Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13584-3:2023

HỐ THU NƯỚC CHO TÒA NHÀ - PHẦN 3: NẮP THU NƯỚC

Gullies for buildings - Part 3: Access covers

Lời nói đầu

TCVN 13584-3:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1253-4:2016

TCVN 13584-3:2023 do Viện Vật liệu Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học - Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13584 Hố thu nước cho tòa nhà bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Hố thu nước trên sàn có xi phông với nút nước sâu ít nhất 50 mm;

- Phần 2: Hố thu nước trên sàn và trên mái không có xi phông;

- Phần 3: Nắp thu nước;

- Phần 4: Hố thu nước có tấm chắn chất lỏng nhẹ.

 

H THU NƯỚC CHO TÒA NHÀ - PHẦN 3: NẮP THU NƯỚC

Gullies for buildings - Part 3: Access covers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này phân loại các nắp thu nước theo khả năng chịu tải và quy định các yêu cầu liên quan đến thiết kế, xây dựng, ghi nhãn, phương pháp thử và đánh giá sự phù hợp.

Tiêu chuẩn này phân loại và quy định các yêu cầu cho nhà máy sản xuất nắp thu nước sử dụng cho các hệ thống thoát nước bên trong tòa nhà. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các nắp thu nước được sử dụng cho các hệ thống thoát nước bên ngoài tòa nhà thuộc phạm vi bộ TCVN 13579.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13502, Yêu cầu chung cho các thành phần sử dụng trong ống và cống thoát nước

TCVN 13579 (tt cả các phần), Phần đỉnh hố thu và phần đỉnh hố ga cho khu vực đi bộ và phương tiện giao thông lưu thông

TCVN 13584-1, Hố thu nước cho tòa nhà- Phần 1: Hố thu nước trên sàn có xi phông với nút nước sâu ít nhất 50 mm.

TCVN 13584-2, Hố thu nước cho tòa nhà- Phần 2: Hố thu nước trên sàn và trên mái không có xi phông.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong bộ TCVN 13579, TCVN 13584-1 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Nắp thu nước (Access cover)

Bộ phận cung cấp cửa vào, hố thu nước, trục hoặc ng dn, có kh năng lp đặt trên sàn, thường bao gồm nắp và khung

3.2.

Nắp (Cover)

Phần có thể tháo rời của nắp thu nước

3.3.

Khung (Frame)

Phần được cố định của nắp thu nước, phần này tiếp nhận và nâng đỡ nắp

3.4.

Mặt tựa (Seating)

Bề mặt mà trên đó nắp được đặt vào trong khung

4  Phân loại

Nắp thu nước được phân loại theo khả năng chịu tải khi thử nghiệm theo 7.1 thành các loại: H 1,5, K3, L 15, R 50, M 125, N 250, P 400.

Hướng dẫn để lựa chọn loại nắp thu nước phù hợp với vị trí lắp đặt được đưa ra dưới đây.

Người có chuyên môn có trách nhiệm lựa chọn loại nắp thu nước phù hợp.

a) Loại H 1,5: Khu vực được dự kiến không chịu tải.

b) Loại K 3: Khu vực không có các phương tiện lưu thông, ví dụ nhà ở, các tòa nhà thương mại và một số tòa nhà công cộng.

c) Loại L 15: Khu vực có ít phương tiện lưu thông, ví dụ các cơ sở được sử dụng cho mục đích thương mại và các khu vực công cộng.

d) Loại R 50: Khu vực có các phương tiện giao thông, ví dụ các cơ sở được sử dụng cho mục đích thương mại và các nhà máy.

e) Loại M 125: Khu vực có các phương tiện lưu thông, ví dụ bãi đỗ xe, nhà máy và nhà xưởng.

f) Loại N 250: Khu công nghiệp nặng nơi có các loại xe nâng hàng lưu thông, ví dụ khu vực chế biến thực phẩm, hóa chất hoặc xưởng chế biến.

g) Loại P 400: Khu vực chịu tải trọng đặc biệt lớn gồm các khu vực chế biến thực phẩm, hóa chất, các xưởng chế biến nơi mà các hố thu phải chịu tải trọng của các xe tải công nghiệp nặng và/ hoặc nơi các phương tiện xe hạng nặng hoạt động.

Các đỉnh hố thu loại E 600 và F 900 theo bộ TCVN 13579 có thể được sử dụng cho tất cả các khu vực chịu áp lực đặc biệt, ví dụ như các phòng triển lãm, khu chợ, kho công nghiệp và nhà chứa máy bay.

Người thiết kế có trách nhiệm lựa chọn loại phù hợp. Trong trường hợp nghi ngờ loại được chọn, loại cao hơn phải được chọn thay thế.

5  Vật liệu

Các vật liệu được sử dụng phải có khả năng chịu được những áp lực có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt, vận hành và phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại Điều 6, nắp thu nước không được biến dạng hoặc hư hỏng có thể làm giảm chức năng của nó hoặc gây tổn hại tới sức khỏe người sử dụng.

6  Thiết kế và xây dựng

6.1.  Yêu cầu chung

Các nắp thu nước phải được thiết kế và sản xuất để đảm bảo các chức năng của chúng và điểm đặt tương thích giữa khung và nắp đậy. Miếng đệm chèn có thể được dùng.

Khi đặt đúng vị trí, nắp không được bật khỏi khung nhưng phải dễ dàng được mở ra. Bề mặt trên của khung và nắp phải bằng phẳng.

6.2.  Ngoại quan

Nắp thu nước không được có cạnh sắc và khuyết tật (ví dụ: bọt khí, vết nứt, vết nhám) có thể làm giảm chức năng hoặc gây thương tích cho người sử dụng.

6.3.  Kích thước thông thủy của nắp thu nước đối với lối vào cho người

Kích thước thông thủy của nắp thu nước được thiết kế lối vào cho người phải tuân thủ các quy định của TCVN 13502 và các yêu cầu an toàn ở vị trí lắp đặt.

6.4.  Bảo vệ mép cho các nắp thu nước bằng bê tông cốt thép

Đối với nắp thu nước bê tông cốt thép, các gờ cạnh và các bề mặt liên kết của mặt tiếp xúc giữa khung và nắp đậy phải được bảo vệ với thép mạ kẽm nhúng nóng hoặc gang hoặc các vật liệu có các tính chất tương đương.

6.5  Độ kín

6.5.1  Yêu cầu chung

Độ kín yêu cầu phải được thử nghiệm theo 7.3. Có 3 loại độ kín như sau:

6.5.2  Độ kín nước: Loại Wt

Nắp thu nước kín nước phải ngăn chặn được sự xâm nhập của nước bề mặt mà không gây áp suất thủy tĩnh khi thử nghiệm theo 7.3.1, Điều này có thể đạt được, ví dụ, bằng cách cung cấp một liên kết cơ khí của khung và nắp hoặc bằng cách sử dụng một thiết kế thích hợp của các thành phần này.

6.5.3  Độ kín mùi: Loại Ot

Nắp thu nước kín mùi phải ngăn chặn được sự thoát ra của không khí ô nhiễm. Độ kín mùi đạt được nếu nắp thu nước kín khi được thử nghiệm theo 7.3.2.

6.5.4  Độ kín dòng chảy ngược: Loại Bt

Nắp thu nước kín dòng chảy ngược, trong trường hợp lưu lượng nước quá tải trong hệ thống thoát nước, ngăn chặn được dòng chảy ngược, ở áp suất lên đến 50 kPa (0,5 bar) của nước chảy ra từ nắp thu nước khi thử nghiệm theo 7.3.3, chúng phải kín nước theo 6.5.2 và kín mùi theo 6.5.3.

6.5.5  Các yêu cầu bổ sung

Nếu yêu cầu độ kín cao hơn, ví dụ cho các khí độc hại và/hoặc khí dễ nổ thì thiết kế và các phương pháp thử nghiệm phải được sự chấp thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng.

Nếu một nắp bổ sung bên trong được cung cấp cho các mục đích làm kín thì nắp bên ngoài phải được thiết kế để hạn chế sự xâm nhập của nước. Nước xuyên qua nắp bên trên không được ứ đọng ở nắp bên trong mà phải được tháo cạn.

7  Phương pháp thử

7.1  Thử nghiệm tải trọng

Các nắp thu nước phải được thử nghiệm tải trọng như quy định trong 5.6, TCVN 13584-1:2022, hoặc 5.3, TCVN 13584-2:2022, để thiết lập loại nắp thu nước.

7.2  Hình dạng và kích thước

Các yêu cầu quy định cụ thể trong 6.2, 6.3 và 6.4 phải được thử nghiệm bằng mắt thường. Các kích thước phải được đo với một độ chính xác ± 1 mm.

7.3  Độ kín

7.3.1  Độ kín nước

Nắp thu nước phải bị ngập nước với cột nước (10 ± 1) mm trong chu kỳ (15 ± 1) min. Phép thử này được coi là đạt nếu trong chu kỳ này nước không bị thấm xuống mặt dưới.

7.3.2  Độ kín mùi

Nắp thu nước phải chịu áp suất thủy tĩnh từ mức thấp tới 500 Pa ( 5 mbar). Phép thử này được coi là đạt nếu trong chu kỳ (15 ± 1) min nước không bị chảy ra tại bất cứ điểm nào.

7.3.3  Độ kín dòng chảy ngược

Một liên kết cơ khí phải được gắn giữa khung và nắp và chịu một áp suất thủy tĩnh 50 kPa ( 0,5 bar) từ bên dưới. Phép thử này được coi là đạt nếu trong chu kỳ (15 ± 1) min nước không bị chảy ra.

8  Ghi nhãn

Nắp thu nước và các bộ phận của nắp thu nước phải được ghi nhãn rõ ràng và bền, ví dụ, đúc, khắc, sơn, đóng dấu và dán nhãn (kể cả dán nhãn nhận biết điện tử) như được chỉ ra trong Bảng 1:

a) TCVN 13584-3;

b) xác định loại tải trọng và độ kín (ví dụ: M 125 Bt) hoặc khung được sử dụng cho các loại khác nhau (ví dụ: L 15-M 125 Bt);

c) tên và/hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất;

d) nhận của tổ chức chứng nhận độc lập, nếu có;

e) thời gian sản xuất (có mã hoặc không).

Bảng 1 - Vị trí ghi nhãn của nắp thu nước

Hạng mục d

Khung

Nắp

Đóng gói

TCVN 13584-3

X a

X a

X

Tên và/hoặc nhãn hiệu nhà sản xuất

x

x

X

Thời gian sản xuất

-

-

X

Loại tải trọng

X a,b

X a,b

X

Loại độ kín

X a

X a

X

a Nếu có thể

b Đối với Loại H và K, không bắt buộc ghi nhãn

c Trường hợp áp dụng

d Có thể bổ sung thêm ghi nhãn (ví dụ: cho các ứng dụng). Việc ghi nhãn phải có th nhìn thấy được, nếu có thể, sau khi nắp thu nước được lắp đặt.

Nếu áp dụng ghi nhãn có thể gây bất lợi cho sản xuất và/ hoặc chức năng của sản phẩm thì nhãn phải được ghi trên bao bì.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Phân loại

5 Vật liệu

6 Thiết kế và xây dựng

6.1. Yêu cầu chung

6.2. Ngoại quan

6.3. Kích thước thông thủy của np thu nước đối với lối vào cho người

6.4. Bảo vệ mép cho các nắp thu nước bằng bê tông cốt

6.5 Độ kín

6.5.1 Yêu cầu chung

6.5.2 Độ kín nước: Loại Wt

6.5.3 Độ kín mùi: Loại Ot.

6.5.4 Độ kín dòng chảy ngược: Loại Bt

6.5.5 Các yêu cầu bổ sung

7 Phương pháp thử

7.1 Thử nghiệm tải trọng

7.2 Hình dạng và kích thước

7.3 Độ kín

7.3.1 Độ kín nước

7.3.2 Độ kín mùi

7.3.3 Độ kín dòng chảy ngược

8 Ghi nhãn