TIÊU CHUẨN QUỐC GIA * NATIONAL STANDARD
TCVN 13249:2020
ISO 13943:2017
AN TOÀN CHÁY - TỪ VỰNG
FIRE SAFETY - VOCABULARY
Lời nói đầu
TCVN 13249:2020 thay thế TCVN 5303:1990.
TCVN 13249.2020 hoàn toàn tương đương ISO 13943:2017.
TCVN 13249:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 92, An toàn cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong hai thập kỷ vừa qua lĩnh vực an toàn cháy đã có sự phát triển quan trọng. Có những tiến bộ đáng kể về thiết kế kỹ thuật an toàn cháy, đặc biệt là khi vấn đề này gắn với các dự án xây dựng, cũng như sự phát triển của các khái niệm liên quan đến thiết kế theo tính năng. Đi đôi với sự phát triển liên tục này là nhu cầu ngày càng tăng đối với sự thống nhất về một ngôn ngữ chung trong lĩnh vực an toàn cháy, một lĩnh vực rộng và đang lan tỏa, vượt ra ngoài những giới hạn truyền thống của lĩnh vực thử nghiệm đốt.
Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn từ vựng này, ISO 13943:2000 bao gồm các định nghĩa của 180 thuật ngữ. Tuy nhiên các lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến an toàn cháy đã liên tục thay đổi nhanh chóng, do vậy phiên bản này đã đưa vào rất nhiều thuật ngữ mới cùng các định nghĩa của chúng, cũng như các định nghĩa đã được soát xét lại của một số thuật ngữ trong phiên bản trước.
Tiêu chuẩn này định nghĩa những thuật ngữ chung để xây dựng một từ vựng dùng cho an toàn cháy, bao gồm an toàn cháy cho nhà và các công trình xây dựng dân dụng cũng như các bộ phận khác thuộc phạm vi môi trường trong nhà. Tài liệu sẽ được bổ sung nâng cấp khi các thuật ngữ cùng định nghĩa của chúng về những khái niệm mới trong lĩnh vực an toàn cháy được thống nhất và đưa ra.
Một điều quan trọng cần lưu ý là khi được dùng cho quy chuẩn, một số thuật ngữ an toàn cháy có thể có sự diễn giải chưa hoàn toàn giống với tiêu chuẩn này và do vậy trong những trường hợp đó không áp dụng định nghĩa đưa ra ở đây.
Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này gồm:
- Các khái niệm cơ sở,
- Các khái niệm chuyên ngành, ví dụ các khái niệm được sử dụng chuyên trong thử nghiệm đốt hoặc kỹ thuật an toàn cháy và có thể được sử dụng trong các tiêu chuẩn về cháy của ISO hoặc IEC, và
- Các khái niệm liên quan, do được điển hình bởi các thuật ngữ sử dụng trong xây dựng nhà và công trình dân dụng.
Cấu trúc được thiết kế theo ISO 10241-1, trừ trường hợp có chỉ định riêng. Các thuật ngữ được trình bày theo thứ tự A-B-C trong tiếng Anh và ở dạng chữ đậm ngoại trừ các thuật ngữ đã bị thay thế được trình bày ở dạng chữ thường.
Sử dụng thuật ngữ “đối tượng - Item”
Trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, thuật ngữ “đối tượng - Item” được dùng với nghĩa chung để đại diện cho một vật đơn hoặc một hệ ghép của các vật và cũng có thể bao hàm cả vật liệu, sản phẩm, hệ ghép, kết cấu hoặc nhà, theo từng ngữ cảnh cụ thể của các định nghĩa.
Nếu “đối tượng” được xem xét là một mẫu thử nghiệm, thì khái niệm “mẫu thử nghiệm” được sử dụng.
AN TOÀN CHÁY - TỪ VỰNG
FIRE SAFETY - VOCABULARY
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa thuật ngữ liên quan đến an toàn cháy sử dụng trong các tiêu chuẩn về cháy.
2 Tài liệu viện dẫn
Tiêu chuẩn này không có tài liệu viện dẫn.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
ISO và IEC duy trì cơ sở dữ liệu mang tính thuật ngữ để sử dụng trong tiêu chuẩn hóa tại những địa chỉ sau:
- IEC Electropedia: http://www.electropedia.org/.
ISO kho trình duyệt trực tuyến: http://www.iso.org/obp
3.1 Nhiệt bất thường
3.2 Hệ số hấp thụ
Tỷ lệ giữa thông lượng nhiệt bức xạ (3.319) được hấp thụ với thông lượng nhiệt bức xạ (3.321) truyền tới.
CHÚ THÍCH 1: Hệ số hấp thụ không có thứ nguyên.
3.3 Tiêu chí chấp nhận
Các tiêu chí đánh giá về an toàn làm cơ sở để chấp nhận hồ sơ thiết kế đối với một công trình (3.32).
CHÚ THÍCH 1: Các tiêu chí có thể là định tính, định lượng hoặc cả hai.
3.4 Độ chính xác
Độ sát nhau giữa kết quả của một phép đo với giá trị thực của đại lượng được đo.
[NGUỒN: ASTM E176:2015],
3.5 Thời gian kích hoạt
Khoảng thời gian từ khi có sự phản ứng của một thiết bị cảm biến đến khi hệ thống chữa cháy (3.375), hệ thống kiểm soát khói (3.347), hệ thống báo động hoặc hệ thống an toàn cháy khác hoạt động hoàn toàn.
3.6 Chống cháy chủ động
Phương pháp (hoặc các phương pháp) được sử dụng để làm giảm hoặc ngăn ngừa sự lan truyền cũng như các hệ quả của đám cháy (3.114), nhiệt hoặc khói (3.347) bằng các giải pháp phát hiện và/hoặc dập cháy, và đòi hỏi có những thao tác và/hoặc phản ứng nhất định được kích hoạt.
VÍ DỤ: Dùng các chất (ví dụ khí halon hoặc phun nước) phun vào đám cháy hoặc kiểm soát thông gió và/hoặc khói.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ bảo vệ chống cháy thụ động (3.293) và các hệ thống chữa cháy (3.375).
3.7 Mật độ phun thực tế (ADD)
Lưu lượng thể tích dòng nước trên một đơn vị diện tích được phun lên bề mặt nằm ngang trên cùng của một mảng chất cháy (3.52) được mô phỏng đang cháy.
CHÚ THÍCH 1: ADD thường được xác định tương ứng với một tốc độ giải phóng nhiệt (3.206) cụ thể của một đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 2: Có thể xác định ADD theo ISO 6182-7.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường áp dụng là mm/min.
3.8 Kịch độc
Độc tính (3.405) gây ra sự xuất hiện các hệ quả nhiễm độc (3.399) nhanh chóng.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với khái niệm liều nhiễm độc (3.402).
3.9 Sol khí
Trạng thái lơ lửng của các giọt (3.84) và/hoặc các hạt đặc ở pha khí được sinh ra từ đám cháy
(3.114).
CHÚ THÍCH 1: Kích thước của các giọt hoặc hạt thường nằm trong khoảng dưới 10 nm đến trên 10 μm.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ giọt
3.10 Hạt sol khí
Mảnh đơn lẻ của vật liệu rắn cấu thành pha phát tán trong một sol khí (3.9).
CHÚ THÍCH 1: Có hai nhóm hạt sol khí của đám cháy: các hạt không cháy hoặc cháy một phần có chứa một lượng lớn cacbon (tức là “muội”) và các hạt đã cháy tương đối hết, có kích cỡ rất nhỏ như “tro”. Các hạt muội (3.354) có đường kính nhỏ, (tức là khoảng 1 μm) thường gom các hạt thành phần hình cầu nhỏ với đường kính từ 10 nm đến 50 nm. Sự tạo thành các hạt muội phụ thuộc vào nhiều tham số bao gồm, sự tạo mầm hạt nhãn, sự kết tụ và sự phát triển bề mặt. Sự ôxy hóa (3.289) các hạt muội, tức là sự cháy (3.55) tiếp, cũng có thể xảy ra.
3.11 Cháy sau đốt mồi
Ngọn lửa (3.159) vẫn duy trì sau khi đã rút bỏ nguồn bắt cháy (3.219).
3.12 Thời gian cháy sau đốt mồi
Khoảng thời gian duy trì sự cháy sau đốt mồi (3.11) trong các điều kiện định trước.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thời gian duy trì cháy (3.85).
3.13 Tàn lửa sau cháy
Sự duy trì của sự cháy âm ỉ (3.197) sau khi đã loại bỏ toàn bộ nguồn bắt cháy (3.219) và dập tắt hoàn toàn sự cháy thành ngọn lửa (3.175).
3.14 Thời gian tàn lửa sau cháy
Khoảng thời gian duy trì tàn lửa sau cháy (3.13) trong các điều kiện định trước.
3.15 Miệng xả chất chữa cháy
Miệng ra của một thiết bị chữa cháy, qua đó chất dập cháy có thể được phun về phía đám cháy (3.114).
3.16 Thời gian báo động
Khoảng thời gian từ khi có sự bắt cháy (3.217) của một đám cháy (3.114) đến khi có sự kích hoạt của hệ thống, thiết bị báo động.
CHÚ THÍCH 1: Thời gian bắt cháy có thể biết, ví dụ, trong trường hợp của một mỏ hình đám cháy (3.136) hoặc một thử nghiệm đốt (3.157) hoặc có thể được giả thiết, ví dụ có thể được dựa trên một dự đoán độ trễ từ thời gian của sự phát hiện. Cơ sở để xác định thời gian bắt cháy thường được làm rõ khi chỉ định về thời gian báo động.
3.17 Cháy, tính từ
Đang trải qua sự cháy (3.55).
3.18 Nguyên chất, Chất cần tìm
Chất được nhận biết hoặc được định lượng trong một mẫu thử nghiệm thông qua một phân tích.
3.19 Kháng hồ quang
CHÚ THÍCH 1: Kháng hồ quang được nhận biết bởi chiều dài của tia hồ quang, có hoặc không xuất hiện mạch dẫn điện, và cháy hoặc hư hại của mẫu thử nghiệm (3.384)
3.20 Tốc độ cháy bề mặt
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Burning rate.
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Rate of burning.
Diện tích của vật liệu bị cháy (3.34) trên đơn vị thời gian trong những điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m2/s.
3.21 Phong hỏa, Đốt phá hoại
Tội gây ra một đám cháy (3.114), thường có chủ ý phá hoại.
3.22 Tro
Phần khoáng còn lại tạo ra từ sự cháy hoàn toàn (3.59).
3.23 Hơi ngạt
Độc tố (3.404) gây ra sự giảm ôxy trong máu từ đỏ dẫn đến hệ thần kinh trung ương bị tê liệt hoặc dẫn đến những biến chứng về tim mạch.
CHÚ THÍCH 1: Có thể xảy ra sự mát tỉnh táo và cuối cùng có thể gây tử vong.
3.24 Sự tự động bắt cháy
Sự tự bắt cháy
Sự bắt cháy không có lửa mồi
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: cháy tự phát.
Sự bắt cháy (3.217) gây ra bởi một phản ứng tỏa nhiệt từ bên trong.
CHÚ THÍCH 1: Sự bắt cháy có thể được gây ra bởi sự tự sinh nhiệt (3.341) hoặc bởi sự đốt nong từ một nguồn bên nqoài, trong trường hợp bắt cháy không có lửa mồi, với điều kiện nguồn cháy bên ngoài không bao gồm các ngọn lửa trần.
CHÚ THÍCH 2: ở bắc Mỹ, “sự cháy tự phát” là thuật ngữ quen dùng để đề cập đến sự bắt cháy gây ra bởi sự tự sinh nhiệt.
CHÚ THÍCH 3: Đối chiếu với các thuật ngữ sự bắt cháy do lửa mồi (3.299) và nhiệt độ tự bắt cháy (3.363).
3.25 Nhiệt độ tự động bắt cháy
Nhiệt độ nhỏ nhất tại đó xảy ra sự tự bắt cháy (3.24) trong một thử nghiệm đốt (3.157).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là °C.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ nhiệt độ tự bắt cháy (3.363).
3.26 Thời gian thoát nạn cho phép, ASET
Khoảng thời gian tính từ thời điểm có sự bắt cháy (3.217) đến thời điểm tại đó xuất hiện các điều kiện xung quanh làm cho người sử dụng được coi là mất hết năng lực, tức là không thể hành động hiệu quả để thoát nạn (3.99) đến khu vực lánh nạn (3.333) hoặc khu vực an toàn (3.300).
CHÚ THÍCH 1: Thời gian bắt cháy có thể biết, ví dụ, trong trường hợp của một mô hình đám cháy (3.136) hoặc một thử nghiệm đốt (3.157) hoặc có thể được giả thiết, ví dụ có thể được dựa trên một dự đoán độ trễ từ thời gian của sự phát hiện. Phải làm rõ cơ sở để xác định thời gian bắt cháy.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này coi sự mất năng lực (3.225) với mất khả năng thoát nạn. Có thể có các tiêu chí khác cho ASET. Khi lựa chọn một tiêu chí thay thế, thì phải được làm rõ.
CHÚ THÍCH 3: Mỗi người sử dụng có thể có một giá trị ASET khác nhau, tùy thuộc vào các đặc trưng của cá nhân họ.
3.27 Bùng cháy phục hồi
Sự cháy thành ngọn lửa (3.175) rất nhanh gây ra bởi sự xâm nhập đột ngột của không khí vào một không gian giới hạn nghèo ôxy có chứa các sản phẩm ở nhiệt độ cao của sự cháy (3.55) chưa hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 1: Trong một số trường hợp, những điều kiện này có thể gây ra nổ (3.105).
3.28 Kịch bản về ứng xử
Sự mô tả về ứng xử của người sử dụng trong suốt thời gian của một đám cháy (3.114).
3.29 Vật đen tuyệt đối
Dạng hấp thụ hoàn toàn mọi bức xạ điện từ truyền đến nó.
3.30 Nguồn bức xạ vật đen tuyệt đối
Nguồn bức xạ nhiệt lý tưởng hấp thụ hoàn toàn mọi sự bức xạ nhiệt truyền đến, không phụ thuộc vào chiều dài bước sóng và hướng.
CHÚ THÍCH 1: Nguồn bức xạ vật đen tuyệt đối có độ phát xạ nhiệt (3.89) bằng 1.
CHÚ THÍCH 2: Vật đen tuyệt đối cũng có thể là một vật bức xạ năng lượng lý tưởng.
[NGUỒN: ISO 14934:2010,3.1.7],
3.31 Bộ phận công trình
Hợp phần của một công trình xây dựng (3.32).
CHÚ THÍCH 1: Bộ phận công trình bao gồm: sàn, tường, dầm, cột, cửa và các lỗ thông, nhưng không bao gồm các đồ vật chứa bên trong.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này rộng hơn phạm vi định nghĩa nêu trong ISO 6707-1.
3.32 Công trình xây dựng
Nhà hoặc cấu trúc khác.
VÍ DỤ: Các giàn khoan ngoài khơi, công trình dân dụng như đường hầm, cầu và hầm mỏ, cũng như các phương tiện giao thông như xe có động cơ và tàu thủy.
CHÚ THÍCH 1: Trong ISO 6707-1 có nhiều thuật ngữ và định nghĩa về các khái niệm liên quan đến công trình xây dựng.
3.33 Cuộn lửa
Luồng đối lưu lên trên của dòng chất lưu ở phía trên một nguồn nhiệt.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ cột lửa (3.138).
3.34 Sự cháy
Trải qua sự cháy (3.55).
3.35 Gây cháy
Gây ra sự cháy (3.55).
3.36 Diện tích bị cháy
Phần của vùng diện tích hư hại (3.72) của một vật liệu đã bị phá hủy bởi sự cháy (3.55) hoặc sự nhiệt phân (3.316), ở những điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m2.
3.37 Chiều dài bị cháy
Khoảng cách lớn nhất theo một hướng của diện tích bị cháy (3.36).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ chiều dài hư hại (3.73).
3.38 Ứng xử khi cháy
3.39 Vụn mẫu cháy
Vật liệu đang cháy, không bao gồm các giọt, đã tách ra khỏi một mẫu thử nghiệm (3.384) trong một thử nghiệm đốt (3.157) và tiếp tục cháy (3.34) trên mặt sàn.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ giọt lửa (3.40), mãnh vụn cháy (3.176) và giọt lửa (3.177)
3.40 Giọt cháy
Các giọt chảy dẻo đang cháy hoặc hóa lỏng đang cháy rơi ra từ một mẫu thử nghiệm (3.384) trong trong một thử nghiệm đốt (3.157) và tiếp tục cháy (3.34) trên mặt sàn.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ giọt lửa (3.177), mảnh vụn cháy (3.1 76) và vụn mẫu cháy (3.39)
3.41 Vỡ tung
Sự vỡ không theo trật tự (tung tóe) của một vật do áp suất bên trong hoặc phía trên của vật đó quá cao.
3.42 Hiệu chuẩn
3.43 Máy đo nhiệt lượng
Thiết bị để đo nhiệt.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các khái niệm Máy đo tốc độ giải phóng nhiệt (3.207) và thiết bị xác định nhiệt lượng theo khối lượng cháy (3.257).
3.44 Haemoglobin nhiễm CO
Hợp chất được tạo thành khi co kết hợp với haemoglobin.
CHÚ THÍCH 1: Haemoglobin có sự phù hợp để liên kết với CO cao gấp gần 245 lần so với sự phù hợp để liên kết với ôxy; do đó, khả năng mang ôxy của heamoglobin sẽ bị giảm đi nghiêm trọng khi nhiễm độc CO.
3.45 Sự bão hòa Haemoglobin nhiễm CO
Tỷ lệ haemoglobin trong máu bị chuyển hóa thành haemoglobin nhiễm CO từ phản ứng ngược khi hít phải khí CO.
3.46 Luồng lửa bám trần
Sự chuyển dịch của khí trong lớp khí nóng gần với trần được tạo ra bởi sự đẩy nổi của một cột lửa (3.138) thổi trực tiếp vào mặt trần.
3.47 Than, danh từ
Chất còn lại có chứa Carbon hình thành bởi sự nhiệt phân (3.316) hoặc sự cháy (3.55) không hết.
3.48 Hóa than, động từ
Hình thành than (3.47).
3.49 Chiều dài hóa than
Chiều dài của diện tích bị cháy thành than.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ chiều dài bị cháy (3.37) và chiều dài hư hại (3.73).
CHÚ THÍCH 2: Trong một số tiêu chuẩn, chiều dài hóa than được xác định bằng một thử nghiệm riêng.
3.50 Hiệu ứng ống khói
Sự dịch chuyển lên trên của sản phẩm khí do cháy (3.123) gây ra bởi các dòng của sự đối lưu (3.66) được giới hạn bên trong một gian (3.92) chủ yếu theo phương đứng.
CHÚ THÍCH 1: Hiệu ứng này thường kéo thêm nhiều không khí vào đám cháy (3.114).
3.51 Clanke
Tập hợp của những phần còn lại dưới dạng chất rắn, được tạo nên bởi sự cháy hoàn toàn (3.59) hoặc sự cháy (3.55) không hết và có thể được tạo thành bởi sự nóng chảy một phần hoặc toàn phần.
3.52 Có thể cháy, tính từ
Có khả năng bị bắt cháy (3.216) và bị cháy (3.34).
3.53 Vật liệu cháy được, danh từ
Đối tượng có khả năng tham gia vào sự cháy (3.55).
3.54 Tải trọng cháy được
Khối lượng theo lý thuyết có thể mất đi từ một mẫu thử nghiệm (3.384) khi được giả thiết là đã trải qua sự cháy hoàn toàn (3.59) trong một thử nghiệm đốt (3.157).
3.55 Sự cháy
Phản ứng tỏa nhiệt của một chất với một chất ôxy hóa (3.290).
CHÚ THÍCH 1: Sự cháy thường giải phóng ra các sản phẩm khí do cháy (3.123) cùng với ngọn lửa (3.159) và/hoặc ánh sáng nhiệt (3.196).
3.56 Hiệu suất cháy
Tỉ lệ giữa lượng giải phóng nhiệt (3.205) trong sự cháy (3.55) chưa hoàn toàn với lượng nhiệt theo lý thuyết của sự cháy hoàn toàn (3.59).
CHÚ THÍCH 1: Chỉ có thể tính được hiệu suất cháy trong những trường hợp xác định rõ được sự cháy hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 2: Hiệu suất cháy thường được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
CHÚ THÍCH 3: Hiệu suất cháy không có thứ nguyên.
3.57 Sản phẩm cháy
Vật liệu ở thể rắn, lỏng hoặc khí tạo ra từ sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 1: Các sản phẩm cháy có thể bao gồm sản phẩm khí do cháy (3.123), tro (3.22) và than (3.47), clanke (3.51) và/hoặc muội (3.354)
3.58 Hư hỏng dạng chung
Hư hỏng chỉ liên quan đến một nguồn, nguồn đó có tác động đến nhiều loại hệ thống an toàn khác nhau cùng một lúc.
3.59 Sự cháy hoàn toàn
Sự cháy (3.55) trong đó tất cả các sản phẩm cháy (3.57) đều được ôxy hóa hết.
CHÚ THÍCH 1: Điều này có nghĩa là nếu chất ôxy hóa
(3.290) là ôxy, thì toàn bộ carbon (C) được chuyển hóa hết thành Carbon Dioxide (C02) còn toàn bộ Hydrogen (H) được chuyển hóa hết thành nước.
CHÚ THÍCH 2: Nếu trong vật liệu có thể cháy (3.52) có các thành phần khác Carbon, Hydrogen và ôxy, thì những thành phần đó được chuyển hóa thành những sản phẩm ổn định nhất ở các trạng thái tiêu chuẩn của chúng tại 298 K
3.60 Mô hình máy tính
Chương trình chạy trên máy tính để thực hiện một mô hình khái quát (3.64).
3.61 Vật liệu composite
Sự kết hợp về cấu trúc của từ hai vật liệu rời rạc trở lên.
3.62 Hàm lượng
Khối lượng của một vật liệu đã được hòa tan hoặc được phân tán đều trong một thể tích cho trước.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng đối với sản phẩm khí do cháy (3.123) là g/m3.
CHÚ THÍCH 2: Hàm lượng khí độc (3.400) thường được, biểu diễn theo tỉ khối (3.421) ở T = 298 K và P = 1 atm, theo những đơn vị thường gặp như µUL (=cm3/m3=10-6).
CHÚ THÍCH 3: Có thể tính hàm lượng của một khí ở một mức nhiệt độ T và mức áp suất P, bằng cách nhân tỉ khối của khí đó với khối lượng riêng nó ở mức nhiệt độ và áp suất đó (giả thiết là ứng xử lý tưởng của khí).
CHÚ THÍCH 4: Pascal (Pa) là đơn vị đo áp suất theo hệ đo lường SI; tuy nhiên trong tình huống này thường dùng đơn vị atmosphere (atm) với quy đổi 1 atm = 101,3 kPa.
3.63 Quan hệ hàm lượng - thời gian
<độc chất học> đồ thị của hàm lượng (3.62) của một khí độc (3.400) hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123) dưới dạng một hàm số của thời gian.
CHÚ THÍCH 1: Đối với sản phẩm khí do cháy, hàm lượng thường được đo bằng đơn vị g/m3.
CHÚ THÍCH 2. Hàm lượng khí độc (3.400) thường được biểu diễn theo tỉ khối (3.421) ở T = 298 K và P = 1 atm, với những đơn vị thường gặp như μL/L (=cm3/m3=10-6).
CHÚ THÍCH 3: Pascal (Pa) là đơn vị đo áp suất theo hệ đo lường SI; tuy nhiên trong tình huống này thường dùng đơn vị atmosphere (atm) với quy đổi 1 atm = 101,3 kPa.
3.64 Mô hình khái quát
Thông tin, mô hình toán học, dữ liệu, giả thiết, các điều kiện biên và các phương trình toán học mô tả một hệ thống (có tính vật lý) hoặc một quá trình được xem xét.
3.65 Đốt có kiểm soát
Kế hoạch hành động trong đó hạn chế hoặc không sử dụng các chất dập cháy như nước hoặc bọt.
CHÚ THÍCH 1: Đốt có kiểm soát thường được thực hiện để giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe cho cộng đồng và cho môi trường. Những lý do khác dẫn đến đốt có kiểm soát có thể bao gồm tính nguy hại về sự lan truyền của đám cháy không cao, liên quan đến vấn đề an toàn cho lực lượng chữa cháy, hoặc năng lực và nguồn lực sẵn có cho các hoạt động chữa cháy bị hạn chế.
CHÚ THÍCH 2: Kế hoạch đố thường dược sử dụng để cố gắng và ngăn ngừa sự ô nhiễm nước gây ra bởi nước chữa cháy đã bị nhiễm bẩn. Nó cũng có thể giảm ô nhiễm không khí do sự cháy (3.55) tốt hơn và sự phát tán trên phạm vi rộng của các chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, cũng có thể có những hệ quả tiêu cực như cho phép hoặc làm tăng sự hình thành các khí nguy hiểm trong sản phẩm cháy. Cách này cũng có thể mang lại lợi ích về an toàn cho lực lượng chữa cháy và sức khỏe cộng đồng.
