- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4648:2009 (ISO 2739 : 2006) về Ống lót kim loại thiêu kết - Xác định độ bền nén hướng kính
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5046:1990 (ST SEV 2003-79) về hợp kim cứng - Các phương pháp xác định độ cứng rocven do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4641:1988 về Vật liệu thiêu kết - Phương pháp lấy mẫu
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4646:1988 (ST SEV 4655:1984) về Vật liệu thiêu kết - Phương pháp thử uốn va đập
TCVN 4645:1988
ST SEV 2290:1980
VẬT LIỆU THIÊU KẾT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG
Sintered materials - Method of determination of hardness
Lời nói đầu
TCVN 4645:1988 phù hợp với ST SEV 2290:1980.
TCVN 4645:1988 do Vụ Tổng hợp kế hoạch Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
VẬT LIỆU THIÊU KẾT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG
Sintered materials - Method of determination of hardness
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vật liệu thiêu kết từ bột kim loại và hợp kim, quy định phương pháp xác định độ cứng Brinen theo TCVN 256:1985, độ cứng Rocoen theo TCVN 257:1985 và độ cứng Vicke theo TCVN 258:1985.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hợp kim cứng và sản phẩm ép nguội.
1. Thiết bị
Thiết bị thử phải phù hợp các yêu cầu TCVN 256:1985, TCVN 257:1985, TCVN 258:1985.
2. Tiến hành thử
2.1. Tiến hành thử theo các yêu cầu TCVN 256:1985, TCVN 257:1985 và TCVN 258:1985.
2.2. Khoảng cách từ điểm giữa vết lõm đến mép mẫu thử hoặc đến điểm giữa vết lõm khác phải chọn sao cho không nhỏ hơn 3 lần giá trị đường chéo vết lõm hoặc đường kính vết lõm.
2.3. Tiến hành thử theo các điều kiện ghi trong bảng. Trong trường hợp cần thiết phải sơ bộ xác định vùng độ cứng.
2.4. Tiến hành 5 phép đo độ cứng trên mẫu thử và xác định trị số độ cứng. Khi tính giá trị trung bình không được lấy giá trị độ cứng nhỏ nhất.
2.5. Trị số độ cứng là giá trị trung bình số học của 4 phép đo được làm tròn tới số nguyên gần nhất.
3. Biên bản thử.
Trong biên bản thử cần ghi rõ:
1) Ký hiệu quy ước của mẫu thử hoặc mác vật liệu thử (bột);
2) Đường kính hoặc đường chéo vết lõm;
3) Tải trọng thử, thời gian giữ tải trọng, trị số độ cứng;
4) Số hiệu tiêu chuẩn này;
5) Ngày tháng năm thử.
Vùng độ cứng HV5 | Điều kiện thử |
Từ 15 đến 60 | HV5 HB 2,5/15; 6/30 |
Lớn hơn 60 đến 105 | HV10 HB 2,5/31; 2/15 |
Lớn hơn 105 đến 180 | HV30 HB 2,5/62; 5/10 HRB |
Lớn hơn 180 đến 330 | HV50 HB 2,5/187; 5/10 HRA |
Lớn hơn 330 | HV100 HB 2,5/187; 5/10 HRC |
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4648:2009 (ISO 2739 : 2006) về Ống lót kim loại thiêu kết - Xác định độ bền nén hướng kính
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1825:2008 (ISO 7802 : 1983) về Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5046:1990 (ST SEV 2003-79) về hợp kim cứng - Các phương pháp xác định độ cứng rocven do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4641:1988 về Vật liệu thiêu kết - Phương pháp lấy mẫu
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4646:1988 (ST SEV 4655:1984) về Vật liệu thiêu kết - Phương pháp thử uốn va đập