- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12621:2019 về Phân bón - Xác định hàm lượng axit amin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12622:2019 về Phân bón - Xác định lưu huỳnh (dạng sulfat) hòa tan trong nước bằng phương pháp khối lượng
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11407:2019 về Phân bón - Xác định hàm lượng silic hữu hiệu bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử
KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG LÂU NĂM
Fertilizer field testing for perennial crops
Lời nói đầu
TCVN 12720:2019 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị. Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG LÂU NĂM
Fertilizer field testing for perennial crops
Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả khảo nghiệm và yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với tổ chức khảo nghiệm phân bón cho cây trồng lâu năm.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Trong trường hợp tài liệu viện dẫn được sửa đổi bổ sung thì áp dụng phiên bản mới nhất;
TCVN 9487:2012 Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Cây trồng lâu năm
Loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
3.2 Khảo nghiệm phân bón
Hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.
3.3 Khảo nghiệm diện hẹp
Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm về phương pháp khảo nghiệm đối với phân bón được khảo nghiệm theo quy định tại tiêu chuẩn này.
3.4 Khảo nghiệm diện rộng
Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm về phương pháp khảo nghiệm đối với phân bón được khảo nghiệm theo quy định tại tiêu chuẩn này.
Phân bón phải được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
Phân bón khuyến cáo sử dụng cho loại cây trồng nào thì thực hiện khảo nghiệm trên loại cây trồng đó. Phân bón khuyến cáo sử dụng cho nhiều hoặc tất cả các loại cây trồng trong cùng một nhóm (nhóm cây ăn quả, nhóm cây công nghiệp dài ngày, nhóm cây hoa lâu năm, nhóm cây dược liệu lâu năm và nhóm cây lâu năm khác) thì phải thực hiện khảo nghiệm tối thiểu trên 03 loại cây trồng thuộc nhóm đó. Diện tích khảo nghiệm thực tế cho 01 phân bón trên một đối tượng cây trồng lâu năm không vượt quá 20 ha, được tính bằng tổng diện tích các ô khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng.
4.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm
4.2.1 Khảo nghiệm diện hẹp
4.2.1.1 Địa điểm và loại đất khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện hẹp phải được tiến hành ít nhất ở 2 địa điểm khác nhau về loại đất. Loại đất khác nhau được xác định theo TCVN 9487:2012 hoặc theo bản đồ đất (còn gọi là bản đồ thổ nhưỡng) cấp tỉnh. Nếu khảo nghiệm phân bón chuyên dùng cho một loại đất thì được tiến hành ở 02 địa điểm thuộc 02 xã/phường khác nhau trên cùng loại đất.
4.2.1.2 Thời gian khảo nghiệm
Tại mỗi địa điểm phải thực hiện ít nhất 01 năm và phải theo dõi, đánh giá tất cả các chu kỳ thu hoạch trong năm. Cây trồng trong thí nghiệm khảo nghiệm ở 02 địa điểm khác nhau phải có giai đoạn sinh trưởng giống nhau (cùng ở giai đoạn vườn ươm hoặc giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc giai đoạn kinh doanh). Đối với phân bón cải tạo đất phải thực hiện lặp lại ít nhất 02 năm liên tiếp.
4.2.1.3 Công thức thí nghiệm khảo nghiệm
Bao gồm công thức khảo nghiệm, công thức nền và công thức đối chứng.
4.2.1.3.1 Công thức khảo nghiệm
Công thức khảo nghiệm là công thức có sử dụng phân bón được khảo nghiệm.
Số lượng công thức khảo nghiệm cho một phân bón được xác định trên cơ sở liều lượng, số lần, thời kỳ và kỹ thuật bón khác nhau hoặc kết hợp các yếu tố trên, tối thiểu 03 công thức (03 liều lượng) khảo nghiệm trong khảo nghiệm diện hẹp.
Số lượng phân bón khảo nghiệm trong mỗi khảo nghiệm không được lớn hơn 04 phân bón và phải cùng phương thức sử dụng bón rễ hoặc bón lá.
4.2.1.3.2 Công thức nền
Trường hợp cần đánh giá hiệu suất sử dụng phân bón hoặc hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón (trừ khảo nghiệm phân bón lá sử dụng nước làm đối chứng, không sử dụng phân bón lá khác làm đối chứng) thì phải bố trí thêm công thức nền cùng với công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng. Công thức nền là công thức có sử dụng các loại phân bón với cùng liều lượng và phương pháp bón như công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng (không bao gồm phân bón khảo nghiệm và phân bón đối chứng).