3.66 Sự đối lưu
Truyền nhiệt nhờ sự chuyển dịch của một chất lưu.
3.67 Thông lượng nhiệt đối lưu
Thông lượng nhiệt (3.201) gây ra bởi sự đối lưu (3.66).
3.68 Truyền nhiệt đối lưu
Truyền nhiệt bằng sự đối lưu (3.66) từ chất lưu xung quanh đến một bề mặt.
CHÚ THÍCH 1: Lượng nhiệt truyền được phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa chất lưu và bề mặt, đặc tính của chất lưu cũng như vận tốc và hướng của chất lưu.
CHÚ THÍCH 2: Các dạng cơ bản của truyền nhiệt là dẫn nhiệt hoặc tán nhiệt, đối lưu và bức xạ.
3.69 Hư hại do ăn mòn
Sự hư hại về vật lý và/hoặc hóa học hoặc chức năng bị hỏng gây ra bởi tác động hóa học.
3.70 Điểm cảm biến ăn mòn
Cảm biến được sử dụng để xác định mức độ hư hại do ăn mòn (3.69), dưới những điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Cảm biến có thể là một sản phẩm hoặc một linh kiện. Nó cũng có thể là một vật liệu chuẩn hoặc đối tượng được sử dụng để mô phỏng ứng xử của một sản phẩm hoặc một linh kiện.
3.71 Tải trọng cháy tới hạn
Tải trọng cháy (3.134) yêu cầu trong một khoang cháy (3.120) để tạo nên một đám cháy (3.114) với mức dữ dội đủ để phá hủy các bộ phận ngăn cháy (3.117) hoặc bộ phận kết cấu đặt trong hoặc bao quanh khoang cháy.
3.72 Diện tích hư hại
Tổng diện tích những bề mặt đã bị ảnh hưởng một cách ổn định bởi đám cháy (3.114) trong những điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ diện tích bị cháy (3.36).
CHÚ THÍCH 2: Người dùng thuật ngữ này phải chỉ định rõ loại hư hại cần được xem xét, ví dụ như cháy mất vật liệu, biến dạng, mềm hóa, ứng xử nóng cháy (3.270), sự hình thành than (3.47), sự cháy (3.55), sự nhiệt phân (3.316) hoặc sự tác động của hóa chất.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng là m2.
3.73 Chiều dài hư hại
Phạm vi lớn nhất theo một hướng xác định của diện tích hư hại (3.72).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ chiều dài hóa than (3.49) và chiều dài bị cháy (3.37).
3.74 Tự vệ tại chỗ
Chiến lược an toàn cháy trong đó người sử dụng được khuyến khích ở nguyên tại chỗ hiện tại của họ chứ không cố gắng thoát nạn (3.99) trong một đám cháy (3.114).
3.75 Sự bùng cháy
Sóng của sự cháy (3.55) truyền với vận tốc thấp hơn vận tốc âm thanh.
CHÚ THÍCH 1: Nếu ở trong một chất khí, sự bùng cháy giống như một ngọn lửa (3.159).
3.76 Mật độ thiết kế
Tốc độ dòng thể tích đo được của nước từ các đầu sprinkler, trên một đơn vị diện tích, được phun ra khi không có đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là mm/min.
3.77 Đám cháy thiết kế
Mô tả có tính định lượng của các đặc trưng của đám cháy (3.114) giả thiết trong kịch bản cháy thiết kế (3.78).
CHÚ THÍCH 1: Đám cháy thiết kế thường là một mô tả lý tưởng hóa của sự thay đổi theo thời gian của các biến số quan trọng của đám cháy, ví dụ như tốc độ giải phóng nhiệt (3.206), tốc độ lan truyền lửa (3.169), tốc độ sinh khói (3.351), các sản phẩm khí độc sinh ra và nhiệt độ.
3.78 Kịch bản cháy thiết kế
Kịch bản cháy (3.152) cụ thể dùng cho phân tích kỹ thuật an toàn cháy (3.149) tường minh.
3.79 Thời gian phát hiện cháy
Khoảng thời gian tính từ sự bắt cháy (3.217) của một đám cháy (3.114) đến khi có sự phát hiện ra đám cháy bởi một hệ thống tự động hoặc thủ công.
3.80 Mô hình tĩnh định
Mô hình đám cháy (3.136) dùng các hàm số dựa trên cơ sở khoa học để tạo ra cùng một kết quả trong mỗi lần mô hình đó được sử dụng với cùng một tập hợp giá trị dữ liệu đầu vào.
3.81 Sự nổ
Sự phản ứng được đặc trưng bởi sóng xung kích làn truyền với vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh cục bộ trong một môi trường vật liệu nguyên dạng.
3.82 Ngọn lửa phát tán
Ngọn lửa (3.159) với sự cháy (3.55) xuất hiện trong một vùng, ở đó hỗn hợp chất cháy (3.189) và chất ôxy hóa (3.290) đã được phân tách ngay từ đầu.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ ngọn lửa phối trước chất cháy (3.307).
3.83 Môi trường lặng gió
Không gian trong đó kết quả của các thử nghiệm không bị ảnh hưởng đáng kể bởi tốc độ gió cục bộ trong không gian đó.
CHÚ THÍCH 1: Một ví dụ có tính định lượng là không gian trong đó một ngọn lửa (3.159) nến duy trì như ban đầu, không bị xáo trộn. Ví dụ định lượng gồm các thử nghiệm đốt mẫu nhỏ (3.346) trong một số trường hợp phải chỉ định vận tốc không khí lớn nhất là 0,1 m/s hoặc 0,2 m/s.
3.84 Giọt
Các sản phẩm ở pha lỏng thường được sinh ra qua sự nhiệt phân (3.316) (các điều kiện của sự cháy với lượng ôxy bị suy giảm) từ cả đám cháy có ngọn lửa và đám cháy ngún. Giọt có thể ngưng tụ giống như nhựa đường, dưới dạng các viên lỏng hình cầu.
CHÚ THÍCH 1: Nước được tạo ra từ sự cháy cũng có thể ngưng tụ quanh các hạt hình thành lên các giọt sol khí
3.85 Thời gian duy trì cháy
Khoảng thời gian tồn tại của sự cháy thành ngọn lửa dưới những điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thời gian cháy sau đốt mồi (3.12).
3.86 Hàm lượng hiệu dụng 50, EC50
Hàm lượng (3.62) của một khí độc (3.400) hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123) được tính toán thống kê từ số liệu về hàm lượng - phản ứng. Hàm lượng đó gây ra một hệ quả xác định đối với 50 % số lượng tập hợp nghiên cứu một loài cho trước trong một khoảng thời gian tiếp xúc (3.108) và thời gian sau tiếp xúc (3.302) xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ IC50 (0).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng đối với sản phẩm khí do cháy là g/m3.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng đối với khí độc là μL.min.L-1 (T = 298 K và P = 1 atm); xem tỉ khối (3.421).
CHÚ THÍCH 4: Hệ quả được theo dõi thường là một phản ứng về hành vi, sự mất năng lực (3.225), hoặc tử vong. Hàm lượng EC50 để gây mất năng lực được thuật ngữ là IC50 (3.211). Hàm lượng EC50 để gây tử vong được thuật ngữ hóa là LC50 (3.241).
3.87 Liều tiếp xúc hiệu dụng 50
Ect50
Tích của EC50 (3.86) với khoảng thời gian tiếp xúc (3.108) để xác định EC50.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ liều tiếp xúc (3.107).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng đối với sản phẩm khí do cháy (3.123) là g.min.m-3.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng đối với khí độc (3.400) là μL.min.L-1 (T = 298 K và P = 1 atm); xem tỉ khối (3.421).
CHÚ THÍCH 4: Ect50 là một chỉ số đo liều nhiễm độc (3.402).
3.88 Nhiệt cháy hiệu dụng
Giải phóng nhiệt (3.205) từ sự cháy của một mẫu thử nghiệm trong một khoảng thời gian biết trước chia cho khối lượng mất đi của mẫu thử nghiệm (3.384) trong cùng khoảng thời gian đó.
CHÚ THÍCH 1: Nhiệt cháy hiệu dụng tương tự như tổng nhiệt lượng của sự cháy (3.280) nếu tất cả các mẫu thử nghiệm được chuyển hóa thành các sản phẩm cháy (3.57) không ổn định và nếu tất cả các sản phẩm cháy được ôxy hóa hết.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là kJ/g.
3.89 Độ phát xạ nhiệt
Tỷ lệ giữa bức xạ phát đi bởi một nguồn bức xạ với bức xạ có thể phát đi được bởi một nguồn bức xạ vật đen tuyệt đối (3.30) ở cùng một mức nhiệt độ.
CHÚ THÍCH 1: Độ phát xạ nhiệt không có thứ nguyên.
3.90 Công thức thực nghiệm
Công thức hóa học của một chất trang đó đưa ra số lượng các nguyên tử tương ứng của từng loại.
CHÚ THÍCH 1: Thông thường, số lượng cho một loại nguyên tử được chọn là số nguyên (thường C hoặc O), có nghĩa là một mẫu cụ thể có thể được biểu diễn là C6H8,9O4,1N0,3CI0,01.
3.91 Đám cháy kín
Đám cháy (3.114) xảy ra và đã bị bắt cháy (3.216) trong một gian (3.92).
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này đặc biệt quan trọng khi xác định các điều kiện thông gió trong đám cháy.
3.92 Gian, gian phòng
3.93 Vỏ
<Điện học> Bọc chắn bên ngoài bảo vệ các bộ phận điện hoặc cơ của thiết bị.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này không bao gồm dây cáp điện.
3.94 Điều kiện sử dụng thực tế
Những điều kiện dự kiến trước mà một đối tượng sẽ phải chịu trong thời gian làm việc bình thường của nó, khi được sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.95 Môi trường
3.96 Tác động môi trường
Sự thay đổi đáng kể, có thể là theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực, có thể là toàn bộ hoặc một phần, của môi trường tự nhiên do đám cháy (3.114) gây ra.
3.97 Tỷ lệ tương đương
Tỷ lệ chất cháy (3.189)/không khí chia cho tỉ lệ chất chất cháy/không khí cần thiết cho một hỗn hợp cân bằng hóa (3.370).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ sự cháy thiếu chất cháy (3.190), sự cháy thửa chất cháy (3.191), sự cháy cân bằng hóa (3.367) và hỗn hợp cân bằng hóa.
CHÚ THÍCH 2: Không khí khô ở điều kiện tiêu chuẩn chứa 20,95 % về thể tích là ôxy. Trong thực tế, hàm lượng (3.62) ôxy trong không khí đi vào có thể thay đổi và do vậy đòi hỏi phải tính toán tỉ lệ tương đương với không khí khô tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 3: Tỉ lệ tương đương không có thứ nguyên.
3.98 Lỗi
Sai sót có thể nhận biết được trong một giai đoạn hoặc hoạt động bất kỳ của sự đánh giá mà không phải là do nguyên nhân thiếu kiến thức.
CHÚ THÍCH 1: Lỗi được nhìn thấy không chỉ như một lỗi trong phương pháp tính toán nào đó mà còn cả lả lỗi trong đo đạc.
3.99 Thoát nạn
Hành động có hiệu quả được thực hiện để đến được một khu vực lánh nạn (3.333) hoặc khu vực an toàn (3.300).
3.100 Hành vi khi thoát nạn
Hành vi cho phép người sử dụng trong nhà đến được một khu vực an toàn (3.300)
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hành vi khi di chuyển (3.276) và hành vi trước di chuyển (3.308).
3.101 Thời gian thoát nạn
Khoảng thời gian tính từ thời điểm một cảnh báo về đám cháy (3.114) được truyền đến người sử dụng đến thời điểm những người sử dụng của một phần xác định của ngôi nhà hoặc của toàn bộ ngôi nhà đi vào được một khu vực an toàn (3.300).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thời gian thoát nạn cho phép (3.26).
3.102 Cây sự kiện
Sự ghi nhận mô tả về thời điểm, quan hệ nhân quả của các sự kiện, được phát triển xoay quanh một điều kiện khởi phát.
3.103 Lối ra thoát nạn
Điểm dành riêng để đi ra từ một ngôi nhà hoặc từ một gian phòng (3.92).
3.104 Độ không đảm bảo mở rộng
Xác định định lượng về khoảng xa đối với kết quả của một phép đo, với kỳ vọng có thể bao hàm phần lớn sự phân bố các giá trị có khả năng được gán cho các đại lượng đo.
CHÚ THÍCH 1: Phần có thể được xem như xác suất bao phủ hoặc độ tin cậy của khoảng xa.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ độ không đảm bảo (3.413). Độ không đảm bảo mở rộng đòi hỏi các giả thiết ngoại suy hoặc nội suy liên quan đến phân bổ xác suất được đặc trưng bởi kết quả đo và độ không đảm bảo tiêu chuẩn được kết hợp của nó. Phạm vi có thể đánh giá được những giả thiết số quyết định đến độ tin cậy có thể gán được cho một khoảng xa.
CHÚ THÍCH 3: Độ không đảm bảo mở rộng được thuật ngữ hóa chung cho độ không đảm bảo trong một số tài liệu.
[NGUỒN: ISO/IEC Guide 96-3:2008,2.3.5]
3.105 Nổ
3.106 Bề mặt lộ lửa
Bề mặt của một mẫu thử nghiệm (3.384) chịu tác động của các điều kiện đốt nóng từ một thử nghiệm đốt (3.157).
CHÚ THÍCH 1: Bề mặt của mẫu thử nghiệm cũng có thể tiếp xúc với nhiệt được sinh ra từ chính bản thân mẫu thử nghiệm.
3.107 Liều tiếp xúc
Thang đo của lượng tối đa của khí độc (3.400) hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123) có thể được hít vào, được tính bằng cách tích phân diện tích nằm phía dưới đường quan hệ hàm lượng - thời gian (3.63).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng cho sản phẩm khí do cháy là g.min/m3.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng đối với khí độc là μL.min.L-1 (T = 298 K và P = 1 aim); xem tỉ khối (3.421).
3.108 Thời gian tiếp xúc
Khoảng thời gian mà con người, động vật hoặc mẫu thử nghiệm (3.384) phải tiếp xúc với những điều kiện xác định.
3.109 Mức độ cháy
3.110 Diện tích cản quang của khói
Tích giữa thể tích chiếm chỗ bởi khói (3.347) và hệ số cản quang (3.111) của khói.
CHÚ THÍCH 1; Diện tích cản quang của khói là một thước đo về lượng khói. Đơn vị thường dùng là m2.
3.111 Hệ số cản quang
Logarit cơ số tự nhiên của tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng đi tới với cường độ ánh sáng được truyền đi tính trên một đơn vị chiều dài đường truyền sáng.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là 1/m.
3.112 Hệ số F
Hàm lượng (3.62) nhỏ nhất của khí độc (3.400) cay (3.237) được coi là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thoát nạn (3.99) từ một đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tỉ lệ của hàm lượng hiệu dụng (3.187)
CHÚ THÍCH 2: Hàm lượng thường được biểu diễn dưới dạng tỉ khối (3.421) (0) ở T = 298 K và P = 1 atm, trong trường hợp đó đơn vị thường dùng là μL/L (=cm3/m3=10-6).
3.113 Cây dò lỗi
Sự nghi nhận mô tả các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau có tính logic của các sự kiện, được tổ chức xung quanh một sự kiện nguồn quan trọng. Sự kiện nguồn đó thường có thể gây ra hậu quả đến mức không chấp nhận được và có thể được mô tả là sự không đạt yêu cầu.
3.114 Đám cháy
CHÚ THÍCH 1. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “đám cháy” được sử dụng để nói đến 3 khái niệm, 2 trong số đó liên quan đến dạng cụ thể của sự cháy tự thân với những nghĩa khác nhau. Hai trong số 3 thuật ngữ này được chỉ định sử dụng hai thuật ngữ khác nhau trong cả tiếng Anh và tiếng Đức.
3.115 Cháy
<Được kiểm soát> sự cháy (3.55) tự thân đã được chủ động bố trí trước một cách có kế hoạch để tạo ra những tác động có lợi và được giới hạn trong một phạm vi về thời gian và không gian.
3.116 Sự cố cháy
3.117 Bộ phận ngăn cháy, danh từ
Bộ phận ngăn cách (3.345) có tính toàn vẹn (3.133), tính ổn định chịu lửa (3.156) và sự cách nhiệt (3.391), hoặc tổ hợp của cả 3 đặc tính trên trong một khoảng thời gian dưới những điều kiện xác định.
3.118 Ứng xử khi cháy
Sự thay đổi về, hoặc duy trì được các tính chất vật lý và/hoặc hóa học của một đối tượng và/hoặc kết cấu khi tiếp xúc với đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tính năng chịu lửa (3.137).
CHÚ THÍCH 2: Khái niệm này bao hàm cả khía cạnh phản ứng với lửa (3.324) và khả năng chịu lửa (3.141).
CHÚ THÍCH 3: Trong tiếng Anh, thuật ngữ này có thể được sử dụng để mô tả ứng xử của một đám cháy.
3.119 Loại đám cháy
Hệ thống tiêu chuẩn hóa về sự phân loại các đám cháy (3.114) dựa vào đặc điểm của chất cháy (3.189).
VÍ DỤ: Ở châu Âu và Australia, có 6 loại đám cháy:
- Loại A: các đám cháy vật liệu rắn, thường là một chất hữu cơ tự nhiên, trong đó sự cháy (3.55) thường diễn ra có hình thành than hồng có ánh sáng nhiệt (3.196);
- Loại B: các dám cháy chất lỏng hoặc chất rắn có thể hóa lỏng được;
- Loại C: các đám cháy chất khí;
- Loại D: các đám cháy kim loại;
- Loại E: các đám cháy liên quan đến yếu tố nguy hiểm về điện;
- Loại F: các đám cháy dầu thực phẩm hoặc chất béo.
3.120 Khoang cháy
Không gian được bao quanh, được ngăn cách với các không gian liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy (3.117). Khoang cháy có thể được phân chia thành các khoang nhỏ hơn.
3.121 Nguy cơ cháy
Khái niệm bao gồm cả nguy hiểm cháy (3.131) và rủi ro cháy (3.145).
CHÚ THÍCH 1: Xem nguy hiểm cháy và rủi ro cháy.
3.122 Cháy tắt dần
Giai đoạn của sự phát triển đám cháy sau khi một đám cháy (3.114) đã đạt đến cường độ lớn nhất của nó và trong giai đoạn đó tốc độ giải phóng nhiệt (3.206) cũng như nhiệt độ của đám cháy bị giảm dần.
3.123 Sản phẩm khí do cháy
Mọi loại khí và sol khí, bao gồm cả các hạt lơ lửng được thành bởi sự cháy (3.55) hoặc sự nhiệt phân (3.316) và đã phát tán vào môi trường (3.95).
[NGUỒN: ISO 26367-1:2011, có thêm đoạn “và đã phát tán vào môi trường” vào 3.4].
3.124 Đặc trưng tắt dần của sản phẩm khí do cháy
Thay đổi về vật lý và/hoặc hóa học của sản phẩm khí do cháy (3.123) gây ra bởi thời gian tồn tại và sự lưu thông.
3.125 Lưu thông sản phẩm khí do cháy
Sự dịch chuyển của sản phẩm khí do cháy (3.123) từ vị trí của đám cháy (3.114).
3.126 Sự lộ lửa
Mức độ mà con người, động vật hoặc các đối tượng phải chịu tác động của các điều kiện gây ra bởi đám cháy (3.114).
3.127 Sự dập lửa
Quá trình làm tắt sự cháy (3.55).
3.128 Khí cháy
Phần khí của các sản phẩm cháy (3.57).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ sản phẩm khí do cháy (3.123).
CHÚ THÍCH 2: Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “gaz de combustion” còn áp dụng cho khí thải của động cơ và do vậy có thể bao gồm cả các hạt.
3.129 Sự phát triển của đám cháy
Giai đoạn phát triển của đám cháy (3.114), trong đó tốc độ giải phóng nhiệt (3.206) và nhiệt độ của đám cháy đang tăng lên.
3.130 Tốc độ phát triển đám cháy
Tốc độ thay đổi của tốc độ giải phóng nhiệt (3.206) của đám cháy.
CHÚ THÍCH 1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển đám cháy gồm mức độ tiếp xúc, hình dạng, sự lan truyền lửa (3.168) và các bộ phận ngăn cháy (3.117).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là W/s.
3.131 Nguy hiểm cháy
Nguy hiểm tiềm ẩn gắn với đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Bên cạnh đó, nguy hiểm cháy có thể là một vật chất hoặc điều kiện vật lý có nguy cơ gây ra một hệ quả không mong muốn khi cháy.
3.132 Phân tích nguy hiểm cháy
Sự đánh giá những nguyên nhân có thể của đám cháy (3.114), khả năng và đặc điểm của sự phát triển đám cháy khi xảy ra, và những hệ quả có thể có của đám cháy.
CHÚ THÍCH 1: Các định nghĩa khác về đánh giá nguy hiểm cháy đặc biệt chỉ ra quan hệ với phạm vi của các giải pháp an toàn cháy áp dụng hoặc đoán trước.
3.133 Tính toàn vẹn
Khả năng của một bộ phận ngăn cách (3.345), khi tiếp xúc với đám cháy (3.114) ở một phía, để ngăn ngừa sự lan truyền của ngọn lửa (3.159) và khí nóng hoặc sự xuất hiện của những ngọn lửa ở phía không tiếp xúc trong một khoảng thời gian định trước trong một thử nghiệm khả năng chịu lửa (3.141) tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tiêu chí toàn vẹn (3.232).
3.134 Tải trọng cháy
Lượng nhiệt có thể được giải phóng do sự sự cháy hoàn toàn (3.59) của tất cả các vật liệu cháy được (3.52) trong một thể tích, kể cả các mặt tiếp xúc của tất cả các bề mặt bao xung quanh.
CHÚ THÍCH 1: Tải trọng cháy có thể căn cứ vào nhiệt cháy hiệu dụng (3.88), tổng nhiệt của sự cháy (3.198) hoặc tổng nhiệt thực của sự cháy (3.280) theo yêu cầu của người chỉ định.
CHÚ THÍCH 2: Từ “tải trọng” có thể được sử dụng để ký hiệu cho lực hoặc công hoặc năng lượng tác cộng vào.
Trong trường hợp này, “tải trọng” được sử dụng để ký hiệu cho “năng lượng” tác động vào.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng là kJ hoặc MJ.
3.135 Mật độ tải trọng cháy
- Tải trọng cháy (3.134) trên đơn vị diện tích.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là kJ/m2.
3.136 Mô hình đám cháy
Mô phỏng đám cháy
Phương pháp tính toán mô tả một hệ thống hoặc một quá trình liên quan đến sự phát triển đám cháy (3.114), bao gồm động lực học đám cháy và các tác động của đám cháy.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ mô hình tĩnh định (3.80), mô hình số của đám cháy (3.285), mô hình vật lý của đám cháy (3.298) và mô hình xác suất (3.314).
3.137 Tính năng chịu lửa
Phản ứng của một vật liệu, sản phẩm hoặc cụm vật liệu trong một đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Nhiều trường hợp cần phải hiểu được ứng xử trong một đám cháy thực của các vật liệu, sản phẩm hoặc cụm vật liệu do không nhất trí với các thử nghiệm đốt (3.157) dưới những điều kiện được kiểm soát. Có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để tạo nên tính năng chịu lửa nâng cao (3.223). Ví dụ, kéo dài thời gian bắt cháy (3.217), giảm giải phóng nhiệt (3.205), giảm lan truyền lửa (3.168) hoặc giảm sự giải phóng khói có thể là minh chứng cho sự cải thiện về tính năng chịu lửa.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ ứng xử khi cháy (3.118).
3.138 Cột lửa
Dòng khí cuộn lên ở phía trên đám cháy (3.114), cùng với mọi vật liệu được vận chuyển trong đó.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ cuộn lửa (3.33).
3.139 Điểm cháy
Nhiệt độ thấp nhất, tại đó một vật liệu bắt cháy (3.214) và tiếp tục cháy (3.34) trong một thời gian xác định sau khi một ngọn lửa (3.159) nhỏ tiêu chuẩn hóa tác động của vào bề mặt của vật liệu dưới các điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ điểm chớp cháy (3.182).
CHÚ THÍCH 2: Ở một số quốc gia, thuật ngữ “điểm cháy” có thêm ý nghĩa bổ sung: một khu vực đặt các thiết bị chữa cháy, có thể bao gồm một nút ấn báo cháy và các nội dung hướng dẫn về an toàn cháy.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng là °C.
3.140 Sự lan truyền đám cháy
Sự kết hợp của sự lan truyền lửa (3.168) và của sản phẩm khí do cháy (3.123).
3.141 Khả năng chịu lửa
Khả năng một mẫu thử nghiệm (3.384) chịu được đám cháy (3.114) hoặc tạo ra sự bảo vệ trước những tác động của đám cháy trong một khoảng thời gian.
