Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5414 : 1991

MA SÁT VÀ MÀI MÒN TRONG MÁY – THUẬT NGỮ CƠ BẢN VÀ ĐỊNH NGHĨA

Friction and Wear in machines – Basic terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 5414 : 1991 do Viện nghiên cứu máy - Bộ Công nghiệp nặng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MA SÁT VÀ MÀI MÒN TRONG MÁY – THUẬT NGỮ CƠ BẢN VÀ ĐỊNH NGHĨA

Friction and Wear in machines – Basic terms and definitions

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong lĩnh vực ma sát và Mài mòn trong máy dựng trong khoa học kỹ thuật và trong sản xuất.

Việc phân loại các dạng ma sát và Mài mòn trong máy được trình bày trong phụ lục tiêu chuẩn.

Thuật ngữ

Định nghĩa

Khái niệm chung

1. Ma sát

Friction

Hiện tượng cảm dịch chuyển tương đối phát sinh giữa hai vật thể trong vựng các bề mặt tiếp xúc tiếp tuyến với nhau

2. Mài mòn

Wear process

Quá trình thay đổi dần dần kích thước của vật thể khi ma sát, thể hiện bằng việc tách vật liệu ra khỏi bề mặt ma sát hoặc thể hiện bằng biến dạng dư

CHÚ THÍCH: Mài mòn có thể kèm theo ăn mòn hóa học

Dạng và đặc trưng của ma sát ngoài

3. Ma sát tĩnh

Static Frition

Ma sát của hai vật thể trong quá trình dịch chuyển sơ bộ ban đầu

4. Ma sát rộng

Dynamic Friction

Ma sát của hai vật thể xảy ra trong chuyển động tương đối

5. Ma sát trượt

Sliding Friction

Ma sát động của hai vật thể tiếp giáp trong đó vận tốc của chúng ở điểm tiếp xúc là khác nhau

Chú thích : Vận tốc có thể khác nhau cả môđun và hướng hoặc chỉ khác môđun hoặc khác hướng

6. Ma sát lăn

Rolling Friction

Ma sát động của hai vật thể ở điểm tiếp xúc là như nhau cả về môđun và hướng

7. Ma sát lăn và trượt

Friction of sliding and rolling

Ma sát động của hai vật thể tiếp giáp trong đó xảy ra đồng thời xảy ra cả lăn và trượt

8. Ma sát khô

Dry friction

Ma sát của hai vật thể cứng khi trên bề mặt ma sát không có bất cứ dạng vật liệu bụi trơn nào

9. Ma sát giới hạn

Boundary friction

Ma sát của hai vật thể cứng khi trên bề mặt ma sát có chất lỏng có tính chất khác với lớp bên trong

10. Ma sát ướt

Rluid friction

Ma sát của hai vật thể cứng khi trên bề mặt có lớp bụi trơn

11. Lực ma sát

Friction force

Lực cản chuyển động tương đối của hai vật thể khi ma sát

Chú thích : Lực ma sát được đặt trong vựng tiếp xúc

12. Dịch chuyển sơ bộ

Preliminary displacement

Hiện tượng dịch chuyển tương đối nhỏ của hai vật thể khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động khi ma sát

13. Lực ma sát tĩnh không toàn phần

Lực ma sát tĩnh trước khi bắt đầu có chuyển động tương đối

14. Lực ma sát tĩnh lớn nhất

Maximum static friction force

Lực ma sát tĩnh tại thời điểm bắt đầu có chuyển động tương đối

15. Hệ ma sát

Coefficient of friction

Tỉ số giữa lực ma sát với thành phần ngoại lực phép tuyến tác dụng lên bề mặt vật thể

16. Hệ sụ lực liên kết

Tỉ số giữa lực ma sát tĩnh không toàn phần với thành phần ngoại lực phép tuyến tác dụng lên bề mặt vật thể

17. Vận tốc trượt

Sliding Velocity

Hiệu các vận tốc của vật thể tại điểm tiếp xúc

18. Bề mặt ma sát

Friction surface

Bề mặt vật thể tham gia vào quá trình ma sát

19. Hệ số bao phủ tương đối

Coellicient of mantual overlap

Tỉ số giữa diện tích bề mặt ma sát nhỏ với diện tích lớn hơn của hai vật thể

20. Nhiệt độ toé lửa khi ma sát

Flath temper

Nhiệt độ tức thời lớn nhất vượt quá nhiệt độ trung bình của bề mặt ma sát trong vùng tiếp xúc thực tế của vật khi trượt tương đối với nhau

Dạng đặc trưng của Mài mòn

 

21. Mài mòn cơ học

Mechanical wear

Mài mòn do kết quả của tác động cơ học

22. Mài mòn cơ học phân tử

Mài mòn do kết quả đồng thời của tác động cơ học và của lực phân tử và nguyên tử

23. Mài mòn cơ hóa học

Mechanochemical wear

Mài mòn của vật liệu có tác động hóa học của môi trường tham gia

24. Mài mòn do hạt mài

Abrasive wear

Mài mòn cơ học của vật liệu do kết quả tác động cắt và mài của các vật hoặc hạt cứng

25. Mài mòn dòng chảy hạt mài

Hydro abrasive wear

Mài mòn do kết quả tác động của vật thể hoặc hạt cứng do dòng chảy của chất lỏng hoà trộn

26. Mài mòn dòng khớ hạt mài

Mài mòn do kết quả tác động của vật thể hoặc hạt cứng do dòng khí hoà trộn

27. Mài mòn mỏi

Fattigua wear

Mài mòn bề mặt ma sát hoặc các phần của bề mặt ma sát do kết quả biến dạng lặp lại của các phần tử nhỏ của vật liệu, dẫn tới phát sinh vết nứt và bong rời các phần tử vật liệu

CHÚ THÍCH : Mài mòn mỏi thường xảy ra khi có ma sát lăn và trượt đồng thời

28. Mài mòn xói mòn

Erosive wear

Mài mòn bề mặt do kết quả tác động của dòng chất lỏng và khí

29. Mài mòn xâm thực

Cavitation wear

Mài mòn bề mặt khi vật rắn chuyển động tương đối trong chất lỏng và trong điều kiện bị xâm thực

30. Mài mòn dính

Seizure wear

Mài mòn do kết quả ngưng kết, do chuyển từ một bề mặt ma sát khác và do tác động của độ mấp mô mới hình thành trên bề mặt tiếp xúc

31. Mài mòn oxit

Oxidative wear

Mài mòn khi tồn tại trên bề mặt ma sát một màng oxit bảo vệ mỏng, được tạo thành do kết quả kết hợp giữa vật liệu và oxit

32. Mài mòn ăn mòn

Fretting

Mài mòn cơ hóa học của vật thể băng bong rời vật liệu hoặc gây biến dạng dư

33. Mòn

Wear

Kết quả của mài mòn thể hiện bang bong rời vật liệu hoặc gây biến dạng dư

34. Sản phẩm của Mài mòn

Debris

Phần vật liệu bị bong rời trong quá trình Mài mòn

35. Tốc độ Mài mòn

Wear rate

Tỉ số giữa trị số của lượng Mài mòn với thời gian phát sinh Mài mòn

CHÚ THÍCH : Cần phân biệt tốc độ tức thời( trong một thời điểm xác định) và tốc độ trung bình ( trong một khoảng thời gian xác định)

36. Cường độ Mài mòn

Wear rate

Tỉ số giữa trị số của lượng Mài mòn với quãng đường bị Mài mòn

37. Tính chống Mài mòn

Wear resistance

Tính chất của vật liệu chống lại sự Mài mòn trong những điều kiện ma sát xác định và tỉ lệ nghịch vơi tốc độ và cường độ Mài mòn

38. Độ chống Mài mòn tương đối

Comparative wear resistance

Tỉ số giữa độ chống Mài mòn của vật liệu thử nghiệm với vật liệu làm mẫu chuẩn trong điều kiện Mài mòn như nhau

Hiện tượng và quá trình khi ma sát và Mài mòn

39. Chuyển động bước nhảy khi ma sát

Stick- slip

Hiện tượng trượt tương đối và tĩnh tương đối luân chuyển có chu kỳ và tự phát của chuyển động khi ma sát

Chú thích : Ví dụ về chuyển động bước nhảy là chuyển động phát sinh do tự dao động khi hạ thấp hệ số ma sát và tăng tốc độ trượt

40. Sự dính bám khi ma sát

Adhesion

Hiện tượng dính cục bộ hai vật thể rắn xảy ra trong trạng thái cứng khi ma sát do tác dụng của lực phân tử

41. Sự chuyển dời vật liệu

Transfer of material

Hiện tượng vật rắn khi ma sát, đó là vật liệu của một vật thể dính vào vật thể kia, vật thể rời khỏi vật thể đầu, sau đó ghép vào bề mặt của vật thể thứ hai

Chú thích: sự chuyển dời vật liệu có thể ở mức độ khác nhau, từ rất bé đến khá lớn

42. Sự xước

Scering

Sự phát hỏng bề mặt ma sát ở dạng rãnh rộng và sâu theo hướng trượt

43. Sự dính

Seizure

Quá trình phát sinh và phát triển của sự phá hỏng bề mặt ma sát do dính và bong rời vật liệu

44. Sự cọ xước

Seratching

Quá trình tạo thành vết xước trên bề mặt ma sát theo hướng trượt do tác động của các đồ nhô của vật rắn hoặc của hạt rắn gây ra

45. Sự tróc lớp

Flacking

Quá trình vật liệu dưới dạng vẩy bong ra khỏi bề mặt ma sát khi Mài mòn

46. Sự tróc rỗ

Pitting

Qúa trình tạo thành những lỗ hỏng trên bề mặt ma sát do hạt vật liệu bong ra khi Mài mòn

47. Sự chạy mòn

Running in

Quá trình thay đổi dạng hình học của bề mặt ma sát và thay đổi tính chất cơ học của lớp bề mặt vật liệu trong chu kỳ ma sát đầu tiên khi điều kiện bên ngoài không đổi , trong điều kiện làm việc, nhiệt độ và cường độ Mài mòn giảm

 

Phụ lục

Các dạng ma sát và Mài mòn trong máy

1 Dạng ma sát

Dạng ma sát theo sự tồn tại và đặc trưng của chuyển động

Dạng ma sát theo sự tồn tại của bôi trơn

2. Dạng mài mòn