Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1476 : 1985

KÉO CẮT KIM LOẠI

Hand shears for metal

Lời nói đầu

TCVN 1476 : 1985 thay thế cho TCVN 1476 : 1974

TCVN 1476 : 1985 do Viện Công nghệ - Bộ Cơ khí và Luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2009 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

KÉO CẮT KIM LOẠI

Hand shears for metal

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kéo cắt kim loại thông dụng dùng cho thợ nguội.

1. Kích thước cơ bản.

Kích thước cơ bản của kéo cắt kim loại phải phù hợp các chỉ dẫn trên Hình 1 và trong Bảng.

Hình 1

mm

Chiều dài chung

L

Chiều dài từ mũi kéo đến tâm trục

a

Chiều rộng tay cầm

b

200

55 - 65

40

250

70 - 82

40

320

90 - 105

50

360

100 - 120

50

400

110 - 130

55

Ví dụ kí hiệu qui ước kéo cắt kim loại có chiều dài chung 320mm; kéo 320 TCVN 1476 : 1985.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Kéo cắt kim loại phải được chế tạo theo yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tài liệu kỹ thuật có liên quan đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.

2.2. Thân kéo được chế tạo nguyên hoặc ghép lưỡi.

Đối với kéo cỡ lớn nên ưu tiên sử dụng thân kéo ghép lưỡi.

2.3. Vật liệu chế tạo các chi tiết của kéo:

Thân nguyên - C 65, C 70 theo TCVN 1766 : 1975

Thân ghép lưỡi:

Lưỡi - CD 70 theo TCVN 1822 : 1976;

Tay cầm - C10 theo TCVN 1766 :1975;

Chốt và đai ốc - C 30 theo TCVN 1766 : 1975;

Cho phép sử dụng các vật liệu có cơ tính không thấp hơn cơ tính của các mác thép quy định trên.

2.4. Độ cứng lưỡi cắt sau nhiệt luyện phải đạt 52 - 58 HRC.

2.5. Lưỡi cắt của kéo phải mài sắc góc 70°+ 5°.

2.6. Kéo không được có vết nứt và gờ, cạnh sắc, vết sùi, vết xước, vết lõm, vết tróc, vẩy sắt và các khuyết tật bề mặt khác làm xấu bề mặt ngoài của kéo.

Đối với kéo có thân ghép, mối ghép không cho phép có khuyết tật.

2.7. Độ nhám bề mặt của lưỡi kéo phải đạt Ra £ 3,2 mm.

2.8. Miền dung sai ren trên đai ốc theo 6H và trên chốt là 6g theo TCVN 1917 : 1976.

2.9. Kéo phải đảm bảo không bị kẹt và cắt nhẹ nhàng ở bất kỳ vị trí nào của lưỡi cắt.

2.10. Khi kéo đóng lại hoàn toàn, hai lưỡi kéo phải chồng lên nhau; độ chồng ở mũi kéo không được lớn hơn 2 mm và hai mũi kéo phải bằng nhau; cho phép hai mũi kéo so le không quá 0,5 mm theo hướng dọc đường tâm kéo.

2.11. Kéo phải cứng vững, biến dạng dư không quá 1 mm (giảm kích thước b) khi chịu lực bóp tay kéo 800 N.

2.12. Các bề mặt của kéo, trừ mặt tiếp xúc hai lưỡi, mặt mài sắc phải được phủ lớp chống gỉ.

3. Qui tắc nghiệm thu và phương pháp kiểm tra.

3.1. Kéo chế tạo xong phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở chế tạo kiểm tra nghiệm thu.

3.2. Kiểm tra nghiệm thu kéo được tiến hành trên từng lô kéo.

3.3. Để kiểm tra hình dạng ngoài, kích thước, khả năng làm việc của kéo, lấy 2 % số lượng kéo trong lô, nhưng không ít hơn 10 chiếc.

Để kiểm tra độ cứng, độ vững của kéo, lấy 0,5 % số lượng kéo trong lô, nhưng không ít hơn 3 chiếc.

3.4. Kiểm tra hình dáng bên ngoài của kéo bằng mắt thường.

3.5. Kiểm tra kích thước của kéo bằng dụng cụ đo thông dụng.

3.6. Kiểm tra độ cứng của lưỡi kéo theo TCVN 257 : 1985 tại 3 điểm trên lưỡi cắt: giữa và hai đầu.

3.7. Kiểm tra độ nhám bề mặt bằng cách so sánh với mẫu chuẩn.

3.8. Kiểm tra khả năng làm việc của kéo bằng cách cắt thép tấm mác CT 38 theo TCVN 1765 : 1975 với chiều dài 500 mm và chiều dày kim loại cắt thử là:

0,5 mm - đối với kéo dài 200 mm và 150 mm.

0,75 mm - đối với kéo 320 mm;

1,00 mm - đối với kéo 400 mm.

Khi thử chỉ dùng một tay cắt hết chiều dài lưỡi cắt, khi đó mép cắt phải bằng phẳng.

Sau khi thử lưỡi kéo không được tróc, mẻ, lõm, càng tay không được biến dạng.

3.9. Kiểm tra độ cứng vững của kéo được tiến hành như sau:

Giữa hai lưỡi kéo đặt thỏi thép có mặt cắt hình chữ nhật 5 mm x 10 mm như chỉ dẫn trên Hình 2. Đặt từ từ tải trọng 800 N lên tay kéo ở vị trí cách đầu mút 50 mm. Sau đó bỏ tải trọng và đo biến dạng tay kéo.

Hình 2

3.10. Trong trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn này, dù chỉ một chỉ tiêu, phải kiểm tra lần thứ hai với số lượng mẫu gấp đôi. Kết quả kiểm tra lần thứ hai là kết quả cuối cùng.

4. Ghi nhãn, bao gói và bảo quản.

4.1. Trên mỗi kéo phải có dấu hiệu hang hóa của cơ sở chế tạo và số liệu của tiêu chuẩn này. Đối với kéo được cấp dấu chất lượng nhà nước, phải có dấu chất lượng nhà nước tương ứng theo TCVN 2844 : 1979.

4.2. Kéo phải được bôi mỡ chống gỉ và được bao gói chống ẩm và tránh hư hỏng va đập.

4.3. Mỗi gói phải có nhãn nêu rõ:

Tên cơ sở chế tạo;

Ký hiệu qui ước của kéo theo tiêu chuẩn này;

Số lượng kéo trong gói.

4.4. Kéo sau khi bao gói phải được xếp đặt trong thùng gỗ, sao cho không bị hư hỏng do va đập trong vận chuyển.

Khối lượng hòm kể cả bì không được quá 50 kg.

4.5. Trong mỗi hòm phải có phiếu ghi rõ:

- Tên cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở chế tạo;

- Tên và địa chỉ cơ sở chế tạo;

- Ký hiệu qui ước của kéo theo tiêu chuẩn này.

- Số lượng kéo;

- Ngày, tháng, năm bao gói.

4.6. Kéo phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng, không có hơi axit và các hóa chất ăn mòn kim loại khác.