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá khả năng chịu lửa trong một thử nghiệm đốt (3.157) tiêu chuẩn là tính toàn vẹn (3.133), tính ổn định chịu lửa (3.156) và sự cách nhiệt (3.391).
CHÚ THÍCH 2: Ở dạng tính từ “khả năng chịu lửa” chỉ đề cập đến khả năng này.
3.142 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Chậm cháy
CHÚ THÍCH 1: Phải thay thế viện dẫn thuật ngữ này bằng viện dẫn đến tính năng chịu lửa nâng cao (3.223) vì không có mức độ tuyệt đối nào cho sự chậm cháy và điều được tham chiếu đến ở đây có nghĩa là mang lại tính năng chịu lửa (3.137) tốt hơn.
CHÚ THÍCH 2: Tính năng chịu lửa nâng cao có thể là một đặc tính cơ bản của vật liệu hoặc một đặc tính được mang lại nhờ đã có một sự xử lý nhất định.
CHÚ THÍCH 3: Mức độ của tính năng chịu lửa là một hàm số của các điều kiện thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 4: Đối chiếu với các thuật ngữ tính năng chịu lửa và tính năng chịu lửa được nâng cao.
3.143 Ức chế cháy, danh từ
Chất được thêm vào hoặc một biện pháp xử lý được áp dụng cho một vật liệu để làm chậm sự bắt cháy (3.217) hoặc để làm giảm tốc độ của sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ phụ gia ức chế lửa (3.165).
CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng một phụ gia chậm cháy không nhất thiết phải dập được đám cháy (3.114) hoặc làm kết thúc sự cháy.
3.144 Ức chế cháy
Được xử lý bằng phụ gia ức chế cháy (3.143).
3.145 Rủi ro cháy
Ước đoán về thiệt hại do cháy theo dự kiến có kết hợp với nguy cơ gây nguy hiểm có thể xảy ra theo nhiều kịch bản cháy (3.152) khác nhau cùng với những xác suất xuất hiện của những kịch bản cháy đó.
CHÚ THÍCH 1: Một định nghĩa khác của rủi ro cháy là “sự tổ hợp của xác suất của một đám cháy (3.114) với một thước đo được kiểm chứng về hậu quả của nó”
CHÚ THÍCH 2: Rủi ro cháy thường được tính bằng tích của xác suất với hậu quả.
3.146 Đánh giá rủi ro cháy
Quy trình kết nối một sự xử lý thông tin liên quan đến một rủi ro cháy (3.145) nhất định ở những điều kiện sử dụng xác định trong phạm vi của tất cả các kịch bản cháy (3.152) liên quan.
CHÚ THÍCH 1: Đánh giá rủi ro cháy lá quá trình mà nhờ đó tính rủi ro cháy được đánh giá.
3.147 Đường rủi ro cháy
Sự thể hiện dưới dạng đồ họa của rủi ro cháy (3.145).
CHÚ THÍCH 1: Thường là một đồ thị với hai trục là giá trị logarit của xác suất tích lũy và của hậu quả tích lũy.
3.148 Thiết kế an toàn cháy
Sự mô tả định lượng về sự phát triển của một công trình xây dựng (3.32) nhằm đáp ứng được các mục tiêu an toàn cháy (3.151).
3.149 Kỹ thuật an toàn cháy
Sự áp dụng các phương pháp kỹ thuật để xây dựng hoặc đánh giá các thiết kế công trình xây dựng (3.32) thông qua việc phân tích kịch bản cháy (3.152) hoặc sự thẩm định về tính rủi ro đối với một nhóm các kịch bản cháy.
3.150 Quản lý an toàn cháy
Áp dụng và đảm bảo duy trì sự làm việc của các quy trình để đạt được các mục tiêu an toàn cháy (3.151).
CHÚ THÍCH 1: Các quy trình bao gồm cả các giải pháp bảo vệ chống lại tác động, các phương án thoát nạn khỏi đám cháy (3.114) cũng như huấn luyện người trong nhà sử dụng những giải pháp và phương án đo.
3.151 Mục tiêu an toàn cháy
Kết quả mong muốn đạt được xét theo xác suất của một đám cháy (3.114) ngoài dự kiến, tương ứng với những khía cạnh quan trọng của công trình xây dựng (3.32).
CHÚ THÍCH 1: Những khía cạnh quan trọng thường liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng, bảo toàn tài sản, duy trì sản xuất, bảo vệ môi trường (3.95) và bảo tồn di sản
3.152 Kịch bản cháy
Mô tả định tính quá trình của một đám cháy (3.114) theo thời gian, làm rõ các sự kiện quan trọng đặc trưng cho đám cháy được xem xét đồng thời phân biệt nó với các đám cháy khác.
CHÚ THÍCH 1: Xem kịch bản cháy thành phần (3.154) và kịch bản cháy đại diện (3.153).
CHÚ THÍCH 2: Kịch bản cháy thường định nghĩa sự bắt cháy (3.217) và các quá trình phát triển của đám cháy (3.129), giai đoạn đám cháy phát triển hoàn toàn (3.192), giai đoạn cháy tắt dần (3.122) và môi trường (3.95) cũng như các hệ thống có tác động đến toàn bộ quá trình của đám cháy.
CHÚ THÍCH 3: Không giống như phân tích đám cháy tĩnh định với các kịch bản cháy được lựa chọn riêng lẻ và sử dụng với vai trò là những kịch bản cháy thiết kế (3.78) trong đánh giá rủi ro cháy (3.146), trong các kịch bản cháy thành phần thì kịch bản cháy được sử dụng với vai trò là những kịch bản cháy đại diện.
3.153 Kịch bản cháy đại diện
Kịch bản cháy (3.152) cụ thể được lựa chọn từ kịch bản cháy thành phần (3.154) với hậu quả của nó có thể được sử dụng như một dự kiến hợp lý về mức hậu quả trung bình của các kịch bản cháy trong họ các kịch bản cháy đó.
3.154 Kịch bản cháy thành phần
Tập con của các kịch bản cháy (3.152), thường được xác định là một phần của một phân mảng hoàn chỉnh của những kịch bản cháy có thể xảy ra.
CHÚ THÍCH 1: Tập con thường được định nghĩa đảm bảo để việc tính toán rủi ro cháy (3.145) không gây ra sự quá tải. Rủi ro cháy (3.145) được lấy bằng tổng trên phạm vi tất cả các kịch bản cháy thành phần của tích giữa tần suất kịch bản cháy thành phần với hậu quả của kịch bản cháy đại diện
3.155 Độ nghiêm trọng của đám cháy
Khả năng mà một đám cháy (3.114) có thể gây ra thiệt hại.
CHÚ THÍCH 1: Các phương pháp phân hạng độ dữ dội của một đám cháy thường dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của đám cháy theo thời gian
3.156 Tính ổn định chịu lửa
CHÚ THÍCH: Bộ phận nhà có thể là một bộ phận chịu tải hoặc không chịu tải.
3.157 Thử nghiệm đốt
Thử nghiệm để xác định ứng xử khi cháy (3.118) hoặc để cho một đối tượng chịu các tác động của đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Các kết quả của một thử nghiệm đốt có thể được sử dụng để phân hạng về độ nghiêm trọng của đám cháy (3.155) hoặc xác định khả năng chịu lửa (3.141) hoặc phản ứng với lửa (3.324) của mẫu thử nghiệm (3.384).
3.158 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Chống cháy
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này đã được sử dụng để mô tả những nhà có các bộ phận kết cấu chịu lực bằng vật liệu không cháy (3.282) và có khả năng chịu lửa (3.141) cao. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường bị hiểu nhằm với nghĩa là chống cháy tuyệt đối hoặc là đặc tính vô điều kiện, dẫn đến việc sử dụng thuật ngữ này không phù hợp hoặc sai mục đích
3.159 Ngọn lửa, danh từ
Sự lan truyền tần số âm thanh, nhanh, tự duy trì của sự cháy (3.55) trong môi trường khí, thường có phát ra ánh sáng.
3.160 Đốt lửa, động từ
Tạo ra ngọn lửa (3.159).
3.161 Thời gian mồi lửa
Khoảng thời gian áp dụng một đầu đốt ngọn lửa (3.159) vào mẫu thử nghiệm (3.384).
3.162 Mặt trước ngọn lửa
Biên của sự cháy thành ngọn lửa (3.175) tại bề mặt của một vật liệu hoặc sự lan truyền qua một hỗn hợp khí.
3.163 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: khả năng chịu ngọn lửa
3.164 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Sự ức chế ngọn lửa
CHÚ THÍCH 1: Tham chiếu đến thuật ngữ này cần được thay thế bằng sự tham chiếu đến thuật ngữ tính năng chịu lửa nâng cao (3.223) do không có mức độ ức chế ngọn lửa một cách tuyệt đối và hàm ý khi tham chiếu đến theo khía cạnh này có nghĩa là tạo ra tính năng chịu lửa (3.137) tốt hơn.
CHÚ THÍCH 2: Tính năng chịu lửa nâng cao (3.223) có thể là một đặc tính tự nhiên của vật liệu hoặc một đặc tính được tạo nên thông qua một biện pháp xử lý xác định
CHÚ THÍCH 3: Mức độ của một tính năng chịu lửa phụ thuộc vào các điều kiện thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 4: Đối chiếu với thuật ngữ tính năng chịu lửa.
3.165 Phụ gia ức chế lửa, danh từ
Chất được thêm vào hoặc một biện pháp xử lý được áp dụng cho một vật liệu để dập tắt hoặc làm chậm sự xuất hiện của một ngọn lửa (3.159) và/hoặc giảm tốc độ lan truyền lửa (3.169).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ phụ gia ức chế cháy (3.143).
CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng phụ gia ức chế lửa không nhất thiết phải dập tắt được đám cháy (3.114) hoặc làm dừng sự cháy (3.55).
3.166 Xử lý phụ gia ức chế lửa
Quá trình nhờ đó để tạo ra tính năng chịu lửa nâng cao (3.223) cho một vật liệu hoặc sản phẩm.
3.167 Được xử lý ức chế lửa
Đã được xử lý bằng một phụ gia ức chế lửa (3.165).
CHÚ THÍCH 1: Việc xử lý bằng một phụ gia ức chế lửa có thể không phải lúc nào cũng chắc chắn đạt được tính năng chịu lửa nâng cao (3.223) do điều đó phụ thuộc vào các điều kiện thử nghiệm.
3.168 Lan truyền lửa
Sự lan truyền của mặt trước ngọn lửa (3.162).
3.169 Tốc độ lan truyền lửa
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ cháy.
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ cháy.
Khoảng cách di chuyển được của mặt trước ngọn lửa (3.162) trong quá trình lan truyền ở những điều kiện xác định, chia cho thời gian di chuyển.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m/s
3.170 Thời gian lan truyền lửa
Thời gian cần thiết để mặt trước ngọn lửa (3.162), trên một vật liệu đang cháy, di chuyển hết một khoảng cách trên bề mặt, hoặc bao trùm một diện tích bề mặt xác định ở những điều kiện xác định.
3.171 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: chống chịu lửa
CHÚ THÍCH 1: Không còn được dùng, ngoại trừ trong ngữ cảnh của sự phân loại các phương pháp được sử dụng đề ngăn cản sự bắt cháy (3.217) bằng các thiết bị điện của các áp suất nổ; xem vỏ chống cháy (3.172)
3.172 Gian chống cháy
3.173 Bộ ổn định lửa
Cụm bộ phận thường được lắp vào đỉnh của một đèn Bunsen hoặc đèn Tirrill tiêu chuẩn dùng trong phòng thử nghiệm để làm giảm bớt tác động bất ổn định của hỗn hợp rối giữa các chất khí cháy của ngọn lửa với không khí, bằng cách tạo ra một lớp khí gián đoạn có vận tốc nằm giữa vận tốc của không khí đứng yên và vận tốc khí cháy của ngọn lửa.
3.174 Lửa cháy, danh từ
Sự liên tục hiện diện của một ngọn lửa (3.159) sau khi cháy lần đầu tiên.
3.175 Sự cháy thành ngọn lửa
Sự cháy (3.55) ở pha khí thường có phát ra ánh sáng.
3.176 Mảnh vụn cháy
Vật liệu đang cháy tách ra khỏi một đối tượng đang cháy và tiếp tục đốt cháy (3.160) trên sản, trong một đám cháy (3.114) hoặc thử nghiệm đốt (3.157).
CHÚ THÍCH 1: Cách khác, mảnh vụn cháy có thể là vật liệu đang cháy, không kể các giọt lửa, đã tách ra khỏi mẫu thử nghiệm (3.384) trong một đám cháy hoặc một thử nghiệm đốt và tiếp tục cháy.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với các thuật ngữ giọt cháy (3.40) , vụn mẫu cháy (3.39) và giọt lửa (3-177)
3.177 Giọt lửa
Dòng chảy dẻo đang cháy hoặc các giọt hóa lỏng đang cháy, rơi ra từ mẫu thử nghiệm (3.384) trong thử nghiệm đốt (3.157) và tiếp tục cháy (3.34) trên sàn.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ giọt cháy (3.40) , vụn mẫu cháy (3.39) và mảnh vụn cháy (3.176).
3.178 Tính cháy
Khả năng của một vật liệu hoặc sản phẩm cháy (3.34) có hình thành một ngọn lửa (3.159) ở những điều kiện xác định.
3.179 Ngưỡng cháy
Hàm lượng (3.62) của chất cháy (3.189) bốc hơi trong không khí ở phía trên và phía dưới mức hàm lượng mà sự lan truyền của một ngọn lửa (3.159) sẽ không xuất hiện khi có mặt của một nguồn bắt (3.219).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ giới hạn dưới gây cháy (3.253) và giới hạn trên gây cháy (3.415).
CHÚ THÍCH 2: Các hàm lượng thường được thể hiện theo một tỉ khối (3.421) ở một nhiệt độ và áp suất nhất định và thể hiện là tỉ lệ phần trăm.
3.180 Cháy được
Khả năng của sự cháy thành ngọn lửa (3.175) ở những điều kiện xác định.
3.181 Nhiệt độ chớp cháy
Nhiệt độ nhỏ nhất, tại đó, dưới những điều kiện xác định, đủ để giải phóng ra các khí cháy được (3.180) để bắt cháy (3.214) ngay lập tức khi áp dụng một ngọn lửa mồi.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ tính bắt cháy (3.212), nhiệt độ bắt cháy thấp nhất (3.273) và nhiệt độ tự bắt cháy (3.363).
CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ chớp cháy tham chiếu đến mức nhiệt độ bắt cháy được xác định cho các mẫu thử nghiệm rắn khi áp dụng một ngọn lửa (3.159) vào mẫu thử nghiệm, ví dụ, trong phương pháp thử nghiệm theo ISO 871. Điểm chớp cháy đề cập đến nhiệt độ mà một chất cháy được (3.180) phải được làm nóng đến đó để hơi bốc ra của nó bắt cháy.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng là °C.
NGUỒN: ISO 871:2006,3.1]
3.182 Điểm chớp cháy
Nhiệt độ nhỏ nhất mà một vật liệu hoặc một sản phẩm phải được làm nóng đến mức đó để bốc hơi thoát ra ngoài để bắt cháy (3.214) ngay lập tức khi khi có sự xuất hiện của ngọn lửa (3.159) ở những điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Điểm chớp cháy tham chiếu đến nhiệt độ mà chất lỏng cháy được (3.180) cần phải được làm nóng đến để hơi bốc lên của nó có thể bắt cháy. Nhiệt độ chớp cháy (3.181) tham chiếu đến nhiệt độ bắt cháy được xác định cho các mẫu chất rắn khi chịu tác động của một ngọn lửa, ví dụ như trong phương pháp thử nghiệm theo ISO 871.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là °C.
3.183 Chớp cháy
Sự tồn tại của ngọn lửa (3.159) lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian ngắn trực tiếp hoặc bao trùm trên bề mặt của một mẫu thử nghiệm (3.384).
CHÚ THÍCH 1: Những khoảng thời gian cháy thường kéo dài không quá 1 s.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ chớp cháy bề mặt (3.377).
3.184 Bắt cháy toàn diện
3.185 Phóng điện bề mặt
3.186 Biến đổi Fourier phổ hồng ngoại, FTIR
Kỹ thuật hóa phân tích, dựa vào quang phổ học (3.362), theo đó một mẫu khí được kích thích vào các liên kết hóa học bằng xung bức xạ “hồng ngoại phổ rộng, sau đó áp dụng phương pháp biến đổi Fourier trong toán học để nhận được phổ hấp thụ.
CHÚ THÍCH 1: FTI-R có thể được sử dụng để đồng thời đo các hàm lượng (3.62) của khí thành phần trong một hỗn hợp khí và do vậy đây là một một phương pháp hữu ích để phân tích sản phẩm khí do cháy (3.123).
3.187 Tỷ lệ của hàm lượng hiệu dụng, FEC
Tỷ lệ giữa hàm lượng (3.62) của một hơi cay (3.237) và hàm lượng dự kiến gây ra một hệ quả xác định cho một đối tượng tiếp xúc, với nguy cơ ảnh hưởng xấu ở mức trung bình.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ hệ số F (3.112).
CHÚ THÍCH 2: Về mặt khái niệm, FF.C có thể tham chiếu đến hệ quả bất kỳ, bao gồm cả mất năng lực (3.225), tử vong hoặc các hệ quả xấu khác.
CHÚ THÍCH 3: Khi không được dùng để tham chiếu đến một hơi cay cụ thể, thuật ngữ FEC đại diện cho tổng các giá trị FEC thành phần của các hơi cay trong một không gian gây ra bởi đám cháy.
CHÚ THÍCH 4: FEC không có thứ nguyên.
3.188 tỷ lệ liều hiệu dụng, FED
Tỉ lệ giữa liều tiếp xúc (3.107) đối với một hơi ngạt (3.23) và liều tiếp xúc của hơi ngạt đó dự kiến gây ra một hệ quả xác định cho một đối tượng tiếp xúc, với nguy cơ ảnh hưởng xấu ở mức trung bình.
CHÚ THÍCH 1: Về mặt khái niệm, FED có thể tham chiếu đến hệ quả bất kỳ, bao gồm cả mất năng lực (3.225), tử vong hoặc các hệ quả xấu khác.
CHÚ THÍCH 2: Khi không được dùng để tham chiếu đến một hơi ngạt cụ thể, thuật ngữ FEC đại diện cho tổng các giá trị FED thành phần của các hơi ngạt trong một không gian sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 3: FEC không có thứ nguyên.
3.189 Chất cháy
Chất có thể phản ứng nhiệt phản với chất ôxy hóa (3.290).
3.190 Sự cháy thiếu chất cháy
Sự cháy (3.55) trong đó tỷ lệ tương đương (3.97) nhỏ hơn 1.
CHÚ THÍCH 1: Trong các đám cháy (3.114) thông gió tốt, hỗn hợp chất cháy (3.189)/không khí là thiếu chất cháy và sẽ nhiều khả năng xảy ra sự cháy hoàn toàn (3.59).
3.191 Sự cháy thừa chất cháy
Sự cháy (3.55) trong đó tỉ lệ tương đương (3.97) lớn hơn 1.
CHÚ THÍCH 1: Trong các đám cháy (3.114) phụ thuộc thông gió, hỗn hợp chất cháy (3.189)/không khí là thừa chất cháy, đồng thời hàm lượng (3.62) của các sản phẩm nhiệt phân (3.316) tương đối cao và sẽ xảy ra sự cháy (3.55) không hoàn toàn các chất khí.
3.192 Đám cháy phát triển hoàn toàn
Trạng thái toàn bộ các vật liệu cháy được (3.52) tham gia vào đám cháy (3.114).
3.193 Hóa hơi
Sự chuyển đổi một vật liệu rắn và/hoặc lỏng thanh thể khí.
3.194 Hệ số tương đương tổng thể
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tỷ lệ tương đương (3.97) .
CHÚ THÍCH 2: Hệ số này có thể được xác định liên tục hoặc lấy một giá trị thử nghiệm trung bình, tùy theo năng lực thiết bị thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 3: Đối với các chất cháy dạng khí, có thể diễn đạt hệ số tương đương tổng thể theo cách khác, dựa vào tỉ lệ thể tích chất cháy/không khí.
CHÚ THÍCH 4: Hệ số tương đương tổng thể không có thứ nguyên.
3.195 Hệ số tương đương tổng thể
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tỷ lệ tương đương (3.97).
CHÚ THÍCH 2: Hệ số này có thể được xác định liên tục hoặc lấy một giá trị thử nghiệm trung bình, tùy theo năng lực thiết bị thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 3: Đối với các chất cháy dạng khí, có thể diễn đạt hệ số tương đương tổng thể theo cách khác, dựa vào tỉ lệ thể tích chất cháy/không khí.
CHÚ THÍCH 4: Hệ số tương đương tổng thể không có thứ nguyên.
3.196 Ánh sáng nhiệt, danh từ
Ánh sáng gây ra bởi nhiệt
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ ánh lửa (3.224)
3.197 Cháy âm ỉ (Cháy than)
Sự cháy (3.55) của một vật liệu ở pha rắn không có ngọn lửa (3.159) nhưng tỏa ra ánh sáng từ vùng cháy.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ ánh lửa (3.224).
3.198 Tổng nhiệt của sự cháy
Nhiệt của sự cháy (3.203) của một chất khi sự cháy (3.55) xảy ra hoàn toàn và tất cả lượng nước sinh ra được ngưng tụ hết dưới các điều kiện xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ sự cháy hoàn toàn (3.59).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là kJ/g.
3.199 Nhiệt dung
Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ của một vật lên 1 K.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ nhiệt dung riêng (3.359).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là J/K.
3.200 Tốc độ dòng nhiệt
Nhiệt lượng được truyền đi trên một đơn vị thời gian.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là W.
3.201 Thông lượng nhiệt
Nhiệt lượng được tỏa ra và truyền đi hoặc nhận vào trên một đơn vị diện tích và trong một đơn vị thời gian.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thông lượng nhiệt tới (3.226) và thông lượng nhiệt ban đầu (3.227).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là W/m2.
3.202 Đầu đo thông lượng nhiệt
Phương tiện đo nhiệt lượng truyền đến một bề mặt được làm mát thông qua sự truyền nhiệt bức xạ (3.322) hoặc truyền nhiệt đối lưu (3.68) hoặc cả hai.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ đầu đo bức xạ (3.323)
3.203 Nhiệt của sự cháy
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Khả năng nhiệt calo.
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Giá trị calo.
Nhiệt lượng sinh ra bởi sự cháy (3.55) của một đơn vị khối lượng một chất nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ nhiệt cháy hiệu dụng (3.88), tổng nhiệt của sự cháy (3.198) và tổng nhiệt thực của sự cháy (3.280).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là kJ/g.
3.204 Nhiệt của sự hóa hơi
Nhiệt lượng cần thiết để chuyển một đơn vị khối lượng của một vật liệu từ pha ngưng tụ sang pha hơi ở một nhiệt độ nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là kJ/g.
3.205 Giải phóng nhiệt
Nhiệt lượng sinh ra bởi sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là J
3.206 Tốc độ giải phóng nhiệt
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ đốt cháy.
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ của sự đốt cháy.
Tốc độ của sự sinh nhiệt lượng của sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là W
3.207 Máy đo tốc độ giải phóng nhiệt
Thiết bị đo tốc độ giải phóng nhiệt (3.206) bằng cách đo hàm lượng của các chất, nhiệt độ và tốc độ dòng sản phẩm khí do cháy (3.123) được hút qua một đoạn ống thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ máy đo nhiệt lượng (3.43) và máy đo nhiệt lượng theo khối lượng cháy (3.257).
3.208 Ứng suất nhiệt
Điều kiện gây ra bởi sự tiếp xúc với nhiệt độ, thông lượng nhiệt bức xạ (3.319) hoặc tổ hợp của những yếu tố đó, ở mức cao hoặc ở mức thấp.
CHÚ THÍCH 1: Những điều kiện này có thể áp dụng cho người hoặc cho sản phẩm. Trong trường hợp một sản phẩm, ứng suất nhiệt có thể xuất hiện trong sản phẩm trong giai đoạn sử dụng bình thường của nó hoặc có thể được gây ra bởi ảnh hưởng bên ngoài.
3.209 Truyền nhiệt
Trao đổi nhiệt lượng bằng cách tiêu tán nhiệt bên trong một hệ vật lý hoặc giữa các hệ vật lý, tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất.
CHÚ THÍCH 1: Dạng truyền nhiệt cơ bản là dẫn nhiệt hoặc tản nhiệt, sự đối lưu (3.66) và bức xạ.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ truyền nhiệt đối lưu (3.68) và truyền nhiệt bức xạ (3.322).
3.210 Ngộp thở
Nhịp độ và/hoặc độ sâu của hơi thở lớn hơn so với bình thường.
3.211 Hàm lượng gây mất năng lực 50 %, IC50
Hàm lượng (3.62) của một khí độc (3.400) hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123), được tính toán thống kê từ số liệu phản ứng về hàm lượng gây ra sự mất năng lực (3.225) của 50 % đối tượng thống kê của một loại chất nhất định trong thời gian tiếp xúc (3.108) và thời gian sau tiếp xúc (3.302) xác định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ hàm lượng hiệu dụng 50 (3.86).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng đối với khí sinh ra do cháy là g/m3.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng đối với khí độc là μL/L (T = 25 °C và P = 1 atm); xem tỉ khối (3.421).
