Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13478:2021

ISO 4618:2014

SƠN VÀ VECNI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Paints and varnishes - Terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 13478:2021 hoàn toàn tương đương ISO 4618:2014

TCVN 13478:2021 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SƠN VÀ VECNI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Paints and varnishes - Terms and definitions

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực vật liệu ph (sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni).

Các thuật ngữ liên quan đến các ứng dụng và tính chất cụ thể được đưa ra trong các tiêu chuẩn liên quan, ví dụ bảo vệ chống ăn mòn, bột ph.

Các thuật ngữ về công nghệ nano phù hợp với ISO/TS 80004-4.

CHÚ THÍCH 1: Những thuật ngữ được định nghĩa những phần khác trong tiêu chuẩn này được in nghiêng

CHÚ THÍCH 2: Cũng có thể xem thêm các thuật ngữ online trên trang web (OBP): https://www.iso.org/obp/ui/

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1

Sự mài mòn (Abrasion)

Quá trình mòn đi hoặc biến dạng của bề mặt do ma sát khi chà xát.

2.2

Làm sạch bằng phương pháp phun mài mòn (Abrasive blast-cleaning)

Sự tác động của chất mài mòn có dòng động năng cao lên bề mặt cần làm sạch.

2.3

Chất xúc tiến (Accelerator)

Phụ gia làm tăng tốc độ của các phản ứng hóa học.

2.4

Chỉ số acid (Acid value)

Số miligam Kali hydroxit (KOH) cần thiết để trung hòa 1 g mẫu trong điều kiện th quy định.

2.5

Nhựa acrylic (Acrylic resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ quá trình trùng hợp hoặc đồng trùng hợp các monome acrylic và/hoặc metacrylic với các monome khác

2.6

Phụ gia (Additive)

Một chất bất kỳ, được thêm một lượng nhỏ vào vật liệu phủ nhằm cải thiện hoặc nói cách khác là làm thay đổi một hoặc nhiều tính chất

2.7

Bám dính (Adhesion)

Hiện tượng liên kết giữa bề mặt rắn và vật liệu khác do các lực phân tử.

CHÚ THÍCH 1: Tránh nhầm lẫn sự bám dính với kết dính nội.

2.8

Cường độ bám dính (Adhesive strength)

Lực cần thiết để tách lớp ph khỏi nền hoặc khỏi lớp phủ khác.

2.9

Sol khí (Aerosol)

Hệ của các hạt rắn hoặc lỏng phân tán trong môi trường khí.

2.10

Dính sau khô (After tack)

Tính chất của màng vẫn duy trì độ dính sau khi khô tự nhiên hoặc đóng rắn.

2.11

Già hóa (Ageing)

Sự thay đổi của một hoặc nhiều tính chất ban đầu của màng theo thời gian.

2.12

Kết tụ (Agglomerate)

Sự tập hợp của các hạt có liên kết yếu hoặc các tập hợp hạt hoặc hỗn hợp của cả hai làm cho diện tích bề mặt ngoài tương tự với tổng diện tích bề mặt của từng thành phần riêng biệt.

CHÚ THÍCH 1: Lực được áp dụng cho sự kết hợp/ sự kết tụ trong quá trình sơn có thể khác nhau phụ thuộc vào phương pháp sử dụng.

2.13

Kết hợp (Aggregate)

Sự kết hợp của hạt có liên kết mạnh hoặc các hạt nóng chảy làm cho diện tích bề mặt ngoài có thể nhỏ hơn đáng kể so với tổng diện tích bề mặt của từng thành phần riêng biệt.

CHÚ THÍCH 1: Lực được áp dụng cho sự kết hợp/ sự kết tụ trong quá trình sơn có thể khác nhau phụ thuộc vào phương pháp sử dụng.

2.14

Phun áp lực (Airless spraying)

Quá trình thi công vật liệu phủ bằng cách cho qua nó một vòi phun áp lực cao mà không cần cung cấp không khí.

2.15

Nhựa alkyd (Alkyd resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ quá trình trùng ngưng các axit béo (hoặc dầu) và axit carbonic đa chức với rượu đa chức.

2.16

Nhựa amin (Amino resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ quá trình trùng ngưng urê hoặc melamine hoặc các dẫn xuất của chúng như benzo-guanamine với formaldehyde.

CHÚ THÍCH 1: Các nhựa này thường được este hóa bằng rượu.

2.17

Chất chống kết khối (Anti-blocking agent)

Phụ gia thường bám vào bề mặt trong suốt quá trình làm khô và do đó ngăn s kết khối.

2.18

Chất chống tạo bọt (Anti-foaming agent)

Phụ gia ngăn ngừa sự hình thành bọt hoặc làm giảm xu hướng tạo bọt của vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm tác nhân khử bọt.

2.19

Sơn chống hà (Anti-fouling paint)

Vật liệu phủ được sơn cho các phần dưới nước của vỏ tàu hoặc các kết cấu dưới nước khác để ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật.

2.20

Chất chống lắng (Anti-settling agent)

Phụ gia ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình lắng của bột màu và / hoặc chất độn trong khi lưu trữ vật liệu phủ.

2.21

Chất chống tạo váng (Anti-skinning agent)

Phụ gia ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tạo váng do bị oxi hóa trong khi lưu trữ.

2.22

Khối lượng riêng biểu kiến (Apparent density)

Tỷ lệ khối lượng trên thể tích của một lượng bột không bị nén.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm khối lượng th tích đổ đống khối lượng thể tích đã nén.

2.23

Ngoại quan (Appearance)

Các đặc tính nhìn thấy của bề mặt.

CHÚ THÍCH 1: Bao gồm màu sắc, độ bóng, sự khác biệt của hình ảnh (DOI), độ mờ, cấu trúc bề mặt, độ sn, rộp vỏ cam, vv

2.24

Định mức sử dụng (Application rate)

Lượng vật liệu phủ được sử dụng trong các điều kiện làm việc quy định để tạo một màng khô hoặc lớp phủ khô có độ dày quy định trên một đơn vị diện tích.

CHÚ THÍCH 1: Định mức sử dụng được biểu thị bằng Lm2 hoặc kg/m2.

CHÚ THÍCH 2: Xem thêm thuật ngữ tỷ lệ phân bố.

2.25

Vật liệu phủ ngăn cách (Barrier coating material)

Vật liệu phủ được sử dụng để phân cách một hệ phủ với nền, để ngăn ngừa sự tương tác hóa học hoặc vật lý, ví dụ: để ngăn sự loang màu hoặc sự di chuyển từ lớp lót hoặc nền.

2.26

Chất tạo màng (Binder)

Phần không bay hơi của môi trường phân tán.

2.27

Chất kháng khuẩn (Biocide)

Phụ gia được thêm vào vật liệu phủ để ngăn ngừa các vi sinh vật gây xuống cấp cho nền, vật liệu phủ hoặc màng phủ.

2.28

Loang màu (Bleeding)

Sự di chuyển của chất màu từ vật liệu này sang vật liệu khác khi tiếp xúc với nhau, có thể tạo ra sự nhuộm hoặc đổi màu không mong muốn.

2.29

Phồng rộp (Blister)

Biến dạng lồi của lớp màng do sự tách rời cục bộ của một hay nhiều lớp phủ.

2.30

Sự kết khối (Blocking)

Sự bám dính không mong muốn giữa hai bề mặt, trong đó có ít nhất một bề mặt đã được phủ, khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau dưới tải trọng, sau một khoảng thời gian khô xác định.

2.31

N (Blooming)

Sự di chuyển của một chất để hình thành một lớp đọng lại trên bề mặt lớp phủ.

CHÚ THÍCH 1: Chất có thể là một thành phần của lớp phủ hoặc của nền được sơn phủ.

2.32

Màng mờ (Blushing)

Sự hình thành màng có màu trắng sữa trên bề mặt sơn mài khô do sự đọng ẩm từ không khí và/hoặc sự kết tủa một hoặc nhiều thành phần rắn của sơn mài.

2.33

Độ sáng (Brightness)

Sự kết hợp của ánh sáng và cường độ màu của vật liệu.

CHÚ THÍCH 1: Độ sáng thường được biểu thị bằng số theo giá trị tristimulus Y.

2.34

Tính giòn (Brittleness)

Trạng thái của màng hoặc lớp phtính mềm dẻo thấp do vậy dễ bị phá hủy thành các mảnh nhỏ.

2.35

Chuyển màu đồng (Bronzing)

Sự thay đổi màu sắc của bề mặt màng tạo ra ngoại quan màu đồng cổ.

2.36

Sơn kéo bằng chổi quét (Brush-drag)

Sự cản trở khi sơn vật liệu phủ bằng chổi quét, liên quan đến độ nhớt trượt cao.

2.37

Bọt khí (Bubble)

Các khoang hình cầu kín hoặc h tồn tại trong lớp sơn, thường gây ra bởi sự bay hơi của các dung môi

2.38

Sự tạo bọt (Bubbling)

Sự hình thành các bọt khí tạm thời hoặc lâu dài trong một màng sơn đã được thi công.

2.39

Khối lượng thể tích đổ đống (Bulk density)

Tỷ lệ khối lượng trên thể tích của một lượng bột khi được đ nhẹ nhàng theo các điều kiện quy định.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị của khối lượng thể tích đổ đống phụ thuộc phần lớn vào phương pháp đo được sử dụng và cách thức thực hiện.

CHÚ THÍCH 2: Xem khối lượng thể tích đã nén.

2.40

Làm sạch bằng nhiệt (Burning off)

Làm sạch lớp phủ bằng cách gia nhiệt làm mềm màng sau đó cạo bỏ trong khi vẫn còn mềm.

2.41

Phấn hóa (Chalking)

Sự xuất hiện một lớp bột bám nhẹ trên bề mặt của màng hoặc lớp ph do sự phân hủy của một hay nhiều thành phần của sơn.

2.42

Rạn (Checking)

Hình dạng của vết nứt được đặc trưng bi các vết nứt nhỏ phân bố đồng đều hoặc không đồng đều trên bề mặt của màng hoặc lớp phủ khô.

CHÚ THÍCH 1: Một ví dụ về rạn được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1 - Rạn

2.43

Tiền xử lý bằng phương pháp hóa học (Chemical pre-treatment)

Quá trình hóa học được áp dụng để xử lý bề mặt trước khi sơn vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Xem ví dụ quá trình Phốt phát hóa.

2.44

Đánh sạch (Chipping)

Làm sạch lớp ph hoặc gỉ và vảy thép cán bằng các dụng cụ cầm tay hoặc chạy điện.

2.45

Cao su Clo hóa (Chlorinated rubber)

Vật liệu polyme được hình thành do phản ứng của clo với cao su thiên nhiên hoặc cao su tổng hợp.

2.46

Vệt (Cissing)

Ngoại quan của màng có những khu vực chiều dày không đồng nhất khác nhau về kích thước và sự phân bố.

2.47

Vật liệu phủ trong suốt (Clear coating material)

Vật liệu phủ khi sơn lên nền sẽ tạo thành lớp màng rắn, trong suốt có tính năng bảo vệ, trang trí hoặc các tính năng kỹ thuật cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm vecni

2.48

Chất trợ tạo màng (Coalescing agent)

Phụ gia được thêm vào vật liệu phủ dựa trên sự phân tán polyme để hỗ trợ cho quá trình tạo màng.

2.49

Lớp (coat)

Lớp của vật liệu phủ hình thành từ việc sơn một lớp đơn.

CHÚ THÍCH 1: Đối với chất điền đầy thì sử dụng từ "lớp" thay cho từ "màng".

2.50.1

Lớp phủ (Coating)

Lớp được hình thành từ việc sơn một lớp đơn hoặc nhiều lớp vật liệu phủ lên nền.

2.50.2

Phủ sơn (Coating)

Quá trình sơn một lớp.

CHÚ THÍCH 1: Việc sử dụng thuật ngữ “lớp phủ” thay cho “vật liệu phủ là không được chấp nhận

2.51

Vật liệu phủ (Coating material)

Sản phẩm dạng lỏng, hồ hoặc bột khi được sơn lên nền sẽ tạo thành lớp màng có tính năng bảo vệ, trang trí và/hoặc các tính năng cụ thể khác.

2.52

Sơn bột (Coating powder)

Vật liệu phủ dạng bột sau khi nóng chảy và có khả năng đóng rắn tạo thành màng liên tục.

2.53

Quá trình phủ (Coating process)

Phương pháp sơn vật liệu phủ lên nền.

2.54

Hệ lớp phủ (Coating system)

Sự kết hợp tất cả các lớp của các vật liệu phủ đã được sơn hoặc sẽ sơn trên cùng một nền.

CHÚ THÍCH 1: Hệ thực tế có thể được đặc trưng bi số lượng các lớp ph.

CHÚ THÍCH 2: Xem thêm thuật ngữ lớp phủ.

2.55

Kết dính nội (Cohesion)

Lực liên kết bên trong lớp màng hoặc lớp phủ tạo thành một vật thể không tách rời.

CHÚ THÍCH 1: Cần tránh nhầm lẫn giữa kết dính nội và sự bám dính.

2.56

Phủ cuộn (Coil coating)

Quá trình phủ trong đó vật liệu phủ được sơn liên tục lên một cuộn kim loại và có thể được cuộn lại sau khi màng sơn đã được làm khô.

2.57

Nứt do lạnh (Cold cracking)

Các vết nứt hình thành ở bề mặt màng do tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

2.58

Màu (Colour)

Nhận biết màu là kết quả cảm nhận ánh sáng có thành phần quang phổ cụ thể bằng mắt thường.

CHÚ THÍCH 1: Màu được đặc trưng bi màu sắc, độ màu và độ sáng.

2.59

Độ ổn định màu (Colour retention)

Mức độ duy trì màu sắc.

CHÚ THÍCH 1: Thời tiết có thể ảnh hưởng tới độ ổn định màu.

2.60

Vật liệu tạo màu (Colouring material)

Một chất bất kỳ có thể tạo màu sắc cho các vật liệu khác.

CHÚ THÍCH 1: Vật liệu màu bao gồm các bột màu không tan trong môi trường hoặc là thuốc nhuộm là loại có thể hòa tan trong môi trường.

2.61.1

Tính tương hợp (Compatibility)

<Của các vật liệu> khả năng của hai hoặc nhiều vật liệu được trộn lẫn với nhau mà không gây nên các ảnh hưởng ngoài ý muốn.

2.61.2

Tính tương hợp (Compatibility)

(Của vật liệu phủ với nền) khả năng của vật liệu phủ được sơn lên nền mà không gây nên các ảnh hưởng ngoài ý muốn.

2.62

Độ đặc (Consistency/ body)

Tính kháng dòng chảy của vật liệu phủ được đánh giá khi tác dụng một lực trượt.

2.63

Độ tương phản (Contrast ratio)

Tỷ lệ giữa độ phản xạ của vật liệu phủ trên bề mặt đen với độ phản xạ của vật liệu phủ đó trên bề mặt trắng có chiều dày màng như nhau ở điều kiện quy định.

2.64

Ăn mòn (Corrosion)

Quá trình xuống cấp do phản ứng hóa học, điện hóa hoặc vi sinh vật hình thành khi phơi nhiễm với môi trường sử dụng hoặc môi trường không khí.

2.65

Nứt (Cracking)

Sự đứt gãy của màng hoặc lớp phủ khô.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “nứt” cũng được sử dụng cho một dạng nứt cụ thể được minh họa trong Hình 2.

CHÚ THÍCH 2: Nứt kiểu da cá sấunứt chân chim là những ví dụ về các dạng nứt.

Hình 2: Nứt

2.66

Tạo hố (Cratering)

Sự hình thành trong màng hoặc lớp phủ những chỗ lõm hình tròn nhỏ sau khi khô.

CHÚ THÍCH 1: Các hố có thể m rộng sâu vào các lớp phủ hoặc nền.

CHÚ THÍCH 2: Tạo hố là do sự không đồng nhất cục bộ sức căng bề mặt của lớp phủ. Sự nhiễm bẩn của nền hoặc lớp phủ với các chất không tương thích như giọt dầu nh hoặc vật liệu dạng hạt là nguyên nhân thường gặp nhất.

2.67

Vết lõm (Crawling)

Dạng vệt ở mức lớn.

2.68

Rạn vân (Crazing)

Dạng nứt được đặc trưng bi các vết nứt rộng, sâu, phân bố đều hoặc không đều trên toàn bộ bề mặt của màng khô.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về rạn vân được thể hiện trong Hình 3.

Hình 3: Rạn vân

2.69

Nồng độ thể tích bột màu tới hạn (Critical pigment volume concentration/ CPVC)

Giá trị của nồng độ th tích bột màu mà tại đó khoảng trống giữa các hạt rắn được lấp đầy bởi chất tạo màng và khi vượt quá giá trị này thì các tính chất của màng thay đổi rõ rệt.

2.70

Nứt kiểu da cá sấu (Crocodiling)

Dạng nứt được đặc trưng bởi các vết nứt phân bố giống như da cá sấu.

CHÚ THÍCH 1: Một ví dụ cho nứt kiểu da cá sấu được thể hiện trong Hình 4.

Hình 4 - Nứt kiểu da cá sấu

2.71

Nứt chân chim (Crow’s foot cracking)

Dạng nứt được đặc trưng bởi các vết nứt phân bố giống như chân chim.

CHÚ THÍCH: Một ví dụ về vết nứt chim được thể hiện trong Hình 5.

Hình 5 - Nứt chân chim

2.72

Đóng rắn (Curing/ hardening)

Sự tăng kích thước phân tử của cht tạo màng do phản ứng hóa học.

CHÚ THÍCH 1: Sự tăng tốc quá trình đóng rắn có thể bng phương pháp vật lý (nhiệt, bức xạ) hoặc chất xúc tiến.

2.73

Chất đóng rắn (Curing agent)

Phụ gia thúc đẩy quá trình đóng rắn hóa học của lớp phủ.

2.74

Phủ rèm che (Curtain coating)

Sơn vật liệu phủ bằng cách cho vật thể được phủ đi ngang qua một tấm rèm có vật liệu phủ chảy xuống tuần hoàn liên tục.

2.75

Cắt trong (Cutting-in)

Sơn vật liệu phủ bằng chi quét theo một vạch cho trước.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ như sơn vật liệu phủ cho các khung cửa sổ mà không vào kính.

2.76

Chất khử bọt (Defoaming agent)

Phụ gia làm giảm bọt có thể hình thành trong quá trình sản xuất và/hoặc sơn vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm chất chống tạo bọt.

2.77

Kh dầu (Degreasing)

Làm sạch dầu, mỡ và các chất tương tự trên bề mặt trước khi sơn bằng dung môi hữu cơ hoặc tác nhân làm sạch gốc nước.

2.78

Loại bỏ hạt nhỏ (De-nibbing)

Làm sạch các hạt nhỏ nhô ra khỏi bề mặt khô của một lớp phủ đã được sơn hoặc của nền.

2.79

Tẩy gỉ (De-scaling)

Làm sạch vảy thép cán hoặc lớp gỉ của thép hoặc của các nền sắt khác.

2.80

Chất pha loãng hoạt tính (Diluent)

Chất lỏng dễ bay hơi không phải là dung môi, ở dạng đơn chất hoặc hỗn hợp, có thể sử dụng kết hợp với dung môi mà không gây ra các tác động có hại.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm dung môichất pha loãng.

2.81

Nhúng (Dipping)

Sơn vật liệu phủ bằng cách nhúng vật thể cần phủ vào trong một bồn có chứa vật liệu phủ, sau đó lấy ra và để ráo.

2.82

Bám bẩn (Dirt pick-up)

Xu hướng màng hoặc lớp phủ khô dính một lượng đáng kể các chất bẩn lên bề mặt.

2.83

Giữ bn (Dirt retention)

Xu hướng màng hoặc lớp phủ khô giữ lại vật liệu bẩn trên bề mặt mà không thể làm sạch được bằng phương pháp thông thường.

2.84

Sự phân tán (Dispersion)

Hỗn hợp không đồng nhất của ít nhất hai vật liệu không tan hoặc ít tan vào nhau và không xảy ra liên kết hóa học.

CHÚ THÍCH 1: Sự phân tán là thuật ngữ chung cho huyền phùnhũ tương.

2.85

Phụ gia phân tán (Dispersing agent/ dispersant)

Phụ gia dùng trong quá trình sản xuất để làm tăng khả năng phân tán chất rắn trong môi trường phân tán và làm tăng tính ổn định của hỗn hợp sau đó.

2.86

Chất làm khô (Drier)

Hợp chất, thường là xà phòng kim loại, được thêm vào các sản phẩm làm khô bằng quá trình oxy hóa để đẩy nhanh quá trình khô.

2.87

Làm khô (Drying)

Tất cả các quá trình mà vật liệu phủ đã sơn chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.

CHÚ THÍCH 1: "Làm khô bằng quá trình oxi hóa" được sử dụng thường xuyên, thay thế cho thuật ngữ "đóng rắn bằng quá trình oxi hóa".

CHÚ THÍCH 2: Xem thêm đóng rắn.

2.88

Dầu khô (Drying oil)

Dầu trên cơ sở các axit béo không no, tạo thành màng bằng quá trình oxy hóa.

2.89

Độ bền lâu (Durability)

Khả năng của lớp phủ chống lại ảnh hưởng xấu của môi trường.

2.90

Thuốc nhuộm (Dyestuff)

Vật liệu tạo màu, hòa tan trong môi trường sử dụng.

2.91

Hiệu ứng bột màu (Effect pigment)

Bột màu, thường có cấu trúc dạng tấm, không chỉ tạo màu sắc mà còn có thêm các tính chất tán sắc (phát ngũ sắc) (giao thoa ánh sáng các lớp mỏng), phụ thuộc vào góc độ của màu sắc (sự di chuyển màu sắc, rơi màu, pha trộn sáng tối) hoặc độ sần.

2.92

Sự muối hóa (Efflorescence)

Hiện tượng xảy ra khi các muối hòa tan trong màng khô hoặc từ nền di chuyển lên bề mặt màng và tạo thành một lớp tinh thể lắng đọng.

2.93.1

Tính đàn hồi (Elasticity)

<Quy định chung> khả năng của màng khô tr lại dạng ban đầu sau khi bỏ ứng suất các hướng

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm tính mềm dẻo.

2.93.2

Tính đàn hồi (Elasticity)

<tính lưu biến> tính chất của vật liệu cho thấy khả năng phục hồi sau khi chịu biến dạng.

2.94

Lắng đọng bằng điện (Electrodeposition)

Quá trình mà dưới ảnh hưởng của dòng điện một lớp màng của vật liệu phủ gốc nước được hình thành trên một bề mặt anot hoặc catot tùy thuộc vào bản chất của vật liệu phủ.

2.95

Đóng rắn bằng chùm điện tử (Electron beam curing)

Quá trình đóng rắn nhanh lớp vật liệu phủ đặc biệt bằng phương pháp sử dụng các dòng điện tử tập trung.

2.96

Phun tĩnh điện (Electrostatic spraying)

Phương pháp sơn bằng cách sử dụng chênh lệch điện thế tĩnh điện giữa vật thể cần phủ và các hạt vật liệu phủ đã được nguyên tử hóa.

2.97

Nhũ tương (Emulsion)

Hỗn hợp phân tán đều của ít nhất hai chất lỏng không tan hoặc ít tan vào nhau.

2.98

Epoxy este (Epoxy ester)

Nhựa tổng hợp hình thành do phản ứng giữa nhựa epoxy và axit béo và/hoặc dầu.

2.99

Nhựa Epoxy (Epoxy resin)

Nhựa tổng hợp có chứa các nhóm epoxy, thường được tổng hợp từ epiclohydrin và bisphenol.

2.100

Sơn lót ăn mòn (Etch primer)

Sơn lót, thường gồm hai thành phần hoạt tính được trộn lẫn với nhau ngay trước khi thi công, dùng để phản ứng với bề mặt kim loại nhằm tăng sự bám dính của các lớp tiếp theo.

2.101

Làm sạch bằng ăn mòn hóa học (Etching)

Làm sạch, tạo nhám hoặc loại bỏ lớp oxit tự nhiên khỏi bề mặt bằng một tác nhân hóa học trước khi sơn để tăng sự bám dính.

2.102

Chất độn (Extender)

Vật liệu dạng hạt hoặc dạng bột, không hòa tan trong môi trường phân tán và được sử dụng để làm biến đi hoặc tác động đến một vài tính chất vật lý nhất định.

2.103

Đổ mồ hôi (Exudation/Sweating)

Sự di chuyển các thành phần lỏng của vật liệu phủ lên bề mặt của màng.

2.104

Bạc màu (Fading)

Sự giảm màu sắc trên bề mặt màng của vật liệu phủ.

2.105

Vát mỏng mép (Feather edging)

Làm giảm độ dày mép của lớp phủ trước khi sơn lại để tránh làm xuất hiện gn sóng trong các lớp hợp nhất.

2.106

Phản ứng feeding (Feeding)

Sự thay đổi độ đặc, ví dụ như độ nhớt của vật liệu phủ tăng lên trong quá trình lưu trữ đến mức không thể sử dụng được.

2.107

Chất điền đầy (Filler)

Vật liệu phủ có tỷ lệ chất độn cao, chủ yếu dùng cho nền không đồng đều cần sơn và cải thiện ngoại quan bề mặt.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ chất điền đầy cũng được sử dụng rộng rãi với nghĩa là chất độn.

2.108

Điền đầy (Filling)

Quá trình sử dụng cht điền đầy để làm phẳng một bề mặt.

2.109

Màng (Film)

Lớp liên tục hình thành khi sơn vật liệu phủ.

2.110

Sự tạo màng (Film formation)

Sự chuyển đổi của vật liệu phủ đã được sơn từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc từ pha lỏng sang pha rắn đối với trường hợp vật liệu sơn bột.

CHÚ THÍCH 1: Sự tạo màng bằng cách làm khô và / hoặc đóng rắn. Cả hai quá trình có thể diễn ra đồng thời.

2.111

Độ nghiền mịn (Fineness of grind)

Thuật ngữ liên quan đến các hạt có kích thước lớn nhất trong thành phần ban đầu của mẻ nghiền hoặc trong vật liệu phủ.

2.112

Lớp phủ hoàn thiện (Finishing coat/ Top coat)

Lớp ngoài cùng của hệ phủ.

2.113

Mắt cá (Fish eyes)

Sự xuất hiện của các hạt chất bẩn nhỏ tại tâm các hố trên bề mặt lớp phủ.

2.114

Bong tróc (Flaking)

Sự bong tách các phần nhỏ của lớp phủ do mất sự bám dính.

2.115

Làm sạch bằng ngọn lửa (Flame cleaning)

Quá trình sử dụng ngọn lửa lên bề mặt đã được sơn phủ, sau đó tiến hành làm sạch lớp phủ bằng tay hoặc máy.

2.116

Xử lý bằng ngọn lửa (Flame treatment)

Phương pháp tiền xử lý bằng lửa, ứng dụng cho những vị trí trên bề mặt vật liệu chất dẻo (ví dụ polyethylen) bị oxy hóa để cải thiện tính thấm ướt của vật liệu phủ và độ bám dính của lớp phủ, hoặc thậm chí có thể tạo ra tính thấm ướt và sự bám dính.

2.117

Thời gian chờ (Flash-off time)

Thời gian cần thiết để sơn các lớp sơn ướt kế tiếp hoặc thời gian để các chất dễ bay hơi hầu như bay hơi hết trước khi sấy hoặc đóng rắn bằng bức xạ.

2.118

Điểm chớp cháy (Flash point)

Nhiệt độ thấp nhất đo được tại áp suất đã được hiệu chỉnh về 101,3 kPa (760 mm Hg) của mẫu thử theo phương pháp quy định, tại nhiệt độ này tác động của ngọn lửa mồi làm hơi của mẫu thử bùng cháy và ngọn lửa lan truyền qua bề mặt chất lỏng ở điều kiện xác định của phép thử.

2.119

Tạo gỉ (Flash rust)

Sự hình thành nhanh chóng một lớp gỉ rất mng trên nền sắt sau khi làm sạch bằng phương pháp phun mài mòn hoặc sự hình thành vết gỉ sau khi sơn vật liệu phủ gốc nước trên nền sắt.

2.120

Tính mềm dẻo (Flexibility)

Khả năng của màng hoặc lớp phủ khô không bị hư hại do sự biến dạng của nền.

CHÚ THÍCH 1: Sử dụng thuật ngữ “độ đàn hồi” để mô tả tính mềm dẻo của màng là không chính xác.

2.121

Nổi (Floating)

Hiện tượng tách một hoặc nhiều hạt bột màu từ vật liệu phủ màu tạo thành các vệt hoặc các vùng có màu không đều trên bề mặt lớp phủ.

2.122

Keo tụ (Flocculation)

Sự hình thành kết dính lỏng lẻo của bột màu hoặc chất độn kết tụ trong vật liệu phủ.

2.123

Chảy nổi (Flooding)

Sự di chuyển của các hạt bột màu trong lớp phủ lỏng tạo ra màu sắc, mặc dù màu sắc đồng nhất trên toàn bộ bề mặt của vật liệu phủ, song vẫn có sự khác biệt rõ rệt so với lớp màng ướt mới được sơn.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm nhũ nổi.

2.124

Tính chảy (Flow)

Tính chất có thể tự san phẳng của vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Tính chảy trong trường hợp này không phải là một thuật ngữ về lưu biến.

2.125

Tác nhân chảy (Flow agent)

Phụ gia cải thiện tính tự san phẳng của vật liệu phủ trên nền.

2.126

Lớp ph tự chảy (Flow coating)

Thi công vật liệu phủ bằng cách rót hoặc cho vật liệu chảy trên vật cần phủ và cho phép lượng dư thừa thoát ra.

2.127

Tính chất chảy (Flow properties)

Sự kết hợp tất cả các tính chất lưu biến của vật liệu phủ.

2.128

Làm khô cưỡng bức (Force drying)

Tăng tốc quá trình làm khô vật liệu phủ bằng cách phơi dưới nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh, nhưng thấp hơn nhiệt độ sấy trong tủ sấy.

2.129

Tạo sương (Frosting)

Sự hình thành một số lượng lớn nếp nhăn rất nhỏ ở dạng giống như sương.

2.130

Bột màu chức năng (Functional pigment)

Bột màu ngoài tính năng tạo màu sắc, còn có thêm các chức năng khác tùy thuộc vào tính chất hóa học hoặc vật lý.

CHÚ THÍCH 1: Các chức năng bổ sung có thể là chống ăn mòn, bột màu có chức năng như là rào cản, tính chất xúc tác quang phổ, hấp thụ hồng ngoại hoặc phản chiếu hồng ngoại.

2.131

Sinh khí (Gassing)

Sự hình thành khí trong quá trình lưu trữ vật liệu phủ.

2.132

Độ bóng (Gloss)

Tính chất quang học của bề mặt, được đặc trưng bởi khả năng phản chiếu ánh sáng.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về các mức của độ bóng là bóng cao, bóng, bóng như lụa, bán bóng, bóng sa tanh, bóng mờ và không bóng.

2.133

Tạo vân gỗ (Graining)

Mô phỏng ngoại quan của gỗ bằng cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phủ phù hợp.

2.134

Phun hạt (Grit blasting)

Quá trình làm sạch bằng phương pháp phun mài mòn sử dụng vật liệu dạng hạt như thép, xỉ hoặc nhôm oxit.

CHÚ THÍCH 1: Để có mô tả đầy đ hơn về thuật ngữ "hạt", xem ISO 11124-1 hoặc ISO 11126-1.

2.135

Chất đóng rắn (Hardener)

Là một thành phần trong một sản phẩm nhiều thành phần khi trộn lẫn với nhau sẽ có phản ứng hóa học để tạo thành màng có các tính chất mong muốn.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm tác nhân đóng rắn.

2.136

Độ cứng (Hardness)

Khả năng của một màng hoặc lớp ph khô chịu được sự ấn lõm hoặc sự xuyên vào của một vật thể rắn.

2.137

Mờ (Haze)

Sự xuất hiện màu trắng sữa trong lớp ph có độ bóng cao hoặc trong suốt.

2.138

Độ che phủ (Hiding power)

Khả năng của lớp ph che lấp màu sắc hoặc sự khác biệt về màu sắc của nền.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "Độ phủ" là không rõ ràng bởi vì sử dụng trong một số trường hợp là đề cập đến độ che phủ và trong những trường hợp khác còn có nghĩa là lượng dùng. Các thuật ngữ chính xác luôn được sử dụng là độ che phủ và lượng dùng.

2.139

Vết khuyết (Holiday)

Khiếm khuyết của một màng sơn, ví dụ: lỗ đinh, tạo hố.

2.140

Phun nóng (Hot spraying)

Phun một vật liệu phủ đã được giảm độ nhớt bằng nhiệt.

2.141

Nhựa hydrocarbon (Hydrocarbon resin)

Nhựa tạo thành từ quá trình đồng trùng hợp hydrocabon mạch thẳng và/hoặc các hydrocacbon thơm.

2.142

Vật liệu tẩm (Impregnating material)

Vật liệu phủ có độ nhớt thấp để xử lý làm giảm khả năng hấp thụ của nền.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm Vật liệu bịt kín.

2.143

Chất bảo quản trong thùng chứa (In-can preservative)

Chất diệt khuẩn được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình lưu trữ vật liệu phủ gốc nước hoặc dung dịch gốc.

2.144

Thời gian cảm ứng (Induction period)

Khoảng thời gian tối thiểu cần thiết từ lúc trộn đến lúc sơn vật liệu phủ đối với sản phẩm nhiều thành phần.

CHÚ THÍCH 1: Không được nhầm lẫn với thời gian sống.

2.145

Lớp giữa (Intermediate coat)

Bất kỳ lớp nào được sơn ở giữa lớp lót lớp hoàn thiện.

2.146

Nhựa isocyanat (Isocyanate resin)

Nhựa tổng hợp chứa nhóm chức isocyanat tự do hoặc bị khóa mạch, trên cơ sở các isocyanat thơm, mạch thẳng hoặc mạch vòng.

2.147

Phủ chồng (Lap)

Vùng có thể nhìn thấy một lớp phủ phủ lên một lớp phủ mới liền kề.

CHÚ THÍCH 1: Ph chồng có thể xảy ra khi cố gắng để hợp nhất hai lớp vật liệu phủ được sơn liền kề nhau tạo nên một sự gián đoạn có thể nhìn thấy do một phần của lớp phủ sơn đầu tiên khô.

2.148

Vật liệu phủ lasure (Lasure)

Vật liệu phủ gốc dung môi hoặc gốc nước có chứa một hàm lượng nhỏ bột màu hoặc cht độn phù hợp được sử dụng để tạo thành lớp màng trong suốt hoặc bán trong suốt nhằm mục đích trang trí và/ hoặc bảo vệ nền.

2.149

Nhũ nổi (Leafing)

Bột màu có hiệu ứng chảy ni lên bề mặt của vật liệu phủ ngay sau khi sơn.

2.150

Tự san phẳng (Levelling)

Khả năng chảy của vật liệu phủ sau khi sơn làm giảm thiểu sự không đồng nhất của bề mặt do quá trình sơn.

2.151

Phồng (Lifting)

Sự hóa mềm, trương phồng hoặc tách ra khỏi nền của màng khô do việc sơn lớp tiếp theo hoặc ảnh hưởng của dung môi.

2.152

Vết xước (Mar)

Khuyết tật trên bề mặt lớp phủ, trải dài trên một vùng riêng biệt của lớp phủ và có thể nhìn thấy được do sự khác nhau về tính chất phản xạ ánh sáng của vùng bị ảnh hưởng so với vùng lân cận.

2.153

Vân đá (Marbling)

Mô phỏng ngoại quan của đá cẩm thạch bóng bằng cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phủ phù hợp.

2.154

Che chắn (Masking)

Che phủ tạm thời phần bề mặt không cần phủ.

2.155

Chất làm mờ (Matting agent/Flatting agent)

Sản phẩm được đưa vào vật liệu phủ để làm giảm độ bóng của màng khô.

2.156

Môi trường phân tán (Medium/ Vehicle)

Tất cả các thành phần của pha lỏng trong vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Định nghĩa này không áp dụng cho bột phủ.

2.157

Hiện tượng Metame (Metamerism)

Hiện tượng cảm nhận được khi hai mẫu có cùng màu sắc đặt dưới ánh sáng của một đèn chiếu sáng có phổ phản xạ và đường truyền khác nhau.

2.158

Mẻ nghiền (Mill base)

Tỷ lệ những thành phần của vật liệu phủ cần thiết để đạt độ phân tán tối ưu.

2.159

Vảy thép cán (Mill scale)

Lớp oxit sắt hình thành trong quá trình cán nóng của thép.

2.160

Lốm đốm (Mottling)

Sự không đồng đều của màng do xuất hiện những hình dạng bất thường phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt làm thay đổi về màu sắc và/hoặc độ bóng.

2.161

Nứt giống bùn khô (Mud cracking)

Sự hình thành mạng lưới các vết nứt bất thường trên màng, xảy ra do việc giảm thể tích trong quá trình làm khô hoặc đóng rắn.

2.162

Sản phẩm nhiều thành phần (Multi-pack product)

Vật liệu phủ gồm hai hoặc nhiều thành phần riêng biệt được trộn với nhau trước khi sử dụng theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất.

2.163

Sol khí nano (Nanoaerosol)

Vật thể nano dạng rắn hoặc lỏng phân tán trong môi trường khí.

2.164

Lớp phủ nano (Nanocoating)

Lớp phủ có chiều dày màng khô trong khoảng từ 1 nm đến 100 nm.

2.165

Phân tán nano (Nanodispersion)

Vật liệu là các vật thể nano được phân tán trong một pha liên tục của một hợp chất khác.

CHÚ THÍCH 1: Sự phân tán nano bao gồm huyền phù nano và nhũ tương nano.

CHÚ THÍCH 2: Ngoại trừ trong pha khí (các giọt rắn và lng phân tán trong khí gọi là "sol khí").

2.166

Nhũ tương nano (Nanoemulsion)

Sự phân tán nano của pha lỏng với ít nhất một hoặc nhiều vật thể nano lỏng.

2.167

Chất độn nano (Nanoextender)

Chất độn được làm từ các vật thể nano.

2.168

Màng nano (Nanofilm)

Màng có độ dày trong khoảng từ 1 nm đến 100 nm.

2.169

Vật thể nano (Nano-object)

Vật liệu với một, hai hoặc ba kích thước ngoài có kích cỡ nano.

CHÚ THÍCH 1: Đây là một thuật ngữ chung cho tất cả các vật th riêng biệt có kích cỡ nano.

2.170

Bột màu nano (Nanopigment)

Bột màu được làm từ các vật thể nano.

2.171

Kích cỡ nano (Nanoscale)

Dải kích cỡ từ khoảng 1 nm đến 100 nm.

2.172

Lớp phủ cấu trúc nano (Nanostructured coating)

Lớp phủ có cấu trúc bên trong hoặc trên bề mặt nằm trong kích cỡ nano.

2.173

Huyền phù nano (Nanosuspension)

Hỗn hợp không đồng nhất của vật liệu bao gồm các vật thể nano dạng rắn được phân tán đều trong pha lỏng.

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ, huyền phù nano có thể áp dụng cho huyền phù của bột màu nano hoặc chất độn nano (khoáng chất), hoặc huyền phù nano polyme.

2.174

Sần nano (Nanotexture)

Cấu trúc hoa văn đều đặn của bề mặt có kích cỡ nano.

2.175

Nhựa thiên nhiên (Natural resin)

Nhựa có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.

2.176

Chất không bay hơi (Non-volatile matter/NV)

Cặn còn lại tính theo khối lượng thu được bằng cách làm bay hơi trong các điều kiện quy định.

CHÚ THÍCH 1: Thay thuật ngữ "chất không bay hơi" bằng các thuật ngữ khác như rắn, phần còn lại khi khô, chất rắn, phần còn lại khi sấy đang được sử dụng chung với các chữ viết tắt tương ứng. Thuật ngữ "chất không bay hơi" cũng được áp dụng trong tiêu chuẩn TCVN 10519 (ISO 3251) nên được sử dụng cùng với chữ viết tắt "NV" thay vì sử dụng các thuật ngữ trên.

2.177

Chất không bay hơi theo thể tích (Non-volatile matter by volume (NVv))

Phần trăm cặn còn lại tính theo thể tích thu được bằng cách làm bay hơi trong các điều kiện quy định.

2.178

Độ hấp thụ dầu (Oil absorption value)

Lượng dầu lanh tinh luyện bị hấp thụ bởi một mẫu chất độn hoặc bột màu trong điều kiện quy định.

CHÚ THÍCH 1: Độ hấp thụ dầu có thể được biểu thị là tỷ lệ thể tích / khối lượng cơ sở hoặc tỷ lệ khối lượng / khối lượng cơ sở.

2.179

Rộp vỏ cam (Orange peel)

Ngoại quan của một màng hoặc lớp phủ giống như độ sần của bề mặt quả cam.

2.180

Sol hữu (Organosol)

Sự phân tán của một polyme nhiệt dẻo, và nếu được yêu cầu, chất hóa dẻo thường có chứa bột màu trong một chất lỏng hữu cơ bay hơi.

