Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13319:2021

BS EN 916:2003

THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - BỤC NHẢY CHỐNG - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Gymnastic equipment - Vaulting boxes - Requirements and test methods incuding safety

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Yêu cầu

3.1  Phân loại

3.2  Kích thước

3.3  Tính năng của mặt ghế được bọc đệm

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

4.2  Độ ổn định

4.3  Độ bền

4.4  Độ bền kết cu

5  Phương pháp thử

5.1  Xác định độ n định

5.2  Xác định độ bền

5.3  Xác định độ ổn định cấu trúc

6  Cảnh báo

7  Ghi nhãn

Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về bục nhảy chống

Lời nói đầu

TCVN 13319:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 916:2003.

TCVN 13319:2021 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Th thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - BỤC NHẢY CHỐNG -  YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Gymnastic equipment - Vaulting boxes - Requirements and test methods incuding safety

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng (xem Điều 3) và các yêu cầu an toàn cụ thể đối với các loại bục nhảy chống (xem Bảng 1). Tiêu chuẩn này áp dụng cùng với các yêu cầu an toàn chung của TCVN 13318 (BS EN 913).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13318:2021 (BS EN 913:2018), Thiết bị thể dục dụng cụ - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp th.

3  Yêu cầu

3.1  Phân loại

Bục nhảy chống được phân loại theo thiết kế (loại) như nêu tại Bảng 1.

Bảng 1 - Các loại bục nhảy chống

Loại

Mô tả

Ví dụ

1

Bục nhảy chống hình chữ nhật có phần hộp riêng và mặt ghế được bọc đệm

Hình A1

2

Bục nhảy chống hình chữ nhật nhỏ có mặt ghế được bọc đệm

Hình A2

3

Bục nhảy chống hình chóp có phần hộp riêng và mặt ghế được bọc đệm

Hình A3

4

Bục nhảy chống được bọc đệm có khung đỡ

Hình A4

5

Bục hoặc bàn nhảy chống có thiết kế khác bất kỳ đáp ứng yêu cầu an toàn của tiêu chuẩn này và các kích thước mặt trên được bọc đệm

Bảng 2

3.2  Kích thước

Mặt trên của các bục nhảy chống phải tuân thủ các kích thước quy định trong Bảng 2.

Bng 2 - Các kích thước của mặt trên

Kích thước tính bằng milimét

Phạm vi

Chiều dài

l

Chiều rộng

b

Lớn nhất

1 605

705

Nhỏ nhất

395

395

3.3  Tính năng của mặt ghế được bọc đệm

Khi thử nghiệm theo Phụ lục C của TCVN 13318 (BS EN 913), bằng cách sử dụng chiều cao thả rơi 300 mm, gia tc cực đại phải không được vượt quá 500 m/s2 (50g).

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

Bục nhảy chống phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 13318 (BS EN 913), trừ các yêu cầu được quy định bởi tiêu chuẩn này.

4.2  Độ ổn định

Khi thử theo 5.1, đế của bục nhảy chống không được xoay, và không được có bất kỳ bộ phận nào tách ra khi sử dụng thông thường khi phải chịu một lực tác dụng theo phương nằm ngang tương ứng với 20 % khối lượng của bục nhảy chống.

4.3  Độ bền

Khi được thử theo 5.2, bục nhảy chống hoặc bất kỳ bộ phận phía ngoài theo chiều thẳng đứng không được có du hiệu liên kết lỏng lẻo, gãy hoặc rạn nứt.

4.4  Độ bền kết cu

Khi được thử theo 5.3, các bộ phận không được lỏng chỗ nối, gãy, nứt hoặc thay đổi kích thước đường chéo lớn hơn 3 mm.

5  Phương pháp thử

5.1  Xác định độ ổn định

5.1.1  Nguyên tắc

Ghi lại mọi lực tác dụng theo phương nằm ngang vào mặt trên của thiết bị và bất kỳ chuyển dịch nào của bề mặt.

5.1.2  Nhiệt độ thử

Quy định thiết bị để tối thiểu trong 3 h nhiệt độ (23 ± 2) °C.

5.1.3  Quy trình thử

Tiến hành thử nghiệm ở độ cao tối đa.

Tránh đ bục nhảy chống bị trượt, xem Hình 1.

Tác dụng một lực theo phương nằm ngang bằng 20 % khối lượng của thiết bị với lực tối thiểu là 70 N vào điểm cao nhất tâm của mặt trên thiết bị (Xem Hình 1)

Ghi lại độ dịch chuyển đầu tiên của mặt bục nhảy chống.

CHÚ DN

1  điểm xoay

F  lực

Hình 1 - Xác định độ ổn định

5.1.4  Biểu thị kết quả

Biểu thị mức độ ổn định bằng cách ghi lại có sự xoay hay không.

5.2  Xác định độ bền

5.2.1  Nguyên tắc

Đặt tải lên thiết bị với một lực theo phương thẳng đứng được tính trước và xem có chỗ gãy hay hư hỏng khác không.

5.2.2  Thiết bị, dụng cụ

Một tấm cứng, kích thước (200 mm x 200 mm x 10 mm) ±1 mm với bán kính của cạnh dưới tối thiểu 3 mm.

5.2.3  Nhiệt độ thử

n định thiết bị ít nhất 3 h ở nhiệt độ thử (23 ±2) °C.

5.2.4  Cách tiến hành

5.2.4.1  Toàn bộ bục nhảy chống

Tác động một lực theo phương thẳng đứng 2850 N vào giữa mặt trên của thiết bị trong

Ghi lại bất kỳ dấu hiệu liên kết lỏng lẻo, gãy hoặc rạn nứt nào của thiết bị.

5.2.4.2  Các bộ phận

Tác động một lực theo phương thẳng đứng 1700 N vào giữa mỗi mặt dài của thiết bị trong

Ghi lại bất kỳ dấu hiệu liên kết lỏng lẻo, gãy hoặc rạn nứt nào của thiết bị.

5.2.5  Biểu thị kết quả

Biểu thị độ bền bằng việc xem có dấu hiệu liên kết lỏng lẻo, gãy hoặc rạn nứt nào xảy ra hay không.

5.3  Xác định độ ổn định cấu trúc

5.3.1  Nguyên tắc

Một bộ phận được thả lên sàn bê tông từ độ cao xác định và kiểm tra sự hư hỏng và sự thay đổi các kích thước đường chéo trước và sau khi thử và xác định số chênh lệch.

5.3.2  Quy trình thử

Trước khi thử nghiệm đo kích thước đường chéo của một bộ phận. Thả bộ phận này lên sàn bê tông từ chiều cao tối thiểu 120 mm vuông góc với trục chéo của bộ phận này. Tiến hành thử nghiệm 5 lần với mỗi góc, bằng cách lần lượt thực hiện với các góc đối diện theo đường chéo.

5.3.3  Biểu thị kết quả

Ghi lại bất kỳ sự gãy, vỡ và các mối nối bị lỏng. Ghi lại sự thay đổi của các kích thước đường chéo trước và sau khi thử tính bằng milimét.

6  Cảnh báo

Nhà sản xuất phải đưa ra cảnh báo rằng thiết b có thể cần được sử dụng dưới sự kiểm soát.

7  Ghi nhãn

a) ghi nhãn theo quy định hiện hành và TCVN 13318 (BS EN 913).

b) loại theo Bảng 1.

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về bục nhảy chống