3.212 Tính bắt cháy
Phép đo về mức độ dễ dàng bị bắt cháy (3.216) dưới những điều kiện xác định của một mẫu thử nghiệm (3.384).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thời gian bắt cháy (3.220)
CHÚ THÍCH 2: Xem thêm nhiệt độ bắt cháy, nhiệt độ chớp cháy (3.181), nhiệt độ bắt cháy thấp nhất (3.273) và nhiệt độ tự bắt cháy (3.363).
3.213 Có thể bắt cháy
Khả năng bị bắt cháy (3.216).
3.214 Bắt cháy, nội động từ
Tham gia vào đám cháy (3.114) có sự tác động của một nguồn nhiệt bên ngoài hoặc không có sự tác động đó.
3.215 Bắt cháy, ngoại động từ
Bắt đầu xảy ra sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ phát cháy (3.245)
3.216 Bị bắt cháy
Thụ động bị đặt vào trạng thái xảy ra sự cháy (3.55).
3.217 Sự bắt cháy
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DỤNG: Sự bắt cháy duy trì.
3.218 Sự bắt cháy
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DỤNG: Sự bắt cháy duy trì
sự bắt đầu của ngọn lửa cháy ổn định (3.380).
3.219 Nguồn bắt cháy
Nguồn năng lượng làm phát sinh sự cháy (3.55).
3.220 Thời gian bắt cháy
Khoảng thời gian cần thiết để một mẫu thử nghiệm (3.384) bắt đầu sự cháy ổn định (3.379) khi tiếp xúc với một nguồn bắt cháy (3.219) xác định ở những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ tính dễ bắt cháy (3.212), tính bắt cháy (3.212) và thời gian tiếp xúc (3.108).
3.221 Giảm năng lực thoát nạn
Những ảnh hưởng về sự sẵn sàng và tính hiệu quả của các hành vi thoát nạn (3.99), đó có thể là làm trì hoãn, làm chậm hoặc cản trở sự thoát nạn.
3.222 Tải trọng bên ngoài (ngoại tải)
Lực áp dụng lên một đối tượng, không bao gồm trọng lượng của chính bản thân đối tượng đó.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tiêu chí chịu lực “R” (3.252).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là N.
3.223 Tính năng chịu lửa nâng cao
Sự cải thiện ở một hoặc nhiều đặc tính kỹ thuật về cháy của một vật liệu, sản phẩm hoặc cụm sản phẩm khi tiếp xúc với một nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa (3.159).
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các đặc tính kỹ thuật về cháy có thể tạo ra tính năng chịu lửa nâng cao gồm có giải phóng nhiệt (3.205), tính bắt cháy (3.212) và lan truyền lửa (3.168).
CHÚ THÍCH 2: Tham chiếu đến thuật ngữ này nên được thay thế cho tham chiếu đến thuật ngữ đã bỏ là sự chậm cháy do không có mức độ tuyệt đối về sự chậm cháy và điều được tham chiếu đến trong ngữ cảnh này có nghĩa là tạo ra tính năng chịu lửa (3.137) tốt hơn.
CHÚ THÍCH 3: Tính năng chịu lửa nâng cao có thể là một đặc tính của chính vật liệu hoặc một sản phẩm đã được tạo ra nhờ một biện pháp xử lý nhất định.
CHÚ THÍCH 4: Mức độ của tính năng chịu lửa phụ thuộc vào các điều kiện thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 5: Đối chiếu với thuật ngữ tính năng chịu lửa.
3.224 Ánh lửa
Sự phát ra ánh sáng được tạo thành bởi một vật liệu khi được nung lên rất nóng.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ ánh sáng nhiệt (3.196).
CHÚ THÍCH 2: Ánh lửa có thể được tạo ra bởi vật liệu ở dạng lỏng hoặc rắn, có hoặc không có sự cháy (3.55).
3.225 Mất năng lực
Trạng thái mất khả năng về thể chất để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Một ví dụ về nhiệm vụ cụ thể là hoàn thành việc thoát nạn (3.99) từ một đám cháy (3.114).
3.226 Thông lượng nhiệt tới
Thông lượng nhiệt (3.201) nhận được bởi (hoặc chạm đến) bề mặt của một mẫu thử nghiệm (3.384).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thông lượng nhiệt và thông lượng nhiệt ban đầu (3.227).
3.227 Thông lượng nhiệt ban đầu
Thông lượng nhiệt (3.201) được đặt trên thiết bị thử nghiệm ngay từ lúc đầu của thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ thông lượng nhiệt và thông lượng nhiệt tới (3.226).
CHÚ THÍCH 2: Thông lượng nhiệt ban đầu là giá trị thông lượng nhiệt được sử dụng chung khi mô tả hoặc thiết lập những điều kiện thử nghiệm.
3.228 Rủi ro cá nhân
Phép đo về rủi ro cháy (3.145) được hạn chế ở những hệ quả do một cá nhân trải nghiệm được và dựa trên dạng mẫu cuộc sống của cá nhân đó.
3.229 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tính có thể cháy
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tính cháy (3.178).
3.230 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tính cháy được
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ cháy được (3.180).
3.231 Tiêu chí cách nhiệt “l”
Tiêu chí để đánh giá về sự cách nhiệt (3.391).
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chí “l” được dựa trên phép đo nhiệt độ gia tăng trên bề mặt không hướng về phía đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chí cách nhiệt có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu an toàn cháy (3.151).
3.232 Tiêu chí toàn vẹn “E”
Tiêu chí để đánh giá khả năng của một bộ phận ngăn cách (3.345) khi ngăn cản ngọn lửa (3.159) và khí nóng truyền qua.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ tính toàn vẹn (3.133) và khả năng chịu lửa (3.141).
3.233 Thử nghiệm đốt quy mô trung bình
Thử nghiệm đốt (3.157) được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm (3.384) có kích thước trung bình.
CHÚ THÍCH 1: Một thử nghiệm đốt được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm với kích thước lớn nhất nằm trong khoảng 1 m đến 3 m thường được gọi là một thử nghiệm đốt mẫu trung bình.
CHÚ THÍCH 2: Các kích thước nêu trong CHÚ THÍCH 1 thường tham chiếu đến thử nghiệm phản ứng với lửa chứ không phải là thử nghiệm khả năng chịu lửa.
CHÚ THÍCH 3: ISO 29903 coi các kích thước quy mô trung bình nằm trong khoảng 1 m đến 3 m.
3.234 Mạch tự thân an toàn
CHÚ THÍCH 1: Những điều kiện cụ thể có thể bao gồm hoạt động bình thường và các điều kiện lỗi nhất định.
3.235 Hệ tự thân an toàn
3.236 Cường độ bức xạ
Tỷ lệ của thông lượng bức xạ đến trên một phân tố nhỏ nhưng đo được của bề mặt có chứa điểm đại diện với diện tích của phân tố đó.
CHÚ THÍCH 1: Cường độ bức xạ được thể hiện theo đơn vị W/m2.
[NGUỒN: ASTM E 176:2015].
3.237 Hơi cay, danh từ
CHÚ THÍCH 1: Phản ứng tự vệ sinh lý bao gồm nhắm mắt, chảy nước mắt, ho và co thắt phổi.
3.238 Hơi ngạt, danh từ
CHÚ THÍCH 1: Các ví dụ về khó chịu khi thở gồm khó thở và tăng tốc độ hô hấp. Trong những trường hợp cực đoan, có thể xuất hiện viêm mô phổi hoặc tràn dịch phổi (dân đến tử vong) sau một số giờ tiếp xúc.
3.239 Thử nghiệm đốt quy mô lớn
Thử nghiệm đốt (3.157), không thể thực hiện được trong một không gian của phòng thí nghiệm thông thường mà phải thực hiện trên một mẫu thử nghiệm (3.384) có kích thước lớn.
CHÚ THÍCH 1: Một thử nghiệm đốt được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm có các kích thước lớn nhất lớn hơn 3 m thì được gọi là thử nghiệm đốt quy mô lớn.
3.240 Lan truyền lửa theo phương ngang
Sự phát triển theo các phía bên của mặt trước ngọn lửa (3.162).
3.241 Hàm lượng tử vong 50, LC50
Hàm lượng (3.62) của một khí độc (3.400) hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123), được xác định theo phương pháp thống kê từ các số liệu phản ứng về hàm lượng. Hàm lượng này có thể gây tử vong cho 50 % của số lượng nghiên cứu thống kê của một loài cho trước sau một thời gian tiếp xúc (3.108) và thời gian sau tiếp xúc (3.302) nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ hàm lượng hiệu dụng 50 (3.86).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng đối với sản phẩm khí do cháy (3.123) là g/m3.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng đối với khí độc là μL/L (ở T = 25 °C và P = 1 atm); xem thêm tỉ khối (3.421).
3.242 Liều tiếp xúc tử vong 50, LCt50
Tích của LC50 với thời gian tiếp xúc (3.108) để xác định LC50.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ hàm lượng (3.62), liều tiếp xúc hiệu dụng 50 (3.87), liều tiếp xúc (3.107) và thời gian tiếp xúc tử vong 50 (3.243).
CHÚ THÍCH 2: LCt50 la một thước đo về liều nhiễm độc tử vong (3.244).
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng đối với sản phẩm khí do cháy (3.123) là g.min/m3.
CHÚ THÍCH 4: Đơn vị thường dùng đối với khí độc (3.400) là mL/L (ở T = 25 °C và P = 1 atm); xem thêm tỉ khối (3.421).
3.243 Thời gian tiếp xúc tử vong 50, t L50
Thời gian tiếp xúc (3.108) cần thiết với một hàm lượng (3.62) không đổi của khí độc (3.400) hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123) để gây tử vong 50 % số lượng nghiên cứu thống kê của một loài cho trước.
3.244 Liều nhiễm độc tử vong
Liều nhiễm độc (3.402) khi hệ quả nhiễm độc cụ thể là tử vong.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ hàm lượng tử vong 50 (LC50) (3.241) và liều tiếp xúc tử vong 50 (LCt50) (3.242)
3.245 Phát cháy, ngoại động từ
Bắt đầu sự cháy
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ bắt cháy (3.214).
3.246 Đốt lửa, ngoại động từ
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ phát cháy (3.245), khi liên quan đến dạng sự cháy (3.55) bất kỳ.
3.247 Ánh sáng, danh từ
Biểu hiện tồn tại đầu tiên của ngọn lửa (3.159).
3.248 Châm lửa, động từ
Bắt đầu sự cháy thành ngọn lửa (3.175).
3.249 Ngưỡng phát hiện
Lượng nhỏ nhất của một chất được phân tích trong một mẫu có thể phát hiện được và với một xác suất đã cho, được xem là khác với tín hiệu ra của đầu dò báo đối với một mẫu trống.
3.250 Ngưỡng định lượng
Số lượng nhỏ nhất của một chất được phân tích có thể định lượng được ở những điều kiện thử nghiệm nhất định được mô tả trong phương pháp được lựa chọn, khi những tham biến của phương pháp đã được xác định.
CHÚ THÍCH 1: Sự xác định một giới hạn của công cụ định lượng với một hệ số biến động đã đo được.
3.251 Tốc độ cháy thẳng
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ đốt cháy.
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ của sự đốt cháy.
Chiều dài của vật liệu bị cháy (3.34) trên một đơn vị thời gian ở những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m/s
3.252 Tiêu chí chịu lực “R”
Tiêu chí để đánh giá về khả năng chịu tải trọng bên ngoài (ngoại tải) của một bộ phận nhà (3.31) hoặc kết cấu khi phải tiếp xúc với đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Trong cộng đồng châu Á, thuật ngữ này được dùng phổ biến hơn thuật ngữ “khả năng chịu tải”. Nó được sử dụng trong thử nghiệm đốt và lĩnh vực xây dựng ở châu Âu đồng thời cũng được những người dùng các tiêu chuẩn châu Âu ở cả trong và ngoài cộng đồng châu Âu áp dụng.
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “khả năng chịu tải” được sử dụng phổ biến hơn ở bắc Mỹ. Nó được sử dụng trong các thử nghiệm đốt và trong lĩnh vực xây dựng ở Mỹ và Canada đồng thời cũng được những người dùng các tiêu chuẩn của Mỹ và Canada ở cả trong và ngoài bắc Mỹ áp dụng.
3.253 Giới hạn dưới gây cháy, LFL
Hàm lượng (3.62) nhỏ nhất của chất cháy (3.189) hóa hơi trong không khí, nếu dưới hàm lượng này thì sẽ không xảy ra sự lan truyền của ngọn lửa (3.159) khi có nguồn bắt cháy (3.219).
CHÚ THÍCH 1: Hàm lượng thường được diễn đạt dưới dạng tỉ khối (3.421) ở nhiệt độ và áp suất xác định. LFL được diễn đạt theo tỷ lệ phần trăm.
3.254 Ngưỡng nhỏ nhất gây hệ quả tiêu cực, LOAEL
Liều tiếp xúc (3.107) thấp nhất của một hóa chất mà ở đó có sự tăng đáng kể về mặt thống kê hoặc sinh học đối với tần số hoặc tính nghiêm trọng của các hệ quả tiêu cực được nhìn thấy giữa tập hợp nghiên cứu thống kê bị đặt tiếp xúc và tập kiểm soát thích hợp của nó.
3.255 Sự cố chính
Sự phát tán đáng kể, đám cháy (3.114) hoặc nổ (3.105) gây ra bởi sự phát triển không kiểm soát trong lúc hoạt động của một khu vực công trình bất kỳ và dẫn đến mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe và/hoặc môi trường (3.95), ngay lập tức hoặc trì hoãn, bên trong hoặc bên ngoài của khu vực công trình đó.
CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa này được dựa trên Seveso II Directive [96/82/EC], Ủy ban hướng dẫn 96/82/EC ban hành 9/12/1996 để kiểm soát những mối nguy hiểm về tai nạn lớn liên quan đến những chất nguy hiểm ở nội dung cuối, hướng dẫn đưa thêm một điều như sau: “và liên quan đến những vật liệu nguy hiểm về mặt môi trường”
3.256 Tốc độ cháy theo khối lượng
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ đốt cháy.
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tốc độ của sự đốt cháy.
Trọng lượng của vật liệu bị cháy (3.34) trên một đơn vị thời gian ở những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là kg/s.
3.257 Máy đo xác định nhiệt lượng theo khối lượng cháy
Thiết bị đo nhiệt bằng các xác định sự thay đổi về nhiệt độ của một khối lượng nhất định theo thời gian.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ máy đo nhiệt lượng (3.43) và máy đo tốc độ giải phóng nhiệt (3.207).
3.258 Tỷ lệ khối lượng chất cháy
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là g/m3.
3.259 Tỷ lệ khối lượng chất cháy
CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa này giả thiết là khối lượng được chảy vào dòng khí một cách đồng đều theo thời gian
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là g/m3.
3.260 Hàm lượng khí cháy theo khối lượng
Khối lượng của khí trong một hỗn hợp khí trên đơn vị thể tích của hỗn hợp khí đó.
CHÚ THÍCH 1: Có thể tính hàm lượng khí cháy theo khối lượng của một khí ở một nhiệt độ T và áp suất P từ tỉ khối (3.421) của khí đó (giả thiết ứng xử của khí là lý tưởng) bằng cách nhân tỉ khối với khối lượng riêng của khí ở nhiệt độ và áp suất đó hoặc có thể đo trực tiếp.
CHÚ THÍCH 2: Hàm lượng khí cháy theo khối lượng của sản phẩm khí do cháy (3.123) thường có đơn vị là g/m3.
3.261 Hàm lượng hạt theo khối lượng
Khối lượng của các hạt chất rắn và chất lỏng trong sản phẩm khí do cháy (3.123) trên một đơn vị thể tích của sản phẩm khí do cháy.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là g/m3.
3.262 Tỷ lệ mất khối lượng
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là g/m3.
3.263 Tỷ lệ mất khối lượng
CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa này giả thiết rằng khối lượng chảy vào dòng khí một cách đồng đều theo thời gian.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là g/m3.
3.264 Tốc độ mất khối lượng
Khối lượng bị mất của mẫu thử nghiệm (3.384) trên một đơn vị thời gian ở những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là g/s.
3.265 Mật độ cản quang của khối theo khối lượng
Mật độ quang học của khói (3.288) nhân với một hệ số bằng thể tích của buồng thử nghiệm chia cho tích của khối lượng của mẫu thử nghiệm (3.384) bị mất với chiều dài đường truyền sáng.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m2/g.
CHÚ THÍCH 2: Mật độ cản quang của khói = V/(Δm.L), với V là thể tích buồng thử nghiệm, Δm là khối lượng bị mất đi của mẫu thử nghiệm và L là chiều dài truyền sáng.
3.266 Phương tiện thoát nạn
Các phương tiện kết cấu được chủ động bố trí đề tạo thành những tuyến an toàn cho mọi người di chuyển từ một điểm trong công trình xây dựng (3.32) đến một khu vực an toàn (3.300).
3.267 Đại lượng (Thông số)
Chỉ tiêu định lượng được đo.
[NGUỒN: ASTM E176:2015].
3.268 Phản ứng về cơ học
phép đo những thay đổi gây ra bởi lửa về độ võng, độ cứng và tiêu chí chịu lực (3.252) của các bộ phận công trình (3.31) cũng như sự hình thành của các lỗ thông (vết nứt) trong bộ phận nhà gây ra bởi sự co ngót hoặc giãn nở của vật liệu, bong nổ hoặc phân lớp khi chịu lộ lửa (3.126).
3.269 Thử nghiệm đốt quy mô trung bình
Thử nghiệm đốt (3.157) được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm (3.384) có kích thước cỡ trung bình nhỏ.
CHÚ THÍCH 1: Một thử nghiệm đốt được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm với kích thước lớn nhất trong khoảng 0,5 m đến 1,0 m thường được gọi là thử nghiệm đốt quy mô trung bình.
CHÚ THÍCH 2: Các kích thước được nhắc đến trong CHÚ THÍCH 1 thường tham chiếu đến thử nghiệm phản ứng với lửa chứ không phải là thử nghiệm khả năng chịu lửa, với kích thước lớn nhất 1 m tương ứng với một thử nghiệm quy mô nhỏ.
3.270 Ứng xử nóng cháy
Hiện tượng gắn liền với sự hóa lỏng của một vật liệu dưới ảnh hưởng của nhiệt độ.
CHÚ THÍCH 1: Hiện tượng đó bao gồm cả sự biến dạng và chảy nhỏ giọt nhưng không có ngọn lửa cháy.
3.271 Độ ẩm tới hạn nhỏ nhất
3.272 Ngưỡng phát hiện nhỏ nhất, MDL
Hàm lượng (3.62) thấp nhất theo lý thuyết có thể đo được.
3.273 Nhiệt độ bắt cháy thấp nhất
Nhiệt độ thấp nhất để sự cháy ổn định (3.379) có thể được bắt đầu dưới các điều kiện thử nghiệm nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ nhiệt độ chớp cháy (3.181) và nhiệt độ tự bắt cháy (3.363).
CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ bắt cháy nhỏ nhất ám chỉ sự áp dụng một ứng suất nhiệt trong một khoảng thời gian không giới hạn.
CHÚ THÍCH 3: Đơn vị thường dùng là °C.
3.274 Khối lượng phân từ
Khối lượng của 1 mol
CHÚ THÍCH 1: Khối lượng phân tử thường được đo bằng g/mol.
3.275 Giọt nóng chảy
Nhỏ giọt (3.84) của vật liệu đã bị hóa mềm hoặc hóa lỏng bởi nhiệt.
CHÚ THÍCH 1: Giọt có thể cháy thành lửa hoặc không cháy.
3.276 Hành vi khi di chuyển
Ứng xử cho phép người ở bên trong công trình xây dựng (3.32) đi đến một khu vực an toàn (3.300) hoặc khu vực lánh nạn (3.333) khi họ bắt đầu thoát nạn.
3.277 Thời gian di chuyển
Thời gian cần thiết để mọi người trong một phần cụ thể của một công trình xây dựng (3.32) di chuyển đến một lối ra thoát nạn (3.103) và đi qua đó để vào một khu vực an toàn (3.300).
3.278 Ảo giác
Sự suy sụp của hệ thần kinh trung ương làm cho nhận thức bị suy giảm và/hoặc mất năng lực về thể chất
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp cực đoan nhất, có thể xảy ra hiện tượng bất tỉnh và cuối cùng là tử vong.
3.279 Chất gây hôn mê
Độc tố (3.404) gây ra hôn mê.
3.280 Tổng nhiệt thực của sự cháy
Nhiệt của sự cháy (3.203) khi tất cả nước đã sinh ra được coi là ở trạng thái hơi.
CHÚ THÍCH 1: Tổng nhiệt thực của sự cháy không bao gồm sự giải phóng nhiệt (3.205) do hơi nước ngưng tụ, nên thường nhỏ hơn tổng nhiệt của sự cháy (3.198).
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là kJ/g.
3.281 Ngưỡng không gây hệ quả tiêu cực, NOAEL
Liều tiếp xúc (3.107) của một hóa chất mà tại đó không có sự tăng đáng kể về mặt thống kê hoặc sinh học đối với tần số hoặc tính nghiêm trọng của các hệ quả tiêu cực được nhìn thấy giữa tập nghiên cứu thống kê bị đặt tiếp xúc và tập kiểm soát thích hợp của nó.
CHÚ THÍCH 1: Liều tiếp xúc này có thể gây ra các hệ quả nhưng những hệ quả đó không được coi là tiêu cực.
3.282 Không cháy
Không có khả năng diễn ra sự cháy (3.55) ở những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Trong một số quy chuẩn, một vật liệu được xếp vào loại “không Cháy'’, ngay cả khi vật liệu đó có khả năng cháy, nếu nhiệt của sự cháy (3.203) của vật liệu đó nhỏ hơn một ngưỡng xác định.
3.283 Không bắt lửa
Không có khả năng cháy có kèm theo ngọn lửa (3.159) ở những điều kiện cụ thể.
3.284 Tỷ lệ sinh chất danh nghĩa
Tỷ lệ sinh chất (3.425) của một sản phẩm cháy (3.57) trong sự cháy cân bằng hóa (3.367).
3.285 Mô hình số của đám cháy
Biểu diễn toán học của một hoặc nhiều hiện tượng khác nhau có liên hệ với nhau kiểm soát sự phát triển của đám cháy (3.114).
3.286 Sự cản quang của khói
Sự giảm về cường độ ánh sáng khi truyền qua khói (3.347).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ diện tích cản quang của khói (3.110), hệ số cản quang (3.111), độ mờ của khói (3.287), mật độ quang học của khói (3.288), sự cản sáng do khói (3.349), diện tích cản quang riêng của khói (3.358) và mật độ cản quang riêng của khói (3.360).
CHÚ THÍCH 2: Trong thực tế, sự cản quang của khói thường được đo bằng độ truyền sáng (3.410) với đơn vị là tỷ lệ phần trăm.
CHÚ THÍCH 3: Sự cản quang của khói làm suy giảm tầm nhìn (3.420).
3.287 Độ mờ của khói
Tỉ số giữa cường độ của ánh sáng tới và cường độ của ánh sáng được truyền đi qua khói (3.347) ở những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Còn gọi là sự cản quang của khói (3.286), sự cản sáng do khói (3.349).
CHÚ THÍCH 2: Độ mờ của khói là nghịch đảo của độ truyền sáng (3.410).
CHÚ THÍCH 3: Độ mờ của khói không có thứ nguyên.
3.288 Mật độ quang học của khói
Phép đo sự suy yếu của một tia sáng truyền qua khói (3.347) được thể hiện dưới dạng logarit cơ số 10 của độ mờ của khói (3.287).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ mật độ cản quang riêng của khói (3.360).
CHÚ THÍCH 2: Mật độ quang học của khói không có thứ nguyên.
3.289 Ôxy hóa
Phản ứng hóa học trong đó tỷ lệ của ôxy hoặc các nguyên tố âm điện tử khác trong một chất được làm tăng lên.
CHÚ THÍCH 1: Trong hóa học, thuật ngữ này có nghĩa rộng hơn của một quá trình, liên quan đến sự mất đi một hoặc nhiều điện tích từ một nguyên tử, phân tử hoặc ion.
3.290 Chất ôxy hóa
Chất có thể gây ra sự ôxy hóa (3.289).
CHÚ THÍCH 1: Sự cháy (3.55) là ôxy hóa
3.291 Nguyên lý tiêu thụ (đốt) ôxy
Quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng ôxy được tiêu thụ trong sự cháy (3.55) với nhiệt được giải phóng (3.205).
CHÚ THÍCH 1: Thường sử dụng giá trị 13,1 kJ/g.
3.292 Chỉ số Ôxy, OI,
Giới hạn chỉ số ôxy, LOI
Tỉ khối (3.421) nhỏ nhất của ôxy trong một hỗn hợp ôxy và Ni tơ, ở 23 °C ± 2 °C, cho phép hỗ trợ sự cháy thành ngọn lửa (3.175) của một vật liệu ở những điều kiện thử nghiệm nhất định.
CHÚ THÍCH 1: OI/LOI thường dược trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
3.293 Bảo vệ chống cháy thụ động
Phương pháp được sử dụng để giảm hoặc ngăn chặn sự lan truyền và các tác động của đám cháy (3.114), nhiệt hoặc khói (3.347) thông qua thiết kế và/hoặc sử dụng vật liệu hợp lý và không yêu cầu sự phát hiện cháy và/hoặc sự kích hoạt do phát hiện cháy.
VÍ DỤ 1: Phân chia một không gian thành các khoang bằng cách sử dụng vật liệu có tính chất chịu được lửa để làm tường, cửa cũng như các bộ phận ngăn chia khác.
VÍ DỤ 2: Sử dụng các vật liệu có đặc tính ứng xử khi cháy (3.118) tốt.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ chống cháy chủ động (3.6) và hệ thống chữa cháy (3.375)
3.294 Tiêu chí tính năng
Tiêu chí định lượng hình thành nên một cơ sở chấp nhận được để đánh giá tính an toàn của một thiết kế cho một công trình xây dựng (3.32).
CHÚ THÍCH 1: Các tiêu chí tính năng thường là những tiêu chí đã được thống nhất bởi một cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc bởi Ủy ban về quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn hóa.
3.295 Thiết kế theo tính năng
Thiết kế được tính toán phân tích để đạt được những mục tiêu và các tiêu chí về tính năng cụ thể
3.296 Quy chuẩn theo tính năng
Quy chuẩn có các quy định phải tuân thủ được đưa ra ở hình thức các tiêu chí tính năng.
3.297 Thoát nạn theo giai đoạn
Quá trình theo đó những phần khác nhau của một công trình xây dựng (3.32) được thoát nạn theo một trình tự có kiểm soát.
VÍ DỤ: Trong một nhà nhiều tầng, các tầng được thoát nạn đầu tiên thường là tầng có đám cháy (3.114), tầng ngay phía trên, tầng ngay phía dưới và tất cả các tầng hầm.
CHÚ THÍCH 1: Những phần được coi là nằm trong phạm vi rủi ro cao nhất được bố trí thoát nạn trước.
3.298 Mô hình vật lý của đám cháy
Quá trình trong phòng thử nghiệm, bao gồm các thiết bị, môi trường (3.95) và quy trình thử nghiệm đốt (3.157) để thực hiện có chủ ý một giai đoạn nhất định của một đám cháy (3.114).
3.299 Bắt cháy do lửa mồi
Sự bắt cháy (3.217) của khí hoặc hơi có thể cháy (3.52) gây ra bởi một nguồn cháy hoặc năng lượng thứ cấp, ví dụ như một ngọn lửa (3.159), tia lửa, hồ quang điện hoặc sợi dây nóng phát ánh sáng nhiệt (3.196).
3.300 Khu vực an toàn
Khu vực không bị nguy hiểm và từ đó có thể di chuyển tự do không bị đe dọa bởi đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ khu vực lánh nạn (3.333).
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp đám cháy nhà, khu vực an toàn thường là một khu vực ở phía ngoài nhà.
CHÚ THÍCH 3: Khu vực an toàn bên trong một nhà có thể là những vị trí tương đối an toàn trước khi thoát nạn ra bên ngoài nhà.
3.301 Vật liệu polyme
Những vật liệu được tổng hợp từ các phân tử có khối lượng hình thành bởi những đơn vị hóa học lặp lại nhỏ hơn được liên kết với nhau, được biết đến là các polyme.
CHÚ THÍCH 1: Một polyme lá một phân tử lớn hợp thành bởi nhiều đơn vị hóa học nhỏ hơn lặp lại, được liên kết với nhau. Các đơn vị được biết là các chất tiền định (monomer). Một vài polyme xuất hiện tự nhiên, trong khi những polyme khác được sản xuất ra bằng cách tổng hợp.
3.302 Thời gian sau tiếp xúc
Khoảng thời gian tiếp theo sau thời gian tiếp xúc (3.108), các hệ quả của việc tiếp xúc được đánh giá trong thời gian này.
3.303 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: ppm
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hàm lượng (3.62) , tỉ khối (3.421) và “ppm theo thể tích”
CHÚ THÍCH 2: Giá trị số của một hàm lượng theo ppm chính bằng trị số của hàm lượng theo μL/L
3.304 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: ppm theo thể tích
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hàm lượng (3.62) , tỉ khối (3.421) và “ppm”
3.305 LC50 dự đoán
Giá trị LC50 (3.241) đối với sản phẩm khí do cháy (3.123) từ một mẫu thử nghiệm (3.384) bị cháy được xác định từ số liệu hóa phân tích không gian của sự cháy (3.55) do hàm lượng như vậy của khí sinh ra do cháy có thể tạo ra một giá trị FED (3.188) bằng 1 trong một thời gian tiếp xúc (3.108) và thời gian sau tiếp xúc (3.302) nhất định.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là g/m3.
3.306 Mức tiềm ẩn độc tính dự đoán
Giá trị tính được của liều nhiễm độc (3.402) của sản phẩm khí do cháy (3.123) từ một mẫu thử nghiệm (3.384) bị cháy.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị này được tính qua phân tích hóa của khí sinh ra do cháy và số liệu tiềm ẩn liều nhiễm độc đã có theo những tình huống liên quan.
3.307 Ngọn lửa phối trước chất cháy
Ngọn lửa (3.159) trong đó sự cháy (3.55) xảy ra trong một hỗn hợp hòa quyện giữa chất cháy (3.189) với chất ôxy hóa (3.290).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ ngọn lửa phát tán (3.82)
3.308 Hành vi trước di chuyển
Ứng xử xảy ra trong khoảng thời gian trước di chuyển (3.309).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hành vi nhận biết (3.326) và hành vi phản ứng (3.331)
3.309 Thời gian trước di chuyển
Khoảng thời gian sau khi một báo động hoặc đám cháy (3.114) được truyền đi và trước khi người trong nhà có sự di chuyển đầu tiên về phía lối ra thoát nạn (3.103).
3.310 Làm ướt nhiên liệu
Phun, tưới nước vào các bề mặt chất cháy (3.189) nằm trên đường đi ở phía trước của mặt trước ngọn lửa (3.162).
3.311 Quy chuẩn theo định mức
Quy chuẩn trong đó tất cả hoặc hầu hết các giải pháp và cách tiếp cận để đáp ứng đều được mô tả.
3.312 Khí ban đầu sinh ra từ nguồn cháy
Sản phẩm khí do cháy (3.123) được giải phóng trực tiếp từ nguồn cháy.
3.313 Chuẩn cơ sở
Chuẩn cao nhất dùng để đối chiếu cho các phương tiện đo hiệu chuẩn liên quan khác.
3.314 Mô hình xác suất
Mô hình đám cháy (3.136) xử lý các hiện tượng theo một chuỗi tuần tự các sự kiện, với các quy tắc toán học để kiểm soát sự dịch chuyển từ sự kiện này sang sự kiện khác và với xác suất được gán cho từng điểm chuyển giai đoạn.
CHÚ THÍCH 1: Một ví dụ về sự chuyển giai đoạn là sự bắt cháy (3.217) chuyển thành sự cháy ổn định (3.379).
3.315 Cháy ngún
Sự tự lan truyền ôxy hóa (3.289) nhiệt phân không kết hợp với sự cháy thành ngọn lửa (3.175).
CHÚ THÍCH 1: Cháy ngún có thể được kết hợp với ánh sáng nhiệt (3.196), trong trường hợp đó có thể có nhìn thấy ánh sáng.
3.316 Nhiệt phân
Sự phân rã về hóa học của một chất do tác động của nhiệt.
CHÚ THÍCH 1: Nhiệt phân thường được sử dụng để nói đến một giai đoạn của đám cháy (3.114) trước khi bắt đầu sự cháy thành ngọn lửa (3.175).
CHÚ THÍCH 2: Trong khoa học về cháy, không có giả thiết về sự tham gia hoặc không tham gia của ôxy.
3.317 Mặt nhiệt phân
Ranh giới giữa vùng diễn ra sự nhiệt phân (3.316) và vùng vật liệu không bị ảnh hưởng trên bề mặt vật liệu.
3.318 Vật liệu tự bắt cháy
Vật liệu có khả năng tự bắt cháy (3.24) khi được để tiếp xúc gần với không khí.
3.319 Thông lượng nhiệt bức xạ
Năng lượng trên một đơn vị diện tích được thoát ra, truyền đến hoặc tiếp nhận dưới dạng bức xạ nhiệt.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là kW/m2.
3.320 Sự bức xạ
Truyền nhiệt (3.209) theo hình thức năng lượng điện từ.
CHÚ THÍCH 1: Bức xạ nhiệt được hấp thụ là nhiệt bức xạ được hấp thụ bởi một bề mặt và bức xạ nhiệt được phát ra là nhiệt bức xạ được phát ra từ một bề mặt. Nhiệt bức xạ tới là sự bức xạ nhiệt truyền đến.
[NGUỒN: NFPA định nghĩa các thuật ngữ (2014)].
3.321 Thành phần thông lượng nhiệt bức xạ
Thông lượng nhiệt (3.201) do truyền nhiệt bức xạ (3.322).
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là kW/m2.
3.322 Truyền nhiệt bức xạ
Sự truyền của nhiệt do sự bức xạ điện từ hoặc truyền nhiệt (3.209) do sự bức xạ.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là W.
3.323 Đầu đo bức xạ
Đầu đo thông lượng nhiệt (3.202) chỉ có phản ứng với thành phần thông lượng nhiệt bức xạ (3.321).
CHÚ THÍCH 1: Một đầu dò bức xạ chuyển đổi thông lượng nhiệt bức xạ (3.319) thành một tín hiệu điện
CHÚ THÍCH 2: So sánh với thuật ngữ thiết bị đo thông lượng nhiệt và thiết bị đo thông lượng nhiệt toàn phần (3.398)
3.324 Phản ứng với lửa
Phản ứng của một mẫu thử nghiệm (3.384) khi được đặt tiếp xúc với đám cháy (3.114) ở những điều kiện cụ thể của thử nghiệm đốt (3.157).
CHÚ THÍCH 1: Khả năng chịu lửa (3.141) được xem là một trường hợp đặc biệt và thường không coi là một đặc tính “phản ứng với lửa”.
3.325 Thử nghiệm đốt kích thước thực
Thử nghiệm đốt (3.157) mô phỏng một ứng dụng cho trước, tính đến tỷ lệ thực, cách thực tế mà đối tượng được lắp đặt và sử dụng và tính đến môi trường (3.95).
CHÚ THÍCH 1: Một thử nghiệm đốt như vậy thường giả thiết là các sản phẩm sẽ được sử dụng phù hợp với những điều kiện đặt ra bởi người đưa ra quy định và/hoặc phù hợp với thực hành chuẩn.
3.326 Hành vi nhận biết
Ứng xử xảy ra trong khoảng thời gian sau khi có một báo động hoặc dấu hiệu của đám cháy (3.114) xảy ra và trước khi người trong nhà bắt đầu có sự phản ứng.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hành vi trước di chuyển (3.308) và hành vi phản ứng (3.331).
3.327 Kịch bản cháy chuẩn
Kịch bản cháy (3.152) được sử dụng làm cơ sở cho một thử nghiệm đốt (3.157) để tạo ra những yếu tố cụ thể của một đám cháy (3.114) trong công trình xây dựng (3.32).
3.328 Nguyên tử khối (khối lượng nguyên tử tương đối)
Khối lượng trung bình của một nguyên tử của một nguyên tố chia cho 1/12 khối lượng của nguyên tử Carbon (đồng vị 12C).
3.329 Mật độ phun yêu cầu, RDD
Tốc độ dòng thể tích của nước trên một đơn vị thời gian phun lên trên bề mặt nằm ngang trên cùng của một lưới mô phỏng bố trí các điểm cháy được (3.52), đủ để làm cho tốc độ giải phóng nhiệt (3.206) của đám cháy (3.114) suy giảm đến một giới hạn dưới cho trước.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là mm/min.
3.330 Thời gian thoát nạn an toàn cần thiết, RSET
Khoảng thời gian theo tính toán cần thiết để một người di chuyển từ vị trí của họ tại thời điểm bắt cháy (3.217) đến một khu vực lánh nạn (3.333) hoặc khu vực an toàn (3.300).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ thời gian thoát nạn cho phép (3.26) và thời gian thoát nạn (3.101).
3.331 Hành vi phản ứng
Ứng xử diễn ra sau khi người trong nhà nhận biết các tín hiệu báo cháy và những dấu hiệu của đám cháy (3.114), và bắt đầu phản ứng với những yếu tố đó, nhưng trước khi họ bắt đầu thoát nạn.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hành vi trước di chuyển (3.308) và hành vi nhận biết (3.326).
3.332 Sự chấp nhận rủi ro
Quyết định chấp nhận một mức độ rủi ro cháy (3.145) dự kiến, dựa trên sự phù hợp với các tiêu chí chấp nhận (3.3) hoặc một quyết định suy rộng hơn để điều chỉnh những tiêu chí đó.
3.333 Khu vực lánh nạn
Khu vực tạm thời không bị nguy hiểm tức thời bởi các hệ quả của đám cháy (3.114).
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, đó là nơi người sử dụng xe lăn có thể đợi sự hỗ trợ tiếp theo, trong điều kiện tương đối an toàn. Đó cũng có thể là một khu vực chờ trong các nhà cao tầng cho phép mọi người được dừng nghỉ trước khi tiếp tục việc thoát nạn (3.99) của họ đến khu vực an toàn (3.300).
3.334 Mẫu
Số lượng của một vật liệu, sản phẩm, hoặc cụm vật liệu được thử nghiệm, số lượng này đại diện cho toàn bộ đối tượng.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ mẫu thử (3.357).
3.335 Cháy xém, động từ
Thay đổi bề mặt vật liệu do sự Carbon hóa không hoàn toàn (hữu hạn) bởi nhiệt.
3.336 Thử nghiệm sàng lọc
Thử nghiệm ban đầu theo một phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn được sử dụng để khẳng định xem một mẫu thử nghiệm (3.384) có các đặc tính nhất định nào đó hay không.
3.337 Chuẩn thứ cấp
Thiết bị tiêu chuẩn có số liệu hiệu chuẩn truy hồi đến được một chuẩn cơ sở (3.313).
3.338 Tự tắt lửa, động từ
Tự động tắt lửa, động từ
Kết thúc sự cháy (3.55) khi không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
3.339 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự thân
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự động
3.340 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự thân
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự động
3.341 Tự sinh nhiệt
3.342 Tự đốt nóng
3.343 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: nhiệt độ tự bắt cháy
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ nhiệt độ tự bắt cháy (3.25)
3.344 Tự cháy lan
Sự lan truyền của mặt trước ngọn lửa (3.162) sau khi rút bỏ hết mọi nguồn năng lượng được tác dụng.
3.345 Bộ phận ngăn cách
Thực thể ngăn cách dự kiến để chịu sự xuyên qua của đám cháy (3.114) từ một phía của bộ phận ngăn cách đó sang phía bên kia.
3.346 Thử nghiệm đốt mẫu nhỏ
Thử nghiệm đốt (3.157) được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm (3.384) có kích thước nhỏ.
CHÚ THÍCH 1: Trong thử nghiệm đốt mẫu nhỏ không có giới hạn trên rõ ràng đối với các kích thước của mẫu thử nghiệm. Một số trường hợp, một thử nghiệm đốt được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm có kích thước lớn nhất không quá 1 m thì được gọi là thử nghiệm đốt mẫu nhỏ. Tuy nhiên, một thử nghiệm đốt được thực hiện trên một mẫu thử nghiệm có kích thước lớn nhất trong khoảng 0,5 m đến 1,0 m lại thường được gọi là thử nghiệm đốt mẫu trung bình.
3.347 Khói
Phần nhìn thấy được của sản phẩm khí do cháy (3.123).
3.348 Lớp khói
Khối tương đối đồng nhất của khói (3.347) do một đám cháy (3.114) sinh ra, hình thành và tích tụ phía dưới bộ phận bao biên nằm ở vị trí có độ cao lớn nhất trong một gian phòng (3.92).
CHÚ THÍCH 1: Lớp khói còn được gọi là lớp nóng phía trên và lớp khí nóng
3.349 Sự cản sáng do khói
Giảm của khả năng truyền ánh sáng do khói (3.347), khi đo được bằng độ suy yếu ánh sáng.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ diện tích cản quang của khói (3.110), hệ số cản quang (3.111), sự cản quang của khói (3.286), độ mờ của khói (3.287), mật độ quang học của khói (3.288), diện tích cản quang riêng của khói (3.358) và mật độ cản quang riêng của khói (3.360).
3.350 Sự sinh khói
Lượng khói (3.347) được sinh ra từ một đám cháy (3.114) hoặc thử nghiệm đốt (3.157).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ diện tích cản quang của khói (3.110),
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là 1/m2.
3.351 Tốc độ sinh khói
Lượng khói (3.347) được sinh ra từ một đám cháy (3.114) hoặc thử nghiệm đốt (3.157) trong một đơn vị thời gian.
CHÚ THÍCH 1: Tốc độ sinh khói bằng tích của tốc độ dòng thể tích của khói với hệ số cản quang (3.111) của khói tại điểm đo.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là m2/s.
3.352 Sự cháy ngún
Sự cháy (3.55) của vật liệu không bao gồm ngọn lửa (3.159).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ cháy âm ỉ (3.197)
CHÚ THÍCH 2: Sự cháy ngún thường được thể hiện bởi sự tăng nhiệt độ và/hoặc sản phẩm khí do cháy (3.123).
3.353 Rủi ro tập thể
Thang đo rủi ro cháy (3.145) kết hợp các hệ quả phải chịu bởi mọi cá nhân và nhóm bị ảnh hưởng.
3.354 Muội
Chất dưới dạng hạt nhỏ được tạo ra và bám lại trong hoặc sau sự cháy (3.55).
CHÚ THÍCH 1: Muội thường có chứa các hạt rời mịn, chủ yếu là carbon, được tạo ra do sự cháy không hết của các vật liệu hữu cơ
3.355 Tia lửa, danh từ
3.356 Tia lửa điện, danh từ
3.357 Mẫu thử
Mẫu đại diện của vật liệu, sản phẩm hoặc cụm vật liệu được thử nghiệm cùng với mọi vật liệu nền hoặc chất xử lý:
CHÚ THÍCH 1: Thông thường, thuật ngữ mẫu được thay bằng mẫu thử nghiệm (3.384).
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ mẫu thử nghiệm (3.384).
3.358 Diện tích cản quang riêng của khói
Diện tích cản quang của khói (3.110) được hình thành bởi một mẫu thử nghiệm (3.384) trong một khoảng thời gian cho trước chia cho khối lượng mất đi của mẫu thử trong cùng khoảng thời gian đó.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m2/g.
3.359 Nhiệt dung riêng
Nhiệt dung (3.199) trên một đơn vị khối lượng.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là J/g.K
3.360 Mật độ cản quang riêng của khói
Mật độ quang học của khói (3.288) nhân với một hệ số hình học.
CHÚ THÍCH 1: Hệ số hình học bằng V/(A.L), với V là thể tích của buồng thử nghiệm, A là diện tích của bề mặt lộ lửa (3.106) của mẫu thử nghiệm (3.384), còn L là chiều dài truyền sáng.
CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng thuật ngữ “riêng” không ký hiệu cho ý nghĩa “trên đơn vị khối lượng” mà ký hiệu cho ý nghĩa một lượng tương ứng với thiết bị thử nghiệm và diện tích của bề mặt lộ lửa của mẫu thử nghiệm riêng biệt.
CHÚ THÍCH 3: Mật độ càn quang riêng của khói không có thứ nguyên.
3.361 Thiết bị đo quang phổ
Thiết bị được sử dụng để phân tách năng lượng bức xạ hoặc các hạt thành một phổ và đo những đặc tính nhất định như bước sóng, khối lượng, năng lượng hoặc chỉ số khúc xạ.
3.362 Phổ học (quang phổ học)
Nghiên cứu về phổ, đặc biệt là để xác định thành phần hóa học của các chất và các đặc tính vật lý của các nguyên tử, phân tử và ion
3.363 Nhiệt độ tự bắt cháy
Nhiệt độ thấp nhất để bắt cháy (3.217) khi bị nung nóng dưới những điều kiện thử nghiệm nhất định, có hoặc không có sự tham gia của nguồn bắt cháy (3.219).
CHÚ THÍCH 1: Nhiệt độ tự bắt cháy thường được sử dụng trong các thử nghiệm đốt (3.157) còn nhiệt độ tự động bắt cháy (3.25) thường được sử dụng như một đặc tính của vật liệu hoặc sản phẩm.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với thuật ngữ nhiệt độ tự động bắt cháy (3.25), nhiệt độ chớp cháy (3.181), tính bắt cháy (3.212), và nhiệt độ bắt cháy thấp nhất (3.273).
[NGUỒN: ISO 871:2006, 3.2, được thay đổi với việc thêm vào “dưới những điều kiện thử nghiệm nhất định”)
3.364 Diện tích kích hoạt sprinkler
Tổng diện tích mặt bằng mà các đầu sprinkler được thiết kế để hoạt động.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m2.
3.365 Mật độ bề mặt sprinkler
Tốc độ dòng thể tích của nước trên một đơn vị diện tích tạo bởi sự hoạt động của các đầu sprinkler.
CHÚ THÍCH 1: Còn được gọi là mật độ sprinkler hoặc mặt độ phun của sprinkler (3.366) đối với các bề mặt nằm ngang.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là mm/min.
3.366 Mật độ phun của sprinkler
Mật độ bề mặt sprinkler (3.365) trên các bề mặt nằm ngang.
3.367 Sự cháy cân bằng hóa
Sự cháy (3.55) với tỷ lệ tương đương (3.97) bằng đơn vị.
3.368 Nhu cầu ôxy cháy cân bằng hóa
Lượng ôxy cần thiết bởi một vật liệu để có sự cháy hoàn toàn (3.59).
CHÚ THÍCH 1: Nhu cầu ôxy cân bằng hóa thường được biểu thị bằng đơn vị g/g hoặc kG/kG của vật liệu do vậy là không có thứ nguyên.
3.369 Tỉ trọng ôxy - nhiên liệu cháy cân bằng hóa
Tỷ lệ về khối lượng ôxy với một chất xúc tác với giả thiết là phản ứng sự cháy (3.55) diễn ra hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 1: Xem nhu cầu oxy cháy cân bằng hóa.
3.370 Hỗn hợp cân bằng hóa
Hỗn hợp của các hóa chất tham gia phản ứng có tỷ lệ phù hợp với phương trình của một phản ứng hóa học cụ thể.
3.371 Tỷ lệ sinh chất cân bằng hóa
Tỷ lệ sinh chất (3.425) của một sản phẩm cháy (3.57) trong sự cháy cân bằng hóa (3.367).
CHÚ THÍCH 1: Còn được gọi là tỷ lệ sinh chất danh nghĩa (3.284).
CHÚ THÍCH 2: Hiệu suất sinh chất cân bằng hóa không có thứ nguyên.
3.372 Vật liệu nền
Vật liệu được sử dụng hoặc là đại diện cho loại vật liệu sử dụng ngay phía dưới một bề mặt trong thực tế.
VÍ DỤ: Lớp vữa trát nằm ngay phía sau lớp hoàn thiện mặt tường hoặc tấm xi măng cốt sợi nằm phía dưới vật liệu phủ sàn được sử dụng đại diện cho một vật liệu nền là bản sàn bê tông.
3.373 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: chất siêu cay
3.374 THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: siêu độc tố
3.375 Hệ thống chữa cháy
Hệ thống được thiết kế cho chủ động ổn định, giảm hoặc loại bỏ sự lan truyền lửa (3.168) hoặc được giải phóng nhiệt (3.205) hoặc sự sinh khói (3.350).
3.376 Cháy bề mặt
Sự cháy (3.55) bị hạn chế trên bề mặt của một vật liệu.
CHÚ THÍCH 1: So sánh với thuật ngữ chớp cháy bề mặt (3.377)
3.377 Chớp cháy bề mặt
Sự di chuyển của ngọn lửa cháy chập chờn (3.408) phía trên bề mặt của một vật liệu nhưng không bắt cháy (3.217) phần cấu trúc cơ bản của nó.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ ngọn lửa cháy ổn định (3.380), sự bắt cháy chập chờn (3.409) và chớp cháy (3.183).
CHÚ THÍCH 2: Nếu cháy bề mặt (3.376) xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với chớp cháy bề mặt, thì không được coi là một phần của chớp cháy bề mặt.
CHÚ THÍCH 3: Một sự chớp cháy bề mặt thường được coi là tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hơn 1 s.
3.378 Sự lan truyền trên bề mặt của ngọn lửa
Sự lan truyền lửa (3.168) trên bề mặt của một chất lỏng hoặc chất rắn, ra xa nguồn bắt cháy (3.219).