CHÚ THÍCH 1: Gia nhiệt sau khi thi công, sol hữu cơ tạo thành một màng kết dính do sự bay hơi của chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi.

2.181

Khả năng phủ trên (Overcoatability)

Khả năng lớp màng của vật liệu phủ này tiếp nhận thêm một lớp từ vật liệu phủ khác.

2.182

Phủ chờm (Overlap)

Sơn một lớp vật liệu phủ lên trên và vượt ra ngoài lớp đã sơn trước đó.

2.183

Phun thừa (Overspray)

Phần vật liệu phủ được phun không tới được bề mặt cần sơn.

2.184

Sơn (Paint)

Vật liệu phủ có chứa bột màu khi được sơn lên nền sẽ tạo thành lớp màng khô mờ có tính năng bảo vệ, trang trí hoặc các tính năng kỹ thuật khác.

2.185

Chất tẩy sơn (Paint remover)

Vật liệu được sử dụng lên nền đã được sơn để làm mềm lớp ph và do vậy có thể dễ dàng làm sạch sơn.

2.186

Kích thước hạt (Particle size)

Kích thước theo chiều dài của các hạt bột màu, chất độn, hoặc các hạt khác có mặt trong polyme phân tán.

CHÚ THÍCH 1: Kích thước hạt được đưa ra thường là kích thước hạt trung bình.

2.187

Tạo vảy (Peeling)

Sự tách một diện tích lớn của lớp phủ do mất sự bám dính.

2.188

Tính năng (Performance)

Những đặc tính xác định thuộc tính của vật liệu.

CHÚ THÍCH 1: Để chọn một sản phẩm các tính năng đặc biệt cần nêu rõ.

CHÚ THÍCH 2: Từ “tính năng” không có liên quan đến sơn đặc biệt.

2.189

Tính thẩm thấu (Permeability)

Tính chất của lớp hoặc lớp phủ cho phép chất lỏng hoặc khí truyền qua.

2.190

Nhựa phenolic (Phenolic resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ phản ứng trùng ngưng của phenol, đồng đẳng và/hoặc dẫn xuất của phenol với andehit, đặc biệt là formandehit.

2.191

Phốt phát hóa (Phosphating)

Tiền xử lý bằng phương pháp hóa học bề mặt một số kim loại nhất định bằng các dung dịch gồm có axit photphoric và/hoặc photphat.

2.192

Tẩy gỉ (Pickling)

Làm sạch gỉ sắt và vảy thép cán trên nền sắt bằng quá trình điện hóa hoặc bằng dung dịch axit chứa chất ức chế

2.193

Bột màu (Pigment)

Vật liệu tạo màu bao gồm các hạt, không tan trong môi trường phân tán (ví dụ vật liệu phủ hoặc chất dẻo).

2.194

Nồng độ thể tích bột màu/ PVC (Pigment volume concentration/PVC)

Tỷ lệ tính theo phần trăm của tổng thể tích của bột màu và/hoặc chất độn và/hoặc hạt rắn không tạo màng khác trong sản phẩm so với tổng thể tích của chất không bay hơi.

2.195

Vết rỗ (Pinholing)

Sự xuất hiện những lỗ nhỏ trong màng hoặc lớp phủ giống như được tạo ra bởi kim đâm.

2.196

Chất hóa do (Plasticcizer)

Chất được đưa vào vật liệu phủ để làm cho màng khô được mềm dẻo hơn.

2.197

Sol dẻo (Plastisol)

Sự phân tán ổn định của polyme nhiệt dẻo trong chất lỏng hữu cơ, trong đó có một phần đáng kể là chất hóa dẻo không bay hơi trộn lẫn với polyme, thường chứa bột màu.

CHÚ THÍCH 1: Gia nhiệt sau khi thi công, polyme và chất hóa do chảy ra để hình thành sự kết dính của màng.

2.198

Nhựa polyeste (Polyester resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ phản ứng trùng ngưng giữa axit đa chức và rượu đa chức.

CHÚ THÍCH 1: Dựa vào cấu trúc hóa học để phân biệt giữa nhựa polyester no và nhựa polyester không no.

2.199

Polyme phân tán (Polymer dispersion)

Vật liệu lỏng hoặc bán lỏng thường có màu trắng sữa có chứa vật liệu polyme điều kiện ổn định, được phân tán đồng đều trong pha lỏng, thường là nước (phân tán trong nước) hoặc chất lỏng hữu cơ (không phân tán trong nước, NAD).

2.200

Nhựa polyurethan (Polyurethan resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ phản ứng của isocyanat đa chức với các hợp chất có chứa các nhóm hydroxyl hoạt tính.

2.201

Thời gian sống (Pot life)

Khoảng thời gian tối đa mà các thành phần vật liệu phủ sau khi đã được trộn lẫn với nhau vẫn duy trì được các tính chất như ban đầu.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ thời gian sống có thể liên quan đến thời gian tối đa sau khi trộn để thi công vật liệu phủ mà vẫn duy trì tốt các đặc tính của màng khô hoặc là thời gian tối đa sau khi trộn các vật liệu phủ lỏng mà vẫn duy trì tốt các đặc tính thi công.

2.202

Khả năng rót (Pourability)

Khả năng của bột khô có thể chảy hoặc rót được.

2.203

Tỷ lệ phân bố thực tế (Practical spreading rate)

Tỷ lệ phân bố để sơn trên một bề mặt cụ thể trong thực tế.

2.204

Sơn lót bảo vệ tạm thời (Pre-fabrication primer)

Sơn lót khô nhanh được sơn cho bề mặt thép đã được làm sạch bằng phương pháp phun hạt nhằm bảo vệ thép trong quá trình chế tạo kết cấu mà vẫn cho phép cắt và hàn được.

2.205

Cấp độ sạch (Preparation grade)

Mức độ sạch có thể nhìn thấy của bề mặt thép sau khi sử dụng phương pháp làm sạch để loại bỏ các chất gây ăn mòn và/hoặc các chất gây bẩn.

2.206

Sơn lót (Primer)

Sơn được chế tạo để sử dụng làm lớp lót trên bề mặt đã chuẩn bị.

2.207

Lớp lót (Priming coat)

Lớp phủ đầu tiên của một hệ phủ.

2.208

Khả năng phủ lại (Recoating)

Khả năng của một lớp ph tiếp nhận một lớp tiếp theo của cùng vật liệu phủ.

2.209

Hiệu ứng Reflow (Reflow effect)

Khả năng bề mặt lớp phủ hồi phục ngoại quan ban đầu sau khi bị tổn hại như cào xước.

2.210

Nhựa (Resin)

Vật liệu cao phân tử vô định hình tồn tại chủ yếu từ trạng thái rắn đến trạng thái lỏng.

2.211

Chất làm chậm (Retarder)

Phụ gia được sử dụng để làm chậm phản ứng hóa học hoặc làm thay đổi trạng thái vật lý.

2.212

Phụ gia lưu biến (Rheological modifier)

Phụ gia được sử dụng để điều chỉnh tính chất chảy của vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Các ví dụ về chất biến đổi tính lưu biến là tác nhân chảy, chất làm đặcchất xúc biến.

2.213

Tính lưu biến (Rheopexy/ Rheopectic behaviour)

Trạng thái của vật liệu, trong đó các thông số lưu biến như độ nhớt trượt tăng liên tục theo thời gian tới giá trị giới hạn rồi trở lại dưới tác động của tải trọng cố định, phụ thuộc vào thời gian, trở lại trạng thái ban đầu khi giảm tải.

2.214

Sơn bằng con lăn (Roller application)

Quá trình phủ vật liệu phủ bằng con lăn cầm tay.

2.215

Phủ cuộn (Roller coating)

Quá trình phủ mà các tấm hoặc vật phẳng được đưa qua giữa hai hoặc nhiều trục cứng được gắn theo phương ngang, do vậy vật liệu phủ được truyền tới một hoặc cả hai mặt của tấm hoặc vật phẳng.

CHÚ THÍCH 1: Quy trình này có thể được sử dụng để thi công vật liệu phủ cho cả những hạng mục riêng lẻ (như tấm, cửa phẳng) và vật liệu thanh.

2.216

Độ quánh (Ropiness)

Được đặc trưng bằng những vết chổi rõ ràng do tính không chảy của vật liệu phủ có tính tự san phẳng kém.

2.217

Chảy (Run)

Hiện tượng chảy xệ nhỏ.

2.218

Hoen gỉ (Rust bloom)

Sự mất màu cho thấy sự bắt đầu của quá trình gỉ.

2.219

Cấp g (Rust grade)

Phân loại mức độ của màng oxi hóa và/hoặc gỉ trên bề mặt thép trước khi làm sạch.

2.220

Xệ (Sag)

Hiện tượng độ dày màng hoặc lớp phủ không đồng đều cục bộ do sự di chuyển xuống phía dưới của vật liệu phủ trong quá trình sơn và/hoặc làm khô theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng.

CHÚ THÍCH 1: Độ xệ nhỏ có thể được gọi là chảy, chảy giọt, độ xệ lớn có thể gọi là chảy rèm.

2.221

Chảy xệ (Sagging)

Sự di chuyển xuống dưới của vật liệu phủ trong quá trình thi công và/hoặc làm khô theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng gây ra sự không đồng đều trong lớp phủ khô.

2.222

Đánh nhám (Sanding)

Quá trình mài mòn được sử dụng để làm phẳng và/hoặc làm nhám nền.

2.223

Vết xước (Scratch)

Vết cắt hoặc rãnh đục xuyên qua bề mặt lớp phủ do tiếp xúc với vật sắc.

2.224

Vạch (Scribe)

Vết khuyết thẳng xuyên qua bề mặt lớp phủ, được tạo ra để làm lộ nền kim loại trước khi cho tiếp xúc với môi trường ăn mòn.

2.225

Vật liệu xm (Sealant)

Vật liệu hữu cơ tạo một rào cản liên tục, mềm dẻo, không thấm nước giữa hai bề mặt liền kề.

2.226

Vật liệu bịt kín (Sealer)

Vật liệu phủ thường không chứa bột màu, sử dụng cho những nền hút nước trước khi sơn để giảm sự hấp thụ và/hoặc gia cố nền.

2.227

Lắng (Setting)

Sự lắng đọng cặn đáy thùng chứa vật liệu phủ.

CHÚ THÍCH 1: Cặn đọng lại không thể phân tán lại bằng cách khuấy thông thường.

2.228

Trạng thái trượt của dòng chảy đặc (Shear-thickening flow behaviour/Dilatant flow behaviour)

Trạng thái của vật liệu cho thấy độ nhớt trượt tăng lên khi tăng tốc độ trượt hoặc ứng suất trượt.

2.229

Trạng thái trượt của dòng chảy mỏng (Shear-thinning flow behavior/ Pseudoplastic flow behaviour)

Trạng thái của vật liệu cho thấy độ nhớt trượt giảm khi tăng tốc độ trượt hoặc ứng suất trượt.

2.230

Óng ánh (Sheen)

Độ bóng được quan sát rõ ràng trên một bề mặt mờ tại góc của ánh sáng tới.

2.231

Hạn sử dụng (Shelf life)

Thời gian duy trì chất lượng vật liệu phủ ở tình trạng tốt khi được bảo quản trong thùng kín dưới điều kiện lưu trữ quy định.

2.232.1

Sơn lót tại xưởng (Shop primer)

<quy định chung> Vật liệu phủ bảo vệ được sử dụng trong xưởng sản xuất cho một cấu kiện ngay sau khi hoàn thiện tại xưởng.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm sơn lót bảo vệ tạm thời.

2.232.2

Sơn lót tại xưởng (Shop primer)

<Chuẩn bị bề mặt> vật liệu phủ được sơn trực tiếp lên nền thép sau khi làm sạch bằng phương pháp mài mòn.

2.233

Phun bi (Shot blasting)

Quá trình làm sạch bằng phương pháp phun mài mòn sử dụng các hạt kim loại hình cầu nhỏ.

CHÚ THÍCH 1: Xem mô tả đầy đủ hơn về thuật ngữ “shot” trong ISO 11124-1 hoặc ISO 11126-1.

2.234

Nhựa silicon (Silicone resin)

Nhựa tổng hợp có chứa nhóm siloxan (liên kết Si-O-Si).

2.235

Co ngót (Sinkage)

Sự hấp thụ một phần lớp màng của vật liệu phủ vào nền, chủ yếu quan sát được sự khác biệt cục bộ về độ bóng hoặc độ sần.

2.236

Tạo váng (Skinning)

Sự tạo thành lớp màng khô trên bề mặt vật liệu phủ khi bảo quản trong thùng chứa.

2.237

Dung môi (Solvent)

Chất lỏng hoặc hỗn hợp chất lỏng, dễ bay hơi điều kiện làm khô quy định và hòa tan được chất tạo màng.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm chất pha loãngchất pha loãng hoạt tính.

2.238

Tỷ lệ phân bố (Spreading rate)

Diện tích bề mặt được ph bởi một lượng vật liệu phủ nhất định để đạt được màng khô có độ dày theo yêu cầu.

CHÚ THÍCH 1: Được biểu thị bằng m2/l hoặc m2/kg.

CHÚ THÍCH 2: Xem thêm tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ phân bố thực tế, tỷ lệ phân bố lý thuyết.

2.239

Làm sạch bằng hơi nước (Steam cleaning)

Làm sạch các chất bẩn trên bề mặt dưới tác động của vòi phun hơi nước.

2.240

Chất chèn (Stopper)

Loại cht điền đầy đặc biệt sử dụng cho những mục đích cụ thể như điền đầy các lỗ trống và vết nứt.

2.241

Tính ổn định khi lưu trữ (Storage stability)

Khoảng thời gian mà vật liệu phủ được lưu trữ trong các điều kiện được đưa ra bởi nhà cung cấp mà vẫn duy trì sự ổn định.

2.242

Sấy (Stoving/ Baking)

Quá trình đóng rắn tạo liên kết ngang (tăng kích thước phân tử) của chất tạo màng khi gia nhiệt nhiệt độ tối thiểu và trong thời gian tối thiểu cụ thể cho từng loại vật liệu.

2.243

Lớp phủ dễ bong tróc (Strippable coating)

Vật liệu phủ có thể làm sạch đơn giản bằng cách tách khỏi nền, được dùng để bảo vệ tạm thời.

2.244

Nền (Substrate)

Bề mặt mà vật liệu phủ được sơn hoặc sẽ được sơn.

2.245

Cấu trúc bề mặt (Surface structure)

Hình hoặc dạng của bề mặt.

CHÚ THÍCH 1: Cấu trúc bề mặt phụ thuộc vào hình thái của lớp phủ, khoảng cách quan sát và trọng tâm của hình ảnh bề mặt. Cấu trúc bề mặt bị ảnh hưởng bởi tính tự san phẳng vật liệu phủ lỏng cũng như của nền.

2.246

Huyền phù (Suspension)

Hỗn hợp không đồng nhất của vật liệu bao gồm vật liệu lỏng và vật liệu rắn được phân tán đều vào nhau.

2.247

Độ trương phồng (Swelling)

Độ tăng thể tích của màng do sự hấp thụ chất lỏng hoặc hơi.

2.248

Nhựa tổng hợp (Synthetic resin)       

Nhựa được sản xuất bằng các phản ứng hóa học như phản ứng cộng hợp, phản ứng trùng ngưng, hoặc phản ứng trùng hợp.

2.249

Không dính bề mặt (Tack-free)

Trạng thái của lớp phủ khi chạm ngón tay vào bề mặt mà không để lại dấu vết.

2.250

Vải dính (Tack rag)

Mảnh vải được tẩm một chất kết dính dùng để làm sạch bụi khỏi nền sau khi mài mòn và trước khi sơn

2.251

Khối lượng thể tích đã nén (Tamped density)

Tỷ lệ khối lượng trên thể tích của bột sau khi đầm chặt (ví dụ bằng cách gõ hoặc rung) dưới điều kiện quy định.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm khối lượng thể tích đổ đống.

2.252

Thể tích đã nén (Tamped volume)

Tỷ lệ thể tích trên khối lượng của bột sau khi dầm chặt (bằng cách gõ hoặc rung) dưới điều kiện quy định.

2.253

Chảy giọt (Tear)

Hiện tượng chảy nhỏ trên bề mặt thẳng đứng hoặc nghiêng có ngoại quan giống hình giọt nước.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “chảy giọt” có thể được sử dụng để mô tả vết nứt lớn trên màng khô.

2.254

Sần (Texture)

Bề mặt có cấu trúc hoa văn đều đặn.

2.255

Lớp phủ sần (Textured coating)

Lớp phủ sau khi khô, được đặc trưng bởi bề mặt có cấu trúc hoa văn đều đặn.

2.256

Tỷ lệ phân bố lý thuyết (Theoretical spreading rate)

Tỷ lệ phân bố được tính toán từ thể tích của chất không bay hơi.

2.257

Làm đặc (Thickening)

Làm tăng độ đặc của vật liệu phủ nhưng vẫn phù hợp để sử dụng.

2.258

Chất làm đặc (Thickening agent / Thickener)

Phụ gia làm tăng độ đặc của vật liệu phủ lỏng.

2.259

Chất pha loãng (Thinner)

Chất lỏng riêng biệt hoặc hỗn hợp chất lỏng, dễ bay hơi dưới điều kiện quy định, được đưa vào vật liệu phủ để giảm độ nhớt và không làm ảnh hưởng đến các tính chất khác.

CHÚ THÍCH 1: Xem thêm thuật ngữ dung môi.

2.260

Chất xúc biến (Thixotropic agent/ Thixotrope)

Phụ gia được sử dụng để tạo tính chảy xúc biến cho vật liệu phủ.

2.261

Tính xúc biến (Thixotropy/ Thixotropic behaviour)

Trạng thái của vật liệu mà các thông số lưu biến như độ nhớt trượt giảm theo thời gian tới giá trị không đi dưới tác động của tải trọng cơ học cố định; phụ thuộc vào thời gian, tr lại trạng thái ban đầu sau khi giảm lực tác động.

2.262

Lớp liên kết (Tie coat)

Lớp phủ được thiết kế nhằm cải thiện sự bám dính giữa các lớp.

2.263

Chất nhuộm màu (Tinter)

Sự phân tán của bột màu, có hoặc không có chất độnchất tạo màng, có khả năng tương thích với sơn và được sử dụng để thay đổi màu sắc.

2.264

Nhựa polyeste không no (Unsaturated polyester resin)

Nhựa polyeste có chứa các liên kết đôi carbon-carbon trong mạch polyme dễ dàng phản ứng tạo liên kết ngang với các dung môi hoạt tính, đặc biệt là styrene.

2.265

Đóng rắn bằng tia UV (UV curing)

Đóng rắn vật liệu phủ bằng cách tiếp xúc với bức xạ cực tím (tia uv).

2.266

Vecni (Varnish)

Vật liệu phủ trong suốt.

2.267

Nhựa vinyl (Vinyl resin)

Nhựa tổng hợp hình thành từ quá trình trùng hợp hoặc đồng trùng hợp các monome chứa các nhóm chức vinyl.

2.268

Tính đàn hồi nhớt (Viscoelasticity)

Tính chất của vật liệu gồm cả tính đàn hồi và tính nhớt.

2.269

Độ nhớt (Viscosity)

Thông số mô tả khả năng kháng lại dòng chảy trong lòng vật liệu.

2.270

Hợp chất hữu dễ bay hơi (Volatile organic compound - VOC)

Chất hữu cơ ở dạng lỏng và/hoặc rắn có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường.

CHÚ THÍCH 1: Khi sử dụng thuật ngữ VOC trong lĩnh vực vật liệu phủ, được hiểu là hàm lượng chất hữu cơ dễ bay hơi (hàm lượng VOC).

CHÚ THÍCH 2: Theo luật Mỹ (US), thuật ngữ VOC chỉ quy định đối với những hợp chất có hoạt tính quang hóa trong không khí (xem ASTM D 3960). Những hợp chất khác được xem là những hợp chất ngoại trừ.

2.271

Hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compound content/ VOC Content/ VOCC)

Khối lượng của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong vật liệu phủ, được xác định trong các điều kiện quy định

CHÚ THÍCH 1: Các đặc tính và s lượng của các hợp chất được đưa vào s phụ thuộc vào từng lĩnh vực ứng dụng của vật liệu phủ. Đối với mỗi lĩnh vực ứng dụng, các giá trị tới hạn và các phương pháp xác định hoặc tính toán được quy định theo các quy tắc hay thỏa thuận.

