- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8494:2010 (ISO 2930:2009) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI)
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8493:2010 (ISO 2007:2007)
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6086:2010 (ISO 1795:2007) về Cao su thiên nhiên thô và cao su tổng hợp thô - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6087:2010 (ISO 247 : 2006) về Cao su - Xác định hàm lượng tro
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6088:2010 (ISO 248 : 2005) về Cao su thô - Xác định hàm lượng chất bay hơi
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6089:2004 (ISO 249 : 1995) về Cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng chất bẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6091:2004 (ISO 1656 : 1996) về Cao su thiên nhiên và latex cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng nitơ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6093:2013 (ISO 4660:2011) về Cao su thiên nhiên – Xác định chỉ số màu
- 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6088-1:2014 (ISO 248-1:2011) về Cao su thô - Xác định hàm lượng chất bay hơi - Phần 1: Phương pháp cán nóng và phương pháp tủ sấy
- 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6090-1:2015 (ISO 289-1:2015) về Cao su chưa lưu hóa – Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt – Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12011-3:2017 (ISO 6101-3:2014) về Cao su - Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử - Phần 3: Xác đinh hàm lượng đồng
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6089:2016 (ISO 249:2016) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định hàm lượng tạp chất
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6091:2016 (ISO 1656:2014) về Cao su thiên nhiên thô và latex cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng Nitơ
- 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10527:2014 (ISO 1658:2009) về Cao su thiên nhiên (NR) - Quy trình đánh giá
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7586:2006 về Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên
CAO SU THIÊN NHIÊN SVR - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Rubber, raw natural SVR - Specifications
Lời nói đầu
TCVN 3769:2016 thay thế cho TCVN 3769:2004.
TCVN 3769:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO 2000:2014.
TCVN 3769:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CAO SU THIÊN NHIÊN SVR - QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Rubber, raw natural SVR - Specifications
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật của cao su thiên nhiên SVR. Tiêu chuẩn này đưa ra hệ thống phân hạng dựa trên nguồn gốc của hàm lượng cao su thiên nhiên và theo các đặc tính, biểu hiện của cao su.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bên liên quan sử dụng trong việc mua bán SVR và làm cơ sở cho các yêu cầu đối với trường hợp cụ thể có thể được quy định chặt chẽ hơn. Như vậy, tiêu chuẩn này mô tả một số tiêu chí cần thiết là đối tượng thỏa thuận phù hợp giữa các bên liên quan.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6086 (ISO 1795), Cao su thiên nhiên thô và cao su tổng hợp thô - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
TCVN 6087 (ISO 247), Cao su - Xác định hàm lượng tro.
TCVN 6088 (ISO 248-1), Cao su thô - Xác định hàm lượng chất bay hơi - Phần 1: Phương pháp cán nóng và phương pháp tủ sấy.
TCVN 6089 (ISO 249), Cao su thiên nhiên -Xác định hàm lượng tạp chất.
TCVN 6090-1 (ISO 289-1), Cao su chưa lưu hóa - Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt - Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney.
TCVN 6091 (ISO 1656), Cao su thiên nhiên thô và latex cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng nitơ.
TCVN 6093 (ISO 4660), Cao su thiên nhiên - Xác định chỉ số màu.
TCVN 8493 (ISO 2007), Cao su chưa lưu hóa - Xác định độ dẻo - Phương pháp máy đo độ dẻo nhanh.
TCVN 8494 (ISO 2930), Cao su thiên nhiên thô - Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI).
ISO 17278, Rubber, raw natural - Determination of the gel content of technically specified rubber (TSR) [Cao su thiên nhiên thô - Xác định hàm lượng gel của cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR)].
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Cao su định chuẩn kỹ thuật (technically specified rubber)
TSR
Cao su thiên nhiên sản xuất từ mủ (latex) cây cao su Hevea brasiliensis (thường được chế biến ở dạng cao su khối) và có các tính chất phù hợp với các tiêu chí cho cấp hạng liên quan.
3.2 Cao su tiêu chuẩn Việt Nam (Standard Vietnamese Rubber)
SVR
Cao su thiên nhiên được chế biến theo dạng cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) (3.1), đáp ứng các quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn này.
3.3 Cao su có độ nhớt ổn định (constant viscosity rubber)
CV
Cao su thiên nhiên có độ nhớt được kiểm soát, thường được xử lý bằng các tác nhân ổn định độ nhớt, trước hoặc sau quá trình sấy.
3.4 Tạp chất (dirt)
Tạp chất còn lại trên rây theo mô tả trong TCVN 6089 (ISO 249).
3.5 Mủ đông (field-grade coagulum)
Cao su thiên nhiên thu được từ mủ đông tụ bằng axit hoặc mủ đông tụ tự nhiên (tự đông tụ) trong chén hứng mủ hoặc các dụng cụ thích hợp khác.
