Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5348 : 1991

GRAPHIT − QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Graphite General requirement for methods of analysis

Lời nói đầu

TCVN 5348 : 1991 do Trung tâm phân tích − Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ−CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GRAPHIT − QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Graphite − General requirement for methods of analysis

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho quặng, tinh quặng graphit và các sản phẩm làm từ graphit.

2. Trộn cẩn thận mẫu đã được lấy và chuẩn bị theo theo TCVN 5347 : 1991, khoảng 3 phút đến 5 phút, đảo bình theo hướng khác nhau và tiến hành xác định độ ẩm theo TCVN 5349 : 1991 xác định thành phần hạt theo TCVN 5325 : 1991. Rút gọn phần còn lại của mẫu thử bằng phương pháp chia tư đến khoảng 150 g ÷ 200 g và sấy khô ở nhiệt độ 105 oC ÷ 110 oC đến khối lượng không đổi.

3 Tiến hành xác định song song hàm lượng các thành phần trên ít nhất là hai lượng cân mẫu thử. Đồng thời tiến hành thử mẫu trắng trong điều kiện đó với các thuốc thử để đánh giá kết quả phân tích và hiệu chỉnh phù hợp.

4 Tất cả các phép cân được tiến hành với sai số không lớn hơn 0,0002 g.

5 Các phép chuẩn độ một dung dịch được tiến hành không ít hơn ba lần.

6 Tất cả các hoá chất được sử dụng phải thuộc loại tinh khiết phân tích và nước cất theo

7 Nồng độ dung dịch không phải là dung dịch chuẩn được biểu thị theo gam chất trong 1 dm3 dung dịch (g/dm3).

8 Khi biểu thị “dung dịch 1 : 1; 1 : 2” … Số đầu tiên chỉ phần thể tích axit hoặc một dung dịch nào đó, số thứ hai chỉ phân thể tích nước.

9 Khi biểu thị “nước (dung dịch) nóng” có nghĩa là chất lỏng có nhiệt độ 60 oC đến 70 oC còn “nước (dung dịch) ấm” có nghĩa là chất lỏng có nhiệt độ 40 oC đến 50 oC.

10 Những dụng cụ đo trong phòng thí nghiệm phải được kiểm định.