- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12543:2018 (ASTM E889-92) về Chất thải rắn - Phương pháp thử xác định thành phần hoặc độ tinh khiết của dòng vật liệu thải rắn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12427:2018 (ISO 15612:2018) về Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Chấp nhận dựa trên đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn tiêu chuẩn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10608:2014 (ASTM E708-79) về Chất thải rắn - Thủy tinh thải làm nguyên liệu để sản xuất bình thủy tinh - Yêu cầu kỹ thuật
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10609:2014 (ASTM E688-94) về Chất thải rắn - Thủy tinh thải làm nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Phương pháp thử
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10610:2014 (ASTM E5359-98) về Chất thải rắn - Thủy tinh vụn thu hồi từ chất thải dùng để sản xuất sợi thủy tinh - Yêu cầu kỹ thuật
ASTM E956-83
CHẤT THẢI RẮN - PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI KIM LOẠI MÀU HỖN HỢP TRONG CHẤT THẢI ĐÔ THỊ
Standard classification for municipal-mixed nonferrous metals (MNM)
Lời nói đầu
TCVN 12538:2018 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM E956-83, Standard classification for municipal- mixed nonferrous metals (MNM) với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM E956-83 thuộc bản quyền ASTM quốc tế. Tiêu chuẩn E956-83 đã được tổ chức ASTM xem xét và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 12538:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT THẢI RẮN - PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI KIM LOẠI MÀU HỖN HỢP TRONG CHẤT THẢI ĐÔ THỊ
Standard classification for municipal-mixed nonferrous metals (MNM)
1.1 Tiêu chuẩn này đề cập đến phân loại kim loại màu hỗn hợp (MNM) trong chất thải đô thị, không phải các kim loại đã được phân loại từ nguồn, và được thu hồi từ chất thải đô thị được thải bỏ.
1.2 Kim loại màu hỗn hợp đã được phân loại theo lịch sử gia công, hàm lượng kim loại màu, kích cỡ, và ẩm.
1.3 Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Các giá trị trong ngoặc đơn dùng để tham khảo.
1.4 Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ASTM D2013, Practice for preparing coal samples for analysis (Thực hành chuẩn bị các mẫu than để phân tích);
ASTM E11, Specification for woven wire test sieve cloth and test sieves (Yêu cầu kỹ thuật đối với sàng thử nghiệm và vải lọc bằng sợi kim loại dành cho sàng thử nghiệm);
ASTM E12, Practice for calculating sample size to estimate, with specified precision, the average for a characteristic of a lot or process (Thực hành tính toán tính cỡ mẫu để ước tính, với độ chụm quy định, giá trị trung bình đối với một đặc tính của một lô hoặc quá trình)
ASTM E276, Test method for particle size or screen analysis at no. 4 (4.75-mm) sieve and finer for metal-bearing ores and related materials (Phương pháp thử nghiệm đối với cỡ hạt hoặc phân tích sàng lọc bằng sàng số 4 (4.75-mm) hoặc mịn hơn đối với các loại quặng chứa kim loại và các loại vật liệu có liên quan);
ASTM E753, Specification for Municipal Aluminum Scrap (MAS) (Yêu cầu kỹ thuật đối với phế liệu nhôm đô thị (MAS - Municipal Aluminum Scrap))*).
3.1 Vật liệu dễ cháy (hữu cơ) [loose combustible material (organic)]
Các chất hữu cơ dễ cháy (LCO) bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các vật liệu phi kim như giấy, giẻ, nhựa, cao su, gỗ, thức ăn bỏ đi, và rác thải sân vườn hoặc bãi cỏ v.v... các vật liệu này không vĩnh viễn gắn liền với các vật thể không cháy được. Các LCO được xác định là vật liệu lớn hơn cỡ 12 Mesh (Tiêu chuẩn sàng thử nghiệm của Hoa Kỳ) như đã nêu trong ASTM E11. Việc xác định LCO tốt nhất được thực hiện bằng cách lấy mẫu vật liệu và phân loại thủ công, làm sạch thủ công, và nhận dạng trực quan với các vật liệu được mô tả ở trên.
3.2 Hàm lượng kim loại màu hỗn hợp (mixed nonferrous metal content)
Các kim loại màu hỗn hợp còn lại sau khi đã loại bỏ vật liệu từ tính, vật liệu dễ cháy, và các vật liệu phi kim khác (như thủy tinh, đá v.v..). Các phương pháp phân tách và nhận dạng có thể được người mua và người bán thỏa thuận với nhau, và có thể bao gồm việc phân loại hoặc phân tách môi trường.
