TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13598-1:2022
CHẤT KẾT DÍNH VÀ VỮA THẠCH CAO - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT
Gypsum binders and gypsum plasters - Part 1: Requirements
Lời nói đầu
TCVN 13598-1:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo BS EN 13279- 1:2008.
TCVN 13598-1:2022 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 13598:2022 Chất kết dính và vữa thạch cao gồm các phần:
- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật;
- Phần 2: Phương pháp thử.
CHẤT KẾT DÍNH VÀ VỮA THẠCH CAO - PHẦN 1: YÊU CẦU KỸ THUẬT
Gypsum binders and gypsum plasters - Part 1: Requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính và tính năng của các sản phẩm chất kết dính thạch cao dạng bột cho các mục đích xây dựng. Bao gồm các loại vữa thạch cao xây dựng trộn sẵn cho lớp trát tường và trần bên trong các công trình xây dựng, khi được sử dụng như một loại vật liệu hoàn thiện, có thể là vật liệu được trang trí trên nó. Các sản phẩm này có thành phần đặc biệt để đáp ứng yêu cầu ứng dụng bằng cách sử dụng các phụ gia, cốt liệu và các chất kết dính khác. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả các loại vữa thạch cao và vữa xây dựng trên cơ sở thạch cao cho thi công thủ công hoặc thi công bằng máy.
Tiêu chuẩn này ngoài ra áp dụng cho cả chất kết dính thạch cao sử dụng trực tiếp tại hiện trường và sử dụng vào sản xuất các sản phẩm khác như sản xuất khối thạch cao, tấm vữa thạch cao, tấm thạch cao cốt sợi, vữa cốt sợi, và chi tiết trần thạch cao. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với vữa thạch cao cho vách ngăn nội thất không chịu lực, không tiếp xúc nước.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại chất kết dính calci sulfat cho lớp vữa sàn.
Tiêu chuẩn này quy định các thử nghiệm tham chiếu đối với các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này.
Có thể sử dụng vôi xây dựng, như calci hydroxide là một chất kết dính bổ sung, cùng với chất kết dính thạch cao. Nếu chất kết dính thạch cao là thành phần kết dính chính trong vữa thì vữa đó được đề cập trong tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7192-1:2002 (ISO 717-1:1996), Âm học - Đánh giá cách âm trong các công trình xây dựng và kết cấu xây dựng - Phần 1: Cách âm không khí;
TCVN 13598-2, Chất kết dính và vữa thạch cao - Phần 2: Phương pháp thử;
EN 12664, Thermal performance of building materials and products- Determination of thermal resistance by means of guarded hot plate and heat flow meter methods - Dry and moist products of medium and low thermal resistance (Hiệu suất nhiệt của vật liệu và sản phẩm xây dựng - Xác định nhiệt trở bằng phương pháp đo nhiệt độ đĩa nóng và dòng nhiệt - Các sản phẩm khô và ẩm có nhiệt độ trung bình và thấp);
EN 13501-1, Fire classification of construction products and building elements - Part 1: Classification using data from reaction to fire tests. (Phân loại cháy của sản phẩm và cấu kiện xây dựng - Phần 1: Phân loại theo các số liệu phản ứng khi thử cháy);
EN 13501-2, Fire classification of construction products and building elements - Part 2: Classification using data from fire resistance tests, excluding ventilation services (Phân loại cháy của sản phẩm và cấu kiện xây dựng - Phần 2: Phân loại theo các số liệu thử nghiệm chống cháy);
ISO 140-3, Acoustics - Measurement of sound insulation in buildings and of building elements - Part 3: Laboratory measurements of airborne sound insulation of building elements (ISO 140-3:1995) (Âm học - Đo đạc cách âm trong xây dựng và các cấu kiện xây dựng - Phần 3: Phép đo cách âm không khí trong phòng thí nghiệm của các cấu kiện xây dựng);
ISO 354, Acoustics - Measurement of sound absorption in a reverberation room (ISO 354:2003) (Âm học - Phép đo sự hấp thụ âm thanh trong một phòng vang);
ISO 6946:2007, Building components and building elements - Thermal resistance and thermal transmittance - Calculation method (ISO 6946:2007) (Cấu kiện và các kết cấu xây dựng - Nhiệt trở và độ truyền nhiệt - Phương pháp tính);
ISO 10456, Building materials and products - Hygrothermal properties - Tabulated design values and procedures for determining declared and design thermal values (ISO 10456:2007) (Vật liệu và sản phẩm xây dựng - Các tính chất nhiệt ẩm - Giá trị thiết kế theo bảng và quy trình xác định các giá trị nhiệt công bố và thiết kế);
ISO 3049, Gypsum plasters - Determination of physical properties of powder (Vữa thạch cao - Xác định các tính chất vật lý của bột).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Chất kết dính thạch cao (Gypsum binder).
