- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7122-1:2007 (ISO 3377 - 1 : 2002) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền xé - Phần 1: Xé một cạnh
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7127:2010 (ISO 4045 : 2008) về Da - Phép thử hóa học - Xác định độ pH
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7130:2002 (ISO 11640 : 1993) về Da - Phương pháp xác định độ bền màu - Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7535-1:2010 (ISO/TS 17226-1 : 2008) về Da - Xác định hàm lượng Formaldehyt bằng phương pháp hóa học - Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-E04:2010 (ISO 105-E04 : 2008) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4538:2007 (ISO 105-X12: 2001) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X12: Độ bền màu với ma sát
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7422:2007 (ISO 3071 : 2005) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7421-1:2013 (ISO 14184-1:2011) về Vật liệu dệt - Xác định formanlđehyt - Phần 1: Formanlđehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước)
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9557-1:2013 (ISO 17234-1:2010) về Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 1: Xác định một số amin thơm được sinh ra từ thuốc nhuộm azo
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9557-2:2013 (ISO 17234-2:2011) về Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 2: Xác định 4-aminoazobenzen
- 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10053:2013 (ISO 11641:2012) về Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu với mồ hôi
- 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10061-1:2013 (ISO 17076-1:2012) về Da - Xác định độ bền mài mòn - Phần 1: Phương pháp Taber
- 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7212:2009 (ISO 8996 : 2004) về Ecgônômi - Xác định sự sinh nhiệt chuyển hóa
- 14 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12512-1:2018 (ISO 14362-1:2017) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định một số amin thơm giải phóng từ chất màu azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng chất màu azo bằng cách chiết và không chiết xơ
- 15 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12512-3:2018 (ISO 14362-3:2017) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định một số amin thơm giải phóng từ chất màu azo - Phần 3: Phát hiện việc sử dụng một số chất màu azo có thể giải phóng 4-aminoazobenzen
Martial arts - Protective equipment for martial arts - Part 9: Additional requirements and test methods for Wushu Sanda head protectors
Lời nói đầu
TCVN 13317-9:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 21924-9:2020;
TCVN 13317-9:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13317 (ISO 21924), Thiết bị bảo vệ trong võ thuật gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 13317-1:2021 (ISO 21924-1:2017), Phần 1: Yêu cầu chung và phương pháp thử.
- TCVN 13317-2:2021 (ISO 21924-2:2017), Phần 2: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ mu bàn chân, bảo vệ cẳng chân và bảo vệ cẳng tay.
- TCVN 13317-3:2021 (ISO 21924-3:2017), Phần 3: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ thân người (giáp ngực).
- TCVN 13317-4:2021 (ISO 21924-4:2017), Phần 4: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ đầu.
- TCVN 13317-5:2021 (ISO 21924-5:2017), Phần 5: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ bộ phận sinh dục và thiết bị bảo vệ vùng bụng.
- TCVN 13317-6:2021 (ISO 21924-6:2017), Phần 6: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ ngực của nữ.
- TCVN 13317-7:2021 (ISO 21924-7:2017), Phần 7: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ bàn tay và bảo vệ bàn chân.
- TCVN 13317-9:2023 (ISO 21924-9:2020), Phần 9: Yêu cầu bổ sung và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ đầu cho môn Wushu Sanda
Lời giới thiệu
Wushu Sanda (Tán đả) là bộ môn quan trọng của Wushu (còn được gọi là Kung Fu), là môn thể thao đối kháng một đấu một liên quan đến đá, tấn công, vật, v.v... Khi thi đấu đối kháng, cho phép tấn công vào đầu và thân, do đó thiết bị bảo vệ đầu được sử dụng để bảo vệ đầu và giảm chấn thương.
Mặc dù thiết bị bảo vệ đầu cho môn Wushu Sanda được bán và sử dụng trên khắp thế giới, chúng khác nhau đáng kể về chất lượng. Do chưa có tiêu chuẩn nào quy định các yêu cầu liên quan nên việc không nhất quán trong quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng đã trở thành hạn chế chính đối với sự phát triển của sản phẩm này.
