Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13921:2023

ASTM D5743-21

CHẤT THẢI - LẤY MẪU CHẤT LỎNG MỘT LỚP HOẶC NHIỀU LỚP, CÓ HOẶC KHÔNG CÓ CHẤT RẮN, TRONG THÙNG CHỨA HÌNH TRỤ HOẶC THÙNG CHỨA TƯƠNG TỰ

Standard practice for sampling single or multilayered liquids, with or without solids, in drums or similar containers

Lời nói đầu

TCVN 13921:2023 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D5743-21 Standard practice for sampling single or multilayered liquids, with or without solids, in drums or similar containers với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D5743-21 thuộc bản quyền ASTM quốc tế.

TCVN 13921:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CHẤT THẢI - LY MẪU CHẤT LỎNG MỘT LỚP HOẶC NHIỀU LỚP, CÓ HOẶC KHÔNG CÓ CHẤT RẮN, TRONG THÙNG CHỨA HÌNH TRỤ HOẶC THÙNG CHỨA TƯƠNG TỰ

Standard practice for sampling single or multilayered liquids, with or without solids, in drums or similar containers

1  Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các thiết bị và phương pháp điển hình để thu thập các mẫu chất lỏng một lớp hoặc nhiều lớp, có hoặc không có chất rắn, đựng trong thùng chứa hình trụ hoặc thùng chứa tương tự. Các phương pháp này đã được điều chỉnh cụ thể để lấy mẫu trong thùng chứa hình trụ có dung tích từ 416 L (110 gal) trở xuống. Các phương pháp này được áp dụng cho vật liệu, sản phẩm hoặc chất thải nguy hại. Các yêu cầu thu thập và xử lý mẫu cụ thể phải được mô tả trong kế hoạch làm việc cụ thể.

1.2  Trong tiêu chuẩn này sử dụng các đơn vị đo lường quốc tế SI, không dùng đơn vị đo lường khác.

1.3  Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các quy tắc về an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm thiết lập các quy định thích hợp về an toàn, sức khoẻ và môi trường, và phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng. Xem các lưu ý phòng ngừa trong 7.2.4, 7.2.7.1 và các Chú thích 1 và Chú thích 2.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12536 (ASTM D5681), Thuật ngữ về chất thải và quản lý chất thải.

TCVN 12949 (ASTM D4687), Chất thải - Hướng dẫn lập kế hoạch chung lấy mẫu chất thải.

TCVN 13678 (ASTM D5283), Thiết lập dữ liệu môi trường liên quan đến các hoạt động quản lý cht thải - Lập kế hoạch và thực hiện đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng.

ASTM D5088, Practice for decontamination of field equipment sed at waste sites (Thực hành loại bỏ nhiễm bẩn thiết bị hiện trường được sử dụng tại các bãi chứa chất thải).

ASTM D5495, Practice for sampling with a composite liquid waste sampler (COLIWASA) (Thực hành lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu chất thải lỏng tổng hợp (COLIWASA)).

EPA 600/S2-86/013, PB 165362, October 1986, Drum handling practices at hazardous waste sites (Thực hành xử lý thùng chứa hình trụ tại các bãi chứa chất thải nguy hại).

3  Thuật ngữ, định nghĩa

3.1  Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 12536 (ASTM D5681).

3.2  Thuật ngữ và định nghĩa khác sử dụng riêng trong tiêu chuẩn này

3.2.1

Thùng chứa hình trụ (drum)

Thùng hình trụ, thùng hoặc thùng chứa bất kỳ có dung tích từ 19 L đến 400 L (5 gal đến 110 gal).

CHÚ THÍCH: Thùng chứa hình trụ còn được gọi là thùng phuy.

4  Tóm tắt phương pháp

4.1  Kiểm tra thùng chứa hình trụ và lượng chứa bên trong, chọn dụng cụ lấy mẫu thích hợp. Dụng cụ lấy mẫu sạch được hạ từ từ vào chất lỏng cần lấy mẫu. Sau khi mẫu đã được lấy vào dụng cụ lấy mẫu thì rút dụng cụ lấy mẫu ra khỏi thùng chứa hình trụ. Mẫu được x vào thùng chứa mẫu. Dụng cụ lấy mẫu sau đó được loại bỏ hoặc được làm sạch và loại bỏ nhiễm bẩn.

5  Ý nghĩa và sử dụng

5.1  Phương pháp này được sử dụng để lấy các mẫu chất lỏng một lớp và chất lỏng nhiều lớp, có hoặc không có chất rắn, từ thùng chứa hình trụ hoặc thùng chứa tương tự, bao gồm cả những vật không bền, bị vỡ hoặc bị hư hại theo cách khác. Các quy trình xử lý đặc biệt (ví dụ: mở thùng chứa hình trụ điều khiển từ xa, mở thùng có áp suất cao, mở nắp thùng, v.v...) được mô tả trong EPA 600/S2-86/013.

6  Cản trở

6.1  Trạng thái của vật liệu cần lấy mẫu, tình trạng và khả năng tiếp cận của thùng chứa hình trụ sẽ có tác động đáng kể đến việc lựa chọn dụng cụ lấy mẫu.

7  Trước khi lấy mẫu

7.1  Nguyên tắc chung và biện pháp phòng ngừa

7.1.1  Mẫu cần được lấy theo kế hoạch làm việc phù hợp [TCVN 13678 (ASTM D5283) và TCVN 12949 (ASTM D4687)]. Kế hoạch này phải bao gồm phần an toàn và sức khỏe của người lao động vì có những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc mở thùng chứa hình trụ cũng như lượng chứa bên trong có khả năng gây nguy hại. Để biết thêm thông tin về sức khỏe và an toàn tại các khu vực chất thải nguy hại xem tài liệu tham khảo [2].

7.1.2  Phải áp dụng các quy trình lấy mẫu đúng cho các điều kiện khi gặp phải. Không thể chỉ định các quy tc cứng mô tả cách thức lấy mẫu chính xác vì có các ẩn số liên quan đến từng tình huống lấy mẫu cht lỏng. Điều cơ bản là các mẫu phải do người lấy mẫu đã được đào tạo và có kinh nghiệm thực hiện do các điều kiện lấy mẫu chất lỏng trong thùng chứa hình trụ khác nhau.

7.1.3  Để có thể đưa ra các tuyên bố xác suất hoặc tin cậy liên quan đến các đặc tính của chất thải được lấy mẫu, quy trình lấy mẫu phải cho phép một số yếu tố ngẫu nhiên trong việc lựa chọn, do có thể có các biến động trong vật liệu. Người lấy mẫu phải luôn cảnh giác về những sai lệch có thể phát sinh từ việc sử dụng một dụng cụ lấy mẫu cụ thể hoặc từ sự phân tách không mong muốn trong vật liệu.

7.1.4  Dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chuẩn bị mẫu, thùng chứa mẫu, v.v... phải sạch, khô và trơ với vật liệu cần lấy mẫu. Tất cả các thiết bị, kể cả thùng chứa mẫu, phải được kiểm tra trước khi sử dụng để đảm bảo rằng không có bụi và nhiễm bẩn, và trong tình trạng hoạt động tốt. Nhiễm bẩn có thể nhìn thấy phải được loại bỏ và dụng cụ phải được loại bỏ nhiễm bẩn bằng vật liệu rửa thích hợp. Dụng cụ lấy mẫu đã loại bỏ nhiễm bẩn phải được bảo vệ khỏi nhiễm bẩn. Điều này có thể bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong việc bảo quản trong lá nhôm, túi nhựa, màng polytetrafluoroetylen (PTFE) hoặc các biện pháp bảo vệ khác mà còn không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu hoặc phép phân tích dự kiến.

7.2  Thực hành cơ bản trước khi lấy mẫu

7.2.1  Xem xét tất cả các thủ tục giấy tờ.

7.2.2  Chọn dụng cụ lấy mẫu và thùng chứa mẫu phù hợp với vật liệu trong thùng chứa hình trụ, như được nêu chi tiết trong kế hoạch làm việc.

7.2.3  Vào vùng làm việc.

7.2.4  Kiểm tra trực quan tất cả các thùng chứa hình trụ cần lấy mẫu. Ghi lại tất cả các điều kiện bt thường (ví dụ: vết gỉ, vết bẩn, chỗ phồng hoặc các dấu hiệu khác của áp lực hoặc rò rỉ) có thể cần xử lý đặc biệt. Kế hoạch làm việc cần xác định rõ ràng các điều kiện giới hạn theo đó các thủ tục xử lý đặc biệt phải được bắt đầu. Xem EPA 600/S2-86/013 để biết thêm thông tin về việc mở thùng chứa hình trụ chịu áp lực và việc sử dụng thiết bị mở thùng chứa hình trụ được vận hành điều khiển từ xa.

7.2.5  Xếp các thùng chứa hình trụ cần lấy mẫu trong khu vực làm việc theo quy định nếu không thể lấy mẫu ở vị trí hiện tại của chúng. Xem EPA 600/S2-86/013 đ biết thêm thông tin về việc bố trí thùng chứa hình trụ.

7.2.5.1  Di chuyển thùng chứa hình trụ theo vị trí thẳng đứng n định, nếu cần và an toàn. Phải để đủ không gian giữa các thùng chứa hình trụ đ tránh nguy cơ di chuyển.

7.2.5.2  Dành đủ thời gian để lượng chứa trong thùng chứa hình trụ ổn định nếu cần phải di chuyển thùng chứa hình trụ. Thời gian để yên phụ thuộc vào loại vật liệu dự kiến.

7.2.5.3  Đánh số hoặc nhận dạng duy nhất tất cả các thùng chứa hình trụ được lấy mẫu.

7.2.6  Thực hiện kiểm tra chi tiết từng thùng chứa hình trụ.

7.2.6.1  Ghi lại tất cả thông tin liên quan từ nhãn thùng chứa hình trụ, các dấu niêm phong, bảng dữ liệu, v.v..., vào sổ nhật ký hiện trường hoặc trên các biểu mẫu quy định trong kế hoạch làm việc.

7.2.6.2  Kiểm tra xác nhận rằng không có sự khác biệt nào so với giấy tờ hiện có.

7.2.6.3  Ghi lại trong nhật ký thực địa tất cả sự không nhất quán được phát hiện trong giấy tờ (như bằng chứng về các tinh thể trên mặt ngoài của thùng chứa hình trụ).

7.2.7  Từ từ tháo nút chốt hoặc nới lỏng vòng xiết nắp, để cân bằng áp suất hoặc chân không.

7.2.7.1  Các lưu ý phòng ngừa

(1) Nếu thùng chứa hình trụ hoặc thùng đang chịu áp suất dương hoặc âm (tức là, có chỗ phồng nhẹ hoặc lõm ở nắp), thì kiểm soát việc giải phóng áp suất cho đến khi cân bằng. Ví dụ: nếu thùng chứa hình trụ hoặc thùng có các nút chốt, thì trước tiên nới lỏng nút nhỏ hơn vì làm như vậy sẽ giúp kiểm soát dễ dàng hơn việc giải phóng áp suất.

(2) Các thùng có nắp đậy có thể khó mở. Phải cẩn thận khi mở để giảm thiểu khả năng bắn tung tóe chất chứa trong thùng.

(3) Nếu phần trên của thùng chứa hình trụ bị lõm vào trong, vết lõm này có thể "phồng" trở lại khi cân bằng áp suất, phun vật liệu lên trên nắp thùng.

(4) Nếu có bằng chứng về phn ứng hóa học hoặc tăng áp suất đột ngột, thì người lấy mẫu phải rời ngay khỏi khu vực và đánh giá xem có nên sử dụng thiết bị mở thùng chứa hình trụ điều khiển từ xa hay không.

(5) Đối với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ nổ, thì thùng chứa hình trụ và dụng cụ lấy mẫu phải được tiếp đất nếu có khả năng tạo ra tĩnh điện trong khi mở hoặc lấy mẫu. Thùng chứa hình trụ và dụng cụ lấy mẫu phải được tiếp đất bằng cọc nối đất hoặc nối đất hiện có (nền tòa nhà, đường ống nước nối đất, v.v...). Dụng cụ lấy mẫu chất thải bằng thủy tinh, nhựa hoặc chất thải tổng hợp (COLIWASA) mới có thể có một số tích điện tĩnh tồn dư do vật liệu mà chúng được đóng gói và vận chuyển. Kế hoạch làm việc cần xác định xem có cần tiếp đất hay không. Để biết thêm thông tin về tiếp đất và liên kết xem tài liệu tham khảo [1].

7.2.7.2  Các thùng chứa hình trụ cần được mở, lấy mẫu và đóng riêng rẽ để giảm thiểu rủi ro bay hơi và phơi nhiễm.

7.2.7.3  Thùng chứa hình trụ (hoặc thùng chứa tương tự) có nút chốt

Khi sử dụng cờ-lê mở chốt thủ công, cần che phủ bằng khăn lau hoặc vải để kiểm soát khả năng phun chất lỏng. Sử dụng các dụng cụ không phát ra tia lửa.

7.2.7.4  Thùng chứa hình trụ có nắp có thể tháo rời

Từ từ nới lỏng vòng xiết thủ công bằng cờ-lê. Sử dụng các dụng cụ không phát ra tia lửa.

7.2.7.5  Thùng chứa tương tự có nắp có thể tháo rời (vòng khóa có cần gạt bên)

Mở từ từ cần gạt.

7.2.7.5  Thùng chứa tương tự có nắp có thể tháo rời (lắp vào)

Nạy nắp từ từ bằng dụng cụ mở nắp thùng.

7.2.8  Cần phải đục hoặc tháo nắp thủ công hoặc điều khiển từ xa nếu thùng chứa hình trụ bị kẹt chốt hoặc không thể tháo được nắp. Xem EPA 600/S2-86/013 để biết thông tin về cách mở thùng chứa hình trụ thủ công hoặc điều khiển từ xa.

7.2.9  Nếu cần, cắm một thanh đo (được chia vạch theo lít hoặc gallon) vào thùng chứa hình trụ để đo thể tích chất lỏng và xác định sự có mặt của chất rắn ở đáy và ước tính tỷ lệ phần trăm của chúng. (Nếu cần có sự xáo trộn tối thiểu lượng chứa bên trong, thì có thể đưa thanh đo vào lỗ nắp thông hơi khi làm việc với thùng chứa hình trụ có nắp). Thanh đo có thể được chia vạch theo lít hoặc gallon cho thùng chứa hình trụ có kích thước cụ thể, hoặc có thể là được chia vạch theo đơn vị độ dài (inch, centimet, v.v...) với độ sâu chất lỏng được chuyển đổi thành thể tích bằng cách sử dụng cách chuyển đổi thể tích thích hợp. Thanh đo không được phản ứng với chất thải được tiếp xúc.

CHÚ THÍCH 1: Trước khi lắp thanh đo vào thùng chứa hình trụ, chạm nhẹ thanh đo vào vành (cầu nối) đối diện với nút chốt để cân bằng điện tích tĩnh bất kỳ. Kế hoạch làm việc cần xác định xem có cần cầu nối hay không.

7.2.9.1  Đối với nhiều loại chất lỏng, thì dụng cụ lấy mẫu có thể dùng làm thiết bị đo thay thế. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đo chiều dài của cột chất lỏng khi nó được giữ trên thùng chứa hình trụ và áp dụng chuyển đổi thể tích thích hợp [ví dụ: 2,54 cm (1 in.) bằng 6,43 L (1,7 gal) trong thùng chứa hình trụ 208 L (55 gal)].

CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ của dụng cụ lấy mẫu hoặc thanh đo cần phải bằng hoặc gần với nhiệt độ của chất lỏng trong thùng chứa hình trụ để giảm thiểu bất kỳ phản ứng nào do chênh lệch nhiệt độ gây ra.

7.3  Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu

Bảng 1 tóm tắt các tiêu chí lựa chọn dụng cụ theo vật liệu cần lấy mẫu.

7.4  Dụng cụ lấy mẫu, vật liệu chế tạo

Mỗi dụng cụ lấy mẫu được liệt kê phải được chế tạo từ vật liệu trơ với vật liệu cần lấy mẫu. Các dụng cụ này thường được làm bằng thủy tinh, thép không gỉ, nhôm, đồng thau hoặc nhựa. Dụng cụ có thể được bọc hoặc lót bằng vật liệu trơ, như PTFE, có thể được thay thế nếu được chấp nhận trong phương án làm việc.

7.5  Danh mục dụng cụ chung

7.5.1  Danh mục các dụng cụ thường được yêu cầu đ lấy mẫu chất lỏng như sau

7.5.1.1  Thùng chứa mẫu, nắp và lớp lót;

7.5.1.2  Nhãn mẫu;

7.5.1.3  COLIWASA, dụng cụ lấy mẫu thùng chứa hình trụ, dụng cụ lấy mẫu bùn hoặc các dụng cụ tương đương;

7.5.1.4  Thanh đo;

7.5.1.5  Biểu mẫu theo dõi hành trình;

7.5.1.6  Nhật ký hiện trường;

7.5.1.7  Bộ làm mát mẫu;

7.5.1.8  Khăn lau hoặc vải, hoặc cả hai;

7.5.1.9  Đá lạnh hoặc đá dạng gel;

7.5.1.10  Cáp nối đất có kẹp và vải; và

7.5.1.11  Thiết bị quan trắc cầm tay (chỉ báo khí dễ cháy, đầu dò hơi hữu cơ, máy đo bức xạ, v.v...).

BẢNG 1 - Tiêu chí lựa chọn dụng cụ

Dụng cụ

Tiêu chuẩn

Chất lỏng một lớp

Chất lỏng nhiều lớp

Hỗn hợp chất lỏng và chất rắn (bùn)

Ống lấy mẫu hình trụ

 

XA

X

X

COLIWASA

ASTM

X

X

NB

Dụng cụ lấy mẫu dạng xyranh

D5495

N

N

X

Dụng cụ lấy mẫu bùn khoan lõi

 

-c

-

X

Dụng cụ lấy mẫu kiểu pit tông

 

X

X

N

A X  dụng cụ thường được sử dụng với loại chất thải này.

B N  không phải dụng cụ được chọn, nhưng có thể sử dụng được.

C - dụng cụ có thể không phù hợp.

7.5.2  Dụng cụ để mở thùng chứa hình trụ không được phát ra tia lửa (đồng thau hoặc đồng berili) và bao gồm nhưng không giới hạn ở những dụng cụ sau:

7.5.2.1  Cờ-lê (một thằng và một cong);

7.5.2.2  Tua-vít đầu phẳng;

7.5.2.3  Thanh ngắt [13 mm (1/2 in.)];

7.5.2.4  Chốt [13 mm (1/2 in.)];

7.5.2.5  B phận điều khiển tốc độ [13 mm (1/2 in.)];

7.5.2.6  Cờ-lê có thể điều chỉnh [25 cm và 30 cm (10 in. và 12 in.)];

7.5.2.7  Chìa vặn khí nén và ổ cắm;

7.5.2.8  Dụng cụ mở nắp thùng.

8  Lấy mẫu

8.1  Thực hành lấy mẫu cơ bản

8.1.1  Lắp dụng cụ lấy mẫu vào thùng chứa hình trụ, nếu được quy định trong bản kế hoạch làm việc.

8.1.2  Lấy mẫu ra khỏi thùng chứa hình trụ. Khi có thể, không lấy mẫu ở nơi đã cắm thanh đo; tuy nhiên, các thùng chứa hình trụ kiểu chốt có thể không cho phép tránh vùng bị xáo trộn.

8.1.3  Ghi lại các đặc tính vật lý, bao gồm cả sự khác biệt bất kỳ (như vật liệu đã đông đặc hoặc vật liệu kết tinh).

8.1.4  Cho vật liệu đã thu thập được vào thùng chứa mẫu.

8.1.5  Đóng thùng chứa mẫu.

8.1.6  Lau bên ngoài thùng chứa mẫu. Loại bỏ khăn lau đúng cách.

8.1.7  Ghi vào nhật ký hiện trường tt cả các tình trạng và đặc điểm vật lý liên quan đến mẫu.

8.1.8  Điền vào tất cả các giấy tờ cần thiết cho từng mẫu, theo yêu cầu của kế hoạch làm việc.

8.1.9  Hoàn thiện và dán nhãn vào mặt bên của thùng chứa mẫu trước hoặc sau khi lấy mẫu, theo hướng dẫn của kế hoạch làm việc. Nhãn mẫu phải bao gồm những nội dung sau đây:

(1) S ID mẫu,

(2) Tên người lấy mẫu,

(3) Chữ viết tắt hoặc chữ ký của người lấy mẫu,

(4) Ngày và giờ lấy mẫu, và

(5) Vị trí lấy mẫu.

Nhãn mẫu cũng có thể bao gồm những điều sau đây:

(1) Thông tin lấy mẫu (ví dụ: mẫu gộp hoặc mẫu tổng hợp),

(2) Chất bảo quản hoặc yêu cầu bảo quản,

(3) Hướng dẫn đặc biệt, và

(4) Yêu cầu phân tích.

8.2  Lấy mẫu bằng ống lấy mẫu hình trụ

8.2.1  Mô tả chung

Ống có đường kính nhỏ, tạo phương thẳng đứng vào lượng chứa bên trong thùng chứa hình trụ khi hạ thấp và bịt kín (xem Hình 1).

C THÍCH 3: Khi lấy mẫu chất lỏng có tỷ trọng cao, có thể khó giữ lại toàn bộ mẫu trong ống lấy mẫu, ống có đường kính nhỏ hơn có thể khắc phục vấn đề này. Việc sử dụng COLIWASA hoặc dụng cụ tương tự có thể cần thiết nếu sự cố vẫn xảy ra.

Hình 1 - Ống lấy mẫu hình trụ

8.2.2  Thao tác và sử dụng

Từ từ đưa ống theo chiều dọc cho đến khi chạm tới đáy của thùng chứa hình trụ hoặc lớp chất lỏng cần lấy mẫu. Dụng cụ lấy mẫu phải được hạ xuống với tốc độ cho phép mức chất lỏng bên trong và bên ngoài ống xấp xỉ như nhau.

CHÚ THÍCH 4: Thường cần đến nhiều mẫu ban đầu để cung cấp đủ thể tích mẫu cho phân tích và kiểm soát chất lượng (QC). Lượng chứa trong thùng chứa hình trụ ngày càng bị xáo trộn với mỗi lần chèn liên tiếp ống lấy mẫu.

8.2.2.1  Bịt đầu ống bằng ngón tay cái hoặc nút cao su. Sử dụng găng tay hoặc nút, như được mô tả trong kế hoạch làm việc.

8.2.2.2  Cẩn thận rút ống ra.

8.2.2.3  Sử dụng vải hoặc khăn giấy sạch để lau bên ngoài ống khi ống được lấy ra khỏi chất lỏng, để tránh nhỏ giọt không cần thiết.

8.2.2.4  Ghi lại tỷ lệ của các lớp hoặc chất rắn bất kỳ.

8.2.2.5  Đặt đầu dưới của ống vào thùng chứa mẫu và thả lượng mẫu ra từ từ vào thùng chứa mẫu.

8.3  Lấy mẫu bằng COLIWASA

8.3.1  Mô tả chung

Ống thủy tinh, nhựa hoặc kim loại có một đầu bịt kín có thể mở ra trong khi ống được ngâm trong chất thải cần lấy mẫu (xem ASTM D5495). COLIWASA sẽ tạo phương thẳng đứng theo lượng chứa trong thùng chứa hình trụ khi được nhúng vào thùng chứa hình trụ ở vị trí mở (xem Hình 2).

Hình 2 - COLIWASAS (điển hình)

CHÚ THÍCH 5: Điều quan trọng là thu lấy toàn bộ mẫu hết độ sâu trong thùng chứa hình trụ và cho toàn bộ vào thùng chứa mẫu sao cho đại diện được toàn bộ thùng chứa đó. Có thể cần tăng nhiều mẫu để có đủ lượng mẫu cho phân tích và kim soát chất lượng. Lượng chứa trong thùng chứa hình trụ ngày càng bị xáo trộn với mỗi lần cắm COLIWASA liên tiếp.

8.4  Lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu dạng xyranh

8.4.1  Mô tả chung

Dùng ống có pít-tông thao tác bằng tay có thể được sử dụng làm xyranh để dùng cho chất lỏng có độ nhớt cao hoặc như dụng cụ lấy lõi bùn (xem Hình 3).

Hình 3 - Dụng cụ lấy mẫu dạng xyranh (điển hình)

8.4.2  Thao tác và sử dụng

(1) Đối với chất lỏng có độ nhớt cao, ống được hạ xuống điểm lấy mẫu và kéo pít-tông để lấy mẫu.

(2) Đối với bùn, ống được hạ xuống bề mặt của bùn. Thân bộ lấy mẫu được đẩy vào bùn trong khi cho phép pít-tông di chuyển lên trong thân bộ lấy mẫu.

8.4.2.1  Lắp pít-tông ở đầu dưới của thân dụng cụ lấy mẫu. Lắp van đáy (đối với chất lỏng có độ nhớt cao) hoặc đầu lõi (đối với bùn).

(1) Đối với chất lỏng có độ nhớt cao, hạ thấp đến điểm lấy mẫu và rút pít-tông đ lấy mẫu. Đóng van đáy bằng cách đy thân lấy mẫu vào thành hoặc đáy của thùng chứa mẫu.

(2) Đối với bùn, hạ thấp ống lấy mẫu xuống dưới bề mặt của vật liệu được lấy mẫu. Đẩy thân dụng cụ lấy mẫu vào trong vật liệu trong khi để pít-tông di chuyển lên trong thân dụng cụ lấy mẫu.

8.4.2.2  Sử dụng vải hoặc khăn giấy sạch để lau thân dụng cụ lấy mẫu khi được rút ra khỏi chất lỏng hoặc bùn, để tránh nhỏ giọt không cần thiết.

8.4.2.3  Chuyển mẫu vào bình chứa mẫu bằng cách mở van đáy, nếu có, và đẩy pít-tông xuống.

8.5  Lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu khoan lõi

8.5.1  Mô tả chung

Dụng cụ lấy mẫu khoan lõi gồm một ống trụ, đầu khoan lõi (hoặc mũi khoan) có bộ phận giữ, nắp trên và phn mở rộng có tay cầm chéo (xem Hình 4). Có thể sử dụng ống bọc trong có thành mỏng để chứa mẫu.

Hình 4 - Dụng cụ lấy mẫu khoan lõi

8.5.2  Thao tác và sử dụng

Dụng cụ lấy mẫu khoan lõi được đy (đẩy và quay bằng mũi khoan) vào trong bùn để lấy mẫu và rút ra. Bộ phận giữ cho phép bùn đi vào ống trụ khi đẩy bộ lấy mẫu. Bộ phận giữ đóng lại để giữ bùn trong ống trụ trong khi rút bộ lấy mẫu ra.

8.5.3  Tháo nắp trên và chuyển mẫu từ ống trụ vào thùng chứa mẫu. Nếu được trang bị ống bọc bên trong, thì tháo nắp trên và đặt nắp cuối vào ống bọc bên trong. Lật ngược, tháo ống lót bên trong ra khỏi ống trụ và đặt nắp cuối vào miệng ống lót.

8.6  Lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu kiểu pit tông

8.6.1  Mô tả chung

Dụng cụ lấy mẫu chất lỏng gồm ống mẫu, đường ống hoặc thanh lấy mẫu, phần đầu và pit tông (xem Hình 5). Bình mẫu được nối với phần đầu và ống mẫu được hạ xuống vật liệu cần lấy mẫu. Sau khi đưa pít-tông vào ống mẫu, nâng vật liệu cần lấy mẫu trực tiếp vào bình đựng mẫu.

Hình 5 - Dụng cụ lấy mẫu kiểu pit tông

8.6.2  Thao tác và sử dụng

Đưa từ từ dụng cụ lấy mẫu theo chiều thẳng đứng vào vật liệu cần lấy mẫu. Hạ dụng cụ lấy mẫu với tốc độ được kiểm soát đ cho phép lấy mẫu đại diện. Khi dụng cụ lấy mẫu chạm đáy hoặc độ sâu mong muốn, cơ chế pit tông được kích hoạt. Điều này bảo vệ mẫu trong ống mẫu.

8.6.3  Không lấy dụng cụ lấy mẫu ra khỏi thùng chứa và đ pít-tông nằm bên trong ống mẫu, tác động một lực không đổi và liên tục hướng lên trên đường ống hoặc thanh lấy mẫu. Rút pít-tông với tốc độ sao cho có thể kiểm soát được vật liệu vào bình đựng mẫu. Tiếp tục rút pit-tông cho đến hết. Trước khi lấy lọ mẫu ra khỏi phần đầu, đợi đủ thời gian để các vật liệu còn sót lại thoát ra ngoài.

9  Sau lấy mẫu

9.1  Chuyển tất cả các dụng cụ lấy mẫu ra khỏi khu vực làm việc.

9.2  Chuyển tất cả các dụng cụ lấy mẫu tái sử dụng đã tiếp xúc với chất thải đến khu vực loại bỏ nhiễm bẩn quy định trước. Loại bỏ nhiễm bẩn thiết bị theo quy định được thiết lập trong kế hoạch làm việc (ASTM D5088). Dụng cụ lấy mẫu đã loại bỏ nhiễm bẩn phải được bảo vệ khỏi nhiễm bẩn. Điều này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở: bảo quản bằng lá nhôm, giấy bạc, túi nhựa, màng PTFE hoặc các phương tiện bảo vệ khác không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu hoặc phép phân tích dự kiến.

9.3  Thải bỏ đúng cách tất cả các dụng cụ tiếp xúc (dùng một lần) đã sử dụng.

10  Mục tiêu chất lượng dữ liệu

10.1  Mục tiêu lấy mẫu và thử nghiệm chất lỏng và bùn phải được quy định trong kế hoạch làm việc.

11  Kiểm soát chất lượng

11.1  Các mẫu kiểm soát chất lượng (QC) (ví dụ: mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng hành trình và mẫu trắng lặp lại) phải được thu thập theo yêu cầu của kế hoạch làm việc. Các mẫu kiểm soát chất lượng này phải được đánh giá để đưa ra quyết định về chất lượng của việc lấy mẫu và độ tin cậy của dữ liệu phân tích thu được.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Accident prevention manual: Engineering and technology 14th Edition, 2015. Available from National Safety Council, 1121 Spring Lake Dr., Itasca, IL 60143 and at www.nsc.org.

[2] Occupational safety and health guidance manual for hazardous waste site activities No. 85-115, October 1985. Available from National Institute of Occupational Safety and Health (NIOSH) at 800-356- 4674 or http://www.cdc.gov/niosh/docs/85-115/pdfs/85-115.pdf?id=10.26616/NIOSHPUB85115.