Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13843:2023

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUỖI CUNG ỨNG MẬT ONG

Traceability - Requirements for supply chain of honey

Lời nói đầu

TCVN 13843:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sản phm tinh bột biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Nhu cầu truy xuất nguồn gốc mật ong xuất phát từ các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn đối với quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và nhu cầu minh bạch trong chuỗi cung ứng.

Các thị trường và/hoặc khách hàng cụ thể có thể có yêu cầu truy xuất nguồn gốc bổ sung cần đáp ứng.

Các yêu cầu tối thiu về truy xuất nguồn gốc phụ thuộc mức độ nhất định vào những thông tin con người có thể đọc được. Cách tốt nhất là tất cả các bên trong chuỗi cung ứng xây dựng quá trình truy xuất nguồn gốc cho phép thu thp, lưu giữ và truy xuất dữ liệu điện tử về các thông tin quan trọng đối với các cấp độ sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ cơ sở nuôi ong đến người tiêu dùng cuối cùng.

Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể thực hiện một hoặc nhiều vai trò trong chuỗi cung ứng mật ong.

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUI CUNG ỨNG MẬT ONG

Traceability - Requirements for supply chain of honey

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với chuỗi cung ứng mật ong, bao gồm cả mật ong bánh tổ, để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc.

Các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh được xác định trong tiêu chuẩn này đối với chuỗi cung ứng mật ong bao gồm:

a) cơ sở nuôi ong;

b) cơ sở cung cấp vật tư đầu vào (ong giống, thùng ong, dụng cụ chứa đựng mật ong v.v...);

c) cơ sở vận chuyển và logistic;

d) cơ sở chế biến mật ong;

e) nhà phân phối;

f) cơ sở bán lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Mỗi chuỗi cung ứng mật ong có thể được tạo thành từ một số hoặc tất cả các loại hình nêu trên nhưng không nhất thiết phải theo trình tự được liệt kê.

Mô hình chuỗi cung ứng mật ong nêu trong tiêu chuẩn này là mô hình ứng dụng hệ thống GS1 để truy xuất nguồn gốc sản phm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12850, Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1.1

GS1

Tổ chức mã số mã vạch toàn cầu, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan

3.1.2

Hệ thống GS1 (GS1 system)

Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và hướng dẫn của GS1

3.1.3

Quá trình (process)

Tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau, sử dụng đầu vào để cho ra kết quả dự kiến

[NGUỒN: 3.4.1 của TCVN ISO 9000:2015]

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “quá trình’’ được hiểu là “quá trình sản xuất, kinh doanh”.

3.1.4

Truy xuất nguồn gốc nội bộ (internal traceability)

Các quá trình và dữ liệu riêng mà cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trong phạm vi hoạt động của mình để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc

CHÚ THÍCH: Truy xuất nguồn gốc nội bộ diễn ra khi đối tác truy xuất nguồn gốc tiếp nhận một hoặc một số vật phẩm có thể truy xuất làm đầu vào là đối tượng của các quá trình nội bộ trước khi cung cấp đầu ra là một hoặc một số vật phẩm khác.

3.1.5

Truy xuất nguồn gốc bên ngoài (external traceability)

Các quá trình giữa các đối tác thương mại và thông tin/dữ liệu được trao đổi để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc

CHÚ THÍCH: Truy xuất nguồn gốc bên ngoài diễn ra khi các vật phẩm có thể truy xuất được xử lý về vật lý từ bên cung cấp đến bên tiếp nhận vật phẩm có thể truy xuất.

3.1.6

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc (traceability data)

Mọi thông tin về lai lịch, quá trình áp dụng hoặc địa điểm của vật phẩm có thể truy xuất, có thể là dữ liệu gốc hoặc dữ liệu giao dịch

3.1.7

Mẻ (batch)

(lot)

Tập hợp một chủng loại sản phẩm, hàng hóa có cùng tên gọi, kết cấu, công dụng, được sản xuất ở cùng một cơ sở, cùng một thời gian và trên cùng một dây chuyền công nghệ

3.1.8

Thương phẩm (trade item)

Sản phẩm cần truy tìm thông tin đã định trước và có thể đã được định giá, đặt hàng hoặc lập hóa đơn tại bất kì điểm nào trong chuỗi cung ứng

[NGUỒN: 2.175 của TCVN 9086:2011]

3.1.9

Vật phẩm có thể truy xuất (traceable item)

Đối tượng vật lý có thể là thương phẩm hoặc không phải là thương phẩm, cần truy tìm thông tin về lai lịch, quá trình sử dụng hoặc địa điểm của nó

CHÚ THÍCH 1: Cấp độ tại đó vật phẩm có thể truy xuất được xác định là phụ thuộc vào cơ sở sản xuất, kinh doanh và mức độ kiểm soát yêu cầu (ví dụ: trong phạm vi đóng gói sản phẩm hoặc logistic). Vật phẩm này có thể được truy xuất ngược, truy xuất xuôi hoặc thu hồi cùng lúc tại nhiều địa điểm (ví dụ: nếu được định danh tại cấp thương phẩm và cấp lô). Đây là sự chọn lựa của bên truy xuất nguồn gốc, khi cấp định danh (ví dụ: GTIN hoặc cấp lô hoặc cấp xê-ri) dùng cho vật phẩm có thể truy xuất.

CHÚ THÍCH 2: Vật phẩm có thể truy xuất có thể thuộc các cấp độ sau:

- sản phẩm hoặc thương phẩm (ví dụ: mật ong thô, mật ong đã sơ chế, chế biến v.v...);

- đơn vị logistic (ví dụ: thùng đựng mật ong, pa-let mật ong đóng chai);

- chuyển hàng hoặc việc di chuyển sn phẩm hoặc thương phẩm.

3.1.10

Đơn vị logistic (logistic unit)

Một vật phẩm có thành phần bất kì được thiết lập đ vận chuyển và/hoặc lưu kho cần được quản lý suốt chuỗi cung ứng

CHÚ THÍCH: Đơn vị logistic được định danh bằng SSCC.

3.1.11

Đối tác thương mại (trading partner)

Các bên tham gia chuỗi cung ứng có tác động đến luồng hàng trong chuỗi cung ứng.

3.1.12

Đơn vị vận chuyển (transporter)

Bên có thể truy xuất nguồn gốc tiếp nhận, mang và phân phối một hoặc nhiều vật phẩm có thể truy xuất từ một điểm này đến một điểm khác mà không làm thay đổi vật phẩm đó

CHÚ THÍCH: Thông thường, đơn vị vận chuyển chỉ sự giám hộ hoặc kiểm soát vật phẩm có thể truy xuất, nhưng cũng có thể có quyền sở hữu.

3.1.13

Địa điểm (location)

Vị trí nơi vật phẩm có thể truy xuất hoặc có thể định vị

CHÚ THÍCH: Địa điểm có thể là vị trí sản xuất, sơ chế, lưu kho và/hoặc bán hàng.

3.1.14

Vật mang dữ liệu (data carrier)

Thiết bị hoặc phương tiện được dùng để lưu trữ dữ liệu theo dạng cơ chế chuyển tiếp trong một hệ thống thu thập dữ liệu và định danh tự động

CHÚ THÍCH: Mã vạch, chuỗi ký tự OCR và thẻ RFID là những ví dụ về vật mang dữ liệu.

[NGUỒN: 3.2 của TCVN 13275:2020]

3.1.15

Sự kiện theo dõi trọng yếu (critical tracking event)

CTE

Hồ sơ về việc hoàn thành một bước trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng, là mấu chốt cần thu thập và chia sẻ nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng

CHÚ THÍCH: Sự kiện theo dõi trọng yếu chủ yếu tập trung tại các bước có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn của sản phẩm.

3.1.16

Phần tử dữ liệu chính (key data element)

KDE

Những dữ liệu cần có trong một sự kiện theo dõi trọng yếu để thể hiện chính xác những gì xảy ra trong một bước của quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc

CHÚ THÍCH: Phần tử dữ liệu chính thường phản ánh các thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

3.1.17

Mã định danh ứng dụng của GS1 (GS1 Application Identifier)

AI

Trường bao gồm hai hoặc nhiều chữ số ở phần đầu chuỗi yếu tố đ xác định đơn nhất định dạng và ý nghĩa của nó

3.2  Chữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các chữ viết tắt sau đây:

AI

Application Identifier

Mã định danh ứng dụng

CTE

Critical Tracking Event

Sự kiện theo dõi trọng yếu

EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

EPCIS

Electronic Product Code Information Services

Dịch vụ thông tin mã điện tử sản phẩm

FNC1

Function 1 Symbol Character

Ký tự ký hiệu chức năng 1

GIAI

Global Individual Asset Identifier

Mã định danh toàn cầu tài sản cá nhân

GLN

Global Location Number

Mã số địa điểm toàn cầu

GRAI

Global Returnable Asset Identifier

Mã định danh toàn cầu tài sản quay vòng

GS1

GS1

Tổ chức mã số mã vạch quốc tế

GTIN

Global Trade Item Number

Mã số sản phẩm toàn cầu

ID

Identification / Identifier

Định danh / Mã định danh

KDE

Key Data Element

Phần tử dữ liệu chính

LU

Logistics unit

Đơn vị logistic

OCR

Optical Character Recognition

Nhận dạng ký tự bằng quang học

PO

Purchase Order

Đơn đặt hàng

POS

Point of Sale

Điểm bán hàng

SGTIN

Serialized Global Trade Item Number

Mã số toàn cầu định danh sản phẩm được xê-ri hóa

SSCC

Serial Shipping Container Code

Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri

TU

Trade unit

Đơn vị thương mại

4  Nguyên tắc

Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng mật ong phải đáp ứng các nguyên tắc chung nêu trong TCVN 12850.

Cơ sở phải xác định đối tượng truy xuất (vật phẩm có thể truy xuất).

Phải có sự thống nhất giữa các đối tác thương mại về vật phẩm có thể truy xuất, nhằm đảm bảo rằng các bên truy xuất xuôi cùng một đối tượng. Mỗi đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm có thể truy xuất cho từng chuyến hàng.

Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng yêu cầu phải thực hiện có hiệu quả các quy trình truy xuất nguồn gốc nội bộ và truy xuất nguồn gốc bên ngoài. Mỗi đối tác truy xuất nguồn gốc phải có khả năng định danh nguồn trực tiếp và bên tiếp nhận trực tiếp (khách hàng) của vật phẩm có thể truy xuất (nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”). Điều này đòi hỏi các đối tác thương mại thu thập, lưu giữ và chia sẻ các thông tin tối thiểu để truy xuất nguồn gốc.

Để có một hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả trên toàn bộ chuỗi cung ứng:

- Tất cả các vật phẩm cần truy xuất xuôi hoặc cần truy xuất ngược đều phải được định danh đơn nhất toàn cầu;

- Tất cả các bên trong chuỗi cung ứng cần thực hiện các biện pháp truy xuất nguồn gốc nội bộ và bên ngoài. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc nội bộ phải đảm bảo duy trì được những mối liên kết cần thiết giữa đầu vào và đầu ra.

Ít nhất, việc định danh các sản phẩm để truy xuất nguồn gốc cần:

- ấn định một GTIN đơn nhất;

- ấn định mã số lô/mẻ.

Khi sản phẩm được cấu trúc lại và/hoặc bao gói lại, sản phẩm mới phải được ấn định một mã truy vết sản phẩm đơn nhất mới (GTIN mới), khi đó phải duy trì mối liên hệ giữa sản phẩm mới với các đầu vào của nó.

Khi một đơn vị logistic được cấu trúc lại, đơn vị logistic mới phải được ấn định một mã định danh đơn nhất mới (SSCC mới), khi đó phải duy trì mối liên hệ giữa đơn vị logistic mới với các đầu vào của nó.

5  Yêu cầu chung đối với chuỗi cung ứng mật ong

5.1  Định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh và địa điểm của cơ sở

Các tổ chức hoặc cá nhân có thể sử dụng GLN để định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm mà họ quản lý và chia sẻ mã số này với các nhà cung cấp và khách hàng. Có thể sử dụng các mã khác để định danh địa điểm hoặc định danh tổ chức, tuy nhiên GLN là đơn nhất, do đó tránh được xung đột tiềm n về trùng lặp mã số.

GLN là phương tiện thống nhất để định danh một cơ sở nuôi ong. GLN được sử dụng đ định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như địa điểm, bao gồm khu vực cây nguồn mật, khu vực thu hoạch mật ong hoặc lô mật ong cụ thể trong một trang trại.

CHÚ THÍCH: GLN có thể do Cơ quan GS1 quốc gia cấp hoặc cơ sở tự cấp bằng cách sử dụng tiền tố mã doanh nghiệp.

GLN cũng được sử dụng để truyền thông tin trong chuỗi cung ứng (bao gồm EDI), để định danh địa điểm “vận chuyển đến” hoặc các địa điểm khác (có thể là địa điểm vật lý hoặc không gian ảo như hộp thư điện tử).

5.2  Đối tượng truy xuất

Các hoạt động chế biến và bao gói khác nhau diễn ra trong chuỗi cung ứng mật ong. Sản phẩm cần được truy xuất nguồn gốc trên tất cả các cấp bao gói khác nhau. Các đối tượng truy xuất bao gồm sản phẩm bao gói sẵn, thùng cac-tông, thùng chứa có thể tái sử dụng được dùng để vận chuyển và dùng cho các phương tiện vận chuyển.

Bảng 1 liệt kê các mã định danh GS1 để định danh các đối tượng truy xuất. Đối với mật ong, có ba mã định danh chính được sử dụng là GTIN, GLN và SSCC. Ngoài ra, mã GIAI và mã GRAI có thể được áp dụng cho các tài sản như xe vận chuyển hoặc các vật chứa và thùng chứa có thể tái sử dụng.

Bảng 1 - Các mã định danh GS1 áp dụng cho các đối tượng truy xuất

Đối tượng truy xuất

Mô tả

Mã GS1

Sản phẩm

Các loại sản phẩm ở bất kỳ cấp bao gói nào, ví dụ: đơn vị tiêu dùng, gói bên trong, thùng chứa, pa-let

GTIN

Địa điểm

Vị trí thực tế, ví dụ: cơ sở nuôi ong, khu vực cây nguồn mật, nhà kho, cơ sở chế biến, địa chỉ giao hàng

GLN

Đơn vị logistic

Đơn vị logistic, sự kết hợp của các thương phẩm được bao gói với nhau cho các mục đích bảo quản và/hoặc vận chuyển, ví dụ: thùng chứa, pa-let hoặc kiện hàng

SSCC

Tài sản nội bộ

Các tài sản như phương tiện giao thông, thiết bị vận chuyển, thiết bị nhà kho, phụ tùng thay thế

GIAI

Tài sản quay vòng

Các phương tiện vận chuyển có thể quay vòng, ví dụ: pa-let, thùng chứa, công-ten-nơ/phương tiện vận chuyển được sử dụng làm tài sản giữa các đối tác thương mại

GRAI

5.3  Định danh đối tượng truy xuất

5.3.1  Yêu cầu chung

Áp dụng các yêu cầu nêu trong 4.3 của TCVN 12850.

