- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13819:2023
NƯỚC QUẢ - XÁC ĐỊNH TỶ SỐ ĐỒNG VỊ CACBON BỀN (13C/12C) CỦA THỊT QUẢ - PHƯƠNG PHÁP ĐO KHỐI PHỔ TỶ SỐ ĐỒNG VỊ
Fruit juices - Determination of stable carbon isotope ratio (13C/12C) in the pulp - Isotope ratio mass spectrometric method
Lời nói đầu
TCVN 13819:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NƯỚC QUẢ - XÁC ĐỊNH TỶ SỐ ĐỒNG VỊ CACBON BỀN (13C/12C) CỦA THỊT QUẢ - PHƯƠNG PHÁP ĐO KHỐI PHỔ TỶ SỐ ĐỒNG VỊ
Fruit juices - Determination of stable carbon isotope ratio (13C/12C) in the pulp - Isotope ratio mass spectrometric method
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ số đồng vị cacbon bền (13C/12C) của thịt quả trong nước quả. Phép xác định này được dùng làm chuẩn nội để so sánh với giá trị hàm lượng cacbon 13 (δ13C) thu được đối với đường.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696) Nước dùng để phân tích trong phòng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 13816:2023 Nước quả - Xác định tỷ số đồng vị cacbon bền (13C/12C) của đường - Phương pháp đo khối phổ tỷ số đồng vị.
3 Nguyên tắc
Cacbon có trong thịt quả được đốt cháy hoàn toàn thành cacbon dioxit. Tỷ số hai đồng vị cacbon bền (13C và 12C) sau đó được đo bằng máy đo khối phổ tỷ số đồng vị. Giá trị này có thể được so sánh với giá trị thu được đối với đường (xem TCVN 13816:2023). Nếu có chênh lệch quá lớn giữa giá trị trong thịt quả và trong đường thì điều này có thể cho thấy đã có sự bổ sung đường dẫn xuất từ một loại đường C4 thực vật như đường mía hoặc đường ngô.
4 Thuốc thử
Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước tối thiểu đạt loại 3 của TCVN 4851 (ISO 3696).
4.1 Canxi hydroxit [Ca(OH)2].
4.2 Axit sufuric (H2SO4), 95 % đến 97 % (khối lượng).
4.3 Axeton (C3H6O).
4.4 Chuẩn NSB 22 1).
5 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ cụ thể sau:
5.1 Máy đo khối phổ tỷ số đồng vị
Có khả năng xác định thành phần đồng vị 13C của khí cacbon dioxit phân bố trong tự nhiên có độ chụm nội bộ không nhỏ hơn 0,05 ‰, biểu thị bằng giá trị δ tương đối (xem Điều 7).
Máy đo khối phổ tỷ số đồng vị được gắn ba bộ thu nhận với bộ ghi đồng thời ở các số khối là 44, 45 và 46. Máy đo khối phổ cũng được gắn với hệ thống dẫn kép, để đo lần lượt mẫu thử và mẫu chuẩn hoặc sử dụng hệ thống trực tiếp để đốt cháy mẫu trong máy phân tích nguyên tố (EA) (5.2) hỗn hợp khí được tách bằng cột sắc ký khí, trước khi xác định bằng máy đo khối phổ tỷ số đồng vị. Phương pháp cho độ chính xác cao nhất đối với phép xác định độ biến thiên thành phần đồng vị trong dải phân bố tự nhiên. Tuy nhiên, các kết quả chính xác có thể đạt được khi sử dụng phương pháp trực tiếp với điều kiện dùng mẫu chuẩn thứ.
5.2 Thiết bị đốt mẫu (máy phân tích nguyên tố), có thể chuyển hóa tất cả cacbon của mẫu thành cacbon dioxid và có thể chuyển hóa tất cả dạng nitơ ôxit thành khí nitơ, trong quá trình ôxy hóa và loại bỏ tất cả các sản phẩm cháy khác, bao gồm cả hơi nước, ra khỏi cacbon dioxit.
5.3 Máy ly tâm, có thể tạo gia tốc ly tâm 1 400 g ở đáy ống ly tâm (5.4).
CHÚ THÍCH: Tốc độ quay cần để tạo gia tốc ly tâm chính xác có thể tính được theo Công thức (1):
a = 11,18 × ro × (n/1000)2 | (1) |
Trong đó:
a là gia tốc ly tâm;
r là bán kính của máy ly tâm đo được từ điểm giữa (trục ly tâm) đến đáy ống ly tâm khi quay, tính bằng xentimet (cm);
n là tốc độ vòng quay, tính bằng vòng trên phút (r/min).
