TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3605 : 1981
ĐAI TRUYỀN PHẲNG BẰNG DA
Synchronous flat leather belt dryves
Lời nói đầu
TCVN 3605 : 1981 do Viện Thiết kế máy công nghiệp – Bộ cơ khí và Luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị và được Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
ĐAI TRUYỀN PHẲNG BẰNG DA
Synchronous flat leather belt dryves
Tiêu chuẩn này áp dụng cho đai truyền phẳng bằng da dùng cho các ngành công nghiệp gia công kim loại, dệt và các ngành khác
Đai truyền không được dùng làm việc trong các thiết bị công nghiệp ở gần các chất hơi và khí ăn mòn da
1. Kích thước cơ bản
1.1. Chiều dài và chiều rộng của đai truyền phải theo đúng chỉ dẫn trong Bảng 1
Bảng 1
mm
Chiều rộng của đai | Chiều dài của đai | |
Một lớp | Hai lớp | |
10 16 20 25 |
Từ 3,0 đến 3,5 |
------- |
32 40 50 |
Từ 3,5 đến 4,0 |
--------------- |
63 71 | Từ 4,0 đến 4,5 | -------- |
80 90 100 112 |
Từ 4,5 đến 5,0 |
Từ 7,5 đến 8,0 |
125 140 |
Từ 5,0 đến 5,5 |
Từ 9,0 đến 9,5 |
160 180 200 224 250 280 355 400 450 500 560 |
Từ 5,5 đến 6,0 |
Từ 9,5 đến 10 |
1.2. Sai lệch giới hạn chiều rộng của đai một lớp và hai lớp không được phép vượt quá chỉ dẫn trong Bảng 2
Bảng 2
mm
Chiều rộng của đai | Sai lệch giới hạn |
Từ 10 đến 70 Lớn hơn 70 đến 140 " 140 " 280 "" 280 | ± 2,0 ± 3,0 ± 4,0 ± 5,0 |
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Đai truyền được chế tạo từ loại da kỹ thuật để sản xuất đai bằng cách dán các mảnh riêng biệt thành một hoặc hai lớp.
Để dán các mảnh với nhau cho phép sử dụng các keo da động vật hoặc các loại keo khác đảm bảo độ bền dán theo chỉ dẫn
CHÚ THÍCH: Theo thỏa thuận với khách hàng, được phép chế tạo loại đai ba lớp
2.2. Đai một lớp có chiều rộng từ 200 mm trở lên và đai hai lớp có chiều rộng từ 250 mm trở lên được chế tạo từ các mảnh da phần sống lưng. Khi đó các đường sống lưng phải nằm ở giữa các mảnh dọc theo chiều dài
2.3. Chiều dài các mảnh đưa vào dán không được nhỏ hơn 750 mm
Cho phép chế tạo các đai từ các mảnh da có chiều dài từ 500 mm đến 750 mm với số lượng không lớn hơn 10 % tổng số mảnh trong đai đồng thời các mảnh này không được nối tiếp cái nọ sau cái kia
2.4. Phần đầu của mảnh phải được cắt thẳng góc với đường dọc của đai và theo đường xiên cùng một hướng ở phần dán như chỉ dẫn trên hình vẽ
2.5. Kích thước phần dán các mảnh phải theo đúng chỉ dẫn trong Bảng 3
Bảng 3
Chiều rộng (B) | Chiều dài phần dán |
Đối với đai một lớp | |
Từ 10 đến 25 Lớn hơn 25 đến 40 Lớn hơn 40 đến 50 Lớn hơn 50 đến 70 Lớn hơn 70 đến 100 Lớn hơn 100 đến 150 Lớn hơn 150 | 100 110 125 140 155 165 175 |
Đối với đai một lớp dung để chế tạo đai 2 lớp | |
Từ 80 đến 125 Lớn hơn 125 | 100 125 |
2.6. Đai hai lớp được chế tạo bằng cách dán hai đai một lớp trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của chúng. Khoảng cách giữa phần dán các mảnh của lớp trên và lớp dưới không nhỏ hơn 200 mm
CHÚ THÍCH: Theo yêu cầu của khách có thể thêm hai bên rìa đai hai lớp bằng sợi da
Rìa các mảnh trong tấm da nguyên hướng về sống lưng ở lớp trên và lớp dưới phải được bố trí theo các phía khác nhau
2.7. Đai truyền phải chịu kéo với trọng tải không nhỏ hơn 7,5 N/mm2
Mặt chính của đai không được thoát khí và dòn. Đai phải mịn trên toàn bộ bề mặt và không chảy mỡ ra khi uốn
2.8. Đai truyền phải có chỉ tiêu cơ lý phù hợp với các mức chỉ dẫn trong Bảng 4
2.9. Đai truyền không được có các khuyết tật dưới đây: lỗ nhỏ, vết xước, dấu đóng xúc vật, vết sẹo, gãy chỗ thối giữa, vết cắt ngang và dọc trên mặt trái da thuộc lớn hơn ¼ chiều đai của da, các lớp mỏng, rỗ kim ở phần dán của đai.
Bảng 4
Tên chỉ tiêu | Mức đối với đai truyền | |
Một lớp | Hai lớp | |
Giới hạn bền kéo, N/mm2 không nhỏ hơn Đối với mảnh riêng Trung bình theo lô Ở phần dán |
| |
25 27,5 22 | 20 24 – | |
Giới hạn bền kéo của lớp chính, N/mm2 không nhỏ hơn; đối với mảnh riêng Trung bình theo lô Ở phần dán |
| |
23 25 20 |
18 22 – | |
Độ dãn dài khi tải trọng, 10N/mm2 , % không lớn hơn Đối với mảnh riêng trung bình theo lô Ở phần dán |
| |
10 10 10 |
10 10 – |
2.10. Đai truyền được phép có các khuyết tật ở bên mặt chính không ảnh hưởng đến sợi dưới lớp da thuộc, lỗ khuyết nhỏ, da không đồng nhất, vết châm, lỗ rỗ kim với số lượng không lớn, năm chỗ trên một mảnh
Các lỗ rỗ kim có thể làm cách rìa dọc theo đai một khoảng cách không nhỏ hơn 10 mm khi chiều rộng của đai truyền đến 75 mm và không dưới 15 mm khi chiều rộng của đai truyền trên 75 mm
2.11. Trên mặt trái của da thuộc cho phép có các vết cắt dọc không lớn hơn ¼ chiều dày của đai với số lượng không quá hai vết trên một mảnh
2.12. Số lượng mảnh có khuyết tật không được vượt quá 50 % tổng số mảnh trong đai. Các mảnh có khuyết tật không được nối tiếp cái nọ sau cái kia
2.13. Thời hạn làm việc đai phụ thuộc vào điều kiện sử dụng được quy định theo thỏa thuận giữa người tiêu dùng và người chế tạo
Thời hạn làm việc của đai được tính kể từ ngày đưa đai vào sử dụng với điều kiện tuân theo đúng các quy tắc về vận chuyển và bảo quản
2.14. Đai phải được cán bộ kiểm tra chất lượng của nhà máy chế tạo thu nhận. Nơi chế tạo phải đảm bảo tất cả các đai sản xuất ra phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này
3. Phương pháp thử
3.1. Để kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, phải tiến hành thử nghiệm rộng và chiều dày của đai khi nghiệm thu
3.2. Hình dáng bên ngoài của đai được kiểm bằng cách so sánh với mẫu chuẩn đã được xét duyệt
3.3. Việc lựa chọn mẫu để thử trong phòng thí nghiệm được tiến hành theo quy định trong tài liệu đã được xét duyệt về da dùng để chế tạo đai
3.4. Việc thử cơ lý tiến hành theo quy định của cơ sở chế tạo
3.5. Chiều rộng của đai truyền được đo bằng thước kim loại đảm bảo đạt độ chính xác đến 1mm trên 2 m chiều dài đai
Chiều rộng của đai truyền được lấy theo kết quả trung bình số học của tất cả giá trị đo.
3.6. Xác định chiều dày của đai truyền bằng thước đo sâu, đo dọc chiều dày đai cách nhau từng mét một và phải đạt độ chính xác đến 0,1 mm
3.7. Độ dòn lớp chính của đai truyền được xác định bằng cách gập cong 1800 mẫu thử trên trục, mặt chính ra phía ngoài. Đường kính của trục thử chỉ dẫn trong Bảng 5
Bảng 5
Loại đai | Chiều dày đai | Đường kính trục |
Một lớp
Hai lớp | đến 5,0 Từ 0,5 đến 6,0 Từ 6,0 Đến 10,0 Trên 10, 0 | 25 30 50 75 100 |
Khi thử trên mẫu không được phép xuất hiện các vết nứt và nhăn ở lớp chính.
3.8. Độ mịn, khít của lớp chính của đai truyền được xác định bằng cách gập cong mẫu thử trên trục chính vào phía trong đường kính trục thử theo chỉ dẫn trong Bảng 6
Bảng 6
Loại đai | Chiều dày đai | Đường kính trục |
Một lớp Hai lớp | Bất kỳ Đến 8,0 Trên 8,0 | 50 100 120 |
Khi thử trên mẫu không được còn lại nếp nhăn khi duỗi thẳng da
4. Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển, và bảo quản
4.1. Ở đầu tự do của đai truyền phải có nhãn hiệu ghi bằng mực, sơn không phai hoặc bằng dập móng với chỉ dẫn sau:
a) Tên nhà máy chế tạo;
b) Chiều rộng;
c) Chiều dài;
d) Mũi tên chỉ hướng chuyển động của đai;
e) Dấu hiệu kiểm tra kỹ thuật của nhà máy chế tạo;
f) Ngày chế tạo;
g) Ký hiệu của tiêu chuẩn này.
Sau mối khoảng cách từ 2 m đến 3 m phải có mũi tên chỉ hướng chuyển động của đai
4.2. Đai được cuộn thành cuộn và đầu tự do được cố định. Đai truyền có chiều rộng nhỏ hơn 30 mm được cuộn quanh lõi và bó ở ba chỗ. Khối lượng mỗi cuộn không được vượt quá 50 kg
4.3. Đai truyền đã cuộn thành cuộn được để vào trong hòm gỗ hoặc bao bằng vải bao bì. Bên trong mỗi hòm hoặc bao phải có phiếu đóng gói, trong đó chỉ dẫn:
a) Tên và địa chỉ nhà máy chế tạo;
b) Tên sản phẩm;
c) Chiều rộng đai;
d) Ngày chế tạo;
e) Ký hiệu tiêu chuẩn này.
4.4. Bên ngoài hòm hoặc bao phải gắn nhãn hiệu với những chỉ dẫn đã liệt kê ở điểm 4.3
4.5. Vận chuyển và bảo quản đai truyền theo quy định của cơ sở chế tạo