5.3.2  Sử dụng mã số sản phẩm toàn cầu (GTIN)

GTIN được sử dụng để định danh mật ong chưa chế biến, mật ong đã chế biến hoặc sản phẩm đã bao gói sẵn ở bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng, cho đến người tiêu dùng cuối cùng.

Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng, GTIN phải được ấn định càng sớm càng tốt. Chủ sở hữu thương hiệu (ví dụ: cơ sở nuôi ong, cơ sở chế biến mật ong) thường chịu trách nhiệm ấn định GTIN.

Khi các cơ sở bán lẻ, nhà phân phối hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống yêu cầu có nhãn riêng, các cơ sở đó là chủ sở hữu thương hiệu. Chủ sở hữu thương hiệu có trách nhiệm định danh sản phẩm của mình trong chuỗi cung ứng. Phương pháp tốt nhất là định danh các vật phẩm có nhãn riêng bằng GTIN. Trong trường hợp này, các cơ sở bán lẻ, nhà phân phối hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cung cấp GTIN để sử dụng trên bao bì của sản phẩm.

Nếu cơ sở tiếp theo chế biến và bao gói một sản phẩm trong chuỗi cung ứng, ví dụ sản phẩm được chế biến tại cửa hàng, thì cơ sở đó sẽ trở thành cơ sở sản xuất và chịu trách nhiệm ấn định GTIN và các thuộc tính truy xuất nguồn gốc. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng kết hợp thông tin sản phẩm có thể đọc được và có thể quét được. Thông tin này cũng cần được lưu giữ để truy xuất trong tương lai, nếu cần.

5.3.3  Sử dụng mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC) cho đơn vị logistic

SSCC được sử dụng trong các quá trình vận chuyển và logistic, SSCC cung cấp một số xê-ri đơn nhất có thể sử dụng để định danh các đơn vị logistic trong một lô hàng, ví dụ: pa-let.

SSCC được sử dụng để định danh các pa-let chứa sản phẩm đã bao gói, cũng như các đơn vị sản phẩm dạng rời như công-ten-nơ, túi và bao tải.

SSCC độc lập với GTIN và được sử dụng để định danh các đơn vị logistic có thành phần đồng nhất hoặc các hỗn hợp.

5.3.4  Định danh lô/mẻ, ngày sản xuất/hạn sử dụng và số xê-ri

Các yêu cầu tối thiểu để truy xuất nguồn gốc dựa trên sự kết hợp giữa GTIN và số lô/mẻ và/hoặc số xê-ri.

Cần lưu ý đảm bảo tính đơn nhất của lô/mẻ và số xê-ri, đặc biệt trong trường hợp nhiều bên tham gia (ví dụ: sử dụng nhà thầu phụ) đồng thời gán các số lô/mẻ và số xê-ri nêu trên cho cùng một GTIN.

CHÚ THÍCH: Nếu có cả số lô/mẻ và số xê-ri thi trong trường hợp thu hồi sẽ ưu tiên số lô/mẻ.

5.3.5  Ghi nhãn thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng

Việc ghi nhãn thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng phải phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu của đối tác thương mại.

5.4  Ghi nhãn và in mã vạch đối với đối tượng truy xuất

Định danh tự động (ví dụ: quét) là điều kiện tiên quyết để theo dõi nhanh và chính xác các đối tượng truy xuất. Tối thiểu, mã định danh (GTIN hoặc SSCC) và số lô/mẻ cần được ghi nhãn và in mã vạch trên đối tượng truy xuất.

Việc mã hóa các phần tử dữ liệu khác như ngày sản xuất hoặc ngày đóng gói cũng rất cần thiết. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng mã vạch.

5.5  Vật mang dữ liệu sử dụng trong chuỗi cung ứng mật ong

Chuỗi cung ứng mật ong có thể sử dụng các loại vật mang dữ liệu nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các loại vật mang dữ liệu sử dụng trong chuỗi cung ứng mật ong

Mã vạch GS1

Điểm bán hàng (bán lẻ)

Phân phối chung

(nguyên liệu, vật liệu bao gói)

GTIN

GTIN+Thuộc tính

GTIN

GTIN+Thuộc tính

Mã EAN

Không

không

GS1 DataMatrix

Các mã vạch này yêu cầu có đầu đọc hình ảnh để có thể quét mã vạch.

Việc nhúng các liên kết vào mã vạch (liên kết kỹ thuật số) hiện cũng đang được phát triển.

QR GS1

ITF-14

Không

Không

Không

GS1-128

Không

Không

Có - Sử dụng để định danh sản phẩm và trên nhãn pa-let

5.6  Thu thập dữ liệu tự động về đối tượng truy xuất

Biện pháp thực hành tốt nhất cho các nhà cung cấp, cơ sở bán lẻ, cơ sở chế biến, nhà bán buôn, nhà phân phối và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần nắm bắt tất cả thông tin có thể truy xuất nguồn gốc hiện hành và lưu giữ thông tin đó trong hệ thống, bằng cách quét thông tin trực tiếp từ vỏ hộp và/hoặc mã vạch vật phẩm tiêu dùng để duy trì khả năng truy xuất nguồn gốc.

Việc quét thông tin cho phép định danh được các sản phẩm và ghi lại dữ liệu, lưu giữ, truy xuất mà không cần phải xem xét khi đọc được trên nhãn/thẻ và nhập thông tin đó vào hệ thống theo cách thủ công. Điều này thường liên quan đến việc sử dụng thiết bị quét, thường là máy quét mã vạch.

Sản phẩm có thể được quét các sự kiện theo dõi trọng yếu (CTE), ví dụ: khi vào trung tâm phân phối, khi được vận chuyển ra khỏi trung tâm phân phối, khi được nhận tại một cửa hàng bán lẻ hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc khi được mở ra để chế biến hoặc trưng bày cho người tiêu dùng.

CHÚ THÍCH: CTE là những sự kiện phải được ghi lại để cho phép truy xuất nguồn gốc hiệu quả của các sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Đây là những trường hợp mà sản phẩm được di chuyển giữa các cơ sở, được chuyển đổi hoặc được xác định là một điểm cần thu thập dữ liệu để truy xuất sản phẩm.

Thông thường, các cơ sở bán lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến, nhà phân phối và bên bán buôn cần áp dụng các quá trình để thu thập và lưu giữ thông tin sản phẩm tối thiểu cần thiết để hỗ trợ truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là ghi nhãn sản phẩm mà còn sử dụng dữ liệu được mã hóa và kết hợp dữ liệu đó với các phần t dữ liệu chính khác (ví dụ: địa điểm, thời gian, sự di chuyển v.v...) và đặt trong một khung dữ liệu ngắn gọn.

5.7  Sự kiện theo dõi trọng yếu

Tiêu chuẩn này đề cập đến các CTE liên quan đến chuỗi cung ứng mật ong từ cơ sở nuôi ong đến khâu bán buôn/bán lẻ mật ong. Điều quan trọng là các nhà cung cấp, cơ sở chế biến, cơ sở bán lẻ, nhà phân phối, nhà bán buôn và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải hiểu giá trị của việc thu thập và duy trì thông tin sản phẩm là để hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, ít nhất là tại bước liền trước và bước liền sau.

CTE định danh các quá trình sản xuất, kinh doanh cốt lõi, tại đó việc thu thập dữ liệu truy xuất nguồn gốc rất quan trọng, các CTE này bao gồm:

- Sự kiện thiết lập (thu hoạch mật ong): tạo thành CTE;

- Sự kiện vận chuyển (vận chuyển/trao đổi/di chuyển hàng hóa): chuyển giao CTE; vận chuyển CTE; tiếp nhận CTE;

- Sự kiện chuyển đổi (tổng hợp/phân tách/sử dụng sản phẩm/phối trộn): CTE đầu vào chuyển đổi; CTE xử lý chuyển đổi; CTE đầu ra chuyển đổi; CTE tổng hợp; CTE phân biệt; các CTE kết hợp;

- Sự kiện đầu cuối (những sự kiện này tồn tại ở phía cuối của chuỗi cung ứng, ví dụ: làm mát, rửa và phân loại); CTE đầu cuối;

- Sự kiện thải bỏ (khi đối tượng truy xuất đi ra khỏi hệ thống); CTE tiêu thụ; CTE thải bỏ.

Hình 1 mô tả một mô hình chuỗi cung ứng chung mô tả cách CTE và KDE làm việc cùng nhau để tạo ra mô hình truy xuất nguồn gốc.

KDE

CTE1

CTE2

CTE3

Ai (Who)

GLN

GLN

GLN

Cái gì (What)

GTIN + LOT

GTIN + LOT

SSCC

ở đâu (Where)

GLN

GLN

GLN

Khi nào (When)

Ngày + thời gian

Ngày + thời gian

Ngày + thời gian

Tại sao (Why)

Quá trình sản xuất, kinh doanh

Quá trình sản xuất, kinh doanh

Quá trình sản xuất, kinh doanh

Hình 1 - Mô hình truy xuất nguồn gốc phối hợp CTE và KDE trong chuỗi cung ứng

5.8  Dữ liệu truy xuất nguồn gốc và lưu giữ hồ sơ

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc mật ong và hồ sơ dữ liệu là cần thiết để cung cấp cho các bên phía sau của chuỗi cung ứng thông tin về những gì đã xảy ra ở phía trước. Dữ liệu bắt buộc tối thiểu phải được ghi lại bởi từng bên được xác định trong tiêu chuẩn này được gọi là KDE và CTE, được nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 - Dữ liệu tối thiểu cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc (theo KDE)

Phần tử dữ liệu chính (KDE)

Mô tả KDE

Ai

GLN của bên tham gia

Được sử dụng để định danh cơ sở nuôi ong, cơ sở chế biến, v.v...; định danh bên mua và bên bán mật ong ở các bước phía sau của chuỗi cung ứng.

Cái gì

GTIN

Được sử dụng để định danh vật phẩm. Đây có thể là vật tư (ví dụ: chai đựng mật ong) hoặc mật ong thu được từ cơ sở nuôi ong.

GTIN định danh thương phẩm.

GTIN+Số lô/mẻ

Số lô/mẻ liên kết thương phẩm với thông tin mà cơ sở sản xuất cho là có liên quan để truy xuất nguồn gốc thương phẩm.

Dữ liệu có thể đề cập đến chính thương phẩm hoặc có trong các vật phẩm, số lô/mẻ kết hợp với GTIN đ định danh một nhóm các thương phẩm.

GTIN+Số xê-ri

Mã chữ số hoặc chữ cái, được gán cho từng đối tượng của một thực thể trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Số xê-ri kết hợp với GTIN để định danh chính xác một đối tượng thương phẩm.

GTIN+Số lượng

Số lượng thương phẩm tương ứng.

GTIN+Khối lượng tịnh

Dùng để định danh khối lượng tịnh của thương phẩm. Phải được liên kết với một đơn vị đo lường hợp pháp.

SSCC

SSCC định danh đơn vị logistic riêng lẻ.

Được sử dụng khi truy xuất xuôi chuyến hàng vận chuyển sản phẩm.

Ở đâu

GLN của địa điểm vật lý

Được sử dụng để định danh các địa điểm cụ thể, nếu cần, của khu vực ong lấy mật, địa điểm cơ sở chế biến, v.v...

Cũng được sử dụng để định danh địa điểm sản xuất và địa điểm của kho

Khi nào

Ngày và giờ của sự kiện theo dõi trọng yếu (CTE)

Ví dụ, thời điểm lấy mật, thời điểm mà một sản phẩm được vận chuyển, thời điểm diễn ra quá trình chế biến và ngày nhận hàng.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này sử dụng cùng định dạng ngày và giờ đối với mọi CTE. Định dạng ngày YYMMDD là một yêu cầu nếu thông tin ngày tháng được mã hóa, chia sẻ hoặc thu thập. Việc bổ sung thời gian là tùy chọn.

Tại sao

Quá trình của CTE

Được sử dụng để ghi lại bối cảnh quá trình của CTE. Ví dụ bao gồm sản xuất, vận chuyển, tiếp nhận và chế biến.

Sắp xếp

Trạng thái của đối tượng truy xuất tiếp sau CTE. Ví dụ: hàng có sẵn, hàng đã được kiểm dịch.

Lịch sử giao dịch

Ví dụ: phiếu bán hàng, đơn đặt hàng (PO), phiếu gửi hàng (hồ sơ chuyến hàng).

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc có thể được chuyển từ bên tham gia này sang bên tham gia tiếp theo hoặc được cung cấp theo yêu cầu. Việc thu thập và duy trì thông tin sản phẩm sẽ hỗ trợ cho việc truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”.

Hồ sơ cần được duy trì và sẵn có liên quan đến việc thu nhận, chế biến và phân phối mật ong, cũng như vật tư đầu vào đ tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nhanh chóng về nguồn trước đó và chuyển tiếp cho những bên nhận tiếp theo, cần xác định tác động bất lợi đã biết hoặc có thể xảy ra đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Cần sử dụng hồ sơ đ thu hồi sản phẩm kịp thời và hiệu quả, nếu biết, hoặc xác định được các tác động bất lợi có thể xảy ra đối với sức khỏe người tiêu dùng.

6  Yêu cầu cụ thể đối với chuỗi cung ứng mật ong

6.1  Chuỗi cung ứng mật ong

Tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng mật ong đều có trách nhiệm chia sẻ khi cần truy xuất nguồn gốc (xem Bảng 4).

Bảng 4 - Vai trò và trách nhiệm của các bên trong chuỗi cung ứng mật ong

Bên liên quan

Vai trò

Trách nhiệm

Nhà cung cấp vật tư đầu vào

Cung cấp vật tư đầu vào cho cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong như thức ăn cho ong, thùng ong, nền sáp, chai đựng mật ong v.v...

Chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu gốc của sản phẩm và dữ liệu truy xuất, bên thu hồi/bên nhận sản phẩm thu hồi.

Chịu trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu quy định cụ thể liên quan đến thử nghiệm sản phẩm, đánh giá rủi ro v.v...