Chất kết dính chứa calci sulfat ở các dạng khác nhau, ví dụ như hemihydrate (CaSO4.0,5H2O) và anhydrite (CaSO4).
CHÚ THÍCH:
Chất kết dính thạch cao có thể thu được bằng cách nung calci sulfat CaSO4.2H2O. Khi trộn với nước, chất kết dính thạch cao có khả năng đóng rắn tạo thành một khối rắn chắc.
3.2
Vữa thạch cao (vữa xây dựng thạch cao trộn sẵn) (Gypsum plaster (premixed gypsum building plaster))
Tất cả các loại vữa xây dựng thạch cao, vữa xây dựng trên cơ sở thạch cao và vữa xây dựng vôi - thạch cao sử dụng trong các công trình xây dựng.
3.3
Vữa xây dựng thạch cao (Gypsum building plaster)
Vữa thạch cao có chứa ít nhất 50 % calci sulfat đóng vai trò thành phần chất kết dính chủ yếu và không lớn hơn 5 % vôi (calci hydroxide).
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có thể đưa vào phụ gia và cốt liệu.
3.4
Vữa xây dựng trên cơ sở thạch cao (Gypsum based building plaster)
Vữa thạch cao có chứa ít hơn 50 % calci sulfat là thành phần chất kết dính chủ yếu và không lớn hơn 5 % vôi (calci hydroxide).
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có thể đưa vào phụ gia và cốt liệu.
3.5
Vữa vôi - thạch cao (Gypsum-lime plaster)
Vữa xây dựng thạch cao theo 3.3 hoặc vữa xây dựng từ thạch cao như 3.4 chứa lớn hơn 5 % vôi (calci hydroxide).
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có thể đưa vào phụ gia và cốt liệu.
3.6
Vữa xây dựng thạch cao nhẹ (Lightweight gypsum building plaster)
Các loại vữa thạch cao theo 3.3, 3.4 và 3.5 có sử dụng với cốt liệu vô cơ nhẹ như perlite hoặc vermiculite nở, hoặc với các cốt liệu hữu cơ nhẹ.
CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có thể đưa vào phụ gia và cốt liệu.
3.7
Vữa xây dựng thạch cao cho thi công trát với độ cứng bề mặt được tăng cường (Gypsum building plaster for plasterwork with enhanced surface hardness)
Vữa thạch cao có công thức riêng thỏa mãn các yêu cầu cho thi công trát với độ cứng bề mặt được tăng cường.
3.8
Vữa thạch cao thi công trát có cốt sợi (Gypsum plaster for fibrous plasterwork)
Vữa đặc biệt cho sản xuất và lắp ráp các tấm thạch cao.
3.9
Vữa xây thạch cao (Gypsum mortar)
Vữa có công thức riêng sử dụng cho sản xuất vữa xây thạch cao để xây gạch cho tường, vách ngăn không chịu lực và không tiếp xúc nước.
3.10
Vữa thạch cao cách âm (Gypsum acoustic plaster)
Vữa được sản xuất riêng biệt với mục đích hấp thụ âm.