2.272

Khả năng chùi rửa (Washability)

Khả năng của màng khô dễ dàng ra sạch bụi, vết bn mà không gây tổn hại đến các tính chất của màng

2.273

Sơn lót chống ăn mòn (Wash primer)

Sơn lót chống ăn mòn đặc biệt, chứa các tỷ lệ cân bằng của bột màu có tính ức chế, axit photphoric và nhựa tổng hợp hòa tan, thường là poly (vinyl butyral)

2.274

Vật liệu phủ gốc nước (Water-based coating material - Water-borne coating material)

Vật liệu phủ mà thành phần chính của chất bay hơi là nước.

CHÚ THÍCH 1: Không được dùng thuật ngữ “sơn nước”.

2.275

Chất kị nước (Water-repellent agent - hydrophobic agent)

Phụ gia tạo ra tính chất kỵ nước của màng khô bằng cách tăng sức căng bề mặt giữa màng khô và hơi m.

CHÚ THÍCH 1: Cũng có các sản phẩm có đặc tính kỵ nước được sử dụng để xử lý nền.

2.276

Vật liệu phủ tan trong nước (Water-soluble coating material)

Vật liệu phủ có chất tạo màng tan trong nước

2.277

Vật liệu phủ có thể pha loãng bằng nước (Water-thinnable coating material/ water-dilutable coating material/ water-reducible coating material)

Vật liệu phủ có độ nhớt giảm xuống khi cho nước vào

2.278

Thi công ướt (Wet-on-wet application)

Phương pháp sơn một lớp phủ lên lớp phủ trước vẫn chưa khô, và màng kép sau đó khô như một màng đơn

2.279

Chất thấm ướt (Wetting agent)

Phụ gia được sử dụng để cải thiện sự tiếp xúc giữa môi trường phân tán và các hạt bột màu/chất độn hoặc giữa vật liệu phủnền, thường là làm giảm sức căng bề mặt

2.280

Tẩy trắng thớ (Whitening in the grain)

Các vùng trắng hoặc ánh bạc, chủ yếu trong thớ gỗ, quá trình xuất hiện giống sự hình thành màng trong suốt

2.281

Chất bảo quản gỗ (Wood preservative)

Sản phẩm chứa chất kháng khuẩn được sử dụng trong gỗ nhằm ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật gây phá hủy gỗ và/ hoặc biến đi màu gỗ

2.282

Thuốc nhuộm gỗ (Wood stain)

Hỗn hợp thẩm thấu có chứa thuốc nhuộm làm thay đổi màu sắc của bề mặt gỗ, thường trong suốt và không tạo thành màng trên bề mặt, dung môi có thể là dầu, ancol biến tính hoặc nước

2.283

Nhăn (Wrinkling)

Sự gia tăng các vết gn trên màng của vật liệu phủ trong quá trình khô

2.284

Điểm chảy/Ứng suất chảy/ giá trị chảy (Yield point/ yield stress/ yield value)

Giá trị ứng suất trượt tới hạn mà dưới giá trị đó vật liệu không chảy.

2.285

Sơn giàu kẽm (Zinc-rich paint)

Vật liệu phủ chống ăn mòn kết hợp bột kẽm với hàm lượng đủ để bảo vệ catot ban đầu.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Danh mục các thuật ngữ

