TCVN 4941:1989
MÁY CẮT KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ ĐỒNG CAO CỦA ĐƯỜNG TÂM SO VỚI MẶT PHẲNG CHUẨN CHUNG
Metal cutting machines - Methods for control of equal altitude of axles
Lời nói đầu
TCVN 4941:1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
MÁY CẮT KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ ĐỒNG CAO CỦA CÁC ĐƯỜNG TÂM SO VỚI MẶT PHẲNG CHUẨN CHUNG
Metal cutting machines - Methods for control of equal altitude of axles
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp kiểm tra độ đồng cao của các đường tâm mặt quay hoặc đường tâm quay của các bộ phận làm việc so với mặt phẳng chuẩn chung.
1. Thuật ngữ và định nghĩa
Sai lệch về độ đồng cao của các đường tâm so với mặt phẳng chuẩn chung là hiệu số các khoảng cách giữa các đường tâm và mặt phẳng chuẩn chung trong các mặt cắt đã định.
2. Quy định chung
2.1. Tiến hành kiểm tra theo một trong các phương pháp trong Bảng 1.
Cho phép sử dụng các phương pháp và phương tiện kiểm tra khác, so với chỉ dẫn trong tiêu chuẩn này, với điều kiện chúng phải bảo đảm thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 4235:1986.
2.2. Các yêu cầu chung đối với các phương pháp kiểm tra theo TCVN 4235:1986.
Bảng 1
Số hiệu phương pháp | Phương pháp kiểm tra |
1 | Kiểm tra dùng dụng cụ đo độ dài và trục kiểm gá trên mũi tâm |
2 | Kiểm tra dùng dụng cụ đo độ dài và hai trục kiểm gá trên các đầu trục chính. |
2.3. Vị trí các bộ phận làm việc cần kiểm tra, cách kẹp chặt và khoảng cách L giữa các mặt cắt đã định A và B được quy định trong các tiêu chuẩn về độ chính xác đối với từng loại máy cụ thể.
2.4. Các đường tâm được tạo thành từ các đường sinh của các trục kiểm lắp đồng tâm với đường tâm của các bề mặt cần kiểm.
2.5. Đầu đo của dụng cụ đo phải tiếp xúc với mặt làm việc của trục kiểm và hướng đo phải vuông góc với mặt phẳng chuẩn chung.
2.6. Để loại trừ ảnh hưởng đến kết quả đo do lắp không chính xác trục kiểm nên tiến hành kiểm hai lần khi đó cần xoay trục chính cùng với trục kiểm một góc 1800. Nếu trục chính không qua y được thì tháo trục kiểm tra và xoay quanh đường tâm của nó một góc 1800.
3. Phương pháp kiểm
3.1. Phương pháp kiểm 1
3.1.1. Sơ đồ kiểm tra
Sơ đồ kiểm tra được thể hiện trên Hình 1.
Hình 1
3.1.2. Phương tiện kiểm tra
Các phương tiện kiểm tra gồm có: trục kiểm, dụng cụ đo độ dài và giá đỡ có đế phẳng để kẹp dụng cụ đo.
3.1.3. Tiến hành kiểm tra.
Trục kiểm phải được gá trên hai mũi tâm giữa các bộ phận làm việc cần kiểm.
Dụng cụ đo được kẹp vào giá đỡ đặt trên mặt phẳng chuẩn sao cho đầu đo tiếp xúc với đường sinh phía trên cùng hoặc phía dưới cùng của trục kiểm lần lượt ở mặt cắt A và B như quy định ở điều 2.5. Tiến hành đo theo điều 2.6.
Để loại trừ ảnh hưởng của sai lệch Hình dạng prôfin của mặt cắt dọc trục kiểm được gá trên các mũi tâm, cần thay đổi vị trí đầu trục kiểm.
3.1.4. Đánh giá kết quả kiểm tra.
Sai lệch về độ đồng cao của các đường tâm so với mặt phẳng chuẩn chung được xác định bằng hiệu giá trị trung bình số học của hai lần đo tiến hành trên hai đầu trục kiểm tại mặt cắt A và B trước và sau khi xoay quanh trục 180o.
Ví dụ:
Kiểm tra được tiến hành trên hai mặt cắt A và B và xoay trục kiểm quanh đường tâm của nó một góc 180o. Kết quả đo được ghi lại trong Bảng 2.
Bảng 2
Mặt cắt đo | Vị trí trục kiểm | Số đo của dụng cụ đo µm | Số đo trung bình số học của dụng cụ đo, µm |
A | Vị trí ban đầu | 8 | 18 |
Sau khi xoay 180o | 14 | ||
B | Vị trí ban đầu | 8 | 22 |
Sau khi xoay 180o | 26 |
Sai lệch về độ đồng cao của các đường tâm bằng: 22 - 11 = 11 (µm)
3.2. Phương pháp kiểm 2
3.2.1. Sơ đồ kiểm tra
Sơ đồ kiểm tra được thể hiện trên Hình 2.
Hình 2
3.2.2. Phương tiện kiểm tra
Các phương tiện kiểm tra gồm có: 2 trục kiểm trụ có đường kính tốt nhất là như nhau, dụng cụ đo độ dài và giá đỡ có đế phẳng để kẹp dụng cụ đo.
3.2.3. Tiến hành kiểm tra.
Hai trục kiểm được gá cố định trên hai đầu trục chính.
Giá kẹp dụng cụ đo được đặt trên mặt phẳng chuẩn chung sao cho đầu đo của dụng cụ đo tiếp xúc với đường sinh phía trên cùng hoặc phía dưới cùng của đường trục kiểm lần lượt ở các mặt cắt A và B như chỉ dẫn trong điều 2.5.
Tiến hành kiểm tra theo điều 2.6.
Nếu một trong các bộ phận làm việc có thể quay được trong mặt phẳng song song với mặt phẳng chuẩn thì trước khi kiểm nên đặt bộ phận đó ở vị trí sao cho đường sinh các trục kiểm song song với nhau.
3.2.4. Đánh giá kết quả kiểm tra.
Sai lệch về độ đồng cao của các đường tâm so với mặt phẳng chuẩn được xác định theo điều 3.1.4.
Nếu đường kính mặt trụ các đường trục kiểm khác nhau thì khi đánh giá phải tính đến hiệu các đường kính của chúng.