3.11
Vữa thạch cao cách nhiệt (Gypsum thermal insulation plaster)
Vữa được sản xuất riêng biệt với mục đích cách nhiệt.
3.12
Vữa thạch cao chống cháy (Gypsum fire protection plaster)
Vữa được sản xuất riêng biệt cho các vị trí tiếp xúc trực tiếp với lửa.
3.13
Vữa thạch cao lớp mỏng (Gypsum thin coat plaster)
Vữa được sản xuất riêng biệt thường được thi công với độ dày từ 3 mm tới 6 mm.
3.14
Phụ gia (Additives and admixtures)
Các loại vật liệu (không phải cốt liệu hoặc chất kết dính), như phụ gia đầy, sợi, bột mầu, vôi xây dựng (< 5%), phụ gia kéo dài đông kết, cuốn khí, giữ nước và phụ gia hóa dẻo được bổ sung vào vữa thạch cao nhằm cải thiện các tính chất hoặc để đạt được các tính chất yêu cầu.
3.15
Cốt liệu (Aggregates)
Vật liệu tự nhiên, nhân tạo hoặc tái chế thích hợp sử dụng trong xây dựng, thí dụ cốt liệu nhẹ như perlite hoặc vermiculite nở hoặc các loại cốt liệu như cát silic, cát nghiền.
3.16
Cốt liệu nhẹ (Lightweight aggregates)
Cốt liệu với khối lượng thể tích thấp hơn 800 kg/m3.
3.17
Vữa thạch cao thi công thủ công (Manual gypsum plaster)
Vữa thạch cao chế tạo cho thi công thủ công, hỗn hợp được trộn với nước và thi công thủ công vào tường nền.
CHÚ THÍCH: Một số vữa được trộn nước tạo thành bột nhão, một số khác được trộn tạo thành dạng chảy quánh.
3.18
Vữa thạch cao phun (Projection gypsum plaster)
Vữa thạch cao chế tạo cho thi công bằng máy, hỗn hợp được trộn với nước tới độ quánh yêu cầu và thi công bằng máy phun vào tường nền.
3.19
Hệ vữa một lớp (One coat plaster system)
Vữa thạch cao để thi công một lớp bao gồm tất cả chức năng của lớp lót và lớp cuối.
3.20
Hệ vữa đa lớp (Multi-coat plaster system)
Hệ vữa yêu cầu ít nhất hai lớp vữa bao gồm cả lớp cuối.
3.21
Lớp lót (Under coat)
Lớp vữa nằm dưới lớp ngoài cùng.
3.22
Lớp cuối (Final coat)
Lớp ngoài cùng (cuối) trong một hệ vữa đa lớp.
3.23
Sản phẩm hoàn thiện (Finishing product)
Hỗn hợp thạch cao hoàn thiện để thi công cuối cùng với độ dày từ 0,1 mm tới 3,0 mm để tạo bề mặt phẳng.
4 Phân loại chất kết dính và vữa thạch cao
Phân loại và ký hiệu của chất kết dính và vữa thạch cao tương ứng như trong Bảng 1.
Bảng 1- Các loại chất kết dính và vữa thạch cao
Phân loại | Ký hiệu |
Chất kết dính thạch cao: | A |
- Các chất kết dính thạch cao sử dụng trực tiếp hoặc sử dụng vào sản xuất các sản phẩm khác (các sản phẩm bột khô) | A1 |
- Các chất kết dính thạch cao sử dụng trực tiếp tại hiện trường | A2 |
- Các chất kết dính thạch cao sử dụng sản xuất các sản phẩm khác (thí dụ cho khối thạch cao, tấm vữa thạch cao, các chi tiết thạch cao cho trần treo, tấm thạch cao cốt sợi) | A3 |
Vữa thạch cao: | B |
- Vữa xây dựng thạch cao | B1 |
- Vữa xây dựng trên cơ sở thạch cao | B2 |
- Vữa xây dựng vôi - thạch cao | B3 |
- Vữa xây dựng thạch cao nhẹ | B4 |
- Vữa xây dựng trên cơ sở thạch cao nhẹ | B5 |
- Vữa xây dựng vôi - thạch cao nhẹ | B6 |
- Vữa xây dựng thạch cao cho thi công trát với độ cứng bề mặt được tăng cường | B7 |
Vữa thạch cao cho các mục đích đặc biệt: | C |
- Vữa cốt sợi | C1 |
- Vữa xây thạch cao | C2 |
- Vữa cách âm | C3 |
- Vữa cách nhiệt | C4 |
- Vữa chống cháy | C5 |
- Vữa lớp mỏng, sản phẩm hoàn thiện | C6 |
- Sản phẩm hoàn thiện | C7 |
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các yêu cầu kỹ thuật liên quan tới điều kiện sử dụng cuối cùng
5.1.1 Phản ứng với lửa
Chất kết dính và vữa thạch cao được phân loại theo phản ứng với lửa Loại A1 (không góp phần phát triển sự cháy), khi chúng nhỏ hơn 1 % theo khối lượng hoặc thể tích vật liệu hữu cơ, thì không cần thử nghiệm.
Nếu sản phẩm chứa 1 % hoặc lớn hơn 1 % theo khối lượng hoặc thể tích vật liệu hữu cơ, thì phải thử nghiệm và sau đó phân loại theo EN 13501-1.
Nếu xác định vật liệu hữu cơ theo thể tích, sử dụng phương pháp xác định khối lượng thể tích đổ đống không lèn chặt theo ISO 3049.
5.1.2 Khả năng chống cháy
CHÚ THÍCH: Khả năng chống cháy là một đặc tính phụ thuộc vào hệ thống lắp ghép và không thuộc sản phẩm rời.
Trong điều kiện sử dụng cuối cùng, vữa xây dựng thạch cao và vữa xây dựng trên cơ sở thạch cao phải đáp ứng các mức chịu lửa yêu cầu, chúng phải được thử nghiệm và phân loại theo EN 13501-2.
5.1.3 Tính năng âm học
5.1.3.1 Cách âm trực tiếp trong không khí
CHÚ THÍCH: Cách âm trực tiếp trong không khí là một đặc tính phụ thuộc vào hệ thống lắp đặt và không thuộc sản phẩm rời.
Khi có yêu cầu, cách âm trực tiếp trong không khí của một hệ thống được lắp đặt gồm có vữa hoặc/và chất kết dính thạch cao phải được xác định phù hợp theo ISO 140-3 và TCVN 7192-1:2002 (ISO 717-1).
5.1.3.2 Hấp thụ âm
CHÚ THÍCH: Hấp thụ âm là một đặc tính phụ thuộc vào hệ thống lắp đặt và không thuộc sản phẩm rời.
Khi có yêu cầu, nhà sản xuất phải công bố đặc tính hấp thụ âm theo điều kiện sử dụng trong thực tế khi được thử nghiệm theo ISO 354.
5.1.4 Cách nhiệt
Khi có yêu cầu, cách nhiệt của hệ thống hoàn chỉnh của chất kết dính và vữa thạch cao trong điều kiện sử dụng cuối phải được tính theo phương trình nêu trong 6.1 của EN ISO 6946:2007.
Giá trị thiết kế hệ số dẫn nhiệt yêu cầu dùng cho tính toán có thể được sử dụng như nêu trong Bảng 2.
Trong vữa và chất kết dính thạch cao, khi lượng cốt liệu đủ gây ra độ lệch đáng kể so với các giá trị trong Bảng 2 thì hệ số dẫn nhiệt sẽ được xác định theo EN 12664.
Bảng 2 - Giá trị hệ số dẫn nhiệt của chất kết dính và vữa thạch cao đã đóng rắn
Khối lượng thể tích, kg/m3 | Hệ số dẫn nhiệt tại nhiệt độ 23 °C và độ ẩm tương đối 50 %, W/(m·K) |
600 | 0,18 |
700 | 0,22 |
800 | 0,26 |
900 | 0,30 |
1.000 | 0,34 |
1.100 | 0,39 |
1.200 | 0,43 |
1.300 | 0,47 |
1.400 | 0,51 |
1.500 | 0,56 |
Các giá trị cho trong Bảng 2 được lấy từ EN 12524. Các giá trị tham khảo liên quan tới các vật liệu khô được sử dụng bên trong. Khi các vật liệu ẩm các giá trị sẽ được điều chỉnh sử dụng EN ISO 10456.
5.1.5 Các chất nguy hại
Các vật liệu sử dụng trong sản phẩm phải không giải phóng bất kỳ chất nguy hại nào vượt quá mức tối đa cho phép trong tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có liên quan.
5.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với các chất kết dính thạch cao
Hàm lượng calci sulfat không thấp hơn 50 %. Các tính chất của chất kết dính thạch cao được xác định theo TCVN 13598-2.
CHÚ THÍCH: Các điều khoản khác sẽ do thỏa thuận giữa người mua và người bán.
5.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa thạch cao
Các tính chất của vữa thạch cao phải phù hợp với các giá trị trong Bảng 3 khi được xác định theo TCVN 13598-2.
Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật cho các loại vữa thạch cao
Loại vữa thạch cao | Hàm lượng chất kết dính thạch cao, % | Thời gian bắt đầu đông kết, min, lớn hơn | Cường độ uốn, MPa, không nhỏ hơn | Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn | Độ cứng bề mặt, MPa, không nhỏ hơn | Cường độ bám dính, MPa | |
Vữa thạch cao thi công thủ công | Vữa thạch cao phun | ||||||
B1 | ≥ 50 |
|
|
|
|
| Vết đứt xảy ra đối với nền hoặc vữa thạch cao. Khi vết đứt xuất hiện trong bề mặt tiếp xúc giữa thạch cao và nền, giá trị phải ≥ 0,1. |
B2 | < 50 |
|
|
|
|
| |
B3 | a |
|
|
|
|
| |
B4 | ≥ 50 | 20b | 50 | 1,0 | 2,0 | - | |
B5 | < 50 |
|
|
|
|
| |
B6 | a |
|
|
|
|
| |
B7 | ≥ 50 |
|
| 2,0 | 6,0 | 2,5 | |
CHÚ THÍCH: a Theo 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6 b Với một số trường hợp sử dụng thủ công cho phép giá trị thấp hơn 20 min, trong trường hợp này giá trị thời gian bắt đầu đông kết được nhà sản xuất công bố. |
5.4 Yêu cầu kỹ thuật của vữa thạch cao cho mục đích đặc biệt
Các tính chất của vữa thạch cao cho mục đích đặc biệt phải phù hợp với các giá trị cho trong Bảng 4 khi xác định theo TCVN 13598-2.
Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật vữa thạch cao cho mục đích đặc biệt
| Hàm lượng chất kết dính thạch cao, % | Độ mịn, % sót sàng, nhỏ hơn | Thời gian bắt đầu đông kết, min, lớn hơn | Cường độ uốn, MPa, lớn hơn | Cường độ nén, MPa, lớn hơn | Độ cứng bề mặt, MPa | |||||||
5000 μm | 1500 μm | 200 μm | 100 μm | Phương pháp Vicat | Phương pháp dao | Sau 2h d | Sau 7 ngày e | Sau 2h d | Sau 7 ngày e | ||||
C1 | Vữa cốt sợi | > 50 | 0 | 0 | 1 | 10 | - | 8 | 1,5 | 3,0 | - | > 4,0 | > 10 |
C2 | Vữa xây thạch cao | > 50 | 0 | - | - | - | 30 | - | - | - | 2,0 | - | - |
C3 | Vữa cách âma | - | - | - | - | - | 20f | - | - | - | - | - | - |
C4 | Vữa cách nhiệtb | - | - | - | - | - | 20f | - | - | - | - | - | - |
C5 | Vữa chống cháyc | Độ lệch so với hàm lượng danh nghĩa < 10 % | - | - | - | - | 20f | - | - | - | - | - | - |
C6 | Vữa lớp mỏng, sản phẩm hoàn thiện | > 50 | - | 0 | - | - | 20f | - | - | 1,0 | 2,0 | - | - |
C7 | Sản phẩm hoàn thiện | > 50 | - | - | - | 0 | 20f | - | - | 1,0 | 2,0 | - | - |
CHÚ THÍCH: a Nhà sản xuất nên xác định các tính chất âm bằng phương pháp thích hợp theo 5.1.3.1 và/hoặc 5.1.3.2 b Nhà sản xuất nên xác định các tính chất cách nhiệt bằng phương pháp thích hợp theo 5.1 c Nhà sản xuất nên xác định các tính chất cháy bằng phương pháp thích hợp theo 5.1.1 d Sau điều kiện 2 h sau khi kết thúc đông kết với các yêu cầu điều kiện trong 3.1 của TCVN 13598-2. e Sau điều kiện 7 ngày trong không khí ẩm (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (90 ± 5) %, theo dõi sấy khô tới khối lượng không đổi tại (40 ± 2) °C. f Trong một số ứng dụng thủ công, cho phép giá trị thấp hơn 20 min, trong trường hợp này thời gian bắt đầu đông kết sẽ do nhà sản xuất công bố . |
6 Ký hiệu chất kết dính và vữa thạch cao
Chất kết dính và vữa thạch cao được ký hiệu như sau:
a) loại chất kết dính và vữa thạch cao được ký hiệu như Bảng 1;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) ký hiệu nêu trong Bảng 1;
d) thời gian bắt đầu đông kết;
e) cường độ nén Ví dụ về ký hiệu:
Vữa xây dựng thạch cao phun (B1) với thời gian bắt đầu đông kết > 50 min và cường độ nén ≥ 2,0 MPa
VỮA XÂY DỰNG THẠCH CAO
TCVN 13598-1 - B1/50/2
7 Ghi nhãn, bao gói
Chất kết dính và vữa thạch cao phù hợp theo tiêu chuẩn này phải có nhãn mác rõ ràng trên bao bì hoặc trên biên bản giao nhận hoặc phiếu chứng nhận với ít nhất các thông tin sau:
a) tên, nhãn hiệu hàng hóa;
b) tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) xuất xứ hàng hóa;
d) định lượng;
e) thành phần hoặc thành phần định lượng;
f) viện dẫn tiêu chuẩn này;
g) ngày sản xuất;
h) các biện pháp nhận diện vật liệu chất kết dính và vữa thạch cao và ký hiệu theo Điều 6.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] EN 998-1, Specification for mortar for masonry - Part 1: Rendering and plastering mortar
[2] EN 12524, Building materials and products - Hygrothermal properties - Tabulated design values
[3] EN 13914-2, Design, preparation and application of external rendering and Internal plastering - Part 2: Design considerations and essential principles for internal plastering
[4] CEN/TR 15124, Design, preparation and application of internal gypsum plastering systems
[5] Commission Decision 96/603/EC of 4 October 1996 establishing the list of products belonging to Classes A 'No contribution to fire' provided for in Decision 94/611/EC implementing Article 20 of Council Directive 89/106/EEC on construction products (Text with EEA relevance).
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
4 Phân loại chất kết dính và vữa thạch cao
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các yêu cầu kỹ thuật liên quan tới điều kiện sử dụng cuối cùng
5.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với các chất kết dính thạch cao
5.3 Các yêu cầu kỹ thuật của vữa thạch cao
5.4 Yêu cầu kỹ thuật của vữa thạch cao cho mục đích đặc biệt
6 Ký hiệu chất kết dính và vữa thạch cao
7 Ghi nhãn, bao gói
Thư mục tài liệu tham khảo