Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13892-5:2023

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ SAI SỐ KÍCH THƯỚC TOA XE HÀNG - PHẦN 5: GIÁ CHUYỂN HƯỚNG CÓ 3 BỘ TRỤC BÁNH

Railway vehicles - Measuring methods and dimension tolerances of freight wagons - Part 5: Bogies with 3 wheelsets

Lời nói đầu

TCVN 13892-5:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS EN 13775-5:2004.

TCVN 13892-5:2023 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ SAI SỐ KÍCH THƯỚC TOA XE HÀNG - PHẦN 5: GIÁ CHUYỂN HƯỚNG CÓ 3 BỘ TRỤC BÁNH

Railway vehicles - Measuring methods and dimension tolerances of freight wagons - Part 5: Bogies with 3 wheelsets

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc và các yêu cầu về đo các toa xe hàng có 3 bộ trục bánh, đảm bảo các phép đo được áp dụng phù hợp với chỉ tiêu đồng nhất, áp dụng cho các toa xe hàng có 3 bộ trục bánh mới và hoán cải.

Các quy định vượt quá phạm vi của những yêu cầu này nên được thỏa thuận dựa trên cam kết giữa các bên liên quan.

Các phương pháp đo liên quan đến giá chuyển hướng có hoặc không có các linh kiện lắp thêm nếu kết cấu hình học không cho phép lắp thêm các bộ phận khác. Nếu phù hợp, các phương pháp đo khác không được quy định ở đây sẽ cần thiết và nên được quy định trong từng trường hợp riêng biệt.

2  Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các tài liệu viện dẫn sau. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi)

TCVN 13892-1, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 1: Nguyên tắc đo

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đưa ra trong TCVN 13892-1

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

Để áp dụng tiêu chuẩn này, áp dụng các ký hiệu và chữ viết tắt sau.

1

Đầu số 1 của phương tiện

2

Đầu số 2 của phương tiện

Điểm gối xà cân bằng hệ thống treo

Lỗ quang treo có đệm

Hộp trục có má định vị

5  Các yêu cầu

5.1  Yêu cầu chung

Các sai lệch giới hạn áp dụng cho các sản phẩm hoàn thiện trong từng trường hợp

Cho phép các sai lệch khác với tiêu chuẩn này nếu các sai lệch đó không bao gồm bất kỳ kích thước nào có tính nguy hiểm cho vận hành. Tuy nhiên, các sai lệch phải được thỏa thuận với các bên cam kết liên quan và đơn vị kiểm tra.

5.2  Chuẩn bị các điều kiện

Cần bám theo các nguyên tắc đặt ra trong TCVN 13892-1 để chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các quá trình đo như được quy định trong tiêu chuẩn này

Không phải tất cả các thông số kích thước điểm đo được liệt kê trong các hình của tiêu chuẩn này. Trừ khi có quy định khác, các hình thể hiện vị trí thông thường.

5.3  Các quá trình đo

Phụ lục A đưa ra dạng mẫu bảng theo dõi để ghi lại các kết quả của quá trình đo

5.3.1  Quá trình đo 1

Vị trí của các lỗ quang treo và vị trí của các lỗ xà cân bng

Với phép đo này, khung giá được đặt ở vị trí không bị hạn chế

Chú giải

1  Mặt phẳng cân bằng

2  Mặt phẳng phụ lý thuyết

Hình 1

Đo khoảng cách từ các lỗ quang treo và lỗ xà cân bằng hệ thống treo zn đến mặt phẳng cân bằng (xem Hình 1). Các giá trị zn phải được lấy trung bình cho từng xà và giá trị phi được chấp nhận cho các phép đo khác của tất cả các lỗ.

Từ 8 phép đo sẽ đưa ra được zn giữa 6 cặp lỗ quang treo, phải xác định mặt phẳng cân bằng ở giữa từng trục.

Phải tính toán sai lệch zn của 6 giá trị trung bình đến mặt phẳng cân bằng.

Sai lệch giới hạn cho zn: ± 3 mm

Xem phụ lục B

5.3.2  Quá trình đo 2

Khoảng cách giữa mặt phẳng lý thuyết của cặp bạc lỗ quang treo và tâm cối chuyển trên giá chuyển hướng

Chú giải

1  Mặt phẳng lý thuyết của cặp bạc quang treo (mặt phẳng phụ)

Hình 2

Mặt phẳng lý thuyết của cặp bạc quang treo được xác định trong quá trình đo 1 là mặt phẳng chuẩn để đo điểm tâm của cối chuyển (xem Hình 2)

Sai lệch giới hạn zD: ±2 mm

5.3.3  Quá trình đo 3

Khoảng cách giữa các mặt trước phía ngoài của quang treo và các điểm gối xà cân bằng hệ thống treo theo phương ngang của giá chuyển hướng

Hình 3

Đo khoảng cách y10 giữa các mặt trước đối diện nhau của quang treo và các điểm đỡ của xà cân bằng hệ thống treo ở các điểm đo 1, 2, 3, 4 (xem Hình 3).

Sai lệch giới hạn đối với y10: ± 2 mm

5.3.4  Quá trình đo 4

Vị trí của các mặt trước quang treo và các điểm đỡ của xà cân bằng hệ thống treo

Chú giải

1  Đường tâm giá chuyển hướng

2  Mặt phẳng chuẩn

Hình 4

Đo sai lệch y11 của 4 mặt trước của xà cân bằng so với các mặt trước của quang treo phía ngoài (xem Hình 4)

Sai lệch giới hạn cho y11: ±2 mm

5.3.5  Quá trình đo 5

Đo khoảng cách chéo giữa các đôi quang treo

Hình 5

Đo các đường chéo x14 giữa các tâm cặp quang treo tương ứng (xem Hình 5)

Sai lệch cho phép cho 2 kích thước x14 chéo nhau: 3 mm

5.3.6  Quá trình đo 6

Vị trí tâm cối chuyển

Hình 6

Đo các kích thước x15.1 và x15.2 ở phía tay phải và tay trái (xem Hình 6)

Sai lệch cho phép cho x15: 4 mm

5.3.7  Quá trình đo 7

Cự ly trục

Hình 7

Đo khoảng cách giữa các đôi quang treo ở các điểm đo x16.1 và x16.3 ở phía tay phải và tay trái (xem Hình 7)

Sai lệch giới hạn cho x16: ± 2 mm

Sai lệch cho phép giữa x16.1Rx16.1L: 2 mm

Và giữa x16.3Rx16.3L: 2 mm

5.3.8  Quá trình đo 8

Khoảng cách giữa các lỗ quang treo và/hoặc lỗ xà cân bằng

Hình 8

Đo khoảng cách x18.1 đến x18.3 ở phía bên phải và bên trái (xem Hình 8).

Sai lệch giới hạn cho x18: ± 2 mm

5.3.9  Quá trình đo 9

Khoảng cách dọc giữa các má hộp trục ở các điểm hẹp nhất theo phương đứng

Hình 9

Đo khoảng cách x19 giữa các má hộp trục của một cặp hộp trục (xem Hình 9).

Sai lệch giới hạn cho x19: ± 1,5 mm.

5.3.10  Quá trình đo 10

Tính đối xứng của má hộp trục

Hình 10

Đo sai lệch đối xứng của các má hộp trục theo các lỗ quang treo hoặc các l xà cân bằng (xem Hình 10).

Dung sai đối xứng x20: ± 3 mm.

5.3.11  Quá trình đo 11

Độ vuông góc của má hộp trục theo phương dọc

Hình 11

Đo sai lệch độ vuông góc của má hộp trục tương ứng với các lỗ quang treo hoặc lỗ xà cân bằng ngang (xem Hình 11). Chiều dài đo là chiều dài tấm hộp trục

Dung sai độ vuông góc x21: ± 1,5 mm.

5.3.12  Quá trình đo 12

Khoảng cách giữa các mặt ngoài của má hộp trục và mặt ngoài của bạc quang treo

Hình 12

Đo khoảng cách giữa các mặt ngoài của má hộp trục và trục chuẩn quang treo (xem Hình 12).

Sai lệch giới hạn cho y12: ± 2 mm

5.3.13  Quá trình đo 13

Khoảng cách giữa các cặp má hộp trục

Hình 13

Đo khoảng cách y13 giữa các mặt ngoài của cặp má hộp trục (xem Hình 13).

Sai lệch giới hạn cho y13: ± 2 mm

5.3.14  Quá trình đo 14

Độ vuông góc của các má hộp trục

Hình 14

Đo sai lệch độ vuông góc y14 của các mặt ngoài má hộp trục tương ứng với đường chuẩn (G-H) tạo thành từ việc nối từng cặp bạc quang treo đối diện nhau (xem Hình 14).

Chiều dài đo là chiều dài cơ cấu định vị hộp trục. Thực hiện phép đo trên từng má

Dung sai độ vuông góc y14: ± 1,5 mm

5.3.15  Quá trình đo 15

Khoảng cách giữa mặt trên của bàn trượt và tâm cối chuyển

Chú giải

1  Tâm cối chuyển

Hình 15

Đo khoảng cách z14 giữa mặt trên của bàn trượt và tâm cối chuyn khi lắp cối chuyển (xem Hình 15).

Sai lệch giới hạn cho z14 : ± 1 mm

5.3.16  Quá trình đo 16

Khoảng cách giữa các bàn trượt và tâm cối chuyển

Chú giải

1  Tâm cối chuyển

Hình 16

Đo khoảng cách giữa tâm các bàn trượt và tâm cối chuyển (xem Hình 16).

Sai lệch giới hạn cho y19: ± 2 mm

5.3.17  Quá trình đo 17

Khoảng cách giữa điểm tiếp xúc giằng hãm và tâm cối chuyển

Hình 17

Đo khoảng cách x23 giữa điểm tiếp xúc giằng hãm và tâm cối chuyển (xem Hình 17). Để thực hiện việc này, block hãm nằm trên bánh xe khi không có bất kỳ áp lực nào tác dụng.

Sai lệch giới hạn x23: ± 25 mm

5.3.18  Quá trình đo 18

Khoảng cách giữa tâm cối chuyển và mặt ray

Chú giải

1  Đỉnh ray SO

Hình 18

Đo khoảng cách z5 giữa tâm cối chuyển và mặt ray (xem Hình 18) với tự trọng phương tiện 31 t.

Sai lệch giới hạn z5:  mm

 

Phụ lục A

(Quy định)

Mẫu bảng kiểm soát

Phụ lục A đưa ra mẫu bảng kiểm soát theo các quá trình đo độc lập. Cấu trúc của mẫu bảng kiểm soát dựa trên kinh nghiệm thực tế. Mẫu này phải được sử dụng làm mẫu chung để ghi lại các kết quả đo. Bảng A.1 “mẫu bảng kiểm soát” có các đường nét đứt trong cột “Kích thước danh nghĩa điểm đo/Sai lệch hoặc dung sai giới hạn” để ghi lại các kích thước danh nghĩa của bảng vẽ. Trong cột “Sai lệch hoặc dung sai giới hạn thực tế tại các điểm đo chỉ định”, có khoảng trống để ghi lại các sai lệch giới hạn hoặc dung sai thực tế. Việc này giúp cho quá trình đánh giá theo thống kê có tính khả thi.

Bảng A.1 Mẫu bảng kiểm soát

Quá trình đo

Các kích thước tính bằng mm

Sai lệch hoặc dung sai giới hạn thực tế tại các điểm đo ch định

Ghi chú

Kích thước danh nghĩa điểm đo

Sai lệch hoặc dung sai giới hạn

 

1

2

3

4

5

6

 

1

Vị trí của các lỗ quang treo

zn

± 3

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

 

2

Khoảng cách giữa mặt phẳng lý thuyết của cặp bạc lỗ quang treo và tâm cối chuyển trên giá chuyển hướng

zD

± 2

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

 

3

Khoảng cách giữa các mặt trước phía ngoài của quang treo và các điểm gối xà cân bằng hệ thống treo theo phương ngang của giá chuyển hướng

y10

± 2

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Vị trí của các mặt trước quang treo và các điểm đỡ của xà cân bằng hệ thống treo

y11

...

± 2

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

5

Đo khoảng cách chéo giữa các đôi quang treo

x14

...

3

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

6

Vị trí tâm cối chuyển

x15

...

4

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

7

Cự ly trục

x16

...

± 2

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

8

Khoảng cách giữa các lỗ quang treo và/hoặc lỗ xà cân bằng

x18

±2

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

9

Khoảng cách dọc giữa các má hộp trục ở các điềm hẹp nhất theo phương đứng

x19

...

± 1,5

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

10

Tính đối xứng của má hộp trục

x20

± 3

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

11

Độ vung góc của má hộp trục theo phương dọc

x21

± 1,5

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

12

Khoảng cách giữa các mặt ngoài của má hộp trục và mặt ngoài của bạc quang treo

y12

...

+ 2

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

 

13

Khoảng cách giữa các cặp má hộp trục

y13

...

±2

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Độ vuông góc của các má hộp trục

y14

+ 1,5

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

 

15

Khoảng cách giữa mặt trên của bàn trượt và tâm cối chuyển

z14

...

+ 1

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

 

16

Khoảng cách giữa các bàn trượt và tâm cối chuyển

y19

...

+ 2

R

 

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

 

17

Khoảng cách giữa điểm tiếp xúc giằng hãm và tâm cối chuyển

x23

...

± 25

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Khoảng cách giữa tâm cối chuyển và mặt ray

z6

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty:

Khách hàng:

Bệ xe số:

Toa xe hàng số:

 

Ngày:

Tên

Ngày

Tên

Đơn hàng

Nghiệm thu

 

 

 

 

Bảng số:

Bản v số:

Phê duyệt

 

 

 

 

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về quá trình đo 1

Vị trí của các lỗ quang treo và vị trí của lỗ xà cân bằng

Vị trí của lỗ quang treo và của lỗ xà cân bằng nên được xác định lý thueets qua 12 điểm đo. Tuy nhiên trong thực tế, chỉ 8 điểm đo được lấy làm dung sai vị trí của lỗ xà cân bằng mà khi được so sánh với trục là không đáng kể.

Vị trí đo quang treo

Giá trị đo được

Giá trị trung bình

Sai lệch miền giá trị trung bình

Miền cặp quang treo

1L

144

142,0

0

E1

2L

140

1R

144,5

142,5

0,5

E2

2R

140,5

2R

142,0

141,5

-0,5

E3

3R

141,0

2L

140,0

141,0

- 1

E4

3L

141,5

3L

141,5

141,5

-0,5

E5

4L

142,0

3R

141,0

142,0

0

E6

4R

143,0

Mặt phẳng cân bằng được xác định bởi các điểm E1, E2 và E6. Các giá trị E3, E4 và E6 nằm trong dung sai cho phép mặt phẳng cân bằng

Bệ xe số

 

Bệ xe số

1L

 

 

 

 

1L

 

 

 

 

2L

 

2L

 

2L

 

 

 

 

2L

 

 

 

 

3L

 

3L

 

3L

 

 

 

 

3L

 

 

 

 

4L

 

4L

 

1R

 

 

 

 

1R

 

 

 

 

2R

 

2R

 

2R

 

 

 

 

2R

 

 

 

 

3R

 

3R

 

3R

 

 

 

 

3R

 

 

 

 

4R

 

4R

 

 

Bệ xe số

 

Bệ xe số

1L

 

 

 

 

1L

 

 

 

 

2L

 

2L

 

2L

 

 

 

 

2L

 

 

 

 

3L

 

3L

 

3L

 

 

 

 

3L

 

 

 

 

4L

 

4L

 

1R

 

 

 

 

1R

 

 

 

 

2R

 

2R

 

2R

 

 

 

 

2R

 

 

 

 

3R

 

3R

 

3R

 

 

 

 

3R

 

 

 

 

4R

 

4R

 

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Thuật ngữ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Axle-box guide

Dan hướng hộp trục

Axle-guard cheeks

Má hộp trục

Axle-guard pair

Đôi hộp trục

Bogie pivot

Cối chuyển hướng

Bogie pivot centre

Tâm cối chuyển hướng

Brake rigging

Giằng hãm

Compensating beam

Xà cân bằng

Elastic side bearer

Bàn trượt đàn hồi

Front face of suspension bracket

Mặt trước của quang treo

Rigid side bearer

Bàn trượt cứng vững

Running gear

Bộ phận chạy

Side bearer

Bàn trượt

Support surface of suspension

Mặt đỡ hệ treo

Suspension bracket

Quang treo

Suspension bracket hole

Lỗ quang treo

Suspension bracket pair

Đôi quang treo

Suspension stop

Cữ chặn hệ treo

Suspension bracket bushing

Bạc quang treo

Wheel base

Cự ly trục

 

Thư mục tài liệu tham khảo

TCVN 13892-2:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 2: Toa xe hàng có giá chuyển hướng.

TCVN 13892-3:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 3: Toa xe hàng có 2 bộ trục bánh.

TCVN 13892-4:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 4: Giá chuyển hướng có 2 bộ trục bánh.

TCVN 13892-6:2023, Phương tiện giao thông đường sắt - Phương pháp đo và sai số kích thước toa xe hàng - Phần 6: Toa xe hàng đa nguyên và ghép giá chuyển hướng.

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

5  Các yêu cầu

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Chuẩn bị các điều kiện

5.3  Các quá trình đo

Phụ lục A (Quy định): Mẫu bảng kiểm soát

Phụ lục B (Tham khảo): Ví dụ về quá trình đo 1

Phụ lục C (Tham khảo): Thuật ngữ