Trường hợp công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng chỉ sử dụng phân bón khảo nghiệm và phân bón đối chứng (không bao gồm các loại phân bón khác) thì công thức nền là công thức không sử dụng phân bón.
4.2.1.3.3 Công thức đối chứng
Công thức đối chứng là công thức có sử dụng phân bón hoặc sử dụng nước (trường hợp khảo nghiệm phân bón lá) làm đối chứng để có căn cứ đánh giá phân bón khảo nghiệm.
Đối với phân bón rễ: Phân bón sử dụng làm đối chứng là phân bón đang sử dụng tại địa phương nơi khảo nghiệm cùng loại với phân bón khảo nghiệm hoặc phân bón đang sử dụng phổ biến tại địa phương nơi khảo nghiệm, số lần bón, thời kỳ bón, liều lượng bón, kỹ thuật bón và các yếu tố kỹ thuật canh tác khác sử dụng trong công thức đối chứng theo thực tế đang áp dụng tại địa phương nơi khảo nghiệm.
Đối với phân bón lá: Phân bón sử dụng làm đối chứng là phân bón đang được sử dụng phổ biến tại địa phương nơi khảo nghiệm có thành phần, đặc tính tương đương với phân bón khảo nghiệm hoặc sử dụng nước với lượng và thời kỳ phun tương ứng với lượng nước và thời kỳ phun sử dụng để pha phân bón ở công thức khảo nghiệm. Phân bón sử dụng bón rễ và các yếu tố kỹ thuật canh tác khác áp dụng theo thực tế tại địa phương nơi khảo nghiệm.
CHÚ THÍCH Trong khảo nghiệm có thể bố trí thêm các công thức đối chứng phụ nếu tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm thấy cần thiết.
4.2.1.4 Diện tích ô khảo nghiệm
Diện tích mỗi ô khảo nghiệm diện hẹp tối thiểu 100 m2 hoặc diện tích tương đương với diện tích trồng tối thiểu 10 cây đối với các loại cây có mật độ trồng ≤ 1.000 cây/ha và diện tích tương đương với diện tích trồng tối thiểu 20 cây đối với các loại cây có mật độ trồng > 1.000 cây/ha.
4.2.1.5 Bố trí ô khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện hẹp được bố trí theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, mỗi công thức thí nghiệm khảo nghiệm được lặp lại tối thiểu 03 lần.
4.2.1.6 Biện pháp kỹ thuật
Các yếu tố kỹ thuật phi thí nghiệm (làm đất, giống, mật độ, tưới nước, bảo vệ thực vật và các kỹ thuật canh tác khác) được áp dụng theo quy trình phổ biến tại địa phương nơi khảo nghiệm và đồng nhất cho các công thức thí nghiệm khảo nghiệm.
4.2.1.7 Thu thập số liệu khảo nghiệm
4.2.1.7.1 Chỉ tiêu thu thập
Các khảo nghiệm phân bón phải thu thập chỉ tiêu quy định tại điểm a, b và một hoặc nhiều chỉ tiêu quy định tại điểm c, d, đ, e tùy thuộc đặc tính, công dụng của phân bón khảo nghiệm để đánh giá hiệu quả nông học (bội thu năng suất cây trồng, hiệu suất sử dụng phân bón), hiệu quả kinh tế của phân bón, tác động đến môi trường và làm cơ sở đưa ra hướng dẫn sử dụng.
a) Chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế (đối với phân bón phải đáp ứng yêu cầu về yếu tố hạn chế theo quy định hiện hành về chất lượng phân bón) của phân bón khảo nghiệm và phân bón đối chứng;
b) Năng suất cây trồng;
c) Bội thu năng suất cây trồng;
d) Hiệu suất sử dụng phân bón;
đ) Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón;
e) Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng đối với phân bón có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm; chỉ tiêu hóa học, lý học, sinh học của đất được cải thiện đối với phân bón có chất cải tạo đất; lượng phân bón sử dụng tiết kiệm đối với phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng; khả năng miễn dịch của cây trồng đối với phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng; chỉ tiêu về môi trường đối với phân bón có hiệu quả về môi trường.