3.3 Phần trăm Độ ẩm - hàm lượng chất lỏng (moisture percent-liquid content)
Được xác định bởi sự hao hụt về khối lượng khi vật liệu mẫu được sấy khô tới một khối lượng không đổi tại nhiệt độ 110 °C ± 5 °C
3.4 Tổng chất dễ cháy (total combustibles)
Các vật liệu bao gồm sơn, sơn bóng, sơn phủ, nhựa v.v.. kết hợp với các sản phẩm gốc không chứa sắt, cũng như các vật liệu dễ cháy (giấy, nhựa, vải dệt v.v..) được kết hợp với sản phẩm không chứa sắt sau khi sản xuất.
4.1 Phương pháp phân loại này được sử dụng trong việc buôn bán kim loại màu hỗn hợp.
4.2 Các kim loại màu hỗn hợp được đề cập tới trong phương pháp phân loại này được sử dụng phù hợp với một trong các ngành công nghiệp sau:
4.2.1 Các cơ sở nấu nhôm thứ cấp
4.2.2 Các cơ sở sản xuất nhôm sơ cấp
4.2.3 Những đại lý buôn bán và gia công phế liệu
4.2.4 Những người tinh luyện kẽm, và
4.2.5 Những người tinh luyện đồng.
5 Cơ sở phân loại (xem Bảng 1)
5.1 Phương pháp phân loại này đề cập đến vật liệu, bất kể là đã được xử lý để thu hồi nhôm hoặc chưa được xử lý để thu hồi nhôm.
Bảng 1 - Phân loại kim loại màu hỗn hợp là chất thải đô thịA
Phân loại | Loại I | Loại II | Loại III | Loại IV |
Hạng | 1 | 2 | 3 | |
Cấp | A | B | ||
A Điều quan trọng là cả người mua và người bán phải lưu ý liệu nguyên liệu đã được xử lý để thu hồi nhôm hay chưa và những quy trình được sử dụng nếu có. |
5.2 Phương pháp phân loại này đề cập đến 4 loại MNM, dựa trên hàm lượng kim loại màu. 4 loại MNM tiếp tục được chia nhỏ thành ba hạng, dựa trên kích cỡ. Ba hạng MNM tiếp tục được chia nhỏ thành 2 cấp, dựa trên độ ẩm.
6.1 Các kim loại màu hỗn hợp thường được nhận dạng dựa trên các tiêu chí của Bảng 1. Đây là một loại vật liệu không thông dụng, và bảng trên chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, thay vì đặt ra các giới hạn. Các thao tác đơn sử dụng để thu hồi MNM có thể trợ giúp người mua và người bán trong việc lập ra một phương pháp phân loại. Một số thao tác đơn thường được dùng để thu hồi MNM gồm có:
6.1.1 Gia công ướt - gạn nước, huyền phù và sa khoáng.
6.1.2 Gia công khô - phân loại bằng không khí, dao khí, bàn phân loại trọng lượng hoặc nồng độ, máy phân ly xoắn ốc Humphrey, máy phân ly bằng dòng điện phu-cô, máy phân ly tĩnh điện và phân loại thủ công.
6.2 Các biến thể của MNM có thể xuất hiện do đặc tính không đồng nhất của dòng chất thải rắn. Các tiêu chí được nêu trên được sử dụng như một cách giúp người mua và người bán đặt ra giá trị và chất lượng của MNM.
6.3 Các kim loại màu hỗn hợp sẽ được xem là một phân loại đặc thù nếu giá trị của mỗi thành phần được chỉ định cụ thể, như đã thu được từ phương pháp thử nghiệm được người bán và người mua đồng ý, không vượt quá bất kỳ giá trị nào của hạng đó.
7.1 Ngoài bảng 1, yêu cầu vật lý của MNM còn bao gồm những điểm sau:
7.1.1 Mật độ khối - Mật độ khối của MNM không được yêu cầu cụ thể và phải do người mua và người bán tự thỏa thuận.
7.1.2 Độ mịn - Khả năng chấp thuận các hạt mịn trong hỗn hợp phải do người bán và người mua quyết định
7.1.3 Các chất dễ cháy rời - Theo thỏa thuận giữa người mua và người bán
7.1.4 Các vật liệu từ tính - Sự có mặt của vật liệu không nhiễm từ không được quy định cụ thể, và phải được thỏa thuận giữa người mua và người bán như một phần của hợp đồng mua bán.
Việc lấy mẫu sẽ tuân thủ các quy trình được mô tả trong A.1 hoặc A.2. Có thể sử dụng quy trình nào cũng được, như đã thỏa thuận giữa người mua và người bán.
8.1 Điều A.1 đề cập đến việc lấy mẫu tại điểm xuất phát.
8.2 Điều A.2 đề cập đến việc lấy mẫu tại nơi nhận hàng.
Xác định các đặc tính của độ mịn, độ ẩm và việc thu hồi kim loại theo các quy trình đã được mô tả trong A.3.
Vật liệu không đáp ứng được yêu cầu của sự phân loại này sẽ bị từ chối. Việc từ chối nên được báo lại một cách nhanh chóng cho người bán bằng văn bản. Trong trường hợp không hài lòng với kết quả thử nghiệm, người bán có thể yêu cầu xem xét lại.
Kim loại màu hỗn hợp sẽ được vận chuyển bằng tàu hỏa, xe móc kéo hoặc các phương tiện chuyên chở khác như đã thỏa thuận giữa người mua và người bán. Phương tiện vận chuyển phải có độ kín nước phù hợp để đảm bảo MNM không bị ướt trong khi vận chuyển.
A.1 Phương pháp thử cho việc thu thập một mẫu phế liệu Kim loại màu hỗn hợp (MNM) thu được từ chất thải rắn đô thị và quy trình chuẩn bị cho việc phân tích
A.1.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp thử nghiệm này mô tả các quy trình của việc thu thập một mẫu phế liệu MNM thu hồi từ rác thải đô thị, và quy trình chuẩn bị, lấy mẫu thứ cấp kim loại để phân tích.
A.1.2 Tóm tắt phương pháp
A.1.2.1 Một mẫu tổng với kích cỡ được chọn trước của phế liệu MNM được lấy ra từ băng chuyền thu hồi kim loại theo từng số gia mẫu. Các mẫu đơn sẽ được lấy tại các khoảng nghỉ cố định trên một mặt cắt ngang toàn phần của băng chuyền khi đã dừng lại, hoặc nhanh chóng lấy toàn bộ dòng chảy đổ xuống của băng chuyền khi đang chuyển động.
A.1.2.2 Lượng của mẫu thử có thể bị giảm bởi việc trộn lẫn, lấy mẫu theo phương pháp đổ mẫu vào hình nón và chia phần tư, và đãi vật liệu.
A.1.3 Các biện pháp phòng ngừa chung
A.1.3.1 Khi lấy mẫu rắn, mỗi bước cần phải được thiết kế để loại bỏ việc phân loại ngẫu nhiên bởi kích cỡ hoặc trọng lượng. Các kích cỡ khác nhau thường có các phân tích khác nhau.
A.1.3.2 Các mẫu đơn thu được trong khi lấy mẫu phải được bảo vệ khỏi các thay đổi trong thành phần do tiếp xúc với thời tiết.
A.1.3.3 Lập kế hoạch sắp xếp lấy mẫu để tránh mẫu đơn nhiễm bẩn do vật liệu ngoại lai.
A.1.3.4 Một kế hoạch sắp xếp lấy mẫu thỏa đáng, là một kế hoạch tiếp nhận một mẫu không lệch chuẩn tại độ chụm xác mong muốn của một thành phần mẫu được phân tích. Khối lượng hoặc thể tích của mẫu thu thập được sẽ được so sánh với tổng số lô mẫu để đảm bảo tỉ lệ lấy mẫu không đổi.
A.1.3.5 Phế liệu MNM nên được cân và lấy mẫu tại cùng một thời điểm. Nếu hai sự việc cách nhau một khoảng thời gian dài, thì cả người bán và người mua cần cân nhắc tới các thay đổi trong độ ẩm trong quãng thời gian này, và do đó thay đổi trong tương quan độ ẩm với hàm lượng ẩm thực tế bên trong ngay tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu phế liệu kim loại màu.
A.1.3.6 Các mẫu và mẫu phụ phải được thu thập theo một cách không xảy ra thất thoát độ ẩm không đo lường được ở mức độ đáng kể. Các mẫu phải được cân đó trước và sau khi sấy khô hoặc thực hiện các hoạt động khác để đo được bất kỳ sự hao hụt khối lượng đáng kể nào. Tùy theo đó mà sự cân bằng vật liệu sẽ được điều chỉnh.
A.1.4 Lựa chọn kích cỡ mẫu tổng
A.1.4.1 Lựa chọn kích cỡ mẫu tổng theo các phương pháp được cung cấp trong ASTM E122 khi có thể. Khó khăn chủ yếu trong việc thực hiện phương pháp này có thể là xuất hiện sự thiếu hụt thông tin về các biến số có thể xảy ra. Thông tin này cần phải được thu thập theo thực tiễn. Do tính không đồng nhất về kích cỡ và loại của các vật liệu có trong chất thải rắn đô thị, việc lựa chọn mẫu cỡ lớn là có thể thực hiện được.
A.1.4.2 Nên nghiền vụn các kim loại lớn hơn mức từ 100 mm đến 150 mm (từ 4 inch đến 6 inch) để dễ dàng lấy mẫu và xử lý.
A.1.5 Lấy mẫu tổng
A.1.5.1 Để một mẫu tổng đại diện hoàn toàn cho các vật liệu, tốt hơn là nên lấy số gia mẫu từ mặt cắt toàn phần của dòng vật liệu. Cách lấy số gia mẫu tốt nhất là lấy hoàn toàn vật liệu trên một mặt cắt toàn phần của một băng chuyền đã dừng lại, hoặc lấy toàn bộ dòng chảy đổ xuống của một bằng chuyền đang chuyển động tại một khoảng thời gian phù hợp.
A.1.5.2 Việc lựa chọn kích cỡ mẫu có thể được ước tính bằng cách sử dụng ASTM E122. Bắt buộc phải có độ chụm được quy định trước không thấp hơn kích cỡ và số lượng tối thiểu của số gia mẫu được lấy từ lô mẫu (xem Bảng A.1.1)
A.1.5.3 Số lượng mẫu tổng - Đối với lượng mẫu nhiều nhất khoảng 20 tấn, nên lấy một mẫu tổng đại diện cho cả lô mẫu. Lấy mẫu tuân theo các yêu cầu được ghi ở bảng A.1.1
A.1.5.4 Phân bố các mẫu đơn - Điều quan trọng là các mẫu đơn phải được phân bố xuyên suốt lô mẫu để được lấy mẫu. Việc lấy mẫu đơn sẽ được thực hiện tại các khoảng thời gian cách quãng thường xuyên.
A.1.6 Chuẩn bị mẫu
A.1.6.1 Đổ mẫu vào hình nón và chia tư cho tới khi còn lại khoảng 0,06 m3 (2 feet3), xếp vật liệu cần lấy mẫu thành một đống hình nón sau đó san lên một tấm tròn. Chia tấm tròn thành 4 phần bằng nhau, lấy 2 phần đối diện theo đường chéo làm mẫu, loại bỏ 2 phần còn lại. Thu thập hai phần được lấy làm mẫu và lặp lại quá trình đổ mẫu vào hình nón và chia tư cho tới khi đạt được kích cỡ mong muốn.
A.1.6.2 Chia mẫu thành hai phần xấp xỉ bằng nhau. Lấy một nửa của khoảng 0,03 m3 (1 feet3) để sử dụng trong thử nghiệm nung chảy (xem A.3). Sàng đãi để chia mẫu cho tới khi thu được mẫu phân tích. (Có thể xem thông tin và các loại sàng thường dùng trong phần thiết bị của ASTM D2013).
A.1.6.3 Lưu trữ mẫu phân tích đã được chuẩn bị trong một bình kim loại chống ăn mòn đã được bao bọc và dán nhãn, hoặc một thùng chứa bằng nhựa cho tới khi cần dùng để phân tích hóa học.
Bảng A.1.1 - Số lượng và khối lượng của mẫu đơn cần cho việc lấy mẫu
Kích cỡ lớn nhất, mm (inch) | 15 (5/8) | 50 (2) | 150 (6) | 300 (12) |
Số lượng mẫu đơn tối thiểu | 15 | 15 | 15 | 15 |
Khối lượng mẫu đơn tối thiểu, kg (lb) | 1 (2) | 3(6) | 9 (18) | 18 (36) |
A.2 Lấy mẫu tại điểm tiếp nhận
A.2.1 Lấy mẫu trong khi bốc dỡ
A.2.1.1 Kích cỡ mẫu - Lấy một lượng đại diện khoảng 0,76 m3 (1 yd3) từ mỗi xe lửa hoặc xe tải chở phế liệu MNM.
A.2.1.1.1 Lấy mẫu trên xe lửa - Lấy phế liệu MNM đầy hai xẻng cán dài (cỡ số 2) từ phần đỉnh, giữa và đáy của một lối đi mở tại hai địa điểm như mô tả trong hình A.2.1 để lấy 6 mẫu. Lấy thêm 18 mẫu như ở hình A.2.1. Đặt tất cả vật liệu được lấy mẫu vào vật đựng phù hợp dành cho mẫu tổng thể từ toa xe. Ghi nhãn đầy đủ cho thùng chứa mẫu. Cân và ghi lại thông tin về mẫu từ toa xe.
A.2.1.1.2 Lấy mẫu trên xe tải - Lấy phế liệu MNM đầy hai xẻng cán dài (cỡ số 2) từ các khu đỉnh, giữa và đáy của vật liệu, bắt đầu từ đuôi xe. Từ đó, mỗi 2,4 m (8 feet) lấy mẫu một lần tại các điểm cách 1/3 khoảng cách từ hai bên xe. Đặt tất cả vật liệu được lấy mẫu vào trong một vật đựng phù hợp dành cho mẫu tổng thể từ toa xe. Ghi nhãn đầy đủ cho thùng chứa mẫu. Cân và ghi lại thông tin về mẫu từ toa xe.
A.2.1.2 Giảm kích cỡ mẫu - Trong trường hợp vật liệu lớn hơn mức từ 100 mm đến 150 mm (từ 4 inch đến 6 inch), nên nghiền nhỏ vật liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục gia công, sử dụng các thiết bị sàng đãi lấy mẫu*) hoặc dùng phương pháp hình nón và chia phần tư (hoặc phương pháp tương tự), giảm kích cỡ mẫu xuống xấp xỉ 0,03 m3 (1 feet3) bằng cách đưa qua thiết bị lấy mẫu sàng đãi 5 lần. Giữ lại một nửa của mẫu đã tách qua mỗi lần đưa qua thiết bị lấy mẫu sàng đãi cho tới khi lấy được một mẫu mịn có kích cỡ xấp xỉ 0,03 m3 (1 feet3), cẩn thận cho vào túi và ghi nhãn mẫu để phân tích. Giữ lại mẫu lặp cho tới khi phân tích hoàn tất và được chấp nhận. Nếu kết quả phân tích không được chấp nhận, có thể dùng mẫu lặp đó để giải quyết khiếu nại.
A.2.1.3 Nhãn nhận dạng - Các thông tin sau được khuyến nghị nên được ghi trên nhãn nhận dạng
A.2.1.3.1 Nhà sản xuất
A.2.1.3.2 Số toa xe lửa hoặc biển số xe tải vận chuyển
A.2.1.3.3 Khối lượng thực của toa xe hoặc xe tải
A.2.1.3.4 Ngày bốc dỡ hàng và lấy mẫu, và
A.2.1.3.5 Khối lượng ban đầu của mẫu
A.2.2 Vận chuyển hàng không đạt yêu cầu
A.2.2.1 Lấy mẫu - Nếu hàng được nhận sau khi vận chuyển là vật liệu không đạt yêu cầu hoặc bị nghi ngờ là không đạt yêu cầu, thì tiến hành lấy mẫu hàng được vận chuyển tại lối đi trên toa xe lửa hoặc xe tải bằng thiết bị khoan lấy mẫu*), hoặc các quy trình khác có thể áp dụng, từ ít nhất 10 địa điểm trước khi bốc dỡ hàng. Lấy ít nhất 0,06 m3 (2 feet3) lượng mẫu đại diện. Cân và ghi lại khối lượng của mẫu bằng một cân có độ chính xác trong khoảng 0,05 kg (± 0,1 lb) hoặc ± 0,05 %, tùy theo điều kiện nào chính xác hơn.
A.2.2.2 Giảm cỡ mẫu - Trong trường hợp vật liệu lớn hơn mức từ 100 mm đến 150 mm (từ 4 inch đến 6 inch), nên nghiền vật liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục gia công. Sử dụng thiết bị lấy mẫu sàng hoặc phương pháp hình nón và chia tư (hoặc quy trình tương tự), chia mẫu thành các phần bằng nhau cho tới khi mỗi phần chia cuối cùng còn lại 0,03 m3 (1 feet3). Cân mỗi phần, nhận dạng, và lưu lại mẫu lặp cho tới khi chấp nhận hoặc từ chối hàng được vận chuyển.
CHÚ THÍCH 1: Tất cả các mẫu bao gồm xẻng số 2 từ mỗi vị trí được lấy mẫu.
Hình A.2.1 - Biểu đồ vị trí mẫu cho tàu hỏa dài 50 m
A.2.2.3 Nhãn nhận dạng - Các thông tin sau được khuyến nghị nên được ghi trên nhãn nhận dạng
A.2.2.3.1 Nhà sản xuất
A.2.2.3.2 Số toa xe lửa hoặc biển số xe tải vận chuyển
A.2.2.3.3 Trọng lượng tịnh của toa xe hoặc xe tải
A.2.2.3.4 Ngày bốc dỡ hàng và lấy mẫu, và
A.2.2.3.5 Trọng lượng ban đầu của mẫu
A.2.3 Tần suất thử nghiệm khuyến nghị
A.2.3.1 Các nguồn mới - Thử nghiệm tất cả các nguồn cung cấp trên cơ sở “mọi chuyến hàng được vận chuyển” cho tới khi tổng 450.000 kg (1,000,000 lbs) hàng nhận được là đạt tiêu chuẩn, tại thời điểm đó, bên cung cấp được coi là nguồn cung đã được xác minh.
A.2.3.2 Các nguồn cung được xác minh:
A.2.3.2.1 Lấy mẫu ngẫu nhiên các chuyến hàng được nhận từ nguồn cung đã được xác minh, và thử nghiệm ít nhất 20 % trong tổng các chuyến hàng.
A.2.3.2.2 Một chuyến hàng duy nhất từ mỗi nguồn cung mới hoặc đã xác minh không đạt các giới hạn đã đồng ý trước trong vòng 20 % của bất kỳ yếu tố nào trong Bảng 1 có thể coi nguồn cung đó được xác lập như nguồn cung mới (xem A.2.3.1)
A.2.3.2.3 Bất kỳ nguồn cung đã xác minh hoặc nguồn cung mới nào không đạt được các giới hạn đã đồng ý trước trong khoảng 10 % với bất kỳ 2 hoặc nhiều hơn các nhân tố được ghi trong Bảng 1 sẽ có thể được xem là nguồn cung mới (xem A.2.3.1)
A.3 Quy trình phân tích
A.3.1 Tầm quan trọng
A.3.1.1 Đây là một quy trình trong phòng thí nghiệm được sử dụng để tạo ra một mẫu phân tích, xác định phần trăm kim loại thu hồi được từ việc nấu chảy lại, và xác định lượng tạp chất có mặt.
A.3.2 Xác định các yêu cầu vật lý
A.3.2.1 Lấy xấp xỉ 1/3 mẫu, cân và ghi lại khối lượng.
A.3.2.2 Làm khô 1/3 mẫu này trong 2 h tại nhiệt độ 110 °C ± 5 °C và ghi lại khối lượng của vật liệu đã được làm khô.
A.3.2.3 Loại bỏ các vật liệu nhiễm từ và phân tách, ghi lại khối lượng của vật liệu không nhiễm từ.
A.3.2.4 Sàng lọc mẫu qua một sàng cỡ 12 Mesh (Tiêu chuẩn Hoa Kỳ) bằng quy trình sàng lọc khô dành cho phương pháp thử ASTM E276. Ghi lại khối lượng của vật liệu đã qua sàng và vật liệu còn lại trên sàng. Điều này (A.3.2.4) không được áp dụng khi vật liệu đã được nghiền tại điểm tiếp nhận.
A.3.3 Xác định qua phân tích hóa học
A.3.3.1 Đối với vật liệu có hàm lượng nhôm cao, xem 4.1, xem ASTM E753 để biết về quy trình phân tích.
A.3.3.2 Đối với vật liệu có hàm lượng nhôm thấp dựa trên 4.1, sử dụng quy trình phân tích ướt theo các tài liệu viện dẫn ở Điều 2.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12543:2018 (ASTM E889-92) về Chất thải rắn - Phương pháp thử xác định thành phần hoặc độ tinh khiết của dòng vật liệu thải rắn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12427:2018 (ISO 15612:2018) về Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Chấp nhận dựa trên đặc tính kỹ thuật của quy trình hàn tiêu chuẩn
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10608:2014 (ASTM E708-79) về Chất thải rắn - Thủy tinh thải làm nguyên liệu để sản xuất bình thủy tinh - Yêu cầu kỹ thuật
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10609:2014 (ASTM E688-94) về Chất thải rắn - Thủy tinh thải làm nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Phương pháp thử
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10610:2014 (ASTM E5359-98) về Chất thải rắn - Thủy tinh vụn thu hồi từ chất thải dùng để sản xuất sợi thủy tinh - Yêu cầu kỹ thuật