3.379 Sự cháy ổn định
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: sustained ignition.
Sự cháy (3.55) của một mẫu thử nghiệm (3.384) kéo dài hơn so với khoảng thời gian định trước.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ ngọn lửa cháy ổn định (3.380).
CHÚ THÍCH 2: Khoảng thời gian định trước khác nhau trong mỗi tiêu chuẩn.
3.380 Ngọn lửa cháy ổn định
THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: sustained ignition (sự bắt cháy ổn định)
Ngọn lửa (3.159) ở ngay trên hoặc nằm phía trên bề mặt của một mẫu thử nghiệm (3.384). Ngọn lửa đó duy trì lâu hơn một khoảng thời gian định trước.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ chớp cháy bề mặt (3.377) và lửa cháy chập chờn (3.408).
CHÚ THÍCH 2: Khoảng thời gian định trước khác nhau trong mỗi tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 3: Thông thường, khoảng thời gian định trước được sử dụng để xác định “ngọn lửa chập chờn” hoặc “ngọn lửa tức thời” và phương pháp thử nghiệm cụ thể sẽ xác định khoảng thời gian định trước có thể áp dụng.
3.381 Quan hệ nhiệt độ - thời gian
3.382 Sự đảm bảo an toàn
Năng lực để sử dụng một khoang cháy mà không trở nên bị mất năng lực hoặc bị chết do hệ quả của một đám cháy (3.114) hoặc năng lực thực hiện các chức năng nhận biết và kỹ năng vận động ở một mức độ chấp nhận được khi tiếp xúc với môi trường của một đám cháy.
CHÚ THÍCH 1: Nếu nhiều người phải tiếp xúc với lửa có thể thực hiện các chức năng nhận biết và kỹ năng vận động ở một mức độ chấp nhận được, sự tiếp xúc đó được gọi là đảm bảo được an toàn. Nếu không, thì sự tiếp xúc được gọi là gây ra sự đảm bảo an toàn thỏa ước.
3.383 Giới hạn đảm bảo an toàn
Giới hạn mà một người bị tuyên bố là mất năng lực thể chất hoặc bị tử vong do hậu quả của sự tiếp xúc với một hoặc nhiều yếu tố như khí độc (3.400), nhiệt độ, thông lượng nhiệt (3.201) hoặc sự cản sáng do khói (3.349) gây ra bởi một đám cháy (3.114).
3.384 Mẫu thử nghiệm
Đối tượng phải chịu một quy trình đánh giá hoặc đo đạc.
CHÚ THÍCH 1: Trong một thử nghiệm đốt (3.157), đối tượng có thể là một vật liệu, sản phẩm, bộ phận, cấu kiện của kết cấu hoặc là một tổ hợp bất kỳ của những yếu tố kể trên. Đối tượng cũng có thể là một cảm biến được sử dụng để mô phỏng ứng xử của một sản phẩm.
3.385 Hệ số dẫn nhiệt
Tham số liên quan đến tốc độ của nhiệt truyền qua một vật liệu.
CHÚ THÍCH 1: , với k là hệ số dẫn nhiệt, Q là lượng nhiệt truyền trong khoảng thời gian t, qua một vật liệu có chiều dày d, và diện tích tiết diện ngang A, với chênh lệch nhiệt độ ngang qua tiết diện là θ đồng thời không có nhiệt được trao đổi với xung quanh.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là W.m-1.K-1.
3.386 Phân rã nhiệt
Quá trình thay đổi thành phần hóa học của một đối tượng khi chịu tác động của nhiệt hoặc nhiệt độ cao.
CHÚ THÍCH 1: Phân rã nhiệt khác với suy giảm chất lượng do nhiệt.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với các thuật ngữ thoái hóa do nhiệt (3.387) và sự phân rã ôxy hóa nhiệt (3.396).
3.387 Thoái hóa do nhiệt
Quá trình thoái hóa của một hoặc nhiều đặc tính của một đối tượng khi chịu tác động của nhiệt hoặc nhiệt độ cao.
CHÚ THÍCH 1: Các đặc tính có thể là vật lý, cơ học hoặc điện học.
CHÚ THÍCH 2: Thoái hóa do nhiệt khác với phân rã nhiệt.
CHÚ THÍCH 3: Đối chiếu với các thuật ngữ phân rã nhiệt (3.386) và sự phân rã ôxy hóa nhiệt (3.396).
3.388 Hệ số tản nhiệt
Hệ số dẫn nhiệt chia cho tích của khối lượng riêng với nhiệt dung riêng (3.359).
CHÚ THÍCH 1: Hệ số tản nhiệt là một tham số được sử dụng trong tính toán truyền nhiệt (3.209) qua cá vật rắn.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là m2/s.
3.389 Quán tính nhiệt
Tích của hệ số dẫn nhiệt với khối lượng riêng và nhiệt dung riêng (3.359).
VÍ DỤ: Quán tính nhiệt của thép là 2,3 x 108 J2/s.m4.K2. Quán tính nhiệt của xốp polystyrene là 1,4 x 103 J2/s.m4.K2.
CHÚ THÍCH 1: Khi một vật liệu tiếp xúc với thông lượng nhiệt (3.201), tốc độ tăng nhiệt độ bề mặt phụ thuộc chủ yếu vào giá trị của quán tính nhiệt của vật liệu đó. Nhiệt độ bề mặt của một vật liệu có quán tính nhiệt thấp sẽ tăng tương đối nhanh khi nó bị đốt nóng và ngược lại.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là J2/s.m4.K2.
3.390 Vật liệu cách nhiệt
Vật liệu được sử dụng để giữ nhiệt trong một vùng nhất định.
3.391 Sự cách nhiệt
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ khả năng chịu lửa (3.141).
3.392 Sự bức xạ nhiệt
Truyền năng lượng nhiệt bằng sóng điện từ.
3.393 Sự đáp ứng nhiệt
Dạng phân bố nhiệt độ trong một vật thể gây ra bởi thông lượng nhiệt (3.201) áp dụng lên nó.
3.394 Ứng xử tấm đặc dày nhiệt
Tăng nhiệt độ không đáng kể trên một mặt của một chất rắn khi thông lượng nhiệt (3.201) được áp dụng vào mặt đối diện.
CHÚ THÍCH 1: Sự khác nhau với ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt (3.395) là ứng xử tấm đặc dày nhiệt dùng để giải quyết bài toán nhiệt độ gia tăng còn ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt dùng để giải quyết bài toán phân bố về chênh lệch (gradient) nhiệt độ.
CHÚ THÍCH 2: Ứng xử tấm đặc dày nhiệt phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc (3.108), mức thông lượng nhiệt, và các đặc tính của vật liệu rắn.
3.395 Ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt
Gradient nhiệt độ không đáng kể trong một vật rắn khi có áp dụng của thông lượng nhiệt (3.201).
CHÚ THÍCH 1: Sự khác nhau với ứng xử tấm đặc dày nhiệt (3.394) là ứng xử tấm đặc dày nhiệt dùng để giải quyết bài toán nhiệt độ gia tăng còn ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt dùng để giải quyết bài toán phân bố về chênh lệch nhiệt độ.
CHÚ THÍCH 2: Ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc (3.108), mức thông lượng nhiệt, và các đặc tính của vật liệu rắn.
3.396 Sự phân rã ôxy hóa nhiệt
Quá trình thay đổi cấu trúc hóa học gây ra bởi sự tiếp xúc với nhiệt qua đó làm tăng nhiệt độ khi có mặt đồng thời của một chất ôxy hóa.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ phân rã nhiệt (3.386) và thoái hóa do nhiệt (3.387).
3.397 Thông lượng nhiệt toàn phần
Tổng thông lượng nhiệt đối lưu (3.67) và thông lượng nhiệt bức xạ (3.319).
CHÚ THÍCH 1: Theo ISO 14934-1, thông lượng nhiệt toàn phần bằng tổng của thông lượng nhiệt bức xạ thực với thông lượng nhiệt đối lưu.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị thường dùng là W/m2.
3.398 Thiết bị đo thông lượng nhiệt toàn phần
Thiết bị đo thông lượng nhiệt toàn phần (3.397), được gọi là một đầu đo thông lượng nhiệt, có phản ứng với cả truyền nhiệt bức xạ (3.322) và truyền nhiệt đối lưu (3.68) tới một bề mặt được làm mát.
CHÚ THÍCH 1: Khi thuật ngữ đầu đo thông lượng nhiệt được sử dụng không có định lượng “toàn phần”, thì nó thường chỉ thị thiếu cụ thể vì không phân biệt được thiết bị là một đầu đo bức xạ hay một đầu đo thông lượng toàn phần.
CHÚ THÍCH 2: Đối chiếu với các thuật ngữ đầu do thông lượng nhiệt (3.202) và đầu đo bức xạ (3.323).
3.399 Độc
Khả năng gây ra một hệ quả tiêu cực đối với một thực thể sống, ví dụ như sưng tấy, hôn mê hoặc tử vong.
3.400 Khí độc
Độc (3.399) ở dạng hơi.
CHÚ THÍCH 1: Theo ngữ cảnh của sản phẩm khí do cháy (3.123), thuật ngữ này thường được áp dụng cho một phân tử hóa chất đơn hoặc một hợp chất.
3.401 Nguy hiểm nhiễm độc
Nguy cơ có hại gây ra bởi tự tiếp xúc với các sản phẩm độc của sự cháy.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ nguy hiểm cháy (3.131), rủi ro cháy (3.145) và rủi ro nhiễm độc (3.403).
3.402 Liều nhiễm độc
Thang đo lượng độc tố (3.404) cần thiết để gây ra một hệ quả độc (3.399) cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ hàm lượng hiệu dụng 50 (3.87) và liều tiếp xúc tử vong 50 (3.242).
CHÚ THÍCH 2: Giá trị liều nhiễm độc nhỏ tương ứng với độc tính cao (3.405) và ngược lại.
3.403 Rủi ro nhiễm độc
Kết quả của phép nhân giữa a) một xác suất xảy ra nguy hiểm nhiễm độc (3.401) được dự kiến trong một hoạt động hoặc trạng thái kỹ thuật cho trước với b) hậu quả hoặc quy mô gây thương tích dự kiến khi nguy hiểm nhiễm độc đó xảy ra.
CHÚ THÍCH 1: Rủi ro nhiễm độc là một phần của rủi ro cháy (3.145).
3.404 Độc tố
Chất có tính độc (3.399).
3.405 Độc tính
Có tính chất độc (3.399).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ kịch độc (3.8) và liều nhiễm độc (3.402)
3.406 Hình thành vết cháy hồ quang
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ kháng vết cháy hồ quang (3.407).
3.407 Kháng vết cháy hồ quang
3.408 Lửa cháy chập chờn
Ngọn lửa tức thời
Ngọn lửa (3.159) duy trì trong một khoảng thời gian ngắn xác định, ở ngay trên hoặc bao trùm phía trên bề mặt của mẫu thử nghiệm (3.384).
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ chớp cháy bề mặt (3.377) và ngọn lửa cháy ổn định (3.380).
CHÚ THÍCH 2: Một số tiêu chuẩn thử nghiệm đã coi khoảng thời gian ngắn xác định có trị số là 4 s.
3.409 Bắt cháy chập chờn
Sự xuất hiện của lửa cháy chập chờn (3.408) sau khi nguồn bắt cháy (3.219) được rút bỏ.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với các thuật ngữ bắt cháy (3.217) và chớp cháy (3.183).
3.410 Độ truyền sáng
Tỷ lệ của cường độ ánh sáng được truyền qua khói (3.347) với cường độ ánh sáng đến trong những điều kiện cụ thể.
CHÚ THÍCH 1: Đối chiếu với thuật ngữ sự cản quang của khói (3.286).
CHÚ THÍCH 2: Độ truyền qua khói là nghịch đảo của độ mờ của khói (3.287).
CHÚ THÍCH 3: Độ truyền sáng không có thứ nguyên và thường được thể hiện theo tỉ lệ phần trăm.
3.411 Chiều dài đường thoát nạn
3.412 Mất ổn định hoàn toàn
Thay đổi của một mẫu thử nghiệm (3.384) ở mức độ đủ lớn để gây ra sự phá vỡ hoặc sập đổ của nó trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi thay đổi, trong một thử nghiệm khả năng chịu lửa (3.141).
3.413 Độ không đảm bảo
CHÚ THÍCH 1: Độ không đảm bảo bao gồm không đảm bảo về số liệu đo và không đảm bảo về số liệu đầu vào.
3.414 Độ không đảm bảo đo
Tham số gắn với kết quả của một phép đo và đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể được gán cho số liệu đo đó một cách hợp lý.
CHÚ THÍCH 1: Mô tả và lan truyền của độ không đảm bảo đo được nêu trong ISO/IEC Guide 98-3.
[NGUỒN: ASTM E176:2015].
3.415 Giới hạn trên gây cháy, UFL
Hàm lượng (3.62) lớn nhất của hơi chất cháy (3.189) trong không khí, nếu vượt quá hàm lượng này thì sẽ không xảy ra sự lan truyền của ngọn lửa (3.159) khi có sự tham gia của nguồn bắt cháy (3.219).
CHÚ THÍCH 1: Hàm lượng này thường được biểu diễn là một tỉ khối (3.421) ở một nhiệt độ và áp suất xác định. UFL được viết dưới dạng tỷ lệ phần trăm.
3.416 Sự thẩm định
Quá trình xác định mức độ đại diện chính xác của một phương pháp tính toán cho một yếu tố thực hoặc một thử nghiệm đốt (3.157) cụ thể trên quan điểm về những công dụng được dự kiến của phương pháp tính toán đó.
3.417 Dòng qua cửa thông gió
Dòng khói (3.347) hoặc không khí đi qua một cửa gió thông nằm ở biên của một gian phòng (3.92).
3.418 Đám cháy phụ thuộc thông gió
Đám cháy (3.114) có sự phát triển của lửa được quyết định bởi lượng không khí sẵn có.
3.419 Kiểm tính
Quá trình xác định mức độ chính xác của sự triển khai một phương pháp tính toán khi đại diện cho sự mô tả có tính khái niệm của phương pháp tính toán và kết quả của phương pháp tính đó.
CHÚ THÍCH 1: Chiến lược cơ bản của kiểm tính các mô hình tính là sự phân biệt và sự định lượng lỗi trong mô hình tính đó cũng như kết quả mà mô hình đó đưa ra.
3.420 Tầm nhìn
Khoảng cách lớn nhất có thể trông thấy và nhận biết được một vật với kích cỡ, độ sáng và độ tương phản xác định.
3.421 Tỉ khối
CHÚ THÍCH 1: Hàm lượng (3.62) của một khí ở nhiệt độ T và áp suất O có thể được tính thông qua tỉ khối của nó (giả thiết ứng xử của khí là lý tưởng) bằng cách nhân tỉ khối với khối lượng riêng của khí ở nhiệt độ và áp suất đó.
CHÚ THÍCH 2: Nếu không có quy định khác thì giả thiết nhiệt độ là 298 K và áp suất là 1 atm.
CHÚ THÍCH 3: Tỉ khối không có thứ nguyên và thường được diễn đạt theo μL/L (= cm3/m3 = 10-6) hoặc theo tỷ lệ phần trăm.
3.422 Tỷ lệ sinh khối
Thể tích ở 298 K và 1 atm của một thành phần của sản phẩm khí do cháy (3.123) chia cho khối lượng mất đi của mẫu thử nghiệm (3.384) liên quan đến sự sinh ra thể tích đó.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị thường dùng là m3/g.
3.423 Số sóng
Nghịch đảo của bước sóng (λ) của bức xạ điện từ.
CHÚ THÍCH 1: = 1 với v (số sóng) được diễn đạt bằng nghịch đảo của xen-ti-mét (1/cm), còn λ thường được diễn đạt bằng μm. Điều này dẫn đến một hệ số biến đổi bằng 10 000 μm/cm khi tính số sóng từ bước sóng.
3.424 Hiệu ứng bấc thấm
Sự truyền của một chất lỏng qua hoặc trên một vật liệu hạt hoặc sợi bằng hiệu ứng mao dẫn.
3.425 Tỷ lệ sinh chất
Khối lượng của một sản phẩm cháy (3.57) được sinh ra trong sự cháy (3.55) chia cho khối lượng mất đi của mẫu thử nghiệm (3.384).
CHÚ THÍCH 1: Tỷ lệ sinh chất không có thứ nguyên.
Phụ lục A (Tham khảo) Từ vựng theo thứ tự đánh số | Annex A (informative) Vocabulary in numerical order |
Thứ tự đánh số | ||
Điều Subclause | Thuật ngữ | Term |
3.1 | Nhiệt bất thường | abnormal heat |
3.2 | Hệ số hấp thụ | absorptivity |
3.3 | Tiêu chí chấp nhận | acceptance criteria |
3.4 | Độ chính xác | accuracy |
3.5 | Thời gian kích hoạt | activation time |
3.6 | Chống cháy chủ động | active fire protection |
3.7 | Mật độ phun thực tế (ADD) | actual delivered density, ADD |
3.8 | Kịch độc | acute toxicity |
3.9 | Sol khí | aerosol |
3.10 | Hạt sol khí | aerosol particle |
3.11 | Cháy sau đốt mồi | afterflame |
3.12 | Thời gian cháy sau đốt mồi | afterflame time |
3.13 | Tàn lửa sau cháy | afterglow |
3.14 | Thời gian tàn lửa sau cháy | afterglow time |
3.15 | Miệng xả chất chữa cháy | agent outlet |
3.16 | Thời gian báo động | alarm time |
3.17 | Cháy, tính từ | alight, adj. lit, adj. CA, US lighted, adj. |
3.18 | Nguyên chất, Chất cần tìm | analyte |
3.19 | Kháng hồ quang | arc resistance |
3.20 | Tốc độ cháy bề mặt | area burning rate |
3.21 | Phóng hỏa, Đốt phá hoại | arson |
3.22 | Tro | ash ashes |
3.23 | Hơi ngạt | asphyxiant |
3.24 | Sự tự động bắt cháy, sự tự bắt cháy, sự bắt cháy không có lửa mồi | auto-ignition spontaneous ignition self-ignition unpiloted ignition |
3.25 | Nhiệt độ tự động bắt cháy | auto-ignition temperature |
3.26 | Thời gian thoát nạn cho phép, ASET | available safe escape time, ASET time available for escape |
3.27 | Bùng cháy phục hồi | backdraft |
3.28 | Kịch bản về ứng xử | behavioural scenario |
3.29 | Vật đen tuyệt đối | black body |
3.30 | Nguồn bức xạ vật đen tuyệt đối | black body radiation source |
3.31 | Bộ phận công trình | building element |
3.32 | Công trình xây dựng | built environment |
3.33 | Cuộn lửa | buoyant plume |
3.34 | Sự cháy | burn, intransitive verb undergo |
3.35 | Gây cháy | burn, transitive verb cause |
3.36 | Diện tích bị cháy | burned area |
3.37 | Chiều dài bị cháy | burned length |
3.38 | Ứng xử khi cháy | burning behaviour |
3.39 | Vụn mẫu cháy | burning debris |
3.40 | Giọt cháy | burning droplets |
3.41 | Vỡ tung | bursting |
3.42 | Hiệu chuẩn | calibration |
3.43 | Máy đo nhiệt lượng | calorimeter |
3.44 | Haemoglobin nhiễm CO | carboxy haemoglobin |
3 45 | Sự bão hòa Haemoglobin nhiễm CO | carboxyhaemoglobin saturation |
3.46 | Luồng lửa bám trần | ceiling jet |
3.47 | Than, danh từ | char, noun |
3.48 | Hóa than, động từ | char, verb |
3.49 | Chiều dài hóa than | char length |
3.50 | Hiệu ứng ống khói | chimney effect |
3.51 | Clanke | clinker |
3.52 | Có thể cháy, tính từ | combustible, adj. |
3.53 | Vật liệu cháy được, danh từ | combustible, noun |
3.54 | Tải trọng cháy được | combustible load |
3.55 | Sự cháy | combustion |
3.56 | Hiệu suất cháy | combustion efficiency |
3.57 | Sản phẩm cháy | combustion product product of combustion |
3.58 | Hư hỏng dạng chung | common mode failure |
3.59 | Sự cháy hoàn toàn | complete combustion |
3.60 | Mô hình máy tính | computerized model |
3.61 | Vật liệu composite | composite material |
3.62 | Hàm lượng | concentration |
3.63 | Quan hệ hàm lượng - thời gian | concentration-time curve |
3.64 | Mô hình khái quát | conceptual model |
3.65 | Đốt có kiểm soát | controlled burn |
3.66 | Sự đối lưu | convection |
3.67 | Thông lượng nhiệt đối lưu | convective heat flux |
3.68 | Truyền nhiệt đối lưu | convective heat transfer |
3.69 | Hư hại do ăn mòn | corrosion damage |
3.70 | Điểm cảm biến ăn mòn | corrosion target |
3.71 | Tải trọng cháy tới hạn | critical fire load |
3.72 | Diện tích hư hại | damaged area |
3.73 | Chiều dài hư hại | damaged length |
3.74 | Tự vệ tại chỗ | defend in place |
3.75 | Sự bùng cháy | deflagration |
3.76 | Mật độ thiết kế | design density |
3.77 | Đám cháy thiết kế | design fire |
3.78 | Kịch bản cháy thiết kế | design fire scenario |
3.79 | Thời gian phát hiện cháy | detection time |
3.80 | Mô hình tĩnh định | deterministic model |
3.81 | Sự nổ | detonation |
3.82 | Ngọn lửa phát tán | diffusion flame |
3.83 | Môi trường lặng gió | draught-free environment |
3.84 | Giọt | droplets aerosol droplets |
3.85 | Thời gian duy trì cháy | duration of flaming |
3.86 | Hàm lượng hiệu dụng 50, EC50 | effective concentration 50, EC50 |
3.87 | Liều tiếp xúc hiệu dụng 50 Ect50 | effective exposure dose 50 Ect50 |
3.88 | Nhiệt cháy hiệu dụng | effective heat of combustion |
3.89 | Độ phát xạ nhiệt | emissivity |
3.90 | Công thức thực nghiệm | empirical formula |
3.91 | Đám cháy kín | enclosed fire |
3.92 | Gian, gian phòng | enclosure |
3.93 | Vỏ | enclosure |
3.94 | Điều kiện sử dụng thực tế | end-use conditions |
3.95 | Môi trường | environment |
3.96 | Tác động môi trường | environmental impact |
3.97 | Tỷ lệ tương đương | equivalence ratio |
3.98 | Lỗi | error |
3.99 | Thoát nạn | escape |
3.100 | Hành vi khi thoát nạn | evacủation behaviour |
3.101 | Thời gian thoát nạn | evacuation time |
3.102 | Cây sự kiện | event tree |
3.103 | Lối ra thoát nạn | exit |
3.104 | Độ không đảm bảo mở rộng | expanded uncertainty |
3.105 | Nổ | explosion |
3.106 | Bề mặt lộ lửa | exposed surface |
3.107 | Liều tiếp xúc | exposure dose |
3.108 | Thời gian tiếp xúc | exposure time |
3.109 | Mức độ cháy | extent of combustion |
3.110 | Diện tích cản quang của khói | extinction area of smoke |
3.111 | Hệ số cản quang | extinction coefficient |
3.112 | Hệ số F | F factor |
3.113 | Cây dò lỗi | fault tree |
3.114 | Đám cháy | fire |
3.115 | Cháy | fire |
3.116 | Sự cố cháy | fire |
3.117 | Bộ phận ngăn cháy, danh từ | fire barrier fire separation, noun |
3.118 | Ứng xử khi cháy | fire behaviour |
3.119 | Loại đám cháy | fire classification |
3.120 | Khoang cháy | fire compartment |
3.121 | Nguy cơ cháy | fire danger |
3.122 | Cháy tắt dần | fire decay |
3.123 | Sản phẩm khí do cháy | fire effluent |
3.124 | Đặc trưng tắt dần của sản phẩm khí do cháy | fire effluent decay characteristic |
3.125 | Lưu thông sản phẩm khí do cháy | fire effluent transport |
3.126 | Sự lộ lửa | fire exposure |
3.127 | Sự dập lửa | fire extinguishment |
3.128 | Khí cháy | fire gases |
3.129 | Sự phát triển của đám cháy | fire growth |
3.130 | Tốc độ phát triển đám cháy | fire growth rate |
3.131 | Nguy hiểm cháy | fire hazard |
3.132 | Phân tích nguy hiểm cháy | fire hazard analysis fire hazard assessment |
3.133 | Tính toàn vẹn | fire integrity integrity |
3.134 | Tải trọng cháy | fire load |
3.135 | Mật độ tải trọng cháy | fire load density |
3.136 | Mô hình đám cháy | fire model fire simulation |
3.137 | Tính năng chịu lửa | fire performance |
3.138 | Cột lửa | fire plume plume |
3.139 | Điểm cháy | fire point |
3.140 | Sự lan truyền đám cháy | fire propagation |
3.141 | Khả năng chịu lửa | fire resistance |
3.142 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Chậm cháy | DEPRECATED: fire retardance |
3.143 | Ức chế cháy, danh từ | fire retardant, noun |
3.144 | Ức chế cháy | fire retarded |
3.145 | Rủi ro cháy | fire risk |
3.146 | Đánh giá rủi ro cháy | fire risk assessment |
3.147 | Đường rủi ro cháy | fire risk curve |
3.148 | Thiết kế an toàn cháy | fire safety design |
3.149 | Kỹ thuật an toàn cháy | fire safety engineering |
3.150 | Quản lý an toàn cháy | fire safety management |
3.151 | Mục tiêu an toàn cháy | fire safety objective |
3.152 | Kịch bản cháy | fire scenario |
3.153 | Kịch bản cháy đại diện | representative fire scenario |
3.154 | Kịch bản cháy thành phần | fire scenario cluster |
3.155 | Độ nghiêm trọng của đám cháy | fire severity |
3.156 | Tính ổn định chịu lửa | fire stability |
3.157 | Thí nghiệm đốt | fire test |
3.158 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Chống cháy | DEPRECATED: fireproof |
3.159 | Ngọn lửa, danh từ | flame, noun |
3.160 | Đốt lửa, động từ | flame, verb |
3.161 | Thời gian mồi lửa | flame application time |
3.162 | Mặt trước ngọn lửa | flame front |
3.163 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: khả năng chịu ngọn lửa | DEPRECATED: flame resistance |
3.164 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Sự ức chế ngọn lửa | DEPRECATED: flame retardance |
3.165 | Phụ gia ức chế lửa, danh từ | flame retardant, noun |
3.166 | Xử lý phụ gia ức chế lửa | flame retardant treatment |
3.167 | Được xử lý ức chế lửa | flame retarded |
3.168 | Lan truyền lửa | flame spread |
3.169 | Tốc độ lan truyền lửa | flame spread rate |
3.170 | Thời gian lan truyền lửa | flame spread time |
3.171 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: chống chịu lửa | DEPRECATED: flameproof |
3.172 | Gian chống cháy | flameproof enclosure |
3.173 | Bộ ổn định lửa | flame stabilizer |
3.174 | Lửa cháy, danh từ | flaming, noun |
3.175 | Sự cháy thành ngọn lửa | flaming combustion |
3.176 | Mảnh vụn cháy | flaming debris |
3.177 | Giọt lửa | flaming droplets |
3.178 | Tính cháy | flammability |
3.179 | Ngưỡng cháy | flammability limit |
3.180 | Cháy được | flammable |
3.181 | Nhiệt độ chớp cháy | flash-ignition temperature |
3.182 | Điểm chớp cháy | flash point |
3.183 | Chớp cháy | flashing |
3.184 | Bắt cháy toàn diện | flashover |
3.185 | Phóng điện bề mặt | flashover |
3.186 | Biến đổi Fourier phổ hồng ngoại, FT1R | Fourier transform infra-red spectroscopy, FTIR |
3.187 | Tỷ lệ của hàm lượng hiệu dụng, FEC | fractional effective concentration, FEC |
3.188 | Tỷ lệ liều hiệu dụng, FED | fractional effective dose, FED |
3.189 | Chất cháy | fuel |
3.190 | Sự cháy thiếu chất cháy | fuel-lean combustion |
3.191 | Sự cháy thừa chất cháy | fuel-rich combustion |
3.192 | Đám cháy phát triển hoàn toàn | fully developed fire |
3.193 | Hóa hơi | gasify |
3.194 | Hệ số tương đương tổng thể | global equivalence ratio |
3.195 | Hệ số tương đương tổng thể | global equivalence ratio |
3.196 | Ánh sáng nhiệt, danh từ | glowing, noun |
3.197 | Cháy âm ỉ (Cháy than) | glowing combustion |
3.198 | Tổng nhiệt của sự cháy | gross heat of combustion |
3.199 | Nhiệt dung | heat capacity |
3.200 | Tốc độ dòng nhiệt | heat flow rate |
3.201 | Thông lượng nhiệt | heat flux |
3.202 | Đầu đo thông lượng nhiệt | heat flux meter |
3.203 | Nhiệt của sự cháy | heat of combustion |
3.204 | Nhiệt của sự hóa hơi | heat of gasification |
3.205 | Giải phóng nhiệt | heat release |
3,206 | Tốc độ giải phóng nhiệt | heat release rate |
3.207 | Máy đo tốc độ giải phóng nhiệt | heat release rate calorimeter |
3.208 | Ứng suất nhiệt | heat stress |
3.209 | Truyền nhiệt | heat transfer |
3.210 | Ngộp thở | hyperventilation |
3.211 | Hàm lượng gây mất năng lực 50 %, IC50 | incapacitation concentration 50 %, IC50 |
3.212 | Tính bắt cháy | ignitability ease of ignition |
3.213 | Có thể bắt cháy | ignitable |
3.214 | Bắt cháy, nội động từ | ignite, intransitive verb |
3.215 | Bắt cháy, ngoại động từ | ignite, transitive verb initiate |
3.216 | Bị bắt cháy | ignited |
3.217 | Sự bắt cháy | ignition |
3.218 | Sự bắt cháy | ignition |
3.219 | Nguồn bắt cháy | ignition source |
3.220 | Thời gian bắt cháy | ignition time time to ignition |
3.221 | Giảm năng lực thoát nạn | impaired escape capability |
3.222 | Tải trọng bên ngoài (ngoại tải) | imposed load superimposed load |
3.223 | Tính năng chịu lửa nâng cao | improved fire performance |
3.224 | Ánh lửa | incandescence |
3.225 | Mất năng lực | incapacitation |
3.226 | Thông lượng nhiệt tới | incident heat flux |
3.227 | Thông lượng nhiệt ban đầu | initial test heat flux |
3.228 | Rủi ro cá nhân | individual risk |
3.229 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tính có thể cháy | DEPRECATED: inflammability |
3.230 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tính cháy được | DEPRECATED: inflammable |
3.231 | Tiêu chí cách nhiệt “I” | insulation criterion “I” “I” criterion |
3.232 | Tiêu chí toàn vẹn “E” | integrity criterion “E” “E” criterion |
3.233 | Thử nghiệm đốt quy mô trung bình | intermediate-scale fire test |
3.234 | Mạch tự thân an toàn | intrinsically safe circuit |
3.235 | Hệ tự thân an toàn | intrinsically safe system |
3.236 | Cường độ bức xạ | irradiance |
3.237 | Hơi cay, danh từ | irritant, noun |
3.238 | Hơi ngạt, danh từ | irritant, noun |
3.239 | Thử nghiệm đốt quy mô lớn | large-scale fire test |
3.240 | Lan truyền lửa theo phương ngang | lateral spread of flame |
3.241 | Hàm lượng tử vong 50, LC50 | lethal concentration 50, LC50 |
3.242 | Liều tiếp xúc tử vong 50, LCt50 | lethal exposure dose 50, LCt50 |
3.243 | Thời gian tiếp xúc tử vong 50, t L50 | lethal exposure time 50, t L50 |
3.244 | Liều nhiễm độc tử vong | lethal toxic potency |
3.245 | Phát cháy, ngoại động từ | light, transitive verb initiate |
3.246 | Đốt lửa, ngoại động từ | light, transitive verb |
3.247 | Ánh sáng, danh từ | lighting, noun |
3.248 | Châm lửa, động từ | lighting, verb |
3.249 | Ngưỡng phát hiện | limit of detection |
3.250 | Ngưỡng định lượng | limit of quantification |
3.251 | Tốc độ cháy thẳng | linear burning rate |
3.252 | Tiêu chí chịu lực “R” | load-bearing criterion “R” load-bearing capacity |
3.253 | Giới hạn dưới gây cháy, LFL | lower flammability limit, LFL |
3.254 | Ngưỡng nhỏ nhất gây hệ quả tiêu cực, LOAEL | lowest observed adverse effect level, LOAEL |
3.255 | Sự cố chính | major accident |
3.256 | Tốc độ cháy theo khối lượng | mass burning rate |
3.257 | Máy đo nhiệt lượng theo khối lượng cháy | mass calorimeter |
3.258 | Tỷ lệ khối lượng chất cháy | mass charge concentration |
3.259 | Tỷ lệ khối lượng chát cháy | mass charge concentration |
3.260 | Hàm lượng khí cháy theo khối lượng | mass concentration of gas |
3.261 | Hàm lượng hạt theo khối lượng | mass concentration of particles |
3.262 | Tỷ lệ mất khối lượng | mass loss concentration |
3.263 | Tỷ lệ mất khối lượng | mass loss concentration |
3.264 | Tốc độ mất khối lượng | mass loss rate |
3.265 | Mật độ cản quang của khói theo khối lượng | mass optical density of smoke |
3.266 | Phương tiện thoát nạn | means of escape |
3.267 | Đại lượng (Thông số) | measurand |
3.268 | Phản ứng về cơ học | mechanical response |
3.269 | Thử nghiệm đốt quy mô trung bình | medium-scale fire test |
3.270 | Ứng xử nóng cháy | melting behaviour |
3.271 | Độ ẩm tới hạn nhỏ nhất | minimum critical relative humidity |
3.272 | Ngưỡng phát hiện nhỏ nhất, MDL | minimum detection limit, MDL |
3.273 | Nhiệt độ bắt cháy thấp nhất | minimum ignition temperature ignition point |
3.274 | Khối lượng phân tử | molar mass |
3.275 | Giọt nóng chảy | molten drip, noun |
3.276 | Hành vi khi di chuyển | movement behaviour |
3.277 | Thời gian di chuyển | movement time |
3.278 | Ảo giác | narcosis |
3.279 | Chất gây hôn mê | narcotic |
3.280 | Tổng nhiệt thực của sự cháy | net heat of combustion |
3.281 | Ngưỡng không gây hệ quả tiêu cực, NOAEL | no observed adverse effect level, NOAEL |
3.282 | Không cháy | non-combustible |
3.283 | Không bắt lửa | non-flammable |
3.284 | Tỷ lệ sinh chất danh nghĩa | notional yield |
3.285 | Mô hình số của đám cháy | numerical fire model |
3.286 | Sự cản quang của khói | obscuration of smoke |
37287 | Độ mờ của khói | opacity of smoke |
3.288 | Mật độ quang học của khói | optical density of smoke |
3.289 | Ôxy hóa | oxidation |
3.290 | Chất ôxy hóa | oxidizing agent |
3.291 | Nguyên lý tiêu thụ (đốt) ôxy | oxygen consumption principle |
3.292 | Chỉ số ôxy, OI, Giới hạn chỉ số ôxy, LOI | oxygen index, Ol limiting oxygen index, LOI |
3.293 | Bảo vệ chống cháy thụ động | passive fire protection |
3.294 | Tiêu chí tính năng | performance criteria |
3.295 | Thiết kế theo tính năng | performance-based design |
3.296 | Quy chuẩn theo tính năng | performance-based regulation |
3.297 | Thoát nạn theo giai đoạn | phased evacuation |
3.298 | Mô hình vật lý của đám cháy | physical fire model |
3.299 | Bắt cháy do lửa mồi | piloted ignition pilot ignition |
3.300 | Khu vực an toàn | place of safety |
3.301 | Vật liệu polyme | polymeric materials |
3.302 | Thời gian sau tiếp xúc | post-exposure time |
3.303 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: ppm | DEPRECATED: ppm |
3.304 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: ppm theo thể tích | DEPRECATED: ppm by volume |
3.305 | LC50 dự đoán | predicted LC50 |
3.306 | Mức tiềm ẩn độc tính dự đoán | predicted toxic potency |
3.307 | Ngọn lửa phối trước chất cháy | pre-mixed flame |
3 308 | Hành vi trước di chuyển | pre-movement behaviour |
3.309 | Thời gian trước di chuyển | pre-movement time |
3.310 | Làm ướt nhiên liệu | pre-wetting |
3.311 | Quy chuẩn theo định mức | prescriptive regulation |
3.312 | Khí ban đầu sinh ra từ nguồn cháy | primary fire effluent |
3.313 | Chuẩn cơ sở | primary standard |
3.314 | Mô hình xác suất | probabilistic model |
3.315 | Cháy ngún | progressive smouldering |
3.316 | Nhiệt phân | pyrolysis |
3.317 | Mặt nhiệt phân | pyrolysis front |
3.318 | Vật liệu tự bắt cháy | pyrophoric material |
3.319 | Thông lượng nhiệt bức xạ | radiant heat flux |
3.320 | Sự bức xạ | radiation |
3.321 | Thành phần thông lượng nhiệt bức xạ | radiative heat flux |
3.322 | Truyền nhiệt bức xạ | radiative heat transfer |
3.323 | Đầu đo bức xạ | radiometer |
3.324 | Phản ứng với lửa | reaction to fire |
3.325 | Thử nghiệm đốt kích thước thực | real-scale fire test |
3.326 | Hành vi nhận biết | recognition behaviour |
3.327 | Kịch bản cháy chuẩn | reference fire scenario |
3.328 | Nguyên tử khối (khối lượng nguyên tử tương đối) | relative atomic mass |
3.329 | Mật độ phun yêu cầu, RDD | required delivered density, RDD |
3.330 | Thời gian thoát nạn an toàn cần thiết, RSET | required safe escape time, RSET time required for escape |
3.331 | Hành vi phản ứng | response behaviour |
3.332 | Sự chấp nhận rủi ro | risk acceptance |
3.333 | Khu vực lánh nạn | safe refuge |
3.334 | Mẫu | sample |
3.335 | Cháy xém, động từ | scorch, verb |
3.336 | Thử nghiệm sàng lọc | screening test |
3.337 | Chuẩn thứ cấp | secondary standard |
3.338 | Tự tắt lửa, động từ Tự động tắt lửa, động từ | self-extinguish, verb auto-extinguish, verb |
3.339 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự thân THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự động | DEPRECATED: self-extinguishibility DEPRECATED: auto-extinguishibility |
3.340 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự thân THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự động | DEPRECATED: self-extinguishing DEPRECATED: auto-extinguishing |
3.341 | Tự sinh nhiệt | self-heating |
3.342 | Tự đốt nóng | self-heating |
3.343 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Nhiệt độ tự bắt cháy | DEPRECATED: self-ignition temperature |
3.344 | Tự cháy lan | self-propagation of flame |
3.345 | Bộ phận ngăn cách | separating element |
3.346 | Thử nghiệm đốt mẫu nhỏ | small-scale fire test |
3.347 | Khói | smoke |
3.348 | Lớp khói | smoke layer |
3.349 | Sự cản sáng do khói | smoke obscuration |
3.350 | Sự sinh khói | smoke production |
3.351 | Tốc độ sinh khói | smoke production rate |
3.352 | Sự cháy ngún | smouldering combustion smoldering combustion |
3.353 | Rủi ro tập thể | societal risk |
3.354 | Muội | soot |
3.355 | Tia lửa, danh từ | spark, noun |
3.356 | Tia lửa điện, danh từ | spark, noun |
3.357 | Mẫu thử | specimen |
3.358 | Diện tích cản quang riêng của khói | specific extinction area of smoke |
3.359 | Nhiệt dung riêng | specific heat capacity |
3.360 | Mật độ cản quang riêng của khói | specific optical density of smoke |
3.361 | Thiết bị đo quang phổ | spectrometer |
3.362 | Phổ học (quang phổ học) | spectroscopy |
3.363 | Nhiệt độ tự bắt cháy | spontaneous-ignition temperature |
3.364 | Diện tích kích hoạt sprinkler | sprinkler activation area |
3.365 | Mật độ bề mặt sprinkler | sprinkler application rate surface density |
3.366 | Mật độ phun của sprinkler | sprinkler density discharge density |
3.367 | Sự cháy cân bằng hóa | stoichiometric combustion |
3.368 | Nhu cầu ôxy cháy cân bằng hóa | stoichiometric oxygen demand |
3.369 | Tỉ trọng ôxy - nhiên liệu cháy cân bằng hóa | stoichiometric oxygen-to-fuel mass ratio |
3.370 | Hỗn hợp cân bằng hóa | stoichiometric mixture |
3.371 | Tỷ lệ sinh chất cân bằng hóa | stoichiometric yield |
3.372 | Vật liệu nền | substrate |
3.373 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: chất siêu cay | DEPRECATED: super-irritant |
3.374 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: siêu độc tố | DEPRECATED: super-toxicant |
3.375 | Hệ thống chữa cháy | suppression system |
3.376 | Cháy bề mặt | surface burn |
3.377 | Chớp cháy bề mặt | surface flash |
3.378 | Sự lan truyền trên bề mặt của ngọn lửa | surface spread of flame |
3.379 | Sự cháy ổn định | sustained combustion |
3.380 | Ngọn lửa cháy ổn định | sustained flame sustained flaming |
3.381 | Quan hệ nhiệt độ - thời gian | temperature-time curve |
3.382 | Sự đảm bảo an toàn | tenability |
3.383 | Giới hạn đảm bảo an toàn | tenability limit |
3.384 | Mẫu thử nghiệm | test specimen |
3.385 | Hệ số dẫn nhiệt | thermal conductivity |
3.386 | Phân rã nhiệt | thermal decomposition |
3.387 | Thoái hóa do nhiệt | thermal degradation |
3.388 | Hệ số tản nhiệt | thermal diffusivity |
3.389 | Quán tính nhiệt | thermal inertia |
3.390 | Vật liệu cách nhiệt | thermal insulation material |
3.391 | Sự cách nhiệt | thermal insulation |
3.392 | Sự bức xạ nhiệt | thermal radiation |
3.393 | Sự đáp ứng nhiệt | thermal response |
3.394 | ứng xử tấm đặc dày nhiệt | thermally thick solid behaviour |
3.395 | ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt | thermally thin solid behaviour |
3.396 | Sự phân rã ôxy hóa nhiệt | thermo-oxidative decomposition |
3.397 | Thông lượng nhiệt toàn phần | total heat flux |
3.398 | Thiết bị đo thông lượng nhiệt toàn phần | total heat flux meter |
3.399 | Độc | Toxic |
3.400 | Khí độc | toxic gas |
3.401 | Nguy hiểm nhiễm độc | toxic hazard |
3.402 | Liều nhiễm độc | toxic potency |
3.403 | Rủi ro nhiễm độc | toxic risk |
3.404 | Độc tố | toxicant toxin |
3.405 | Độc tính | toxicity |
3.406 | Hình thành vết cháy hồ quang | tracking arc tracking |
3.407 | Kháng vết cháy hồ quang | tracking resistance |
3.408 | Lửa cháy chập chờn Ngọn lửa tức thời | transient flame transient flaming transitory flaming |
3.409 | Bắt cháy chập chờn | transient ignition |
3.410 | Độ truyền sáng | transmittance |
3.411 | Chiều dài đường thoát nạn | travel distance |
3.412 | Mất ổn định hoàn toàn | ultimate stability failure |
3.413 | Độ không đảm bảo | uncertainty |
3.414 | Độ không đảm bảo đo | uncertainty of measurement |
3.415 | Giới hạn trên gây cháy, UFL | upper flammability limit, UFL |
3.416 | Sự thẩm định | validation |
3.417 | Dòng qua cửa thông gió | vent flow |
3.418 | Đám cháy phụ thuộc thông gió | ventilation-controlled fire |
3.419 | Kiểm tính | verification |
3.420 | Tầm nhìn | visibility |
3.421 | Tỉ khối | volume fraction |
3.422 | Tỷ lệ sinh khối | volume yield |
3.423 | Số sóng | wave number |
3.424 | Hiệu ứng bấc thấm | wicking |
3.425 | Tỷ lệ sinh chất | yield |
Phụ lục B (Tham khảo) Thuật ngữ theo thứ tự vần chữ cái | Annex B (informative) Vocabulary in alphabetical order |
Thứ tự đánh số | ||
Điều Subclause | Thuật ngữ | Term |
3.224 | Ánh lửa | incandescence |
3.196 | Ánh sáng nhiệt, danh từ | glowing, noun |
3.247 | Ánh sáng, danh từ | lighting, noun |
3.278 | Ảo giác | narcosis |
3.293 | Bảo vệ chống cháy thụ động | passive fire protection |
3.409 | Bắt cháy chập chờn | transient ignition |
3.299 | Bắt cháy do lửa mồi | piloted ignition pilot ignition |
3.184 | Bắt cháy toàn diện | flashover |
3.215 | Bắt cháy, ngoại động từ | ignite, transitive verb initiate |
3.214 | Bắt cháy, nội động từ | ignite, intransitive verb |
3.106 | Bề mặt lộ lửa | exposed surface |
3.216 | Bị bắt cháy | ignited |
3.186 | Biến đổi Fourier phổ hồng ngoại, FTIR | Fourier transform infra-red spectroscopy, FTIR |
3.173 | Bộ ổn định lửa | flame stabilizer |
3.31 | Bộ phận công trình | building element |
3.345 | Bộ phận ngăn cách | separating element |
3.117 | Bộ phận ngăn cháy, danh từ | fire barrier fire separation, noun |
3.27 | Bùng cháy phục hồi | backdraft |
3.113 | Cây dò lỗi | fault tree |
3.102 | Cây sự kiện | event tree |
3.248 | Châm lửa, động từ | lighting, verb |
3.189 | Chất cháy | fuel |
3.279 | Chất gây hôn mê | narcotic |
3.290 | Chất ôxy hóa | oxidizing agent |
3.115 | Cháy | fire |
3.197 | Cháy âm ỉ (Cháy than) | glowing combustion |
3.376 | Cháy bề mặt | surface burn |
3.180 | Cháy được | flammable |
3.315 | Cháy ngún | progressive smouldering |
3.11 | Cháy sau đốt mồi | afterflame |
3.122 | Cháy tắt dần | fire decay |
3.335 | Cháy xém, động từ | scorch, verb |
3.17 | Cháy, tính từ | alight, adj. lit, adj. CA, US lighted, adj. |
3.292 | Chỉ số ôxy, OI, Giới hạn chỉ số ôxy, LOI | oxygen index, OI limiting oxygen index, LOI |
3.37 | Chiều dài bị cháy | burned length |
3.411 | Chiều dài đường thoát nạn | travel distance |
3.49 | Chiều dài hóa than | char length |
3.73 | Chiều dài hư hại | damaged length |
3.6 | Chống cháy chủ động | active fire protection |
3.183 | Chớp cháy | flashing |
3.377 | Chớp cháy bề mặt | surface flash |
3.313 | Chuẩn cơ sở | primary standard |
3.337 | Chuẩn thứ cấp | secondary standard |
3.51 | Clanke | clinker |
3.213 | Có thể bắt cháy | ignitable |
3.52 | Có thể cháy, tính từ | combustible, adj. |
3.90 | Công thức thực nghiệm | empirical formula |
3.32 | Công trình xây dựng | built environment |
3.138 | Cột lửa | fire plume plume |
3.33 | Cuộn lửa | buoyant plume |
3.236 | Cường độ bức xạ | irradiance |
3.124 | Đặc trưng tắt dần của sản phẩm khí do cháy | fire effluent decay characteristic |
3.267 | Đại lượng (Thông số) | measurand |
3.114 | Đám cháy | fire |
3.91 | Đám cháy kín | enclosed fire |
3.192 | Đám cháy phát triển hoàn toàn | fully developed fire |
3.418 | Đám cháy phụ thuộc thông gió | ventilation-controlled fire |
3.77 | Đám cháy thiết kế | design fire |
3.146 | Đánh giá rủi ro cháy | fire risk assessment |
3.323 | Đầu đo bức xạ | radiometer |
3.202 | Đầu đo thông lượng nhiệt | heat flux meter |
3.70 | Điểm cảm biến ăn mòn | corrosion target |
3.139 | Điểm cháy | fire point |
3.182 | Điểm chớp cháy | flash point |
3.36 | Diện tích bị cháy | burned area |
3.110 | Diện tích cản quang của khói | extinction area of smoke |
3.358 | Diện tích cản quang riêng của khói | specific extinction area of smoke |
3.72 | Diện tích hư hại | damaged area |
3.364 | Diện tích kích hoạt sprinkler | sprinkler activation area |
3.94 | Điều kiện sử dụng thực tế | end-use conditions |
3.271 | Độ ẩm tới hạn nhỏ nhất | minimum critical relative humidity |
3.4 | Độ chính xác | accuracy |
3.413 | Độ không đảm bảo | uncertainty |
3.414 | Độ không đảm bảo đo | uncertainty of measurement |
3.104 | Độ không đảm bảo mở rộng | expanded uncertainty |
3.287 | Độ mờ của khói | opacity of smoke |
3.155 | Độ nghiêm trọng của đám cháy | fire severity |
3.89 | Độ phát xạ nhiệt | emissivity |
3.410 | Độ truyền sáng | transmittance |
3.399 | Độc | Toxic |
3.405 | Độc tính | toxicity |
3.404 | Độc tố | toxicant toxin |
3.417 | Dòng qua cửa thông gió | vent flow |
3.65 | Đốt có kiểm soát | controlled burn |
3.160 | Đốt lửa, động từ | flame, verb |
3.246 | Đốt lửa, ngoại động từ | light, transitive verb |
3.167 | Được xử lý ức chế lửa | flame retarded |
3.147 | Đường rủi ro cháy | fire risk curve |
3.35 | Gây cháy | burn, transitive verb cause |
3.205 | Giải phóng nhiệt | heat release |
3.221 | Giảm năng lực thoát nạn | impaired escape capability |
3.172 | Gian chống cháy | flameproof enclosure |
3.92 | Gian, gian phòng | enclosure |
3.383 | Giới hạn đảm bảo an toàn | tenability limit |
3.253 | Giới hạn dưới gây cháy, LFL | lower flammability limit, LFL |
3.415 | Giới hạn trên gây cháy, UFL | upper flammability limit, UFL |
3.84 | Giọt | droplets aerosol droplets |
3.40 | Giọt cháy | burning droplets |
3.177 | Giọt lửa | flaming droplets |
3.275 | Giọt nóng chảy | molten drip, noun |
3.44 | Haemoglobin nhiễm CO | carboxy haemoglobin |
3.62 | Hàm lượng | concentration |
3,211 | Hàm lượng gây mất năng lực 50 %, IC50 | incapacitation concentration 50 %, IC50 |
3.261 | Hàm lượng hạt theo khối lượng | mass concentration of particles |
3.86 | Hàm lượng hiệu dụng 50, EC50 | effective concentration 50, EC50 |
3.260 | Hàm lượng khí cháy theo khối lượng | mass concentration of gas |
3.241 | Hàm lượng tử vong 50, LC50 | lethal concentration 50, LC50 |
3.276 | Hành vi khi di chuyển | movement behaviour |
3.100 | Hành vi khi thoát nạn | evacủation behaviour |
3.326 | Hành vi nhận biết | recognition behaviour |
3.331 | Hành vi phản ứng | response behaviour |
3.308 | Hành vi trước di chuyển | pre-movement behaviour |
3.10 | Hạt sol khí | aerosol particle |
3.111 | Hệ số cản quang | extinction coefficient |
3.385 | Hệ số dẫn nhiệt | thermal conductivity |
3.112 | Hệ số F | F factor |
3.2 | Hệ số hấp thụ | absorptivity |
3.388 | Hệ số tản nhiệt | thermal diffusivity |
3.194 | Hệ số tương đương tổng thể | global equivalence ratio |
3.195 | Hệ số tương đương tổng thể | global equivalence ratio |
3.375 | Hệ thống chữa cháy | suppression system |
3.235 | Hệ tự thân an toàn | intrinsically safe system |
3.42 | Hiệu chuẩn | calibration |
3.56 | Hiệu suất cháy | combustion efficiency |
3.424 | Hiệu ứng bấc thấm | wicking |
3.50 | Hiệu ứng ống khói | chimney effect |
3.406 | Hình thành vết cháy hồ quang | tracking arc tracking |
3.193 | Hóa hơi | gasify |
3.48 | Hóa than, động từ | char, verb |
3.237 | Hơi cay, danh từ | irritant, noun |
3.23 | Hơi ngạt | asphyxiant |
3.238 | Hơi ngạt, danh từ | irritant, noun |
3.370 | Hỗn hợp cân bằng hóa | stoichiometric mixture |
3.69 | Hư hại do ăn mòn | corrosion damage |
3.58 | Hư hỏng dạng chung | common mode failure |
3.141 | Khả năng chịu lửa | fire resistance |
3.19 | Kháng hồ quang | arc resistance |
3.407 | Kháng vết cháy hồ quang | tracking resistance |
3.312 | Khí ban đầu sinh ra từ nguồn cháy | primary fire effluent |
3.128 | Khí cháy | fire gases |
3.400 | Khí độc | toxic gas |
3.120 | Khoang cháy | fire compartment |
3.347 | Khói | smoke |
3.274 | Khối lượng phân tử | molar mass |
3.283 | Không bắt lửa | non-flammable |
3.282 | Không cháy | non-combustible |
3.300 | Khu vực an toàn | place of safety |
3.333 | Khu vực lánh nạn | safe refuge |
3.152 | Kịch bản cháy | fire scenario |
3.327 | Kịch bản cháy chuẩn | reference fire scenario |
3.153 | Kịch bản cháy đại diện | representative fire scenario |
3.154 | Kịch bản cháy thành phần | fire scenario cluster |
3.78 | Kịch bản cháy thiết kế | design fire scenario |
3.28 | Kịch bản về ứng xử | behavioural scenario |
3.8 | Kịch độc | acute toxicity |
3.419 | Kiểm tính | verification |
3.149 | Kỹ thuật an toàn cháy | fire safety engineering |
3.310 | Làm ướt nhiên liệu | pre-wetting |
3.168 | Lan truyền lửa | flame spread |
3.240 | Lan truyền lửa theo phương ngang | lateral spread of flame |
3.305 | LC50 dự đoán | predicted LC50 |
3.402 | Liều nhiễm độc | toxic potency |
3.244 | Liều nhiễm độc tử vong | lethal toxic potency |
3.107 | Liều tiếp xúc | exposure dose |
3.87 | Liều tiếp xúc hiệu dụng 50 Ect50 | effective exposure dose 50 Ect50 |
3.242 | Liều tiếp xúc tử vong 50, LCt50 | lethal exposure dose 50, LCt50 |
3.119 | Loại đám cháy | fire classification |
3.98 | Lỗi | error |
3.103 | Lối ra thoát nạn | exit |
3.348 | Lớp khói | smoke layer |
3.408 | Lửa cháy chập chờn Ngọn lửa tức thời | transient flame transient flaming transitory flaming |
3.174 | Lửa cháy, danh từ | flaming, noun |
3.46 | Luồng lửa bám trần | ceiling jet |
3.125 | Lưu thông sản phẩm khí do cháy | fire effluent transport |
3.234 | Mạch tự thân an toàn | intrinsically safe circuit |
3.176 | Mảnh vụn cháy | flaming debris |
3.365 | Mật độ bề mặt sprinkler | sprinkler application rate surface density |
3.265 | Mật độ cản quang của khói theo khối lượng | mass optical density of smoke |
3.360 | Mật độ cản quang riêng của khói | specific optical density of smoke |
3.366 | Mật độ phun của sprinkler | sprinkler density discharge density |
3.7 | Mật độ phun thực tế (ADD) | actual delivered density, ADD |
3.329 | Mật độ phun yêu cầu, RDD | required delivered density, RDD |
3.288 | Mật độ quang học của khói | optical density of smoke |
3.135 | Mật độ tải trọng cháy | fire load density |
3.76 | Mật độ thiết kế | design density |
3.225 | Mất năng lực | incapacitation |
3.317 | Mặt nhiệt phân | pyrolysis front |
3.412 | Mất ổn định hoàn toàn | ultimate stability failure |
3.162 | Mặt trước ngọn lửa | flame front |
3.334 | Mẫu | sample |
3.357 | Mẫu thử | specimen |
3.384 | Mẫu thử nghiệm | test specimen |
3.43 | Máy đo nhiệt lượng | calorimeter |
3.257 | Máy đo nhiệt lượng theo khối lượng cháy | mass calorimeter |
3.207 | Máy đo tốc độ giải phóng nhiệt | heat release rate calorimeter |
3.15 | Miệng xả chất chữa cháy | agent outlet |
3.136 | Mô hình đám cháy | fire model fire simulation |
3.64 | Mô hình khái quát | conceptual model |
3.60 | Mô hình máy tính | computerized model |
3.285 | Mô hình số của đám cháy | numerical fire model |
3.80 | Mô hình tĩnh định | deterministic model |
3.298 | Mô hình vật lý của đám cháy | physical fire model |
3.314 | Mô hình xác suất | probabilistic model |
3.95 | Môi trường | environment |
3.83 | Môi trường lặng gió | draught-free environment |
3.109 | Mức độ cháy | extent of combustion |
3.306 | Mức tiềm ẩn độc tính dự đoán | predicted toxic potency |
3.151 | Mục tiêu an toàn cháy | fire safety objective |
3.354 | Muội | soot |
3.380 | Ngọn lửa cháy ổn định | sustained flame sustained flaming |
3.82 | Ngọn lửa phát tán | diffusion flame |
3.307 | Ngọn lửa phối trước chất cháy | pre-mixed flame |
3.159 | Ngọn lửa, danh từ | flame, noun |
3.210 | Ngộp thở | hyperventilation |
3.219 | Nguồn bắt cháy | ignition source |
3.30 | Nguồn bức xạ vật đen tuyệt đối | black body radiation source |
3.179 | Ngưỡng cháy | flammability limit |
3.250 | Ngưỡng định lượng | limit of quantification |
3.281 | Ngưỡng không gây hệ quả tiêu cực, NOAEL | no observed adverse effect level, NOAEL |
3.254 | Ngưỡng nhỏ nhất gây hệ quả tiêu cực, LOAEL | lowest observed adverse effect level, LOAEL |
3.249 | Ngưỡng phát hiện | limit of detection |
3.272 | Ngưỡng phát hiện nhỏ nhất, MDL | minimum detection limit, MDL |
3.121 | Nguy cơ cháy | fire danger |
3.131 | Nguy hiểm cháy | fire hazard |
3.401 | Nguy hiểm nhiễm độc | toxic hazard |
3.18 | Nguyên chất, Chất cần tìm | analyte |
3.291 | Nguyên lý tiêu thụ (đốt) ôxy | oxygen consumption principle |
3.328 | Nguyên tử khối (khối lượng nguyên tử tương đối) | relative atomic mass |
3.1 | Nhiệt bất thường | abnormal heat |
3.88 | Nhiệt cháy hiệu dụng | effective heat of combustion |
3.203 | Nhiệt của sự cháy | heat of combustion |
3.204 | Nhiệt của sự hóa hơi | heat of gasification |
3.273 | Nhiệt độ bắt cháy thấp nhất | minimum ignition temperature ignition point |
3.181 | Nhiệt độ chớp cháy | flash-ignition temperature |
3.363 | Nhiệt độ tự bắt cháy | spontaneous-ignition temperature |
3.25 | Nhiệt độ tự động bắt cháy | auto-ignition temperature |
3.199 | Nhiệt dung | heat capacity |
3.359 | Nhiệt dung riêng | specific heat capacity |
3.316 | Nhiệt phân | pyrolysis |
3.368 | Nhu cầu ôxy cháy cân bằng hóa | stoichiometric oxygen demand |
3.105 | Nổ | explosion |
3.289 | Ôxy hóa | oxidation |
3.386 | Phân rã nhiệt | thermal decomposition |
3.132 | Phân tích nguy hiểm cháy | fire hazard analysis fire hazard assessment |
3.268 | Phản ứng về cơ học | mechanical response |
3.324 | Phản ứng với lửa | reaction to fire |
3.245 | Phát cháy, ngoại động từ | light, transitive verb initiate |
3.362 | Phổ học (quang phổ học) | spectroscopy |
3.185 | Phóng điện bề mặt | flashover |
3.21 | Phóng hỏa, Đốt phá hoại | arson |
3.165 | Phụ gia ức chế lửa, danh từ | flame retardant, noun |
3.266 | Phương tiện thoát nạn | means of escape |
3.63 | Quan hệ hàm lượng - thời gian | concentration-time curve |
3.381 | Quan hệ nhiệt độ - thời gian | temperature-time curve |
3.150 | Quản lý an toàn cháy | fire safety management |
3.389 | Quán tính nhiệt | thermal inertia |
3.311 | Quy chuẩn theo định mức | prescriptive regulation |
3.296 | Quy chuẩn theo tính năng | performance-based regulation |
3.228 | Rủi ro cá nhân | individual risk |
3.145 | Rủi ro cháy | fire risk |
3.403 | Rủi ro nhiễm độc | toxic risk |
3.353 | Rủi ro tập thể | societal risk |
3.57 | Sản phẩm cháy | combustion product product of combustion |
3.123 | Sản phẩm khí do cháy | fire effluent |
3,423 | Số sóng | wave number |
3.9 | Sol khí | aerosol |
3.45 | Sự bão hòa Haemoglobin nhiễm CO | carboxyhaemoglobin saturation |
3.217 | Sự bắt cháy | ignition |
3.218 | Sự bắt cháy | ignition |
3.320 | Sự bức xạ | radiation |
3.392 | Sự bức xạ nhiệt | thermal radiation |
3.75 | Sự bùng cháy | deflagration |
3.391 | Sự cách nhiệt | thermal insulation |
3.286 | Sự cản quang của khói | obscuration of smoke |
3.349 | Sự cản sáng do khói | smoke obscuration |
3.332 | Sự chấp nhận rủi ro | risk acceptance |
3.34 | Sự cháy | burn, intransitive verb undergo |
3.55 | Sự cháy | combustion |
3.367 | Sự cháy cân bằng hóa | stoichiometric combustion |
3.59 | Sự cháy hoàn toàn | complete combustion |
3.352 | Sự cháy ngún | smouldering combustion smoldering combustion |
3.379 | Sự cháy ổn định | sustained combustion |
3.175 | Sự cháy thành ngọn lửa | flaming combustion |
3.190 | Sự cháy thiếu chất cháy | fuel-lean combustion |
3.191 | Sự cháy thừa chất cháy | fuel-rich combustion |
3.116 | Sự cố cháy | fire |
3.255 | Sự cố chính | major accident |
3.382 | Sự đảm bảo an toàn | tenability |
3.127 | Sự dập lửa | fire extinguishment |
3.393 | Sự đáp ứng nhiệt | thermal response |
3.66 | Sự đối lưu | convection |
3.140 | Sự lan truyền đám cháy | fire propagation |
3.378 | Sự lan truyền trên bề mặt của ngọn lửa | surface spread of flame |
3.126 | Sư lộ lửa | fire exposure |
3.81 | Sự nổ | detonation |
3.396 | Sự phân rã ôxy hóa nhiệt | thermo-oxidative decomposition |
3.129 | Sự phát triển của đám cháy | fire growth |
3.350 | Sự sinh khói | smoke production |
3.416 | Sự thẩm định | validation |
3.24 | Sự tự động bắt cháy, sự tự bắt cháy, sự bắt cháy không có lửa mồi | auto-ignition spontaneous ignition self-ignition unpiloted ignition |
3.96 | Tác động môi trường | environmental impact |
3.222 | Tải trọng bên ngoài (ngoại tải) | imposed load superimposed load |
3.134 | Tải trọng cháy | fire load |
3.54 | Tải trọng cháy được | combustible load |
3.71 | Tài trọng cháy tới hạn | critical fire load |
3.420 | Tầm nhìn | visibility |
3.13 | Tàn lửa sau cháy | afterglow |
3.47 | Than, danh từ | char, noun |
3.321 | Thành phần thông lượng nhiệt bức xạ | radiative heat flux |
3.361 | Thiết bị đo quang phổ | spectrometer |
3.398 | Thiết bị đo thông lượng nhiệt toàn phần | total heat flux meter |
3.148 | Thiết kế an toàn cháy | fire safety design |
3.295 | Thiết kế theo tính năng | performance-based design |
3.387 | Thoái hóa do nhiệt | thermal degradation |
3.99 | Thoát nạn | escape |
3.297 | Thoát nạn theo giai đoạn | phased evacủation |
3.16 | Thời gian báo động | alarm time |
3.220 | Thời gian bắt cháy | ignition time time to ignition |
3.12 | Thời gian cháy sau đốt mồi | afterflame time |
3.277 | Thời gian di chuyển | movement time |
3.85 | Thời gian duy trì cháy | duration of flaming |
3.5 | Thời gian kích hoạt | activation time |
3.170 | Thời gian lan truyền lửa | flame spread time |
3.161 | Thời gian mồi lửa | flame application time |
3.79 | Thời gian phát hiện cháy | detection time |
3.302 | Thời gian sau tiếp xúc | post-exposure time |
3.14 | Thời gian tàn lửa sau cháy | afterglow time |
3.101 | Thời gian thoát nạn | evacuation time |
3.330 | Thời gian thoát nạn an toàn cần thiết, RSET | required safe escape time, RSET time required for escape |
3.26 | Thời gian thoát nạn cho phép, ASET | available safe escape time, ASET time available for escape |
3.108 | Thời gian tiếp xúc | exposure time |
3.243 | Thời gian tiếp xúc tử vong 50, t L50 | lethal exposure time 50, t L50 |
3.309 | Thời gian trước di chuyển | pre-movement time |
3.201 | Thông lượng nhiệt | heat flux |
3.227 | Thông lượng nhiệt ban đầu | initial test heat flux |
3.319 | Thông lượng nhiệt bức xạ | radiant heat flux |
3.67 | Thông lượng nhiệt đối lưu | convective heat flux |
3.397 | Thông lượng nhiệt toàn phần | total heat flux |
3.226 | Thông lượng nhiệt tới | incident heat flux |
3.157 | Thử nghiệm đốt | fire test |
3.325 | Thử nghiệm đốt kích thước thực | real-scale fire test |
3.346 | Thử nghiệm đốt mẫu nhỏ | small-scale fire test |
3.239 | Thử nghiệm đốt quy mô lớn | large-scale fire test |
3.233 | Thử nghiệm đốt quy mô trung bình | intermediate-scale fire test |
3.269 | Thử nghiệm đốt quy mô trung bình | medium-scale fire test |
3.336 | Thử nghiệm sàng lọc | screening test |
3.339 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự thân THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự động | DEPRECATED: self-extinguishibility DEPRECATED: auto-extinguishibility |
3.142 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Chậm cháy | DEPRECATED: fire retardance |
3.373 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: chất siêu cay | DEPRECATED: super-irritant |
3.158 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Chống cháy | DEPRECATED: fireproof |
3.171 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: chống chịu lửa | DEPRECATED: flameproof |
3.340 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự thân THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Dập lửa tự động | DEPRECATED: self-extinguishing DEPRECATED: auto-extinguishing |
3.163 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: khả năng chịu ngọn lửa | DEPRECATED: flame resistance |
3.343 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Nhiệt độ tự bắt cháy | DEPRECATED: self-ignition temperature |
3.303 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: ppm | DEPRECATED: ppm |
3.304 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: ppm theo thể tích | DEPRECATED: ppm by volume |
3.374 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: siêu độc tố | DEPRECATED: super-toxicant |
3.164 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Sự ức chế ngọn lửa | DEPRECATED: flame retardance |
3.230 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tính cháy được | DEPRECATED: inflammable |
3.229 | THUẬT NGỮ KHÔNG CÒN DÙNG: Tính có thể cháy | DEPRECATED: inflammability |
3.421 | Tỉ khối | volume fraction |
3.97 | Tỷ lệ tương đương | equivalence ratio |
3.369 | Tỉ trọng ôxy - nhiên liệu cháy cân bằng hóa | stoichiometric oxygen-to-fuel mass ratio |
3.356 | Tia lửa điện, danh từ | spark, noun |
3.355 | Tia lửa, danh từ | spark, noun |
3.231 | Tiêu chí cách nhiệt “I” | insulation criterion "l" "l" criterion |
3.3 | Tiêu chí chấp nhận | acceptance criteria |
3.252 | Tiêu chí chịu lực “R” | load-bearing criterion “R” load-bearing capacity |
3.294 | Tiêu chí tính năng | performance criteria |
3.232 | Tiêu chí toàn vẹn “E” | integrity criterion “E” “E” criterion |
3.212 | Tính bắt cháy | ignitability ease of ignition |
3.178 | Tính cháy | flammability |
3.137 | Tính năng chịu lửa | fire performance |
3.223 | Tính năng chịu lửa nâng cao | improved fire performance |
3.156 | Tính ổn định chịu lửa | fire stability |
3.133 | Tính toàn vẹn | fire integrity integrity |
3.20 | Tốc độ cháy bề mặt | area burning rate |
3.251 | Tốc độ cháy thẳng | linear burning rate |
3.256 | Tốc độ cháy theo khối lượng | mass burning rate |
3.200 | Tốc độ dòng nhiệt | heat flow rate |
3.206 | Tốc độ giải phóng nhiệt | heat release rate |
3.169 | Tốc độ lan truyền lửa | flame spread rate |
3.264 | Tốc độ mất khối lượng | mass loss rate |
3.130 | Tốc độ phát triển đám cháy | fire growth rate |
3.351 | Tốc độ sinh khói | smoke production rate |
3.198 | Tổng nhiệt của sự cháy | gross heat of combustion |
3.280 | Tổng nhiệt thực của sự cháy | net heat of combustion |
3.22 | Tro | ash ashes |
3.209 | Truyền nhiệt | heat transfer |
3.322 | Truyền nhiệt bức xạ | radiative heat transfer |
3.68 | Truyền nhiệt đối lưu | convective heat transfer |
3.344 | Tự cháy lan | self-propagation of flame |
3.342 | Tự đốt nóng | self-heating |
3.341 | Tự sinh nhiệt | self-heating |
3.338 | Tự tắt lửa, động từ Tự động tắt lửa, động từ | self-extinguish, verb auto-extinguish, verb |
3.74 | Tự vệ tại chỗ | defend in place |
3.187 | Tỷ lệ của hàm lượng hiệu dụng, FEC | fractional effective concentration, FEC |
3.258 | Tỷ lệ khối lượng chắt cháy | mass charge concentration |
3.259 | Tỷ lệ khối lượng chất cháy | mass charge concentration |
3.188 | Tỷ lệ liều hiệu dụng, FED | fractional effective dose, FED |
3.262 | Tỷ lệ mất khối lượng | mass loss concentration |
3.263 | Tỷ lệ mất khối lượng | mass loss concentration |
3.425 | Tỷ lệ sinh chất | yield |
3.371 | Tỷ lệ sinh chất cân bằng hóa | stoichiometric yield |
3.284 | Tỷ lệ sinh chất danh nghĩa | notional yield |
3.422 | Tỷ lệ sinh khối | volume yield |
3.144 | Ức chế cháy | fire retarded |
3.143 | Ức chế cháy, danh từ | fire retardant, noun |
3.208 | Ứng suất nhiệt | heat stress |
3.38 | Ứng xử khi cháy | burning behaviour |
3.118 | Ứng xử khi cháy | fire behaviour |
3.270 | Ứng xử nóng cháy | melting behaviour |
3.394 | Ứng xử tấm đặc dày nhiệt | thermally thick solid behaviour |
3.395 | Ứng xử tấm đặc mỏng nhiệt | thermally thin solid behaviour |
3.29 | Vật đen tuyệt đối | black body |
3.390 | Vật liệu cách nhiệt | thermal insulation material |
3.53 | Vật liệu cháy được, danh từ | combustible, noun |
3.61 | Vật liệu composite | composite material |
3.372 | Vật liệu nền | substrate |
3.301 | Vật liệu polyme | polymeric materials |
3.318 | Vật liệu tự bắt cháy | pyrophoric material |
3.93 | Vỏ | enclosure |
3.41 | Vỡ tung | bursting |
3.39 | Vụn mẫu cháy | burning debris |
3.166 | Xử lý phụ gia ức chế lửa | flame retardant treatment |
Thư mục tài liệu tham khảo
Bibliography
[1] ISO 871:2006, Plastics - Determination of ignition temperature using a hot-air furnace.
[2] ISO 6182-7, Fire protection - Automatic sprinkler systems - Part 7: Requirements and test methods for early suppression fast response (ESFR) sprinklers.
[3] ISO 6707-1, Buildings and civil engineering works - Vocabulary - Part 1: General terms.
[4] ISO 10241-1, International terminology standards - Part 1: General requirements and examples of presentation.
[5] ISO 14934-1:2010, Fire tests - Calibration and use of heat flux meters - Part 1: General principles.
[6] ISO 26367-1:2011, Guidelines for assessing the adverse environmental impact of fire effluents - Part 1: General.
[7] ISO 29903, Guidance for comparison of toxic gas data between different physical fire models and scales.
[8] ISO 80000-7, Quantities and units - Part 7: Light.
[9] ISO/IEC Guide 98-3:2008, Uncertainty of measurement - Part 3: Guide to the expression of uncertainty in measurement (GUM:1995).
[10] IEC 60695-4, Fire hazard testing - Part 4: Terminology concerning fire tests for electrotechnical products.
[11] ASTM E176:2015, Standard Terminology of Fire Standards.
[12] NFPA Glossary of Terms, National Fire Protection Association, Quincy, MA, USA, 2014.
Chỉ mục các thuật ngữ không còn dùng
Index of deprecated terms
auto-extinguishibility | 3.340, 3.341 |
auto-extinguishing | 3.341 |
burning rate | 3.20, 3.208, 3.171, 3.252, 3.257 |
calorific potential | 3.205 |
calorific value | 3.205 |
fire retardance | 3.144 |
fireproof | 3.160 |
flame resistance | 3.165 |
flame retardance | 3.166 |
flameproof | 3.173 |
inflammability | 3.230 |
Inflammable | 3.231 |
Ppm | 3.303, 3.304 |
ppm by volume | 3.303, 3.304 |
rate of burning | 3.20, 3.208, 3.171,3.252, 3.257 |
self-extinguishibility | 3.340 |
self-extinguishing | 3.341 |
self-ignition temperature | 3.344 |
spontaneous combustion | 3.24 |
super-irritant | 3.373 |
super-toxicant | 3.374 |
sustained ignition | 3.219, 3.220, 3.380, 3.381 |