4.2.1.7.2 Phương pháp thu thập, tính toán số liệu
- Năng suất cây trồng trong khảo nghiệm được xác định trên cơ sở thu hoạch toàn ô thí nghiệm;
- Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng, khả năng tăng miễn dịch của cây trồng và chỉ tiêu khác về cây trồng thu thập tối thiểu 03 cây/ô khảo nghiệm đối với cây trồng lâu năm có mật độ ≤ 1.000 cây/ha và tối thiểu 05 cây/ô khảo nghiệm đối với cây trồng lâu năm có mật độ trồng >1.000 cây/ha;
- Các chỉ tiêu về tính chất đất, môi trường đất thu thập tối thiểu 01 mẫu đất/ô khảo nghiệm, các mẫu đất được lấy theo phương pháp 5 điểm đường chéo tại mỗi ô khảo nghiệm;
- Bội thu năng suất cây trồng, hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón được tính toán như sau:
Bội thu năng suất được tính theo Công thức (1):
(1)
Trong đó:
BTns: Bội thu năng suất, tính bằng %;
NSkn: Năng suất cây trồng ở công thức khảo nghiệm, tính bằng kilôgam/hecta (kg/ha);
NSđc: Năng suất cây trồng ở công thức đối chứng, tính bằng kg/ha;
Hiệu suất sử dụng phân bón và so sánh hiệu suất sử dụng phân bón khảo nghiệm so với phân bón đối chứng được tính theo Công thức (2) (3) (4):
(2)
(3)
(4)
Trong đó:
HSkn: Hiệu suất sử dụng phân bón khảo nghiệm, tính bằng %;
HSđc: Hiệu suất sử dụng phân bón đối chứng, tính bằng %;
NSkn: Năng suất cây trồng ở công thức khảo nghiệm, tính bằng kg/ha;
NSđc: Năng suất cây trồng ở công thức đối chứng, tính bằng kg/ha;
NSn: Năng suất cây trồng ở công thức nền, tính bằng kg/ha;
KLkn: Khối lượng phân bón khảo nghiệm, tính bằng kg/ha quy về hàm lượng hoặc tổng hàm lượng đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) đối với phân bón trong thành phần có chứa đạm, lân, kali;
KLđc: Khối lượng phân bón đối chứng, tính bằng kg/ha quy về hàm lượng hoặc tổng hàm lượng đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) đối với phân bón trong thành phần có chứa đạm, lân, kali;
HSss: Hiệu suất sử dụng phân bón khảo nghiệm so với phân bón đối chứng, tính bằng %.
Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón và so sánh hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón khảo nghiệm so với phân bón đối chứng được tính theo Công thức (5) (6) (7):
(5)
(6)
(7)
Trong đó:
NSkn: Năng suất cây trồng ở công thức khảo nghiệm, tính bằng kg/ha;
NSđc: Năng suất cây trồng ở công thức đối chứng, tính bằng kg/ha;
NSn: Năng suất cây trồng ở công thức nền, tính bằng kg/ha;
G: Giá nông sản tại thời điểm kết thúc khảo nghiệm, tính bằng 1.000 đồng/kilôgam (1.000 đồng/kg);
Ckn, Cđc, Cn: Chi phí cho phân bón khảo nghiệm, phân bón đối chứng, phân bón nền (gồm chi phí lao động bón phân và mua phân bón, trong đó chi phí mua phân bón tính bằng lượng các loại phân bón sử dụng nhân với giá phân bón tương ứng tính theo nguyên tắc tại Phụ lục A), tính bằng 1.000 đồng/ha/vụ;
HQkn: Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón khảo nghiệm;
HQđc: Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón đối chứng;
HQss: Hiệu quả kinh tế của phân bón khảo nghiệm so với phân bón đối chứng, tính bằng %.
* Trường hợp khảo nghiệm phân bón lá sử dụng nước làm đối chứng (không sử dụng phân bón lá khác làm đối chứng), hiệu quả kinh tế của phân bón khảo nghiệm so với đối chứng được xác định theo Công thức (8):
(8)
LNkn = NSkn x G - C
LNđc = NSđc x G - C
Trong đó:
HQl: Hiệu quả kinh tế của phân bón khảo nghiệm so với phân bón đối chứng, tính bằng %;
LNkn: Lợi nhuận của việc sử dụng phân bón khảo nghiệm, tính bằng 1.000 đồng/ha/vụ;
LNđc: Lợi nhuận của việc sử dụng phân bón đối chứng, tính bằng 1.000 đồng/ha/vụ;
NSkn: Năng suất cây trồng ở công thức khảo nghiệm, tính bằng kg/ha;
NSđc: Năng suất cây trồng ở công thức đối chứng, tính bằng kg/ha;
G: Giá nông sản tại thời điểm kết thúc khảo nghiệm, tính bằng 1.000 đồng/kg;
C: Tổng chi phí (gồm chi phí lao động, phân bón và các vật tư khác, trong đó chi phí phân bón tính bằng lượng các loại phân bón sử dụng nhân với giá phân bón tương ứng tính theo nguyên tắc tại Phụ lục A), tính bằng 1.000 đồng/ha/vụ.
- Chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế của phân bón khảo nghiệm và phân bón đối chứng được xác định bởi phòng thử nghiệm được công nhận cho tổ chức khảo nghiệm hoặc được chỉ định;
- Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm cây trồng, chỉ tiêu hóa học, lý học, sinh học của đất, chỉ tiêu về môi trường được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận hoặc đã đăng ký lĩnh vực hoạt động.
- Chỉ tiêu về khả năng miễn dịch của cây trồng được xác định theo phương pháp do tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm đề nghị trong đề cương khảo nghiệm phân bón
4.2.2 Khảo nghiệm diện rộng
4.2.2.1 Địa điểm và loại đất khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện rộng phải được tiến hành ít nhất ở 2 địa điểm khác nhau về loại đất và trên cùng loại đất với khảo nghiệm diện hẹp.
4.2.2.2 Thời gian khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện rộng tại mỗi địa điểm phải thực hiện ít nhất 01 năm và phải theo dõi, đánh giá tất cả các chu kỳ thu hoạch trong năm tương ứng với các chu kỳ trong khảo nghiệm diện hẹp. Cây trồng trong thí nghiệm khảo nghiệm ở 02 địa điểm khác nhau phải cùng giai đoạn sinh trưởng.
4.2.2.3 Công thức thí nghiệm khảo nghiệm
Công thức thí nghiệm khảo nghiệm diện rộng bao gồm công thức đối chứng, công thức nền (nếu có) và ít nhất 01 công thức khảo nghiệm được đánh giá đạt yêu cầu trong khảo nghiệm diện hẹp.
4.2.2.4 Diện tích ô khảo nghiệm
Tổng diện tích mỗi ô khảo nghiệm diện rộng tối thiểu là 1.000 m2 hoặc tối thiểu bằng diện tích quy đổi tương đương với diện tích trồng 100 cây đối với các loại cây có mật độ trồng ≤1.000 cây/ha và tối thiểu bằng diện tích quy đổi tương đương với diện tích trồng 200 cây đối với các loại cây có mật độ trồng >1.000 cây/ha.
Trường hợp khảo nghiệm diện rộng bố trí trên nhiều thửa đất canh tác khác nhau, diện tích mỗi ô khảo nghiệm diện rộng tối thiểu được tính bằng tổng diện tích các ô khảo nghiệm cùng công thức thí nghiệm khảo nghiệm ở các thửa đất khác nhau.
4.2.2.5 Bố trí ô khảo nghiệm
Khảo nghiệm diện rộng được bố trí theo kiểu tuần tự hoặc ngẫu nhiên không cần lặp lại.
Trường hợp khảo nghiệm diện rộng bố trí trên cùng một thửa đất canh tác, mỗi thửa đất canh tác được chia thành các ô, số ô bằng số công thức thí nghiệm khảo nghiệm.
Trường hợp khảo nghiệm diện rộng bố trí trên nhiều thửa đất canh tác khác nhau, các thửa đất canh tác phải cùng địa điểm, loại đất và tại mỗi thửa đất bố trí đầy đủ các công thức thí nghiệm khảo nghiệm.
4.2.2.6 Biện pháp kỹ thuật
Thực hiện theo quy định tại 4.2.1.6
4.2.2.7 Thu thập số liệu khảo nghiệm
4.2.2.7.1 Chỉ tiêu thu thập
Khảo nghiệm diện rộng phải thu thập các chỉ tiêu đã được thu thập trong khảo nghiệm diện hẹp quy định tại 4.2.1.7.1 trừ chỉ tiêu chất lượng của phân bón được quy định tại điểm a mục 4.2.1.7.1.
4.2.27.2 Phương pháp thu thập, tính toán số liệu
- Năng suất cây trồng được xác định theo năng suất thực thu hoặc tại 5 điểm theo phương pháp đường chéo trong mỗi ô khảo nghiệm; thu thập tối thiểu 5 cây/điểm với cây có mật độ trồng ≤ 1.000 cây/ha và tối thiểu 10 cây/điểm với cây có mật độ trồng >1.000 cây/ha.
- Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng, khả năng tăng miễn dịch của cây trồng và chỉ tiêu khác về cây trồng thu thập tại 5 điểm theo phương pháp đường chéo trong mỗi ô khảo nghiệm; thu thập tối thiểu 3 cây/ô khảo nghiệm đối với cây trồng lâu năm có mật độ ≤ 1.000 cây/ha và ít nhất 05 cây/ô thí nghiệm đối với cây trồng lâu năm có mật độ trồng > 1.000 cây/ha;
- Các chỉ tiêu về tính chất đất, môi trường đất thu thập tối thiểu 01 mẫu đất/ô khảo nghiệm, các mẫu đất được lấy theo phương pháp 5 điểm đường chéo tại mỗi ô khảo nghiệm;
- Tính toán bội thu năng suất cây trồng, hiệu suất sử dụng phân bón, hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón được áp dụng như khảo nghiệm diện hẹp được quy định tại 4.2.1.7.2.
4.2.3 Khảo nghiệm phân bón yêu cầu về nội dung và phương pháp đặc thù
Đối với khảo nghiệm phân bón sử dụng cho cây trồng canh tác trong điều kiện không sử dụng đất hoặc trong điều kiện nhà kính, nhà lưới không thể thực hiện được theo quy định tại 4.2.1.1; 4.2.1.4; 4.2.1.5; 4.2.2.1; 4.2.2.4; 4.2.2.5 về địa điểm và loại đất khảo nghiệm, diện tích ô khảo nghiệm, bố trí ô khảo nghiệm thì thực hiện các nội dung nêu trên theo phương pháp đề nghị của tổ chức, cá nhân có phân bón và tổ chức khảo nghiệm thống nhất trong đề cương khảo nghiệm. Các nội dung khác thực hiện theo phương pháp quy định tại 4.2.1.2; 4.2.1.3; 4.2.1.6; 4.2.1.7; 4.2.2.2; 4.2.2.3; 4.2.2.6; 4.2.2.7.
4.3 Đề cương và báo cáo khảo nghiệm phân bón
4.3.1 Đề cương khảo nghiệm
Trước khi thực hiện khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có phân bón phải phối hợp với tổ chức được chỉ định đủ điều kiện khảo nghiệm lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm theo các nội dung quy định của Tiêu chuẩn này. Đề cương khảo nghiệm phân bón phải bao gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ cùa tổ chức, cá nhãn có phân bón khảo nghiệm.
- Tên phân bón; loại phân bón; phương thức sử dụng (bón rễ/bón lá); chỉ tiêu chất lượng; các yếu tố hạn chế (nếu có); đặc tính, công dụng chủ yếu của phân bón khảo nghiệm.
- Nguồn gốc xuất xứ phân bón (tạo ra trong nước, nhập khẩu, kết quả nghiên cứu, chuyển giao,...).
- Cây trồng và loại đất khảo nghiệm.
- Địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện hẹp; địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện rộng (dự kiến).
- Các công thức khảo nghiệm diện hẹp [công thức khảo nghiệm, công thức đối chứng, công thức nền (nếu có)]: công thức khảo nghiệm diện rộng (dự kiến).
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng.
- Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp thu thập, xử lý số liệu.
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm: cách bón phân, mật độ gieo trồng, bảo vệ thực vật, tưới tiêu,...
- Phần xác nhận: có chữ ký của người lập đề cương, xác nhận của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm và của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
4.3.2 Báo cáo kết quả khảo nghiệm
Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón phải bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin chung:
- Phương pháp khảo nghiệm;
- Kết quả thực hiện;
- Kết luận, kiến nghị, hướng dẫn sử dụng phân bón.
Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Phụ lục B.
4.4 Đánh giá kết quả khảo nghiệm
Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức khảo nghiệm phải đánh giá về trình tự, nội dung và kết quả khảo nghiệm phân bón. Phân bón khảo nghiệm được đăng ký công nhận lưu hành phải có kết quả khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu sau:
- Đối với các loại phân bón vô cơ (trừ phân bón cải tạo đất, phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng, phân bón có hiệu quả về môi trường), hiệu lực làm tăng so với đối chứng về năng suất (BTns) hoặc hiệu quả kinh tế (HQss) hoặc hiệu suất sử dụng phân bón (HSss) ≥ 10% với mức ý nghĩa thống kê (p=α) ≤ 0,05 trong khảo nghiệm diện hẹp và ≥10% trong khảo nghiệm diện rộng.
- Đối với các loại phân bón hữu cơ, phân bón sinh học (trừ phân bón cải tạo đất, phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng, phân bón có hiệu quả về môi trường) hiệu lực làm tăng so với đối chứng về năng suất (BTns) hoặc hiệu quả kinh tế (HQss) hoặc hiệu suất sử dụng phân bón (HSss) ≥ 5% với mức ý nghĩa thống kê (p=α) ≤ 0,05 trong khảo nghiệm diện hẹp và ≥ 5% trong khảo nghiệm diện rộng.
- Đối với phân bón cải tạo đất, phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng, phân bón có hiệu quả về môi trường phải có số liệu chứng minh về tính chất đất được cải thiện, khả năng làm tăng miễn dịch cây trồng, chất lượng môi trường được cải thiện so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê (p=α) ≤ 0,05.
5. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với tổ chức khảo nghiệm
- Có hoặc thuê đất đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng:
Loại đất khảo nghiệm: ít nhất 02 loại đất;
Diện tích đất khảo nghiệm: tối thiểu 2.000 m2 mỗi loại.
- Có hoặc thuê địa điểm văn phòng phù hợp: có phòng làm việc; phòng hoặc khu vực để xử lý và lưu mẫu khảo nghiệm.
- Có trang thiết bị (máy tính, máy in, máy/thiết bị ghi hình), phần mềm phục vụ cho việc xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm.
- Có phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định để kiểm tra chất lượng phân bón và phòng thử nghiệm được công nhận, chứng nhận đối với các chỉ tiêu liên quan đến nội dung khảo nghiệm phân bón.
- Có bộ dụng cụ lấy mẫu phân bón theo quy định tại các TCVN lấy mẫu phân bón.
- Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm:
Dụng cụ, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường, bao gồm cân có độ chính xác từ 0,1 - 0,01 g, micro-pipet, ống đong chia độ và các dụng cụ, thiết bị đo lường khác có độ chính xác đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm.
Dụng cụ để thiết kế, triển khai thí nghiệm, bao gồm thước xác định diện tích ô thí nghiệm, bình hoặc máy phun, bảng, biển hiệu phục vụ thí nghiệm khảo nghiệm, dụng cụ hoặc thiết bị để xử lý về bảo quản mẫu, dụng cụ lấy mẫu đất, dụng cụ lấy mẫu sản phẩm cây trồng và các dụng cụ cần thiết khác theo yêu cầu của khảo nghiệm (nếu có).
Trang thiết bị bảo hộ lao động, bao gồm quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, ủng, găng tay, kính bảo hộ lao động.
Nguyên tắc tính giá phân bón để tính hiệu quả kinh tế của khảo nghiệm
A.1 Tính giá phân bón dựa trên giá của một đơn vị chỉ tiêu chất lượng
Áp dụng đối với phân bón khảo nghiệm và phân bón đối chứng có chỉ tiêu chất lượng chính là một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, theo cách tính sau:
Bước 1: Xác định giá của 01 đơn vị (1%) chỉ tiêu chất lượng Nts, P2O5hh, K2Ohh
- Giá của 01 đơn vị Nts = Giá 01 kg phân urê trên thị trường tại thời điểm kết thúc khảo nghiệm/hàm lượng Nts tính theo % khối lượng:
Ví dụ: giá phân urê 46% Nts là 7.000 đồng/kg thì giá của 1 đơn vị Nts = 7.000 đồng/46% = 152,2 đồng/1%.
- Giá của 01 đơn vị P2O5hh = Giá 01 kg phân supephotphat đơn trên thị trường tại thời điểm kết thúc khảo nghiệm/hàm lượng P2O5hh tính theo % khối lượng;
Ví dụ: giá phân supephotphat đơn 16,5% P2O5hh là 3.000 đồng/kg thì giá của 1 đơn vị P2O5hh = 3.000 đồng/16,5% = 181,8 đồng/1%.
- Giá của 01 đơn vị K2Ohh = Giá 01 kg phân kali clorua trên thị trường tại thời điểm kết thúc khảo nghiệm/hàm lượng K2Ohh tính theo % khối lượng;
Ví dụ: giá phân kali clorua 60% K2Ohh là 9.000 đồng/kg thì giá của 01 đơn vị K2Ohh = 9.000 đồng/60% = 150 đồng/1%.
Bước 2: Tính giá phân bón
G = Σ Xi x Hi Σ Kj
Trong đó:
G: Giá của 01 kg của phân bón, tính theo đồng;
Xi: Giá của 01 đơn vị chỉ tiêu chất lượng i (một hoặc nhiều chỉ tiêu Nts, P2O5hh, K2Ohh), tính theo đồng/1%;
Hi: Hàm lượng chỉ tiêu chất lượng i (một hoặc nhiều chỉ tiêu Nts, P2O5hh, K2Ohh) trong phân bón khảo nghiệm, tính theo % khối lượng;
Kj: Giá của 01 đơn vị chỉ tiêu chất lượng j (một hoặc nhiều chỉ tiêu không thuộc Nts, P2O5hh, K2Ohh) do tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm đề nghị (nếu có).
