- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11618:2016 (ISO 11480:1997) về Bột giấy giấy và các tông - Xác định clo tổng số và clo liên kết hữu cơ
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11620-1:2016 (ISO 16532-1:2008) về Giấy và các tông - Xác định khả năng chống thấm dầu mỡ - Phần 1: Phép thử thấm qua
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11620-3:2016 (ISO 16532-3:2010) về Giấy và các tông - Xác định khả năng chống thấm dầu mỡ - Phần 3: Phép thử bằng dầu thông đối với các lỗ trống trong giấy bóng mờ và giấy chống thấm dầu mỡ
- 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-MT:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6728:2010 (ISO 2471:2008) về Giấy và cáctông - Xác định độ đục (nền giấy) - Phương pháp phản xạ khuyếch tán
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995) về Giấy và các tông - Xác định định lượng
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-1:2008 (ISO 5630-1:1991) về Giấy và cáctông - Lão hoá nhân tạo - Phần 1: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 105 °C
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6895:2008 (ISO 9895:1989) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền nén - Phép thử khoảng nén ngắn
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-3:2008 (ISO 5630-3:1996) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 3: Xử lý nhiệt trong điều kiện ẩm ở nhiệt độ 80 độ C và độ ẩm tương đối 65%
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-4:2008 (ISO 5630-4 : 1986) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 4: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 120 độ C hoặc 150 độ C
- 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7069:2002 về Giấy và các tông - Xác định tinh bột
GIẤY VÀ CÁCTÔNG − XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC SAU KHI NGÂM TRONG NƯỚC
Paper and board − Determination of water absorption after immersion in water
Lời nói đầu
TCVN 3650 : 2008 thay thế TCVN 3650 - 81.
TCVN 3650 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 5637 : 1989.
TCVN 3650 : 2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 6 Giấy và cáctông biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẤY VÀ CÁCTÔNG − XÁC ĐỊNH ĐỘ HÚT NƯỚC SAU KHI NGÂM TRONG NƯỚC
Paper and board − Determination of water absorption after immersion in water
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ hút nước của giấy và cáctông sau khi ngâm hoàn toàn trong nước trong thời gian quy định.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại giấy và cáctông có độ bền với nước. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại giấy hút nước mạnh như giấy vệ sinh tissue.
Chú thích Phương pháp tương tự được quy định trong ISO 769: 1972, Firbe building boards – Hard and medium boards - Determination of water absorption and swelling in thickness after immersion in wate (Cáctông cứng và có độ cứng trung bình – Xác định độ hút nước và sự trương nở độ dày sau khi ngâm trong nước).
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 3649: 2007 (ISO 186: 2002), Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
TCVN 6725: 2007 (ISO 187: 1990), Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, qui trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Độ hút nước (water absorption)
Khối lượng nước được hấp thụ trên đơn vị diện tích ở các điều kiện quy định của phép thử.
3.2
Độ hút nước tương đối (relative water absorption)
Tỷ lệ của khối lượng nước đã hút và khối lượng của mẫu thử đã được điều hoà.
Cân mẫu thử trước và sau khi ngâm trong nước và tính độ hút nước, tính bằng gam trên mét vuông hoặc độ hút nước tương đối, tính bằng phần trăm theo khối lượng.
Nước, nước cất mới hoặc nước đã khử ion, ở 23 oC ± 1 oC. Giữ kín trong dụng cụ chứa cho đến khi được sử dụng.
6.1 Cân, có độ chính xác đến 0,01 g.
Kiểm tra cân theo định kỳ bằng cách sử dụng khối lượng đã được cân chính xác, với cả hai phương pháp tăng dần và giảm dần tải trọng.
6.2 Bồn chứa nước, to vừa đủ để giữ được ít nhất 10 mẫu thử theo vị trí thẳng đứng và có thể ổn định được nhiệt độ mà không phải dùng biện pháp tuần hoàn.
Phải đảm bảo bồn đã được rửa cẩn thận với nước (xem điều 5) sao cho không còn chất hoạt động bề mặt.
6.3 Hệ thống đỡ, bảo đảm ngăn được mẫu thử tự gấp lại với nhau (xem 8.3 và 8.4), như khung dây thoát nước có kẹp lò xo hoặc tương tự để giữ được ba góc mẫu thử.
6.4 Dụng cụ chứa đG được cân bì, có kích thước phù hợp, như túi polyetylen đã được cân trước.
7.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu thử theo TCVN 3649 : 2007 (ISO 186 : 2002).
7.2 Chuẩn bị mẫu thử
Cắt ít nhất 10 miếng cho mỗi kích thước được đo là 200 mm ± 1 mm x 250 mm ± 1 mm, với chiều dài hơn theo chiều dọc giấy. Cắt các mẫu thử cùng một lần, đảm bảo cho các cạnh phải thẳng, cắt gọn và không bị hư hỏng. Cắt thêm một miếng để kiểm tra tình trạng bão hoà.
CHÚ THÍCH Bất kỳ một diện tích chính xác đã biết trước, như khuôn cắt mẫu có kích thước tối thiểu là 100 mm x 100 mm, có thể được sử dụng với điều kiện là độ chính xác của cân (6.1) và cách tính toán (9.1) phải được điều chỉnh đúng theo và phải đảm bảo các kết quả đã điều chỉnh tương đương với kích thước chuẩn của mẫu thử đối với dụng cụ thử giấy và cáctông. Sự ảnh hưởng của việc thay đổi kích thước mẫu thử có thể phụ thuộc vào sản phẩm khi các sản phẩm thử có độ hút nước chậm ở bề mặt và nhanh ở các cạnh.
7.3 Điều hoà mẫu thử
Điều hoà mẫu thử theo TCVN 6725 : 2007 (ISO 187 : 1990).
8.1 Cân từng mẫu thử riêng biệt trong dụng cụ chứa đã được cân bì (6.4) chính xác đến ± 0,01 g.
8.2 Chọn thời gian ngâm phù hợp sau:
- độ bền nước thấp: 5 min ± 5 s;
- độ bền nước trung bình: 30 min ± 1 min;
- độ bền nước cao: 24 h ± 15 min;
Nếu không biết được thời gian ngâm mẫu để làm cho mẫu bão hoà hoàn toàn, thì sử dụng mẫu thử cắt thêm (xem 7.2) để kiểm tra lại. Sau khi ngâm trong nước theo thời gian đã chọn và xác định khối lượng (8.4 và 8.5), để mẫu thử vào trong nước tiếp tục ngâm với khoảng thời gian ít nhất bằng một nửa thời gian ban đầu.
Nếu thời gian được chọn đã làm cho mẫu thử được bão hoà hoàn toàn thì thời gian ngâm tiếp theo sẽ được lấy ngắn hơn (trừ khi có quy định khác).
Chú thích Độ bão hoà mẫu thử đạt được khi các kết quả khối lượng sau khi ngâm liên tục không tăng.
8.3 Ngâm từng mẫu thử theo phương thẳng đứng trong nước sạch (điều 5) trong bồn đựng nước (6.2), treo mẫu thử bằng các kẹp, sao cho chiều dọc ở phương thẳng đứng và cạnh trên thấp hơn bề mặt ít nhất 20 mm. Phải bảo đảm rằng mẫu thử được tách riêng biệt với nhau và với đáy và các cạnh của bồn đựng nước.
8.4 Sau khi kết thúc thời gian ngâm đã chọn, lấy mẫu thử ra khỏi nước và treo chúng theo phương thẳng đứng ở một góc trong 2 phút để cho nước chảy hết. Nếu cần, đối với các mẫu thử mềm như giấy khăn lau, sử dụng hệ thống đỡ (6.3) để mẫu thử không tự gấp lại và để nước thoát ra từ các đường rãnh gấp. Ngoài ra, loại bỏ các mẫu thử tự gấp vào nhau trong khi để cho chảy hết nước. Để từng mẫu thử đã được làm khô nước vào trong dụng cụ chứa đã được cân bì (6.4).
8.5 Lặp lại cách xác định khối lượng cho từng mẫu thử.
8.6 Từ các phép đo đã được thực hiện, sử dụng phương pháp thích hợp ở điều 9 để tính độ hút nước hoặc độ hút nước tương đối cho từng mẫu thử như đã quy định. Báo cáo giá trị trung bình và phạm vi của các kết quả hoặc độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến đối của đặc tính được quy định.
9.1 Độ hút nước
Độ hút nước, tính bằng gam trên mét vuông, được tính theo công thức:
(m2 − m1 )x
trong đó:
m1 là khối lượng của mẫu thử đã được điều hoà trước khi ngâm, tính bằng gam;
m2 là khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm trực tiếp trong khoảng thời gian quy định, tính bằng gam;
A là diện tích mẫu thử, tính bằng centimét vuông. Biểu thị kết quả chính xác đến 1 g/m2.
9.2 Độ hút nước tương đối
Độ hút nước tương đối, tính bằng phần trăm, được tính theo công thức:
(m2 − m1 ) x
trong đó m1 và m2 được xác định ở 9.1. Biểu thị kết quả chính xác đến 1 %.
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) thời gian ngâm (xem 8.3);
c) giá trị trung bình của tính chất được yêu cầu thử nghiệm;
d) phạm vi hoặc độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến thiên của tính chất được yêu cầu thử nghiệm;
e) số lượng mẫu thử;
f) nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường thử;
CHÚ THÍCH Qui định này phải có vì tại thời điểm đó, nhiệt độ nước là 23 oC có thể không cùng nhiệt độ với phòng điều hoà mẫu thử.
g) bất kỳ sai lệch nào so với quy định trong tiêu chuẩn này, bao gồm cả việc sử dụng các mẫu không có kích thước chuẩn.
CHÚ THÍCH Nếu mẫu thử bị tách ra thì ghi lại hiện tượng đó và phải trình bày trong báo cáo thử nghiệm.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11618:2016 (ISO 11480:1997) về Bột giấy giấy và các tông - Xác định clo tổng số và clo liên kết hữu cơ
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11620-1:2016 (ISO 16532-1:2008) về Giấy và các tông - Xác định khả năng chống thấm dầu mỡ - Phần 1: Phép thử thấm qua
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11620-3:2016 (ISO 16532-3:2010) về Giấy và các tông - Xác định khả năng chống thấm dầu mỡ - Phần 3: Phép thử bằng dầu thông đối với các lỗ trống trong giấy bóng mờ và giấy chống thấm dầu mỡ
- 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-MT:2015/BTNMT về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6728:2010 (ISO 2471:2008) về Giấy và cáctông - Xác định độ đục (nền giấy) - Phương pháp phản xạ khuyếch tán
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995) về Giấy và các tông - Xác định định lượng
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-1:2008 (ISO 5630-1:1991) về Giấy và cáctông - Lão hoá nhân tạo - Phần 1: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 105 °C
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6895:2008 (ISO 9895:1989) về Giấy và cáctông - Xác định độ bền nén - Phép thử khoảng nén ngắn
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-3:2008 (ISO 5630-3:1996) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 3: Xử lý nhiệt trong điều kiện ẩm ở nhiệt độ 80 độ C và độ ẩm tương đối 65%
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7068-4:2008 (ISO 5630-4 : 1986) về Giấy và các tông - Lão hoá nhân tạo - Phần 4: Xử lý nhiệt trong điều kiện khô ở nhiệt độ 120 độ C hoặc 150 độ C
- 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7069:2002 về Giấy và các tông - Xác định tinh bột