Cơ sở nuôi ong

Nuôi ong lấy mật

Tuân thủ quy định, chủ sở hữu thương hiệu, nguồn dữ liệu cho dữ liệu gốc và dữ liệu sự kiện, bên thu hồi

Phòng thử nghiệm

Kiểm tra chất lượng mật ong

Tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu của mật ong

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Vận chuyển mật ong từ cơ sở nuôi đến cơ sở chế biến

Nhà vận chuyển, nhà kho, một phần của đơn vị logistic, nguồn dữ liệu cho dữ liệu sự kiện, bên thu hồi/bên nhận sản phẩm thu hồi

Cơ sở chế biến

Chế biến mật ong, đóng gói sản phẩm mật ong

Tuân thủ quy định, chủ sở hữu thương hiệu, nguồn dữ liệu cho dữ liệu gốc và dữ liệu sự kiện, bên thu hồi/bên nhận sản phẩm thu hồi

Nhà phân phối/Nhà bán buôn

Phân phối mật ong đã bao gói

Tuân thủ quy định, bên gửi hàng, bên nhận, nguồn dữ liệu cho dữ liệu sự kiện, bên nhận sản phẩm thu hồi

Cơ sở bán lẻ

Bán mật ong cho người tiêu dùng

Bên nhận, bên bán, bên nhận sản phẩm thu hồi

Khách hàng

Tiêu dùng mật ong

 

Để phân biệt các nhóm thông tin cần ghi lại đối với chui cung ứng mật ong, tất cả các yếu tố thông tin sẽ được phân loại là “phải”, “cần” hoặc “có thể”, theo định nghĩa nêu trong Bảng 5.

Bảng 5 - Phân loại các yếu tố thông tin

 

Định nghĩa

Giải thích

“phải”

Hạng mục này gồm các bản ghi liên quan đến mã định danh và sự biến đi cần để truy xuất nguồn gốc lịch sử, ứng dụng hoặc địa điểm của một thực thể. Điều này có nghĩa là sự định danh đơn nhất của các đơn vị thương mại và logistic cũng như sự phụ thuộc giữa các mã định danh đầu vào và đầu ra trong quá trình.

Các yếu tố “phải” là các yếu tố dữ liệu thực sự cần thiết ghi lại để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc. Các yếu tố dữ liệu liên quan đến đặc tính của sản phẩm không nằm trong hạng mục này, kể cả khi đặc tính này là quan trọng đối với các mục đích khác như lập tài liệu về sản phẩm hoặc an toàn thực phẩm.

“cần”

Hạng mục này gồm các thông số mô tả và cung cấp thông tin hỗ trợ về các đơn vị cần truy xuất. Các thông số chung được yêu cầu theo luật định, yêu cầu thương mại hoặc thực hành sản xuất tốt sẽ được ghi lại, nhưng chỉ khi có định dạng quốc tế được thiết lập hoặc danh mục dữ liệu về các giá trị này.

Hạng mục này bao gồm các thông số như “loài” ong nội (Apis cerana), ong ngoại (Apis mellifera), “ngày sản xuất” v.v... Nếu trong tương lai có chứng nhận theo tiêu chuẩn này thì các thông số “cần” phải được xem xét.

“có thể”

Hạng mục này gồm các thông số mô tả và cung cấp thông tin hỗ trợ về các đơn vị cần truy xuất. Hạng mục này bao gồm các thông số không thuộc hạng mục “cần” nhưng có thể vẫn là hữu dụng hoặc liên quan đến hồ sơ. Hạng mục này cũng có thể gồm các thông số thực sự quan trọng, nhưng không có định dạng quốc tế hoặc danh mục dữ liệu.

Hạng mục “có thể” chỉ đ tham khảo và được đưa vào để tạo thuận lợi cho việc sử dụng và thông hiểu tiêu chuẩn này. Nếu trong tương lai có chứng nhận theo tiêu chuẩn này thì không cần xem xét hồ sơ về các thông số “có thể” khi đánh giá sự tuân thủ. Danh mục các yếu tố “có thể” không phải là danh mục cuối cùng hoặc duy nhất, mà có thể được xây dựng m rộng và ngưỡng để bổ sung các yếu tố mới trong hạng mục này là thấp.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong phải tạo và lưu giữ thông tin được yêu cầu đối với mỗi đơn vị thương mại, phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh. Các yêu cầu về thông tin chi tiết được nêu trong Bảng 6.

Bảng 6 - Các yêu cầu về thông tin cần ghi lại đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh

Loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Bảng

Tiền tố của dữ liệua

Nhận

Chuyển đổi

Tạo/Sản xuất

Gửi đi

Cơ sở sản xuất vật tư đầu vào

10

PFP

-

-

TU/LU

TU/LU

Cơ sở nuôi ong

14

HBK

TU/LU

TU/LU

TU/LU

Cơ sở vận chuyển và lưu trữ mật ong

18

HTS

TU/LU

TU/LU

TU/LU

Cơ sở chế biến mật ong

22

HHP

TU/LU

TU/LU

TU/LU

Cơ sở bán buôn (phân phối), cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung

26

HRC

TU/LU

TU/LU

-

a Với mục đích của mã định danh đơn nht là để thiết lập một hệ thống có thể mở rộng cho việc định danh phần tử dữ liệu, mỗi bảng đã được định danh với mã gồm ba chữ cái. Mã này thêm ba chữ số được dùng để cung cấp một mã số đơn nhất cho mỗi yếu tố dữ liệu.

Các quy định về thông tin được trình bày thành bảng riêng biệt với thông tin cần được mỗi loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi lại. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể thực hiện các chức năng của nhiều loại hình như đã liệt kê, ví dụ các cơ sở phân phối có thể đồng thời là cơ sở bán sỉ và cơ sở vận chuyển, trong trường hợp này những cơ sở sản xuất, kinh doanh như vậy phải ghi lại các yêu cầu về thông tin liên quan đến mỗi chức năng đã thực hiện.

Trên thực tế, một số nguồn cung cấp sản phẩm mật ong và nguồn cung cấp các thành phần nguyên liệu v.v... đến từ ngoài phạm vi cơ sở và có thể thiếu ID và bản ghi thông tin theo yêu cầu. Để điều chỉnh điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh đem mật ong và nguyên liệu từ ngoài phạm vi cơ sở phải tạo lập và lưu giữ thông tin cơ bản cần để truy xuất nguồn gốc các đơn vị mang đến, và nếu chúng được buôn bán thì phải ghi nhãn các đơn vị này với ID theo yêu cầu.

CHÚ THÍCH 2  Các quy định này được thiết kế với cách thể hiện và trao đổi dữ liệu dạng điện tử, nhưng đây không phải là yêu cầu khi sử dụng tiêu chuẩn này. Các hệ thống tài liệu bằng giấy có thể đáp ứng các quy định này.

Lưu ý rằng quy định này áp dụng đối với dữ liệu cần tạo lập, ghi lại và lưu tại điểm liên kết các dữ liệu tương ứng. Đối với tất cả các điểm liên kết, dữ liệu liên quan phải được tạo lập tại điểm liên kết trước trong chuỗi cung ứng và lưu thông cùng với đơn vị thương mại/đơn vị logistic.

CHÚ THÍCH 3  Trong các bảng này, không có sự lặp lại thông tin đã được ghi lại lúc bắt đầu để mô tả các đơn vị đã được tạo ra và lịch sử của chúng, mặc dù sau đó cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận các đơn vị này trong chuỗi phân phối thường sẽ cần một vài thông tin trong số đó. Thông tin được mã hóa thành các ID đơn vị và có thể được cung cấp theo thỏa thuận thương mại giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh mà không phải nhập lại dữ liệu.

6.2  Cung cấp vật tư đầu vào

6.2.1  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

6.2.1.1  Định danh nhà cung cấp

Sử dụng phương pháp tiếp cận truy xuất nguồn gốc “một bước trước - một bước sau”, từng nhà cung cấp vật tư đầu vào cho cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong (thùng ong, nền sáp, thức ăn cho ong, dụng cụ chứa đựng mật ong v.v...) cần được định danh đơn nhất.

Nếu một nhà cung cấp giao hàng từ nhiều địa điểm thì mỗi địa điểm cũng phải được định danh đơn nhất.

GLN cũng có thể được sử dụng để định danh cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong và các địa điểm trong cơ sở.

6.2.1.2  Định danh sản phẩm đơn nhất

Sản phẩm bán cho các cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong phải được định danh đơn nhất thông qua việc áp dụng GTIN hoặc mã định danh tương đương.

Thông tin này cần được chia sẻ với khách hàng trực tiếp (cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong) để truy xuất xuôi tốt hơn đối với các sản phẩm tiếp nhận tại cơ sở.

6.2.1.3  Dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Các nhà cung cấp phải ấn định số lô/mẻ cho các sản phẩm cung cấp nếu cần. Việc tạo và định dạng số lô/mẻ do nhà cung cấp xác định. Ví dụ, một mã số lô có thể đại diện cho một quá trình sản xuất hoặc một ca sản xuất. Khi thích hợp, các dữ liệu truy xuất nguồn gốc bổ sung như số xê-ri và ngày sản xuất, hạn sử dụng phải được cung cấp kèm theo sản phẩm.

Sự kết hợp giữa GTIN và số lô/mẻ cung cấp dữ liệu tối thiểu để có thể truy xuất nguồn gốc.

6.2.1.4  Ghi nhãn và in mã vạch trên sản phẩm

Nếu áp dụng, tất cả các sản phẩm phải được ghi nhãn và in mã vạch phù hợp với các yêu cầu ghi nhãn sản phẩm.

Dữ liệu tối thiểu để hỗ trợ khả năng truy xuất nguồn gốc cần được cung cấp trên bao bì/nhãn sản phẩm là:

- Tên nhà cung cấp:

- Mã định danh nhà cung cấp;

- Tên sản phẩm/mô tả sản phẩm;

- GTIN của sản phẩm;

- Số lô/mẻ;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm;

- Số lượng/khối lượng tịnh, dung tích thực;

- Mã vạch in có chứa GTIN của sản phẩm.

Thông tin về lô và ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng cần tích hợp vào vào mã vạch được in.

6.2.1.5  Chia sẻ dữ liệu

Trước khi giao dịch với cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong, nhà cung cấp cần chia sẻ cả dữ liệu gốc về địa điểm và sản phẩm với các cơ sở đó. Điều này là nhằm đảm bảo rằng thông tin sản phẩm được cập nhật trong các hệ thống của cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong, để tự động hóa việc nhận và sử dụng sản phẩm thông qua việc sử dụng máy quét mã vạch.

Những thay đổi đối với sản phẩm và địa điểm cần được thông báo và chia sẻ kịp thời với các đối tác thương mại để đảm bảo sự liên kết dữ liệu trên tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng.

6.2.2  Sự kiện theo dõi trọng yếu (CTE) và phần tử dữ liệu chính (KDE)

Bảng 7 tóm tắt các CTE và KDE cho các hoạt động cung cấp vật tư đầu vào.

Bảng 8 liệt kê các thông tin cần ghi lại cho các mục đích truy xuất nguồn gốc, bao gồm dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE.

Bảng 9 quy định yêu cầu về dữ liệu đối với nhà cung cấp vật tư đầu vào.

Bảng 7 - Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính đối với các hoạt động cung cấp vật tư đu vào

CTE

Mô tả

KDE

1. Chọn sản phẩm để giao cho cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

Chọn sản phẩm/kho dựa trên đơn đặt hàng của cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong hoặc thỏa thuận/ hợp đồng được thiết lập trước

• ID sản phẩm và mẻ sản phẩm đã chọn,

• Số lượng được chọn

• ID nhà cung cấp

• ID cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

• Ngày/giờ được chọn

• Mã số đơn đặt hàng hoặc hợp đồng

• Giấy chứng nhận có liên quan

2. Giao hàng (chuyển hàng)

Bốc xếp hàng hóa cho cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

• ID sản phẩm và số lượng mẻ

• ID nhà cung cấp

• ID cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

• Ngày/giờ gửi hàng

• Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

• Mã số đơn đặt hàng hoặc hợp đồng

• Phiếu xuất kho/số lô hàng

• Phiếu kết quả thử nghiệm

• Tờ khai của nhà cung cấp có liên quan

Bảng 8 - Dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE trong hoạt động cung cấp vật tư đầu vào

CTE

Mô tả

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc

1. Chọn sản phẩm cho đơn đặt hàng/giao hàng tại cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

Ai

Nhà cung cấp vật tư đầu vào cho cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

ID nhà cung cấp (GLN)

ID cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong (GLN)

Cái

Sản phẩm được đặt hàng và chọn

ID sản phẩm (GTIN) bao gồm:

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng đã chọn ID Pa-let (SSCC)

1. Chọn sản phẩm cho đơn đặt hàng/giao hàng tại cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

Khi nào

Ngày/giờ chọn

Định dạng YYMMDD (nếu được mã hóa bằng mã vạch hoặc nếu được gửi dưới dạng điện tử)

đâu

Địa điểm cụ thể nơi diễn ra hoạt động chọn sản phẩm

Chọn địa điểm (khu vực hoặc địa điểm cụ thể tại khu vực)

Tại sao

Chọn sản phẩm

Đơn đặt hàng của khách hàng Danh mục sản phẩm đã chọn Mã số hợp đồng

2. Giao hàng đến cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong

Ai

Nhà cung cấp cho cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ID xe vận chuyển

ID nhà cung cấp (GLN)

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ (GLN)

ID cơ sở nuôi ong/cơ sở chế biến mật ong (GLN)

Cái

Sản phẩm đã được giao

ID sản phẩm

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng bao gói ID Pa-let (SSCC)

Số phiếu giao hàng

Hồ sơ của chuyến hàng

Khi nào

Ngày/Thời gian gửi hàng

Định dạng YYMMDD (nếu được mã hóa bằng mã vạch hoặc được gửi dưới dạng điện tử)

đâu

Địa điểm cụ thể của chuyển hàng

ID địa điểm gửi hàng (GLN), có thể là khu vực hoặc địa điểm cụ thể

Tại sao

Chuyển hàng

Số phiếu giao hàng.

Mã số đơn đặt hàng của khách hàng

Mã số hợp đồng

Bảng 9 - Yêu cầu dữ liệu đối với nhà cung cấp vật tư đầu vào

Dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần lưu giữ

Dữ liệu để chia sẻ

Từ đối tác thương mại kề trước

• ID bên gửi (GLN), ID sản phẩm (GTIN), mô tả, số lô/mẻ

• ID thương phẩm đầu ra (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lô/mẻ đầu ra

• Số lượng thương phẩm và đơn vị đo lường

• Ngày xuất hàng

• Gửi hàng từ địa điểm (GLN)

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID chuyến hàng

• Ngày nhận

• ID bên nhận

• ID bên gửi

Với đối tác thương mại kề trước

• ID bên nhận (GLN)

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

Từ đối tác thương mại kề sau

• Mã số đơn đặt hàng và chi tiết đơn đặt hàng

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID bên nhận

Với đối tác thương mại kề sau

• ID đơn vị logistic (SSCC)

• Số lô/mẻ đầu ra

• ID thương phẩm (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lượng và đơn vị đo lường

• ID bên gửi

• Ngày giao hàng

• Gửi hàng từ địa điểm (GLN)

• Mã số đơn đặt hàng của khách hàng

• Phiếu kết quả thử nghiệm

6.2.3  Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại

Các yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở sản xuất vật tư đầu vào được nêu trong Bảng 10.