A.2 Tính giá phân bón theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm
- Giá phân bón khảo nghiệm sản xuất trong nước được tính dựa trên giá nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất khác; giá phân bón khảo nghiệm nhập khẩu do tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm đề nghị và phải dựa trên giá do nhà sản xuất phân bón cung cấp;
- Giá phân bón đối chứng và phân bón khác sử dụng trong khảo nghiệm (nếu có) được tính theo giá thực tế thị trường tại thời điểm kết thúc khảo nghiệm.
Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón
B.1 Nội dung thể hiện trên trang bìa
1. Tên cơ sở có phân bón khảo nghiệm;
2. Tên tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm;
3. Tên báo cáo kết quả khảo nghiệm;
4. Địa điểm, thời gian báo cáo kết quả khảo nghiệm.
B.2 Nội dung báo cáo
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………… | ……, ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
1. Thông tin chung
1.1. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm: ……………………………………….
1.2. Tên, địa chỉ tổ chức khảo nghiệm: …………………………………………………………………
1.3. Tên, xuất xứ phân bón khảo nghiệm (tên tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất tạo ra phân bón), tình hình sử dụng phân bón ở nước xuất khẩu và các nước trên thế giới (nếu có) đối phân bón nhập khẩu: …………………………………………………………………………………………….
1.4. Chỉ tiêu chất lượng và các yếu tố hạn chế (nếu có) theo đề cương đăng ký: …………………
1.5. Tên phòng thử nghiệm, kiểm tra chất lượng phân bón trước khi thực hiện khảo nghiệm: …..
1.6. Loại phân bón, phương thức sử dụng, đặc tính, công dụng chủ yếu của phân bón khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………..
1.7. Căn cứ và yêu cầu khảo nghiệm: ………………………………………………………………….
1.7.1. Căn cứ tiến hành khảo nghiệm: ………………………………………………………………….
1.7.2. Yêu cầu, mục đích khảo nghiệm: ………………………………………………………………..
2. Phương pháp khảo nghiệm
2.1. Điều kiện khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………..
2.1.1. Địa điểm khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………
2.1.2. Thời gian khảo nghiệm: ………………………………………………………………………….
2.1.3. Cây trồng khảo nghiệm (giống, mật độ gieo trồng, thời vụ gieo trồng, thời gian thu hoạch hoặc giai đoạn sinh trưởng của cây,...): ……………………………………………………………….
2.1.4. Điều kiện về đất canh tác (tên loại đất, tính chất đất): ……………………………………….
2.1.5. Chế độ canh tác (công thức luân canh, lịch sử sử dụng phân bón tại khu đất khảo nghiệm, điều kiện tưới tiêu và các biện pháp kỹ thuật khác): ………………………………………………….
2.1.6. Điều kiện về thời tiết, khí hậu: ……………………………………………………………………
2.1.7. Nhận xét tình hình phát sinh, phát triển, sâu bệnh, khả năng chống chịu của cây trồng trong thời gian khảo nghiệm: …………………………………………………………………………….
2.2. Khảo nghiệm diện hẹp: ……………………………………………………………………………..
2.2.1. Công thức khảo nghiệm, công thức đối chứng và công thức nền (nếu có): ………………….
2.2.2. Thiết kế khảo nghiệm (diện tích ô khảo nghiệm, số lần nhắc lại, phương pháp bố trí, sơ đồ bố trí): ……………………………………………………………………………………………………….
2.2.3. Phương pháp bón phân (lượng bón, số lần bón, thời kỳ bón, ngày bón, kỹ thuật bón, phân bón nền): ……………………………………………………………………………………………………
2.2.4. Chế độ nước và bảo vệ thực vật: ……………………………………………………………….
2.2.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu: …………………………………………..
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu: ……………………………………………………………………….
2.3. Khảo nghiệm diện rộng: …………………………………………………………………………….
2.3.1. Công thức khảo nghiệm, công thức đối chứng và công thức nền (nếu có): ………………..
2.3.2. Thiết kế khảo nghiệm (diện tích ô khảo nghiệm, số thửa hoặc số hộ bố trí khảo nghiệm, phương pháp bố trí/sơ đồ thí nghiệm): ………………………………………………………………….
2.3.3. Phương pháp bón phân (lượng bón, số lần bón, thời kỳ bón, ngày bón, kỹ thuật bón, phân bón nền): …………………………………………………………………………………………………..
2.3.4. Chế độ nước và bảo vệ thực vật: ……………………………………………………………….
2.3.5. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu: ……………………………………………
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu: ………………………………………………………………………
3. Kết quả khảo nghiệm
3.1. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp: …………………………………………………………………….
