Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3187 : 1979

MÁY PHÁT HÀN

Arc-welding generators

Lời nói đầu

TCVN 3187 : 1979 do Viện thiết kế máy Công nghiệp, Bộ Cơ khí luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY PHÁT HÀN

Arc-welding generators

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy phát hàn một trạm, có đường đặc tính ngoài rơi, dùng để cung cấp hồ quang điện.

1. Thông số cơ bản

1.1. Các thông số cơ bản của máy phát hàn một trạm cần phải phù hợp với chỉ dẫn ở bảng 1.

Bảng 1

Các thông số danh định

Chế độ làm việc Tlv%

Dòng điện hàn nhỏ nhất, A, không lớn hơn

Dòng điện hàn, A

Điện áp làm việc V

Thời gian của chu trình hàn, ph

125

300

500

25

32

40

5

-

10

60

40

115

165

Chú thích:

1. Trị số lớn nhất của dòng điện hàn có thể lấy bằng dòng điện danh định.

2. Thời gian của chu trình hàn bằng tổng thời gian của chu kỳ làm việc và chu kỳ không tải.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Các máy phát hàn cần được chế tạo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt.

2.2. Máy phát hàn được dùng để làm việc ngoài trời, ở độ cao so với mặt biển không quá 1000 m, nhiệt độ không khí xung quanh đến 40oC và độ ẩm tương đối đến 98% ở 20oC.

Khi làm việc ngoài trời, máy phát hàn cần được che chắn để bảo vệ tránh mưa và bức xạ mặt trời.

2.3. Máy phát hàn cần được chế tạo theo các dạng máy đứng riêng biệt, theo các dạng kết cấu đặt trong máy khác hoặc kết cấu mặt bích để nối trực tiếp với động cơ điện hoặc động cơ đốt trong. Máy có thể dùng làm việc tĩnh tại hoặc di động. Cho phép chế tạo máy phát hàn có truyền

động đai truyền.

2.4. Độ bền điện của cách điện, độ bền cơ, tính đổi chiều và độ tăng nhiệt cho phép của máy phát hàn cần phù hợp với TCVN 3189 : 1979.

2.5. Điện trở cách điện của cuộn dây máy phát hàn đối với vỏ máy và giữa các cuộn dây không được nhỏ hơn 0,5 MW (đo ở trạng thái máy làm việc).

2.6. Máy phát hàn phải đảm bảo dễ mồi, và hồ quang cháy ổn định trong tất cả các miền điều chỉnh dòng điện hàn quy định trong bảng 1 và khi điện áp rơi trong dây dẫn nối của mạch hàn đến 4 vôn.

2.7. Điện áp lớn nhất của máy phát hàn không được vượt quá 90 vôn.

2.8. Ở phụ tải ngắn hạn lớn nhất, tại các chế độ quá độ trong quá trình hàn, được phép có cấp tia lửa đổi chiều 3 trên máy phát hàn theo TCVN 3189 : 1979 và được đánh giá bằng mắt.

Khi đó trạng thái của cổ góp và chổi than của máy phát hàn cần phải phù hợp với yêu cầu quy định cho cấp đổi chiều tia lửa 11/2.

2.9. Độ tăng nhiệt của cuộn dây kích thích máy phát hàn làm việc khi không tải trong khoảng 30 phút (từ trạng thái nguội) và ở vị trí của thiết bị điều chỉnh tương ứng với dòng điện hàn danh định, cần không được lớn hơn các trị số được quy định trong TCVN 3189 : 1979.

2.10. Máy phát hàn cần có thiết bị điều chỉnh dòng điện hàn trong giới hạn quy định trong bảng 1. Thiết bị điều chỉnh của máy phát hàn cần phải bảo đảm nhận được dòng điện hàn theo quy định và ở điện áp U dưới phụ tải được tính theo công thức:

U = 20 0,04 I

Trong đó: I là dòng điện hàn, đo bằng ampe;

U đo bằng vôn.

2.11. Nếu dòng điện lớn nhất của máy phát hàn khi mang tải lớn hơn dòng điện danh định và đồng thời tăng nhiệt ở các bộ phận của máy phát hàn trên nhiệt độ môi trường ở chế độ làm việc Tlv% danh định lớn hơn mức quy định trước thì công tác của máy phát hàn cần được bảo đảm chắc chắn ở chế độ làm việc Tlv% không thấp hơn 35%. Trên thang của kim chỉ dòng điện cần ghi ký hiệu “quá tải”.

2.12. Máy phát hàn làm việc theo một hướng quay thì hướng quay cần được ghi trên máy tại chỗ để dễ nhìn thấy.

2.13. Ký hiệu cực tính các cực của máy phát hàn cần được chỉ dẫn bằng dấu “ ” và “-”.

2.14. Các cực của máy phát hàn cần phải bảo đảm tiếp xúc chắc chắn và khít. Khi vận hành, các cực không bị quay và có nắp che.

2.15. Máy phát hàn được giao kèm theo bu lông riêng biệt có đường kính không nhỏ hơn 8 mm để tiếp đất.

Bu lông được chế tạo bằng kim loại không bị gỉ hoặc được mạ để chống gỉ. Xung quanh bu lông cần có bề mặt nhẵn với diện tích đủ để tiếp xúc với thanh cái tiếp đất có tiết diện không nhỏ hơn 25 x 4 mm.

Diện tích tiếp xúc được gia công hoặc làm sạch, bảo vệ khỏi bị gỉ trong thời gian vận chuyển. Trên bề mặt hoặc bên cạnh bề mặt cần ghi ký hiệu tiếp đất hoặc chữ “tiếp đất”.

2.16. Kết cấu của máy phát hàn cần phải thỏa mãn yêu cầu của cấp bảo vệ IP 12 theo TCVN 1988 : 1977.

Máy phát hàn cần phải bảo vệ không cho giọt nước rơi vào theo một góc 30o so với phương thẳng đứng.

2.17. Kết cấu của máy phát hàn cần đảm bảo được khi trục của máy nằm nghiêng một góc 10o so với mặt phẳng ngang.

2.18. Máy phát hàn được giao kèm theo các phụ tùng sau. Theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà máy chế tạo.

a. Kìm giữ que hàn được tính ở dòng điện không nhỏ hơn dòng điện danh định của máy phát hàn kèm theo một đoạn dây dài 3 m - 1 cái.

b. Chổi than - 1 bộ.

c. Đầu cốt của dây dẫn - 1 bộ.

d. Tài liệu kỹ thuật vận hành - 1 bộ.

2.19. Nhà máy chế tạo phải thay thế hoặc sửa chữa không lấy tiền các máy phát hàn bị hư hỏng trong khoảng 6 tháng kể từ ngày vận hành nhưng không quá một năm kể từ ngày giao máy cho khách hàng với điều kiện người tiêu thụ tuân theo các qui tắc về vận hành, vận chuyển và bảo quản được chỉ dẫn trong bản thuyết minh.

3. Phương pháp thử

3.1. Để kiểm tra chất lượng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các máy phát hàn cần phải qua kiểm tra xuất xưởng và thử điển hình.

3.2. Chương trình kiểm tra xuất xưởng theo bảng 2.

Bảng 2

Các danh mục kiểm tra

Số điều của

Yêu cầu kỹ thuật

Phương pháp thử

1. Kiểm tra chất lượng chế tạo và lắp ghép

2. Kiểm tra điện áp lớn nhất

3. Kiểm tra độ bền cơ (ở tốc độ quay tăng cao)

4. Kiểm tra chất lượng đổi chiều ở phụ tải lớn nhất.

5. Kiểm tra chất lượng đổi chiều

6. Kiểm tra điện trở và độ bền điện của cách điện.

7. Kiểm tra giới hạn điều chỉnh dòng điện hàn, thiết bị điều chỉnh và kim chỉ dòng điện.

8. Kiểm tra phụ kiện kèm theo.

9. Kiểm tra ghi nhãn và bao gói

2.1; 2.11; 2.12; 2.15

2.7

2.4

2.8

2.4

2.4; 2.5

2.10

2.18

4.1; 4.2; 4.3

Xem xét

3.14

TCVN 3189 - 79

3.8

3.8; 3.9


3.11

3.10

Xem xét

Xem xét

3.3. Nhà máy chế tạo phải tiến hành thử điển hình các máy phát hàn theo định kỳ ít nhất một lần trong năm. Thử điển hình còn được tiến hành khi chế tạo máy phát hàn mới, khi thay đổi từng phần hoặc toàn bộ kết cấu, thay đổi vật liệu hoặc công nghệ chế tạo nếu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến đặc tính của máy phát hàn hoặc khi kết quả kiểm tra xuất xưởng khác nhiều so với kết quả thử điển hình.

3.4. Tiến hành thử điển hình các máy phát hàn đã qua kiểm tra xuất xưởng theo các mục chỉ dẫn ở bảng 2.

3.5. Chương trình thử điển hình theo bảng 3.

Bảng 3

Các hạng mục kiểm tra

Số điều của

Yêu cầu kỹ thuật

Phương pháp thử

1. Kiểm tra chất lượng đổi chiều

2. Kiểm tra chất lượng đổi chiều ở phụ tải lớn nhất

3. Kiểm tra thiết bị điều chỉnh và kim chỉ dòng điện

4. Kiểm tra sự phát nóng của các bộ phận máy phát hàn.

5. Xác định hiệu suất

6. Kiểm tra chất lượng hàn

7. Kiểm tra độ chịu ẩm của cách điện máy phát hàn

8. Kiểm tra tính bảo vệ của máy phát hàn

9. Kiểm tra công tác của máy phát hàn ở vị trí nghiêng

2.4

2.8

2.10

2.4; 2.9

Theo tài liệu kỹ thuật đã được duyệt

2.6

2.2

2.16

2.17

3.8; 3.9

3.8

3.10

3.7

TCVN 3190 - 79

3.13

3.15

3.16

3.17

3.6. Đo các đại lượng điện được tiến hành bằng dụng cụ có cấp chính xác không thấp hơn 0,5 khi thử điển hình và 1,5 khi kiểm tra xuất xưởng.

3.7. Kiểm tra độ tăng nhiệt ở các bộ phận máy phát hàn trên nhiệt độ môi trường xung quanh được tiến hành ở chế độ làm việc danh định và ở trạng thái phát nóng ổn định của máy phát hàn.

Trị số ổn định thực tế lớn nhất của nhiệt độ ở các bộ phận của máy phát hàn được đo vào giữa các chu kỳ mang tải nối tiếp nhau.

Máy phát hàn được coi là ở trạng thái phát nóng ổn định nếu nhiệt độ ở tất cả các điểm kiểm tra không tăng quá 2oC trong khoảng 1 giờ.

3.8. Kiểm tra chất lượng đổi chiều khi kiểm tra xuất xưởng được tiến hành trong khoảng 1 giờ ở chế độ danh định. Cho phép tiến hành thử ở chế độ liên tục và dòng điện bằng 90% dòng điện danh định và ở điện áp danh định.

Kiểm tra chất lượng đổi chiều ở phụ tải lớn nhất. Kiểm tra xuất xưởng được tiến hành bằng cách đóng máy phát hàn 5 lần (trong khoảng 0,3 đến 0,5 giây) từ không tải đến ngắn mạch. Máy phát hàn đã được điều chỉnh theo dòng điện danh định.

Ngắn mạch được thực hiện bằng cách đấu các cực của máy phát hàn qua công tắc từ bằng dây dẫn đồng dài 5 m, có tiết diện đủ để cho dòng điện hàn danh định đi qua với mật độ dòng điện chừng 5 A/mm2.

3.9. Khi thử điển hình, kiểm tra chất lượng đổi chiều trong thời gian thử phát nóng theo điều 3.7. Tiến hành kiểm tra tính đổi chiều ở chế độ danh định và hàn ở vị trí hàn sấp trong khoảng 1 giờ.

3.10. Khi thử kiểm tra xuất xưởng tiến hành kiểm tra công tác của thiết bị điều chỉnh vào cuối giờ làm việc của máy phát hàn; còn khi thử điển hình tiến hành kiểm tra ở trạng thái phát nóng ổn định của máy phát hàn. Kiểm tra thiết bị điều chỉnh ở các vị trí đầu và ở một vị trí giữa; đối với thiết bị điều chỉnh hỗn hợp, tại vị trí đầu của tất cả các cấp.

3.11. Thử độ bền điện của cách điện khi thử kiểm tra sau khi máy phát làm việc 1 giờ theo TCVN 3190 : 1979.

3.12. Xác định hiệu suất của máy phát hàn bằng phương pháp trực tiếp theo TCVN 3190 : 1979.

3.13. Chất lượng hàn được kiểm tra bằng cách hàn đắp trên thép ít các bon ở vị trí hàn xấp bằng que hàn trần và que hàn bọc thuốc. Tiến hành thử ở dòng điện hàn nhỏ nhất và danh định.

3.14. Kiểm tra điện áp lớn nhất được tiến hành khi hiệu chỉnh máy phát ở dòng điện hàn lớn nhất hoặc theo đường đặc tính ngoài.

3.15. Kiểm tra tính chịu ẩm của cách điện bằng cách đo điện trở cách điện sau khi đặt máy phát hàn trong môi trường có độ ẩm tương đối 98% ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày đêm.

Điện trở cách điện của máy phát hàn sau khi đặt trong môi trường ẩm không được nhỏ hơn 0,3 MW.

3.16. Kiểm tra cấp bảo vệ của máy phát hàn tiến hành theo TCVN 1988 : 1977.

3.17. Kiểm tra công tác của máy phát hàn ở vị trí nghiêng 10o về cả hai phía theo đường nằm ngang; khi đó máy phát cần được làm việc ở phụ tải danh định trong hai giờ (ở mỗi vị trí 1 giờ).

4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản

4.1. Trên thân mỗi máy phát hàn cần gắn tấm nhãn trong đó ghi:

a. Ký hiệu thương phẩm của nhà máy được chế tạo.

b. Tên gọi và kiểu máy phát hàn.

c. Số của nhà máy.

d. Dòng điện hàn danh định, A.

e. Điện áp làm việc quy ước danh định, V

g. Chế độ làm việc danh định, Tlv%.

h. Giới hạn điều chỉnh dòng điện hàn, A.

i. Giới hạn điện áp, không tải được điều chỉnh ở dòng điện hàn nhỏ nhất và lớn nhất, V.

j. Tốc độ quay, vg/ph.

k. Cấp cách điện.

l. Khối lượng, kg.

m. Năm chế tạo.

n. Số hiệu của tiêu chuẩn này.

4.2. Sơ đồ, nguyên lý được ghi trên tấm nhãn và được gắn trên thân máy.

4.3. Dòng chữ và hình vẽ ghi trên tấm nhãn và thang đo cần phải rõ ràng trong suốt thời gian vận hành máy phát hàn kể cả khi làm việc ở ngoài trời.

4.4. Máy phát hàn được bảo quản trong nhà kín khô ráo, bên trong không có hơi oxit hoặc các chất khác làm hư hại thiết bị.