếu tán của cây tre/nứa trên bề mặt đất. Dùng GPS để đi 1 vòng khép kín xung quanh ranh giới của đám trống. Khi đó diện tích đám trống sẽ được xác định trực tiếp trên thiết bị GPS.

A5  Tính toán nội nghiệp

A5.1  Xác định tỷ lệ sống của cây trồng

Trong đó: I là tỷ lệ sống của cây trồng (%); Ns là mật độ cây sống hiện tại (cây/ha);

n là số cây bình quân trong ÔTC (cây/ô); S là diện tích ÔTC (m2);

N là mật độ trồng rừng ban đầu được ghi trong hồ sơ thiết kế trồng rừng.

A5.2  Xác định đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán bình quân

Trong đó: Xtb là giá trị trung bình của đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán của cây trồng trong ô tiêu chuẩn

Xi là đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán của cây thứ i (với đường kính tán lá là giá trị trung bình cộng của 2 trị số đo theo 2 chiều vuông góc với nhau)

ni là số cây trong ô tiêu chuẩn i (cây/ô)

A5.3  Xác định độ tàn che của cây gỗ

Trong đó: Dt là đường kính tán lá trung bình của cây trồng trong ô tiêu chuẩn (cm)

A5.4  Xác định tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại

Trong đó: P là tỷ lệ cây rừng bị sâu, bệnh hại (%)

Nb là số cây bị sâu bệnh hại (cây)

Ndt là tổng số cây điều tra (cây).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN ngày 28/5/2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.

[2] Thông tư 34/2009TTT-BNN&PTNT ngày 10/6/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về tiêu chí phân loại rừng.

[3] Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy định về việc Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.

[4] Luật lâm nghiệp 2017, luật số 16/2017/QH.

[5] Quyết định số 1205/BNN-TCLN ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây: Trang, Sú, Mắm đen, Vẹt dù và Bần chua.

[6] Quyết định số 5365/BNN-TCLN ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng 06 loài cây ngập mặn: Mắm trắng, Mắm biển, Đước đôi, Đưng, Bần trắng và Cóc trắng.

[7] Đoàn Đình Tam (2012), Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, Việt Nam.

[8] Ngô Đình Quế và cộng sự (2012), Khôi phục rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát trong khuôn khổ Dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

[9] Viện KHLN Nam Bộ (2014), Báo cáo thuyết minh phương án quản lý bền vững rừng phòng hộ ven bin tỉnh Bạc Liêu.

[10] Vũ Quý Manh, Bùi Thế Đồi (2018), Bước đầu phân loại lập địa và đánh giá khả năng sinh trưởng, cht lượng rừng trồng ngập mặn ven biển tnh Thái Bình. Tạp chí KH&CNLN số 1, năm 2018.

[11] Kiều Tuấn Đạt và cộng sự (2018), Hoàn thiện mô hình trồng rùng ven bin ứng phó với biến đi khí hậu tại tỉnh Cà Mau. Báo cáo kết quả Hợp đồng số 63/HĐ-VPBCĐNN ngày 18/10/2017 giữa Viện KHLN Nam Bộ và Tổng cục Lâm nghiệp.