Số mục

Thuật ngữ tiếng việt

Thuật ngữ tiếng anh

2.1

Sự mài mòn

Abrasion

2.2

Làm sạch bằng phương pháp phun mài mòn

Abrasive blast-cleaning

2.3

Chất xúc tiến

Accelerator

2.4

Chỉ số acid

Acid value

2.5

Nhựa acrylic

Acrylic resin

2.6

Phụ gia

Additive

2.7

Bám dính

Adhesion

2.8

Cường độ bám dính

Adhesive strength

2.9

Sol khí

Aerosol

2.10

Dính sau khô

After tack

2.11

Già hóa

Ageing

2.12

Kết tụ

Agglomerate

2.13

Kết hợp

Aggregate

2.14

Phun áp lực

Airless spraying

2.15

Nhựa alkyd

Alkyd resin

2.16

Nhựa amin

Amino resin

2.17

Chất chống kết khối

Anti-blocking agent

2.18

Chất chống tạo bọt

Anti-foaming agent

2.19

Sơn chống hà

Anti-fouling paint

2.20

Chất chống lắng

Anti-settling agent

2.21

Chất chống tạo váng

Anti-skinning agent

2.22

Khối lượng riêng biểu kiến

Apparent density

2.23

Ngoại quan

Appearance

2.24

Định mức sử dụng

Application rate

2.25

Vật liệu phủ ngăn cách

Barrier coating material

2.26

Chất tạo màng

Binder

2.27

Chất kháng khuẩn

Biocide

2.28

Loang màu

Bleeding

2.29

Phồng rộp

Blister

2.30

Sự kết khối

Blocking

2.31

Nở

Blooming

2.32

Màng mờ

Blushing

2.33

Độ sáng

Brightness

2.34

Tính giòn

Brittleness

2.35

Chuyển màu đồng

Bronzing

2.36

Sơn kéo bằng chổi quét

Brush-drag

2.37

Bọt khí

Bubble

2.38

Sự tạo bọt

Bubbling

2.39

Khối lượng thể tích đổ đống

Bulk density

2.40

Làm sạch bằng nhiệt

Burning off

2.41

Phấn hóa

Chalking

2.42

Rạn

Checking

2.43

Tiền xử lý bằng phương pháp hóa học

Chemical pre-treatment

2.44

Đánh sạch

Chipping

2.45

Cao su Clo hóa

Chlorinated rubber

2.46

Vệt

Cissing

2.47

Vật liệu phủ trong suốt

Clear coating material

2.48

Chất trợ tạo màng

Coalescing agent

2.49

Lớp

Coat

2.50.1

Lớp phủ

Coating

2.50.2

Phủ sơn

Coating

2.51

Vật liệu phủ

Coating material

2.52

Sơn bột

Coating powder

2.53

Quá trình phủ

Coating process

2.54

Hệ lớp phủ

Coating system

2.55

Kết dính nội

Cohesion

2.56

Phủ cuộn

Coil coating

2.57

Nứt do lạnh

Cold cracking

2.58

Màu

Colour

2.59

Độ ổn định màu

Colour retention

2.60

Vật liệu tạo màu

Colouring material

2.61.1

Tính tương hợp

Compatibility

2.61.2

Tính tương hợp

Compatibility

2.62

Độ đặc

Consistency/ body

2.63

Độ tương phản

Contrast ratio

2.64

Ăn mòn

Corrosion

2.65

Nứt

Cracking

2.66

Tạo hố

Cratering

2.67

Vết lõm

Crawling

2.68

Rạn vân

Crazing

2.69

Nồng độ thể tích bột màu tới hạn

Critical pigment volume concentration/ CPVC

2.70

Nứt kiểu da cá sấu

Crocodiling

2.71

Nứt chân chim

Crow’s foot cracking

2.72

Đóng rắn

Curing/ hardening

2.73

Chất đóng rắn

Curing agent

2.74

Phủ rèm che

Curtain coating

2.75

Cắt trong

Cutting-in

2.76

Chất khử bọt

Defoaming agent

2.77

Kh dầu

Degreasing

2.78

Loại bỏ hạt nhỏ

De-nibbing

2.79

Tẩy gỉ

De-scaling

2.80

Chất pha loãng hoạt tính

Diluent

2.81

Nhúng

Dipping

2.82

Bám bẩn

Dirt pick-up

2.83

Giữ bẩn

Dirt retention

2.84

Sự phân tán

Dispersion

2.85

Phụ gia phân tán

Dispersing agent/ dispersant

2.86

Chất làm khô

Drier

2.87

Làm khô

Drying

2.88

Dầu khô

Drying oil

2.89

Độ bền lâu

Durability

2.90

Thuốc nhuộm

Dyestuff

2.91

Hiệu ứng bột màu

Effect pigment

2.92

Sự muối hóa

Efflorescence

2.93.1

Tính đàn hồi

Elasticity

2.93.2

Tính đàn hồi

Elasticity

2.94

Lắng đọng bằng điện

Electrodeposition

2.95

Đóng rắn bằng chùm điện tử

Electron beam curing

2.96

Phun tĩnh điện

Electrostatic spraying

2.97

Nhũ tương

Emulsion

2.98

Epoxy este

Epoxy ester

2.99

Nhựa Epoxy

Epoxy resin

2.100

Sơn lót ăn mòn

Etch primer

2.101

Làm sạch bằng ăn mòn hóa học

Etching

2.102

Chất độn

Extender

2.103

Đổ mồ hôi

Exudation/Sweating

2.104

Bạc màu

Fading

2.105

Vát mỏng mép cắt

Feather edging

2.106

Phản ứng feeding

Feeding

2.107

Chất điền đầy

Filler

2.108

Điền đầy

Filling

2.109

Màng

Film

2.110

Sự tạo màng

Film formation

2.111

Độ nghiền mịn

Fineness of grind

2.112

Lớp phủ hoàn thiện

Finishing coat/ Top coat

2.113

Mắt cá

Fish eyes

2.114

Bong tróc

Flaking

2.115

Làm sạch bằng ngọn lửa

Flame cleaning

2.116

Xử lý bằng ngọn lửa

Flame treatment

2.117

Thời gian chờ

Flash-off time

2.118

Điểm chớp cháy

Flash point

2.119

Tạo gỉ

Flash rust

2.120

Tính mềm dẻo

Flexibility

2.121

Nổi

Floating

2.122

Keo tụ

Flocculation

2.123

Chảy nổi

Flooding

2.124

Tính chảy

Flow

2.125

Tác nhân chảy

Flow agent

2.126

Lớp phủ tự chảy

Flow coating

2.127

Tính chất chảy

Flow properties

2.128

Làm khô cưỡng bức

Force drying

2.129

Tạo sương

Frosting

2.130

Bột màu chức năng

Functional pigment

2.131

Sinh khí

Gassing

2.132

Độ bóng

Gloss

2.133

Tạo vân gỗ

Graining

2.134

Phun hạt

Grit blasting

2.135

Chất đóng rắn

Hardener

2.136

Độ cứng

Hardness

2.137

Mờ

Haze

2.138

Độ che phủ

Hiding power

2.139

Vết khuyết

Holiday

2.140

Phun nóng

Hot spraying

2.141

Nhựa hydrocarbon

Hydrocarbon resin

2.142

Vật liệu tẩm

Impregnating material

2.143

Chất bảo quản trong thùng chứa

In-can preservative

2.144

Thời gian cảm ứng

Induction period

2.145

Lớp giữa

Intermediate coat

2.146

Nhựa isocyanat

Isocyanate resin

2.147

Phủ chồng

Lap

2.148

Vật liệu phủ lasure

Lasure

2.149

Nhũ ni

Leafing

2.150

Tự San phẳng

Levelling

2.151

Phồng

Lifting

2.152

Vết xước

Mar

2.153

Vân đá

Marbling

2.154

Che chắn

Masking

2.155

Chất làm mờ

Matting agent/FIatting agent

2.156

Môi trường phân tán

Medium/ Vehicle

2.157

Hiện tượng Metame

Metamerism

2.158

Mẻ nghiền

Mill base

2.159

Vảy thép cán

Mill scale

2.160

Lốm đốm

Mottling

2.161

Nứt giống bùn khô

Mud cracking

2.162

Sản phẩm nhiều thành phần

Multi-pack product

2.163

Sol khí nano

Nanoaerosol

2.164

Lớp phủ nano

Nanocoating

2.165

Phân tán nano

Nanodispersion

2.166

Nhũ tương nano

Nanoemulsion

2.167

Chất độn nano

Nanoextender

2.168

Màng nano

Nanofilm

2.169

Vật thể nano

Nano-object

2.170

Bột màu nano

Nanopigment

2.171

Kích cỡ nano

Nanoscale

2.172

Lớp phủ cấu trúc nano

Nanostructured coating

2.173

Huyền phù nano

Nanosuspension

2.174

Sần nano

Nanotexture

2.175

Nhựa thiên nhiên

Natural resin

2.176

Chất không bay hơi

non-volatile matter/NV

2.177

Chất không bay hơi theo thể tích

Non-volatile matter by volume (NVV)

2.178

Độ hấp thụ dầu

Oil absorption value

2.179

Rộp vỏ cam

Orange peel

2.180

Sol hữu cơ

Organosol

2.181

Khả năng phủ trên

Overcoatability

2.182

Phủ chờm

Overlap

2.183

Phun thừa

Overspray

2.184

Sơn

Paint

2.185

Chất tẩy sơn

Paint remover

2.186

Kích thước hạt

Particle size

2.187

Tạo vảy

Peeling

2.188

Tính năng

Performance

2.189

Tính thẩm thấu

Permeability

2.190

Nhựa phenolic

Phenolic resin

2.191

Phốt phát hóa

Phosphating

2.192

Tẩy gỉ

Pickling

2.193

Bột màu

Pigment

2.194

Nồng độ thể tích bột màu/ PVC

Pigment volume concentration/PVC

2.195

Vết rỗ

Pinholing

2.196

Chất hóa dẻo

Plasticcizer

2.197

Sol dẻo

Plastisol

2.198

Nhựa polyester

Polyester resin

2.199

Polymer phân tán

Polymer dispersion

2.200

Nhựa polyurethan

Polyurethan resin

2.201

Thời gian sống

Pot life

2.202

Khả năng rót

Pourability

2.203

Tỷ lệ phân bố thực tế

Practical spreading rate

2.204

Sơn lót bảo vệ tạm thời

Pre-fabrication primer

2.205

Cấp độ sạch

Preparation grade

2.206

Sơn lót

Primer

2.207

Lớp lót

Priming coat

2.208

Khả năng phủ lại

Recoating

2.209

Hiệu ứng Reflow

Reflow effect

2.210

Nhựa

Resin

2.211

Chất làm chậm

Retarder

2.212

Phụ gia lưu biến

Rheological modifier

2.213

Tính lưu biến

Rheopexy/ Rheopectic behaviour

2.214

Sơn bằng con lăn

Roller application

2.215

Phủ cuộn

Roller coating

2.216

Độ quánh

Ropiness

2.217

Chảy

Run

2.218

Hoen gỉ

Rust bloom

2.219

Cấp gỉ

Rust grade

2.220

Xệ

Sag

2.221

Chảy xệ

Sagging

2.222

Đánh nhám

Sanding

2.223

Vết xước

Scratch

2.224

Vạch

Scribe

2.225

Vật liệu xm

Sealant

2.226

Vật liệu bịt kín

Sealer

2.227

Lắng

Setting

2.228

Trạng thái trượt của dòng chảy đặc

Shear-thickening flow behaviour/ Dilatant flow behaviour

2.229

Trạng thái trượt của dòng chảy mỏng

Shear-thinning flow behavior/ Pseudoplastic flow behaviour)

2.230

Óng ánh

Sheen

2.231

Hạn sử dụng

Shelf life

2.232.1

Sơn lót tại xưởng

Shop primer

2.232.2

Sơn lót tại xưởng

Shop primer

2.233

Phun bi

Shot blasting

2.234

Nhựa silicon

Silicone resin

2.235

Co ngót

Sinkage

2.236

Tạo váng

Skinning

2.237

Dung môi

Solvent

2.238

Tỷ lệ phân bố

Spreading rate

2.239

Làm sạch bằng hơi nước

Steam cleaning

2.240

Chất chèn

Stopper

2.241

Tính ổn định khi lưu trữ

Storage stability

2.242

Sấy

Stoving/ Baking

2.243

Lớp phủ dễ bong tróc

Strippable coating

2.244

Nền

Substrate

2.245

Cấu trúc bề mặt

Surface structure

2.246

Huyền phù

Suspension

2.247

Độ trương phồng

Swelling

2.248

Nhựa tổng hợp

Synthetic resin

2.249

Không dính bề mặt

Tack-free

2.250

Vải dính

Tack rag

2.251

Khối lượng thể tích đã nén

Tamped density

2.252

Thể tích đã nén

Tamped volume

2.253

Chảy giọt

Tear

2.254

Sần

Texture

2.255

Lớp phủ sần

Textured coating

2.256

Tỷ lệ phân bố lý thuyết

Theoretical spreading rate

2.257

Làm đặc

Thickening

2.258

Chất làm đặc

Thickening agent / Thickener

2.259

Chất pha loãng

Thinner

2.260

Chất xúc biến

Thixotropic agent/ Thixotrope

2.261

Tính xúc biến

Thixotropy/ Thixotropic behaviour

2.262

Lớp liên kết

Tie coat

2.263

Chất nhuộm màu

Tinter

2.264

Nhựa polyeste không no

Unsaturated polyester resin

2.265

Đóng rắn bằng tia UV

UV curing

2.266

Vecni

Varnish

2.267

Nhựa vinyl

Vinyl resin

2.268

Tính đàn hồi nhớt

Viscoelasticity

2.269

Độ nhớt

Viscosity

2.270

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Volatile organic compound - VOC

2.271

Hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

volatile organic compound content/ VOC Content/ VOCC

2.272

Khả năng chùi rửa

Washability

2.273

Sơn lót chống ăn mòn

Wash primer

2.274

Vật liệu phủ gốc nước

Water-based coating material - Water-borne coating material

2.275

Chất kị nước

Water-repellent agent - hydrophobic agent

2.276

Vật liệu phủ tan trong nước

Water-soluble coating material

2.277

Vật liệu phủ có thể pha loãng bằng nước

Water-thinnable coating material/ water-dilutable coating material/ water-reducible coating material

2.278

Thi công ướt

Wet-on-wet application

2.279

Chất thấm ướt

Wetting agent

2.280

Tẩy trắng thớ/ thớ

Whitening in the grain

2.281

Chất bảo quản gỗ

Wood preservative

2.282

Thuốc nhuộm gỗ

Wood stain

2.283

Nhăn

Wrinkling

2.284

Điểm chảy/Ứng suất chảy/ giá trị chảy

Yield point/ yield stress/ yield value

2.285

Sơn giàu kẽm

Zinc-rich paint

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 10519 (ISO 3251) Sơn, vecni và chất dẻo - Xác định hàm lượng chất không bay hơi;

[2] ISO 8044, Corrosion of metals and alloys - Basic terms and definitions (Ăn mòn kim loại và hợp kim - Thuật ngữ và định nghĩa cơ bản);

[3] ISO 8501-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Visual assessment of surface cleanliness - Part 1: Rust grades and preparation grades of uncoated steel substrates and of steel substrates after overall removal of previous coatings (Chuẩn bị nền thép trước khi thi công sơn và các sản phẩm liên quan - Đánh giá trực quan độ sạch bề mặt - Phần 1: Cấp độ gỉ và cấp độ chuẩn bị của nền thép không phủ và các nền bằng thép sau khi loại bỏ hoàn toàn các lớp phủ trước);

[4] ISO 8501-2, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Visual assessment of surface cleanliness - Part 2: Preparation grades of previously coated steel substrates after localized removal of previous coatings (Chuẩn bị nền thép trước khi thi công sơn và các sản phẩm liên quan - Đánh giá trực quan độ sạch bề mặt - Phần 2: Cấp độ chuẩn bị của nền thép đã được sơn phủ sau khi loại bỏ các lớp phủ trước);

[5] ISO 11124-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for metallic blast-cleaning abrasives - Part 1: General introduction and classification (Chuẩn bị nền thép trước khi thi công sơn và các sản phẩm liên quan - Yêu cầu kỹ thuật của phương pháp phun hạt mài mòn làm sạch bằng kim loại - Phần 1: Giới thiệu chung và phân loại);

[6] ISO 11126-1, Preparation of steel substrates before application of paints and related products - Specifications for non-metallic blast-cleaning abrasives - Part 1: General introduction and Classification (Chuẩn bị nền thép trước khi thi công sơn và các sản phẩm liên quan - Yêu cầu kỹ thuật của phương pháp phun hạt mài mòn làm sạch không phải kim loại - Phần 1: Giới thiệu chung và phân loại);

[7] ISO/TS 27687, Nanotechnologies - Terminology and definitions for nano-objects - Nanoparticle, nanofibre and nanoplate (Công nghệ nano - Thuật ngữ và định nghĩa cho vật thể nano - Hạt nano, sợi nano và đĩa nano);

[8] ISO/TS 80004-4, Nanotechnologies - Vocabulary - Part 4: Nanostructured materials (Công nghệ nano - Từ vựng - Phần 4: Vật liệu cấu trúc nano);

[9] ASTM D 3960, Standard Practice for Determining Volatile Organic Compound (VOC) Content of Paints and Related Coatings (Phương pháp xác định hàm lượng hữu cơ dễ bay hơi (VOC) của sơn và các vật liệu phủ liên quan).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Phụ lục A (tham khảo) Danh mục các thuật ngữ

Thư mục tài liệu tham khảo