Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13897:2023

ỨNG DỤNG ĐƯỜNG SẮT - HỆ THỐNG CẢNH BÁO HÀNH KHÁCH - YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG

Railway applications - Passenger Alarm systems - System requirements

 

Lời nói đầu

TCVN 13897:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn BS EN 16334:2014.

TCVN 13897:2023 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỨNG DỤNG ĐƯỜNG SẮT - HỆ THỐNG CẢNH BÁO HÀNH KHÁCH - CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG

Railway applications - Passenger Alarm systems - System requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật của Hệ thống cảnh báo hành khách (Passessger Alarm System - PAS). Mục đích của Hệ thống cảnh báo hành khách này là để:

a) Cho phép hành khách thông báo cho lái tàu trong trường hợp có tình huống khẩn cấp;

b) Cho phép lái tàu duy trì di chuyển tàu hoặc dừng tàu ở vị trí an toàn;

c) Dừng tàu tự động:

1) Tại sân ga,

2) Nếu không có xác nhận từ lái tàu.

Tiêu chuẩn này đề cập đến Hệ thống cảnh báo hành khách (PAS) được lắp trên phương tiện giao thông đường sắt chở khách và quy định:

- Các yêu cầu chức năng để kích hoạt cảnh báo trong cabin lái tàu (Điều 6);

- Kênh liên lạc giữa lái tàu và hành khách hoặc nhân viên trên tàu (6.4);

- Phân tích động Hệ thống cảnh báo hành khách (Điều 7);

- Các yêu cầu về quản lý các chế độ suy giảm (Điều 8);

- Các yêu cầu liên quan đến an toàn (Điều 9);

- Các yêu cầu về Thiết bị cảnh báo hành khách và khu vực lắp đặt Thiết bị cảnh báo hành khách (Điều 10).

CHÚ THÍCH 1: Các hệ thống cảnh báo hành khách hiện tại có thể sẽ cần hoán cải để hoạt động cùng với các phương tiện tuân thủ tiêu chuẩn này

CHÚ THÍCH 2: Hầu hết các yêu cầu trong UIC 541-6 thỏa mãn tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các tài liệu viện dẫn sau. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

EN 13272 Railway applications - Electrical lighting for rolling stock in public transport systems (Ứng dụng đường sắt - Chiếu sáng điện trên phương tiện đường sắt trong hệ thống giao thông công cộng)

EN 14478:2017, Railway applications. Braking. Generic vocabulary (Ứng dụng đường sắt - Hệ thống hãm - Từ vựng).

EN 16186, Railway applications - Driver’s cab (Ứng dụng đường sắt - Cabin của lái tàu).

ISO 3864-1, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 1: Design principles for safety signs and safety markings (Ký hiệu minh họa - Màu sắc an toàn và ký hiệu an toàn - Phần 1: Các nguyên tắc thiết kế ký hiệu an toàn và chỉ dẫn an toàn).

ISO 3864-4:2011, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 4: Colorimetric and photometric properties of safety sign materials (Ký hiệu minh họa - Màu sắc an toàn và ký hiệu an toàn - Phần 4: Các đặc tính hình ảnh của vật liệu phát tín hiệu an toàn).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Để áp dụng tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ đưa ra trong EN 14478.

3.1

Hệ thống truyền hình mạch kín (Closed circuit television system - CCTV)

Hệ thống ghi lại hình ảnh trên tàu.

3.2

PAD được vận hành (PAD operated)

Tay điều khiển đã được thao tác vận hành để thay đổi trạng thái cơ học và từ đó gửi thông tin tới PAS.

3.3

Giao diện cảnh báo hành khách (passessger alarm interface - PAI)

Các thiết bị được bố trí gần nhau hoặc trong cùng một thiết bị, bao gồm:

- Thiết bị cảnh báo hành khách (xem Điều 9);

- Microphone;

- Loa;

- Chỉ thị hình ảnh: ánh sáng;

- Thiết bị tái lập;

- Nhãn thông tin;

- Niêm phong (tùy chọn).

3.4

Thiết bị cảnh báo hành khách (passenger alarm device - PAD)

Giao diện với PAS, thông qua chỉ thị hoặc kích hoạt yêu cầu đối với lệnh điều khiển Hệ thống cnh báo hành khác được xác định từ hành khách hoặc nhân viên vận hành trên tàu thực hiện.

CHÚ THÍCH 1: PAD đôi khi được gọi là tay điều khiển khẩn cấp hoặc thiết bị cảnh báo. Thuật ngữ ngắn gọn này ch nên được sử dụng khi không thể hiểu sai hoặc nằm trong mô tả ngắn gọn cho hành khách. Trong tiêu chuẩn này “tay điều khiển được sử dụng là thuật ngữ chung và thiết kế của nó được quy định trong 10.2.

3.5

Trạng thái dừng tàu (standstill)

Trạng thái khi tốc độ của tàu được giảm xuống 3 km/h hoặc nhỏ hơn.

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau

CCTV

Closed Circuit Television

Truyền hình mạch kín (xem 3.1)

PAI

Passenger Alarm Interface

Giao diện cảnh báo hành khách (xem 3.3)

PAD

Passenger Alarm Device

Thiết bị cảnh báo hành khách (xem 3.4)

PAS

Passenger Alarm System

Hệ thống cảnh báo hành khách (xem điều 6)

TCMS

Train Control and Monitoring System

Hệ thống điều khiển và giám sát đoàn tàu

5  Tổng quan, cấu trúc và giao diện hệ thống

Ví dụ về tổng quan hệ thống được đưa ra trong Phụ lục E.

6  Các yêu cầu chức năng

6.1  Quy định chung

Mục đích của Hệ thống cảnh báo hành khách là để:

a) Cho phép hành khách cảnh báo cho lái tàu trong trường hợp tình huống khẩn cấp;

b) Cho phép lái tàu duy trì việc di chuyển của đoàn tàu hoặc dừng tàu ở vị trí an toàn;

c) Dừng đoàn tàu tự động:

1) sân ga,

2) Nếu không có xác nhận từ lái tàu

Các chức năng bắt buộc được đưa ra trong điều này là ở các chế độ vận hành thông thường. Các chức năng này được bổ sung bằng các chức năng tùy chọn bổ sung có thể được tích hợp trong PAS. Xem Điều 8 về các chế độ suy giảm.

6.2  Hỗ trợ lái tàu (và nhân viên vận hành trên tàu khác (nếu có) hoặc trung tâm điều khiển) về nguy hiểm tiềm ẩn

6.2.1  PAD phải sẵn sàng cho hành khách và nhân viên (xem Điều 10 về các yêu cầu lắp đặt PAD).

6.2.2  Thông tin về việc tối thiểu một PAD được vận hành phải được truyền đến lái tàu.

6.2.3  Tín hiệu âm thanh và hình ảnh phải được đưa tới lái tàu khi PAD được vận hành. Xem Điều 7 về khoảng thời gian của tín hiệu và các điều kiện kích hoạt.

Màu sắc và tần số của các tín hiệu hình ảnh và âm thanh trong cabin lái tàu có th thỏa mãn các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn EN 16186.

6.2.4  Ngoài ra, nếu có thể tái lập PAD từ xa, tín hiệu âm thanh phải được phát ra cho từng kích hoạt PAD mới, phù hợp với các yêu cầu an toàn đưa ra trong Điều 9.

6.2.5  Độ trễ lớn nhất cho phép từ mọi PAD được vận hành và tính hiệu âm thanh và hình ảnh cho lái tàu phải là 2 s.

6.2.6  Khi lái tàu đã xác nhận, mỗi tín hiệu âm thanh phải được tắt trong vòng 1 s, và tín hiệu hình ảnh nên thay đổi từ nhấp nháy về ổn định trong vòng 1 s. Cho phép duy trì ánh sáng đèn đ nhắc nhở lái tàu. Tín hiệu hình ảnh phải duy trì cho tới khi tất cả PAD đã vận hành tái lập lại.

6.2.7  Hệ thống phải chỉ thị cho lái tàu nêu PAS không làm việc đúng hoặc làm việc ở chế độ giới hạn (xem Điều 8).

6.2.8  Module khu vực hành khách có PAS phải không được cô lập tự động hoặc từ xa

CHÚ THÍCH: Việc này để đảm bảo nhân viên trên tàu hoặc lái tàu thực hiện việc cô lập

Màu sắc và tần số tín hiệu hình ảnh và âm thanh trong cabin lái tàu phải thỏa mãn các yêu cầu của EN 16186

6.2.9  Các chức năng tùy chọn bổ sung

6.2.9.1  Có thể có một thiết bị nhắc lại cho lái tàu về việc PAD đã được vận hành bằng cách lặp lại tín hiệu âm thanh theo các khoảng thời gian cho tới khi PAD được tái lập (chu trinh theo 6.2.3 đến 6.2.6). Khoảng thời gian giữa các lần nhắc nhở có thể được lựa chọn tính tới khai thác đoàn tàu được đề xuất.

6.2.9.2  PAS có thể hỗ trợ nhân viên trên tàu bằng các tín hiệu âm thanh và hình ảnh về việc PAS đã hoạt động. Độ trễ lớn nhất khuyến nghị từ khi PAD được vận hành và tín hiệu âm thanh và/hoặc hình ảnh cho nhân viên trên tàu là 2 s,

6.2.9.3  PAS có thể chỉ thị ở phía ngoài đoàn tàu là PAD đã được vận hành

Ví dụ: Đèn flash bên ngoài phương tiện có PAD đã được vận hành.

6.2.9.4  Đối với phương tiện có nhiều khoang, PAS có thể đưa ra thông tin để xác định PAD đã được kích hoạt.

Ví dụ: Đối với phương tiện có các khoang như toa xe giường nằm hoặc toa xe hàng ăn, hoặc phòng của trưởng tàu, có thể sử dụng ánh sáng bên ngoài từng khoang để xác định PAD nào đã được hoạt động.

6.2.9.5  Nếu có hệ thống TCMS trên từng phương tiện đến cabin, PAS có thể thông báo để xác định vị trí PAD đã hoạt động

Ví dụ: Để thể hiện vị trí trên màn hình hiển thị của lái tàu trong cabin hoặc các khu vực khác cho nhân viên trên tàu.

6.2.9.6  Nếu CCTV đoàn tàu sẵn sàng, PAS có thể thông báo cho hệ thống CCTV về vị trí của PAD đã được hoạt động.

6.2.9.7  Nếu có khả năng tái lập PAD từ xa, tín hiệu âm thanh có thể được phát ra cho từng lần kích hoạt PAD mới.

6.2.9.8  Tín hiệu âm thanh có thể được tắt nếu báo động PAS được hỗ trợ bằng tác dụng hãm khẩn của lái tàu. Trong trường hợp này, nếu bộ điều khiển hãm tự động đã ở vào vị trí hãm khẩn, tín hiệu âm thanh phải kêu trong tối thiểu 5 s.

6.3  Hỗ trợ hành khách

6.3.1  Khi PAD được vận hành, PAI phải đưa ra phản hồi tại chỗ cho hành khách trong vòng tối đa 1s.

- PAD phải được chốt ở vị trí đã tác dụng và phải khác biệt rõ ràng nhìn thy với trạng thái thông thường chưa được vận hành.

- Tín hiệu hình ảnh (khuyến nghị màu đỏ) phải được kích hoạt trên PAI;

- Tín hiệu âm thanh phải được kích hoạt.

- Nếu PAD khác được hoạt động trước khi có xác nhận của lái tàu, phản hồi PAI là giống nhau.

6.3.2  PAS phải đưa ra phản hồi về việc xác nhận của lái tàu bằng việc dừng tín hiệu âm thanh PAD và chuyển đổi trạng thái của tín hiệu phản hồi trước đó từ nhấp nháy sang ổn định.

Tín hiệu âm thanh PAI phải không can nhiễu vào khả năng liên lạc của lái tàu với hành khách.

6.3.3  Sau khi có xác nhận của lái tàu, nếu PAD khác được hoạt động, tín hiệu đèn nháy PAI sẽ đi vào trạng thái ổn định. Tín hiệu âm thanh PAI được quản lý trong thời gian tối thiểu 3 s, trừ khi liên lạc với lái tàu đã được thực hiện.

6.3.4  Khuyến nghị PAI nên chỉ thị khi đã sẵn sàng liên lạc âm thanh với lái tàu:

- Bằng chỉ thị đèn xanh ổn định;

- Bằng tín hiệu phản hồi giọng nói.

CHÚ THÍCH: Giọng phản hồi có thể ở 2 tần số (1,5 kHz và 4 kHz), thay đổi ở 8 Hz.

Tín hiệu âm thanh có thể được bổ sung bằng thông báo phát đi

Ví dụ: Để hỗ trợ cho nhân viên trên tàu.

6.4  Quản lý liên lạc PAS

6.4.1  PAS phải đưa ra kết nối âm thanh để cho phép đối thoại giữa lái tàu và vị trí có PAD được vận hành. Kết nối này phải được kích hoạt và được ngắt từ lái tàu.

6.4.2  Kết nối âm thanh phải sẵn sàng tại tất cả các vị trí có PAD đã được vận hành, cho phép lái tàu nói chuyện với từng vị trí có PAD đã được vận hành (kết nối “một tới nhiều vị trí” cho lái tàu).

6.4.3  Hệ thống phải có khả năng giúp lái tàu quản lý (đồng thời hoặc tuần tự) các liên lạc từ ít nhất một vị trí và tới tối đa là 3 vị trí.

6.4.4  Tại một vị trí phải không nghe được liên lạc tạo ra từ vị trí khác, ngoại trừ từ lái tàu, như đưa ra trong Hình 1.

Hình 1 - Các liên lạc cho phép

6.5  Xác định việc tàu dừng ở sân ga hoặc rời sân ga

6.5.1  Tàu được coi là đã dừng ở sân ga khi lệnh “nhả” cửa đã được kích hoạt và tàu vẫn ở trạng thái dừng tàu. Tàu ở sân ga nếu không có lệnh “nhả” cửa sẽ được coi là ngoài phạm vi sân ga.

6.5.2  PAS phải coi tàu vẫn ở sân ga nếu có thay đổi về tín hiệu của trạng thái cửa từ “nhả” sang “đóng và khóa” và đầu sân ga không có phương tiện cuối đi qua.

6.5.3  PAS nên có đầu vào cho hệ thống phát hiện sân ga trên tàu.

6.5.4  Nếu sân ga không được phát hiện vật lý, tàu phải được coi là đã rời sân ga khi đáp ứng một trong 2 yêu cầu sau:

- Khoảng cách phát hiện là (100 ± 30) m; hoặc

- Tàu đã đi trong khoảng thời gian (16 ± 2) s.

6.6  Nhận biết hành động của lái tàu

6.6.1  PAS phải nhận biết được lái tàu đã xác nhận thông tin mà PAD đã được vận hành.

6.6.2  PAS phải nhận biết được lái tàu đã thực hiện việc chiếm quyền điều khiển yêu cầu lệnh hãm từ PAS chưa.

6.6.3  PAS phải nhận biết được nếu lái tàu đã thực hiện hoặc ngắt kết nối liên lạc cho từng vị trí mà PAD đã được vận hành.

6.7  Yêu cầu hãm

6.7.1  Việc kích hoạt PAD phải tác động vào PAS để tự động tạo ra yêu cầu tác dụng hãm phù hợp với bối cảnh sau:

a) Nếu tàu ở sân ga hoặc đang rời sân ga (như quy định trong 6.5), PAS phải yêu cầu hãm khẩn hoặc hãm thường hoàn toàn.

b) Nếu tàu ở ngoài khu vực sân ga như quy định trong 6.5, sau (10 ± 1) s từ khi kích hoạt cảnh báo hành khách đầu tiên, PAS phải yêu cầu tác dụng hãm thường tự động ở mức tối thiểu 2/3 lực hãm thường hoàn toàn trừ khi lái tàu xác nhận cảnh báo hành khách trong thời gian này. Quá trình này được phép yêu cầu tác dụng hãm thường hoàn toàn hoặc hãm khẩn. PAS phải cho phép lái tàu chiếm quyền tại bất kỳ thời điểm nào có yêu cầu hãm tự động của PAS.

Trong trường hợp này, lái tàu được phép xác nhận sau khi PAS đã yêu cầu tác dụng hãm. Việc này nên hủy bỏ yêu cầu hãm.

Nếu cảnh báo PAS được lái tàu xác nhận bằng tác dụng hãm khẩn, sử dụng vị trí hãm khẩn của tay điều khiển hãm tự động, khi đó sẽ cho phép PAS yêu cầu bổ sung thêm tác dụng hãm tự động.

c) Nếu toàn bộ đoàn tàu (có PAD hoạt động và được xác nhận từ lái tàu) dừng ở sân ga (6.5) khi cửa đã nhả, PAS phải yêu cầu tác dụng hãm khẩn hoặc tác dụng hãm thường hoàn toàn. Việc PAS có thể đưa ra nhắc chở về việc PAD đã được kích hoạt là tùy chọn.

d) Đối với các đoàn tàu chạy ở tốc độ cao, việc kích hoạt PAD ở tốc độ lớn hơn tốc độ giới hạn 200 km/h có thể kích hoạt việc giảm tốc độ có kiểm soát về mức không nhỏ hơn 160 km/h sau khi lái tàu xác nhận, phản hồi của PAS giống như đối với các tốc độ thấp hơn. Việc này là tùy chọn.

6.8  Các hành động của PAS sau khi kích hoạt PAD

6.8.1  Nếu tàu ở sân ga (trạng thái cửa “nhả) VÀ PAD được kích hoạt:

a) PAS yêu cầu lệnh hãm (xem 6.7);

b) PAS cảnh báo tới lái tàu;

c) Nếu lái tàu xác nhận, cảnh báo âm thanh cho lái tàu bị vô hiệu (tắt âm thanh), nhưng vẫn duy trì tác dụng hãm: không có sự chiếm quyền của lái tàu đối với lệnh hãm từ PAS cho tới khi trạng thái cửa là “đóng” và “khóa”;

d) PAS sẽ được tái lập sau khi tái lập tất cả các PAD.

CHÚ THÍCH: xem Phụ lục A về các quá trình khác.

6.8.2  Nếu tàu rời khu vực sân ga (trạng thái cửa “đóng” và “khóa”) và PAD được kích hoạt

a) PAS yêu cầu lệnh hãm (xem 6.7);

b) PAS cảnh báo tới lái tàu;

c) Nếu lái tàu xác nhận, trước khi tàu ở trạng thái dừng tàu, cảnh báo âm thanh cho lái tàu bị vô hiệu (tắt âm thanh), nhưng vẫn duy trì tác dụng hãm: không có sự chiếm quyền của lái tàu đối với lệnh hãm từ PAS”;

d) Nếu lái tàu xác nhận sau khi ở trạng thái dừng tàu, phải có các hành động sau:

1) Cảnh báo hình ảnh PAS vẫn duy trì cho tới khi PAD được tái lập,

2) Cảnh báo âm thanh PAS được tắt,

3) Lệnh hãm PAS được chiếm quyền điều khiển.

6.8.3  Nếu toàn không ở sân ga: Xem điều 7.

6.9  Khởi động PAS trong cabin lái hoặc khi cấu hình lại đoàn tàu

6.9.1  PAS phải kiểm tra trạng thái của PAD trên tàu. Nếu có bất kỳ PAD nào được kích hoạt, PAS phải xử lý như đưa ra trong 6.2.

6.9.2  Các điều kiện tối thiểu để xác định tính sẵn sàng của PAS là tính toàn vẹn và tính liên tục PAS xuyên suốt đoàn tàu.

6.10  Xác nhận của lái tàu

6.10.1  PAS phải giám sát đầu vào đ xác định lái tàu đã xác nhận cảnh báo.

6.10.2  Giao diện được quy định phải được lắp đặt để lái tàu xác nhận cảnh báo. Giao diện này có thể được thiết kế như là một nút bấm xác nhận riêng biệt (xem Hình E.1) hoặc sử dụng vị trí “nhả nhanh” của cần điều khiển hãm tự động.

6.10.3  Có thể sử dụng quá trình phát hiện di chuyển của cần điều khiển hãm của lái tàu (hoặc là vị trí hãm thường hoàn toàn hoặc vị trí nhả hãm thường hoàn toàn) để xác nhận. Nếu cần điều khiển hãm đã ở vị trí hãm thường hoàn toàn, hãm khn hoặc nhả hãm hoàn toàn, nên sử dụng giao diện được quy định để thực hiện việc xác nhận.

6.10.4  Việc xác nhận PAS phải cho phép lái tàu chiếm quyền yêu cầu hãm của PAS, ngoại trừ ở sân ga như đưa ra trong 6.8.1 a) và khi rời khỏi sân ga như đưa ra trong 6.8.2.

6.11  Chiếm quyền lệnh hãm của PAS

PAS phải không chiếm quyền bất kỳ yêu cầu hãm nào được hệ thống khác kích hoạt trên tàu.

6.12  Tái lập PAS

6.12.1  Thiết bị cảnh báo hành khách chỉ cho phép tái lập từ nhân viên có thẩm quyền.

6.12.2  Tái lập PAS bằng một trong các phương thức sau:

a) Tái lập tại chỗ đối với tất cả PAD được vận hành bằng chìa khóa chuyên dụng. Nếu sử dụng chìa khóa vuông, (ví dụ: xem Phụ lục D (tham khảo)). PAS chỉ được tái lập khi tt cả các PAD đã được tái lập như đưa ra trong Hình A.

b) Thiết bị tập trung có thể được lắp đặt cho phép lái tàu trong cabin đang hoạt động tái lập tất cả các PAD (Ví dụ: Nếu truyền thông bằng âm thanh hoặc CCTV đưa ra đủ thông tin). Nếu lắp đặt thiết bị như vậy, lái tàu phải được thông báo về các vị trí của tất cả các PAD đã được hoạt động.

7  Chuỗi tình huống

7.1  PAS phải phản hồi như đưa ra trong Phụ lục A.

7.2  Việc quản lý yêu cầu hãm bằng PAS nên theo sơ đồ đưa ra trong Phụ lục B. Tuy nhiên, nếu tại bất kỳ thời điểm nào, tất cả các PAD đã hoạt động được tái lập, PAS phải trở về trạng thái ban đầu “PAS hoạt động”.

8  Các chế độ suy giảm

8.1  Chế độ suy giảm PAS: cô lập hoặc không hoạt động

8.1.1  Các thiết bị lắp trong cabin lái tàu phải được lắp cùng thiết bị cho phép nhân viên có thẩm quyền cô lập các chức năng PAS trong cabin. Chế độ này gọi là chế độ suy giảm PAS.

8.1.2  PAD phải duy trì hoạt động tại chỗ trong khu vực hành khách và có khả năng yêu cầu tác dụng hãm.

8.1.3  Lái tàu phải được tư vấn về các chức năng PAS trong cabin bị cô lập hoặc không hoạt động (xem 8.2).

8.1.4  Trong trường hợp chế độ suy giảm PAS, phải xác nhận được việc phát tín hiệu kích hoạt cảnh báo hành khách có thể không có trong cabin. Trong trường hợp này, không cho phép chiếm quyền lệnh hãm của PAS.

8.2  Hỗ trợ lái tàu

PAS phải hỗ trợ cho lái tàu về việc hoạt động không đúng chức năng trong tối thiểu các trường hợp sau:

- Trong trường hợp không xác định được đoàn tàu dừng ở sân ga hoặc khởi hành từ sân ga;

- Trong trường hợp không xác định được việc xác nhận của lái tàu;

- Liên tục chiếm quyền yêu cầu hãm từ PAS;

- Trong trường hợp không có khả năng thông báo với lái tàu về PAD đã được kích hoạt.

9  Các yêu cầu an toàn tối thiểu

9.1  Tỷ lệ lỗi của yêu cầu tác dụng hãm từ PAS phải nhỏ hơn 10-6 lỗi/h.

9.2  Phải giám sát khả năng truyền tín hiệu kích hoạt PAD của PAS đến lái tàu bằng các thiết bị kỹ thuật chỉ định nếu không có đủ độ tin cậy (lớn hơn 10-6 hư hỏng/h) của hệ thống khi chuyển tín hiệu kích hoạt.

CHÚ THÍCH: Các giá trị tỷ lệ hư hỏng đưa ra trong 9.1 và 9.2 phù hợp với UIC 541-6:2010.

9.3  Có thể thực hiện được bằng cách giám sát liên tục khả năng này, và phải được chứng minh bằng phân tích an toàn.

9.4  Tỷ lệ hư hỏng cho hệ thống (bao gồm phát tín hiệu âm thanh, phát tín hiệu hình ảnh, yêu cầu tác dụng hãm PAS, 3 hệ thống này được coi như các hệ thống bổ sung) phát tín hiệu cho lái tàu về việc PAD đã được kích hoạt phải nhỏ hơn 10-6 hư hỏng/h.

9.5  Module khu vực hành khách PAS phải không được cô lập tự động hoặc từ xa. Bắt buộc nhân viên trên tàu hoặc lái tàu thực hiện việc cô lập này.

10  Yêu cầu đối với PAD

10.1  Các yêu cầu về lắp đặt

10.1.1  Ngoại trừ khu vệ sinh và cầu giao thông, tối thiểu phải có PAD nhìn thấy rõ ràng và được chỉ thị trong từng khoang và từng buồng đi vào và tất cả các khu vực riêng biệt khác được sử dụng cho hành khách và nhân viên trên tàu.

10.1.2  Tối thiểu, PAD phải được đặt sao cho để tiếp cận PAD, không nhất thiết:

- Đi qua một cửa bên trong;

- Đi lên hoặc đi xuống cầu thang (ví dụ: phương tiện 2 tầng);

- Đi bộ quá 12 m.

10.1.3  Cấm đặt PAD lên lối đi có cầu thang, bậc.

10.1.4  Thiết kế bên trong nên tránh mọi tình huống PAD bị che, phủ hoặc ngăn cản việc tiếp cận.

CHÚ THÍCH: Thiết bị phương tiện, hành lý, quần áo, ghế gập.

10.1.5  PAD phải có thể xác định từ khoảng cách tối thiểu 6 m.

10.1.6  Nếu PAD không thể nhìn thấy dễ dàng từ trong khu vực hành khách, phải đưa ra ký hiệu bổ sung thông báo cho mọi người về khu vực vị trí PAD gần nhất. Ví dụ đưa ra trong Phụ lục H.

10.1.7  Vị trí của PAD phải không được quá 2,05 m và không nhỏ hơn 1,5 m trên mặt sàn.

10.1.8  PAD phải được đặt ở vị trí không thể vận hành vô ý (ví dụ: không được đặt gần giá hành lý).

10.1.9  PAD có thể được bảo vệ bằng nắp che, chỉ để ngăn không có hành động vô ý. PAD phải nhìn thấy được qua nắp che. Việc tiếp cận PAD phải không bị giới hạn do có nắp che.

10.1.10  PAD phải có khả năng phân biệt rõ ràng về hình dạng và tách biệt rõ ràng với các thiết bị khác như nhà cửa khẩn cấp và gọi hỗ trợ.

10.1.11  Nhãn của PAD phải có thể phân biệt rõ ràng về màu sắc.

10.1.12  Ánh sáng phản quang từ PAD và giao diện với hệ thống truyền thông âm thanh phải được đặt sao cho hành khách không phải di chuyển sau khi vận hành PAD.

10.1.13  Để giúp nhân viên xác định được PAD đã hoạt động, các đèn phản quang phải nhìn thấy rõ ràng từ tối thiểu 2 m.

10.2   Giao diện với hành khách

10.2.1  PAD

10.2.1.1  Các yêu cầu về PAD

Phải có khả năng vận hành PAD bằng cách kéo (xem Hình 2). Cho phép sử dụng nút bm, đặc biệt trong trường hợp PAD được sử dụng ở vị trí người khuyết tật vận động (không bắt buộc). Thiết kế của nút bấm phải ngăn chặn việc sử dụng vô ý.

CHÚ THÍCH: Sử dụng tay cầm là giải pháp khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro sử dụng vô ý.

Khi vận hành, PAD phải đi từ vị trí 1 sang vị trí 2 (ví dụ: thay đổi vị trí giữa trạng thái “không kích hoạt” và “kích hoạt”). PAD được hoạt động để kích hoạt PAS, kích hoạt này được khóa. Không nhất thiết giữ PAD ở vị trí 2, tuy nhiên, nó phải không tr về vị trí 1 trước khi được tái lập. Lý do là PAD phải được nhìn thấy rõ ràng ngay lập tức là PAD đã được hoạt động.

10.2.1.2  Nếu PAD được hoạt động một phần (rời khỏi vị trí 1, nhưng không đi tới vị trí 2), cho phép trở về vị trí 1 mà không thay đổi trạng thái PAS.

Ví dụ về thiết kế được đưa ra trong Hình 2.

Chú dẫn:

1  Vị trí đóng: sẵn sàng

2  Vị trí cảnh báo: PAD được hoạt động

Hình 1 - Ví dụ về di chuyển PAD của hành khách

10.2.1.3  Đối với PAD được đưa ra trong Hình 2, kích thước tổng thể của khu vực tiếp xúc tay PAD phải theo các kích thước đưa ra trong Phụ lục F.

10.2.1.4  Vật liệu được sử dụng trong kết cấu phải phù hợp để đảm bảo đủ tính toàn vẹn tránh đứt gãy khi PAD được vận hành thông thường.

10.2.1.5  Phải chọn màu đỏ trong các màu được quy định trong ISO 3864-2:2011, Bảng 1.

10.2.1.6  PAD phải có khả năng phân biệt rõ ràng với môi trường xung quanh.

10.2.1.7  Lực thẳng đứng cần thiết để kéo PAD cảnh báo hành khách phải từ 65 N đến 120 N mà không có niêm phong. Nếu việc vận hành PAD yêu cầu phải phá niêm phong, PAD phải không cần quá 60 N để phá niêm phong ngoài lực kéo.

10.2.1.8  Đối với các thiết bị không hoạt động bng di chuyển thẳng đứng, lực cần thiết phải tương đương với yêu cầu trong 10.2.1.7.

10.2.1.9  Giao diện cho việc tái lập PAD được đưa ra trong Phụ lục C và Phụ lục D.

10.2.2  Nhãn thông tin

10.2.2.1  Phải đưa ra hướng dẫn cho hành khách về việc kích hoạt cảnh báo hành khách.

10.2.2.2  PAD phải được chỉ thị rõ ràng bằng logo dễ hiểu và các hướng dẫn để hành khách có thể sử dụng mà không có khó khăn:

- Thông tin hình ảnh liên quan tới PAS phải có tác dụng ở các điều kiện chiếu sáng tối thiểu đưa ra trong EN 13272 khi ánh sáng của phương tiện hoạt động

- Tất cả các ký hiệu an toàn, cảnh báo, hành động bắt buộc và cấm liền kề với PAD phải bao gồm hình minh họa và nên theo nguyên tắc đưa ra trong ISO 3864-1.

- Thông tin không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng PAS phải không được kết hợp cùng với thông tin PAS.

- Thông tin hình ảnh phải tương phản với nền xung quanh.

- Nhãn nên được đặt ở khoảng cách tối đa 15 cm so với thiết bị.

10.2.2.3  PAD lắp trên phương tiện chở khách phải được xác định bằng chỉ dẫn rõ ràng (ví dụ: xem Phụ lục G và Phụ lục H). Khoảng cách tối thiểu của ký tự là 7 mm đối với tiêu đề và 4 mm cho nội dung bổ sung.

Các kích thước tối thiểu cho toàn bộ nhãn phải như sau: Bề mặt lớn hơn 100 cm2, và không có kích thước nào nhỏ quá 60 mm.

10.2.2.4  Nhãn phải được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt, và nên được bổ sung bằng tiếng Anh. Nhãn phải được đặt liền kề với từng PAD để xác định. Nội dung tối thiểu bắt buộc bằng tiếng Anh là: ALARM.

10.2.2.5  Chỉ dẫn phải là chữ trắng trên nền đỏ (xem 10.2.1.5 về màu đỏ).

Màu trắng phải được chọn giữa các màu xác định trong ISO 3864-4:2011, Bảng A.

10.2.2.6  Bắt buộc phải giải thích cho hành khách về các bước sau bằng tối thiểu tiếng Việt và tiếng Anh:

- Đèn nháy đỏ: Xin đợi;

- Đèn đỏ ổn định: Nhân viên đã biết thông tin;

- Đèn xanh: Nói chuyện với nhân viên (nếu được trang bị, xem Phụ lục A).

Thiết kế của nhãn được sử dụng là tùy ý.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Quản lý thông tin PAS

Trong sơ đồ dưới đây, OCC thực hiện hành động nếu như không có lái tàu trên tàu.

Hình A.1 - Quản lý thông tin PAS

 

Phụ lục B

(Quy định)

Quản lý yêu cầu hãm của PAS

Nguyên tắc: Nếu tại moi thời điểm, tất cả các PAD hoạt động được tái lập, PAS phải trở về trạng thái “PAS hoạt động”.

Hình B.1 - Quản lý yêu cầu hãm của PAS

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Ký hiệu thể hiện thiết bị tái lập cho PAD tại chỗ

Hình C.1 đưa ra hướng xoay được thực hiện trực tiếp bằng chìa khóa vuông (không có nắp).

Chú dẫn

1  Đen

2  Đỏ

Hình C.1 - Hướng xoay bằng chìa khóa vuông

Hình C.2 thể hiện ký hiệu trên nắp, nếu được lắp đặt thì phải được mở để thực hiện xoay vòng.

Chú dẫn

1  Đỏ

Hình C.2 - Ký hiệu trên nắp phải được mở để thực hiện xoay vòng

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Chìa khóa vuông khôi phục PAD hành khách về vị trí ban đầu

Hình D.1 đưa ra chìa khóa vuông để khôi phục PAD hành khách về vị trí ban đầu.

Các kích thước tính bằng mm

Chú thích: Các kích thước không có dung sai phù hợp với ISO 2768 phương thức H

Hình D.1 - Chìa khóa vuông khôi phục PAD hành khách về vị trí ban đầu

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Tổng quan về hệ thống

E.1  Quy định chung

Tổng quan PAS được tổng hợp bằng Hình E.1. Hình E.1 đưa ra Hệ thống cảnh báo hành khách với các chức năng và tương tác với hành khách và/hoặc nhân viên vận hành trên tàu.

Các thành phần khác nhau được mô tả chính xác trong Điều 6.

Chú dẫn

Tư vấn cho nhân viên vận hành trên tàu bằng tín hiệu tay điều khiển đã được kéo

2

Cabin lái tàu

8

Nút bấm xác nhận

14

Hệ thống thông tin

3

Thành viên của nhân viên vận hành trên tàu

9

Hệ thống cảnh báo hành khách (PAS)

15

Hệ thống video

4

Thiết bị hình ảnh và âm thanh

10

Chỉ thị khu vực sân ga

16

TCMS

5

Chỉ thị hình ảnh đến nhân viên vận hành trên tàu

11

Tín hiệu tốc độ

17

Liên lạc âm thanh/liên lạc nội bộ

6

Tay kéo của hành khách

12

Kết nối không dây tới OCC

18

Hệ thống hãm (từ bên ngoài tới PAS)

7

Phản hồi âm thanh và hình ảnh

13

Bộ ghi

19

Giao diện điều khiển cửa

 

 

 

 

Camera

Hình E.1 - Tổng quan PAS

E.2  Cấu trúc hệ thống

PAS phải được mô tả bằng cấu trúc tương đương các hệ thống phụ đưa ra trong Hình E.2.

a) Module PAS cabin;

b) Module PAS hành khách;

c) Âm thành / liên lạc PAS; và

d) TCMS (tùy chọn)

Xem Điều 9 về các yêu cầu an toàn.

“Vòng cảnh báo” được đưa ra trên Hình E.2 không phải là giải pháp bắt buộc.

Liên kết giữa module PAS và TCMS là tùy chọn (xem Hình E.2).

Hình E.2 - Cấu trúc PAS - Ví dụ về các hệ thống con

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Kích thước tổng thể của giao diện tay điều khiển PAD

Hình F.1 đưa ra các kích thước tổng thể của giao diện tay điều khiển PAD.

Chú dẫn

1  Khu vực tự do trong PAD

2  Đường bao PAD (không bắt buộc)

3  Khu vực tiếp xúc tay cầm

4  Mọi bán kính mép cho phép

5  Mặt sàn

 Khu vực tự do để ngón tay phía sau và trước PAD

CHÚ THÍCH: Vận hành PAD có thể thẳng đứng hoặc di chuyển xoay.

Hình F.1 - Các kích thước tổng thể của tay điều khiển PAD và đường bao không gian khép kín

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Chỉ dẫn thể hiện PAD

Hình G.1 đưa ra chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng, bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh:

Hình G.1 - Chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng

 

Phụ lục H

(Tham khảo)

Nhãn cho PAD

Nếu sử dụng nhãn có logo thay cho chỉ dẫn quy định trong Phụ lục G, khuyến nghị Hình sau:

Hình H.1 - Nhãn cho PAD: Loại 1

Hình H.2 - Nhãn cho PAD: Loại 2

Hình H.3 - Nhãn cho PAD: Loại 3

 

Phụ lục I

(Tham khảo)

Chế độ suy giảm

Quản lý chế độ suy giảm PAS mức độ cơ bản và chế độ vận hành tàu.

Trong Bảng 1.1, cột “các yêu cầu hoạt động PAS mô tả sự hoạt động có thể của hệ thống và cột “các tính năng bổ sung” mô tả một số tính năng bổ sung của PAS có thể sẵn sàng trong chế độ suy giảm đó.

CHÚ THÍCH: Các tính năng bổ sung không cụ thể theo EN, các quy tắc vận hành trong chế độ suy giảm scần được xác định trước khi thiết kế những tùy chọn này.

Mọi bộ phận được cô lập của PAS có thể được chỉ thị cố định cho lái tàu trong cabin điều khiển bằng TCMS.

Chế độ vận hành tàu

Trạng thái PAS

Người dùng PAS

Hành động người dùng

Hoạt động PAS

Giao diện hoạt động

Các tính năng bổ sung

Cứu hộ (chế độ suy giảm, không kết nối điện, cơ và khí động học

Chế độ suy giảm

Bất kỳ

Kéo PAD

Không có hành động của lái tàu

Kết nối liên lạc không hoạt động

Không có chiếm quyền từ lái tàu

Không

Có thể yêu cầu tác dụng hãm

Kéo PAD có thể yêu cầu trực tiếp tác dụng hãm nếu cấu trúc PAS và hệ thống hãm là tương đương

Ví dụ: Đối với hệ thống hãm UIC, nên có khả năng tác dụng hãm trực tiếp

Phương tiện không chạy bằng năng lượng điện (ví dụ: toa xe khách)

Chế độ suy giảm

Bất kỳ

Kéo PAD

 

Yêu cầu module PAS ở cabin tạo lệnh hãm

Một số các chức năng PAS tại chỗ có thể không sẵn sàng: ánh sáng...

Kết nối liên lạc không hoạt động

Không

Lái tàu chỉ biết một phần chuyện gì đang xảy ra trên tàu (ví dụ: có thể không xác định được việc tạo lệnh hãm xuất phát từ đâu)

Không có khả năng hội thoại với hành khách

Việc chiếm quyền của lái tàu có thể không sẵn sàng trên phương tiện khi không có nguồn điện

Tất cả các chế độ của tàu

Hệ thống liên lạc PAS bị cô lập

Bất kỳ

Bất kỳ

Kết nối liên lạc không hoạt động

Không có đầu ra từ hệ thống liên lạc PAS

Có thể có ch thị cho lái tàu về kết nối liên lạc PAS bị TCMS cô lập

Tất cả các chế độ của tàu

Hệ thống PAS ở cabin bị cô lập

Bất kỳ

Kéo PAD

Chỉ thị cho lái tàu: PAS bị cô lập

Tác dụng hãm trực tiếp

Chiếm quyền có thể hoạt động, tùy thuộc vào cấu trúc PAS

Không có đầu ra từ hệ thống liên lạc PAS

Chiếm quyền vẫn có thể hoạt động như một hệ thống dư thừa: ví dụ: kết nối trực tiếp giữa “nút chiếm quyền” trong cabin và các hệ thống PAS hành khách

Tt cả các chế độ của tàu

Hệ thống PAS ở cabin bị cô lập

Bất kỳ

Kéo PAD

Tất cả các chức năng hệ thống phụ PAS hành khách không sẵn sàng

Không có phản hồi đến PAD đang hoạt động

Không có sự hoạt động từ đầu ra của PAS hành khách tại chỗ

Hành khách sẽ phải sử dụng PAD đang hoạt động khác

TCMS có thể chỉ thị PAD bị cô lập cho lái tàu

 

Thư mục tài liệu tham khảo

UIC 541-6, Brakes - Electropneumatic brake (ep brake) and Passenger alarm signal (PAS) for vehicles used in hauled consists

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

5  Tổng quan, cấu trúc và giao diện hệ thống

6  Các yêu cầu chức năng

6.1  Quy định chung

6.2  Hỗ trợ lái tàu (và nhân viên vận hành trên táu khác (nếu có) hoặc trung tâm điều khiển) về nguy hiểm tiềm ẩn

6.3  Hỗ trợ hành khách

6.4  Quản lý liên lạc PAS

6.5  Xác định việc tàu dừng ở sân ga hoặc rời sân ga

6.6  Nhận biết hành động của lái tàu

6.7  Yêu cầu hãm

6.8  Các hành động của PAS sau khi kích hoạt PAD

6.9  Khởi động PAS trong cabin lái hoặc khi cấu hình lại đoàn tàu

6.10  Xác nhận của lái tàu

6.11  Chiếm quyền lệnh hãm của PAS

6.12  Tái lập PAS

7  Chuỗi tình huống

8  Các chế độ suy giảm

8.1  Chế độ suy giảm PAS: cô lập hoặc không hoạt động

8.2  Hỗ trợ lái tàu

9  Các yêu cầu an toàn tối thiểu

10  Yêu cầu đối với PAD

10.1  Các yêu cầu về lắp đặt

10.2  Giao diện với hành khách

10.2.1  PAD

10.2.2  Nhãn thông tin

Phụ lục A (Quy định): Quản lý thông tin PAS

Phụ lục B (Quy định): Quản lý yêu cầu hãm của PAS

Phụ lục C (Tham khảo): Ký hiệu thể hiện thiết bị tái lập cho PAD tại chỗ

Phụ lục D (Tham khảo): Chìa khóa vuông khôi phục PAD hành khách về vị trí ban đầu

Phụ lục E (Tham khảo): Tổng quan về hệ thống

Phụ lục F (Tham khảo): Kích thước tổng thể của giao diện tay điều khiển PAD

Phụ lục G (Tham khảo): Chỉ dẫn thể hiện PAD

Phụ lục H (Tham khảo): Nhãn cho PAD

Phụ lục I (Tham khảo): Chế độ suy giảm