TCVN 4943:1989
MÁY CÔNG CỤ - CHIỀU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN
Machine tools - Direction of operation of control
Lời nói đầu
TCVN 4943:1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
MÁY CÔNG CỤ - CHIỀU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CƠ CẤU KHIỂN
Machine tools - Direction of operation of control
Tiêu chuẩn này quy định các quy tắc về chiều tác động của các cơ cấu khiển để tạo ra chuyển động của bộ phận máy được điều khiển theo một trong hai chiều đối diện nhau.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cơ cấu điều khiển các bộ phận có chuyển động quay liên tục theo cùng một chiều khi máy làm việc (như các cơ cấu điều khiển động cơ điện).
1. Quy định chung
Nếu vì lý do đặc biệt mà các quy định sau đây không được áp dụng thì chiều tác động của cơ cấu điều khiển và chiều tương ứng của chuyển động của bộ phận được điều khiển sẽ được chỉ ra trên bảng chỉ dẫn của máy.
1.1. Cơ cấu điều khiển đòn bẩy
Đòn điều khiển sẽ được đạt sao cho:
- Để điều khiển một chuyển động thẳng (chuyển động tịnh tiến), đường nối các vị trí cực hạn của tay gạt về hai phía so với vị trí trung gian gần như phải song song với chiều chuyển động của bộ phận được điều khiển.
- Để điều khiển một chuyển động tròn, mặt phẳng vạch ra chuyển động quay của tay đòn điều khiển phải song song với mặt phẳng (mặt cắt ngang) của bộ phận được điều khiển.
Trong mỗi trường hợp, chuyển động của tay đòn phải tạo ra chuyển động của bộ phận được điều khiển theo cùng một chiều.
Quy định này cũng áp dụng đối với cơ cấu điều khiển các chuyển động được tạo ra bằng tay (Hình 1) cũng như các chuyển động tự động (Hình 2 và Hình 3).
Hình 1 | Hình 2 | Hình 3 |
1.2. Cơ cấu điều khiển của kiểu nút ấn
1.2.1. Cơ cấu điều khiển cố định
Hàng nút cần phải được bố trí song song với chuyển động của nút ấn bên phải, hoặc nút ấn xa nhất hoặc nút ấn ở trên đỉnh sẽ tạo ra tương ứng chuyển động về bên phải hoặc chuyển động ra xa hoặc chuyển động hướng lên trên (đối với một người thao tác đứng vào vị trí làm việc).
Quy định này được áp dụng cho cơ cấu điều khiển một bộ phận có chuyển động thẳng (Hình 4) cũng như cho cơ cấu điều khiển một bộ phận có chuyển động quay, nhưng trong trường hợp thứ hai chỉ cần quan tâm đến chuyển động chung của chi tiết ngoại vi, của bộ phận được bố trí gần hàng nút ấn nhất (Hình 5).
Hình 4 | Hình 5 |
1.2.2. Cơ cấu điều khiển di động được (ví dụ, cơ cấu điều khiển kiểu treo).
Nội dung của điều 1.2.1. vẫn còn giá trị áp dụng nhưng cần chỉ ra trên cơ cấu điều khiển di động được, cơ cấu này có thể quay một góc lớn hơn 180o, hình phác của máy để tránh sự nhầm lẫn về chiều chuyển động.
1.3. Cơ cấu điều khiển vô lăng
Chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ của vô lăng (khi một người điều khiển đứng đối diện với đầu trục trên đó lắp vô lăng) sẽ tạo ra cho bộ phận được điều khiển:
- Một chuyển động đường thẳng về bên phải, hoặc đi ra xa, hoặc hướng lên trên (đối với người quan sát nhìn theo chiều song song với chiều nhìn của một người thao tác ở vị trí làm việc nếu trục của vô lăng thẳng đứng, hoặc nhìn đối diện với đầu trục của vô lăng nằm ngang (Hình 6, Hình 7 và Hình 8).
- Hoặc một chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ (khi một người quan sát nhìn đối diện với đầu trục chính hoặc đầu trục trên có lắp bộ phận được điều khiển (Hình 9, Hình 10).
- Hoặc một chuyển động hướng tâm (sự kẹp chặt của mâm cặp).
Hình 6 | Hình 7 | Hình 8 | ||
| ||||
Hình 9 | Hình 10 |
| ||
2. Các trường hợp đặc biệt
2.1. Nếu chiều chuyển động (thẳng đứng lên hoặc xuống, nằm ngang sang phải hoặc trái, nằm ngang ra xa hoặc lại gần) của bộ phận được điều khiển có thể được thay đổi bởi một cơ cấu chọn trước đối lập với cơ cấu điều khiển, các quy tắc đã nêu được áp dụng cho một trong những chiều chuyển động thường dùng nhất.
2.2. Nếu cùng một cơ cấu kiểu đòn được dùng cho cả hai chuyển động: chuyển động cắt gọt và chuyển động chạy dao của dụng cụ, các quy tắc nêu trên được áp dụng cho chuyển động chạy dao.