3.6 Mủ nước ngoài vườn cây (whole field latex)
Mủ nước lấy từ cây cao su Hevea brasiliensis, có thể được pha loãng nhưng không tách chiết.
3.7 Cao su có độ nhớt thấp (Low of viscosity)
LoV
Cao su có hàm lượng nitơ thấp và có độ nhớt ổn định thấp.
SVR được chia thành 2 nhóm chính tùy theo nguyên liệu được sử dụng như sau:
- mủ nước thu gộp ngoài vườn cây được đánh đông bằng chất đông tụ trong điều kiện được kiểm soát, chất đông tụ có thể dùng là axit formic hoặc axit axetic;
- mủ đông.
Hạng của SVR được phân theo đặc tính của cao su và loại nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất cao su, theo Bảng 1.
Bảng 1 - Hạng của SVR
Nguyên liệu | Đặc tính | Hạng |
Mủ nước ngoài vườn cây | Có độ nhớt được kiểm soát | CV50, CV60 hoặc LoV |
Cao su có màu sáng với chỉ số màu quy định | L, 3L | |
Không quy định màu Lovibond hoặc độ nhớt | 5, 5S | |
Mủ đông | Không quy định độ nhớt | 10 hoặc 20 |
Độ nhớt được kiểm soát | 10CV hoặc 20CV |
Yêu cầu kỹ thuật của SVR được quy định theo Bảng 2.
Lấy mẫu SVR theo TCVN 6086 (ISO 1795), trừ khi có thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Đối với nhà sản xuất, áp dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên 10 % số bành trong lô hàng.
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật của SVR
Tên chi tiết | Hạng | Phương pháp thử | |||||||||
LoV | CV60 | CV50 | L | 3L | 51) | 10CV | 10 | 20CV | 20 | ||
1. Hàm lượng tạp chất còn lại trên rây, % khối lượng, không lớn hơn | 0,02 | 0,02 | 0,02 | 0,02 | 0,03 | 0,05 | 0,08 | 0,08 | 0,16 | 0,16 | TCVN 6089 (ISO 249) |
2. Hàm lượng tro, % khối lượng, không lớn hơn | 0,40 | 0,40 | 0,40 | 0,40 | 0,50 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,80 | 0,80 | TCVN 6087 (ISO 247) |
3. Hàm lượng nitơ, % khối lượng, không lớn hơn | 0,30 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | 0,60 | TCVN 6091 (ISO 1656) |
4. Hàm lượng chất bay hơi, % khối lượng không lớn hơn2) | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | 0,80 | TCVN 6088 (ISO 248) |
5. Độ dẻo đầu (P0), không nhỏ hơn | - | - | - | 35 | 35 | 30 | - | 30 | - | 30 | TCVN 8493 (ISO 2007) |
6. Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn | - | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 | 50 | 50 | 40 | 40 | TCVN 8494 (ISO 2930) |
7. Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn | - | - | - | 4 | 6 | - | - | - | - | - | TCVN 6093 (ISO 4660) |
8. Độ nhớt Mooney ML (1 4) tại 100°C2) | 55 ± 10 | 60 ± 5 | 50±5 | - | - | - | - | - | TCVN 6090-1 (ISO 289-1) | ||
9. Hàm lượng gel, % khối lượng, không lớn hơn | 4,03) | - | - | - | - | - | - | - | - | - | ISO 17278 |
CHÚ THÍCH: 1) Có một cấp hạng phụ của SVR 5 bao gồm SVR 5S (chế biến từ mủ nước ngoài vườn cây, có P0 từ 30 đến 41). 2) Các mức độ nhớt khác có thể theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. 3) Các mức hàm lượng gel khác có thể theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. |
8 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
8.1 Bao gói
8.1.1 SVR được ép thành bành dạng hình khối chữ nhật, kích thước 670 mm x 330 mn x 170 mm. Khối lượng mỗi bành là 33,33 kg hoặc 35 kg (sai số ± 0,5 %).
CHÚ THÍCH: Cứ 30 bành của bành 33,33 kg tạo thành một tấn.
8.1.2 SVR được bao gói trong màng polyetylene có độ dày thích hợp khoảng từ 30 µm đến 50 µm, điểm hóa mềm Vicat không lớn hơn 95 °C và điểm nóng chảy không lớn hơn 109 °C hoặc trong một vài trường hợp khác dạng bao gói theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
CHÚ THÍCH: Theo thỏa thuận giữa các bên liên quan, có thể sử dụng độ dày lớn nhất là 65 µm đặc biệt nếu tháo bao PE.
8.1.3 Các bành cao su được chứa trong palet gỗ, phải đảm bảo không bị mối mọt, nấm, mốc, có kích thước ngoài 1425 mm x 1100 mm x 930 mm (hoặc 1425 mm x 1100 mm x 1067 mm). Bên trong palet lót hai mảnh PE không màu hoặc màu trắng đục, bao kín hết sáu mặt của palet, dày từ 0,07 mm đến 0,10 mm. Palet được xiết bằng ba đai thép kích thước khoảng 16 mm x 0,55 mm.
Có thể sử dụng các loại bao bì khác theo sự thỏa thuận của các bên, nhưng phải đảm bảo không làm suy giảm chất lượng cao su.
8.2 Ghi nhãn
8.2.1 Trên mỗi bành phải có nhãn. Nhãn được ghi trên dải PE cùng loại với PE làm bao, có chiều rộng danh nghĩa 35 mm, với nội dung sau:
- ký hiệu hạng;
- viện dẫn tiêu chuẩn này;
- tên cơ sở sản xuất;
- khối lượng bành;
- nhãn hiệu hàng hóa.
Màu của dải và màu của chữ viết trên dải theo quy định trong Bảng 3.
CHÚ THÍCH: Dải PE có thể được in nội dung, ghi nhãn trực tiếp trên bao.
Bảng 3 - Quy định màu của dải và màu của chữ
Hạng | Màu | |
Dải | Chữ | |
L, 3L | Trong | Xanh lá cây nhạt |
CV50 | Da cam | Đen |
CV60 | Da cam | Đen |
5 | Trắng đục | Xanh lá cây nhạt |
10 | Trắng đục | Nâu |
20 | Trắng đục | Đỏ |
10CV | Trắng đục | Đỏ tươi |
20CV | Trắng đục | Vàng |
LoV | Trong | Xanh |
8.2.2 Trên bốn mặt đứng của palet phải ghi các nội dung sau:
- hạng và ký hiệu hạng theo tiêu chuẩn này;
- tên cơ sở, nước sản xuất;
- ký hiệu lô;
- khối lượng tịnh;
- khối lượng cả bì;
- các biểu trưng “dễ cháy”, “tránh nước”, …;
- các ký hiệu thương mại khác, nếu có.
8.3 Bảo quản
SVR phải được bảo quản trong kho có mái che, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, sạch, tránh mối mọt. Các palet khi xếp chồng lên nhau không vượt quá ba lớp.
8.4 Vận chuyển
Các palet chứa SVR được vận chuyển trên các phương tiện được che phủ tránh mưa, nắng, tránh nhiễm bẩn. Trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ phải đảm bảo nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.
Xem Phụ lục A.
(tham khảo)
A.1 Dựa trên kết quả thử riêng lẻ từng mẫu của lô hàng, áp dụng qui tắc phân hạng sau đây:
A.1.1 Tất cả các kết quả riêng lẻ của lô hàng không vượt quá mức quy định ghi trong Bảng 2.
A.1.2 Giá trị trung bình các kết quả thử của các mẫu trong lô hàng cộng với ba lần độ lệch chuẩn ( 3Sd) không lớn hơn mức quy định cho hạng đó.
A.1.3. Đối với cơ sở sản xuất, áp dụng các quy định sau đây:
- Kết quả xác định chất bay hơi trên mỗi mẫu của lô hàng không được lớn hơn 0,5 % đối với tất cả các hạng;
- Trung bình cộng các kết quả xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) của các mẫu trong lô hàng phải lớn hơn giới hạn quy định 10 đơn vị đối với từng hạng.
A.2. Các chỉ tiêu chất lượng của cao su SVR được đánh giá theo Bảng A.1.
Bảng A.1 - Đánh giá kết quả
Tên chỉ tiêu | Theo điều |
1. Hàm lượng tạp chất | A.1.1 và A.1.2 |
2. Hàm lượng tro | A.1.1 và A.1.2 |
3. Hàm lượng chất bay hơi | A.1.1 và A.1.3 |
4. Hàm lượng nitơ | A.1.1 |
5. Độ dẻo đầu (P0) | A.1.1 |
6. Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI) | A.1.1 và A.1.3 |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Nguyên liệu
5. Phân hạng
6. Yêu cầu kỹ thuật
7. Lấy mẫu
8. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
9. Đánh giá chấp nhận
Phụ lục A (tham khảo) Đánh giá chấp nhận
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12011-3:2017 (ISO 6101-3:2014) về Cao su - Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử - Phần 3: Xác đinh hàm lượng đồng
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6089:2016 (ISO 249:2016) về Cao su thiên nhiên thô - Xác định hàm lượng tạp chất
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6091:2016 (ISO 1656:2014) về Cao su thiên nhiên thô và latex cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng Nitơ
- 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10527:2014 (ISO 1658:2009) về Cao su thiên nhiên (NR) - Quy trình đánh giá
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7586:2006 về Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên