Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12863:2020

MÁY VÀ THIẾT BỊ KHAI THÁC VÀ GIA CÔNG ĐÁ TỰ NHIÊN - AN TOÀN - YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÁY CẮT ĐÁ BẰNG DÂY KIM CƯƠNG

Machines and installations for the exploitation and processing of natural stone - Safety - Requirements for diamond wire saws

Lời giới thiệu

Tài liệu này được biên soạn nhằm cung cấp một tiêu chuẩn phù hợp với các yêu cầu về sức khỏe và các yêu cầu an toàn cơ bản của Chỉ thị máy và qua đó phù hợp các quy định của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA (European Free Traide Asociation) có liên quan.

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại C như quy định trong TCVN 7383 (ISO 12100).

Tiêu chuẩn này có liên quan đến an toàn máy cho các bên liên quan dưới đây khi tham gia thị trường:

- Nhà sản xuất máy (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn);

- Viện nghiên cứu sức khỏe và an toàn (nhà làm luật, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, ...).

Các nhóm khác có thể bị ảnh hưởng theo mức độ an toàn máy được đề cập đến trong tiêu chuẩn này bởi các nhóm nêu ở trên:

- Người sử dụng máy/người sử dụng lao động (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn);

- Người sử dụng máy/người sử dụng lao động (ví dụ: hiệp hội thương mại, tổ chức cho nhóm người có yêu cầu riêng)

- Nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như bảo dưỡng máy (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn);

- Người tiêu dùng (trong trường hợp máy được thiết kế cho người tiêu dùng sử dụng).

Các nhóm kể trên đã được tham gia vào quá trình biên soạn tiêu chuẩn này.

Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm, các trường hợp nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

Khi các điều khoản của tiêu chuẩn loại C này khác với các điều khoản trong các tiêu chuẩn loại A hoặc B thì các điều khoản của tiêu chuẩn loại C phải được ưu tiên hơn các điều khoản của các tiêu chuẩn khác. Máy phải được thiết kế và chế tạo theo các điều khoản của tiêu chuẩn loại C này.

Lời nói đầu

TCVN 12863:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 15163:2017.

TCVN 12863:2020 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY VÀ THIẾT BỊ KHAI THÁC VÀ GIA CÔNG ĐÁ TỰ NHIÊN - AN TOÀN - YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÁY CẮT ĐÁ BẰNG DÂY KIM CƯƠNG

Machines and installations for the exploitation and processing of natural stone - Safety - Requirements for diamond wire saws

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm, được liệt kê trong Điều 4, xuất hiện trên các máy cắt bằng dây kim cương được định nghĩa trong Điều 3

Máy cắt bằng dây kim cương được sử dụng trong các mỏ đá hoặc trong các xưởng cắt đá tự nhiên (ví dụ: đá cẩm thạch, đá hoa cương) khi chúng được sử dụng đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng sai mục đích thiết kế nhưng hợp lý mà nhà sản xuất có thể dự đoán được (xem Điều 4).

Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật thích hợp để loại bỏ hoặc giảm rủi ro phát sinh từ các mối nguy hiểm đáng kể.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho máy cắt bằng dây kim cương sử dụng dây kim cương làm dụng cụ cắt

Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm đáng kể có thể xảy ra trong suốt quãng đời dự kiến của máy, bao gồm cả quá trình vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ, loại bỏ và phá hủy máy.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các mối nguy hiểm đáng kể phát sinh từ việc sử dụng các bộ phận/thiết bị khác có thể được lắp trên máy hoặc được sử dụng trong chu trình làm việc nhưng không được mô tả trong tài liệu này.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến:

- Việc vận hành trong điều kiện môi trường khắc nghiệt (ngoài giới hạn được quy định trong EN 60204-1:2006);

- Các bộ phận để vận chuyển phôi hoặc sản phẩm nằm ở phía trước và phía sau máy và không được tích hợp với máy cắt bằng dây kim cương;

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả bổ sung và sửa đổi (nếu có).

ISO 3744:2010, Acoustics - Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure - Engineering methods for an essentially free field over a reflecting plane (Âm học - Xác định mức công suất âm của nguồn phát ồn bằng áp sut âm - Phương pháp kỹ thuật cho trường âm tự do cơ bản trên mặt phẳng phản xạ)

ISO 3746:2010, Acoustics - Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure - Stingy method using an enveloping measure men t surface over a reflecting plane (Âm học - Xác định mức công suất âm của nguồn phát ồn bằng áp suất âm - Phương pháp đo sử dụng bề mặt đo diện tích bao trên bề mặt phản xạ)

ISO 4413:2010, Hydraulic fluid power - General rules and safety requirements for systems and their components (Hệ thống thủy lực - Nguyên tắc chung và yêu cầu an toàn cho hệ thống và các bộ phận của nó)

ISO 4414:2010, Pneumatic fluid power - General rules and safety requirements for systems and their components (Hệ thống khí nén - Nguyên tắc chung và yêu cầu an toàn cho hệ thống và các bộ phận của nó)

ISO 4871:2009, Acoustics - Declaration and verification of noise emission values of machinery and equipment (Âm học - Công bố và xác minh giá trị tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị)

ISO 11201:2010, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions in an essentially free field over a reflecting plane with negligible environmental corrections (Âm học - Tiếng ồn phát thải từ máy móc và thiết bị - Xác định mức áp suất âm phát thải tại chỗ làm việc và các vị trí xác định khác - Phương pháp kỹ thuật cho trường âm tự do cơ bản trên mặt phẳng phản xạ với sự hiệu chỉnh môi trường không đáng kể)

ISO 11202:2010, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions applying approximate environmental corrections (Âm học - Tiếng ồn phát thải từ máy và thiết bị - Xác định mức áp suất âm tại chỗ làm việc và các vị trí xác đnh khác bằng cách áp dụng sự hiệu chỉnh môi trường một cách gần đúng)

ISO 11204:2010, Acoustics - Noise emitted by machinery' and equipment - Determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions applying accurate environmental corrections (Âm học - Tiếng ồn phát thải từ máy và thiết bị - Xác định mức áp suất âm tại chỗ làm việc và các vị trí xác định khác bằng cách áp dụng sự hiệu chỉnh môi trường một cách chính xác)

ISO 11688-1:2009, Acoustics - Recommended practice for the design of iow-noise machinery and equipment - Part 1: Planning (Âm học - Khuyến cáo thực tế cho thiết kế máy và thiết bị giảm tiếng ồn - Phần 1: Lập kế hoạch)

ISO 12100:2010, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction (An toàn máy - Nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá rủi ro và giảm rủi ro)

ISO 13849-1:2015, Safety of machinery - Safety-related parts of control systems - Part 1: General principles for design (An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển - Nguyên tắc chung cho thiết kế)

ISO 13850:2015, Safety of machinery - Emergency stop function - Principles for design (An toàn máy - Chức năng dừng khẩn cấp - Nguyên tắc thiết kế)

ISO 13857:2008, Safety of machinery - Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay và chân người không vươn tới vùng nguy hiểm)

ISO 14119:2013, Safety of machinery - Interlocking devices associated whit guards - Principles for design and selection (An toàn máy - Cơ cấu khóa liên động kết hợp với bộ phận che chắn - Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn)

ISO 14120:2015, Safety of machinery - Guards - General requirements for the design and construction of fixed and movable guards (An toàn máy - Bộ phận che chắn - Yêu cầu chung về thiết kế và chế tạo các bộ phận che chắn c định và di động)

ISO 14122-2:2016, Safety of machinery - Permanent means of access to machinery - part 2: Working platforms and walkways (An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 2: Sàn thao tác và lối đi)

ISO 14122-3:2016, Safety of machinery - Permanent means of access to machinery - part 3: Stairs, stepladders and guard-rails (An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 3: Cầu thang, bậc thang và lan can)

ISO 14122-4:2016, Safety of machinery - Permanent means of access to machinery - part 4: Fixed ladders (An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Phần 4: Thang cố định)

EN 166:2001, Personal eye-protection - Specifications (Bo vệ mắt - Đặc tính kỹ thuật)

EN 207:2017, Personal eye-protection equipment - Filters and eye-protectors against laser radiation (laser eye-protectors) (Dụng cụ bảo vệ mắt - Bộ lọc và bảo vệ mắt chống lại bức xạ laser)

EN 863:1995, Protective clothing - Mechanical properties - Test method: Puncture resistance (Quần áo bảo hộ - Cơ tính - Phương pháp thử: Khả năng chống xuyên thủng)

EN 1005-2:2003 AI:2008, Safety of machinery - Human physical performance - Part 2: Manual handling of machinery and component parts of machinery (An toàn máy - Năng lực hoạt động thể chất con người - Phần 2: Nâng và vận chuyển máy và các bộ phận máy bằng thủ công)

EN 1005-4:2005 A1:2008, Safety of machinery - Human physical performance - Part 4: Evaluation of working postures and movements in relation to machinery (An toàn máy - Năng lực hoạt động thể chất con người - Phần 4: Đánh giá tư thế làm việc và các chuyển động khi làm việc trên máy)

EN 1037:1995 A1:2008, Safety of machinery - Prevention of unexpected start-up (An toàn máy - Ngăn chặn khởi động bất ngờ)

EN 1837:1999 A1:2009, Safety of machinery - Integral lighting of machines (An toàn máy - Chiếu sáng trên máy)

EN 13087-3:2000, Protective helmets - Test methods - Part 3: Resistance to penetration (Mũ bảo vệ - Phương pháp thử - Phần 3: Khả năng chống xuyên thủng)

EN 50370-1:2005, Electromagnetic compatibility (EMC) - Product family standard for machine tools - Part 1: Emission (Tương thích điện từ EMC - Tiêu chuẩn cho sản phẩm gia dụng đối với máy công cụ - Phần 1: Phát thải)

EN 50370-2:2003, Electromagnetic compatibility (EMC) - Product family standard for machine tools - Part 2: Immunity (Tương thích điện từ EMC - Tiêu chuẩn cho sản phẩm gia dụng đối với máy công cụ - Phần 2: Khả năng chống nhiễu)

EN 60204-1 -2006, Safety of machinery - Electrical equipment of machines - Part 1: General requirements (An toàn máy - Thiết bị điện trên máy - Phần 1: Các yêu cầu chung)

EN 60529:1991, Degrees of protection provided by enclosures (IP code) (Cấp bảo vệ bằng v bao che (mã IP))

EN 60825-1:2014, Safety of laser products - Part 1: Equipment classification and requirements (IEC 608251:2014) (An toàn đối với các sản phẩm laser - Phần 1: Phân loại thiết bị và các yêu cầu)

prEN 61439-1:2016, Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 1: General rules (Thiết bị đóng ngắt điện áp thấp và thiết bị điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong ISO 12100:2010 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Máy cắt bằng dây kim cương (Diamond wire saw)

Máy tích hợp được thiết kế để cắt đá tự nhiên thành các khối đá (ví dụ: đá cẩm thạch, đá hoa cương) trong các mỏ đá và xưởng cắt đá bằng cách sử dụng một hoặc nhiều dây cắt gắn kim cương.

CHÚ THÍCH 1: Máy cắt bằng dây kim cương làm việc trên một trục chính hoặc nhiều trục.

CHÚ THÍCH 2: Máy cắt bằng dây kim cương bao gồm ba loại máy dưới đây:

- Máy cắt một dây kim cương di động;

- Máy cắt một dây kim cương cố định;

- Máy cắt nhiều dây kim cương cố định.

3.1.1

Máy cắt một dây kim cương di động (Transportable diamond wire saw)

Máy cắt bằng dây kim cương được dẫn động chính bằng một động cơ điện để cắt đá tự nhiên thành miếng, khối, tấm bằng cách sử dụng duy nhất một dây cắt gắn kim cương và quá trình cắt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động của dây cắt với chuyển động lùi của máy trên ray dẫn hướng.

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 1.

CHÚ THÍCH 2: Máy cắt một dây kim cương di động thường được sử dụng ngoài trời, chủ yếu ở các mỏ đá. Máy có thể dễ dàng được vận chuyển tới các vị trí trong mỏ đá bằng thiết bị hỗ trợ phù hợp hoặc nhờ các máy khác.

CHÚ THÍCH 3: Trong quá trình cắt, dây cắt gắn kim cương có thể được làm mát bằng nước.

CHÚ DẪN:

1  Ray

5  Bảng điều khiển từ xa - Bảng điều khiển chính

2  Thanh răng

6  Đầu nối cáp điện

3  Hệ thống truyền động cho dụng cụ cắt

7  Dây cắt gắn kim cương

4  Bảng điều khiển bổ sung trên bảng mạch của máy

8  Bộ phận che chắn cố định bên trên phía trước máy

Hình 1 - Ví dụ về máy cắt một dây kim cương di động

3.1.2

Máy cắt một dây kim cương cố định (Stationary diamond mono-wire saw)

Máy cắt một dây kim cương dùng trong nhà và ngoài trời, được dẫn động chính bằng một động cơ điện để cắt đá tự nhiên thành miếng, khối và tấm bằng cách sử dụng duy nhất một dây cắt gắn kim cương và quá trình cắt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động của dây cắt với chuyển động đi xuống của máy dọc theo cột thẳng đứng hoặc chuyển động ngang của máy hoặc chuyển động ngang của xe đỡ khối đá.

CHÚ THÍCH 1: Trong quá trình cắt, dây cắt gắn kim cương được làm mát bằng nước.

3.1.2.1

Máy cắt một dây kim cương cố định có cơ cấu di chuyển (Travelling diamond mono-wire saw)

Máy cắt một dây kim cương cố định có cơ cấu di chuyển để có thể tự di chuyển về phía khối đá.

CHÚ THÍCH 1: Các loại máy, thông qua các chuyển động trên giá công tác của máy, ngoài việc cắt theo phương đứng còn cho phép cắt khối đá theo phương ngang.

CHÚ THÍCH 2: Xem hình 2.

CHÚ DẪN:

1  Bộ phận che chắn

5  Puly dẫn hướng dây cắt

2  Khung máy

6  Bệ đỡ khối đá

3  Puly dây cắt

7  Khối cắt

4  Cơ cấu di chuyển

8  Dây cắt gắn kim cương

Hình 2 - Ví dụ về máy cắt một dây kim cương cố định có cơ cấu di chuyển

3.1.2.2

Máy cắt một dây kim cương cố định (Stationary block diamond mono-wire saw)

Máy cắt một dây kim cương cố định được đặt trên các bệ đỡ còn khối đá có thể chuyển động phía dưới của máy nhờ một xe đỡ khối đá, hoặc các máy khác hoặc các thiết bị khác không tích hợp trên máy.

CHÚ THÍCH 1: Nếu khối đá được di chuyển bằng xe đỡ khối đá trên ray, ngoài khả năng cắt theo phương đứng còn cho phép cắt khối đá theo phương ngang.

CHÚ THÍCH 2: Xem Hình 3 cho máy cắt một dây kim cương cố định có xe đỡ khối đá và Hình 4 cho máy cắt một dây kim cương cố định không có xe đỡ khối đá.

CHÚ DẪN:

1  Bộ phận che chắn

5  Puly dẫn hướng dây cắt

2  Khung máy

6  Ray di chuyển cho xe đỡ khối đá

3  Puly dây cắt

7  Xe đỡ khối đá

4  Bệ đỡ máy

8  Dây cắt gắn kim cương

Hình 3 - Ví dụ về máy cắt một dây kim cương cố định có xe đỡ khối đá

CHÚ DẪN:

1  Bộ phận che chắn

5  Puly dẫn hướng dây cắt

2  Khung máy

6  Khối đá

3  Puly dây cắt

7  Bệ đỡ khối đá

4  Bệ đỡ máy

8  Dây cắt gắn kim cương

Hình 4 - Ví dụ về máy cắt một dây kim cương cố định - khối đá cố định không có xe đỡ khối đá

3.1.2.3

Máy cắt một dây kim cương cố định và di động kết hợp (Stationary-mobile combined diamond mono-wire saw)

Máy cắt một dây kim cương cố định được cấu tạo bởi hai khung cắt, trong đó có một khung cắt cố định trên bệ máy và khung thứ hai di chuyển trên ray, có thể di chuyển hướng tới khối đá.

CHÚ THÍCH 1: Máy di chuyển trên ray, ngoài chuyển động cắt theo phương đứng, còn có chuyển động cắt theo phương ngang của khối đá.

CHÚ THÍCH 2: Xem Hình 5.

CHÚ DẪN:

1  Máy cắt một dây kim cương cố định

5  Khối đá

9  Puly căng dây cắt

2  Máy cắt một dây kim cương di động

6  Khung máy

10  Dây cắt gắn kim cương

3  Ray di chuyển máy cắt bằng dây di động

7  Puly dẫn động dây cắt

11  Bộ phận che chắn

4  Xe đỡ khối đá

8  Puly dẫn hướng dây cắt

 

Hình 5 - Ví dụ về máy cắt một dây kim cương cố định và di động kết hợp

3.1.3

Máy cắt nhiều dây kim cương cố định (Stationary diamond multi-wire saw)

Máy cắt bằng dây kim cương được sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời được dẫn động chính nhờ một động cơ điện dùng để cắt khối đá tự nhiên thành các tấm bằng nhiều dây cắt gắn kim cương. Quá trình cắt được thực hiện bằng cách kết hợp chuyển động của dây cắt dọc theo kết cấu máy và chuyển động xuống phía dưới dọc theo các cột đứng của máy.

CHÚ THÍCH 1: Trong quá trình cắt, các dây cắt gắn kim cương được làm mát bằng nước.

CHÚ THÍCH 2: Xem Hình 6 và Hình 7.

CHÚ DẪN:

1  Khung máy

5  Puly căng dây cắt

9  Khối đá

2  Khung dây cắt

6  Bộ phận che chắn

10  Puly dẫn hướng dây cắt

3  Puly dẫn động dây cắt

7  Dây cắt gắn kim cương

11  Ray dẫn hướng xe đỡ khối đá

4  Puly dẫn hướng dây cắt

8  Xe đỡ khối đá

 

Hình 6 - Ví dụ về máy cắt nhiều dây kim cương cố định với một puly dẫn động

CHÚ DẪN:

1  Khung máy

4  Puly căng dây cắt

7  Xe đỡ khối đá

2  Puly dẫn động dây cắt

5  Dây cắt gắn kim cương

8  Khối đá

3  Puly dẫn hướng dây cắt

6  Bộ phận che chắn

9  Ray dẫn hướng xe đỡ khối đá

Hình 7 - Ví dụ về máy cắt nhiều dây kim cương cố định

3.2

Khối đá (Block)

Khối đá tự nhiên hình hộp là bán thành phẩm được gia công trong quá trình khai thác đá tự nhiên.

3.3

Xe đỡ khối đá (Block trolley)

Bàn đỡ được tích hợp với máy để đỡ khối đá được gia công bởi máy cắt một dây hoặc nhiều dây kim cương.

3.4

Puly dây cắt (Wire wheel)

Bánh xe để dẫn hướng dây cắt kim cương.

3.5

Puly dẫn hướng dây cắt (Guide wheel)

Thường có kích thước nhỏ hơn puly dây cắt để dẫn hướng chính xác và làm ổn định dây cắt khi vòng qua puly.

3.6

Puly dẫn động (Drive wheel)

Puly dây cắt để truyền chuyển động từ hệ truyền động tới dây cắt kim cương.

3.7

Puly căng dây (Tension wheel)

Puly dây cắt có thể điều chỉnh được vị trí để tạo lực căng cần thiết cho dây cắt.

3.8

Dây cắt gắn kim cương (Coated diamond wire)

Dây thép được gắn kim cương xung quanh (dạng xà cừ) tạo thành dụng cụ cắt của máy cắt bằng dây kim cương.

3.9

Hộp che chắn puly (Wheel guard)

Bộ phận bao ngoài puly dây cắt để bảo vệ người vận hành trước các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi puly dây cắt quay.

3.10

Khung máy (machine frame)

Kết cấu đỡ máy.

CHÚ THÍCH 1: Trong khung máy, có trang bị bộ phận điều chỉnh độ cao

3.11

Dn động chính (Main drive)

Truyền lực được tạo ra nhờ puly dẫn động và tạo ra chuyển động cho dụng cụ cắt.

3.12

Dn động ăn dao (Feed drive)

Truyền lực để tạo ra chuyển động của tất cả các trục chính khác tham gia trực tiếp vào quá trình cắt, ngoại trừ dẫn động chính.

3.13

Bảng điều khiển phục vụ bảo dưỡng (Maintenance panel)

Thiết bị điều khiển chỉ dùng cho hoạt động bảo dưỡng hoặc thay thế dây cắt, ngoại trừ lệnh khởi động và dừng của động cơ chính.

3.14

Rào chắn bảo vệ ngoại vi (Peripheral enclosure)

Là một sự phối hợp giữa các bộ phận che chắn cố định và bộ phận che chắn di động có khóa liên động với khóa bảo vệ để bao quanh khu vực nguy hiểm của máy, ngăn ngừa sự xâm nhập vào khu vực này và phòng ngừa các bộ phận bắn ra.

3.15

Chức năng an toàn (Safety function)

Chức năng của máy mà nếu bị lỗi có thể dẫn đến việc tăng rủi ro ngay lập tức.

[Nguồn: TCVN 7383 (ISO 12100), 3.30]

3.16

Bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển (Safety-related part of a control system)

SRP/CS

Một bộ phận của hệ thống điều khiển phản hồi lại tín hiệu đầu vào liên quan đến an toàn và tạo ra tín hiệu đầu ra liên quan đến an toàn.

[Nguồn: TCVN 7383 (ISO 12100), 3.1.1]

CHÚ THÍCH 1: Tổ hợp các bộ phận liên quan đến an toàn của một hệ thống điều khiển bắt đầu tại thời điểm các tín hiệu liên quan đến an toàn được tạo ra (bao gồm, ví dụ: cam kích hoạt và con lăn của công tắc vị trí) và kết thúc ở đầu ra của các bộ phận điều khiển công suất (bao gồm, ví dụ công tắc chính của bộ phận bảo vệ).

CHÚ THÍCH 2: Khi sử dụng hệ thống giám sát để chẩn đoán, chúng phải được coi như là bộ phận an toàn của hệ thống điều khiển,....

3.17

Mức tính năng PL (Performance level PL)

Cấp độ để xác định khả năng của các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển để thực hiện chức năng an toàn trong các điều kiện có thể dự đoán được.

[Nguồn: ISO 13849-1:2015, 3.1.23, 4.5.1]

3.18

Sự cố dây cắt (Whiplash)

Chuyển động nguy hiểm của dây cắt có thể tạo ra mối nguy hiểm do các bộ phận dây cắt văng ra hoặc mối nguy hiểm do va đập trong trường hợp dây cắt bị đứt.

4  Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

Bảng 1 bao gồm tất cả các mối nguy hiểm đáng kể, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm được đề cập đến trong ISO 12100:2010. Chúng được nhận biết thông qua đánh giá rủi ro và được coi là đáng kể cho từng loại máy, đồng thời yêu cầu phải có các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm các rủi ro này.

Bảng 1 - Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

Loại hoặc nhóm

Nguyên nhân

Hậu quả

Điều liên quan của tiêu chuẩn này

Mối nguy hiểm cơ học

Tiếp xúc của một bộ phận chuyển động với một bộ phận cố định

Chèn ép, va đập

5.3.4, 5.3.5

Các bộ phận cắt

Cắt hoặc cắt đứt, cắt

5.3.4, 5.3.5

Các phần tử đàn hồi

Chèn ép, va đập, rạch thủng và đâm thủng

5.3.4, 5.3.5

Trọng lực, vật rơi

Va đập, cắt hoặc cắt đứt

5.3.1- 5.3.5, 5.4.10, 5.4.12

Mất ổn định, trượt máy

Chèn ép, va đập, chèn qua

5.3.1-5.3.5, 5.4.10, 5.4.12

Áp suất cao

Chèn ép, va đập, chèn qua

5.4.8, 5.4.9

Động năng

Va đập, cắt hoặc cắt đứt, rạch thủng và đâm thủng

5.3.4, 5.3.5

Phần tử chuyển động tịnh tiến

Chèn ép, va đập, vướng vào, văng ra

5.3.4, 5.3.5

Phần tử chuyển động quay

Cắt, chèn ép, chà xát, vướng vào

5.3.4, 5.3.5

Mối nguy hiểm do điện

Hiện tượng cảm ứng điện từ

Ảnh hưởng đến nội tạng và bộ phận cấy ghép cơ-điện khác

5.4.4

Các bộ phận dẫn điện

Cháy, giật điện, sốc, rơi, bỏng

5.4.3

Không đủ khoảng cách đến các bộ phận có điện áp cao

Cháy, giật điện, sốc

5.4.3

Bộ phận trở thành vật dẫn điện khi bị sự cố

Cháy, giật điện, sốc, rơi, bỏng

5.4.3

Ngắn mạch

Cháy, giật điện, sốc, rơi, văng ra, bỏng

5.4.1, 5.4.3

Mối nguy hiểm do nhiệt

Vật thể hoặc vật liệu có nhiệt độ cao hoặc thấp

Bỏng hoặc tê cóng

5.4.1, 5.4.3

Mối nguy hiểm do tiếng ồn

Hệ thống xả

Giảm thính giác, khó chịu, mất nhận thức, căng thẳng, ù tai, tai nạn gây ra do rối loạn giao tiếp bằng ngôn ngữ và tín hiệu âm thanh

5.4.2

Quy trình sản xuất

Các bộ phận chuyển động

Các bộ phận quay không cân bằng

Mối nguy hiểm do bức xạ

Hiện tượng cảm ứng điện từ

Ảnh hưởng nội khoa và bộ phận cấy ghép cơ-điện khác

5.4.4

Nhiễu điện từ

Khởi động/dừng không mong muốn, phá hủy, lỗi điều khiển

5.4.4

Bức xạ quang (hồng ngoại, tia nhìn thấy được, tia cực tím) bao gồm cả tia laser

Cháy, tổn thương mắt và da, đau đầu, mất ngủ

5.4.4

Mối nguy hiểm do vật liệu/ vật chất

Sinh học và vi sinh học (nước làm mát)

Nhiễm trùng

5.4.11

Bụi

Bệnh về hô hấp, nhiễm trùng

5.4.11

Rủi ro do trượt, vấp hoặc té ngã

Trọng lực, làm việc trên cao

Chèn ép, va đập, tử vong, sốc

5.4.12

Sét đánh

Điều kiện môi trường ngoài trời

Tử vong, sốc điện, bỏng

5.4.4, 5.4.13

Mối nguy hiểm do nguyên tắc ecgônômi

Tiếp cận, tư thế

Khó chịu, mệt mỏi

5.4.6

Thiết kế hoặc bố trí của hệ thống hiển thị và màn hình

Khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng

5.2.2, 5.4.6

Thiết kế, bố trí và nhận dạng thiết bị điều khiển

Khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng

5.2.2, 5.4.6

Gắng sức

Mệt mỏi

5.4.6

Chiếu sáng cục bộ

Khó chịu, mệt mỏi

5.4.7

Mối nguy hiểm liên quan đến môi trường sử dụng của máy

Nhiễu loạn điện từ

Khởi động/dừng không mong muốn, phá hủy, lỗi điều khiển

Tất cả các hậu quả gây ra bởi các nguồn nguy hiểm trên máy hoặc bộ phận của máy

5.4.1, 5.4.3, 5.4.4, 5.4.7, 5.4.13

Nhiệt độ thấp/cao, mưa, tuyết, sét đánh và các yếu tố môi trường khác

Kết hợp các mối nguy hiểm

Hỏng/lỗi của hệ thống điều khiển

Mất kiểm soát việc cấp lại nguồn năng lượng sau khi bị gián đoạn

Lỗi phần mềm

Không thể dừng máy trong điều kiện tốt nhất

Sai lệch về tốc độ quay của dụng cụ cắt

Lỗi khi lắp đặt

Gián đoạn quá trình vận hành

Mất ổn định/lật máy

Trượt, vấp và té ngã của người vận hành hoặc các người khác (liên quan đến máy)

Mối nguy hiểm cơ học do rung không mong muốn

Chèn ép, va đập, cắt và nghiền cắt, chèn qua, văng ra, cuốn vào, mắc lại, mài mòn.

Tất cả các hậu quả khác gây ra bởi các nguồn nguy hiểm của máy hoặc các bộ phận máy

5.2.1-5.2.8, 5.3.1-5.3.5, 5.4.1, 5.4.13

5  Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

5.1  Quy định chung

Máy phải tuân theo các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ được quy định trong Điều này. Ngoài ra, đối với các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không đáng kể và không được nêu trong tiêu chuẩn này (ví dụ cạnh sắc của khung máy) thì máy phải được thiết kế theo các nguyên tắc của TCVN 7383 (ISO 12100).

5.2  Điều khiển

5.2.1  An toàn và độ tin cậy của hệ thống điều khiển

Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 13849-1:2015 và các yêu cầu của mức tính năng PL được nêu trong các Điều từ 5.2.3 đến 5.2.7.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan và kiểm tra máy.

5.2.2  Vị trí điều khiển

5.2.2.1  Vị trí điều khiển của máy cắt bằng dây kim cương di động

Các chức năng điều khiển chính gồm:

- Khởi động;

- Dừng máy;

- Dừng khẩn cấp;

- Chọn chế độ vận hành (nếu có).

Các chức năng này phải đặt trên bảng điều khiển từ xa được kết nối với máy bằng cáp điều khiển hoặc kết nối không dây.

Bảng điều khiển từ xa là bảng điều khiển chính cho máy cắt bằng dây kim cương di động (xem Hình 1) phải được đặt bên ngoài khu vực nguy hiểm (xem Phụ lục C).

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, bảng điều khiển bổ sung cho chế độ cài đặt máy có thể được lắp đặt trên khung máy hoặc bên trong khu vực nguy hiểm (xem Phụ lục C).

Bảng điều khiển bổ sung (xem Hình 1) chỉ được kích hoạt bằng công tắc chọn chế độ có trên bảng điều khiển từ xa. Khi bảng điều khiển bổ sung được kích hoạt, bảng điều khiển từ xa phải tự động ngắt hoạt động.

Các điều khiển điện dưới đây phải bố trí trên bảng điều khiển bổ sung:

- Điều khiển chuyển động của các trục trong quá trình cài đặt máy có xét đến các yêu cầu của Điều 5.2.7.1;

- Dừng khẩn cấp có xét đến các yêu cầu của Điều 5.2.5.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.2.2  Vị trí điều khiển của máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

Các chức năng điều khiển chính gồm:

- Khởi động;

- Dừng máy;

- Dừng khẩn cấp;

- Chọn chế độ vận hành.

Các chức năng này phải đặt trên bảng điều khiển chính nằm bên ngoài rào chắn bảo vệ ngoại vi (xem 3.14). Bảng điều khiển chính phải bố trí ở khoảng cách tối thiểu 1000 mm và không quá 1800 mm so với nền hoặc sàn thao tác của người vận hành. Ngoài ra, bảng điều khiển chính có thể tích hợp với bảng điện chính bên ngoài hộp bảo vệ với cùng khoảng cách so với nền hoặc sàn thao tác.

Thiết bị dừng khẩn cấp phải được trang bị tại mỗi vị trí làm việc, cụ thể:

- Tại bảng điều khiển chính;

- Tại bộ điều khiển cầm tay được kết nối bằng cáp cố định hoặc kết nối không dây với bảng điều khiển (xem 5.2.2.3);

- Gần lối vào của rào chắn bảo vệ ngoại vi (xem 3.14).

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.2.3  Bộ điều khiển cầm tay cho máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định cho phép lắp đặt ở bộ điều khiển cầm tay một bảng điều khiển phục vụ bảo dưỡng (xem 3.13) như một thiết bị điều khiển bổ sung với dây cố định hoặc không dây.

Bảng điều khiển phục vụ bảo dưỡng phải bao gồm các điều khiển điện dưới đây:

- Điều khiển chuyển động của các trục trong quá trình cài đặt máy có xét đến các yêu cầu của Điều 5.2.7.2;

- Các điều khiển cho hệ thống căng dây có xét đến các yêu cầu của Điều 5.3.5.4 (nếu có);

- Các điều khiển cho chuyển động tịnh tiến của xe đỡ khối đá có xem xét đến các yêu cầu của Điều 5.3.5.5 (nếu có);

- Dừng khẩn cấp có xem xét đến các yêu cầu của Điều 5.2.5.

Ngoài ra phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Khi thiết bị điều khiển bổ sung được kích hoạt, bảng điều khiển chính phải tự động ngắt hoạt động;

- Khi sự kết nối giữa thiết bị và máy bị mất trên bộ điều khiển không dây, dừng khẩn cấp theo Điều 5.2.5 phải được kích hoạt.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.3  Khởi động

Khởi động hoặc khởi động lại chỉ có thể thực hiện bằng sự tác động của thiết bị điều khiển khởi động được sử dụng cho mục đích này. Thiết bị điều khiển khởi động này phải được bảo vệ chống lại tác động ngoài ý muốn, ví dụ thiết bị điều khiển có vỏ bảo vệ.

Các máy cắt bằng dây kim cương khởi động phải tuân theo các yêu cầu của EN 60204-1:2006, 9.2.5 2. Ngoài ra quá trình khởi động hoặc khởi động lại của máy chỉ có thể thực hiện được nếu đáp ứng điều kiện dưới đây:

- Tất cả rào chắn bảo vệ ở đúng vị trí và hoạt động được;

- Hệ thống căng dây đã được điều chỉnh;

- Hệ thống làm mát dây cắt kim cương đã có sẵn và hoạt động được (nếu có).

Trình tự khởi động của máy cắt bằng dây kim cương di động phải như sau:

- Khởi động puly dẫn động để dẫn động quay vòng cho dây cắt;

- Khởi động quá trình di chuyển lùi của máy trên đường ray.

Hệ thống điều khiển cho quá trình khởi động hoặc khởi động lại của máy cắt bằng dây kim cương di động phải có mức tính năng PL = c phù hợp với yêu cầu của ISO 13849-1:2015.

Trình tự khởi động của máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định phải như sau:

- Khởi động puly dẫn động để dẫn động quay vòng cho dây cắt;

- Khởi động chuyển động theo phương đứng của khung lưỡi cắt;

- Ngoài ra, đối với chuyển động cắt theo phương ngang (xem 3.1.2.1-3.1.2.3), thay vì khởi động chuyển động theo phương đứng của khung thì thực hiện khởi động tịnh tiến của máy trên khung dẫn hướng hoặc chuyển động tịnh tiến của xe đỡ khối đá trên ray.

Hệ thống điều khiển cho quá trình khởi động của máy cắt bằng dây kim cương di động hoặc quá trình khởi động lại của máy cắt một dây kim cương cố định hoặc máy cắt nhiều dây kim cương cố định phải có mức tính năng PL = c phù hợp theo yêu cầu của ISO 13849-1:2015.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.4  Dừng thông thường

Phải trang bị một hệ thống điều khiển quá trình dừng thông thường cho chế độ vận hành và chế độ cài đặt của máy để dừng máy theo đúng trình tự và ngắt nguồn cấp năng lượng đến tất cả các cơ cấu dẫn động máy.

Máy cắt bằng dây kim cương phải được trang bị điều khiển dừng thông thường loại 0 hoặc loại 1 theo EN 60204-1:2006, 9.2.2.

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, trình tự dừng thông thường phải như sau:

- Dừng chuyển động lùi của máy trên đường ray của nó;

- Dừng puly dẫn động.

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, trình tự dừng đối với dừng thông thường phải như sau:

- Dừng chuyển động theo phương đứng của khung lưỡi cắt;

- Ngoài ra, đối với chuyển động cắt theo phương ngang (xem 3.1.2.1-3.1.2.3), thay vì dừng chuyển động theo phương đứng của khung lưỡi cắt thì thực hiện dừng chuyển động tịnh tiến của máy trên xe hoặc chuyển động tịnh tiến của xe đỡ khối đá trên đường ray;

- Dừng puly dẫn động.

Sau khi dừng thông thường, hệ thống căng dây phải luôn luôn hoạt động (xem 5.3.5.4).

Các bộ phận của hệ thống điều khiển liên quan đến điều khiển dừng thông thường phải đạt tối thiểu mức tính năng PL = c theo ISO 13849-1:2015.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.5  Dừng khẩn cấp

Máy phải được trang bị hệ thống điều khiển dừng khẩn cấp tuân theo các yêu cầu của ISO 13850:2015 và bổ sung các yêu cầu của EN 60204-1:2006, 10.7.

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, dừng khẩn cấp phải thuộc dừng loại 0 theo yêu cầu của EN 60204-1:2006, 9.2.2.

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định hoặc máy cắt nhiều dây kim cương cố định, chức năng dừng khẩn cấp phải tuân theo yêu cầu của EN 60204-1:2006, 9.2.5.4.2, và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Dừng loại 0 đối với hệ thống dẫn động cho chuyển động ăn dao theo yêu cầu của EN 60204-1:2006, 9.2.2;

- Dừng loại 1 đối với dẫn động chính theo yêu cầu của EN 60204-1:2006, 9.2.2.

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, trình tự dừng đối với dừng khẩn cấp phải như sau:

- Dừng chuyển động lùi của máy trên đường ray;

- Dừng puly dẫn động.

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, trình tự dừng đối với dừng khẩn cấp phải như sau:

- Dừng chuyển động theo phương đứng của khung lưỡi cắt;

- Ngoài ra, đối với chuyển động cắt theo phương ngang (xem 3.1.2.1-3.1.2.3), thay vì dừng chuyển động theo phương đứng của khung lưỡi cắt thì thực hiện dừng chuyển động của máy trên xe hoặc chuyển động tịnh tiến của xe đỡ khối đá trên đường ray;

- Dừng puly dẫn động.

Sau khi dừng khẩn cấp, hệ thống căng dây phải luôn ở trạng thái hoạt động (xem 5.3.5.4).

Các bộ phận của hệ thống điều khiển liên quan đến điều khiển dừng khẩn cấp phải có mức tính năng tối thiểu PL = c theo ISO 13849-1:2015.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.6  Bộ chọn chế độ

5.2.6.1  Bộ chọn chế độ cho máy cắt bằng dây kim cương di động

Trường hợp máy được thiết kế để hoạt động trong lúc tiến hành cài đặt máy ở bên trong khu vực nguy hiểm (xem Phụ lục C), phải trang bị bảng điều khiển bổ sung (xem 5.2.2.1 và Hình 1) và đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Bộ chọn chế độ để chọn giữa bảng điều khiển từ xa và bảng điều khiển bổ sung cho chế độ vận hành cài đặt máy, phải được khóa theo từng vị trí (ví dụ: bằng chìa khóa, mật khẩu hoặc thiết bị tương tự) và được đặt trên bảng điều khiển từ xa bên ngoài khu vực nguy hiểm;

- Hệ thống điều khiển để kích hoạt bảng điều khiển bổ sung phải đạt mức tính năng tối thiểu PL = c theo yêu cầu của ISO 13849-1:2015;

- Không thể chuyển đổi giữa bảng điều khiển từ xa và bảng điều khiển bổ sung trước khi máy dừng hoàn toàn và an toàn. Việc lựa chọn một chế độ vận hành phải không dẫn đến khởi động bất kỳ chuyển động nào của máy

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.6.2  Bộ chọn chế độ cho máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

Trường hợp máy thiết kế để hoạt động trong quá trình cài đặt với rào chắn di động có khóa liên động và/hoặc thiết bị bảo vệ được vô hiệu hóa, phải trang bị bộ chọn chế độ để lựa chọn giữa chế độ cài đặt và chế độ gia công của máy và phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Bộ chọn chế độ phải được khóa theo từng vị trí (ví dụ: bằng chìa khóa hoặc mật khẩu) và được đặt bên ngoài bộ phận che chắn (xem 3.14), ví dụ trên bảng điều khiển chính (cho vị trí của thiết bị điều khiển xem 5.2.2);

- Hệ thống điều khiển để chọn chế độ vận hành phải có mức tính năng tối thiểu PL = c theo yêu cầu của ISO 13849-1:2015;

- Bộ chọn chế độ phải không cho phép nhiều hơn một chế độ được kích hoạt tại một thời điểm;

- Không thể chuyển đổi chế độ vận hành trước khi máy dừng hoàn toàn và an toàn. Việc lựa chọn một chế độ vận hành phải không dẫn đến khởi động bất kỳ chuyển động nào của máy.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.7  Chế độ cài đặt của máy

5.2.7.1  Chế độ cài đặt của máy cắt bằng dây kim cương di động

Trong chế độ cài đặt máy, khi bảng điều khiển bổ sung được kích hoạt và người vận hành đang ở bên trong khu vực nguy hiểm (xem Phụ lục C) thì các chuyển động nguy hiểm chỉ được phép xảy ra nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Không gây ra chuyển động tịnh tiến của máy trên đường ray;

b) Không gây ra chuyển động của puly;

c) Bất kỳ chuyển động của một trục đơn lẻ nào đó phải được điều khiển bởi bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí. Một chuyển động như vậy phải có tốc độ không vượt quá 5 m/min hoặc một bước chạy không vượt quá 10 mm. Cả bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và bộ giám sát tốc độ/bước chạy phải đạt mức tính năng PL = c tuân theo các yêu cầu của ISO 13849-1:2015. Nếu về kỹ thuật điều này không thực hiện được thì bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và bộ giám sát tốc độ/bước chạy phải được kết nối với một thiết bị điều khiển bổ sung có mức tính năng PL = c tuân theo các yêu cầu của ISO 13849-1:2015;

d) Các bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và thiết bị cho phép puly làm việc hoặc cho phép các trục chuyển động phải được đặt trên bảng điều khiển bổ sung trên khung máy hoặc trên một thiết bị điều khiển di động kết nối có dây hoặc không dây với máy (xem 5.2.2.1);

e) Phải ngăn ngừa máy tự khởi động lại tuân theo các yêu cầu của EN 1037:1995 A1:2008, Điều 6.

Máy cắt bằng dây kim cương di động có nhiều kiểu cắt khác nhau để làm việc tùy thuộc vào hình thái mỏ đá hoặc phương pháp cắt được thực hiện.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các kiểu cắt được mô tả trên Hình 8, Hình 9 và Hình 10.

CHÚ THÍCH 2: Các loại máy này được dự kiến để làm việc cùng với các thiết bị khác nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, đã được thay đổi để phù hợp và định vị dây đúng cách; việc lựa chọn, sử dụng và vị trí của các thiết bị, ảnh hưởng do loại dây cắt kim cương được sử dụng và điều kiện làm việc cụ thể thuộc trách nhiệm của chủ mỏ đá.

CHÚ DẪN:

1  Máy cắt bằng dây kim cương di động                        2  Khối đá         3  Dây cắt gắn kim cương

Hình 8 - Ví dụ cho kiểu cắt dọc

CHÚ DẪN:

1  Máy cắt bằng dây kim cương di động                        2  Khối đá         3  Dây cắt gắn kim cương

Hình 9 - Ví dụ cho kiểu cắt ngang

CHÚ DẪN:

1  Máy cắt bằng dây kim cương di động                        2  Khối đá         3  Dây cắt gắn kim cương

Hình 10 - Ví dụ cho kiểu cắt từ dưới lên

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.7.2  Chế độ cài đặt của máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

Trong chế độ cài đặt của máy, nếu bộ phận che chắn di động được mở và/hoặc thiết bị bảo vệ bị hư hỏng thì bất kỳ chuyển động nguy hiểm nào đó chỉ được phép xảy ra nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Tốc độ giới hạn của puly là 0,2 m/s;

b) Bất kỳ chuyển động của một trục đơn lẻ nào đó phải được điều khiển bởi bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí. Một chuyển động như vậy phải có tốc độ không vượt quá 5 m/min hoặc một bước chạy không vượt quá 10 mm. Cả bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và bộ giám sát tốc độ/bước chạy phải đạt mức tính năng PL = c tuân theo các yêu cầu của ISO 13849-1:2015. Nếu về kỹ thuật điều này không thực hiện được thì bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và bộ giám sát tốc độ/bước chạy phải được kết nối với một thiết bị điều khiển bổ sung có mức tính năng PL = c tuân theo các yêu cầu của ISO 13849-1:2015;

c) Các yêu cầu về hệ thống căng dây cắt phải phù hợp với yêu cầu theo 5.3.5.4;

d) Các yêu cầu đối với dịch chuyển tịnh tiến của xe đỡ khối đá phải phù hợp với yêu cầu theo 5.3.5.5;

e) Các bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí và thiết bị cho phép puly làm việc hoặc cho phép các trục chuyển động phải được đặt trên bảng điều khiển chính và/hoặc trên bảng điều khiển phục vụ bảo dưỡng kết nối có dây hoặc không dây với máy (xem 5.2.2);

f) Phải ngăn ngừa máy tự khởi động lại tuân theo các yêu cầu của EN 1037:1995 A1:2008, Điều 6.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.2.8  Lỗi nguồn cấp năng lượng

Biện pháp ngăn chặn việc khởi động ngoài ý muốn của bộ phận dẫn động phải phù hợp với EN 1037:1995 A1:2008.

Đối với các máy có truyền động điện, trong trường hợp gián đoạn hoặc tái thiết lập nguồn cung cấp điện, việc máy tự khởi động lại là không thể xảy ra.

Trong trường hợp bị gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng, hệ thống căng dây phải luôn ở trạng thái hoạt động (xem 5.3.5.4).

Máy cắt bằng dây kim cương phải được trang bị hệ thống cơ khí để dừng tất cả chuyển động của máy trong trường hợp gián đoạn hoặc giảm áp suất của hệ thống thủy lực hoặc khí nén xuống dưới giá trị thiết kế.

Nếu máy dừng ở bất kỳ vị trí làm việc nào do lỗi nguồn cấp năng lượng, không cho phép các chuyển động nguy hiểm được thực hiện tiếp.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra sự phù hợp của hệ thống bảo vệ cũng như kiểm tra chức năng (như quy định trong EN 60204-1:2006, 18.2 và 18.6).

5.2.9  Lỗi hệ thống điều khiển

Áp dụng các yêu cầu của EN 1037:1995 A1:2008, Điều 6 và bổ sung các điều sau:

Hệ thống điều khiển phải được thiết kế sao cho sự đứt dòng trong bất kỳ mạch nào (ví dụ: đứt dây, vỡ ống cứng và ống mềm) cũng không gây mất chức năng an toàn (ví dụ khởi động không mong muốn) và phải phù hợp với EN 60204-1:2006, ISO 4413:2010 và ISO 4414:2010.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra sự phù hợp của hệ thống bảo vệ cũng như kiểm tra chức năng (như quy định trong EN 60204-1:2006, 18.2 và 18.6).

5.3  Bảo vệ chống lại các mối nguy hiểm cơ học

5.3.1  Vận chuyển máy

Trong quá trình vận chuyển, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để nâng và vận chuyển một cách dễ dàng và an toàn máy tuân theo ISO 12100:2010, 6.3.5.5.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan và kiểm định máy.

5.3.2  Lắp đặt và ổn định máy

Phải áp dụng các biện pháp phù hợp cho lắp đặt máy tuân theo ISO 12100:2010, 6.3.2.6.

Phải áp dụng các biện pháp phù hợp cho ổn định máy tuân theo ISO 12100:2010, 6.2.6.

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định phải phòng ngừa các chuyển động nguy hiểm của máy hoặc các bộ phận máy gây ra bởi trọng lực, áp lực, ví dụ thiết bị khóa cơ khí có khả năng chịu được tải trọng tối đa mà máy được thiết kế.

Máy cắt bằng dây kim cương di động được trang bị giải pháp kỹ thuật (ví dụ thiết bị chống chuyển động ngược) để tránh các chuyển động không kiểm soát của máy trên đường ray di chuyển.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra tính toán kết cấu và kiểm tra máy.

5.3.3  Chuyển động quay của đầu máy của máy cắt bằng dây kim cương di động

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, chuyển động quay của đầu máy (nếu có) chỉ được phép thực hiện trong quá trình vận hành tại vị trí cố định. Trong giai đoạn này, không cho phép bất kỳ hoạt động cắt nào.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc các sơ đồ mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.4  Bảo vệ các bộ phận chuyển động của máy cắt bằng dây kim cương

5.3.4.1  Bộ phận truyền động

Các bộ phận chuyển động, ví dụ: khớp nối và trục truyền động, phải có hộp bảo vệ cố định. Hộp bảo vệ phải tuân theo ISO 14120:2015, đặc biệt các Điều từ 5 đến 7. Các hộp bảo vệ phải được sử dụng và được cố định bằng liên kết hàn hoặc lắp chúng theo cách sao cho chỉ có thể mở hoặc tháo ra bằng các công cụ hoặc chìa khóa. Hộp bảo vệ cố định không được phép đặt tại vị trí mà ở đó không có các chi tiết liên kết.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan và kiểm tra máy.

5.3.4.2  Puly dẫn động của máy cắt bằng dây kim cương di động

Tốc độ làm việc của dây cắt kim cương không được vượt quá 40 m/s.

Máy phải trang bị bộ phận che chắn cố định hoặc rào chắn có khóa liên động cho puly chủ động.

Máy phải trang bị bộ phận che chắn cố định chắc chắn được liên kết với khu vực phía sau của đầu máy (xem Hình 1), và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phần giữa của bộ phận che chắn cố định phải che kín được mặt phẳng cắt;

b) Chiều rộng của bộ phận che chắn cố định phải đạt ít nhất 160 mm;

c) Chiều cao tối thiểu phải đạt là 700 mm tính từ vị trí giáp mối của đầu máy.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.4.3  Hệ thống căng dây của máy cắt bằng dây kim cương di động

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, ngoại trừ điểm bắt đầu và kết thúc cắt, hệ thống căng dây cắt phải điều chỉnh trong quá trình cắt bởi hệ thống điều khiển tự động phù hợp với lực truyền đến puly dẫn động từ động cơ. Ngoài ra, phải trang bị thiết bị giới hạn lực căng dây cắt kim cương trong điều kiện làm việc bình thường không vượt quá 1/6 giá trị tải trọng đứt của dây thép. Điều này có thể đạt được bởi thiết bị giới hạn lực hoặc thiết bị tương tự để giới hạn mô men xoắn của puly chủ động phù hợp với lực căng lớn nhất trên dây cắt kim cương.

Các điều khiển cùa hệ thống căng dây cần đạt mức tính năng tối thiểu PL = c phù hợp với các yêu cầu của ISO 13849-1:2015.

Vì lý do ổn định, không dùng hệ thống đối trọng để căng dây kim cương.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.4.4  Chuyển động của máy trên ray ở máy cắt bằng dây kim cương di động

Trong trường hợp đường ray có chiều dài xác định, phải trang bị hệ thống chống việc máy di chuyển vượt ra khỏi các đầu cuối đường ray (ví dụ công tắc hạn chế hành trình).

Máy cắt bằng dây kim cương di động được trang bị các biện pháp kỹ thuật (ví dụ bộ phận chống chuyển động ngược chiều) để ngăn ngừa chuyển động ngược của máy trên ray trong quá trình cắt cũng như chuyển động không kiểm soát vượt quá 10 mm trong trường hợp nguồn cung cấp năng lượng bị gián đoạn hoặc được phục hồi.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.5  Bảo vệ các bộ phận chuyển động của máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

5.3.5.1  Tiếp cận máy

Việc tiếp cận máy phải được ngăn chặn bằng rào chắn bảo vệ ngoại vi (xem 3.14).

Rào chắn bảo vệ ngoại vi có thể mở một phần khi vị trí này cho phép tiếp cận vào khu vực an toàn của máy.

Rào chắn cố định và rào chắn di động có khóa liên động với khóa bảo vệ phải được thiết kế tuân theo nguyên tắc ISO 14120:2015 và ISO 14119:2013.

CHÚ DẪN:

1  Máy cắt bằng dây kim cương

4  Rào chắn cố định

2  Xe đỡ khối đá

5  Cửa tiếp cận - Rào chắn di động có khóa liên động với khóa bảo vệ

3  Bảng điện

6  Cửa tiếp cận - Rào chắn di động có khóa liên động với khóa bảo vệ

Hình 11 - Ví dụ về rào chắn bảo vệ ngoại vi cho máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.5.2  Các bộ phận truyền động

Các bộ phận truyền động, ví dụ: khớp nối và trục truyền động, phải có hộp bảo vệ cố định. Hộp bảo vệ phải tuân theo ISO 14120:2015 và đặc biệt các Điều từ 5 đến 7. Các hộp bảo vệ cố định phải được sử dụng và được cố định bằng liên kết hàn hoặc lắp chúng theo cách sao cho chỉ có thể mở hoặc tháo ra bằng các công cụ hoặc chìa khóa. Hộp bảo vệ cố định không được phép nằm lại vị trí của nó khi không có các chi tiết liên kết.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan và kiểm tra máy.

5.3.5.3  Puly dẫn động

Nếu trong phạm vi của mục đích sử dụng, đặc biệt để sử dụng ngoài trời, việc đóng lại không chủ đích của bộ phận che chắn di động hoặc cửa có thể gây ra các mối nguy hiểm bổ sung, phải áp dụng các biện pháp để giữ cho chúng ở trạng thái mở.

Đối với máy cắt nhiều dây kim cương, bề mặt ngoài của rãnh puly phải bao được tối thiểu 1/3 đường kính của dây kim cương nhằm tránh sự dịch chuyển của dây.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, thử nghiệm và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.5.4  Hệ thống căng dây

Hệ thống căng dây phải có khả năng bù lại những thay đổi đột ngột của lực căng trong dây. Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, bộ phận chuyển động của hệ thống căng dây này phải được trang bị các rào chắn cố định hoặc rào chắn di động có khóa liên động tuân theo ISO 14120:2015 và ISO 14119:2013 để bảo vệ chống lại các chuyển động bất ngờ (ví dụ đứt dây), khi này khoảng cách an toàn tới bộ phận chuyển động cho người vận hành phải được đảm bảo theo ISO 13857:2008.

Các bộ phận liên quan của hệ thống điều khiển phải đạt mức tính năng tối thiểu PL = c tuân theo ISO 13849-1:2015.

Hệ thống căng dây phải được thiết kế để ngăn ngừa sự gia tăng lực căng của dây cắt gây ra bởi chuyển động không liên tục.

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, kết cấu của hệ thống căng dây phải chống lại được các chuyển động nguy hiểm của các puly đổi hướng dây cắt trong trường hợp dây cắt bị đứt (3 cm/s được coi là tốc độ giới hạn an toàn của chuyển động). Hệ thống này tối thiểu phải có các thiết bị dừng cơ khí để ngăn không cho hệ thống puly đổi hướng dây cắt dịch chuyển vượt quá giới hạn được quy định bởi nhà sản xuất.

Trong chế độ vận hành cài đặt máy, giá trị lực của hệ thống căng dây phải không vượt quá 40% lực làm việc của hệ thống căng dây.

Vì lý do ổn định, không được phép sử dụng hệ thống đối trọng để căng dây cắt.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.5.5  Xe đỡ khối đá

Xe đỡ khối đá tự hành trên ray có hệ thống điều khiển tích hợp phải được trang bị hệ thống chống việc xe di chuyển vượt ra khỏi các đầu cuối đường ray (ví dụ công tắc hạn chế hành trình). Chúng phải có một hệ thống ngăn ngừa bất kỳ một chuyển động không mong muốn nào trong quá trình cắt.

Ở các mặt bên của xe đỡ, phải lắp các cọc chống đỡ đủ bền để ngăn cản các khối đá rơi xuống. Kết cấu của chúng phải đảm bảo không xảy ra việc tiếp xúc của cọc với dây cắt.

Ở chế độ vận hành cài đặt máy cho chuyển động qua lại của xe đỡ khối đá, phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Chuyển động qua lại phải được điều khiển bằng thiết bị điều khiển tự hồi vị trí;

- Tốc độ chuyển động qua lại không được phép vượt quá 15 m/min.

Thiết bị điều khiển tự hồi vị trí phải được đặt trên bảng điều khiển chính, trên bảng điều khiển phục vụ bảo dưỡng hoặc trên bộ điều khiển cầm tay có liên quan.

Các bộ phận liên quan của hệ thống điều khiển có khả năng tự hồi vị trí phải đạt mức tính năng tối thiểu PL = b tuân theo ISO 13849-1:2015.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.3.5.6  Các biện pháp và thiết bị nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng phóng vật thể

Puly đổi hướng dây cắt và puly dẫn động phải được bảo vệ theo phương có mối nguy hiểm do phóng vật thể bằng bộ phận che chắn cố định hoặc bộ phận che chắn di động có khóa liên động theo ISO 14120:2015 và ISO 14119:2013.

Đối với máy cắt một dây kim cương và máy cắt nhiều dây kim cương, phải có một hoặc nhiều bộ phận che chắn để giảm nguy cơ phóng vật thể của mảnh vỡ của dây cắt kim cương hoặc sự văng ra của dây khi có sự cố dây cắt.

Bộ phận che chắn này có thể được tích hợp với rào chắn bảo vệ ngoại vi, có thể được đặt bên trong khu vực an toàn được che chắn bởi rào chắn bảo vệ ngoại vi, được lắp đặt trên khung máy (ví dụ trong trường hợp máy cắt một dây kim cương kết hợp cố định và di động) và/hoặc có thể di chuyển cùng nhau.

Đối với mỗi tình huống, phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Một bộ phận che chắn hoặc các bộ phận che chắn tiếp theo phải được đặt theo hướng có mối nguy hiểm do phóng vật thể (ví dụ phía sau các puly dẫn động được chỉ ra trên Hình 12);

CHÚ DẪN:

1  Trục máy       A  Dây cắt đầu tiên        L  Khoảng cách giữa A và B

2  Khối đá         B  Dây cắt cuối cùng     L1  Chiều rộng tối thiểu của bộ phận che chắn

3  Puly dẫn động           D  Khoảng cách đến bộ phận che chắn L2  Bộ phận che chắn bổ sung

4  Trục puly dẫn động    L3  Chiều rộng của bộ phận che chắn

5  Bộ phận che chắn      β  Góc tối thiểu

Hình 12 - Ví dụ về một bộ phận che chắn được lắp đặt để giảm rủi ro do dây cắt bị đứt văng ra

b) Bộ phận che chắn đơn lẻ phải là vật liệu chống xuyên thủng từ các tấm thép có chiều dày tối thiểu 1,2 mm hoặc từ tấm hợp kim nhẹ có chiều dày tối thiểu 4 mm hoặc tường bê tông có mức cường độ chịu nén tối thiểu C25/30 với chiều dày tối thiểu 40 mm hoặc từ vật liệu bất kỳ khác có tính năng tương tự;

c) Chiều cao tổng thể của các bộ phận che chắn không được phép nhỏ hơn khoảng cách giữa nền và nhánh dây nằm ngang thấp nhất của dây cắt, khi máy ở vị trí cao nhất;

d) Tham khảo Hình 12, chiều rộng tối thiểu của bộ phận che chắn L3 phải được tính toán như sau:

1) Đối với máy cắt nhiều dây kim cương cố định, L là khoảng cách giữa dây cắt đầu tiên và dây cắt cuối cùng;

2) D là khoảng cách giữa các mép của kích thước tối đa của khối đá gia công tới vị trí đặt bộ phận che chắn có thể được xác định ở gian đoạn thiết kế mặt bằng máy;

3) Góc β không thấp hơn 15°.

Chiều rộng tối thiểu của bộ phận che chắn cố định L3 được tính toán như sau:

L3 = L 2D x tan β

Chiều rộng tối thiểu L3 có thể giảm bớt (ví dụ L1 trên Hình 12) nếu lắp đặt thêm hai bộ phận che chắn bổ sung được chú dẫn trên Hình 12. Chiều rộng tối thiểu L2 của bộ phận che chắn này được xác định bởi hai đường bắt đầu từ điểm A và điểm B.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.4  Bảo vệ đối với các mối nguy hiểm không phải cơ học

5.4.1  Cháy

Để giảm các nguy cơ gây cháy, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của 5.4.3.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.4.2  Tiếng ồn

5.4.2.1  Giảm tiếng ồn trong giai đoạn thiết kế

Máy phải được thiết kế và chế tạo để các rủi ro gây ra bởi phát thải tiếng ồn trong không khí được giảm xuống mức thấp nhất có tính đến sự tiến bộ kỹ thuật và phương pháp giảm tiếng ồn sẵn có, đặc biệt là giảm ồn tại nguồn.

Khi thiết kế máy, các thông tin và biện pháp kỹ thuật để kiểm soát tiếng ồn tại nguồn đưa ra trong ISO 11688-1:2009 phải được tính đến.

Các nguồn tiếng ồn chính bao gồm:

a) Puly dây cắt;

b) Dây cắt;

c) Trục truyền động và các bộ phận của hệ thống truyền động;

d) Hệ thống khí nén (nếu có);

e) Hệ thống thủy lực (nếu có).

Ví dụ về biện pháp kỹ thuật để giảm tiếng ồn là:

- Giảm rung nhờ cân bằng tĩnh và cân bằng động các bộ phận quay;

- Lựa chọn và thiết kế các bộ phận truyền động có tiếng ồn thấp, ví dụ: bánh răng, puly, dây đai, ly hợp.

- Thiết kế kết cấu máy có xét đến bộ phận giảm chấn và tránh cộng hưởng kết cấu;

- Lựa chọn và sử dụng các lớp cao su trên puly.

Có thể sử dụng các biện pháp thay thế có hiệu quả tương đương hoặc cao hơn.

Xác nhận: Giá trị phát thải tiếng ồn xác định bằng phương pháp kiểm tra tiếng ồn (xem Phụ lục A) cho phép đánh giá hiệu quả của biện pháp thiết kế được sử dụng.

5.4.2.2  Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn lan truyền

Các biện pháp quan trọng nhất để giảm tiếng ồn lan truyền từ máy bao gồm:

- Hộp che chắn puly (3.9);

- Khung máy (3.10);

- Rào chắn bảo vệ ngoại vi (3.14).

Xác nhận: Giá trị phát thải tiếng ồn xác định bằng phương pháp kiểm tra tiếng ồn (xem Phụ lục A) cho phép đánh giá hiệu quả của biện pháp thiết kế được sử dụng.

5.4.2.3  Đo tiếng ồn

Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn về tiếng ồn, xem Phụ lục A, là cần thiết để kiểm tra xác nhận các biện pháp thiết kế có hiệu quả.

Các giá trị này có thể được đo trực tiếp trên máy cần đo hoặc được xây dựng dựa trên cơ sở của phép đo cho các loại máy có đặc tính kỹ thuật tương tự đại diện cho máy được sản xuất.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sản xuất hàng loạt, thử nghiệm có thể được thực hiện trên một mẫu máy có đặc tính kỹ thuật tương đương.

Trong trường hợp sản xuất đơn chiếc, nhà sản xuất phải xác định bằng cách đo tiếng ồn cho mỗi máy được cung cấp.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các giá trị phát thải tiếng ồn được nêu trong Hướng dẫn vận hành. Giá trị phát thải tiếng ồn thu được theo quy tắc đo tiếng ồn (xem Phụ lục A) cho phép đánh giá hiệu quả của biện pháp thiết kế được áp dụng.

5.4.3  Mối nguy hiểm về điện

Ngoại trừ Điều 6.3, phải áp dụng các yêu cầu của EN 60204-1:2006 trừ khi có các quy định khác được nêu trong tiêu chuẩn này.

Xem EN 60204-1:2006, 6.2 đối với các yêu cầu phòng tránh sốc điện do tiếp xúc trực tiếp và EN 60204-1:2006, 7 đối với các yêu cầu bảo vệ chống ngắn mạch (chập mạch) và quá tải.

Đối với các máy dùng trong nhà, mức bảo vệ của vỏ bao che và các bộ phận điện trên bảng điện của máy phải đạt mức tối thiểu IP 55 theo EN 60529:1991. Mức bảo vệ của thiết bị điều khiển phải đạt mức tối thiểu IP 54 theo EN 60529:1991.

Đối với các máy dùng ngoài trời, mức bảo vệ của vỏ bao che và các bộ phận điện trên bảng điện của máy phải đạt mức tối thiểu IP 55 theo EN 60529:1991, ngoại trừ vỏ bảo vệ của thiết bị điều khiển hoặc vỏ bảo vệ của các bộ phận điện được bảo vệ chống ảnh hưởng thời tiết, mức bảo vệ phải đạt mức tối thiểu IP 54 theo EN 60529:1991.

Hộp bảo vệ đối với các mối nguy hiểm do điện phải tránh được các mối nguy hiểm do dụng cụ cắt hoặc đối tượng công tác bị bắn ra chạm vào. Không cho phép tiếp cận vào các bộ phận dẫn điện tuân theo EN 60204-1:2006, 6.2.2. Tại những chỗ có mạch điện theo EN 60204-1:2006, 7.2.3 phải được bảo vệ chống quá tải, không được phép xảy ra rủi ro do cháy

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan, kiểm tra máy và thử tính thông mạch theo EN 60204-1:2006, 18.1 và 18.2, thử nghiệm 1 và thử chức năng theo EN 60204-1:2006, 18.6.

5.4.4  Khả năng tương thích điện từ

Máy phải có mức phát xạ điện từ thấp và đủ khả năng kháng nhiễu đối với các nhiễu điện từ để máy có thể hoạt động chính xác theo quy định của Pr EN 61439-1:2011, EN 50370-1:2005 và EN 50370-2:2003.

Máy bao gồm các thiết bị điện được gắn nhãn CE và các thiết bị này cũng như hệ thống cáp điện được lắp đặt tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất nhìn chung được coi là bảo vệ chống lại nhiễu điện từ từ bên ngoài.

Nếu chỉ có một trong các yêu cầu ở trên không được đáp ứng thì cần phải thử nghiệm bổ sung tuân theo EN 50370-1:2005 và EN 50370-2:2003.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan và kiểm tra máy.

5.4.5  Tia laser

Nếu máy được lắp thiết bị laser, thiết bị laser phải thuộc loại 2 M hoặc loại nguy cơ thấp hơn tuân theo yêu cầu của EN 60825-1:2014.

Tất cả các lưu ý của nhà sản xuất thiết bị laser liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng thiết bị laser này phải được đáp ứng và các chỉ dẫn phải được nhắc đến trong hướng dẫn vận hành máy. Biển cảnh báo và các chỉ dẫn cho việc sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt (nếu có) phải được gắn trên máy (xem Điều 6).

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan và kiểm tra máy, đo và kiểm tra chức năng có liên quan của máy.

5.4.6  Êcgônômi

Trong quá trình vận chuyển, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để nâng chuyển một cách dễ dàng và an toàn máy tuân theo ISO 12100:2010, 6.3.5.5.

Máy và các bộ phận của nó không thể di chuyển hoặc vận chuyển được bằng tay phải được trang bị hoặc có khả năng được trang bị các thiết bị treo tải phù hợp để vận chuyển bằng các thiết bị nâng hạ. Các bộ phận máy có khối lượng trên 25 kg và cần được thay thế/ tháo dỡ phải được trang bị phương tiện hỗ trợ để vận chuyển an toàn hoặc cho phép nâng hạ an toàn, ví dụ như thiết bị treo tải để móc hàng trên thiết bị nâng một cách dễ dàng tuân theo EN 1005-2:2003 A1:2008. Các phụ kiện này phải được bố trí sao cho có thể tránh được trường hợp máy hoặc các bộ phận bị lật hoặc rơi hoặc có các chuyển động không được kiểm soát trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ, vô hiệu hóa và tháo rời máy.

Máy và điều khiển của nó phải được thiết kế tuân theo nguyên tắc Êcgônômi phù hợp với EN 1005-4:2005 A1:2008.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan và kiểm tra máy.

5.4.7  Chiếu sáng

Tất cả các thiết bị làm việc và nguyên vật liệu phải được nhìn thấy rõ ràng, phải tránh mỏi mắt bằng cách thực hiện theo các yêu cầu quy định trong EN 1837:1999 A1:2009. Các vị trí làm việc và các khu vực có thiết bị điều khiển, bộ phận che chắn và các thiết bị bảo vệ khác phải được chiếu sáng đầy đủ đảm bảo mức chiếu sáng tối thiểu là 300 Lux.

Tại nơi đòi hỏi có yêu cầu chiếu sáng được tham chiếu theo quy định trong EN 1837:1999 A1:2009, chiếu sáng phải tuân theo EN 60204-1:2006, 16.2.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan và kiểm tra máy.

5.4.8  Bộ phận thủy lực và khí nén

Hệ thống thủy lực và khí nén phải tuân theo các yêu cầu của ISO 4413:2010 và ISO 4414:2010.

Nếu máy có một số chuyển động (ví dụ căng dây cắt) được tạo ra bằng hệ thống thủy lực hoặc khí nén, đường cấp dầu/khí phải trang bị một van ngắt có khả năng tự động đóng trong trường hợp giảm áp đột ngột.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan và kiểm tra máy.

5.4.9  Thiết bị ngắt nguồn cấp

Phải lưu ý và bổ sung các quy định của ISO 12100:2010, 6.2.10 và 6.3.5.4:

Thiết bị ngắt nguồn điện phải phù hợp với EN 60204-1:2006, 5.3, ngoại trừ thiết bị ngắt nguồn điện loại d) trong EN 60204-1:2006, 5.3.2.

Máy phải có thiết bị để ngắt nguồn năng lượng thủy lực (nếu có) theo ISO 4413:2010.

Máy phải có thiết bị để ngắt nguồn năng lượng khí nén (nếu có) theo ISO 4414:2010.

Trong trường hợp máy có hệ thống thủy lực được dẫn động bởi bơm thủy lực dẫn động điện tích hợp trên máy, cho phép ngắt nguồn năng lượng thủy lực thông qua việc ngắt nguồn điện dẫn động bơm. Trong trường hợp năng lượng thủy lực được lưu trữ, ví dụ trong bình áp lực hoặc đường ống, phải bố trí thiết bị an toàn để giải phóng áp suất dư. Thiết bị an toàn này có thể chỉ là một van, nhưng nó không phải là van để ngắt kết nối đường ống.

Chức năng, nơi lắp đặt của thiết bị ngắt nguồn điện và vị trí vận hành phải được thể hiện rõ ràng, ví dụ: bằng biển hoặc biểu tượng. Biển hoặc biểu tượng phải được gắn ở vị trí rõ ràng, dễ nhận biết trên máy gần thiết bị ngắt nguồn điện (xem 6.2).

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.4.10  Bảo dưỡng

Các nguyên tắc của ISO 12100:2010, 6.2.15 phải được tuân thủ và ngoài ra phải cung cấp thông tin cho việc bảo dưỡng theo ISO 12100:2010, 6.4.5.1 e).

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan, kiểm định và kiểm tra chức năng của máy.

5.4.11  Vật liệu và chất nguy hiểm

Đối với các máy được mô tả trong tiêu chuẩn này và được sử dụng trong nhà, ở nơi có hệ thống làm mát cho dây cắt phải trang bị hệ thống cung cấp nước và thiết bị tưới nước sử dụng làm chất bôi trơn làm mát cũng như giảm phát thải bụi trong quá trình cắt.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

5.4.12  Rủi ro do trượt, vấp hoặc té ngã

5.4.12.1  Quy định chung

Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, cần phải chú ý đến các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn rủi ro do trượt, vấp hoặc té ngã khi hiệu chỉnh hoặc bảo dưỡng trên các bộ phận của máy ở độ cao hơn 2 m tính từ mặt nền hoặc sàn máy, hoặc bộ phận máy mà người vận hành ở đó.

5.4.12.2  Phương tiện tiếp cận cho hoạt động hiệu chỉnh và bảo dưỡng máy ở độ cao dưới 2 m

Đối với hoạt động hiệu chỉnh hoặc bảo dưỡng được thực hiện ở độ cao dưới 2 m so với mặt nền hoặc sàn máy và hoạt động điều chỉnh hoặc bảo dưỡng trên máy của máy cắt nhiều dây kim cương cố định cho phép sử dụng thang di động khi khoảng cách giữa dây cắt đầu tiên đến dây cuối cùng (xem Hình 12) nhỏ hơn 650 mm. Không có yêu cầu cụ thể nào cho hệ thống kết nối và thang di động.

CHÚ THÍCH: Thang di động không phải là một phần cấu thành thuộc phạm vi cung cấp của máy.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan và kiểm tra máy.

5.4.12.3  Phương tiện tiếp cận cho hoạt động hiệu chỉnh và bảo dưỡng ở độ cao trên 2m

Đối với hoạt động hiệu chỉnh hoặc bảo dưỡng được thực hiện ở độ cao trên 2 m so với mặt nền hoặc sàn máy và hoạt động điều chỉnh hoặc bảo dưỡng trên máy của máy cắt nhiều dây kim cương cố định cho phép sử dụng thang di động kết hợp với sàn thao tác di động và sàn thao tác cố định trên máy khi khoảng cách giữa dây cắt đầu tiên đến dây cuối cùng (xem Hình 12) lớn hơn 650 mm. Phải bố trí các điểm neo trên kết cấu máy để gắn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) phòng chống rơi trên cao và hệ thống kết nối (ví dụ giá neo) để gắn các thang di động.

Tùy theo yêu cầu thiết kế hoặc giới hạn không gian, phương tiện tiếp cận được trang bị trên sàn thao tác di động hoặc cố định phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

a) Chiều rộng mặt sàn tối thiểu là 400 mm;

b) Mặt sàn phải tuân theo yêu cầu của ISO 14122-2:2016, 4.2.4;

c) Tải trọng thiết kế phải phù hợp với các yêu cầu của ISO 14122-2:2016, 4.2.5;

d) Bậc thang và lan can phải phù hợp với yêu cầu của ISO 14122-3:2016 (nếu có);

e) Thang cố định phải phù hợp với yêu cầu của ISO 14122-4:2016 (nếu có);

f) Lan can cho hành lang lối đi bộ và cầu thang bảo vệ phải phù hợp với yêu cầu của ISO 14122- 3:2016 (nếu có).

Các phương tiện tiếp cận được liệt kê trong d), e) và f) có thể thay thế bằng các bộ phận che chắn cố định, các bộ phận của khung máy hoặc điểm neo để gắn phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) được đặt gần lối tiếp cận của sàn thao tác và dọc theo toàn bộ lối đi.

Phải có các điểm neo để gắn thang di động ở điểm thấp nhất của sàn thao tác cố định (xem Hình 13). Đối với hoạt động hiệu chỉnh hoặc bảo dưỡng được thực hiện ở độ cao trên 2 m so với mặt nền hoặc sàn máy và hoạt động điều chỉnh hoặc bảo dưỡng trên máy của máy cắt nhiều dây kim cương cố định cho phép sử dụng thang di động khi khoảng cách giữa dây cắt đầu tiên đến dây cuối cùng (xem Hình 12) nhỏ hơn 650 mm. Phải bố trí các điểm neo trên kết cấu máy để gắn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) phòng chống rơi trên cao và hệ thống kết nối (ví dụ giá neo) để gắn các thang di động.

Thang di động không phải là một phần cấu thành thuộc phạm vi cung cấp của máy. Số lượng, hình dạng và vị trí của các điểm neo để gắn phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) và các hệ thống kết nối để gắn thang di động phải được quy định trong hợp đồng cung cấp.

CHÚ DẪN:

1  Sàn tiếp cận phía trước

2  Sàn tiếp cận phía sau

3  Thang tiếp cận phía trên

4  Điểm gắn kết thang di động

Hình 13 - Ví dụ về thang, sàn thao tác và phương tiện tiếp cận cho máy cắt nhiều dây kim cương cố định

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan và kiểm định máy.

5.4.13  Sét

Máy cắt bằng dây kim cương sử dụng ngoài trời phải lắp hệ thống nối đất để phân tán điện tích vào đất.

Hướng dẫn của nhà sản xuất phải chỉ rõ cách nối đất cần thực hiện, kiểm tra và bảo dưỡng để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.

Các yêu cầu tương thích điện từ phải được xét đến như nêu trong 5.4.4.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ và/hoặc mạch có liên quan, sổ tay hướng dẫn bảo dưỡng, kiểm tra máy và kiểm tra chức năng của máy.

6  Thông tin cho sử dụng

6.1  Tín hiệu và các thiết bị cảnh báo

Đối với máy có cửa tiếp cận tại rào chắn bảo vệ ngoại vi, phải trang bị thiết bị cảnh báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh (ví dụ đèn vàng) để cảnh báo trước khi khởi động máy.

Xác nhận: Thông qua kiểm tra máy.

6.2  Cảnh báo các rủi ro còn lại và các dấu hiệu an toàn

Các cảnh báo có thể bằng ngôn ngữ quốc gia mà máy được sử dụng hoặc bất cứ khi nào có thể, bằng cách sử dụng các ký hiệu an toàn để diễn tả.

Trên máy phải gắn các nhãn cảnh báo hoặc các ký hiệu an toàn cho các chỉ dẫn về quần áo và thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp (ví dụ: bảo vệ mắt và thính giác, thiết bị bảo hộ chống rơi từ trên cao).

Nếu thiết bị laser được lắp đặt, phải gắn nhãn cảnh báo và chỉ dẫn trên máy về việc sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt theo EN 207:2017.

Nếu có các bộ phận chuyển động hoặc các đường ống có áp, không khí hoặc nước, phải gắn nhãn cảnh báo và các chỉ dẫn trên máy về việc sử dụng kính bảo hộ theo EN 166:2001.

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, phải gắn trên máy hình vẽ về khoảng cách an toàn như mô tả trong Phụ lục C và ít nhất các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) dưới đây phải được hiển thị trên máy:

- Mũ bảo hiểm phù hợp với EN 13087-3:2000;

- Quần áo bảo hộ toàn cơ thể phù hợp với EN 863:1995.

Xác nhận: Thông qua việc thử nghiệm máy.

6.3  Ghi nhãn

Phải gắn trên máy ghi nhãn tối thiểu dưới đây:

a) Tên thương mại và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền, nếu có;

b) Tên máy;

c) Ghi nhãn bắt buộc;

d) Năm sản xuất, là năm hoàn thành quá trình sản xuất sản phẩm đó;

e) Tên seri hoặc loại;

f) Số seri của máy (nếu có);

g) Các thông số về điện (bắt buộc đối với các sản phẩm điện: Điện áp, tần số, công suất, ...);

h) Khối lượng của các bộ phận máy thường phải được nâng vận chuyển bằng thiết bị nâng.

Xác nhận: Thông qua việc kiểm tra các bản vẽ có liên quan và kiểm tra máy.

6.4  Hướng dẫn sử dụng

6.4.1  Quy định chung

Phải biên soạn hướng dẫn sử dụng tuân theo ISO 12100:2010, 6.4.5.

Hướng dẫn sử dụng phải bao gồm các thông tin cụ thể dưới đây:

6.4.2  Mô tả máy

Mô tả máy phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

a) Mô tả chung của máy với các bản vẽ;

b) Giải thích các ký hiệu và các biểu tượng an toàn được sử dụng trên máy và trong tài liệu đi kèm;

c) Danh sách các dụng cụ cắt được sử dụng kèm theo thông số kỹ thuật của chúng;

d) Danh sách vật liệu mà máy có thể cắt được.

Xác nhận: Thông qua kiểm tra hướng dẫn sử dụng và các bản vẽ liên quan.

6.4.3  Hướng dẫn vận chuyển, nâng hạ và lưu kho máy và các bộ phận tháo rời của máy

Hướng dẫn cho việc vận chuyển, nâng hạ và lưu kho máy và các bộ phận tháo rời của máy phải bao gồm tối thiểu các thông tin dưới đây:

a) Khối lượng máy và khối lượng của các bộ phận có trọng lượng lớn đòi hỏi phải nâng chuyển bằng thiết bị nâng;

b) Các điều kiện trượt và nâng (bao gồm cả các điểm móc hàng);

c) Tài liệu tham khảo liên quan đến các yêu cầu của nhà sản xuất dụng cụ cắt về lưu kho và nâng chuyển dụng cụ cắt.

Xác nhận: Thông qua kiểm tra hướng dẫn sử dụng và các bản vẽ liên quan.

6.4.4  Hướng dẫn về lắp đặt và sử dụng máy

Các thông tin cho sử dụng ít nhất phải bao gồm các mục dưới đây:

a) Tên thương mại và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền;

b) Nhắc lại về việc ghi nhãn, ký hiệu an toàn, khoảng cách an toàn và các hướng dẫn khác về máy như được mô tả trong 6.1 và 6.2;

c) Mục đích sử dụng dự kiến của máy;

d) Thông tin về các rủi ro còn lại;

e) Chỉ dẫn chiều quay đúng của dây cắt;

f) Các sử dụng không đúng có thể lường trước được:

1) Sử dụng các phụ kiện có thể đảo ngược chiều quay của dây cắt;

2) Chỉ dẫn về việc phải tránh bất kỳ tiếp xúc nào với dụng cụ cắt đang quay;

3) Chỉ dẫn về việc tất cả các hoạt động trong khu vực làm việc chỉ được thực hiện khi dây kim cương và các bộ phận chuyển động dừng hẳn;

4) Chỉ dẫn về việc không ai được phép vào trong khu vực làm việc ngoài người vận hành;

5) Sử dụng các dụng cụ cắt khác với các dụng cụ cắt được nêu trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này (ví dụ dây cắt không gắn kim cương);

6) Cắt các vật liệu khác với các vật liệu được chỉ ra (xem 6.4.2 d);

g) Các giá trị giới hạn lớn nhất cho việc lắp đặt máy cắt bằng dây kim cương di động;

h) Hướng dẫn về việc lắp đặt máy để ngăn chặn các rủi ro do rung có thể gây mất ổn định máy hoặc hư hỏng không mong muốn:

1) Thông tin về kích thước bao và trọng lượng toàn bộ máy;

2) Thông tin về khu vực làm việc;

3) Thông tin về các bộ phận lắp đặt trên nền và tải phân bổ tác động lên nền (trọng lượng/cm2);

i) Chỉ dẫn về việc kết nối với nguồn cung cấp điện và nước;

j) Chỉ dẫn về việc ngắt kết nối với nguồn cấp (các nguồn cấp), biện pháp ngăn ngừa kết nối lại, giải phóng năng lượng dư và thử nghiệm trạng thái an toàn;

k) Chỉ dẫn về vị trí đặt bộ điều khiển, trạm làm việc và các vị trí có thể của người vận hành (xem 5.2.2);

l) Thông tin về hệ thống bảo vệ nối đất;

m) Thông tin về việc lựa chọn dụng cụ cắt phù hợp và ứng dụng của nó liên quan đến nhiệm vụ được thực hiện;

n) Chỉ dẫn về việc, không cho sử dụng dụng cụ cắt có tốc độ quay tối đa nhỏ hơn tốc độ quay danh nghĩa của máy;

o) Chỉ dẫn về các thiết bị dùng để thay dụng cụ cắt;

p) Thông tin về việc xử lý bộ phận giữ dụng cụ cắt;

q) Hướng dẫn về việc phát hiện lỗi, xử lý sự cố, và khởi động lại sau khi xử lý;

r) Thông tin về thiết bị chống sốc điện do tiếp xúc gián tiếp với máy bằng thiết bị ngắt kết nối tự động với nguồn cấp do người sử dụng lắp đặt trong đường dây cung cấp điện cho máy (RCD);

s) Thông tin về thiết bị chống ngắn mạch trong mạch điện;

t) Nếu trang bị thiết bị laser, phải nhắc lại các hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị laser về việc lắp đặt và sử dụng thiết bị;

u) Chỉ dẫn về việc phải kiểm tra việc lắp đặt bộ phận che chắn đúng cách;

v) Thông tin về việc nâng chuyển vật liệu được gia công bởi một máy cụ thể;

w) Chỉ dẫn về việc tránh các rủi ro trượt và vấp ngã trong khu vực làm việc của máy, ví dụ: ngăn ngừa rủi ro trượt do ẩm thấp và bùn, che chắn các bộ phận hở ở các đường dẫn trên nền.

x) Hướng dẫn về việc kết nối và dỡ bỏ thang, mối nguy hiểm do ngã từ trên cao, sử dụng đúng cách phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) ngăn ngừa ngã từ trên cao và các rủi ro còn lại khác;

y) Chỉ dẫn về việc vì lý do an toàn, tất cả các dụng cụ cắt bị hỏng phải được thay thế;

z) Chỉ dẫn về việc sử dụng quần áo vừa vặn và thiết bị phòng hộ cá nhân (ví dụ; thiết bị bảo vệ mắt và tai, thiết bị chống rơi từ trên cao);

aa) Một công bố về phát thải tiếng ồn trong không khí của máy phải tuân theo Phụ lục A, A.6 “Công bố và xác nhận giá trị phát thải tiếng ồn”.

Xác nhận: Thông qua kiểm tra hướng dẫn vận hành và các bản vẽ liên quan.

6.4.5  Hướng dẫn bảo dưỡng

Các thông tin cho sử dụng dưới đây tối thiểu phải bao gồm:

a) Thông tin về các rủi ro còn lại;

b) Chỉ dẫn về các tiếp xúc cần phải tránh với dụng cụ cắt đang quay;

c) Thông tin về các biện pháp an toàn khi can thiệp vào máy bao gồm việc ngắt kết nối với nguồn điện hoặc các nguồn cung cấp năng lượng khác, biện pháp ngăn ngừa kết nối lại, khử năng lượng dư, thử trạng thái an toàn. Nếu can thiệp thường xuyên, biện pháp ngắt kết nối hoàn toàn là không thể được, nhà sản xuất phải cung cấp một quy trình phù hợp để tiến hành can thiệp một cách an toàn.

d) Danh sách các nhiệm vụ (ví dụ: điều chỉnh, bảo dưỡng, bôi trơn, làm sạch và các hoạt động dịch vụ) chỉ được thực hiện khi máy ngừng và dẫn động chính được ngắt;

e) Chi tiết và tần suất kiểm tra;

f) Hướng dẫn các hoạt động bảo dưỡng có thể tiến hành bởi người vận hành (bao gồm chỉ dẫn về trang thiết bị được sử dụng);

g) Danh sách các hoạt động bảo dưỡng chỉ có thể được tiến hành bởi nhân viên được đào tạo - vì cần có kiến thức chuyên môn riêng - bao gồm về trang thiết bị được sử dụng;

h) Thông tin về việc làm sạch an toàn;

i) Nếu máy được trang bị hệ thống khí nén hoặc thủy lực, phải có biện pháp để tiêu tán năng lượng dư một cách an toàn;

j) Dữ liệu nhận dạng các bộ phận được thay thế bởi người sử dụng, nếu chúng ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người vận hành (không kể các bộ phận này chỉ được phép thay thế bởi nhà sản xuất hoặc nhân viên do nhà sản xuất chỉ định);

k) Mô tả về bộ phận che chắn cố định có thể được tháo ra bởi người sử dụng vì mục đích bảo dưỡng và vệ sinh (không kể các bộ phận che chắn chỉ được tháo ra bởi nhà sản xuất hoặc nhân viên do nhà sản xuất chỉ định);

l) Thông tin về nước dùng cho sản xuất phải được lọc và kiểm tra thường xuyên để tránh sự có mặt của các chất độc hại có thể gây ra nguy hiểm cho người vận hành;

m) Thông tin về thiết bị an toàn được trang bị trên người để bảo dưỡng máy;

n) Chỉ dẫn về việc kết nối và tháo dỡ thang, mối nguy hiểm do ngã từ trên cao, sử dụng đúng cách phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) ngăn ngừa việc ngã từ trên cao và các rủi ro khác.

Xác nhận: thông qua kiểm tra hướng dẫn vận hành và các bản vẽ liên quan.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Phương pháp kiểm tra tiếng ồn

A.1  Giới thiệu

Quy tắc đo tiếng ồn này quy định tất cả các thông tin cần thiết để thực hiện hiệu quả việc xác định, công bố và xác nhận các giá trị phát thải tiếng ồn trong không khí ở máy cắt bằng dây kim cương dưới các điều kiện nhất định.

Việc xác định các đại lượng này là cần thiết cho:

- Các nhà sản xuất công bố về phát thải tiếng ồn;

- So sánh tiếng ồn phát ra từ máy của các máy trong cùng dòng máy có liên quan;

- Các mục đích kiểm soát tiếng ồn tại nguồn trong giai đoạn thiết kế.

Quy tắc này trình bày các phương pháp đo tiếng ồn và các điều kiện lắp đặt và vận hành cho thử nghiệm.

Việc sử dụng quy tắc đo tiếng ồn này đảm bảo khả năng lặp lại của các phép đo và khả năng so sánh của các giá trị phát thải tiếng ồn ra không khí trong các giới hạn cụ thể được xác định bằng cấp chính xác của phương pháp đo được sử dụng.

A.2  Đo mức áp suất âm trọng số A tại vị trí làm việc hoặc vị trí chỉ định khác

A.2.1  Tiêu chuẩn cơ sở

Việc xác định mức áp suất âm trọng số A phải được tiến hành bằng cách sử dụng một phương pháp với cấp chính xác 2 (kỹ thuật) và 3 (khảo sát). Phương pháp đo được ưu tiên là phương pháp có kết quả với cấp chính xác là 2.

Một trong số các tiêu chuẩn sau phải được áp dụng: ISO 11201:2010, ISO 11202:2010 hoặc ISO 11204:2010.

CHÚ THÍCH 1: Thông tin hữu ích về các phương pháp khác nhau để đo mức áp suất âm trọng số A tại vị trí làm việc có thể được tìm thấy trong ISO 11200:2014.

CHÚ THÍCH 2: Cấp chính xác 2 chỉ có thể đạt được với các dụng cụ đo loại 1. Các dụng cụ đo loại 2 chỉ được phép sử dụng khi áp dụng ISO 11202:2010, tuy nhiên chỉ thu được kết quả có cấp chính xác 3 do độ không tin cậy cao hơn.

A.2.2  Quy trình đo và vị trí đo

Mức áp suất âm tại vị trí làm việc phải được đo tuân theo ISO 11202:2010 với cấp chính xác 2 hoặc 3 đối với những máy được thiết kế làm việc trong nhà và ISO 11201:2010 với cấp chính xác 2 với những máy được thiết kế làm việc ngoài trời.

Phép đo phải tiến hành tại mỗi vị trí đầu thu âm tối thiểu trong một chu kỳ thử nghiệm của máy theo quy định trong A.4.

Đầu thu âm phải đặt ở tất cả các vị trí của người vận hành theo quy định của nhà sản xuất trong hướng dẫn vận hành. Mức áp suất âm phát thải trọng số A tại mỗi vị trí người vận hành cùng với độ không tin cậy của phép đo phải được ghi lại, báo cáo và công bố.

a) Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, đầu thu để đo mức phát thải âm tại tất cả các vị trí của người vận hành (nếu có) phải được đặt ở các vị trí sau:

1) 1,60 m phía trên nền hoặc sàn công tác, và

2) Cách xa 0,5 m từ bảng điều khiển chính;

3) Tại bất cứ vị trí làm việc khác do nhà sản xuất chỉ ra trong hướng dẫn vận hành;

b) Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, đầu thu để đo mức phát thải âm tại tất cả vị trí người vận hành phải được đặt ở các vị trí sau:

1) 1,60 m phía trên nền hoặc sàn công tác; và

2) Cách xa 0,5 m từ bảng điều khiển từ xa được mô tả trong 5.2.2.1 và bên ngoài khu vực an toàn được mô tả trong Phụ lục C;

3) Cách xa 0,5 m từ bảng điều khiển bổ sung trên khung máy (nếu có);

4) Tại bất cứ vị trí làm việc khác do nhà sản xuất chỉ ra trong hướng dẫn vận hành.

A.2.3  Độ không tin cậy của phép đo

Trong trường hợp thiểu dữ liệu đo, độ không tin cậy K được lấy bằng 3 dB(A), nếu mức áp suất âm phát thải tại vị trí làm việc được đo tuân theo ISO 11202:2010 hoặc ISO 11204:2010 (máy được thiết kế để sử dụng trong nhà) và mức áp suất âm phát thải tại vị trí làm việc được đo tuân theo ISO 11201:2010 (máy được thiết kế để sử dụng ngoài trời).

CHÚ THÍCH 1: Giá trị độ không tin cậy K được tính toán sau khi xem xét độ lệch chuẩn của độ chính xác tương đối của phương pháp “σRo” là 1,5 dB(A) đối với phương pháp đo cấp chính xác 2 và độ lệch chuẩn do sự không ổn định của điều kiện lắp đặt và vận hành “σomc” là 0,5 dB(A) là một giá trị thích hợp.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin chi tiết về độ không tin cậy được đưa ra trong ISO 11201:2010, Điều 11 và ISO 11202:2010, Điều 12 và ISO 11204:2010, Điều 11 (xem ISO 4871:2009).

A.3  Xác định mức công suất âm trọng số A

A.3.1  Quy trình đo và vị trí đo

Nếu mức áp suất âm phát thải trọng số A tại bất kỳ vị trí đo nào trong A.2.2 vượt quá 80 dB(A), mức công suất âm trọng số A phải được xác định bình thường.

Tuy nhiên, máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định có kích thước tối thiểu lớn hơn 6 m được coi là máy rất lớn. Do đó, thay vì mức công suất âm trọng số A, mức áp suất âm phát thải trọng số A tại vị trí nằm trên một đường đo cách mặt trên của máy 1 m và ở độ cao 1,60 m so với nền phải được đo bằng phương pháp được đưa ra trong A.2.1. Vị trí đầu thu âm trên đường đo cách nhau không quá 2 m và phép đo phải tiến hành theo quy định trong A.2. Giá trị đo cùng với độ không tin cậy của phép đo phải được ghi lại, báo cáo và công bố (xem A.2.3).

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, nếu mức áp suất âm phát thải trọng số A tại bất kỳ vị trí đo trong A.2.2 vượt quá 80 dB(A), mức công suất âm phải được đo theo phương pháp đo bề mặt được chỉ ra trong ISO 3744:2010, hoặc ISO 3746:2010 nếu yêu cầu về cấp chính xác 2 không được đáp ứng. Bề mặt được đo phải là mặt song song và khoảng cách đo là 1 m.

A.3.2  Độ không tin cậy của phép đo

Trong trường hợp thiếu dữ liệu đo, độ không tin cậy K được lấy bằng:

- 3 dB(A) nếu mức công suất âm trọng số A được đo theo ISO 3744:2010;

- 6 dB(A) nếu mức công suất âm trọng số A được đo theo ISO 3746:2010.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị độ không tin cậy K theo ISO 3744:2010 được tính toán sau khi xem xét độ lệch chuẩn cho việc lặp lại của phương pháp “σRo” là 1,5 dB(A) đối với phương pháp đo cấp chính xác 2 và độ lệch chuẩn do sự không ổn định của điều kiện lắp đặt và vận hành “σomc” là 0,5 dB(A). Giá trị độ không tin cậy K theo ISO 3746:2010 được tính toán sau khi xem xét độ lệch chuẩn cho việc lặp lại của phương pháp “σRo” là 1,5 dB(A) đối với phương pháp đo cấp chính xác 3 và độ lệch chuẩn do không ổn định của điều kiện lắp đặt và vận hành “σomc” là 0,5 dB(A).

CHÚ THÍCH 2: Thông tin chi tiết về độ không tin cậy được đưa ra trong ISO 3744:2010, Điều 9 và ISO 3746:2010, Điều 9 (xem ISO 4871:2009).

A.4  Các điều kiện lắp đặt và vận hành để đo mức phát thải tiếng ồn

Trong quá trình kiểm tra tiếng ồn, máy phải được lắp đặt và vận hành theo chỉ định của nhà sản xuất trong hướng dẫn vận hành.

Các điều kiện lắp đặt và vận hành của máy để xác định các mức áp suất âm phát thải ở vị trí làm việc và các mức công suất âm phải giống nhau.

Các yêu cầu dưới đây phải được đáp ứng khi đo tiếng ồn:

a) Nếu máy di chuyển được, chúng phải được lắp đặt trong các điều kiện tiếp cận trường tự do trên mặt phẳng phản xạ không có các chướng ngại vật gần đó;

b) Tất cả các bộ phận được tích hợp phải làm đúng chức năng trong quá trình đo kiểm tra;

c) Tất cả các bộ phận che chắn và thiết bị an toàn có liên quan phải ở đúng vị trí trong quá trình kiểm tra;

d) Phải sử dụng các dụng cụ cắt thông dụng trên thị trường phù hợp với các yêu cầu về kích thước của nhà sản xuất máy;

e) Dụng cụ cắt phải được lắp đặt đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

f) Tất cả các dụng cụ cắt (dây gắn kim cương) phải hoạt động trong quá trình đo thử nghiệm. Việc đo kiểm tra không bao gồm quá trình bắt đầu cắt. Việc đo thử nghiệm chỉ bắt đầu tiến hành sau khi dây cắt ăn sâu vào khối đá một khoảng tối thiểu 100 mm;

g) Đối với máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, vật liệu được gia công phải là một trong các loại đá hoa cương cho ở Phụ lục B, đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, vật liệu được gia công phải là một trong các loại thường dùng của địa phương;

h) Các quy định cho hoạt động thử nghiệm như kích thước khối đá, đặc tính vật liệu, các thông số cắt và hoạt động thử nghiệm đối với mỗi loại máy phải phù hợp với bảng A5.

Do các yêu cầu trên, việc đo tiếng ồn phải do nhà sản xuất thực hiện khi máy vận hành tại nơi làm việc của nhà sử dụng và được công bố ngay sau đó. Các giá trị phát thải tiếng ồn do các nhà sản xuất thu thập theo thời gian sẽ cho phép tạo thành cơ sở dữ liệu của giá trị phát thải tiếng ồn, chúng sẽ được sử dụng để cung cấp thông tin phát thải tiếng ồn cho các khách hàng tương lai.

Nếu nhà sản xuất biết rõ các điều kiện vận hành trong quá trình đo tại chỗ làm việc của nhà sử dụng máy để đánh giá phát thải tiếng ồn trong ứng dụng điển hình của EAF, điều này phải được thông báo cho người sử dụng. Trường hợp các dữ liệu liên quan được lấy từ cơ sở dữ liệu của nhà sản xuất, việc đánh giá phát thải tiếng ồn phải được định lượng.

A.5  Thông tin được ghi chép và báo cáo

Bảng A.1-A.6 “Phương pháp đo tiếng ồn - Bảng ghi dữ liệu chung” dưới đây đại diện cho các mẫu báo cáo thử nghiệm được dùng để ghi chép và báo cáo phép đo tiếng ồn của mỗi loại máy cắt bằng dây kim cương.

Các dữ liệu tối thiểu chỉ ra trong Bảng A.1-A.6 phải được ghi chép và báo cáo.

Các điều kiện vận hành của máy trong quá trình đo cũng như phương pháp được sử dụng để đo phải được công bố có tham chiếu đến quy tắc đo tiếng ồn cùng với các sai lệch có thể xảy ra và nguyên nhân. Nếu trong một tình huống cụ thể có sai lệch, điều kiện thực tế được áp dụng cho thử nghiệm phải được ghi chép và báo cáo trong cột “Điều kiện lệch chuẩn” trong các bảng. Trong các cột tương tự, cần chỉ ra lý do không thể áp dụng điều kiện tiêu chuẩn.

Hình thức của bảng có thể sao chép, sửa đổi và sắp xếp lại một cách tùy ý.

Bảng A.1 - Quy tắc đo tiếng ồn

Bảng dữ liệu chung cho máy cắt bằng dây kim cương di động

Thông s máy

Nhà chế tạo: ...............................................................................................

Kiểu máy: ...................................................................................................

Năm sản xuất:........................................... Số seri: ....................................

Kích thước bao của máy: ...........................................................................

Dài l1: .............. mm  Rộng l2: ............... mm  Cao l3: ............... mm

a. Những bộ phận máy nhô ra và không góp phần tạo ra tiếng ồn (ví dụ: tay lái, cần gạt) có thể được bỏ qua

Tất cả các thông số yêu cầu theo tiêu chuẩn đo lường cơ bản cần sử dụng. Ví dụ: định dạng chính xác của máy được thử nghiệm, môi trường âm, thiết bị đo đạc, sự hiện diện và (các) vị trí của (những) người vận hành (nếu có)

 

Các quy định cho hoạt động thử nghiệm đối với máy cắt bằng dây kim cương di động

Gia công: khối đá hình lập phương, cắt theo phương đứng

Vật liệu thử nghiệm:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Phôi:

Khối đá

 

Kích thước của từng khối:

Chiều dài khối tối thiểu:

3 m

 

Thông số máy:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Số lượng dây kim cương (dụng cụ cắt):

1

 

Tốc độ dụng cụ cắt:

30 m/s

 

Khoảng cách tối đa giữa máy và phôi gia công:

10 m

 

Khoảng cách tối thiểu giữa máy và bất kỳ bề mặt phản xạ nào:

15 m

 

Ảnh hoặc mô tả chi tiết của máy được thử nghiệm

 

 

Kết quả thử nghiệm

 

Nơi thử nghiệm

Công ty / Tổ chức: ............................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................

Số điện thoại:.................................... Ngày: ....................................

Chữ ký: ............................................................................................

Thử nghiệm được thực hiện:

Địa điểm: .........................................................................................

Ngày: ...............................................................................................

Bảng A.2 - Quy tắc đo tiếng ồn

Bảng dữ liệu chung cho máy cắt một dây kim cương cố định

Thông số máy

Nhà chế tạo: ..............................................................................................

Kiểu máy:....................................................................................................

Năm sản xuất............................................. Số seri:....................................

Kích thước bao của máy:...........................................................................

Dài l1: ....................mm  Rộng l2: ................mm  Cao l3: ................mm

a. Những bộ phận máy nhô ra và không góp phần tạo ra tiếng ồn (ví dụ: tay lái, cần gạt) có thể được bỏ qua

Tất cả các thông số yêu cầu theo tiêu chuẩn đo lường cơ bản cần sử dụng. Ví dụ: định dạng chính xác của máy được thử nghiệm, môi trường âm, thiết bị đo đạc, sự hiện diện và (các) vị trí của (những) người vận hành (nếu có)

 

Các quy định cho hoạt động thử nghiệm đối với máy cắt một dây kim cương cố định

Gia công: khối đá hoa cương hình lập phương, cắt theo phương đứng

Vật liệu th nghiệm:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Phôi:

Khối đá hoa cương

 

Kích thước của từng khối:

Chiều dài khối tối thiểu:

3 m

 

Thông số máy:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Số lượng dây kim cương (dụng cụ cắt):

1

 

Tốc độ dụng cụ cắt:

30 m/s

 

Tốc độ ăn dao theo phương đứng

200-250 mm/h

 

Khoảng cách tối thiểu giữa máy và bất kỳ bề mặt phản xạ nào:

5 m

 

Ảnh hoặc mô tả chi tiết của máy được thử nghiệm

 

 

Kết quả thử nghiệm

 

Nơi thử nghiệm

Công ty/Tổ chức: .............................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................

Số điện thoại:......................................... Ngày: ................................

Chữ ký: ............................................................................................

Thử nghiệm được thực hiện:

Địa điểm: .........................................................................................

Ngày: ................................................................................................

Bảng A.3 - Quy tắc đo tiếng ồn - Bảng dữ liệu chung cho máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 16 dây cắt kim cương

Thông số máy

Nhà chế tạo: ...............................................................................................

Kiểu máy: ...................................................................................................

Năm sản xuất:.......................................... Số seri: .....................................

Kích thước bao của máy: ...........................................................................

Dài l1: ...................... mm  Rộng l2: ..................... mm  Cao l3:................ mm

a. Những bộ phận máy nhô ra và không góp phần tạo ra tiếng ồn (ví dụ: tay lái, cần gạt) có thể được bỏ qua

Tất cả các thông số yêu cầu theo tiêu chuẩn đo lường cơ bản cần sử dụng. Ví dụ: định dạng chính xác của máy được thử nghiệm, môi trường âm, thiết bị đo đạc, sự hiện diện và (các) vị trí của (những) người vận hành (nếu có)

 

Các quy định cho hoạt động thử nghiệm đối với máy cắt nhiều dây dây kim cương cố định với tối thiểu 16 dây cắt kim cương

Gia công: Khối đá hình lập phương, cắt theo phương đứng

Vật liệu thử nghiệm:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Phôi:

Khối đá hoa cương

 

Kích thước của từng khối:

Chiều dài khối tối thiểu:

3 m

 

Thông số máy:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Số lượng dây kim cương (dụng cụ cắt):

Tối thiểu 16

 

Tốc độ dụng cụ cắt:

30 m/s

 

Tốc độ ăn dao theo phương đứng

200-250 mm/h

 

Khoảng cách tối thiểu giữa máy và bất kỳ bề mặt phản xạ nào:

5 m

 

Ảnh hoặc mô tả chi tiết của máy được thử nghiệm

 

 

Kết quả thử nghiệm

 

Phòng thử nghiệm

Công ty/Tổ chức: .............................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................

Số điện thoại:........................................... Ngày: .............................

Chữ ký: ............................................................................................

Thử nghiệm được thực hiện:

Địa điểm: ..........................................................................................

Ngày: ...............................................................................................

Bảng A.4 - Quy tắc đo tiếng ồn - Bảng dữ liệu chung cho máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 32 dây cắt kim cương

Thông s máy

Nhà chế tạo: ..............................................................................................

Kiểu máy: ...................................................................................................

Năm sản xuất:........................................... Số seri: ....................................

Kích thước bao của máy: ..........................................................................

Dài l1: .................. mm  Rộng l2: ................ mm  Cao l3: ................. mm

a. Những bộ phận máy nhô ra và không góp phần tạo ra tiếng ồn (ví dụ: tay lái, cần gạt) có thể được bỏ qua

Tất cả các thông số yêu cầu theo tiêu chuẩn đo lường cơ bản cần sử dụng. Ví dụ: định dạng chính xác của máy được thử nghiệm, môi trường âm, thiết bị đo đạc, sự hiện diện và (các) vị trí của (những) người vận hành (nếu có)

 

Các quy định cho hoạt động thử nghiệm đối với máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 32 dây cắt kim cương

Gia công: khối đá hình lập phương, cắt theo phương đứng

Vật liệu thử nghiệm:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Phôi:

Khối đá hoa cương

 

Kích thước của từng khối:

Chiều dài khối tối thiểu:

3 m

 

Thông số máy:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Số lượng dây kim cương (dụng cụ cắt):

Tối thiểu 32

 

Tốc độ dụng cụ cắt:

30 m/s

 

Tốc độ ăn dao theo phương đứng

200-250 mm/h

 

Khoảng cách tối thiểu giữa máy và bất kỳ bề mặt phản xạ nào:

5 m

 

Ảnh hoặc mô tả chi tiết của máy được thử nghiệm

 

 

Kết quả thử nghiệm

 

Phòng thử nghiệm

Công ty/Tổ chức: .............................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................

Số điện thoại:...................................... Ngày: ...................................

Chữ ký: ............................................................................................

Thử nghiệm được thực hiện:

Địa điểm: ..........................................................................................

Ngày: ...............................................................................................

Bảng A.5 - Quy tắc đo tiếng ồn - Bảng dữ liệu chung cho máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 56 dây cắt kim cương

Thông số máy

Nhà chế tạo: ..............................................................................................

Kiểu máy: ...................................................................................................

Năm sản xuất:........................................... Số seri: ....................................

Kích thước bao của máy: ..........................................................................

Dài l1: ................. mm  Rộng l2: .................. mm  Cao l3: ................ mm

a. Những bộ phận máy nhô ra và không góp phần tạo ra tiếng ồn (ví dụ: tay lái, cần gạt) có thể được bỏ qua

Tất cả các thông số yêu cầu theo tiêu chuẩn đo lường cơ bản cần sử dụng. Ví dụ: định dạng chính xác của máy được thử nghiệm, môi trường âm, thiết bị đo đạc, sự hiện diện và (các) vị trí của (những) người vận hành (nếu có)

 

Các quy định cho hoạt động thử nghiệm đối với máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 56 dây cắt kim cương

Gia công: khối đá hình lập phương, cắt theo phương đứng

Vật liệu th nghiệm:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Phôi:

Khối đá hoa cương

 

Kích thước của từng khối:

Chiều dài khối tối thiểu:

3 m

 

Thông số máy:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Số lượng dây kim cương (dụng cụ cắt):

Tối thiểu 56

 

Tốc độ dụng cụ cắt:

30 m/s

 

Tốc độ ăn dao theo phương đứng

200-250 mm/h

 

Khoảng cách tối thiểu giữa máy và bất kỳ bề mặt phản xạ nào:

5 m

 

Ảnh hoặc mô tả chi tiết của máy được thử nghiệm

 

 

Kết quả thử nghiệm

 

Phòng thử nghiệm

Công ty / Tổ chức: ...........................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................

Số điện thoại:........................................... Ngày: ..............................

Chữ ký: .............................................................................................

Thử nghiệm được thực hiện:

Địa điểm: ..........................................................................................

Ngày: ...............................................................................................

Bảng A.6 - Phương pháp kiểm tra tiếng ồn - Bảng dữ liệu chung cho máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 72 dây kim cương

Thông số máy

Nhà chế tạo: ..............................................................................................

Kiểu máy: ...................................................................................................

Năm sản xuất:........................................... Số seri: ....................................

Kích thước bao của máy: ..........................................................................

Dài l1: .................. mm  Rộng l2: ................ mm  Cao l3: .................. mm

a. Những bộ phận máy nhô ra và không góp phần tạo ra tiếng ồn (ví dụ: tay lái, cần gạt) có thể được bỏ qua

Tất cả các thông số yêu cầu theo tiêu chuẩn đo lường cơ bản cần sử dụng. Ví dụ: định dạng chính xác của máy được thử nghiệm, môi trường âm, thiết bị đo đạc, sự hiện diện và (các) vị trí của (những) người vận hành (nếu có)

 

Các quy định cho hoạt động thử nghiệm đối với máy cắt nhiều dây kim cương cố định với tối thiểu 72 dây kim cương

Gia công: khối đá hình lập phương, cắt theo phương đứng

Vật liệu thử nghiệm:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Phôi:

Khối đá hoa cương

 

Kích thước của từng khối:

Chiều dài khối tối thiểu:

3 m

 

Thông số máy:

Điều kiện tiêu chuẩn

Điều kiện lệch chuẩn

Số lượng dây kim cương (dụng cụ cắt):

Tối thiểu 72

 

Tốc độ dụng cụ cắt:

30 m/s

 

Tốc độ ăn dao theo phương đứng

200-250 mm/h

 

Khoảng cách tối thiểu giữa máy và bất kỳ bề mặt phản xạ nào:

5 m

 

Ảnh hoặc mô tả chi tiết của máy được thử nghiệm

 

 

Kết quả thử nghiệm

 

Phòng thử nghiệm

Công ty / Tổ chức: ...........................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................

Số điện thoại: ......................................... Ngày: ..............................

Chữ ký: .............................................................................................

Thử nghiệm được thực hiện:

Địa điểm: ..........................................................................................

Ngày: ...............................................................................................

A.6  Kiểm tra xác nhận và công bố giá trị phát thải tiếng ồn

A.6.1  Quy định chung

Công bố tiếng ồn phải dưới dạng hai số liệu theo ISO 4871:2009, nghĩa là các giá trị đo và từng giá trị của độ tin cậy của phép đo phải được công bố tách rời nhau. Dữ liệu phát thải tiếng ồn được công bố phải như sau:

a) Đối với máy có các kích thước không quá 6 m, ví dụ máy cắt bằng dây kim cương di động, công bố giá trị mức áp suất âm phát thải trọng số A đo được tại các vị trí làm việc hoặc vị trí người vận hành (xem A.2.2) như sau:

1) Ở nơi có giá trị nhỏ hơn 70 dB, thay vì giá trị đo được, giá trị công bố là: “LpA nhỏ hơn 70 dB”;

2) Nếu giá trị lớn hơn 70 dB(A), công bố giá trị đo được.

Trường hợp ít nhất có một giá trị mức phát thải âm trọng số A tại các vị trí làm việc hoặc vị trí người vận hành (xem A.2.2) lớn hơn 80 dB(A), công bố mức công suất âm trọng số A đo được như trong A.3.1;

b) Đối với máy có ít nhất một kích thước vượt quá 6 m, ví dụ máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định, công bố giá trị mức áp suất âm phát thải trọng số A đo được tại các vị trí làm việc hoặc vị trí người vận hành (xem A.2.2) như sau:

1) Ở nơi có giá trị nhỏ hơn 70 dB, thay vì giá trị đo được, giá trị công bố là: “LpA nhỏ hơn 70 dB”;

2) Nếu giá trị lớn hơn 70 dB(A), công bố giá trị đo được.

Trường hợp ít nhất có một giá trị mức phát thải âm trọng số A tại các vị trí làm việc hoặc vị trí người vận hành (xem A.2.2) lớn hơn 80 dB(A), công bố mức công suất âm trọng số A đo được. Trong trường hợp này, công bố giá trị mức áp suất âm phát thải trọng số A đo được ở vị trí trên đường xung quanh máy như được nêu ra trong A.3.1. Các giá trị đo được và vị trí của đường đo xung quanh máy phải được chỉ ra trên bản vẽ.

Công bố tiếng ồn phải công bố rõ ràng các giá trị phát thải tiếng ồn đã xác định được theo quy tắc thử tiếng ồn này. Nó phải chỉ rõ tiêu chuẩn đo cơ sở đã được sử dụng và dựa vào quy tắc thử tiếng ồn này với các điều kiện vận hành bao gồm các chi tiết của các điều kiện vận hành và lắp đặt máy trong quá trình xác định phát thải tiếng ồn của nó. Công bố tiếng ồn phải chỉ rõ các điều chỉnh khác biệt so với quy tắc thử tiếng ồn này và/hoặc khác với tiêu chuẩn cơ sở được sử dụng, nếu có.

Nếu độ chính xác của các giá trị phát thải được công bố phải được xác nhận, các phép đo phải được thực hiện nhờ sử dụng cùng phương pháp và cùng các điều kiện vận hành như đã công bố của chúng. Công bố tiếng ồn phải đi cùng với tuyên bố sau:

“Các số liệu được công bố là các mức phát thải và không nhất thiết phải là các mức làm việc an toàn cần thiết. Tồn tại mối tương quan giữa các mức phát thải tiếng ồn và mức độ phơi nhiễm, do vậy không thể sử dụng các công bố một cách tin cậy để xác định có hoặc không có các biện pháp bảo vệ. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phơi nhiễm thực tế của người lao động liên quan đến đặc tính của không gian làm việc và các nguồn tiếng ồn khác như số lượng máy và các quá trình liền kề khác. Mức phơi nhiễm cho phép cũng có thể thay đổi theo từng quốc gia. Tuy nhiên thông tin này có thể giúp ích cho người sử dụng máy thực hiện việc đánh giá tốt hơn về các mối nguy hiểm và rủi ro”.

Thông tin về phát thải tiếng ồn phải được đưa vào các tài liệu bán hàng khi cung cấp các dữ liệu làm việc.

A.6.2  Ví dụ về kiểm tra xác nhận và công bố giá trị phát thải tiếng ồn trong sổ tay vận hành cho máy cắt bằng dây kim cương di động

Công bố giá trị phát thải tiếng ồn trong sổ tay hướng dẫn của máy cắt bằng dây kim cương di động phải được ghi như sau:

1. “Kiểm tra xác nhận và công bố giá trị phát thải tiếng ồn” (Giá trị phát thải thấp)

“Giá trị phát thải tiếng ồn trong không khí được đo tuân theo các yêu cầu của EN 15163:2017.”

“Giá trị đo được theo ISO 11201:2010 của mức áp suất âm phát thải trọng số A LpA tại bảng điều khiển chính (xem Hình xy) thấp hơn 70 dB(A), độ không tin cậy của phép đo “KpA” là 3 dB(A).”

2. “Kiểm tra xác nhận và công bố giá trị phát thải tiếng ồn” (Giá trị phát thải cao)

“Giá trị phát thải tiếng ồn trong không khí được đo tuân theo các yêu cầu của EN 15163:2017.”

“Giá trị đo được theo ISO 11201:2010 của mức áp suất âm phát thải trọng số A LpA tại các vị trí làm việc (xem Hình xy) là:

- Tại bảng điều khiển chính: LpA = 72 dB(A);

- Tại bảng điều khiển bổ sung: LpA = 82 dB(A);

Độ không tin cậy của phép đo “KpA” là 3 dB(A).”

“Giá trị mức công suất âm trọng số A đo được theo ISO 3744:2010 là 95 dB(A);

Độ không tin cậy của phép đo KWA” là 3 dB(A).”

A.6.3  Ví dụ về kiểm tra xác nhận và công bố giá trị phát thải tiếng ồn trong s tay vận hành cho máy cắt một dây kim cương cố định và máy cắt nhiều dây kim cương cố định

“Giá trị phát thải tiếng ồn trong không khí được đo tuân theo yêu cầu của EN 15163:2017.”

“Giá trị đo được theo ISO 11202:2010 của mức áp suất âm phát thải trọng số A LpA tại các vị trí làm việc (xem Hình xy) là:

- Tại bảng điều khiển chính: LpA = 92 dB(A);

- Tại vị trí làm việc 1 (xem Hình xy): LpA = 90 dB(A);

- Tại vị trí làm việc 2 (xem Hình xy): LpA = 87 dB(A);

Độ không tin cậy của phép đo “KpA” là 3 dB(A).”

Giá trị của mức áp suất âm phát thải trọng số A đo được tại vị trí trên đường bao của máy được liệt kê trong bảng phía dưới.

Kích thước tính bằng mét

CHÚ DẪN:

a  Bề mặt bao quanh máy

b  Bảng điều khiển chính

Hình A.1 - Ví dụ về vị trí đầu thu âm trên đường bao của máy

Vị trí

LpA [dB(A)]

1

91

2

90

3

90

4

88

5

93

6

93

7

93

8

91

9

90

10

86

11

88

12

87

13

92

14

92

15

90

16

91

Độ không tin cậy của phép đo “KpA” là 3 dB (A).

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các loại đá hoa cương (granite) để đo thử nghiệm ồn

Bảng B.1 - Đá hoa cương (granite)

African Galaxy

Balmoral Red

Caffé Bahia

Galaxy

Grigio Sardo

Marrom Café

Paradiso Bash

Shivakashl Yellow

Verde Maritaca

Abrolhos

Baltic Brown

Caffé Imperiale

Genesis

Hawai!

Marrom Imperial

Paradiso Classico

Shiwa Pink

Verde Pavao

Absolute Cream

Baltic Cream

Caledonia

Ghiandone

ibere Mary Blue

Marrom Namibia

Partenone

Siena Bege

Verde Peacock

Aburukab

Baltic Green

Cal ipso

Ghiblee

Ice Creal

Marron Fantasy

Patagón ía

Sienite Moncique

Verde Pcrola

Acquamarina

Baricato

Cambrian Black

Giallo Can oca

imperador

Marron Gaucho

Pava reti

Sierra Granasa

Verde S.Francisco

African Galax!

Barro Vermelho

Cardinal Red

Glallio fiesta

Imperial Brown

Mary Blue

Peacock Jade

Sierra white

Verde Savana

African jupa rana

Basaltite E.D.

Carnaval

Gialio Alba

Imperial Gold

Mascalzone

Pedra Sabáo

Silver Cloud

Verde Spinella

Agata

Bege Bordeaux

Carpe Diem

Giallo Antico

Imperial white

Mascalzone Latino

Penta Gold

Silver Grey

Verde Ubatuba

Agata Black

Bege Pavao

Cascadura

Giallo California

Incas Gold

Masca relio

Persa

Silver Pearl

Verde Ubatuba Labrador

AJ Brown

Belfast

CD

Giallo Egitto

Incas Pfnk

Matrix

Persa Avorio

Silver White

Verde Venetian»

Alaskan Black

Bdlary Pink

Ceppo B resolana

Giallo Cecilia

Incas Pink/Gold

Metall icus

Persa Blue

Soft Yellow

Versace

Alaskan White

Bellorizont

Chateau Red

Gialio Fiorito

Indian Black

Ming Green

Persona tus

Solaris

Viara

Alpana Cream

Beole

China Black

Gialio Napoleone

Indian Brown

Minotaurus

Pietra Lávica

St Louis

Virginia Black

Amadeus

Bethel white

Cinderela

Giallo Ornamental

Ivory Brown

Mokotno Brown

Plantus

Star Beach

Virginia Mist

Ama relio

Betularie

Classic Gold

Giailo Renoir

Ivory Fantasy

Monbasa

Porfldo Argentino

Stargate

Vitage

Amarete Carioca

Bianco Berrocal

Coast Green

Giallo S. Cecilia

Jacaranda

Montorfano

Porto Rose

Stone Wood

Volga Blue

Amarete Gold

Bianco Castilla

Colombo Gold

Giallo S3o Francisco Real

Juparana Arañáis

Moon Yallow

Pourple Dune

Summerlight

Volga classic«

Amarete karal

Bianco Peria

Colonial Dream

Giallo SF Real

Juparana Bordeaux

Moonlight

Preto Aracruz

Sunset

White G

Amarete Napoli

Bianco Rafaela

Colonial Gold

Giallo Topazio

Juparana Buzious

Multicolor Red

Preto Bahia

Super Grey

White Galaxy

Amatelo Ouro Brasil

Bianco Romano

Cooper

Giallo Veneziano

Juparana Casablanca

Ñero Africa

Preto Santo Antonio

Super White

White Prince

Amarete Real

Bianco Sardo

Copper Canyon

Giallo Verona

Juparana Cascadura

Ñero Angola

Preto S3o Benedito

SW Black

White Saudi

Amarete S, Agosti.no

Birdis

Cosmic Black

Giallo Vicenza

Juparana Classtco

Ñero Angola Silver

Preto Sao Domingos

Tan Brown

White Tiger

Amarelo S. Francisco

Black Bird Gold

Cosmos

Gneiss

Jupa rana Colombo

Nero Assoluto

Preto SSo Gabriel

Tolga

Wood Stone

Amarelo Sta Cecilia

Black Comsic

Cosmos Black

Golden Beach

Jupa ran a Florenza

Nero Assuan

Preto Via Lactéa

Tonalite

Yellow River

Amarelo Topaz

Black Falcon

Crazy Horse

Golden Canyon

Jupa rana Gaivota

Nero Brasile

Princess White

Torrone

 

Amarelo Vitoria

Black Forest

Crema Antartida

Golden Cas

iti pa ra na Gold

Nero Impala

Puple-dunes

Torrone

 

Amarone

Black St Gabriel

Crema Bordeaux

Golden Chocolate

Jupa rana India

Nero Martine

Rainbow

Touareg

 

Amazonita

Black Stone

Crema Bordeaux

Golden Crystal

Juparana Persa

Nero Onsernone

Raw Sük

Tropical Brasil

 

Amazzon Green

Black Stria

Crema White

Golden Fantasy

Jupa rana Saba

Nero Tijuca

Regal Black

Tropical Fashion

 

Angola Blue

Black Tiger

CristaI Canyon

Golden Flake

Kamañca

Nero Uruguay

Revelation

Tropical Sand

 

Angola Labrador

Blue Eyes

Dakota

Golden Forest

Kashmir Gold

Nero Via Lattea

Rio B raneo

Tropical Treasure

 

Angola Silver

Blue Fire

Del Mare

Golden Goya

Kashmir White

Nero Zimbabwe

River Gold

Tropicus

 

Aphrodite

Blue Moon

Delicatus

Golden Leaf

Kenya Black

Nettuno

River Pink

Tunas Green

 

Aqua Lux

Blue Pearl GT

Desert Brown

Golden Oak

Kinawa

Nettuno Gold

Roma Marine

Typhoon Bordeaux

 

Aqua Veneto

Bordeaux River

Diamond Black Gold

Golden Persa

Kuru Grey

New Altum Leaf

Romano Gold

Typhoon Gold

 

Arandis

Branco Dallas

Diamant Pink

Golden Queen

Labrador Antique

New Bengal Black

Rosa Baveno

Ubatuba Gold

 

Arandis Yellow

Branco Kaunas

Dubai

Golden Silver

Labrador Black

New Kashimier

Rosa Beta

Venetian Ice

 

Argento

Branco Marfim

Duetto

Golden Star

Labrador Chiaro

New Venetian Gold

Rosa Cinzia

Verde

 

Artie Cream

Branco Piracema

Eclipse

Golden Sun

Labrador Gold

Nuvolato

Rosa Dante

Verde Amazonas

 

Asterix

Branco Romano Massa fina

Elberton Grey

Golden Thunder

Labrador! te Madagascar

Ocean Green

Rosa timbara

Verde Argento

 

Astros

Branco S. Franciseo

Emerald Black

Golden Wood

limbara

Ocre Itabira

Rosa Porrino

Verde Bahia

 

Aurora

Branco Siena

Emerald Pearl

Golden Zeller

Lotus

Olive Green

Rosa Sardo

Verde Bahia

 

Aurora Grey

Branco Veritas

Emperor

Gran Violet

Luna Pearl

Onice D’Oriente

Rosso Levanto

Verde Borgogna

 

Auras

Brazilian Fantasy

Everest

Green Gold

Madura Gold

Orion

Sandscape

Verde Butterfly

 

Autumn Brown

Brown Antique

Exodus

Green Pearl

Magma

Ornamental Guidoni

Sapphire Brown

Verde Campeste

 

Autumn Leaf

Brown Pearl

Fantastic

Green Ray

Marina Blue Star

Ouro Veneziano

Sea Pearl

Verde Candeias

 

Azu! Aran

Butterfly Gold

Fantastico/ Virginia Black

Green Soapstone

Marina Pearl

Palomino

Serenata

Verde Eucalipto

 

Azul Palmares

Caesar White

Fenix Gold

Grigio Fino

Marmita

Pannafragola

Serizzo Antigorio

Verde Fountain

 

Azul Platino

Café Imperial

Galaxi Black

Grigio Perla

Marrocos

Pantheon

Sbivakaxbi

Verde Lavras

 

 

Phụ lục C

(Quy định)

Khoảng cách an toàn áp dụng cho máy cắt bằng dây kim cương di động

Đối với máy cắt bằng dây kim cương di động, để ngăn ngừa dây cắt văng vào người vận hành và những người khác khi có sự cố đứt dây, phải áp dụng các biện pháp như: sử dụng một loại vật liệu phù hợp để đánh dấu giới hạn khu vực nguy hiểm (ví dụ các cột dầu) và sử dụng các dấu hiệu an toàn phù hợp.

Khu vực nguy hiểm là bề mặt xung quanh máy có thể bị tác động bởi sự cố đứt dây cắt trong điều kiện bất lợi nhất (ví dụ dây bị đứt văng ra khỏi khung máy).

Khi cắt theo phương đứng, khu vực nguy hiểm được xác định theo các nguyên tắc được chỉ ra trên Hình C.1, với L là chiều dài của dây cắt.

Khi cắt theo phương ngang, khu vực nguy hiểm là một hình tròn với máy là tâm quay và bán kính là một nửa chiều dài của dây cắt (L/2), mô tả trên Hình C.2.

Việc tính toán xác định khu vực nguy hiểm trong trường hợp chiều dài của dây cắt nhỏ hơn 30 m thì lấy chiều dài L bằng 30 m.

CHÚ DẪN:

L  Chiều dài toàn bộ dây cắt      1  Khu vực nguy hiểm

L/2  Chiều dài vòng lặp              2  Vị trí của bảng điều khiển từ xa - bảng điều khiển chính

3  Dây cắt gắn kim cương

Hình C.1 - Ví dụ về việc đánh dấu khu vực nguy hiểm khi cắt theo phương đứng

CHÚ DẪN:

L  Chiều dài toàn bộ dây cắt      1  Khu vực nguy hiểm

L/2  Chiều dài vòng lặp              2  Vị trí của bảng điều khiển từ xa - bảng điều khiển chính

3  Dây cắt gắn kim cương

Hình C.2 - Ví dụ về việc đánh dấu khu vực nguy hiểm khi cắt theo phương ngang

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 7386:2011 (ISO 13855:2010), An toàn máy - Định vị che chắn bảo vệ đối với tốc độ tiếp cận của các bộ phận cơ thể người

[2] ISO 11200:2014, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Guidelines for the use of basic standards for the determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions (Âm học - Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị - Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn cơ sở để xác định mức áp suất âm phát ra tại vị trí làm việc và các vị trí xác định khác)

[3] ISO 11688-2:2000, Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Pad 2: Introduction to the physics of low-noise design (Âm học - Nguyên tắc thiết kế máy và thiết bị có tiếng ồn thấp - Phần 2: Giới thiệu về bản chất vật lý của việc giảm tiếng ồn bằng biện pháp thiết kế)

[4] ISO 13849-2:2012, Safety of machinery - Safety-related parts of control systems - Part 2: Validation (An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển - Phần 2: Xác nhận)

[5] ISO 14122-1:2016, Safety of machinery - Permanent means of access to machinery - Part 1: Choice of fixed means and general requirements of access (An toàn máy - Phương tiện tiếp cận cố định đến máy - Phần 1: Lựa chọn phương tiện tiếp cận cố định và các yêu cầu chung)

[6] EN 349:1993-A1:2008, Safety of machinery - Minimum gaps to avoid crushing of parts of the human body (An toàn máy - Khoảng cách tối thiểu để loại trừ chèn ép các bộ phận cơ thể người)

[7] EN 50525-2-21:2011, Electric cables - Low voltage energy cables of rated voltages up to and including 450/750 V (U0/U) - Part 2-21: Cables for general applications - Flexible cables with crosslinked elastomeric insulation (Cáp và dây điện - Đường dây điện với điện áp 450/750V (U0/U) - Phần 2-21: Đường dây điện cho ứng dụng chung - cáp mềm với lớp cách điện đàn hồi đan chéo)

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

5  Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

6  Thông tin cho sử dụng

Phụ lục A (Quy định) Phương pháp kiểm tra tiếng ồn

Phụ lục B (Tham khảo) Các loại đá hoa cương (granite) để đo thử nghiệm ồn

Phụ lục C (Quy định) Khoảng cách an toàn áp dụng cho máy cắt bằng dây kim cương di động

Thư mục tài liệu tham khảo