Bảng 10 - Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở sản xuất vật tư đầu vào

Phần tử dữ liệu

Mô tả

Ví dụ

Phân loại

Phải

Cần

Có thể

CƠ SỞ SẢN XUẤT VẬT TƯ ĐU VÀO

PFP01

ID cơ sở sản xuất vật tư đầu vào

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở sản xuất vật tư đầu vào

Công ty TNHH Drums, số 01 đường D1a, xã X1, huyện H1, tỉnh T1 hoặc N3+N13

x

 

 

PFP02

ID xưởng sản xuất

Tên, địa chỉ và số đăng ký hoặc GLN của xưng sản xuất

Công ty TNHH Drums, số 01 đường D1b, xã X1, huyện H1, tỉnh T1 hoặc N3+N13

x

 

 

ĐỐI VỚI MI ĐƠN VỊ THƯƠNG MẠI ĐƯỢC TẠO RA

Định danh

PFP03

ID đơn vị thương mại

GTIN+(N2+N14+AI)

(01)07012345000001 (10)0000000125

x

 

 

ĐỐI VỚI MI ĐƠN VỊ LOGISTIC ĐƯỢC TẠO RA

Định danh

PFP04

ID đơn vị logistic

SSCC

N2+N18

x

 

 

PFP05

ID đơn vị thương mại

Danh sách GTIN+ các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ ĐƯỢC GỬI ĐI (có thể là đơn vị logistic hoặc đơn vị thương mại riêng rẽ)

Định danh

PFP06

ID đơn vị

SSCC nếu được gửi đi như một đơn vị logistic hoặc GTIN+ nếu được gửi đi như một đơn vị thương mại

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

Điểm đến

PFP07

ID cơ sở kinh doanh tiếp theo

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở kinh doanh mà đơn vị của cơ sở đó được gửi đi (đơn vị vận chuyển)

Công ty CP Transporters, số 02 đường D2, xã X2, huyện H2, tnh T2 hoặc N3+N13

x

 

 

PFP08

Ngày và giờ gửi

Ngày và giờ chuyển đến cơ sở kinh doanh tiếp theo

2023-06-28T04:00

x

 

 

6.3  Các quá trình tại cơ sở nuôi ong

6.3.1  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

6.3.1.1  Định danh cơ sở nuôi ong

Cơ sở nuôi ong thường thực hiện cả công đoạn sơ chế mật ong (lọc thô mật ong để tách tạp chất).

Các cơ sở nuôi ong có thể ấn định và áp dụng GLN.

Doanh nghiệp có nhiều cơ sở nuôi ong nên định danh tất cả các thửa đất/cánh đồng của mỗi cơ sở mà họ quản lý, ấn định và áp dụng GLN. Điều này cho phép định danh tất cả các vật tư đầu vào được sử dụng trên mỗi thửa đất/cánh đồng, và là địa điểm nguồn cho đầu ra, nếu cần.

6.3.1.2  Định danh thương phẩm và thông tin cơ sở sản xuất mật ong

Mỗi thương phẩm chuyển đến đối tác thương mại kề sau (cơ sở chế biến) phải được định danh. Tại cơ sở sản xuất mật ong, thương phẩm nêu trên là mật ong do cơ sở sản xuất.

Việc ấn định GTIN phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại giữa nhà cung cấp mật ong thô và cơ sở chế biến mật ong. Trong hầu hết các trường hợp, cơ sở chế biến sẽ ấn định GTIN cho mật ong nguyên liệu/mật ong chưa bao gói.

Cơ sở nuôi ong có thể ấn định GTIN riêng cho sản phẩm mật ong nếu sản phẩm đó chưa được cơ sở chế biến ấn định.

6.3.1.3  Định danh lô/mẻ

Số lô/mẻ có thể được ấn định khi lượng lớn mật ong được chuyển từ cơ sở nuôi ong đến nhà vận chuyển mật ong. Việc định danh lô/mẻ cụ thể có thể sử dụng ngày và thời gian thu nhận. Lô/mẻ (nếu được cung cấp) phải được liên kết nội bộ với hệ thống thông tin và hồ sơ của cơ sở nuôi ong.

6.3.2  Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính

Bảng 11 tóm tắt các CTE và KDE cho các hoạt động tại cơ sở nuôi ong. Bảng 12 liệt kê các thông tin cần được ghi lại cho các mục đích truy xuất nguồn gốc, bao gồm dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE và không thay thế các mã định danh hiện tại được sử dụng cho các sản phẩm và địa điểm. Bảng 13 quy định yêu cầu về dữ liệu đối với cơ sở nuôi ong.

Bảng 11 - Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính đối với các hoạt động tại cơ sở nuôi ong 1)

CTE

Mô tả

KDE

1. Tiếp nhận vật tư đầu vào

Tiếp nhận tất cả các vật tư đầu vào cho cơ sở nuôi ong như thức ăn cho ong

ID sản phẩm, lô, số xê-ri (nếu thích hợp)

ID nhà cung cấp

ID cơ sở nuôi ong

Ngày/giờ nhận

Địa điểm nhận

Hồ sơ của cơ sở nuôi ong (ví dụ: số PO)

Phiếu kết quả thử nghiệm

Hồ sơ về an toàn hóa chất

2. Tiếp nhận ong giống

Tiếp nhận ong giống

Mã định danh tổ ong/đàn ong

ID nhà cung cấp

ID cơ sở nuôi ong

Ngày/giờ nhận

Địa điểm nhận

Hồ sơ của cơ sở nuôi ong (ví dụ: số PO)

3. Sử dụng vật tư đầu vào

Việc sử dụng các vật tư đầu vào như thùng ong, thức ăn cho ong, chai đựng mật ong v.v...

ID sản phẩm, lô, số lượng

ID cơ sở nuôi ong

Ngày/giờ sử dụng

Địa điểm sử dụng

Hồ sơ của cơ sở nuôi ong, hồ sơ giao dịch

4. Sản xuất mật ong

Lưu hồ sơ về quá trình khai thác mật ong

ID sản phẩm, mẻ

Sản lượng mật ong

Ngày/giờ khai thác mật ong

Địa điểm khai thác mật ong

5. Thử nghiệm mật ong a)

Thử nghiệm chất lượng mật ong đối với hàm lượng nước, hàm lượng các loại đường, v.v...

ID sản phẩm, mẻ

Lượng đã thử nghiệm

Địa điểm thử nghiệm

ID người thử nghiệm

Ngày/giờ thử nghiệm

Phiếu kết quả thử nghiệm

6. Vận chuyển mật ong

Vận chuyển mật ong nguyên liệu đến cơ sở chế biến

ID sản phẩm, lô

Số lượng đã vận chuyển

ID địa điểm gửi hàng

Ngày/giờ gửi hàng

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Địa điểm đến

a) Thời gian của sự kiện này có thể thay đổi.

Bảng 12 - Dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi
CTE trong các hoạt động tại cơ sở nuôi ong

CTE

Mô tả

Dữ liệu truy xuất nguồn gc

1. Tiếp nhận vật tư đầu vào

Ai

Nhà cung cấp vật tư đầu vào

Cơ sở nuôi ong

Mã định danh nhà cung cấp (GLN)

Mã định danh cơ sở nuôi ong (GLN)

Cái gì

Sản phẩm của nhà cung cấp được cung cấp bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

Mã định danh sản phẩm của nhà cung cấp (GTIN)

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng nhận vào

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/giờ nhận tại cơ sở nuôi ong

Định dạng YYMMDD sẽ được mã hóa nếu được đưa vào mã vạch in hoặc nếu được gửi điện tử

đâu

Địa điểm nhận cụ thể

Địa điểm nhận hàng

VÍ DỤ: địa điểm nhận hàng chính tại cơ sở nuôi ong GLN

Tại

sao

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Mã số đơn đặt hàng (PO)

Phiếu kết quả thử nghiệm (theo yêu cầu)

2. Tiếp nhận ong giống

Ai

Cơ sở cung cấp ong giống

Cơ sở nuôi ong

Mã định danh nhà cung cấp (GLN)

Định danh cơ sở nuôi ong (GLN)

Cái gì

Nuôi ong

Mã định danh tổ ong/đàn ong

Số lượng đã tiếp nhận

Khi nào

Ngày/giờ tiếp nhận tại cơ sở nuôi ong

Định dạng YYMMDD sẽ được mã hóa nếu được đưa vào mã vạch in hoặc nếu được gửi điện tử

đâu

Địa điểm nhận cụ thể

Địa điểm tiếp nhận

VÍ DỤ: địa điểm nhận hàng chính tại cơ sở nuôi ong GLN

Tại sao

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Mã số PO hoặc mã số hợp đồng

3. Lưu hồ sơ sử dụng vật tư đầu vào

Ai

Cơ sở nuôi ong

Cơ sở nuôi ong sử dụng/áp dụng sản phẩm (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được sử dụng/ áp dụng bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

Mã định danh sản phẩm (GTIN)

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng sử dụng

Khi nào

Ngày/giờ sử dụng/ứng dụng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được sử dụng/áp dụng

ID địa điểm

Ví dụ: thửa đất A (GLN)

Tại sao

Sử dụng/ứng dụng sản phẩm

Mã số đơn hàng

Mã số giao dịch

4. Lưu hồ sơ sản phẩm đầu ra

Ai

Cơ sở nuôi ong

Mã định danh cơ sở nuôi ong (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được sản xuất bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

Mã định danh sản phẩm

Sản lượng mật ong a)

Khi nào

Ngày/giờ sản xuất

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm khai thác mật ong cụ thể

Địa điểm khai thác mật ong

Ví dụ: Thùng ong A (GLN)

Tại sao

Quá trình khai thác mật ong

Hồ sơ về quá trình khai thác mật ong

Mã số giao dịch

5. Thử nghiệm mật ong

Ai

Phòng thử nghiệm

Cơ sở nuôi ong nơi tiến hành thử nghiệm

Tổ chức thực hiện th nghiệm chất lượng (GLN)

ID cơ sở nuôi ong (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Cái gì

Sản phẩm đang được kiểm tra bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

Mã định danh sản phẩm (GTIN)

• Số lô/mẻ

• Lượng mật ong đã kiểm tra

Chi tiết về quá trình thử nghiệm

Khi nào

Ngày/giờ thử nghiệm

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi thử nghiệm đã xảy ra

Địa điểm của kiểm tra

VÍ DỤ: khai thác mật ong tại lô A, thùng X, sử dụng GLN

Tại sao

Kiểm tra chất lượng

Mã số phiếu kết quả kiểm tra chất lượng

Mã số giao dịch

Hồ sơ về chuyến hàng

6. Vận chuyển mật ong từ cơ sở nuôi ong

Ai

Cơ sở nuôi ong

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Cơ sở chế biến nhận mật ong nguyên liệu

Cơ sở nuôi ong từ nơi bắt đầu giao hàng (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

ID cơ sở chế biến (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được gửi đi bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

Mã định danh sản phẩm (GTIN)

• Số lô/mẻ

• Số lượng hàng gửi

Khi nào

Ngày/giờ gửi hàng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được sử dụng/áp dụng

Địa điểm chuyển

VÍ DỤ: Cổng A (GLN)

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở chế biến

Đơn đặt hàng/Số hợp đồng của cơ sở sản xuất

Số giao dịch

Hồ sơ về chuyến hàng

a) Mẻ được ấn định tại điểm vận chuyển để vận chuyển cung cấp.

Bảng 13 - Yêu cầu dữ liệu đối với cơ sở nuôi ong (cơ sở sản xuất)

Dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần lưu giữ

Dữ liệu để chia sẻ

Từ đối tác thương mại kề trước

• GLN của nhà cung cấp

• Chi tiết biên nhận vật tư đầu vào của cơ sở nuôi ong (sản phẩm, mẻ)

• Dữ liệu gốc về sản phẩm

• Giấy chứng nhận liên quan

Từ đối tác thương mại kề sau

• Mã số đơn đặt hàng/ID hợp đồng

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID bên nhận (GLN)

• ID thương phẩm đầu vào (GTIN)

• ID tổ ong/đàn ong

• Nhập số lô/mẻ vật tư đầu vào

• Mô tả thương phẩm

• ID thương phẩm đầu ra (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lô/mẻ đầu ra

• Số lượng thương phẩm và đơn vị đo

• Ngày xuất hàng

• Giao hàng từ địa điểm

• Vận chuyển tận nơi

• ID chuyến hàng

• ID bên nhận

• Ngày nhận

• ID bên gửi

Với đối tác thương mại kề trước

• ID bên nhận (GLN)

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

Với đối tác thương mại kề sau

• ID đơn vị logistic (SSCC)

• ID chuyến hàng

• Số lô/mẻ đầu ra

• ID thương phẩm (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lượng và đơn vị đo

• ID bên gửi (GLN)

• Ngày giao hàng

• Gửi hàng từ địa điểm (GLN)

6.3.3  Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại

Các yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở nuôi ong được nêu trong Bảng 14.

