Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13869-2 : 2023

ISO 6746-2 : 2003

MÁY LÀM ĐẤT - KÍCH THƯỚC VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 2: THIẾT BỊ VÀ BỘ CÔNG TÁC

Earth - moving machinery - Definitions of dimensions and codes - Part 2: Equipment and attachments

Lời nói đầu

TCVN 13869-2:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 6746-2:2003 và bản đính chính kỹ thuật 1:2004.

TCVN 13869-2:2023 do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13869:2023 (ISO 6746), Máy làm đất - Kích thước và ký hiệu, gồm các phần sau:

- TCVN 13869-1:2023 (ISO 6746-1:2003) - Phần 1: Máy cơ sở;

- TCVN 13869-2:2023 (ISO 6746-2:2003) - Phần 2: Thiết bị và bộ công tác.

 

MÁY LÀM ĐẤT - KÍCH THƯỚC VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 2: THIẾT BỊ VÀ BỘ CÔNG TÁC

Earth - moving machinery - Definitions of dimensions and codes - Part 2: Equipment and attachments

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kích thước của các thiết bị và bộ công tác của máy làm đất cũng như ký hiệu cho các kích thước đó. Tiêu chuẩn này cũng quy định một hệ trục tọa độ để định nghĩa và một hệ thống ký hiệu để nhận dạng các kích thước tương tự trong các tiêu chuẩn về thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật dùng trong thương mại.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị và bộ công tác của các loại máy làm đất cơ bản được định nghĩa trong TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có).

TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022), Máy làm đất - Các loại cơ bản - Phân loại và từ vựng.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022) và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1

Hệ trục tọa độ ba chiều (three-dimensional reference system)

Hệ trục tọa độ dùng để xác định các kích thước của máy làm đất.

Xem Hình 1.

3.1.1

Mặt phẳng cơ sở Y (zero Y plane)

Mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục dọc của máy.

3.1.2

Mặt phẳng X (X plane)

Mặt phẳng thẳng đứng bất kỳ vuông góc với mặt phẳng Y.

3.1.3

Mặt phẳng Z (Z plane)

Mặt phẳng nằm ngang bất kỳ vuông góc với mặt phẳng X và Y.

3.1.4

Tọa độ dương (positive coordinate)

Chiều dương, hướng về phía trước từ mặt phẳng cơ sở X, hướng về phía bên phải từ mặt phẳng cơ sở Y và hướng về phía trên từ mặt phẳng cơ sở Z

CHÚ THÍCH 1: Giao điểm của các trục X, Y, Z (mặt phẳng cơ sở) thường là một điểm cơ sở được xác định rõ: Đó là một điểm ở trên ghế ngồi được định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 5353; đường tâm trục khuỷu của động cơ; đường tâm trục đĩa xích hoặc cầu sau của máy kéo-máy ủi, đường gốc của kích thước máy.

CHÚ THÍCH 2: Nếu chỉ có các bộ phận (ví dụ: động cơ, ghế ngồi) được thể hiện thì vị trí và hướng dương của trục từ giao điểm của các trục X, Y, Z (mặt phẳng cơ sở) được xác định theo hướng thông thường của các bộ phận của máy, như là xi lanh của động cơ đặt ở phía trước của máy, ghế ngồi hướng về phía trước.

CHÚ THÍCH 3: Nếu máy, thiết bị, bộ công tác hoặc tất cả chúng đều được thể hiện thì thể hiện hướng di chuyển của máy từ phải sang trái.

Hình 1 - Hệ trục tọa độ ba chiều

3.2

Mặt phẳng nền tham chiếu (ground reference plane)

GRP

Mặt phẳng đặt máy làm gốc để đo kích thước trong trường hợp: máy cơ sở đặt trên nền cứng, bằng phẳng; thiết bị và bộ công tác đặt trên nền cứng, bằng phẳng hoặc đất đã được đầm chặt.

CHÚ THÍCH: Bề mặt được sử dụng tùy thuộc vào mục đích sử dụng máy, thiết bị và bộ công tác. Điều này cần được định nghĩa khi phát triển các thuật ngữ trong các tiêu chuẩn hoặc thông số kỹ thuật dùng trong thương mại.

3.3

Máy cơ sở (base machine)

Máy có cabin hoặc mái che và kết cấu bảo vệ người vận hành nếu được yêu cầu, không có thiết bị hoặc bộ công tác, nhưng được trang bị giá đỡ cần thiết để lắp các thiết bị và bộ công tác.

3.4

Thiết bị (equipment)

Tập hợp các bộ phận cấu thành được gắn trên máy cơ sở cho phép lắp bộ công tác để thực hiện chức năng thiết kế chính của máy.

3.5

Bộ công tác (attachment)

Tập hợp các bộ phận cấu thành có thể lắp được vào máy cơ sở hoặc thiết bị để dùng cho một mục đích sử dụng cụ thể.

3.6

Bộ phận cấu thành (component)

Bộ phận hoặc một tập hợp các bộ phận của máy cơ sở, thiết bị hoặc bộ công tác.

4  Quy định chung

Các kích thước và ký hiệu kích thước của các thiết bị và bộ công tác được nêu trong Phụ lục A đến E, hình minh họa hệ tọa độ ba chiều (xem Hình 1) và hệ thống ký hiệu được quy định trong Điều 5 để xác định các kích thước và ký hiệu của chúng. Danh mục các ví dụ được đưa ra trong các phụ lục chưa phải là đầy đủ. Phải vận dụng các nguyên tắc chung khi xác định, bổ sung các kích thước tương tự và ký hiệu của chúng trong các tiêu chuẩn về thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật dùng trong thương mại của các máy làm đất.

Hệ trục tọa độ ba chiều được sử dụng để xác định các kích thước đó.

Định nghĩa về kích thước và ký hiệu kích thước cho máy cơ sở được nêu trong TCVN 13869-1:2023 (ISO 6746-1:2003).

5  Hệ thống ký hiệu

Mỗi kích thước được quy định bởi một ký hiệu bằng hai chữ cái viết hoa và một số tham chiếu.

Hai chữ cái viết hoa được dùng để chỉ loại kích thước của thiết bị hoặc bộ công tác như sau:

HH = Chiều cao (xem Phụ lục A)

WW = Chiều rộng (xem Phụ lục B);

LL = Chiều dài (xem Phụ lục C);

RR = Bán kính hoặc phạm vi tiếp cận (Phụ lục D);

AA = Góc (xem Phụ lục E).

Có thể có nhiều hơn một số tham chiếu được thêm vào sau các chữ cái in hoa tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thiết bị làm đất hoặc bộ công tác nào đó khi xây dựng các tiêu chuẩn hoặc phát triển các thông số kỹ thuật trong thương mại.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Chiều cao

Phụ lục này đưa ra các ví dụ về kích thước chiều cao và ký hiệu của chúng đối với thiết bị và bộ công tác và chỉ ra các điều kiện thực tế để áp dụng hệ thống ký hiệu đó.

Bảng A.1 - Chiều cao và ký hiệu

hiệu

Thuật ngữ và định nghĩa

Hình minh họa

HHxx

Chiều cao bàn ủi

Khoảng cách theo trục Z từ GRP đến điểm cao nhất của bàn ủi (không bao gồm bảng tên và bộ phận bảo vệ chống tràn) khi bàn ủi nằm trên mặt đất ở vị trí chính giữa (nếu có), không nghiêng hoặc không quay để thay đổi góc cắt.

HHxx

Chiều cao nâng

Khoảng cách theo trục Z từ GRP đến điểm thấp nhất của lưỡi cắt khi bàn ủi được nâng lên ở vị trí chính giữa (nếu có) mà không tạo góc nghiêng hoặc tạo góc của bàn ủi hoặc điểm thấp nhất đối với răng cắt.

HHxx

Chiều cao nâng lớn nhất tính đến chốt bản lề khi nâng cao tối đa

là khoảng cách theo trục Z từ GRP đến đường tâm của chốt bản lề của gàu xúc ở vị trí nâng cao tối đa.

HHxx

Chiều cao lớn nhất của lưỡi cắt hoặc răng cắt

Khoảng cách theo trục Z từ GRP đến lưỡi cắt hoặc răng tại điểm nâng cao nhất.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Chiều rộng

Phụ lục này đưa ra các ví dụ về chiều rộng và ký hiệu của chúng đối với thiết bị và bộ công tác và chỉ ra các điều kiện thực tế để áp dụng hệ thống ký hiệu đó.

Bảng B.1 - Chiều rộng và ký hiệu

hiệu

Thuật ngữ và định nghĩa

Hình minh họa

WWxx

Chiều rộng lớn nhất

Khoảng cách theo trục Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất ở hai bên thiết bị.

WWxx

Chiều rộng khung ủi (khung chữ C)

khoảng cách theo trục Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm xa nhất của khung ủi (khung chữ C).

WWxx

Chiều rộng gầu ngoạm khi mở

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng Z đi qua các điểm xa nhất ở hai bên các cạnh cắt hoặc các răng của gầu ngoạm khi mở.

WWxx

Chiều rộng thiết bị cặp

Khoảng cách theo trục Y giữa hai mặt phẳng Y đi qua các điểm ngoài cùng của thiết bị cặp.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Chiều dài

Phụ lục này đưa ra các ví dụ về chiều dài và ký hiệu của chúng đối với thiết bị và bộ công tác và chỉ ra các điều kiện thực tế để xác định các ký hiệu đó.

Ký hiệu

Thuật ngữ và định nghĩa

Hình minh họa

LLxx

Chiều dài lớn nhất

Khoảng cách theo trục X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất ở phía trước và phía sau của máy có gắn thiết bị / bộ công tác.

LLxx

Chiều dài tổng thể ở trạng thái vận chuyển

Khoảng cách trên tọa độ X giữa hai mặt phẳng X đi qua các điểm xa nhất ở mặt trước và mặt sau của máy có thiết bị / bộ công tác được đưa về trạng thái vận chuyển.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Bán kính

Phụ lục này đưa ra các ví dụ về bán kính quay của thiết bị, bộ công tác và ký hiệu của chúng và chỉ ra các điều kiện thực tế để xác định các ký hiệu đó.

Ký hiệu

Thuật ngữ và định nghĩa

Hình minh họa

RRxx

Bán kính ở độ cao lớn nhất của thiết bị

Khoảng cách trên trục X (mặt phẳng Y) giữa trục quay của máy và các cạnh cắt hoặc răng cắt khi nâng thiết bị lên độ cao lớn nhất.

RRxx

Bán kính quay vòng phía ngoài của máy

Khoảng cách trên trục X (mặt phẳng Z) giữa trục quay của máy và điểm xa nhất của máy bao gồm cả thiết bị / bộ công tác ở trạng thái di chuyển khi thực hiện quay vòng nhỏ nhất có thể.

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Kích thước về góc

Phụ lục này đưa ra các ví dụ về góc quay của thiết bị, bộ công tác và ký hiệu của chúng và chỉ ra các điều kiện thực tế để xác định các ký hiệu đó.

hiệu

Thuật ngữ và định nghĩa

Hình minh họa

AAxx

Góc quay bàn ủi

Góc quay tối đa trong mặt phẳng Z của bàn ủi khi nó quay từ vị trí thẳng ban đầu đến vị trí giới hạn trái hoặc vị trí giới hạn phải.

AAxx

Góc quay tối đa

Góc quay tối đa trong mặt phẳng Z của thiết bị / bộ công tác khi nó chuyển động từ vị trí trung tâm đến vị trí giới hạn trái hoặc vị trí giới hạn phải.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 5353, Earth-moving machinery, and tractors and machinery for agriculture and forestry - Seat index point (Máy làm đất, máy kéo và máy phục vụ cho nông lâm nghiệp - Vị trí ghế ngồi)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Quy định chung

5  Hệ thống ký hiệu

Phụ lục A (tham khảo) Chiều cao

Phụ lục B (tham khảo) Chiều rộng

Phụ lục C (tham khảo) Chiều dài

Phụ lục D (tham khảo) Bán kính

Phụ lục E (tham khảo) Kích thước về góc

Thư mục tài liệu tham khảo