3.1.1. Kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng và yếu tố hạn chế (nếu có) của phân bón khảo nghiệm so với đăng ký trong đề cương: ………………………………………………………………..
3.1.2. Nhận xét điều kiện thời tiết, khí hậu, chế độ nước tưới cho cây trồng, tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, sâu bệnh hại: …………………………………………………………………
3.1.3. Năng suất cây trồng và bội thu năng suất cây trồng: …………………………………………..
3.1.4. Hiệu suất sử dụng phân bón: …………………………………………………………………….
3.1.5. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón khảo nghiệm: …………………………………………….
3.1.6. Chất lượng sản phẩm cây trồng (đối với phân bón có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm); chỉ tiêu hóa học, lý học, sinh học của đất được cải thiện (đối với phân bón có chất cải tạo đất); lượng phân bón sử dụng tiết kiệm (đối với phân bón có bổ sung chất tăng hiệu suất sử dụng); khả năng miễn dịch của cây trồng (đối với phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng); chỉ tiêu về môi trường (đối với phân bón có hiệu quả về môi trường): ……………………..
3.2. Kết quả khảo nghiệm diện rộng
Báo cáo các nội dung tương ứng trong báo cáo kết quả khảo nghiệm diện hẹp ở Mục 1 nêu trên.
4. Kết luận, kiến nghị, hướng dẫn sử dụng phân bón
4.1. Kết luận, kiến nghị: …………………………………………………………………………………
4.2. Hướng dẫn sử dụng phân bón: …………………………………………………………………..
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC | NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO |
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
B.3 Tài liệu kèm theo Báo cáo
1) Bản chính đề cương khảo nghiệm có tên và chữ ký xác nhận của người lập đề cương, xác nhận của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm và của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm (nếu người lập đề cương thuộc tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm).
2) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm có tên và chữ ký xác nhận của người lập báo cáo, xác nhận dấu của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm;
3) Bản chính hoặc sao quyết định thành lập hội đồng khoa học và danh sách các thành viên của hội đồng;
4) Bản sao phiếu nhận xét của từng thành viên hội đồng;
5) Bản sao biên bản nghiệm thu kết quả khảo nghiệm của hội đồng khoa học được thành lập bởi tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm;
6) Bản sao bản giải trình, chỉnh sửa báo cáo theo góp ý của hội đồng khoa học (nếu có);
7) Bản sao Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế (nếu có) trong phân bón của phòng thử nghiệm được công nhận cho tổ chức khảo nghiệm hoặc chỉ định;
8) Bản sao phiếu kết quả phân tích các chỉ tiêu về tính chất đất, chất tăng miễn dịch của cây trồng, chất lượng môi trường, ... đối với phân bón cải tạo đất, phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng, phân bón có hiệu quả về môi trường của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định;
9) Nhật ký đồng ruộng, số liệu thô trong đó ghi chép chi tiết quá trình thực hiện khảo nghiệm bao gồm các thông tin về địa điểm (tên chủ sở hữu đất hoặc khu đồng, tên thôn/ấp, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố); các biện pháp canh tác và thời gian thực hiện (làm đất, gieo trồng, thu hoạch, bón phân, cung cấp nước tưới, phòng trừ sâu bệnh, chế độ tưới nước ...); cây trồng khảo nghiệm (tên giống, mật độ gieo trồng, giai đoạn sinh trưởng đối với cây trồng lâu năm); số liệu xử lý thống kê; tên và chữ ký xác nhận của người theo dõi, thu thập, xử lý số liệu; xác nhận của tổ chức khảo nghiệm;
10) Thông tin, số liệu về thời tiết, khí hậu trong thời gian thực hiện khảo nghiệm;
11) Hình ảnh (ảnh mẫu) thí nghiệm khảo nghiệm và các hoạt động khảo nghiệm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
[2] Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
[3] 10TCN 216-2003 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản;
[4] Giáo trình Phương pháp thí nghiệm, Nguyễn Thị Lan (chủ biên) & Phạm Tiến Dũng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội, 2005;
[5] Tài liệu đào tạo người lấy mẫu đất, nước và sản phẩm cây trồng, Vũ Thắng, Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Vũ Quỳnh Lan, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2011.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12621:2019 về Phân bón - Xác định hàm lượng axit amin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12622:2019 về Phân bón - Xác định lưu huỳnh (dạng sulfat) hòa tan trong nước bằng phương pháp khối lượng
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11407:2019 về Phân bón - Xác định hàm lượng silic hữu hiệu bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử