Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1865-1 : 2010

ISO 2470-1 : 2009

GIẤY, CÁCTÔNG VÀ BỘT GIẤY – XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHẢN XẠ KHUẾCH TÁN XANH – PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG BAN NGÀY TRONG NHÀ (ĐỘ TRẮNG ISO)

Paper, board and pulps - Measurement of diffuse blue reflectance factor – Part 1: Indoor daylight conditions (ISO brightness)

Lời nói đầu

TCVN 1865-1 : 2010 thay thế TCVN 1865 : 2007.

TCVN 1865-1 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO 2470-1 : 2009.

TCVN 1865-1 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 1865 (ISO 2470), Giấy, cáctông và bột giấy – Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh, gồm các phần sau:

- TCVN 1865-1 : 2010 (ISO 2470-1 : 2009), Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO);

- TCVN 1865-2 : 2010 (ISO 2470-2 : 2008), Phần 2: Điều kiện ánh sáng ban ngày ngoài trời (độ trắng D65).

Lời giới thiệu

Hệ số phản xạ (hệ số bức xạ) phụ thuộc vào các điều kiện của phép đo, đặc biệt là các đặc tính quang phổ và hình học của thiết bị đo được sử dụng. Do đó, nên đọc tiêu chuẩn này cùng với ISO 2469, trong đó quy định các đặc tính hình học của thiết bị cũng như quy trình hiệu chuẩn tính đo sáng được chấp nhận.

Việc xác định độ trắng ISO có mối liên quan mang tính lịch sử với thiết bị Zeiss Elrepho, giống như một nguồn sáng, thiết bị này có một đèn sợi đốt kích thích phát huỳnh quang chỉ trong một phạm vi được giới hạn. Tiêu chuẩn này quy định trong thiết bị quang phổ giới hạn hoặc thiết bị có bộ lọc màu, lượng UV của nguồn sáng được điều chỉnh phù hợp với nguồn sáng C của CIE bằng một chuẩn đối chiếu có huỳnh quang có giá trị độ trắng ISO được  chỉ định như được mô tả trong Phụ lục B. Chỉ khi điều này được thực hiện thì tính chất đo được trên vật liệu huỳnh quang mới được gọi là độ trắng ISO.

 

GIẤY, CÁCTÔNG VÀ BỘT GIẤY – XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHẢN XẠ KHUẾCH TÁN XANH – PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG BAN NGÀY TRONG NHÀ (ĐỘ TRẮNG ISO)

Paper, board and pulps - Measurement of diffuse blue reflectance factor – Part 1: Indoor daylight conditions (ISO brightness)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh (độ trắng ISO) của bột giấy, giấy và cáctông.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bột giấy, giấy và cáctông trắng và cận trắng. Phép đo chỉ có thể được thực hiện bằng một thiết bị trong đó mức năng lượng tia cực tím của sự chiếu sáng được Điều chỉnh tương ứng với nguồn sáng C của CIE bằng cách sử dụng chuẩn đối chiếu có huỳnh quang.

CHÚ THÍCH: Giá trị độ trắng D65 được đo bởi một thiết bị đã được điều chỉnh tới lượng UV cao hơn nhiều so với lượng UV được quy định trong tiêu chuẩn này. Phép đo độ trắng D65 được mô tả trong TCVN 1865-2 (ISO 2470-2).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3649 : 2007 (ISO 186: 2002), Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

ISO 2469 : 2007, Paper, board and pulps – Measurement of diffuse radiance factor (Giấy, cáctông và bột giấy – Xác định hệ số bức xạ khuếch tán).

ISO 3688, Pulps – Preparation of laboratory sheets for the measurement of diffuse blue reflectance factor (ISO brightness) [Bột giấy – Xeo tờ mẫu trong phòng thí nghiệm để xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh (độ trắng ISO)].

ISO 4094, Paper, board and pulps – International calibration of testing apparatus – Nomination and acceptance of standarizing and authorized laboratories (Giấy, cáctông và bột giấy – Hiệu chuẩn quốc tế các thiết bị thử - Chỉ định và công nhận các phòng thí nghiệm chuẩn và phòng thí nghiệm được ủy quyền).

ISO 7213, Pulps – Sampling for testing (Bột giấy – Lấy mẫu để thử nghiệm).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Hệ số bức xạ (radiance factor)

b

Tỉ số bức xạ của một cấu tử bề mặt của một vật thể theo hướng bị giới hạn bởi một hình nón có đỉnh tại cấu tử bề mặt đó so với bức xạ của một vật thể khuếch tán phản xạ hoàn toàn trong cùng điều kiện chiếu sáng.

CHÚ THÍCH: Đối với vật liệu huỳnh quang (phát quang), hệ số bức xạ tổng, b, là tổng của hệ số bức xạ phản xạ, bS , và hệ số bức xạ phát quang, bL, do đó:

b = bS + bL

Đối với những vật liệu không có huỳnh quang, hệ số bức xạ phản xạ, bS, bằng hệ số phản xạ R.

3.2. Hệ số bức xạ [phản xạ] khuếch tán (diffuse radiance [reflectance] factor).

R

Tỉ số của bức xạ được phản xạ và được phát ra từ một vật thể so với bức xạ được phản xạ bởi một vật thể khuếch tán phản xạ hoàn toàn trong cùng điều kiện chiếu sáng khuếch tán và phát hiện thông thường.

CHÚ THÍCH 1: Tỉ số này thường được biểu thị bằng phần trăm.

CHÚ THÍCH 2: Hệ số bức xạ [phản xạ] khuếch tán bị ảnh hưởng bởi sự che phủ nếu vật thể mờ đục.

CHÚ THÍCH 3: Tiêu chuẩn này quy định nguồn chiếu sáng khuếch tán và độ phát hiện thông thường trong thiết bị được hiệu chuẩn các điều khoản của tiêu chuẩn này.

3.3. Hệ số bức xạ [phản xạ] đặc trưng (intrinsic radiance [reflectance] factor)

R¥

Hệ số bức xạ [phản xạ] của một lớp hoặc một tập vật liệu có độ dày đủ để đảm bảo tính mờ đục, có nghĩa là khi tăng độ dày của tập bằng cách tăng gấp đôi số lượng tờ vẫn không làm thay đổi kết quả đo hệ số bức xạ [phản xạ].

CHÚ THÍCH: Hệ số bức xạ [phản xạ] của một tờ giấy trong suốt phụ thuộc vào bề mặt nền và không phải là một tính chất của vật liệu.

3.4. Độ trắng ISO (ISO brightness)

R457

Hệ số bức xạ [phản xạ] đặc trưng được đo trên thiết bị đo phản xạ có các đặc tính như mô tả trong ISO 2469, có lắp bộ lọc hoặc chức năng tương ứng có bước sóng hiệu dụng là 457 nm và độ rộng của một nửa dải tần là 44 nm và được điều chỉnh sao cho lượng UV của ánh sáng đến trên bề mặt mẫu thử tương đương với nguồn sáng C của CIE

CHÚ THÍCH: Hàm số của bộ lọc được mô tả đầy đủ theo các hệ số hàm trọng số cho trong Phụ lục A và Bảng Α.1.

4. Nguyên tắc

Mẫu thử được chiếu sáng khuếch tán trong thiết bị tiêu chuẩn và ánh sáng được phản xạ tiêu chuẩn đến bề mặt mẫu được cho đi qua bộ lọc quang học và sau đó được đo bởi bộ tách sóng quang hoặc được đo bởi một dãy điôt cảm quang, mà mỗi điôt tương ứng với một bước sóng hiệu dụng khác nhau. Độ trắng sau đó được xác định trực tiếp từ đầu ra của bộ tách sóng quang, hoặc được tính từ đầu ra của các điôt cảm quang sử dụng hàm trọng số thích hợp.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Thiết bị đo phản xạ

5.1.1. Thiết bị đo phản xạ có các đặc tính hình học, quang phổ và tính đo sáng như được mô tả trong ISO 2469 và được hiệu chuẩn theo các điều trong ISO 2469, và được trang bị để đo hệ số phản xạ xanh như được quy định rõ trong Phụ lục Α

5.1.2. Đối với thiết bị đo phản xạ có bộ lọc, bức xạ vào mẫu thử sẽ có lượng UV tương ứng với nguồn chiếu sáng C của CIE.

5.1.3. Đối với thiết bị đo quang phổ giới hạn, thiết bị đo phải có bộ lọc có khả năng điều chỉnh với bước sóng giới hạn 395 nm, hoặc hệ thống khác để điều chỉnh và kiểm soát, và bộ lọc này phải được điều chỉnh hoặc hệ thống đó phải được hiệu chuẩn bởi chuẩn đối chiếu có huỳnh quang (5.2.3), sao cho lượng UV của ánh sáng chiếu vào mẫu thử tương ứng với nguồn sáng C của CIE.

5.2. Chuẩn đối chiếu dùng để hiệu chuẩn thiết bị đo và các chuẩn làm việc

5.2.1. Sử dụng chuẩn đối chiếu với tần suất đủ để hiệu chuẩn và điều chỉnh UV một cách thỏa đáng

CHÚ THÍCH: Khoảng tần suất này có thể được ấn định theo lịch trình đã cho hoặc theo các giới hạn kiểm soát (ví dụ từ các phân tích độ lệch của thiết bị đo).

5.2.2. Chuẩn đối chiếu không huỳnh quang dùng để hiệu chuẩn tính đo sáng, được cung cấp bởi các phòng thí nghiệm được ISO/TC 6 ủy quyền theo các điều khoản trong ISO 2469.

5.2.3. Chuẩn đối chiếu có huỳnh quang dùng để điều chỉnh lượng UV của bức xạ tới mẫu thử, có giá trị độ trắng ISO được chỉ định bởi các phòng thí nghiệm được ISO/TC 6 ủy quyền như quy định trong Phụ lục B.

5.3. Chuẩn làm việc

5.3.1. Hai tấm phẳng bằng thủy tinh đục, sứ hoặc bằng các vật liệu không huỳnh quang thích hợp khác, được làm sạch và hiệu chuẩn như mô tả trong ISO 2469.

CHÚ THÍCH: Trong một số thiết bị, chức năng của chuẩn làm việc đầu có thể được thực hiện bởi chuẩn nội đi kèm.

5.3.2. Các tấm chất dẻo hoặc các vật liệu khác ổn định có chất tăng trắng huỳnh quang.

5.3.3. Hốc đen, có hệ số phản xạ không khác giá trị danh nghĩa của nó lớn hơn 0,2% ở tất cả các bước sóng. Hốc đen phải được đặt úp xuống trong môi trường không có bụi hoặc phải có nắp bảo vệ.

CHÚ THÍCH: Trạng thái của hốc đen có thể được kiểm tra bằng cách tham vấn các nhà sản xuất thiết bị.

6. Lấy mẫu và điều hòa mẫu

Nếu các phép thử được sử dụng để đánh giá một lô giấy hoặc cáctông thì mẫu phải được lấy theo TCVN 3649 (ISO 186). Nếu đánh giá một lô bột giấy thì mẫu phải được lựa chọn theo ISO 7213. Nếu các phép thử được tiến hành trên một loại mẫu khác thì phải đảm bảo các mẫu thử được lấy đại diện cho các mẫu đã có.

Nên điều hòa mẫu theo TCVN 6725 (ISO 187) nhưng không bắt buộc, không điều hòa sơ bộ ở nhiệt độ cao do có thể làm thay đổi các tính chất quang học.

7. Chuẩn bị mẫu thử

Đối với mẫu bột giấy, chuẩn bị mẫu được xeo trong phòng thí nghiệm theo ISO 3688.

Cắt các phần mẫu thử hình chữ nhật có kích thước xấp xỉ 75 mm x 150 mm, tránh các phần mẫu có hình bóng nước, bị bẩn hoặc có khuyết tật khác. Các mẫu thử được xếp thành tập ít nhất là 10 tờ theo cùng một mặt; số lượng tờ phải đủ để sao cho khi số tờ tăng gấp đôi không làm thay đổi hệ số bức xạ. Thêm ở mặt trên và dưới mỗi tập một tờ giấy để bảo vệ tập mẫu; tránh bụi bẩn và tránh tiếp xúc không cần thiết với ánh sáng hoặc nhiệt.

Đánh dấu mặt trên của mẫu thử ở một góc để dễ nhận biết mẫu và mặt trên của tập.

Nếu mặt trên có thể phân biệt được với mặt lưới thì các tờ phải xếp theo cùng một mặt; nếu không nhận biết được như trường hợp giấy được sản xuất trên máy xeo lưới đôi thì phải đảm bảo các mặt giống nhau được xếp theo cùng một mặt.

8. Cách tiến hành

8.1. Hiệu chuẩn thiết bị đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng chuẩn đối chiếu không huỳnh quang ISO mức 3 (IR 3) (5.2.2) hoặc chuẩn làm việc (5.3.1) đã được hiệu chuẩn theo IR3. Nếu thiết bị đo là loại máy quang phổ dạng giới hạn, điều chỉnh việc cài đặt bộ lọc điều chỉnh UV hoặc hệ thống có chức năng tương ứng (xem 5.1.3) bằng chuẩn có huỳnh quang ISO mức 3 (5.2.3) và chuẩn không có huỳnh quang ISO mức 3 (5.2.2) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

8.2. Bỏ tờ giấy bảo vệ tập mẫu thử ra. Không chạm tay vào phần thử, sử dụng thiết bị đo với quy trình thích hợp để đo độ trắng ISO mặt trên của tập mẫu thử. Đọcvà ghi lại giá trị của hệ số bức xạ, chính xác đến 0,05% hoặc chính xác hơn.

8.3. Chuyển tờ mẫu thử vừa được đo dưới đáy tập mẫu,đo độ trắng ISO cho mẫu thử tiếp theo, và cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi có ít nhất 10 mẫu thử được đo.

8.4. Nếu có yêu cầu, lật ngược tập mẫu và lặp lại quy trình đo cho mặt kia của mẫu thử.

CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp mẫu có chứa huỳnh quang, các phép đo được thực hiện với bộ lọc ở bước sóng giới hạn là 420 nm trong một chùm tia sáng, có thể xác định độ trắng ISO của chất nền không có huỳnh quang và từ đó tính toán sự đóng góp của chất tăng trắng huỳnh quang đến độ trắng ISO, nhưng điều đó không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp chất nền không có huỳnh quang hoặc vật liệu không có huỳnh quang, độ trắng D65 và độ trắng ISO là như nhau.

9. Biểu thị kết quả

Tính hệ số bức xạ đặc trưng trung bình và độ lệch chuẩn của nó đối với từng mặt, hoặc giá trị trung bình của hai mặt, là độ trắng ISO của giấy, cáctông, hoặc bột giấy, tính bằng phần trăm, chính xác đến 0,5% hệ số bức xạ. Nếu các giá trị trung bình này sai khác nhiều hơn 0,5% hệ số bức xạ và nếu sự khác biệt này vượt quá ba lần độ lệch chuẩn đối với các phép đo lặp lại trên mặt đã cho, thì hai mặt phải được phân biệt và báo cáo kết quả riêng rẽ. Nếu sự khác biệt này bằng hoặc nhỏ hơn 0,5% hệ số bức xạ, thì báo cáo kết quả trung bình.

Mặc dù phép đo được thực hiện với độ chính xác 0,05% hệ số bức xạ hoặc chính xác hơn, phù hợp với độ chụm của thiết bị đo, kết quả cuối cùng sẽ được biểu thị chỉ chính xác đến 0,5% hệ số bức xạ như khi không có sự điều chỉnh bộ lọc UV.

10. Độ chụm

Các số liệu dưới đây được cung cấp bởi Ban Thử nghiệm so sánh CEPI, tháng 2 năm 2007. Các phòng thí nghiệm thành viên đã thực hiện mười phép đo trên mỗi mẫu trong bốn mẫu thử. Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn sau đó đã được thông tin như chỉ ra trong Bảng 1.

Bảng 1 – Số liệu độ chụm

Độ trắng ISO

Điều kiện

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn trong giới hạn phòng thí nghiệm

Độ lệch chuẩn tái lặp

Số lượng phòng thí nghiệm

 

 

%

%

%

 

UV được điều chỉnh

Không huỳnh quang 1

80,36

0,26

0,33

20

Không huỳnh quang 2

90,63

0,06

0,33

18

Huỳnh quang 1

86,24

0,17

0,30

20

Huỳnh quang 2

99,52

0,09

0,43

19

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Thời gian và địa điểm thử;

c) Nhận dạng chính xác mẫu thử;

d) Mẫu thử có được điều hòa hay không và nếu có thì môi trường điều hòa đã sử dụng;

e) Độ trắng ISO và độ lệch chuẩn trung bình của từng mặt hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của hai mặt, chính xác đến 0,5% hệ số bức xạ;

f) Loại thiết bị đo sử dụng;

g) Bất kỳ sai khác nào so với tiêu chuẩn này hoặc bất kỳ hiện tượng hoặc yếu tố nào có ảnh hưởng đến kết quả.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

ĐẶC TÍNH QUANG PHỔ CỦA THIẾT BỊ ĐO ĐỘ TRẮNG ISO

Α.1. Thiết bị đo có bộ lọc màu

Bước sóng hiệu dụng 457,0 nm ± 0,5 nm của thiết bị đo và độ rộng của một nửa dải tần 44 nm đạt được bởi sự kết hợp của nguồn chiếu sáng, vật hình cầu đồng nhất, thủy tinh quang học, bộ lọc và detector quang điện với lưu ý rằng các thông số này phụ thuộc vào:

a) Sự phân bố quang phổ tương đối của thông lượng bức xạ phát ra từ vật hình cầu đồng nhất;

b) Sự truyền quang phổ tương đối của thủy tinh quang học;

c) Sự truyền quang phổ tương đối của bộ lọc và độ nhạy quang phổ của hệ thống phát hiện, và

d) Sự đáp ứng quang phổ tương đối của detector quang điện, mỗi đáp ứng là một hàm số của bước sóng.

Α.2. Máy quang phổ giới hạn

Hàm số độ trắng F(l) tại khoảng cách bước sóng 5 nm được chỉ ra trong Bảng Α1. Trong máy quang phổ giới hạn, phép đo được thực hiện ở khoảng cách bước sóng là 10 nm hoặc 20 nm, các giá trị trường hợp cho trong Bảng Α.1 với các bước sóng khác nhau sẽ được sử dụng để tính độ trắng ISO mà không cần tính toán lại các giá trị trung gian.

Đối với các loại giấy trắng và cận trắng áp dụng theo tiêu chuẩn này thì không cần thiết phải xử lý tiếp các hàm số này.

Hơn nữa, trong trường hợp thiết bị đo có bộ lọc, diện tích bên dưới đường cong của hàm F (l) đối với các bước sóng lớn hơn 700 nm phải đủ nhỏ đối với phép đo, không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ bức xạ huỳnh quang hồng ngoại nào được sinh ra trong mẫu thử.

Bảng A.1 –Hàm số phân bố quang phổ tương đối F(l) của thiết bị đo phản xạ dùng để đo độ trắng ISO

Bước sóng

nm

F (l)

Trọng số 5 nm

F (l)

Trọng số 10 nm

F (l)

Trọng số 20 nm

400

1,0

0,107

1,0

0,213

1,0

0,425

405

2,9

0,309

 

 

 

 

410

6,7

0,715

6,7

1,430

 

 

415

12,1

1,291

 

 

 

 

420

18,2

1,942

18,2

3,885

18,2

7,728

425

25,8

2,752

 

 

 

 

430

34,5

3,680

34,5

7,364

 

 

435

44,9

4,790

 

 

 

 

440

57,6

6,145

57,6

12,295

57,6

24,459

445

70,0

7,467

 

 

 

 

450

82,5

8,801

82,5

17,609

 

 

455

94,1

10,038

 

 

 

 

460

100,0

10,668

100,0

21,345

100,0

42,463

465

99,3

10,593

 

 

 

 

470

88,7

9,462

88,7

18,933

 

 

475

72,5

7,734

 

 

 

 

480

53,1

5,665

53,1

11,334

53,1

22,548

485

34,0

3,627

 

 

 

 

490

20,3

2,166

20,3

4,333

 

 

495

11,1

1,184

 

 

 

 

500

5,6

0,597

5,6

1,195

5,6

2,378

505

2,2

0,235

 

 

 

 

510

0,3

0,032

0,3

0,064

 

 

Tổng

937,4

100,000

468,5

100,000

235,5

100,000

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

HƯỚNG DẪN HIỆU CHUẨN UV

B.1. Quy định chung

Trong tiêu chuẩn này, việc đối chiếu được thực hiện với các chuẩn đối chiếu đặc biệt được yêu cầu để cho phép lượng UV tương đối của nguồn sáng chiếu vào mẫu thử được điều chỉnh phù hợp với nguồn sáng C của CIE.

Để có thể làm được việc này, quy trình sau đây được thiết lập.

B.2. Các phòng thí nghiệm chuẩn

Một phòng thí nghiệm, hoặc nhiều phòng thí nghiệm, được trang bị để thực hiện các phép đo phổ huỳnh quang thứ cấp sử dụng hai phương đơn màu được được lựa chọn bởi Ban kỹ thuật ISO/TC6 là “phòng thí nghiệm chuẩn” theo các điều khoản của ISO 4094. Phòng thí nghiệm này đưa ra “chuẩn đối chiếu ISO mức 2 (IR 2) cho phòng thí nghiệm được ủy quyền”. Chuẩn đối chiếu như vậy phải có số liệu hệ số tổng bức xạ quang phổ đối với nguồn sáng C của CIE.

B.3. Phòng thí nghiệm được ủy quyền

B.3.1. Các phòng thí nghiệm có đủ năng lực kỹ thuật cần thiết và có các thiết bị chuẩn đối chiếu có các đặc tính quy định trong ISO 2469 được lựa chọn bởi Ban kỹ thuật ISO/TC6 là “phòng thí nghiệm được ủy quyền” theo các điều khoảng của ISO 4094.

CHÚ THÍCH: Có thể thấy rằng các phòng thí nghiệm được ủy quyền này sẽ giống các phòng thí nghiệm được ủy quyền theo các quy định của ISO 2469, nhưng các phòng thử nghiệm chuẩn không nhất thiết phải giống như các phòng thí nghiệm chuẩn được lựa chọn theo ISO 2469 vì yêu cầu thiết bị khác nhau.

B.3.2. Trước khi tính giá trị độ trắng ISO của IR 2 và dùng giá trị đó để điều chỉnh lượng UV của thiết bị đối chiếu, phòng thí nghiệm được ủy quyền phải thực hiện các điều chỉnh cần thiết để điều chỉnh các sai lệch trong mức phổ cơ bản giữa thiết bị tại phòng thí nghiệm chuẩn và mức quy định cho phòng thí nghiệm được ủy quyền theo ISO 2469. Lấy số liệu 10 nm và hàm trọng số trong Phụ lục A để tính.

B.3.3. Nếu cần thiết, phòng thí nghiệm được ủy quyền phải có biện pháp để bảo đảm nhận ra các tác động định hướng trong IR 2 mà có thể ảnh hưởng đến các phép đo ở phòng thí nghiệm chuẩn và phải tính đến khi nào thì xác định giá trị được sử dụng khi chuyển việc hiệu chuẩn này đến thiết bị có nguồn sáng khuếch tán.

B.4. Chuẩn đối chiếu có huỳnh quang IR 3

B.4.1. Chuẩn đối chiếu có huỳnh quang gồm giấy trắng có hệ số bức xạ đồng nhất và được lão hóa đủ thời gian để giấy có được tính quang học ổn định từ 4 đến 6 tháng, mà không làm giảm giá trị của độ trắng ISO lớn hơn 0,1%.

B.4.2. Các chuẩn này phải được chuẩn bị ở dạng các tấm mờ và có bề mặt nhẵn nhưng không bóng. Tấm chuẩn phải được che bằng một vỏ bọc bảo vệ thích hợp.

CHÚ THÍCH: Tấm huỳnh quang và đá lát phù hợp dùng làm chuẩn làm việc cơ sở nhưng không phù hợp để sử dụng làm chuẩn lưu động đối với quy định này được quy định cho giấy trắng ([4] trong thư mục tài liệu tham khảo)

B.4.3. Vì sự tác động qua lại của sự phát huỳnh quang vào trong vật hình cầu đồng nhất tạo nên sự không tuyến tính nhẹ trong thang đo độ trắng, chuẩn IR 2 và IR 3 phải có giá trị độ trắng ISO là (95 ± 5)% và thành phần huỳnh quang có độ trắng ISO là (10 ± 2)%.

B.5. Lời bình luận

Quy trình này quy định cho loại giấy trắng có chứa chất tăng trắng huỳnh quang có phát ra ánh sáng trong phần màu xanh của phổ nhìn thấy (từ 400 nm đến 500 nm). Quy trình này không đưa ra sự điều chỉnh hợp lệ đối với huỳnh quang trong các vùng phổ khác.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6725:2007 (ISO 187:1990), Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.

[2] TCVN 1865-2:2010 (ISO 2470-2:2008), Giấy, cáctông và bột giấy –Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh – Phần 2: Điều kiện ánh sáng ban ngày ngoài trời (độ trắng D65).

[3] ISO 10526 1), CIE standard illuminants for colorimetry,

[4] ISO 11476, Paper and board – Determination of CIE-whiteness, C/20 (indoor illumination conditions).

[5] CIE 15:2004, Colorimetry.

[6] CIE 182:2007, Calibration methods and photoluminescent standards for total radiance factor measurements.

[7] BRISTOW, J.A., KRIPIDIS, C. ISO brightness of fluorescent papers and indoor whiteness – Proposal for illuminant. TAPPI J. 1999, 82, pp. 183-193.



1) Đã hủy