Bảng 14 - Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở nuôi ong

Phn tử dữ liệu

Mô tả

Ví dụ

Phân loại

Phải

Cần

Có thể

CƠ SỞ NUÔI ONG

HBK01

ID cơ sở nuôi ong

Tên và địa ch hoặc GLN của cơ sở nuôi ong

Trang trại mật ong Honey, số 03a đường D3a, xã X3, huyện H3, tỉnh T3

hoặc N3+N13

x

 

 

HBK02

ID xưng sản xuất

Tên, địa chỉ và số đăng ký hoặc GLN của xưởng sản xuất

Trang trại mật ong Honey, số 03b đường D3b, xã X3, huyện H3, tỉnh T3

hoặc N3+N13

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ THÙNG NHẬN ĐƯỢC

Định danh

HBK03

ID đơn vị

SSCC nếu nhận được đơn vị logistic hoặc GTIN+nếu nhận được đơn vị thương mại riêng rẽ

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

HBK04

ID đơn vị thương mại trong đơn vị logistic

Danh sách GTIN+ của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic (nếu nhận được đơn vị logistic)

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

Nguồn

 

 

 

 

 

 

HBK05

ID đơn vị vận chuyển

Tên và địa chỉ hoặc GLN của đơn vị vận chuyển từ đơn vị đã nhận được

Công ty CP Transporters, số 04 đường D4, xã X4, huyện H4, tỉnh T4

hoặc N3+N13

x

 

 

HBK06

Ngày và giờ tiếp nhận

Ngày giờ chuyển từ cơ sở vận chuyển

2023-06-28T08:30

x

 

 

Kiểm tra kiểm soát (liên quan đến các đơn vị logistic hoặc đơn vị thương mại riêng rẽ, nếu thích hợp)

HBK07

Kiểm tra kiểm soát chất lượng tiếp theo

Hồ sơ về các lần kiểm tra kiểm soát chất lượng tiếp theo, mỗi hồ sơ dưới dạng mô tả phép đo và giá trị, có thể có sẵn ở dạng điện tử hoặc bản giấy

Bản giấy

 

 

x

Thông tin chuyển đổi (cho từng đơn vị thương mại)

HBK08

ID đơn vị thương mại được tạo ra có liên quan

Danh sách GTIN+ của các đơn vị thương mại được tạo ra có thể bao gồm một phần của đơn vị thương mại đã nhận được

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ THƯƠNG MẠI MỚI ĐƯỢC TẠO RA

Định danh

HBK09

ID đơn vị thương mại

GTIN+(N2+N14+AI)

(01)07012345000001

(10)0000000125

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ LOGISTIC ĐƯỢC TẠO RA

Định danh

HBK10

ID đơn vị logistic

SSCC

N2+N18

x

 

 

HBK11

ID đơn vị thương mại trong đơn vị logistic

Danh sách GTIN+ của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ ĐƯỢC GỬI ĐI (có thể là đơn vị logistic hoặc đơn vị thương mại riêng rẽs)

Định danh

HBK12

ID đơn vị

SSCC nếu gửi đi một đơn vị logistic hoặc GTIN+nếu gửi đi một đơn vị thương mại

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

Điểm đến

HBK13

ID cơ sở vận chuyển

Tên và địa chỉ hoặc GLN của đơn vị vận chuyển đến đơn vị được gửi đi (cơ sở vận chuyển)

Công ty CP Transporters, số 05 đường D5, xã X5, huyện H5, tỉnh T5

hoặc N3+N13

x

 

 

HBK14

Ngày và giờ gửi đi

Ngày giờ chuyển đến đơn vị vận chuyển

2023-06-28T07:30

x

 

 

6.4  Vận chuyển mật ong

6.4.1  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

6.4.1.1  Định danh nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và phương tiện vận chuyển

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có thể ấn định và áp dụng các mã định danh đơn nhất cho cả cơ sở sản xuất, kinh doanh (pháp nhân, địa điểm vật lý) cũng như các mã định danh đơn nhất cho phương tiện vận chuyển. Có thể ấn định GLN.

Đơn vị vận chuyển nên chia sẻ và nhận thông tin địa điểm từ các cơ sở nuôi ong và cơ sở chế biến mật ong, lưu ý cả địa điểm nhận hàng và giao hàng.

6.4.1.2  Định danh các đơn vị logistic

Khi giao mật ong thô, cần ấn định một mã định danh đơn nhất, thường là SSCC. SSCC có thể được in ở dạng mã vạch trên tài liệu liên quan để cho phép các thiết bị quét đọc thông tin và cũng có thể được gửi qua tin nhắn điện tử.

6.4.2  Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính

Bảng 15 tóm tắt các CTE và KDE cho việc vận chuyển. Bảng 16 liệt kê các thông tin cần được ghi lại cho các mục đích truy xuất nguồn gốc trong khâu vận chuyển, bao gồm dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE. Bảng 17 quy định yêu cầu về dữ liệu đối với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Bảng 15 - Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính cho việc vận chuyn

CTE

Mô tả

KDE

1. Tiếp nhận đầu ra của cơ sở nuôi ong (chọn sản phẩm)

Nhận và chuyển mật ong thô từ cơ sở nuôi ong

ID sản phẩm, mẻ,

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Ngày/giờ nhận

Địa điểm nhận

Hồ sơ của cơ sở nuôi ong

2. Giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Giám sát một hoặc một số chỉ tiêu chất lượng trong quá trình vận chuyển mật ong

ID sản phẩm, số mẻ

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Phương tiện vận chuyển

Ngày/giờ ghi nhiệt độ

Nhiệt độ được ghi lại

Địa điểm ghi nhiệt độ

3. Giao mật ong

Giao/chuyển mật ong thô đến cơ sở chế biến

ID sản phẩm, số mẻ, số lượng

Phương tiện vận chuyển

Ngày/giờ giao hàng

Địa điểm giao hàng

Bảng 16 - Dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE trong vận chuyển

CTE

Mô tả

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc

1. Chọn sản phẩm mật ong

Ai

Cơ sở nuôi ong Cơ sở chế biến

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Cơ sở nuôi ong từ nơi bắt đầu giao hàng (GLN)

ID cơ sở chế biến (GLN)

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

Cái gì

Mật ong thô được gửi đi bao gồm cả thông tin truy xuất nguồn gốc

Định danh chuyến hàng (SSCC)

• Số lô/mẻ

• Số lượng giao hàng

Khi nào

Ngày/Giờ chn sản phẩm

Định dạng YYMMDD

đâu

Địa điểm cụ thể nhận/chuyển mật ong chưa bao gói lên xe vận chuyển

Địa điểm chọn sản phẩm/chuyển đi

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở sản xuất

Đơn đặt hàng của cơ sở sản xuất/số hợp đồng

Hồ sơ chuyến hàng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

2. Giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Ai

Thiết bị theo dõi nhà cung cấp vận chuyển mật ong

Mã định danh nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

ID thiết bị giám sát

Cái gì

Mật ong thô được vận chuyển

ID lô hàng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

ID sản phẩm

• Số mẻ

• Số lượng giao hàng

Bản ghi nhiệt độ

Khi nào

Ngày/thời gian giám sát/ghi lại hồ sơ

YYMMDD MMHH a)

Ở đâu

Địa điểm cụ thể tiến hành giám sát

Mã định danh phương tiện, Tọa độ GPS

Tại sao

Giám sát mật ong (hàm lượng nước...)

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

ID của thiết bị

3. Giao mật ong

Ai

Nhà cung cấp dịch vụ vn chuyển mật ong

Cơ sở chế biến

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

ID cơ sở chế biến (GLN)

Cái gì

Giao mật ong chưa bao gói

ID chuyến hàng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Mã định danh sản phẩm (GTIN)

• Số lô/mẻ

• Số lượng giao hàng

Khi nào

Ngày/giờ gửi hàng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể giao sản phẩm đến

Địa điểm nhận (cơ sở chế biến) (GLN)

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở chế biến

Đơn đặt hàng của cơ sở sản xuất/số hợp đồng

Hồ sơ chuyến hàng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

a) Việc nắm bắt thời gian ghi nhiệt độ rất quan trọng đối với CTE này.

Bảng 17 - Yêu cầu dữ liệu đối với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần lưu giữ

Dữ liệu đ chia sẻ

Từ đối tác thương mại kề trước

• ID đơn vị vận chuyển/logistic

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

Từ đối tác thương mại kề sau

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID bên nhận (GLN)

• ID thương phẩm đầu ra (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lô/mẻ đầu ra

• Số lượng thương phẩm và đơn vị đo lường

• Ngày xuất hàng

• Giao hàng từ địa điểm

• Vận chuyển tận nơi

• ID chuyến hàng

• ID bên nhận

• ID bên gửi

Với đối tác thương mại kề trước

• Nhận hàng (chuyển khoản)

• Xác nhận giao hàng

• Địa điểm giao hàng (GLN)

Với đối tác thương mại kề sau

• ID đơn vị logistic (SSCC)

• ID chuyến hàng

• Số lượng và đơn vị đo lường

• ID bên gửi

• Ngày giao hàng

• Gửi hàng từ địa điểm (GLN)

6.4.3  Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại

Cơ sở vận chuyển có thể hoạt động ở các giai đoạn khác nhau trong chuỗi phân phối, vận chuyển hoặc bảo quản nguyên liệu hoặc sản phẩm. Phương tiện vận chuyển có thể bằng đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không.

Cơ sở vận chuyển và bảo quản không chia nhỏ hoặc tạo ra các đơn vị thương mại nhưng có thể chia nhỏ hoặc tạo ra các đơn vị logistic.

Các yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghì lại đối với cơ sở vận chuyển mật ong được nêu trong Bảng 18.

Bảng 18 - Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở vận chuyển sản phẩm

Phần tử dữ liệu

Mô tả

Ví dụ

Phân loại

Phải

Cần

Có thể

CƠ SỞ VẬN CHUYN

HTS01

ID cơ sở kinh doanh vận chuyển

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phương tiện vận chuyển

Công ty CP Transporters, số 6 đường D6, xã X6, huyện H6, tỉnh T6

hoặc N3+N13

x

 

 

HTS02

ID phương tiện vận chuyển

Nơi đăng ký phương tiện, tên phương tiện (nếu có) và số đăng ký của phương tiện hoặc tên, địa chỉ và số đăng ký của cơ sở, hoặc GLN

Công ty CP Transporters, số 6 đường D6, xã X6, huyện H6, tỉnh T6

hoặc N3+N13

X

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ NHẬN ĐƯỢC

Định danh

HTS03

ID đơn vị

SSCC nếu thu thập hoặc nhận được một đơn vị vận chuyển hoặc GTIN+nếu nhận được một đơn vị thương mại riêng rẽ

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

HTS04

ID đơn vị thương mại trong đơn vị logistic

Danh sách GTIN+của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic (chỉ bắt buộc nếu nhận được một đơn vị logistic và đơn vị này sẽ được cơ sở vận chuyển chia nhỏ hoặc chuyển đổi)

Danh sách N2+N14+AI

X

 

 

Nguồn

HTS05

ID cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kề trước

Tên và địa ch hoặc GLN của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tạo ra đơn vị logistic (cơ sở sản xuất dụng cụ chứa đựng, cơ sở chế biến, v.v.)

Công ty CP Honey, số 7 đường D7, xã X7, huyện H7, tỉnh T7

hoặc N3+N13

x

 

 

HTS06

Ngày và giờ tiếp nhận

Ngày và giờ chuyển từ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kề trước

2023-07-29T16: 00

x

 

 

HTS07

Nơi thu thập

Tên và địa chỉ hoặc GLN (chỉ bắt buộc đối với cơ sở vận chuyển)

Công ty CP Honey, số 7 đường D7, xã X7, huyện H7, tỉnh T7

hoặc N3+N13

x

 

 

ĐỐI VỚI MI ĐƠN VỊ LOGISTIC MỚI DO CƠ SỞ VẬN CHUYỂN TẠO RA

Định danh

HTS08

ID đơn vị logistic

SSCC

N2+N18

x

 

 

HTS09

ID đơn vị thương mại trong đơn vị logistic

Danh sách GTIN+của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ ĐƯỢC GỬI ĐI (có thể là đơn vị logistic hoặc đơn vị thương mại riêng rẽ)

Định danh

HTS10

ID đơn vị

SSCC nếu gửi đi đơn vị logistic hoặc GTIN+nếu gửi đi đơn vị thương mại

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

Điểm đến

HTS11

ID cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiếp theo

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà đơn vị được gửi đi (cơ sở vận chuyển hoặc cơ sở chế biến, v.v.)

Công ty TNHH Bee and Sons, số 18 đường D8, xã X8, huyện H8, tỉnh T8

hoặc N3+N13

X

 

 

HTS12

Ngày và giờ gửi

Ngày và giờ chuyển sang cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiếp theo

2023-07-29T20:00

x

 

 

HTS13

Địa điểm giao hàng

Tên và địa chỉ hoặc GLN (ch bắt buộc đối với cơ s vận chuyển)

Công ty TNHH Bee and Sons, số 18 đường D8, xã X8, huyện H8, tỉnh T8

hoặc N3+N13

x

 

 

6.5  Chế biến mật ong

6.5.1  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

6.5.1.1  Định danh cơ sở chế biến

Cơ sở chế biến thực hiện các công đoạn như lọc tinh, tách nước để giảm hàm lượng nước trong mật ong, gia nhiệt để diệt enzym, xử lý phần kết tinh, lưu trữ, đóng chai.

Các cơ sở chế biến cần ấn định và áp dụng GLN.

GLN có thể được ấn định cho các địa điểm cụ thể, ví dụ: địa điểm nhận hàng, địa điểm chế biến, địa điểm lưu trữ và địa điểm gửi hàng.

6.5.1.2  Định danh đầu vào và đầu ra của thương phẩm

Mỗi thương phẩm chuyn đến đối tác thương mại kề sau (cơ sở chế biến tiếp theo, cơ sở bán lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung) phải được định danh bằng một mã định danh đơn nhất.

Mỗi cơ sở chế biến ấn định GTIN riêng cho các sản phẩm mật ong mang nhãn hiệu riêng, đảm bảo mỗi cấp bao bì cho sản phẩm đó cũng được gán một GTIN đơn nhất.

Việc ấn định GTIN cho sản phẩm nhãn hiệu riêng là trách nhiệm của cơ sở bán lẻ (chủ sở hữu nhãn hiệu).

6.5.1.3  Định danh lô/mẻ

Các cơ sở chế biến phải ấn định số lô/mẻ cho các sản phẩm của họ. Số lô/mẻ phụ thuộc vào tiêu chí của cơ sở chế biến. Ví dụ, một số lô/mẻ có thể đại diện cho một ca sản xuất hoặc một mẻ sản xuất. Lô/mẻ phải được liên kết nội bộ với hệ thống thông tin và hồ sơ của cơ sở chế biến.

6.5.1.4  Ghi nhãn và in mã vạch sản phẩm

Tất cả các sản phẩm đã bao gói phải được ghi nhãn và in mã vạch. Dữ liệu tối thiểu phải được ghi trên bao bì/nhãn sản phẩm gồm:

- Tên nhà cung cấp;

- Định danh nhà cung cấp;

- Tên sản phẩm/mô tả sản phẩm;

- GTIN của sản phẩm;

- Số lô/mẻ;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

- Số lượng;

- Mã vạch chứa thông tin GTIN, mẻ, ngày đối với các vật phẩm không bán lẻ như thùng mật ong;

- Mã vạch chứa GTIN cho các vật phẩm tại đim bán hàng.

Tất cả các cấp bao gói phải được dán nhãn, ví dụ: đơn vị tiêu dùng, bao bì bên trong và hộp đựng.

Thông tin được liệt kê ở trên là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc tối thiểu. Việc ghi nhãn sản phẩm phải phù hợp với các quy định và yêu cầu hiện hành.

6.5.2  Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính

Bảng 19 tóm tắt các CTE và KDE đối với các hoạt động chế biến. Bảng 20 liệt kê các thông tin cần được ghi lại cho các mục đích truy xuất nguồn gốc trong các hoạt động chế biến, bao gồm dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE. Bảng 21 quy định yêu cầu về dữ liệu đối với cơ sở chế biến.

Bảng 19 - Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính cho quá trình chế biến

CTE

Mô tả

KDE

1. Tiếp nhận vật tư đầu vào

Tiếp nhận nguyên liệu, bao bì sử dụng trong quá trình chế biến

ID sản phẩm, mẻ, số xê-ri (nếu cần)

Số lượng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

ID nhà cung cấp

Ngày/giờ nhận

Địa điểm nhận hàng

Hồ sơ của cơ sở nuôi ong (ví dụ: số PO)

Chứng từ giao hàng

2. Tiếp nhận mật ong thô

Tiếp nhận mật ong thô

ID sản phẩm

Số lượng

ID nhà cung cấp

ID đơn vị vận chuyển

Ngày/giờ

Địa điểm nhận hàng

Mã số hợp đồng

Chứng từ giao hàng

3. Chế biến

Sử dụng nguyên liệu đầu vào trong bước chế biến

ID sản phẩm, số mẻ, số xê-ri (nếu cần)

Số lượng

Địa điểm sử dụng/ứng dụng

Ngày/giờ sử dụng

Mã số đơn hàng làm việc

4. Bao gói

Sản xuất/bao gói sn phẩm đã qua chế biến

ID sản phẩm đã xử lý

Số lượng

ID sản phẩm đã bao gói

Địa điểm của cơ sở chế biến

Mã số đơn hàng làm việc

5. Bảo quản

Bảo quản hàng hóa (đã bao gói hoặc chưa bao gói)

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng

Địa điểm bảo quản

Ngày/giờ di chuyển đến kho bảo quản

6. Kiểm tra/thử nghiệm

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

ID sản phẩm

Số lô/mẻ

Ngày/giờ thử nghiệm

Mã số phiếu kết quả thử nghiệm

Địa điểm thử nghiệm

7. Chọn sản phẩm

Chọn sản phẩm cho đơn đặt hàng của khách hàng

Số đơn đặt hàng của khách hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng đặt hàng

Ngày/giờ đặt hàng

Địa điểm đặt hàng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

8. Chuyển hàng

Chuyển hàng hóa cho khách hàng

Số đơn đặt hàng của khách hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng đặt hàng

Ngày/giờ đặt hàng

Địa điểm đặt hàng

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Mã phiếu giao hàng/vận đơn

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Bảng 20 - Dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE trong hoạt động chế biến

CTE

 

Mô tả

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc

1. Tiếp nhận vật tư đầu vào

Ai

Nhà cung cấp

Cơ sở chế biến

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

ID nhà cung cấp (GLN)

ID cơ sở chế biến (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được cung cấp bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc, ví dụ: Bao bì, nguyên liệu, thành phần

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Hạn sử dụng

• Số xê-ri (nếu cần)

• Số lượng nhận vào

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/giờ nhận từ cơ sở chế biến

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm nhận cụ thể

ID địa điểm nhận (GLN), ví dụ: GLN địa điểm nhận hàng chính của cơ sở chế biến

Tại sao

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Mã số đơn đặt hàng

Phiếu giao hàng

Phiếu kết quả thử nghiệm

2. Tiếp nhận mật ong thô

Ai

Nhà cung cấp

Cơ sở chế biến

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

ID nhà cung cấp (GLN)

ID cơ sở chế biến (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

Cái gì

Mật ong thô

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Số lượng tiếp nhận

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/giờ nhận tại cơ sở chế biến

Định dạng YYMMDD

đâu

Địa điểm tiếp nhận cụ thể

ID địa điểm nhận (GLN), ví dụ: GLN địa điểm nhận hàng chính của cơ sở chế biến

Tại sao

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Biên nhận giao hàng của nhà cung cấp

Mã số đơn đặt hàng hoặc số chứng từ

Phiếu giao hàng

Phiếu kết quả thử nghiệm

3. Chế biến

Ai

Cơ sở chế biến

GLN của cơ sở chế biến

Cái gì

Bao gồm cả sản phẩm được sản xuất và các thành phần, nguyên liệu thô và bao bì được tiêu thụ trong quá trình tạo ra sản phẩm

ID sản phẩm đã được sản xuất (GTIN)

• Số mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng được sản xuất

ID của thành phần, bao bì, sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm chế biến (GTIN)

Số lô/mẻ

Sản lượng tiêu thụ

Khi nào

Ngày/Thời gian chế biến

Định dạng YYMMDD

đâu

Đặc điểm cụ thể nơi chế biến

Địa điểm chế biến (GLN)

Tại sao

Chế biến

Đơn đặt hàng/số hợp đồng của cơ sở chế biến

Hồ sơ chuyến hàng

4. Bao gói/ Đóng chai

Ai

Cơ sở chế biến

Cơ sở chế biến

Cái gì

Sản phẩm đã qua chế biến để bao gói, vật liệu bao gói

Thành phẩm đã đóng gói

Sản phẩm đầu vào (sản phẩm đã chế biến và chưa bao gói) - Mã định danh sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Số lượng tiêu thụ

ID sản phẩm đầu ra

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Thông tin hạn sử dụng

• Số lượng bao gói

• Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/thời gian bao gói

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm bao gói sản phẩm cụ thể

Địa điểm bao gói/chế biến

Tại sao

Bao gói

Mã số phiếu bao gói tại cơ sở chế biến

5. Bảo quản

Ai

Cơ sở chế biến

Cơ sở chế biến

Cái gì

Sản phẩm đã bao gói hoặc sản phẩm chưa bao gói

ID sản phẩm (GTIN)

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng bao gói

Pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/thời gian lưu kho bảo quản

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được bảo quản trong kho

Địa điểm bảo quản

Tại sao

Bảo quản

Mã số phiếu vận chuyển

SSCC

6. Kiểm tra/thử nghiệm

Ai

Cơ sở chế biến

Người kiểm tra

Cơ sở chế biến (GLN)

ID người kiểm tra (GLN)

Cái gì

Kiểm tra/thử nghiệm chỉ tiêu của sản phẩm

ID sản phẩm

• Số lô/mẻ

• S xê-ri (nếu có)

• Số lượng bao gói

• ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

• ID của phiếu kết quả thử nghiệm

Khi nào

Ngày/thời gian kiểm tra/th nghiệm

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi tiến hành kiểm tra/thử nghiệm

Địa điểm của sản phẩm (GLN)

Tại sao

Kiểm tra/thử nghiệm

Mã số phiếu kết quả thử nghiệm

Hồ sơ thử nghiệm

7. Chọn sản phẩm

Ai

Cơ sở chế biến

ID cơ sở chế biến (GLN)

ID kho hàng (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được đặt hàng và được lựa chọn

ID sản phẩm

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng đã chọn

ID Pa-let (SSCC)

Khi nào

Ngày/Giờ lựa chọn

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi lựa chọn sản phẩm

Địa điểm lựa chọn

Tại sao

Bao gói

Đơn đặt hàng của khách hàng

Đơn đặt hàng nội bộ

Danh mục sản phẩm đã chọn

8. Chuyển hàng

Ai

Cơ sở chế biến

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Phương tiện giao thông

ID cơ sở chế biến (GLN)

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ (GLN)

ID khách hàng (GLN)

Cái gì

Chuyển hàng hóa cho khách hàng

ID sản phẩm

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng bao gói

ID Pa-let (SSCC)

Mã số phiếu giao hàng

Hồ sơ chuyến hàng

Khi nào

Ngày/Thời gian chuyn hàng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể của chuyến hàng

Địa điểm chuyển hàng (GLN)

Tại sao

Chuyển hàng

Số phiếu giao hàng

Hồ sơ đặt hàng của khách hàng

Bảng 21 - Yêu cầu dữ liệu đối với cơ sở chế biến

Dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần lưu giữ

Dữ liệu để chia sẻ

Từ đối tác thương mại kề trước

• ID thương phẩm (GTIN), số lô/mẻ

• Mô tả thương phẩm

• ID đơn vị logistic (SSCC)

Từ đối tác thương mại kề sau

• Mã số đơn đặt hàng

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID bên nhận

• ID thương phẩm đầu ra (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lô/mẻ đầu ra

• Số lượng thương phẩm và đơn vị đo lường

• Ngày xuất hàng

• Giao hàng từ địa điểm

• Vận chuyển tận nơi

• ID chuyến hàng

• Ngày nhận

• ID bên nhận

• ID bên gửi

Với đối tác thương mại kề trước

• ID bên nhận (GLN)

Với đối tác thương mại kề sau

• ID đơn vị logistic (SSCC)

• Số lô/mẻ đầu ra

• ID thương phẩm (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lượng và đơn vị đo

• ID bên gửi

• Ngày giao hàng

• Gửi hàng từ địa điểm

• Kết quả thử nghiệm

• Phiếu kết quả thử nghiệm

6.5.3  Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại

Cơ sở chế biến mật ong tạo ra các đơn vị thương mại mới và không thêm bất cứ gì vào mật ong.

Các yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở chế biến mật ong được nêu trong Bảng 22.

Bảng 22 - Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở chế biến mật ong

Phần tử dữ liệu

Mô tả

Ví dụ

Phân loại

Phải

Cần

Có thể

CƠ SỞ CHẾ BIẾN MẬT ONG

HHP01

ID cơ sở chế biến mật ong

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở chế biến mật ong thực hiện quá trình sản xuất

Công ty Honey, số 9 đường D9a, xã X9, huyện H9, tỉnh T9

hoặc N3+N13

x

 

 

HHP02

ID xưởng chế biến mật ong

Tên, địa chỉ và số đăng ký hoặc GLN của xưởng chế biến

Công ty Honey, số 9 đường D9b, xã X9, huyện H9, tỉnh T9

hoặc N3+N13

x

 

 

HHP03

Chứng nhận ISO 22000, HACCP, GAP, hữu cơ v.v...

Tên của các chương về chất lượng hoặc an toàn thực phẩm mà cơ sở biến mật ong được chứng nhận

 

 

 

x

HHP04

ID Phiếu kết quả thử nghiệm

Phiếu kết quả thử nghiệm, chỉ tiêu thử nghiệm

 

 

 

x

ĐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ SẢN XUẤT DỤNG CỤ CHỨA ĐỰNG MT ONG

Định danh

HHP05

ID đơn vị

SSCC nếu nhận được đơn vị logistic hoặc GTIN+ nếu được nhận đơn vị thương mại riêng rẽ

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

HHP06

ID đơn vị thương mại trong đơn vị vận chuyển

Danh sách GTIN+của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic (nếu nhận được đơn vị logistic)

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

Nguồn

HHP07

ID cơ sở vận chuyển

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở vận chuyển mà đơn vị nhận được

Công ty CP Transporters, số 10 đường D10, xãX10, huyện H10, tỉnh T10

hoặc N3+N13

x

 

 

HHP08

Ngày và giờ tiếp nhận

Ngày giờ chuyển từ đơn vị vận chuyển

2023-06-28T08:30

x

 

 

Kiểm tra kiểm soát (liên quan đến các đơn vị logistic hoặc đơn vị thương mại riêng rẽ, nếu thích hợp)

HHP09

Kiểm tra kiểm soát chất lượng tiếp theo

Hồ sơ về các lần kiểm tra kiểm soát chất lượng tiếp theo, mỗi hồ sơ dưới dạng mô tả phép đo và giá trị, có sẵn ở dạng điện tử, trên giấy hoặc không có sẵn

Bản giấy

 

 

x

Thông tin chuyển đổi (đối với mỗi đơn vị đơn vị thương mại)

HHP10

ID đơn vị thương mại được tạo ra có liên quan

Danh sách GTIN+của các đơn vị thương mại được tạo ra có thể bao gồm một phần của đơn vị thương mại đã nhận được

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐỐI VỚI MI ĐƠN VỊ THƯƠNG MẠI ĐƯỢC TẠO RA

Định danh

HHP11

ID đơn vị thương mại

GTIN+(N2+N14+AI)

(01)07012345000001 (10)0000000125

x

 

 

Mô tả

HHP12

Kiều loại đơn vị

Mô tả về kiểu loại đơn vị vật lý (số chai thủy tinh đựng mật ong/ dụng cụ ép mật)

Sáu túi

x

 

 

HHP13

gam

Gam sản phẩm (g)

425 g

x

 

 

HHP14

Tên /kiểu loại sản phẩm

Tên mô tả của sản phẩm (Mật ong)

Mật ong

x

 

 

HHP15

Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm

Hồ sơ các chi tiết khác về yêu cầu kỹ thuật sản phẩm (cấp chất lượng và cỡ, v.v...) có sẵn dưới dạng điện tử, trên giấy hoặc không có sẵn

Bản giấy

 

 

x

HHP16

Thành phần

Danh sách các thành phần

Hàm lượng nước

Carbohydrat

Các thành phần đường

Chất rắn không tan trong nước v.v...

x

 

 

HHP17

Hạn sử dụng

Hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng tốt nhất, nếu thích hợp

Hạn sử dụng 2023-06-30

 

x

 

Lịch sử sản xuất

HHP18

Yêu cầu kỹ thuật về quá trình

Hồ sơ về yêu cầu kỹ thuật quá trình có sẵn dưới dạng điện tử, trên giấy hoặc không có sẵn

Bản giấy

 

 

x

HHP19

ID dây chuyền sản xuất

ID riêng các dây chuyền sản xuất cụ thể được sử dụng của cơ sở kinh doanh

F3, P4

 

 

x

HHP20

Ngày và giờ sản xuất

Thời gian đóng gói / dán nhãn ở cuối dây chuyền

2023-06-28T11:30:46

 

x

 

HHP21

HACCP

Hồ sơ phân tích HACCP và kiểm tra đim kiểm soát tới hạn có sẵn dưới dạng điện tử, trên giấy hoặc không có sẵn

Bản giấy

 

 

x

HHP22

Kiểm tra vệ sinh

Hồ sơ kiểm tra vệ sinh (ngày tháng và phương pháp kiểm tra) có sẵn dưới dạng điện tử, trên giấy hoặc không có sẵn

Ngày: 2023-06-24 Bản giấy

 

 

x

HHP23

Carbohydrat (đường)

Tham khảo DIN 10758 hoặc IHC (2009)

 

 

 

x

HHP24

Hàm lượng chất rắn không tan trong nước

Tham khảo TCVN 5264, DIN 10743 hoặc IHC 2009

 

 

 

x

HHP25

Mật mía và si-rô ngô

Tham khảo TCVN 13844 hoặc AOAC 998.12

 

 

 

x

HHP26

Phấn hoa

Tham khảo TCVN 13846 hoặc DIN 10760

 

 

 

x

HHP27

Hydroxymetyl furfural (HMF)

Tham khảo TCVN 5270, DIN 10751-3 hoặc IHC (2009)

 

 

 

X

HHP28

Hàm lượng nước

Tham khảo TCVN 12396, DIN 10752-1, DIN 10752-2 hoặc IHC 2009

 

 

 

x

HHP29

Màu sắc

Tham khảo TCVN 12401

 

 

 

x

HHP30

Cấu trúc

Tham khảo TCVN 12401

 

 

 

x

HHP31

Mùi

Tham khảo TCVN 12401

 

 

 

x

HHP32

Vị

Tham khảo TCVN 12401

 

 

 

x

HHP33

Hoạt độ invertase

Tham khảo IHC (2009)

 

 

 

x

HHP34

Hoạt độ diastase

Tham khảo TCVN 5268, DIN 10750-1 hoặc IHC (2009)

 

 

 

x

HHP35

Độ dẫn điện

Tham khảo TCVN 12395 hoặc DIN 10753

 

 

 

x

HHP36

Flumethrine

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP37

Tau- Fluvalinate

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP38

Axit oxalic

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP39

Amitraze

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP40

Coumaphos

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP41

Cymiazole

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP42

Chloramphenicol

Tham khảo TCVN 9780

 

 

 

x

HHP43

Các chất chuyển hóa của nitrofuran

Tham khảo TCVN 9781

 

 

 

X

HHP44

Streptomycin

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP45

Sulfonamid

Tham khảo TCVN 13520

 

 

 

x

HHP46

Tetracycline

Tham khảo phương pháp thử phù hợp

 

 

 

x

HHP47

Tylosin

Tham khảo TCVN 12285

 

 

 

x

Thông tin chuyển đổi

HHP48

ID đơn vị thương mại đã nhận được có liên quan

Danh sách GTIN+của các đơn vị thương mại đã nhận được có thể được nhập vào đơn vị thương mại đã tạo ra

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐỐI VỚI MI ĐƠN VỊ LOGISTIC ĐƯỢC TẠO RA

Định danh

HHP49

ID đơn vị logistic

SSCC

N2+N18

x

 

 

HHP50

ID đơn vị thương mại trong đơn vị logistic

Danh sách GTIN+ của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị vận chuyển

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ ĐƯỢC GỬI ĐI (có thể là đơn vị logistic hoặc đơn vị thương mại riêng rẽ)

Định danh

HHP51

ID đơn vị

SSCC nếu gửi đi một đơn vị logistic hoặc GTIN+nếu gửi đi một đơn vị thương mại

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

Điểm đến

HHP52

ID cơ sở vận chuyển

Tên và địa chỉ hoặc GLN của cơ sở vận chuyển mà đơn vị được gửi đi

Công ty CP Transporters, số 11 đường D11, xã X11, huyện H11, tỉnh T11 hoặc N3+N13

x

 

 

HHP53

Ngày và giờ gửi

Ngày giờ chuyển đến cơ sở vận chuyển

2023-06-29T16:00

x

 

 

6.6  Phân phối mật ong

6.6.1  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

6.6.1.1  Định danh nhà phân phối

Các nhà phân phối nên ấn định và áp dụng GLN.

Nhà phân phối nên định danh tất cả các khu vực và địa điểm mà họ quản lý để bảo quản và di chuyển sản phẩm, sử dụng GLN.

6.6.1.2  Ghi nhãn và mã vạch sản phẩm

Các nhà phân phối thường không dán nhãn lại hoặc bao gói lại sản phẩm. Các yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm tập trung hơn vào việc ghi nhãn pa-let và định danh các đơn vị logistic,

Tất cả các đơn vị logistic/pa-let (nếu cần) phải được ghi nhãn và in mã vạch chuẩn. Dữ liệu tối thiểu trên nhãn sản phẩm phải bao gồm:

- Tên người giao hàng;

- Tên, ID của bên gửi hàng;

- SSCC;

- GTIN/mô tả sản phẩm;

- Số lô/mẻ;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng sản phẩm;

- Số lượng trên đơn vị logistic;

- Mã vạch chứa SSCC;

- Mã vạch chứa thông tin GTIN, lô, ngày tháng (đối với các pa-let đồng nhất).

6.6.2  Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính

Bảng 23 tóm tắt các CTE và KDE đối với quá trình phân phối. Bảng 24 liệt kê các thông tin cần được ghi lại cho các mục đích truy xuất nguồn gốc nhà phân phối, bao gồm dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE. Bảng 25 quy định yêu cầu về dữ liệu đối với nhà phân phối.

Bảng 23 - Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính đối với quá trình phân phối

CTE

Mô tả

KDE

1. Tiếp nhận sản phẩm chế biến

Tiếp nhận sản phẩm đã chế biến

ID sản phẩm, mẻ, số xê-ri (nếu thích hợp)

Số lượng

ID Pa-let

ID nhà cung cấp

Ngày/giờ nhận

Địa điểm nhận hàng

Hồ sơ của của cơ sở nuôi ong (ví dụ: số PO)

2. Bảo quản/Lưu kho

Lưu kho hàng đã tiếp nhận đưa vào kho

ID sản phẩm, mẻ, số xê-ri (nếu thích hợp)

Số lượng

ID Pa-let

Địa điểm lưu kho

Ngày/giờ lưu kho

3. Giám sát/kiểm tra

Giám sát hoặc kiểm tra hàng hóa tại chỗ

ID sản phẩm, mẻ

Số lượng

4. Chọn sản phẩm

Lựa chọn hàng cho đơn đặt hàng của khách hàng

Số đơn đặt hàng của khách hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng đã lựa chọn

Ngày/giờ lựa chọn

Địa điểm lựa chọn

Đơn vị logistic

5. Chuyển hàng

Chuyển hàng hóa cho khách hàng

Số đơn đặt hàng của khách hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng đã lựa chọn

Ngày/Giờ lựa chọn

Địa điểm lựa chọn

Đơn vị logistic

Phiếu gửi hàng/giao hàng

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

Bảng 24 - Dữ liệu cn truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cn chia sẻ liên quan đến mỗi CTE trong khâu phân phối

CTE

Mô tả

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc

1. Tiếp nhận sản phẩm chế biến

Ai

Nhà phân phối Cơ sở chế biến

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

ID nhà phân phối (GLN)

ID cơ sở chế biến (GLN)

ID nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (GLN)

Cái gì

Sản phẩm đã bao gói

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng hàng gửi

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Phiếu giao hàng

Khi nào

Ngày/Thời gian tiếp nhận

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm nhận hàng

Địa điểm nhận hàng

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở chế biến

Số đơn hàng

Số phiếu giao hàng

2. Bảo quản/ Lưu kho

Ai

Nhà phân phối

ID địa điểm nhà phân phối (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được gửi đi bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng lưu kho

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/Thời gian lưu kho

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được bảo quản

GLN của địa điểm

Ví dụ: địa điểm kho hàng (GLN)

Tại sao

Lưu kho/bảo quản sản phẩm

Mã số đơn hàng vận chuyển

3. Giám sát/ kiểm tra

Ai

Nhà phân phối

Người kiểm tra

ID nhà phân phối (GLN)

ID người kiểm tra

Cái gì

Kiểm tra/giám sát (ví dụ: nhiệt độ)

ID sản phẩm

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng bao gói

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Thử nghiệm để kiểm soát chất lượng

Khi nào

Ngày/Thời gian kiểm tra/giám sát

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi thực hiện kiểm tra

Địa điểm sản phẩm (GLN hoặc thùng)

Tại sao

Kiểm tra/giám sát/quan sát

Số lượng thử nghiệm

Hồ sơ thử nghiệm

Phiếu kết quả phân tích chất lượng/hồ sơ

4. Chọn sản phẩm

Ai

Nhà phân phối

ID nhà phân phối (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được đặt hàng và lựa chọn

ID sản phẩm đầu ra

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng đã lựa chọn

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/Giờ lựa chọn

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi diễn ra hoạt động chọn sản phẩm

Địa điểm lựa chọn

Tại sao

Chọn sản phẩm

Đơn đặt hàng của khách hàng

Danh mục sản phẩm đã chọn

5. Chuyển hàng

Ai

Nhà phân phối

ID nhà phân phối (GLN)

 

Khách hàng

ID khách hàng (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được gửi đi bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng hàng gửi

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/thời gian gửi hàng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được sử dụng/áp dụng

GLN của địa điểm, ví dụ: thùng ong cần khai thác mật

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở chế biến

Đơn đặt hàng/số hợp đồng của cơ sở chế biến

Số giao dịch

Phiếu kết quả thử nghiệm

Bảng 25 - Yêu cầu dữ liệu đối với nhà phân phối

Dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần lưu giữ

Dữ liệu để chia sẻ

Từ đối tác thương mại kề trước

• ID nhà cung cấp

• Dữ liệu gốc về sản phẩm

Từ đối tác thương mại kề sau

• Số lượng đơn đặt hàng

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID bên nhận

• ID thương phẩm đầu ra (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lô/mẻ đầu ra

• Số lượng Thương phẩm và đơn vị đo lường

• Ngày xuất hàng

• Giao hàng từ địa điểm

• Vận chuyển tận nơi

• ID chuyến hàng

• Ngày nhận

• ID bên nhận

• ID bên gửi

Với đối tác thương mại kề trước

• ID bên nhận (GLN)

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

Với đối tác thương mại kề sau

• ID đơn vị logistic (SSCC)

• Số lô/mẻ đầu ra

• ID thương phẩm (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lượng và đơn vị đo lường

• ID bên gửi

• Ngày giao hàng

• Vận chuyển từ địa điểm

• Phiếu kết quả thử nghiệm

6.6.3  Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại

Các nhà phân phối được khuyến khích ghi lại thông tin về việc bán hàng của họ nhưng không mở rộng đến việc bán cho người tiêu dùng.

Các yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với nhà phân phối được nêu trong Bảng 26.

Bảng 26 - Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với nhà phân phối

Phần tử dữ liệu

Mô tả

Ví dụ

Phân loại

Phải

Cần

Có thể

NHÀ PHÂN PHỐI

HRC01

ID nhà phân phối

Tên và địa chỉ hoặc GLN của nhà phân phối

Công ty TNHH Grocer and Sons, số 12 đường D12, xã X12, huyện H12, tỉnh T12

hoặc N3+N13

x

 

 

HRC02

ID nhà phân phối

Tên, địa chỉ và số đăng ký hoặc GLN của nhà phân phối

Công ty TNHH Cuisine and Sons, số 13 đường D13, xã X13, huyện H13, tỉnh T13

hoặc N3+N13

x

 

 

ĐỐI VỚI MỖI ĐƠN VỊ NHẬN ĐƯỢC

Định danh

HRC03

ID đơn vị

SSCC nếu nhận được đơn vị logistic hoặc GTIN+nếu nhận được đơn vị thương mại riêng rẽ

N2+N18

hoặc N2+N14+AI

x

 

 

HRC04

ID đơn vị thương mại trong đơn vị logistic

Danh sách GTIN+của các đơn vị thương mại tạo thành đơn vị logistic

Danh sách N2+N14+AI

x

 

 

Nguồn

HRC05

ID cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kề trước

Tên và địa ch hoặc GLN của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà đơn vị đó đã nhận được

(Cơ sở chế biến, cơ sở vận chuyển, v.v.)

Công ty CP Transporters, số 14 đường D14, xã X14, huyện H14, tỉnh T14

hoặc N3+N13

x

 

 

HRC06

Ngày và giờ tiếp nhận

Ngày và giờ chuyển từ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kề trước

2023-07-30T07:00

x

 

 

6.7  Quá trình tại cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

6.7.1  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc

6.7.1.1  Định danh cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Các cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần ấn định và áp dụng GLN.

Cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên định danh tất cả các khu vực và địa đim mà họ quản lý để bảo quản và vận chuyển sản phẩm và ấn định GLN.

6.7.1.2  Định danh thương phẩm đầu vào và đầu ra

Mỗi thương phẩm phải được định danh bằng một mã định danh đơn nhất. Đối với thị trường, đó là các sản phẩm mà họ mua.

Chủ sở hữu thương hiệu chịu trách nhiệm ấn định GTIN riêng cho các sản phẩm mật ong và đảm bảo mỗi cấp bao gói cho sản phẩm đó cũng được ấn định một GTIN đơn nhất.

Việc ấn định GTIN cho sản phẩm nhãn hiệu riêng là trách nhiệm của cơ sở bán lẻ.

6.7.1.3  Định danh lô/mẻ

Các cơ sở chế biến phải ấn định số lô/mẻ cho các sản phẩm được sản xuất. Mỗi số lô/mẻ phụ thuộc vào tiêu chí của cơ sở chế biến. Ví dụ, một số lô/mẻ có thể đại diện cho một ca sản xuất hoặc một mẻ sản xuất. Lô/mẻ phải được liên kết nội bộ với hệ thống thông tin và hồ sơ của cơ sở chế biến.

6.7.1.4  Ghi nhãn và in mã vạch sản phẩm

Tất cả các sản phẩm phải được ghi nhãn và in mã vạch. Dữ liệu tối thiểu phải được ghi trên bao bì/nhãn sản phẩm bao gồm:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Định danh nhà cung cấp;

- Tên sản phẩm/mô tả sản phẩm;

- GTIN của sản phẩm;

- Số lô/mẻ;

- Ngày sản xuất, hạn sử dụng sản phẩm;

- Số lượng;

- Mã vạch chứa thông tin GTIN, mẻ, ngày tháng (không bán lẻ);

- Mã vạch chứa GTIN (bán lẻ - POS).

6.7.2  Các sự kiện theo dõi trọng yếu và các phần tử dữ liệu chính

Bảng 27 tóm tắt các CTE và KDE đối với quá trình tại cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, Bảng 28 liệt kê các thông tin cần được ghi lại cho các mục đích truy xuất nguồn gốc trong các lĩnh vực nêu trên, bao gồm dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE, Bảng 29 quy định yêu cầu về dữ liệu đối với cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bảng 27 - Sự kiện theo dõi trọng yếu và phần tử dữ liệu chính đối với quá trình tại cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

CTE

Mô tả

KDE

1, Tiếp nhận sản phẩm

Tiếp nhận sản phẩm đã bao gói

ID sản phẩm, mẻ, số xê-ri (nếu có)

Số lượng

ID Pa-let

ID nhà cung cấp

Ngày/giờ tiếp nhận

Địa điểm nhận hàng

Mã số đơn hàng

Giấy chứng nhận chất lượng

2. Bảo quản/Lưu kho

Lưu kho hàng hóa đã tiếp nhận vào kho

ID sản phẩm, mẻ, số xê-ri (nếu có)

Số lượng

ID pa-let

Địa điểm lưu kho

Ngày/giờ lưu kho

3. Giám sát/kiểm tra

Giám sát hoặc kiểm tra hàng hóa tại chỗ, ví dụ: nhiệt độ

ID sản phẩm, mẻ

Số lượng

Số đọc nhiệt độ

4. Chọn sản phẩm

Đặt hàng để bổ sung cho cửa hàng

Mã số đơn đặt hàng của khách hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng đã lựa chọn

Ngày/giờ lựa chọn

Địa điểm lựa chọn

Đơn vị logistic

5. Chuyển hàng

Chuyển hàng cho khách hàng

Mã số đơn đặt hàng của khách hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng đã lựa chọn

Ngày/thời gian lựa chọn

Địa điểm lựa chọn

Pa-let hoặc đơn vị logistic

Phiếu chuyển hàng/giao hàng

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển

6. Tiếp nhận tại cửa hàng hoặc nhà hàng

Tiếp nhận đồ ăn tại cửa hàng/khu vực/nhà hàng

ID sản phẩm, số lô/mẻ

Số lượng giao hàng

Ngày/giờ tiếp nhận

Đơn đặt hàng tại cửa hàng

7. Bán hàng

Bán hoặc tiêu thụ hàng hóa

Không áp dụng

Bảng 28 - Dữ liệu cần truy xuất nguồn gốc hoặc dữ liệu cần chia sẻ liên quan đến mỗi CTE đối với cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

CTE

Mô tả

D liệu truy xuất nguồn gốc

1. Tiếp nhận sản phẩm đã bao gói

Ai

Cơ sở chế biến hoặc nhà phân phối

Trung tâm phân phối bán lẻ hoặc trực tiếp đến ca hàng

ID nhà phân phối hoặc cơ sở chế biến từ nơi bắt đầu giao hàng (GLN)

ID trung tâm phân phối bán lẻ (GLN)

ID cửa hàng (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được gửi đi bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

ID sản phẩm (GTIN)

• S

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng hàng gửi

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Phiếu kết quả thử nghiệm

Khi nào

Ngày/thi gian gửi hàng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi nhận sản phẩm

Trung tâm phân phối bán lẻ (GLN)

Địa điểm cửa hàng (GLN)

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở bán lẻ

Đơn đặt hàng

Số giao dịch

2. Bảo quản/Lưu kho hàng hóa

Ai

Cơ sở bán lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Nhà cung cấp từ nơi bắt đầu giao hàng (GLN)

Cơ sở bán lẻ/cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được gửi đi bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng hàng gửi

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/giờ lưu kho

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể bảo quản/ lưu kho sản phẩm

GLN của địa điểm

Ví dụ: Địa điểm nhà kho (GLN)

Tại sao

Sản phẩm bảo quản và lưu kho

Mã số phiếu yêu cầu vận chuyển

3. Giám sát/kiểm tra

Ai

Cơ sở bán lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Người kiểm tra

Cơ sở bán lẻ/cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (GLN)

ID người kiểm tra

Khi nào

Ngày/giờ kiểm tra/giám sát

Định dạng YYMMDD

Cái gì

Kiểm tra/giám sát (ví dụ: nhiệt độ)

ID sản phẩm

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng bao gói

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Thử nghiệm đảm bảo chất lượng

3. Giám sát/kiểm tra

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi tiến hành kiểm tra

Địa điểm sản phẩm (GLN hoặc thùng)

Tại sao

Kiểm tra/giám sát/quan sát

Số lượng thử nghiệm

Hồ sơ thử nghiệm

4. Chọn sản phẩm

Ai

Cơ sở bán lẻ/cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

ID cơ sở bán lẻ/cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được đặt hàng và lựa chọn

ID sản phẩm đầu ra

• Số lô/mẻ

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng đã chọn

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/giờ lựa chọn

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi chọn sản phẩm

Địa điểm lựa chọn

Tại sao

Chọn sản phẩm

Đơn đặt hàng của khách hàng

Danh sách sản phẩm được chọn

5. Chuyển hàng

Ai

Cơ sở bán lẻ/cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc công nghiệp

Khách hàng (cửa hàng, nhà hàng)

ID cơ sở bán lẻ/cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc công nghiệp (GLN)

ID khách hàng (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được gửi đi bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ

• S xê-ri (nếu có)

• Số lượng hàng gửi

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/thời gian gửi hàng

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được gửi đi

GLN của địa điểm

Ví dụ: bộ phận gửi hàng A (GLN)

Tại sao

Giao hàng đến cơ sở chế biến

Mã số đơn đặt hàng của khách hàng hoặc cửa hàng

6. Tiếp nhận sản phẩm đã bao gói

Ai

Trung tâm phân phối bán lẻ hoặc trực tiếp đến cửa hàng

Trung tâm bán lẻ hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Trung tâm bán lẻ hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống từ nơi giao hàng ban đầu (GLN)

ID cửa hàng bán lẻ (GLN)

ID nhà hàng (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được tiếp nhận bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc

ID sản phẩm (GTIN)

• Số lô

• Số xê-ri (nếu có)

• Số lượng hàng gửi

ID pa-let hoặc đơn vị logistic (SSCC)

Khi nào

Ngày/thời gian tiếp nhận

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi nhận sản phẩm

ID cửa hàng bán lẻ (GLN) Nhà hàng (GLN)

Tại sao

Giao hàng cho cơ sở bán lẻ

Đơn đặt hàng của khách hàng hoặc khách hàng

Số giao dịch

7. Bán sản phẩm bao gói sẵn a)

Ai

Cửa hàng bán lẻ/nhà hàngb)

Khách hàng

Sản phẩm đã bán (GTIN)

ID cửa hàng (GLN)

Cái gì

Sản phẩm được bán tại POS c)

ID sản phẩm (GTIN)

• Số mẻ (tương lai)

• Số xê-ri (nếu có) (tương lai)

• Số lượng bán

Khi nào

Ngày/giờ bán

Định dạng YYMMDD

Ở đâu

Địa điểm cụ thể nơi sản phẩm được bán

ID cửa hàng bán lẻ (GLN) Địa điểm cửa hàng (GLN)

Tại sao

Bán sản phẩm

Đơn đặt hàng

Số giao dịch

a) CTE này hiện chỉ bao gồm bán hàng tại POS.

b) Cần một số nội dung bổ sung để xác định năng lực và các quá trình tại nhà hàng.

c) Hệ thống POS hiện tại chỉ có thể quét mã vạch cơ bản không bao gồm thông tin truy xuất nguồn gốc.

Bảng 29 - Yêu cầu dữ liệu đối với cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu cần lưu giữ

Dữ liệu để chia sẻ

Từ đối tác thương mại kề trước

• ID nhà cung cấp

Từ đối tác thương mại kề sau

• Số lượng đơn đặt hàng

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• ID bên nhận

• ID thương phẩm đầu ra (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lô/mẻ đầu ra

• Số lượng thương phẩm và đơn vị đo

• Ngày xuất hàng

• Giao hàng từ địa điểm

• Vận chuyển đến địa điểm

• ID chuyến hàng

* ID bên nhận

• ID bên gửi

Với đối tác thương mại kề trước

• Vận chuyển đến địa điểm (GLN)

• Biên lai xác nhận

Với đối tác thương mại kề sau

• ID đơn vị logistic (SSCC)

• Số lô/mẻ đầu ra

• ID thương phẩm (GTIN)

• Mô tả thương phẩm

• Số lượng và đơn vị đo

• ID bên gửi

Ngày giao hàng

• Vận chuyển từ địa điểm

6.7.3  Yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại

Các cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nên ghi lại thông tin về việc bán hàng.

Các yêu cầu về thông tin chi tiết cần ghi lại đối với cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung được nêu trong Bng 26.

 

Phụ lục A

(quy định)

Các mã định danh ứng dụng GS1 liên quan đến chuỗi cung ứng mật ong

Tất cả các AI được chỉ ra bằng Ký tự ký hiệu chức năng 1 (FNC1) được quy định là có độ dài thay đi và phải được phân giới (delimited) trừ khi chuỗi yếu tố này là chuỗi cuối cùng được mã hóa vào trong vạch.

Bảng A.1 - Các AI GS1 liên quan đến mật ong

AI

Nội dung dữ liệu

ĐỊNH DẠNG

FNC1 được yêu cầu

00

SSCC

N2+N18

 

01

GTIN

N2+N14

 

10

Số mẻ/lô

N2+X..20

(FNC1)

11 (*)

Ngày sản xuất (YYMMDD)

N2+N6

 

13 (*)

Ngày bao gói (YYMMDD)

N2+N6

 

15 (*)

Hạn sử dụng tốt nhất (YYMMDD)

N2+N6

 

17 (*)

Hạn sử dụng (YYMMDD)

N2+N6

 

254

GLN thành phần m rộng (extension component)

N3+X..20

(FNC1)

30

Số lượng vật phẩm (trường hợp thương phẩm có khối lượng thay đổi)

N2+N..8

(FNC1)

310 (**)

Khối lượng tịnh, kilogam (trường hợp thương phẩm có khối lượng thay đổi)

N4+N6

 

320 (**)

Khối lượng tịnh, pound (trường hợp thương phẩm có khối lượng thay đổi)

N4+N6

 

330 (**)

Khối lượng logistic, kilogam

N4+N6

 

390 (**)

Số tiền áp dụng phải trả, nội tệ

N4+N..15

(FNC1)

391 (**)

Số tiền áp dụng phải trả, với mã đơn vị tiền tệ ISO [2]

N4+N3+N..15

(FNC1)

392 (**)

Số tiền áp dụng phải trả, khu vực tiền tệ đơn (trường hợp thương phẩm có khối lượng thay đổi)

N4+N..15

(FNC1)

393 (**)

Số tiền áp dụng phải trả, với mã đơn vị tiền tệ ISO (trường hợp thương phẩm có khối lượng thay đổi)

N4+N3+N..15

(FNC1)

410

Chuyển đến GLN

N3+N13

 

411

Gửi hóa đơn đến GLN

N3+N13

 

412

Được mua từ GLN

N3+N13

 

413

Gửi đến, chuyển tiếp đến GLN

N3+N13

 

414

Định danh vị trí địa lý - GLN

N3+N13

 

415

GLN của bên lập hóa đơn

N3+N13

 

422

Quốc gia xuất xứ của thương phẩm

N3+N3

(FNC1)

423

Quốc gia có cơ sở sơ chế

N3+N3+N..12

(FNC1)

424

Quốc gia có cơ sở chế biến

N3+N3

(FNC1)

426

Quốc gia bao gồm toàn bộ chuỗi quá trình

N3+N3

(FNC1)

(*): nếu chỉ có năm hoặc tháng, ngày phải được điền bằng hai số không (00);

(**); chữ số thứ tư của AI này chỉ ra vị trí dấu thập phân, Ví dụ: 3100 là khối lượng tịnh, tính bằng kilogam không có dấu thập phân; 3102 là khối lượng tịnh, tính bằng kilogam có hai chữ số thập phân.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EU TRACE (2023), Traceability of honey - Specification of the information to be recorded in honey distribution chains

[2] Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

[3] Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[4] TCVN 5264, Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước

[5] TCVN 5270, Mật ong - Xác định hydroxymetylfurfural bằng phương pháp quang phổ

[6] TCVN 5268, Mật ong - Xác định hoạt lực diastaza

[7] TCVN 9086:2011, Mã số mã vạch GS1 - Thuật ngữ và định nghĩa

[8] TCVN 9780, Mật ong - Xác định dư lượng chloramphenicol bằng kỹ thuật sắc ký lng ghép khối phổ LC-MS-MS

[9] TCVN 9781, Mật ong-Xác định dư lượng các chất chuyển hóa của nitrofuran (AOZ, AMOZ, AHD, SEM) bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ LC-MS-MS

[10] TCVN 12285, Mật ong - Phương pháp xác định dư lượng tylosin, lincomycin bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)

[11] TCVN 12395, Mật ong - Xác định độ dẫn điện

[12] TCVN 12396, Mật ong - Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp đo chỉ số khúc xạ

[13] TCVN 12401, Mật ong - Phân tích cảm quan

[14] TCVN 12827:2019, Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau qu tươi

[15] TCVN 13166-1:2020, Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm - Phần 1: Yêu cầu chung

[16] TCVN 13275:2020, Truy xuất nguồn gc - Định dạng vật mang dữ liệu

[17] TCVN 13520, Mật ong - Xác định dư lượng các sulfonamid bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai ln (LC-MS/MS)

[18] TCVN 13844, Mật ong - Xác định đường thực vật C-4 bằng phương pháp đo tỷ số đồng vị cacbon bền

[19] TCVN 13846, Mật ong - Xác định hàm lượng phấn hoa tương đối

[20] TCVN ISO 9000:2015, Hệ thống quản lý cht lượng - Cơ sở và từ vựng

[21 ] TCVN ISO 22005, Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống

[22] AOAC 998.12, C-4 Plant Sugars in Honey. Internal standard stable Carbon Isotope Ratio Method

[23] IHC (2009), Harmonised methods of the International Honey Commission

[24] DIN 10743, Analysis of honey - Determination of water-insoluble solids

[25] DIN 10750-1, Analysis of honey - Determination of diastase activity - Part 1: Schade method

[26] DIN 10751-3, Analysis of honey - Determination of content of hydroxymethylfurfural - Part 3: High performance liquid chromatographic method

[27] DIN 10752-1, Analysis of honey- Determination of water content - Part 1: Analogue refractometric method

[28] DIN 10752-2, Analysis of honey - Determination of water content - Part 2: Digital refractometric method

[29] DIN 10753, Analysis of honey - Determination of electrical conductivity

[30] DIN 10758, Analysis of honey - Determination of the content of saccharides fructose, glucose, saccharose, turanose and maltose - HPLC method

[31] DIN 10760, Analysis of honey - Determination of the relative frequency of pollen

[32] Australian Dairy and GS1 Australia (2021), Dairy Australian Dairy Traceability - Implementation Guideline, V1.0

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.2  Chữ viết tắt

4  Nguyên tắc

5  Yêu cầu chung đối với chuỗi cung ứng mật ong

5.1  Định danh cơ sở sản xuất, kinh doanh và địa điểm của cơ sở

5.2  Đối tượng truy xuất

5.3  Định danh đối tượng truy xuất

5.4  Ghi nhãn và in mã vạch đối với đối tượng truy xuất

5.5  Vật mang dữ liệu sử dụng trong chuỗi cung ứng mật ong

5.6  Thu thập dữ liệu tự đng về đối tượng truy xuất

5.7  Sự kiện theo dõi trọng yếu

5.8  Dữ liệu truy xuất nguồn gốc và lưu giữ hồ sơ

6  Yêu cầu cụ thể đối với chuỗi cung ứng mật ong

6.1  Chuỗi cung ứng mật ong

6.2  Cung cấp vật tư đầu vào

6.3  Các quá trình tại cơ sở nuôi ong

6.4  Vận chuyển mật ong

6.5  Chế biến mật ong

6.6  Phân phối mật ong

6.7  Quá trình tại cơ sở bán lẻ và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Phụ lục A (quy định) Các mã định danh ứng dụng GS1 liên quan đến chuỗi cung ứng mật ong

Thư mục tài liệu tham khảo



1) Giả định rằng dữ liệu gốc liên quan đến thông tin của nhà cung cấp (GLN, địa chỉ) và sản phẩm (mô tả, hàm lượng, thành phần, v.v...) đã được nhận từ nhà cung cấp trước khi đặt hàng và nhận sản phm/giao hàng.