Việc xây dựng tiêu chuẩn này sẽ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp tiêu chuẩn hóa việc sản xuất và kiểm tra chất lượng thiết bị bảo vệ đầu cho môn Wushu Sanda nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại quốc tế và phát triển môn Wushu Sanda, cũng như để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
VÕ THUẬT - THIẾT BỊ BẢO VỆ TRONG VÕ THUẬT - PHẦN 9: YÊU CẦU BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐẦU TRONG WUSHU SANDA
Martial arts - Protective equipment for martial arts - Part 9: Additional requirements and test methods for Wushu Sanda head protectors
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa, cấu tạo sản phẩm, phân loại, các yêu cầu và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda (Tán đả).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda được may bằng da tổng hợp polyurethan (PU), da nhân tạo polyvinyl clorua (PVC), các sản phẩm bằng nhựa bọt xốp và các vật liệu khác.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4538 (ISO 105-X12), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X12: Độ bền màu với ma sát
TCVN7127 (ISO 4045), Da - Phép thử hoá học - Xác định pH và số chênh lệch
TCVN 7130 (ISO 11640), Da - Phương pháp xác định độ bền màu - Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại
TCVN 7421-1 (ISO 14184-1), Vật liệu dệt-Xác định formalđehyt - Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước)
TCVN 7422 (ISO 3071), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định pH của dung dịch chiết
TCVN 7535-1 (ISO 17226-1), Da - Xác định hàm lượng formaldehyt bằng phương pháp hóa học - Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi
TCVN 9557-1 (ISO 17234-1), Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 1: Xác định một số Amin thơm được sinh ra từ thuốc nhuộm azo
TCVN 9557-2 (ISO 17234-2), Da - Phép thử hóa xác định một số thuốc nhuộm azo có trong da nhuộm - Phần 2: Xác định 4-aminoazobenzen
TCVN 10053 (ISO 11641), Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu với mồ hôi
TCVN 10061-1 (ISO 17076-1), Da - Xác định độ bền mài mòn - Phần 1: Phương pháp Taber
TCVN 12512-1 (ISO 14362-1), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định một số amin thơm giải phóng từ chất màu azo - Phần 1: Phát hiện việc sử dụng chất màu azo bằng cách chiết và không chiết xơ.
TCVN 12512-3 (ISO 14362-3), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định một số amin thơm giải phóng từ chất màu azo - Phần 3: Phát hiện việc sử dụng một số chất màu azo có thể giải phóng 4- aminoazobenzen.
TCVN 7122-1 (ISO 3377-1), Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền xé - Phần 1: Xé một cạnh
ISO 1856, Flexible cellular polymeric materials - Determination of compression set (Vật liệu polyme xốp, dẻo - Xác định bộ nén).
ISO 2439, Flexible cellular polymeric materials - Determination of hardness (indentation technigue) [Vật liệu polyme xốp, dẻo - Xác định độ cứng (kỹ thuật cắt lõm)].
ISO 8307, Flexible cellular polymeric materials - Determination of resilience by ball rebound (Vật liệu polyme xốp, dẻo - Xác định khả năng phục hồi bằng độ nảy bóng).
ISO 13937-2, Textiles - Tear properties of fabrics - Part 2: Determination of tear force of trouser- shaped test specimens (Single tear method) [Vật liệu dệt - Tính chất xé của vải - Phần 2: Xác định lực xé của mẫu thử hình ống quần (Phương pháp xé một lần)].
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda (Wushu Sanda head protector)
Thiết bị để bảo vệ đầu khi luyện tập, biểu diễn hoặc diễn tập môn Wushu Sanda
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1.
Hình 1 - Thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda
3.2
Thân chính (main body)
Phần bảo vệ trán và hai bên đầu
CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.
Hình 2 - Thân chính
3.3
Thiết bị bảo vệ phía sau đầu (protector of the back of the head)
Phần bảo vệ phía sau đầu
CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.
Hình 3 - Thiết bị bảo vệ phía sau đầu
3.4
Thiết bị bảo vệ tai (ear protector)
Phần bảo vệ đôi tai
CHÚ THÍCH: Xem Hình 4.
Hình 4 - Thiết bị bảo vệ tai
3.5
Dây đeo khóa (locking strap)
Phần dưới cùng của thiết bị bảo vệ đầu, là một phần của hệ thống làm cố định cho mũ.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 5.
Hình 5 - Dây đeo khóa
3.6
Băng dính gai velcro (hook and loop fastener)
Phần phía sau thiết bị bảo vệ đầu, là một phần của hệ thống cố định
CHÚ THÍCH: Xem Hình 6.
Hình 6 - Băng dính gai velcro và dày buộc vòng
3.7
Miếng đậy (Top cover)
Phần trên cùng của thiết bị bảo vệ đầu, là một phần của hệ thống cố định
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 7.
Hình 7 - Miếng đậy
Cấu tạo của thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda được thể hiện trong Hình 8.
CHÚ DẪN
1 Thân chính 2 Thiết bị bảo vệ tai 3 Dây đeo khóa | 4 Băng dính gai velcro 5 Miếng đậy 6 Thiết bị bảo vệ phía sau đầu |
Hình 8 - Cấu tạo thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda
Kích cỡ và kích thước phải phù hợp với các thông số kỹ thuật nêu trong Hình 9 và các kích thước nêu trong Bảng 1.
CHÚ DẪN
l1 chiều dài phần trán của thiết bị bảo vệ đầu | l2 chiều dài thân chính của thiết bị bảo vệ đầu |
h1 chiều cao phần trán của thiết bị bảo vệ đầu | l3 chiều dài được đo theo chiều ngang của miếng đậy |
b1 chiều rộng của thiết bị bảo vệ tai | b2 chiều rộng được đo theo chiều dọc của miếng dậy |
h2 chiều cao của thiết bị bảo vệ tai | b3 chiều rộng của thiết bị bảo vệ phía sau đầu |
h3 chiều cao từ trên xuống dưới của thiết bị bảo vệ đầu | h4 chiều cao của thiết bị bảo vệ phía sau đầu |
| α góc nghiêng của thiết bị bảo vệ tai |
Hình 9 - Kích thước thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda
Bảng 1 - Kích cỡ và kích thước của thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda
Kích cỡ | Chu vi đầu | l1 | h1 | b1 | h2 | h3 | l2 | l3 | b2 | b3 | h4 | α |
mm | mm | mm | mm | mm | mm | mm | mm | mm | mm |
| ||
S | 520 | 172 | 80 | 74 | 98 | 220 | 524 | 190 | 190 | 99 | 114 | 16° |
| đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến |
| 540 | 176 | 82 | 76 | 102 | 224 | 530 | 194 | 194 | 101 | 116 | 17° |
M | 541 | 183 | 80 | 74 | 98 | 226 | 546 | 197 | 197 | 99 | 114 | 16 0 |
| đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến |
| 560 | 187 | 82 | 76 | 102 | 230 | 552 | 201 | 201 | 101 | 116 | 17° |
L | 561 | 195 | 80 | 74 | 98 | 232 | 568 | 204 | 204 | 99 | 114 | 16° |
| đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến |
| 580 | 199 | 82 | 76 | 102 | 236 | 574 | 208 | 208 | 101 | 116 | 17° |
XL | 581 | 206 | 80 | 74 | 98 | 238 | 590 | 211 | 211 | 99 | 114 | 16° |
| đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến | đến |
| 600 | 210 | 82 | 76 | 102 | 242 | 596 | 215 | 215 | 101 | 116 | 17° |
5.2.1 Vải
Sử dụng da tổng hợp PU hoặc da nhân tạo PVC.
5.2.2 Lớp lót
Sử dụng da tổng hợp PU, da nhân tạo PVC hoặc vật liệu dệt.
5.2.3 Lớp đệm
Sử dụng bọt xốp polyurethan.
Các mũi may thẳng hàng không đứt đoạn với mật độ từ 8 mũi đến 10 mũi trên 30 mm. Không được có khuyết tật do sai vị trí kim, thiếu mũi hoặc bỏ mũi.
5.4.1 Thiết bị bảo vệ đầu trong Wushu Sanda phải có hình dạng đẹp với hình vòng cung liên tục và trơn tru. Các bộ phận đối xứng phải nhất quán về hình thức.
5.4.2 Không được có khuyết tật ở khỏa, vết dầu, nứt vỡ, v.v.. trên bề mặt.
5.4.3 Phần kết nối của băng dính gai velcro, dây khóa và phần thân chính của thiết bị bảo vệ đầu phải được làm lệch ở mức sao cho không gây thương tích hoặc trầy xước cho người đeo.
Độ lệch của phần băng dính gai velcro trên dây khóa phải được lệch trong một khoảng từ 1,5 mm đến 2,5 mm từ các đường viền bên ngoài để đảm bảo có thể được khóa đúng cách và tránh bị thương khi va đập do khóa không đúng (xem Hình 10).
Vị trí của băng dính gai velcro trên dây khóa được đặt như trong Hình 10.
Kích thước tính bằng milimét
a) Hình ảnh bên ngoài của dây đeo khóa
b) Hình ảnh bên trong của dây đeo khóa
c) Hình ảnh kết hợp của thiết bị bảo vệ đầu có dây khóa
CHÚ DẪN
1 băng dính bông
2 băng dính gai
Hình 10 - Vị trí băng dính bông và băng dính gai
5.5.1 Các yêu cầu an toàn
Các yêu cầu an toàn phải phù hợp với các giá trị nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 - Các yêu cầu an toàn
Mục | Giá trị | |
Formaldehyt (mg/kg) | Vải | ≤ 300 |
Lớp lót | ≤ 175 | |
Các amin thơm chuyển hóa từ chất màu azo (mg/kg) | Vải | ≤ 20 |
Lớp lót | ≤ 20 | |
Giá trị pH | Da tổng hợp PU/da nhân tạo PVC | 3,5 đến 9,5 |
Vật liệu dệt | 4,0 đến 8,5 |
5.5.2 Tính chất cơ lý
Các đặc tính cơ lý phải phù hợp với các giá trị trong Bảng 3.
Bảng 3 - Các tính chất cơ lý
Mục | Giá trị | |
Độ bền xé rách (N) | Da tổng hợp PU/da nhân tạo PVC | > 40 |
Vật liệu dệt | > 10 | |
Độ bền mài mòn (cấp) | Da tổng hợp PU/da nhân tạo PVC | > 4 |
Tính chịu nước (N / mm) | Da tổng hợp PU | > 3,5 |
Độ bền màu với cọ xát (cấp) | Khô | > 4 |
Ướt | > 3 | |
Độ bền màu với mồ hôi (cấp) | Thay đổi màu | > 4 |
Dây màu | > 3 | |
Độ bền đường may (N/cm) | Dây đeo khóa và vải | > 140 |
Độ bền cắt (N/cm) | Băng dính gai velcro | > 7,5 |
Độ bền bóc tách (N/cm) | > 1,6 | |
Độ cứng (HA/°) | Đệm (bọt xốp polyurethan) | 8 đến 10 |
Khả năng phục hồi (%) | > 30 | |
Độ nén (%) | ≤ 15 | |
Độ bền chống va đập (kN) | Sản phẩm hoàn thiện | ≤ 1,8 Không bị vở, rách hoặc biến dạng vĩnh viễn |
6.1 Phép đo và kích thước
Bấm nhẹ để làm cho lớp ngoài của thiết bị bảo vệ đầu vào bên trong đệm. Đo chiều dài trán của thiết bị bảo vệ đầu (l1) bằng dụng cụ đo chiều dài. Giá trị độ chia phải nhỏ hơn 1 mm. Kết quả đo là vị trí rộng nhất Độ chính xác của kết quả đo được là 1 mm.
6.2 Kiểm tra đường may và ngoại quan
Việc kiểm tra bằng mắt thường cùng với các công cụ đo được sử dụng.
6.3 Kiểm tra chất lượng riêng
6.3.1 Việc xác định hàm lượng formaldehyt của da tổng hợp PU và da nhân tạo PVC phải phù hợp với TCVN 7535-1 (ISO 17226-1). Việc xác định hàm lượng formaldehyt của vật liệu dệt phải phù hợp với TCVN 7421-1 (ISO 14184-1).
6.3.2 Việc xác định amin thơm có thể phân hủy của da tổng hợp PU và da nhân tạo PVC phải phù hợp với TCVN 9557-1 (ISO 17234-1) và TCVN 9557-2 (ISO 17234-2). Việc xác định amin thơm có thể phân hủy của vải dệt phải phù hợp với TCVN 12512-1 (ISO 14362-1) và TCVN 12512-3 (ISO 14362- 3).
6.3.3 Việc xác định giá trị pH của da tổng hợp pu và da nhân tạo PVC phải phù hợp với TCVN 7127 (ISO 4045). Việc xác định giá trị pH của vật liệu dệt phải phù hợp với TCVN 7422 (ISO 3071).
6.3.4 Việc xác định lực xé của da tổng hợp PU và PVC da nhân tạo phải phù hợp với ISO 3377- 1. Các tính chất xé của vật liệu dệt phải phù hợp với ISO 13937-2.
6.3.5 Độ chịu mài mòn của da tổng hợp PU và da nhân tạo PVC phải phù hợp với TCVN 10061-1 (ISO 17076-1).
6.3.6 Tính chịu nước của da tổng hợp PU phải được thử như sau.
a) cắt hai mẫu từ các mẫu hoặc từ cùng vật liệu với các mẫu. Chiều dài và chiều rộng của mẫu thử phải tương ứng là (150 ± 2) mm và (30 ± 2) mm.
b) nhúng mẫu vật đã cắt vào dung dịch NaOH 10 % ở nhiệt độ thường trong 24 h.
c) làm sạch mẫu bằng nước.
d) làm khô mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ (100 ± 2) °C.
6.3.7 Độ bền màu khi chà xát của da tổng hợp PU và da nhân tạo PVC phải theo TCVN 7130 (ISO 11640). Độ bền màu khi chà xát của vật liệu dệt phải theo TCVN 4538 (ISO 105-X12).
6.3.8 Độ bền màu với mồ hôi của da tổng hợp PU và da nhân tạo PVC phải theo TCVN 10053 (ISO 11641). Độ bền màu với mồ hôi của vật liệu dệt phải theo TCVN 7835-E04 (ISO 105-E04).
6.3.9 Độ bền của đường may phải được đo như sau.
a) cắt các mẫu thử với chiều rộng 30 mm và chiều dài 150 mm bên ngoài các đường nối từ lớp vải và tương ứng với băng dính gai velcro của mẫu. Hướng chiều dài của mẫu thử phải thẳng đứng với các đường may.
b) tiến hành thử độ bền đường may của dây đeo khóa trên máy thử độ bền kéo với dải đo và độ chính xác thích hợp ở tốc độ (100 ± 10) mm/min.
Giá trị trung bình các kết quả của hai mẫu sẽ là kết quả thử, với độ chính xác là 1 N.
6.3.10 Độ bền cắt phải được đo như sau.
a) cắt hai mẫu thử có chiều dài (100 ± 5) mm và chiều rộng 20 mm từ các mẫu. Mỗi mẫu thử phải bao gồm hai thành phần, một dải móc và một dải vòng.
b) ấn dải móc và dải vòng lại với nhau để có chiều dài liên kết hiệu dụng là 50 mm theo hướng chiều dài, với dải móc hướng lên và dải vòng quay hướng xuống, và các đầu của hai dải được gắn với nhau như thể hiện trong Hình 11.
c) lăn đều 10 lần trên cả hai mặt của mẫu thử bằng con lăn đặc biệt để thử độ bền kéo khối lượng 3 kg.
d) tiến hành thử độ bền cắt của băng dính gai velcro trên máy thử độ bền kéo có dải đo và độ chính xác thích hợp ở tốc độ (100 ±10) mm/min.
Lực cắt là lực lớn nhất đo được. Chia giá trị của lực cắt cho chiều rộng của mẫu thử để có được kết quả của độ bền cắt. Kết quả thử phải là giá trị trung bình của các kết quả độ bền cắt của hai mẫu thử và được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 dải băng dính gai velcro
2 dải vòng lặp
Hình 11- Mẫu thử độ bền cắt
6.3.11 Độ bền bóc tách phải được đo như sau.
a) cắt hai mẫu thử có chiều dài (100 ± 5) mm và chiều rộng 20 mm (nếu chiều rộng nhỏ hơn 20 mm thì sử dụng chiều rộng hiệu dụng) từ các mẫu. Mỗi mẫu thử phải bao gồm hai thành phần: dải móc và dải vòng.
b) ấn dải móc và dải vòng lại với nhau để có chiều dài liên kết hiệu dụng là 50 mm, với bề mặt móc hướng lên và vòng lặp hướng xuống, và các đầu của hai dải được gắn với nhau như trong Hình 12.
c) tiến hành thử độ bền cắt của băng dính gai velcro trên máy thử độ bền kéo có dải đo thích hợp và độ chính xác ở tốc độ (50 ± 10) mm/min.
d) kéo căng mẫu cho đến khi các bộ phận được đóng kín có hiệu quả được tách ra hoàn toàn. Giá trị trung bình của giá trị đỉnh của lực kéo căng phải là lực bóc. Chia giá trị của lực bóc cho chiều rộng của mẫu để có được kết quả của lực bóc.
Kết quả thử phải là giá trị trung bình của các kết quả độ bền vỏ của hai mẫu thử và được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 băng dính gai velcro
2 dải vòng lặp (loop trip)
3 hướng của lực
Hình 12 - Mẫu thử độ bền bóc tách
6.3.12 Việc xác định độ cứng của bọt xốp polyurethan phải phù hợp với ISO 2439.
6.3.13 Việc xác định khả năng phục hồi của bọt xốp polyurethan phải phù hợp với ISO 8307.
6.3.14 Việc xác định bộ nén của bọt xốp polyurethan phải phù hợp với ISO 1856
6.3.15 Việc xác định tính năng chống va đập phải phù hợp với Phụ lục A.
Phương pháp thử tính năng chống va đập
A.1 Lấy mẫu
Hai thiết bị bảo vệ đầu chưa sử dụng với các thông số kỹ thuật khác nhau được cung cấp làm mẫu.
A.2 Điều kiện môi trường
A.2.1 Phép thử phải được tiến hành trong môi trường khí quyển có nhiệt độ là (21 ± 3) °C và độ ẩm tương đối là (50 ±10) %.
A.2.2 Trước khi thực hiện phép thử, mẫu thử phải được đặt trong các điều kiện theo A.2.1 trong ít nhất 4 h.
A.3 Thiết bị
A.3.1 Thả quả nặng rơi có hình dạng và khối lượng xác định từ độ cao đã biết lên mẫu để thu được lực va đập lớn nhất.
A.3.2 Bề mặt va đập của quả nặng rơi phải có dạng chóp hình cầu với bán kính (100 ± 2) mm và chiều cao lớn hơn 8 mm. Khối lượng của quả nặng rơi được gắn với cảm biến gia tốc để theo dõi lực đỉnh lớn nhất phải là (7,65 ± 0,025) kg.
A.3.3 Nếu quả nặng rơi được dẫn hướng thì bộ dẫn hướng phải đảm bảo vận tốc rơi của quả nặng lớn hơn 95 % vận tốc lý thuyết.
A.3.4 Hệ thống ghi của cảm biến để theo dõi lực tác động lớn nhất phải đáp ứng các yêu cầu sau.
a) độ chính xác đo của giá trị thực của gia tốc đỉnh phải là ± 5 %.
b) hệ thống có thể phát hiện và ghi lại gia tốc tác động lên đến 0,2 kg với độ chính xác ± 5 % trong dải tần từ 2 Hz đến 1 000 Hz.
c) vận tốc mẫu tối thiểu phải là 5 000 Hz.
A.4 Quy trình thử
A.4.1 Thông thường, đặt mẫu thử trên một mô hình đầu được làm bằng hợp kim kẽm đúc, nhóm hoặc gỗ cứng. Chu vi đầu của mô hình đầu phải phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất.
A.4.2 Phần đầu của mô hình phải được cố định chắc chắn để mô hình và phần đế cố định của nó không bị dịch chuyển hoặc bị biến dạng đàn hồi khi nhận tác động. Việc cố định phải tạo điều kiện thuận lợi cho tác động lên từng vị trí.
A.4.3 Dung sai của đường pháp tuyến tại mỗi điểm va đập với đường trục của vật nặng rơi tự do phải là ± 3 mm. Nâng quả nặng lên độ cao 70 mm ± 1 mm để rơi tự do (khoảng cách thẳng đứng từ điểm thấp nhất của quả nặng đến bề mặt va đập của mẫu).
A.4.4 Thả quả nặng rơi xuống để tác động vào mẫu.
A.4.5 Các vị trí va đập phải ở các vùng trên trán, sau đầu, tai trên và mặt của bộ phận bảo vệ đầu.
A.4.6 Sau mỗi lần va đập, dữ liệu phải được ghi lại ngay lập tức và khối lượng rơi phải được tách ra khỏi mẫu đo được ngay lập tức.
A.4.7 Khoảng thời gian tác động phải là (120 ± 5) s.
A.4.8 Tác động năm lần tại mỗi vị trí của mẫu thử. Dữ liệu của ba tác động cuối cùng phải là dữ liệu hợp lệ. Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình của dữ liệu hợp lệ.
A.5 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau:
a) các yêu cầu về mô hình và thông số của dụng cụ thử;
b) dữ liệu hợp lệ và giá trị trung bình của ba tác động tại mỗi vị trí;
c) kết quả kiểm tra việc thực hiện tác động;
d) viện dẫn tiêu chuẩn này.
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Kết cấu
5 Các yêu cầu
6 Phương pháp thử
Thư mục tài liệu tham khảo