5.4 Ống ly tâm, dung tích 50 ml.
6 Cách tiến hành
6.1 Chuẩn bị mẫu thử
Ly tâm 50 ml nước quả (tự nhiên hoặc hoàn nguyên) ở 1 400 g trong 10 min để tách chất rắn lơ lửng (thịt quả). Rửa ống ly tâm bằng nước để loại hết đường bám dính. Để đạt được điều này, hòa các hạt nhỏ thu được trong 40 ml nước và khuấy trong 5 min. Sau đó, ly tâm huyền phù và loại bỏ nước. Thêm lượng nước mới và tiến hành lặp lại quy trình. Dùng một lượng nước nữa cho lần rửa thứ ba và lần rửa cuối cùng.
Sau lần rửa thứ ba bằng nước, hòa lại phần thịt quả trong 40 ml axeton để chiết hết chất béo. Sau khi khuấy trong axeton, thịt quả được ly tâm như trên và tách khỏi dung môi. Thêm một lượng axeton và tiến hành lặp lại quy trình thêm hai lần nữa.
Để thu được các kết quả có nghĩa thì cần tiến hành rửa kỹ bằng cả nước và axeton để đảm bảo tất cả đường và chất béo hấp thụ đều được loại ra. Nếu thịt quả không được rửa đúng cách thì chất béo sẽ gây ra sai số đáng kể về hàm lượng δ13C của thịt quả.
Thịt quả sau khi rửa, như mô tả ở trên, được làm khô lần cuối trong chân không, để thu được chất rắn có màu trắng/xám có thể dễ dàng đồng hóa.
6.2 Đốt cháy thịt quả
Đốt mẫu thu được trong 6.1 sử dụng quy trình như trong 6.3 của TCVN 13816:2023.
Tiến hành cẩn thận để đảm bảo khử được hết tất cả các nitơ dioxit tạo thành từ nitơ có chứa trong các hợp chất của thịt quả. Nếu không, nitơ dioxit sẽ có mặt trong khí cacbon dioxit và làm tăng nồng độ của ion 46. Điều này dẫn đến việc hiệu chính không chính xác đối với ôxy 17 và cho hàm lượng cacbon 13 của thịt quả quá thấp.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng hệ thống chưng cất vi phân cố bán sẵn.
6.3 Xác định
Xác định tỷ số đồng vị 13C/12C trong cacbon dioxit thu được từ quá trình đốt cháy thịt quả, nêu trong 6.2, bằng máy đo khối phổ tỷ số đồng vị (5.1). Xác định tỷ số các loại đồng vị 13CO2/12CO2 cụ thể từ các cường độ tương ứng.
7 Tính kết quả
Ngoài việc sử dụng phân bố khối lượng đồng vị (tính bằng phần nghìn của các nguyên tử), có thể biểu thị thành phần đồng vị theo độ lệch tương đối δ13C (tính bằng phần nghìn) giữa tỷ số đồng vị 13C/12C của mẫu thử so với chuẩn (chuẩn PDB). Giá trị δ13C chỉ được sử dụng để nhận biết sự thay đổi (của chữ số thập phân thứ ba) trong phân bố đồng vị tự nhiên.
Chuẩn PDB là canxi cacbonat hóa thạch có tỷ số đồng vị (13C/12C)PDB = 0,011 237 2 đối với cacbon dioxit thu được. Giá trị này là điểm chuẩn của thang đo PDB chuẩn quốc tế thông dụng, đối với giá trị δ13C, biểu thị theo phần nghìn (‰), được tính theo Công thức (2):
(2) |
Trong đó:
Rs là tỷ số đồng vị 13C và 12C của mẫu thử (xem 6.3):
RPDB là tỷ số đồng vị 13C và 12C của chuẩn PDB.
Chuẩn thứ cấp phù hợp thường sử dụng trong phương pháp này là NBS 22 (4.4), có giá trị -29,80 ‰ so với chuẩn PDB.
8 Độ chụm
Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Giá trị độ chụm thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm có thể không áp dụng cho dải nồng độ và chất nền khác với dải nồng độ và chất nền đã nêu trong Phụ lục A.
8.1 Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập, đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong cùng một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn lặp lại r.
Các giá trị là:
Nước cam | r = 0,32 ‰ |
Nước cam có bổ sung đường | r = 0,31 ‰ |
Nước nho | r = 0,26 ‰ |
Nước nho có bổ sung đường | r = 0,45 ‰ |
Nước dứa | r = 0,42 ‰ |
Nước dứa có bổ sung đường | r = 0,46 ‰. |
8.2 Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giá trị giới hạn tái lập R.
Các giá trị là: |
|
Nước cam | R = 1,03 ‰ |
Nước cam có bổ sung đường | R = 0,92 ‰ |
Nước nho | R = 0,78 ‰ |
Nước nho có bổ sung đường | R = 2,35 ‰ |
Nước dứa | R = 3,00 ‰ |
Nước dứa có bổ sung đường | R = 2,08 ‰. |
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
- mọi thông tin cần thiết để nhận biết mẫu thử (loại mẫu, nguồn gốc mẫu, ký hiệu);
- viện dẫn tiêu chuẩn này;
- ngày và loại quy trình lấy mẫu (nếu có);
- ngày nhận mẫu;
- ngày thử nghiệm;
- các kết quả thử và đơn vị biểu thị;
- mọi điểm đặc biệt quan sát được trong quy trình thử nghiệm;
- mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Kết quả thống kê của phép thử liên phòng thử nghiệm
Các thông số sau đã được xác định trong phép thử liên phòng thử nghiệm phù hợp với ISO 5725:1986*) Phép thử đã được xây dựng bởi nhóm công tác 1 (đồng vị) của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn CEN/TC 174.
Năm tiến hành thử nghiệm liên phòng 1995
Số lượng phòng thử nghiệm tham gia 19
Số lượng mẫu thử 6
Bảng A.1 - Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm
Mẫu thử | A | B | C | D | E | F |
Số phòng thử nghiệm còn lại sau khi trừ ngoại lệ | 17 | 16 | 16 | 17 | 18 | 17 |
Số phòng ngoại lệ | 2 | 3 | 3 | 2 | 0 | 2 |
Giá trị trung bình () (‰) | -25,98 | -25,92 | -24,92 | - 24,93 | -11,47 | -11,36 |
Độ lệch chuẩn lặp lại (sr) (‰) | 0,12 | 0,11 | 0,09 | 0,16 | 0,15 | 0,17 |
Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại (RSDr) (%) | 0,46 | 0,42 | 0,36 | 0,64 | 1,31 | 1,50 |
Giới hạn lặp lại (r) (‰) | 0,32 | 0,31 | 0,26 | 0,45 | 0,42 | 0,46 |
Độ lệch chuẩn tái lập (sR) (‰) | 0,37 | 0,33 | 0,28 | 0,84 | 1,07 | 0,74 |
Độ lệch chuẩn tương đối tái lập (RSDR) (%) | 1,42 | 1,27 | 1,12 | 3,37 | 9,33 | 6,51 |
Giới hạn tái lập (R) (‰) | 1,03 | 0,92 | 0,78 | 2,35 | 3,00 | 2,08 |
CHÚ THÍCH: Không có sự khác biệt phát hiện được giữa r, R và . Loại mẫu: A nước cam; B nước cam có bổ sung đường; C nước nho; D nước nho có bổ sung đường; E nước dứa; F nước dứa có bổ sung đường. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ENV 13070:1998, Fruit and vegetable juices - Determination of the stable carbon isotope ratio (13C/12C) in the pulp of fruit juices - Method using isotope ratio mass spectrometry
[2] ISO 5725:1986 Precision of the test methods - Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory tests
[3] H.Craig, Geochim. Cosmochi, Acta, (1957) 133
[4] Hut, Consultants’ Group Meeting on stable Isotope Reference Sample for Geochimical and Hydrological Investigations, IAEA, Vienna, 16-18 September 1985, IAEA Report, April 1987
[5] Determination of carbon-13 content of sugars of fruit an vegetable juice (Internal Reference Method), Analytica Chimica Acta, (1997) 340, 21-29.
1) NBS 22: chất chuẩn NIST 8539 của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ hoặc chất chuẩn tương đương của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Thông tin đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng chúng. Có thể sử dụng các sản phẩm khác nếu cho các kết quả tương đương.
*) ISO 5725:1986 hiện nay đã hủy và thay bằng bộ tiêu chuẩn ISO 5725, được chấp nhận thành bộ TCVN 6910 (ISO 5725) (gồm 6 phần) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo.