Mixed instant coffee
Lời nói đầu
TCVN 12807:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÀ PHÊ HỖN HỢP HÒA TAN
Mixed instant coffee
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê hỗn hợp hòa tan dạng bột.
CHÚ THÍCH: Sản phẩm có thể ở dạng cốm hoặc dạng mảnh tùy thuộc vào công nghệ chế biến.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983), Cà phê hòa tan - Phương pháp xác định hao hụt khối lượng ở nhiệt độ 70 °C dưới áp suất thấp
TCVN 6605:2007 (ISO 6670:2002), Cà phê hòa tan - Phương pháp lấy mẫu đối với bao gói có lót
TCVN 7602:2007, Thực phẩm - Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
TCVN 7603:2007, Thực phẩm - Xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
TCVN 7604:2007, Thực phẩm - Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
TCVN 7968 (CODEX STAN 212-1999), Đường
TCVN 8427:2010 (EN 14546:2005), Thực phẩm - Xác định nguyên tố vết - Xác định asen tổng số bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua (HGAAS) sau khi tro hóa
TCVN 9723:2013 (ISO 20481:2008), Cá phê và sản phẩm cà phê - Xác định hàm lượng cafein bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) - Phương pháp chuẩn
TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017), Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella - Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.
TCVN 12459:2018, Cà phê hòa tan nguyên chất
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Cà phê hỗn hợp hòa tan (mixed instant coffee)
Sản phẩm thu được từ cà phê hòa tan nguyên chất và/hoặc hỗn hợp cà phê hòa tan và/hoặc cà phê hòa tan đã tách cafein, có thể bổ sung đường và/hoặc sữa và sản phẩm sữa, các nguyên liệu thực phẩm khác và phụ gia thực phẩm.
CHÚ THÍCH: “Hỗn hợp cà phê hòa tan” theo định nghĩa 3.2 của TCVN 9702:2013 (ISO 24114:2011) [7].
4.1 Nguyên liệu
- Cà phê hòa tan nguyên chất: đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 12459:2018.
- Đường: các yêu cầu trong TCVN 7968 (CODEX STAN 212-1999).
- Sữa và sản phẩm sữa: đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể.
- Các nguyên liệu khác, nếu có sử dụng: đáp ứng các yêu cầu để dùng làm thực phẩm.
4.2 Yêu cầu cảm quan
Các yêu cầu cảm quan của cà phê hỗn hợp hòa tan được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | Màu đặc trưng của sản phẩm |
2. Mùi | Mùi thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ |
3. Vị | Vị đặc trưng của sản phẩm |
4. Trạng thái | Khô, rời và không vón |
4.3 Yêu cầu lý-hóa
Yêu cầu lý-hóa của cà phê hỗn hợp hòa tan được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Yêu cầu lý-hóa
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn | 5,0 |
2. Khả năng tan trong nước nóng | Tan hoàn toàn trong 2 min sau khi khuấy đều |
Chỉ sử dụng các chất phụ gia theo quy định hiện hành[3].
6.1 Kim loại nặng
Giới hạn kim loại nặng đối với cà phê hỗn hợp hòa tan được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Giới hạn kim loại nặng
Kim loại nặng | Mức tối đa |
1. Chì, mg/kg | 2,0 |
2. Cadimi, mg/kg | 1,0 |
3. Thủy ngân, mg/kg | 0,05 |
4. Asen, mg/kg | 1,0 |
6.2 Vi sinh vật
Salmonella : không có mặt trong 25 g sản phẩm.
6.3 Độc tố vi nấm, theo quy định hiện hành[5].
6.4 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, theo quy định hiện hành[4].
7.1 Lấy mẫu, theo TCVN 6605:2007 (ISO 6670:2002).
7.2 Xác định độ ẩm, theo TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983).
7.3 Xác định khả năng tan trong nước nóng
Cho 2,5 g mẫu vào cốc dung tích 500 ml có chứa 150 ml nước sôi (hơn 90 °C). Khuấy đều trong 2 min, sản phẩm phải hòa tan hoàn toàn.
7.4 Xác định hàm lượng cafein, theo TCVN 9723:2013 (ISO 20481:2008).
7.5 Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 7602:2007.
7.6 Xác định hàm lượng cadimi, theo TCVN 7603:2007.
7.7 Xác định hàm lượng thủy ngân, theo TCVN 7604:2007.
7.8 Xác định hàm lượng asen, theo TCVN 8427:2010 (EN 14546:2005).
7.9 Xác định Salmonella, theo TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017).
8 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
8.1 Bao gói
Cà phê hỗn hợp hòa tan được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, chống hút ẩm, không làm ảnh hưởng đến mùi, vị, chất lượng của sản phẩm và đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
8.2 Ghi nhãn
Ghi nhãn sản phẩm cà phê hỗn hợp hòa tan theo quy định hiện hành[1][2], ngoài ra, trên nhãn cần ghi rõ hàm lượng cafein.
8.3 Bảo quản và vận chuyển
Bảo quản cà phê hỗn hợp hòa tan ở nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm có thể ảnh hưởng đến chất lượng, mùi, vị của sản phẩm. Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải khô, sạch, không có mùi lạ.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa
[2] Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa
[3] Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm
[4] Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
[5] QCVN 8-1:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
[6] QCVN 8-2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
[7] TCVN 9702:2013 (ISO 24114:2011), Cà phê hòa tan - Tiêu chí về tính xác thực
[8] The U.S. Department of Agriculture (USDA), A-A-20336 (2013), Drink mixes, coffe (unflavored and flavored)
[9] TCPS 1069-2548, Instant coffee mix (Thailand)